Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn hóa - Thể thao. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn hóa - Thể thao. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 15 tháng 12, 2015

CSGT SAI THÌ DÂN PHẢN ÁNH CHỨ KHÔNG THỂ TẤN CÔNG, CHỬI BỚI...

CSGT sai thì dân phản ánh chứ không thể tấn công, chửi bới...

Dân trí “Hành vi coi thường pháp luật và tấn công CSGT là đáng lên án. Nếu CSGT làm không đúng thì người dân có quyền phản ánh chứ không thể ném gạch, chửi bới lăng mạ, hung hãn tấn công gây thương tích… Chúng ta nên khách quan và bảo vệ cái đúng trước.

Từ vụ việc Thượng úy Nguyễn Quốc Đạt bị tài xế xe tải kéo lê trên Quốc lộ 5 cho thấy vấn đề chống người thi hành công vụ đang gia tăng cả về số vụ và mức độ nghiêm trọng. PV Dân trí đã có cuộc trao đổi với Đại tá Đào Vịnh Thắng - Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Công an TP Hà Nội - để làm rõ những nguyên nhân và vấn đề đặt ra hiện nay

Phóng viên: Xin Đại tá cho biết tình hình thực hiện nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông (CSGT) và việc chấp hành các quy định của người tham gia giao thông hiện nay?

Đại tá Đào Vịnh Thắng: CSTGT có nhiều khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ. Thành thật mà nói, ai cũng muốn trời nắng cháy được ngồi chỗ mát, trời mưa rét được ở trong nhà, 19h tối được ngồi quây quần bên mâm cơm gia đình… nhưng CSGT thì những lúc như vậy vẫn phải ở ngoài đường giữa các hàng ngàn làn xe chạy và hứng khói bụi, vẫn làm nhiệm vụ phân luồng và hướng dẫn giao thông để người dân được an toàn, đời sống xã hội được bình yên.

Trong khi đó, một bộ phận người tham gia giao thông suy thoái đạo đức, ý thức không thượng tôn pháp luật, bất chấp và coi thường pháp luật nên khi CSGT ra hiệu lệnh để dừng xe xử lý vi phạm thì một số đối tượng trốn tránh kiểm soát, những đối tượng hung hãn thì cố tình đâm xe vào lực lượng thực thi nhiệm vụ, ngoài ra còn có những đối tượng có nhận thức và ứng xử không văn hóa, lăng mạ, chửi bới, chống đối, vu khống CSGT nên dẫn tới thương tích và cả hi sinh.

Hành vi chống người thi hành công vụ ngày càng gia tăng cả về số vụ và mức độ nghiêm trọng, theo Đại tá nguyên nhân nào dẫn đến tình hình này?

Nguyên nhân là do suy thoái đạo đức của người lái xe về việc thiếu tôn trọng pháp luật. Các quy định của pháp luật về xử lý tội danh của người chống người thi hành công vụ còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe đối với các hành vi vi phạm ngày càng có tính chất nguy hiểm đối với xã hội.

Đại tác Đào Vịnh Thắng - Trưởng phòng CSGT Hà Nội

Đơn cử như hành vi dùng vũ lực chống người thi hành công vụ hoặc đe dọa tính mạng nhưng chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 20 Nghị định 167 trong lĩnh vực an ninh trật tự xã hội áp dụng phạt tiền từ 3-5 triệu đồng.

Theo điều 257 Bộ Luật hình sự năm 1999 quy định về xử phạt hành vi chống người thi hành công vụ theo các mức: Phạm tội ít nghiêm trọng phạt cải tạo không giam giữ 3 năm, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm, mức phạt cao nhất cho hành vi chống người thi hành công vụ gây hậu quả nghiêm trọng là phạt tù 7 năm.

Từ thực tế xử lý vi phạm và sau nhiều vụ CSGT bị tấn công, một số ý kiến cho rằng do CSGT lạm dụng quyền lực và quyền hạn nên đã dẫn tới những bức xúc cho người tham gia giao thông, Đại tá nhìn nhận như thế nào?

Một người lính thì làm gì có quyền lực, làm nhiệm vụ ở ngoài đường và dừng xe xử lý vi phạm chỉ là quyền hạn. Khoác trên người bộ cảnh phục khi ở ngoài đường thì họ là người đại diện cho pháp luật, thực hiện nhiệm vụ theo quy trình quy định. Có những trường hợp CSGT ra hiệu lệnh thì bị người tham gia giao thông chửi bới, ném mắm tôm, ném gạch, tấn công… đó là những chuyện bất khả kháng.

Tôi nhận những thiếu sót, tồn tại của một số anh em chiến sỹ khi có những việc A việc B trong khi thực hiện nhiệm vụ không đúng quy trình quy định, có những thái độ và lời lẽ chưa phù hợp, thiếu sót về điều lệnh tư thế tác phong khi tiếp xúc với nhân dân… Chúng tôi đã chấn chỉnh nhưng một số vẫn chưa thực hiện đúng nên cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc người tham gia giao thông chống người thi hành công vụ.

Tuy nhiên, hành vi coi thường pháp luật và tấn công CSGT là đáng lên án. Nếu CSGT làm không đúng thì người dân có quyền phản ánh chứ không thể hung hãn chống đối… Chúng ta nên khách quan và bảo vệ cái đúng trước, vì tính mạng con người là trên hết.

Rõ ràng ý thức của một bộ phận người tham gia giao thông không tốt nhưng về phía CSGT liệu có liều lĩnh quá không khi đánh cược tính mạng của mình trước hành động hung hãn của lái xe? CSGT khi nhận ra những nguy cơ có thể ảnh hưởng tới tính mạng thì cần phải có hướng xử lý tỉnh táo và an toàn hơn?

Việc dừng xe, kiểm tra xử lý phải có quy trình chứ không phải là mang tính mạng ra để đánh cược. Khi dừng xe vi phạm CSGT phải ra hiệu lệnh như thế nào, đứng cách mép đường bao nhiêu…, nhưng một đằng là người ra hiệu lệnh và một đằng là phương tiện, người vi phạm chủ động có hành vi chống đối.

Thượng úy Đạt bị xe tải kéo lê trên Quốc lộ 5 ngày 12/12 (ảnh Tiến Nguyên)

Quan điểm của tôi là những trường hợp nào gây ảnh hưởng đến tính mạng của nhân dân, gây ra những thiệt hại thì lực lượng phải làm kiên quyết. Còn lại những trường hợp tài xế lái xe bỏ chạy, manh động thì CSGT thực hiện biện pháp ghi lại biển số xe, màu sơn, loại xe, đặc điểm nhận dạng xe… để truy tìm và xử lý.

Không phải ai cũng tinh nhanh để có thể đưa ra được những hướng xử lý tốt nhất trong tình huống có nguy cơ mất an toàn. CSGT cũng có người nhanh, có người chậm, có người nhút nhát, có người dũng cảm… Thành thật mà nói có những người phản xạ chậm thì có khi tài xế lao tới tận nơi vẫn chưa biết để nhảy ra mà cứ nghĩ là họ đang chấp hành hiệu lệnh của mình. Tuy đã được rèn luyện nhưng không phải ai cũng phát huy được tất cả.

Sau những vụ việc đáng tiếc như vừa xảy ra đối với đồng chí CSGT trên Quốc lộ 5, Đại tá có cho rằng lực lượng CSGT cần phải rút ra bài học kinh nghiệm cho chính mình khi thực thi nhiệm vụ?

Tôi cho rằng lực lượng phải rút kinh nghiệm cho chính mình. Thứ nhất, khi thực hiện nhiệm vụ phải làm đúng quy trình, quy định của Bộ Công an. Thứ hai là rút kinh nghiệm về thái độ khi tiếp xúc với nhân dân, vì có thể là thái độ ban đầu chưa tốt hoặc nói năng chưa phù hợp nên dẫn tới những bức xúc… Lực lượng phải giải thích, phải thuyết phục nhân dân.

Hàng năm chúng tôi vẫn tổ chức tập huấn, kiểm tra nhưng không tránh khỏi việc một số cán bộ trẻ nhiệt tình nhưng thiếu kinh nghiệm, nên không thể tránh khỏi những sơ xuất xảy ra khi thực thi nhiệm vụ. Đây là sự thật và lực lượng phải rút kinh nghiệm.

Xin cảm ơn Đại tá về cuộc trao đổi này!

Châu Như Quỳnh (thực hiện) 
dantri.com.vn

Chủ Nhật, 13 tháng 12, 2015

TÌNH NGƯỜI LÀ THẾ NÀO?

Bàn về tình người nhân dịp 2 vợ chồng già giả ngất để trì hoãn con dâu bán nhà.

Người ta hay nói về tình người, nhưng trong vụ này, họ không có tình người.

Thằng Báo giật tít rằng: "Con dâu kiện, mẹ chồng lập cập ra tòa rồi ngất xỉu"...

Thế là ko cần biết đúng sai, dân đen viện vào TÌNH NGƯỜI và chửi chị con dâu không tiếc lời...

Đó không phải tình người, tình người không bao giờ là chửi người khi chỉ đọc qua 1 bài báo định hướng hộ những não bộ lười nhác của phường ngu học.

Tình người là nhìn vấn đề 1 cách công bằng, ở đây, chị vợ đã mất chồng và nuôi con nhỏ, chị muốn bán ngôi nhà là tài sản chung của 2 vợ chồng để trả nợ, hay làm vốn, hay gì đó....

Là bố mẹ chồng (dù anh con đã chết) thì cũng lên ủng hộ chị, đời chị còn dài, chị có thể lấy người khác để mưu cầu hạnh phúc chứ, bố mẹ chồng cần ủng hộ chị, thậm chí cho chị thêm tiền, hãy nói với chị rằng thôi chồng nó vắn số, con hãy vững vàng mà chống chèo, bố mẹ yêu con......

Con dâu, khi về nhà ông bà, thì là con ông bà rồi. ông bà có tình với thậm chí 1 con chó nếu ông bà nuôi gần đó năm.

Tôi cũng gặp nhiều trường hợp, khi con trai chết, chị vợ của con lập tức bị hắt hủi, người liền bà chết chồng đã khổ, bị bố mẹ chồng hắt hủi càng khổ. Họ phải bỏ ngôi nhà đã gắn bó với anh chồng quá cố, bồng con về nhà mẹ đẻ.

Cái này, có lẽ lỗi 1 phàn tại anh Khổng, anh đã dạy người Annam phu tử tòng tử tức chồng chết theo con, chứ ko dạy chồng chết lấy chồng khác, mà người liền ông Annanm chết chóng lắm, nghiện ngập, đâm chém, ăn cắp, côn đồ, phóng way tầu... hỡi ôi góa bụa ngày 1 nhiều, thời nay sao bắt họ day máy thờ chồng hỡi ôi oan nghiệt.

Tình người, là giúp nhau hạnh phúc, chứ không phải đày đọa nhau bằng mưu hèn kế bẩn.

Người phụ nữ Annam thiệt thòi biết bao, nếu lấy phải thàng chồng vắn- số.

(Tôi đéo chửi bậy, cũng đéo xin nhà, tôi đang buồn cho các chị góa bụa Annam, tôi đéo cần gì lúc này)

Nguồn: Đây

http://trelangblogspotcom.blogspot.com/2015/12/tinh-nguoi.html

Tư duy tượng đài


Tư duy tượng đài, các công trình hoành tráng, hay một sự lãng phí…?

Thật chua xót khi thấy tượng đài Đinh Tiên Hoàng với nguồn vốn ngân sách tới 1.500 tỉ đồng, bị lãng quên và bỏ hoang trên một dải đất đang xây dựng dở dang, đầy lau sậy, cỏ dại ở Ninh Bình.


Có người nhận xét rằng, tư duy tượng đài cùng các công trình di tích hoành tráng khác, nếu được dựng lên đúng thời điểm, phù hợp với vị thế đang lên một quốc gia sẽ là niềm vui và niềm tự hào của mỗi dân tộc. 

Thế nhưng, khi nhìn các công trình các tượng đài tiền nhân của chúng ta cô đơn, hiu quạnh, dầm mưa dãi nắng, bởi sự vô cảm của con người mà thấy đắng lòng.

Dự án xây dựng các tượng đài anh hùng dân tộc, thoạt nghe có vẻ chính đáng đang là mốt thời thượng hay trào lưu của các nhà lãnh đạo các tỉnh thành.

Thế nhưng thực tế thì "tư duy tượng đài" lại không hoàn toàn đơn giản như người ta nghĩ. Bởi có một tượng đài, hay một công trình hoành tráng thật sự ý nghĩa, để hậu thế tôn vinh, ngưỡng mộ, tưởng nhớ tới công lao các bậc tiền nhân, thì mới cảm nhận được giá trị đích thực của tượng đài, các công trình hoành tráng là bản sắc văn hóa riêng của mỗi Quốc gia, sẽ đạt được hiệu quả, mang tính giáo dục cao cho các thế hệ mai sau, khi nhớ về cuội nguồn dân tộc là các bậc tiền nhân, công thần của đất nước.

Có người nói “Trung Quốc bao la rộng lớn có Vạn Lý Trường Thành, có Tử Cấm Thành. Ai Cập có Kim tự tháp, tượng Nhân sư. Quốc gia nhỏ bé như Campuchia cũng có Angkor Wat, Angkor Thom.v.v..” Còn ở Việt nam ta sao chưa thấy có những công trình vĩ đại, quy mô hoành tráng như nước ngoài?.

Có đấy chứ, xa xưa nước Việt ta cũng đã từng có các công trình kỳ vĩ, hoành tráng như Cửu Trùng Đài ở đời Lê Tương Dực. Khi xây Lăng cho mình, Ông Vua Tự Đức đặt tên cho công trình là Vạn Niên Cơ. Công trình đã vắt kiệt sức dân, kèm theo cả máu và nước mắt và nỗi oán hờn của người dân. Vì vậy người dân đã phẫn uất nổi dậy, được thể hiện bằng những lời ca ai oán, còn vang vọng mãi đến tận hôm nay:

Vạn Niên là vạn niên nào?
Thành xây xương lính, hào đào máu dân.

Những ai am hiểu lịch sử Việt đều hiểu rằng (1341-1369) chính những điện Lạc Thanh, hồ Lạc Thanh cùng các công trình kỳ vĩ khác dưới thời trị vì của Vua Trần Dụ Tông và cả thành Tây Giai (thành Nhà Hồ) mà chúng ta thấy ở tỉnh Thanh hóa ngày nay, chính là công trình được cho là rất hoành tráng, ngốn không biết bao công sức, mồ hôi, xương máu của người dân. Chính quyết định xây dựng đó đã làm suy kiệt đất nước, lòng dân oán giận. Vì vậy không gì có làm lạ, khi giặc tràn sang, đất nước nhanh chóng rơi vào tay quân xâm lược.

Lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc thấm đẫm biết bao mồ hôi, xương máu của các thế hệ đi trước, và nhiều triều đại các nhà Vua đã thấu hiểu chân lý đơn giản rằng, sức mạnh vĩ đại nhất của dân tộc VN không nằm ở các công trình hoành tráng, mà nó nằm ở lòng dân. Khi lòng dân bất an, đất nước suy kiệt, sức mạnh của một dân tộc sẽ mất đi.

Năm 2015, thế giới đã chứng kiến cảnh người dân Singapore tiễn đưa vị lãnh tụ kính yêu của họ về cõi vĩnh hằng. Ông Lý Quang Diệu không chỉ là người lập quốc mà còn là nhà lãnh đạo tài ba, chính ông đưa Singapore nhỏ bé thành một Quốc gia thịnh vượng, được cả thế giới thán phục và ngưỡng mộ. Trong bài điếu văn tiễn biệt, Thủ tướng Lý Hiển Long (là con của Ông Lý Quang Diệu) đã nói: “Những ai đến Singapore hỏi tượng đài Lý Quang Diệu ở đâu, người dân Singapore có thể tự hào đáp lại rằng: Hãy nhìn xung quanh bạn”.

Thế đấy, trông người mà ngẫm đến ta, chúng ta đã nghèo nhưng lại hay chơi trội, cái gì cũng muốn, cái gì cũng thích hoành tráng. Quy luật của mọi vật là sự thành, trụ, hoại, diệt. Chỉ có sự kính trọng và lòng biết ơn được lưu giữ trong lòng dân, mới là vĩnh cửu, trường tồn với thời gian.

Nhà thơ Tố Hữu lúc còn sống đã viết về Bác Hồ:

Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.

Thật xót xa khi thấy những tượng đài ngàn tỉ bỏ hoang, đang dãi gió dầm mưa kia ở tỉnh Ninh Bình và nhà Bảo tàng với quy mô hoành tráng hàng ngàn tỉ ở Hà Nội nay bỗng vắng hoe, không có người thăm viếng. Hay ở Festival đờn ca tài tử Quốc gia lần thứ nhất do Bạc Liêu đăng cai từ ngày 25 đến 29/4/ 2014.


Có đến trên 20 công trình hoành tráng được xây dựng, với giá trị đầu tư lên tới 2.000 tỉ đồng, chưa kể chi phí tổ chức lễ hội. Có người nói “Làm chỉ để ngắm nhìn một đêm và 04 ngày lễ hội, mà phải tiêu tốn tới hàng ngàn tỉ đồng, hậu Festival nay trở nên hoang phí, sử dụng không hiệu quả, công trình dầm mưa dãi nắng, xuống cấp nghiêm trọng với thời gian”, liệu có đáng, có quá đáng lắm hay không?.

Đừng để nhân dân bất bình khi nhiều nơi người dân ăn vẫn chưa đủ no, áo vẫn chưa đủ ấm mà lại phải đau xót chứng kiến cảnh các công trình quy mô hoành tráng, tiêu tốn hàng nghìn tỷ đồng bị bỏ hoang.

Ngày 10 tháng 12 năm 2015

Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2015

LÒNG THAM THỜI MẠT BÁO

Cô kia chồng chết để lại cái nhà chung của 2 vợ chồng và 1 đứa con. Theo luật thừa kế, cô sở hữu 5/8 phần cái nhà. 1/8 là sở hữu của con cô. 2\8 bố mẹ chồng thừa kế.

Theo lý, cô hoàn toàn có quyền bán nhà, trả cho bố mẹ chồng 2/8 giá trị tài sản và tiếp tục sống cuộc đời của mình. Cô chỉ mới 29 tuổi, đã làm góa phụ 5 năm, đời cô còn dài rất.

Nhưng gia đình chồng bần nông vàng vẩu không ưng, họ dùng lý lẽ nhà dùng để thờ tự để đéo cho cô bán. Thật ra theo suy diễn cá nhân, đây là lý do trói chân cô con dâu đéo cho đi bước nữa, vì bố bảo thằng nào dám về ở nhà chồng cũ cô từng ở. Tổ sư vỡ mẹ mặt thớt với nhà chồng và thị phi thiên hạ chứ đùa à?

Cô buộc lòng nhờ luật pháp bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. 2 phiên toà mở ra, nhà chồng trốn sạch. Phiên thứ ba, chỉ khi tòa tuyên bố sẽ xử vắng mặt, vợ chồng già mới xuất hiện và diễn ra vở ăn vạ như trên.

Và như thông lệ, các anh chị kền kền lập tức bebe bebe giật tít vì con dâu kiện khiến bố mẹ chồng lập cập ra tòa rồi ngất xỉu thế này, cố ý biến chị góa phụ tội nghiệp thành kẻ ác như bài trên Vietnamnet này.

Thời mạt báo là đây chăng, các mẹ?

Khốn nạn thay!


******************
Tham khảo thêm: 




CỰU DU SINH 81 TUỔI KỂ CHUYỆN VỀ NƯỚC LÀM VIỆC

Cựu du HS 81 tuổi rơm rớm nước mắt kể chuyện về nước làm việc


Hoàng Đan

Nhà khoa học Phạm Phú Uynh.

Từ bỏ cuộc sống, mức thu nhập cao ở nước ngoài để trở về Việt Nam với ước mong xây dựng đất nước nhưng đôi lúc nhà khoa học Phạm Phú Uynh đã cảm thấy rất chán chường và bất lực.

Nhà khoa học chưa từng có học hàm, học vị

Nhà khoa học Phạm Phú Uynh từng có gần 10 năm được đào tạo và làm việc tại Đức. Ông cũng là người Việt nam đầu tiên được đào tạo chuyên sâu Technical Designer ở Đức và ứng dụng vào việc cải tiến, sáng chế nhiều máy móc, trang thiết bị dân sự cũng như phục vụ quân đội ở Đức cũng như Việt Nam.

PV: Thưa ông, trong quãng thời gian học và làm việc ở CHDC Đức (cũ), rất nhiều người biết ông là một tài năng đã góp phần sáng chế, cải tiến nhiều thiết bị, máy móc cho nước bạn. Mọi ưu đãi với ông đều rất tốt, cùng với đó, cũng có những lời đề nghị hợp tác nhưng tại sao ông lại chọn về Việt Nam vào những năm 1968 khi chiến tranh còn đang ác liệt như vậy?

Ông Phạm Phú Uynh: Tôi sinh ra từ một làng quê ở Quảng Trị, bố tôi bị giặc giết hại rất dã man và gia đình tôi bị giày xéo nhiều, nên lòng căm thù giặc cộng với tình yêu tổ quốc, tôi nỗ lực học tập, phụng sự tổ quốc.

Ở cấp học nào tôi cũng được tuyên dương khen thưởng và được chọn đi học nước ngoài.

Sang Đức học, được tiếp thu công nghệ hiện đại, nên tôi cố học tập và đã đạt kết quả tốt, lại biết sử dụng thành thạo các máy công cụ...

Vì không muốn rời bỏ tổ quốc, xa quê hương, gia đình, bà con, anh em ruột thịt nên tôi về nước muốn cống hiến cho tổ quốc.

Năm 1965, khi Mỹ ném bom miền Bắc, đang nằm ở bệnh viện, nhưng lòng tôi rạo rực, căm thù giặc sôi sục, đã viết thư gửi Đại tướng Võ Nguyên Giáp xin về nước chiến đấu chống quân xâm lược.

Những lần sang Đông Đức dài ngày thực tập sau Master, 1984 và sang Tây Đức trao đổi, báo cáo khoa học, 1994, nhiều bạn bè khuyên tôi nên ở lại nước Đức, tài năng sẽ được trọng dụng, nhưng tôi không làm theo.

Mặc dù, ở bên đó tài năng rất được tôn trọng, người Đức rất quý tôi, với sự say mê nghiên cứu KH, Design sản phẩm, cải tiến máy móc của tôi, lương của tôi sẽ rất cao và đã trở thành GS từ lâu rồi, nhiều bạn bè lớp sau cũng đã trở thành GS.

Năm 1994, khi sang Tây Đức, chỉ qua trao đổi, chất vấn học thuật về kiến thức Design, một nhà Designer từ New York đến thuyết trình về Design ở Đại học Köhl, rất lúng tùng không trả lời tốt câu hỏi của tôi đã khâm phục, đánh giá cao trí tuệ của tôi. 

Sau đó, ông ấy có ngỏ lời với tôi là đến lấy địa chỉ ở Giáo sư Bley để có người mời sang Mỹ làm việc nhưng tôi không đến. Là người Việt Nam dù thế nào tôi cũng sẽ về nước để phục vụ, xây dựng đất nước. 

Ở tuổi 81 nhưng ông vẫn miệt mài với việc vẽ, chế tạo, cải tiến các sản phẩm, máy móc mới.

PV: Đất nước vẫn đang bị chia cắt 2 miền, bom đạn chiến tranh rất dữ dội, khó khăn, gian khổ như vậy nhưng ông vẫn quyết định về và cống hiến. Tuy nhiên, sau này lại gặp phải rất nhiều khó khăn, trở ngại. Ông có thể chia sẻ một chút về điều này?

Ông Phạm Phú Uynh: Khi tôi trở về là năm 1968, đất nước đang bom đạn chiến tranh, rất khó khăn, rồi phải đi sơ tán ở Bắc Giang rồi sang Phú Thọ. Ăn uống rất kham khổ, phải ăn độn các thứ khác mà chủ yếu toàn ngô, trong khi tôi còn ốm nặng nữa, rồi trang thiết bị, máy móc không có...

Khăn chồng chất, nhưng tôi vẫn giữ vững, luôn kiên trì lao động. Ngay sau khi được lãnh đạo trường Mỹ thuật Công nghiệp xin về, tôi đã bắt tay vào làm việc ngay, rồi tham gia vào sửa chữa, cải tiến nhiều sản phẩm như máy thái sắn, xe ô tô Trường Sơn...

Tuy nhiên, sau này, do nội bộ trường có nhiều vấn đề, cá nhân tôi lại là người chống tiêu cực nên đã gặp phải nhiều điều vô cùng khó khăn, trắc trở.

Tôi bị áp đặt vào tổ dịch vụ trái nghề, không giao việc rồi báo cáo lên Bộ là tôi không làm được việc, tiếp đó, bị đình chỉ xét tiếp chức danh PGS, dù tôi được thừa điểm, thừa phiếu, đạt điểm cao ở lớp đào tạo triết học, phương pháp luận khoa học sau đại học.

Trước đó, dù chuẩn bị xong luận văn xin bảo vệ đặc cách Phó TS tương đương thì bị Bộ gạt tên, cho rằng tôi học lệch nghề, không làm KH được, không có công trình KH nào. Nhưng thực tế, tôi có nhiều tác phẩm máy móc được sản xuất hàng loạt ở Đức và ở Việt Nam lúc đó, tôi đã có giấy xác nhận của GĐ nhà máy M1 về các tác phẩm đạt 3 huy chương Vàng, 1 Bạc mà tôi là tác giả…

Tiếp đó tôi bị áp đặt vào danh sách giảm biên chế, bị đình chỉ giảng dạy, cắt lương, hạ bậc lương, không chuyển đổi lương mới, mặc dù tôi không bị kỷ luật.

Hơn 20 năm khiếu nại, cho đến năm 2010, tôi mới chính thức được về hưu và dừng bước, mặc dù vẫn còn rất nhiều thiệt thòi... (đôi mắt ông rơm rớm nước mắt - PV)

Trước đây, khi còn ở Đức, tất cả mọi thứ họ lo cho tôi, trả tiền cho tôi nhưng đến khi về đây, chế tạo, cải tiến mọi thứ đều ngược lại, thậm chí, tôi còn phải bỏ tiền túi của mình ra để làm.

Tôi cũng đã từng mong muốn thành lập một trung tâm chế tạo với vật liệu của tôi nhưng rồi cũng không được vì mọi thứ trì trệ quá...


"Nhiều lúc chán, bất lực"

PV: Ở trong một cơ chế như vậy, chịu rất nhiều điều o ép, sóng gió, nhiều việc đi đến những người có quyền giải quyết nhưng cũng không thực hiện được cho ông, vậy có khi nào, ông cảm thấy bất lực, chán chường không?

Ông Phạm Phú Uynh: Cảm giác đó thì có. Nhiều lúc tôi cũng chán, cảm thấy bất lực. Anh tôi từ Quảng tri điện ra: “Em nên lùi bước. Thầy Chu Văn An, Nguyễn Trãi vẫn thua kẻ nịnh thần”.

Nhưng rồi tôi vẫn tiến lên, vẫn cống hiến, bởi vì chính tình yêu đất nước đã ăn vào máu của mình, mong muốn xây dựng tổ quốc giàu đẹp đã thôi thúc tôi tiếp tục làm việc, sáng tạo. Tôi không thể rời bỏ tổ quốc, xa gia đình, bà con ruột thịt… Ở nước ngoài là phải làm việc, tiếp xúc với xã hội mới vui.

Nhiều bài học về bạn bè cùng lớp ở lại lấy vợ nước ngoài, khi về già không biết lấy ai làm bạn bè, không đáp ứng nhu cầu nhảy múa đi du lịch của vợ.

PV: Chúng tôi cũng được biết, năm 1976, đã từng có lời mời ông về làm Viện trưởng Viện Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội nhưng ông đã từ chối. Ông có thể nói rõ hơn về điều này?

Ông Phạm Phú Uynh: Năm 1976, khi họa sĩ nổi tiếng Hoàng Tích Chù làm Viện trưởng Viện Mỹ thuật công nghiệp Hà nội đã nhiều tuổi, nhưng không có ai thay, nên Tp Hà Nội nhờ Bộ Văn hóa tìm người thay thế. Bộ Văn hóa cử GS Nguyễn Văn Y đến nhà tôi tìm hiểu, vận động tôi làm Viện trưởng Viện Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội. Mặc dù được hưởng lương cao, nhưng tôi vẫn chần chừ, không muốn làm theo PGS Nguyễn Văn Y. Bởi lúc đó, tôi đang thiết kế, cải tiến dở dang máy móc, thiết bị của quân đội, của các đơn vị. Hơn nữa tôi còn trẻ, bỏ công việc dở dang là rất tiếc, và nghĩ nên làm ra sản phẩm chuyên ngành hơn làm lãnh đạo.

Ủng hộ con cháu đi du học

PV: Nhìn câu chuyện của mình và trở lại với câu chuyện của các du học sinh bây giờ, khi 12/13 thí sinh vô địch Olympia không về nước và rộng ra là rất nhiều "nhân tài" quyết định ở lại để làm giàu cho nước bạn, ông có suy nghĩ thế nào?

Ông Phạm Phú Uynh: Thực tế đúng như vậy, là câu chuyện chảy máu chất xám đang diễn ra ở ta. Đó là một sự đáng buồn, rất buồn đối với thế sự đất nước. Những người học giỏi, tài năng, họ ra nước ngoài học rồi ở lại bên đó hết, làm người ngoại quốc sáng chế, sáng tạo làm giàu cho người ta. Họ chạy theo chủ nghĩa thực dụng, lợi ích cá nhân, không vì sự nghiệp cao cả của đất nước. Đó cũng khuyết điểm về cơ chế chính sách tôn trọng nhân tài của ta. Nhưng cũng phải nói đến, đó là, thời cuộc bây giờ khác hẳn so với chúng tôi trước đây. 

PV: Có phải chăng, chính những khó khăn, vất vả, rào cản, sóng gió mà rất nhiều người, trong đó, có ông gặp phải đã là bài học để các em du học sinh không dám trở về?

Ông Phạm Phú Uynh: Đúng như thế. Nhiều người học giỏi khi về nước không phát huy được, thậm chí có người còn không tìm được việc làm, còn sợ “Chữ Tài liền với chữ Tai một vần” nên họ quyết định ở lại nơi mà họ có thể cống hiến, có thu nhập cao.

Tôi thấy, ở đâu mà họ được trân trọng, tài năng được sử dụng thì họ nên theo. Ở nước ngoài có điều kiện để phát triển, để nâng cao trình độ, để phát huy tài năng. Còn như tôi vẫn nói, nếu GS Ngô Bảo Châu hay Đặng Thái Sơn về nước thì chưa chắc đã đạt được những giải thưởng như thế.

Ngay như tôi, trước đây, khi làm các công việc, công trình, muốn cống hiến, muốn làm điều tốt hơn cho các thế hệ sinh viên nhưng cũng bị rèm pha, bị nói nọ, nói kia.

Do vậy, tôi nghĩ, thời cuộc nó thế rồi nên các em lựa chọn thế nào cho phù hợp là được. Muốn lôi kéo sử dụng người tài, nhà nước phảỉ có cơ chế chính sách thích ứng, loại trừ các cán bộ có tư tưởng hẹp hòi, kém hiểu biết.

PV: Nếu con cháu ông đi du học thì ông có muốn cho các cháu trở về hay không?

Ông Phạm Phú Uynh: Gia đình tôi, hiện cũng đang có một cháu ngoại học kỹ sư tài năng ở trong Nam mà gia đình muốn cho sang nước ngoài du học. Tôi cũng có nói là nếu có điều kiện đi du học được thì tốt quá.

Còn việc về hay không thì tùy vào sự lựa chọn của cháu. Gia đình tôi tôn trọng và luôn mong điều tốt đẹp đến cho con cháu mình và tôi cũng mong những gì tôi đã trải qua thì con cháu mình sẽ không phải nếm trải nữa.

PV: Để nhắn gửi một điều cho các thế hệ về sau, nhất là các bạn sinh viên sau tất cả những gì ông đã trải qua thì ông muốn nói gì?

Ông Phạm Phú Uynh: Tôi chỉ muốn nói là dù có thế nào thì các cháu hãy cố gắng học tập cho thật tốt, không chụ đầu hàng bài toán khó, khẳng định bản thân mình và làm những điều có ích cho xã hội, đất nước.

Điều quan trọng nhất là phải say mê nghề nghiệp, quên ăn quên ngủ lao động mới ra sản phẩm, vì “Lao động làm cho cuộc sống thêm ngọt ngào thú vị” (ngạn ngữ Đức) , “Nhàn rỗi làm tuổi già nua đến, lao động làm tuổi xuân kéo dài” (A. Celse).

Mặt khác phải giữ vững đạo đức như Nguyễn Du dạy: “Chữ tâm bằng ba chữ tài”, “Đạo đức có sức mạnh của tâm hồn” (Goethe). “Chân thành là người sinh ra mọi thiên tài” (C.Béoné).

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!

Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2015

KỈ LỤC ĐÂY: CỤ BÀ 91 TUỔI BỊ TẠCH KHI ĐANG ĐÓNG GẠCH

Khoai@

Báo Tiền Phong dạo này cũng đi tiên phong trên con đường tới... giường chiếu nhẻ.

Anh phóng viên Minh Minh của Báo Tiền Phong đăng bài "Cụ bà 91 tuổi đột tử khi đang 'mây mưa' với hàng xóm" hay phết. Cơ mà tôi biết anh bốc phét chứ đéo thật.

Link bài đó và cả ảnh chụp màn hình đây, các anh chị đọc đi để biết tôi nói thật, đéo phét:

http://www.tienphong.vn/the-gioi/cu-ba-91-tuoi-dot-tu-khi-dang-may-mua-voi-hang-xom-944054.tpo




Anh phóng viên Minh Minh dẫn nguồn (không link) từ Tấm Gương (Mirror) cho thấy cụ bà 91 tuổi đang (thì hiện tại tiếp diễn nhé) quan hệ tình dục với gã hàng xóm thì tạch. Cơ mà ngay sau đó, anh Minh Minh lại lỡ tay vả vào miệng mình khi viết "Thi thể nạn nhân được tìm thấy ở trên giường trong nhà riêng tại Aveiro, cách thành phố Porto 50 dặm về phía Nam của Bồ Đào Nha". Điều này có nghĩa là anh PV đéo biết bà ra đi lúc nào. He he. 

Dù sao chúng con cũng xin chắp tay kính lạy cụ 91, và R.I.P cụ.

Tiện đây cũng nhắc nhở anh 49, cần rút kinh nghiệm sâu sắc, giúp đỡ người khác chưa chắc đã là hay.

Vãi anh Tiền Phong quá đi mất.
Bổ sung: cả anh VnExpress

VỈA HÈ TÈ HE.

Vỉa hè là công thổ quốc gia, phải khẳng định và công nhận với nhau là như vậy. Ấy nhưng ở ta, vỉa hè đã và đang biến thành tư thổ của các hộ gia đình. Không tin ư, tôi đố các bạn đỗ xe hay bày biện cái gì trước vỉa hè cửa nhà người ta được đấy. Không bị đuổi như tà ma thì cũng nghe ngay bài tráng ca “mặt nặng như chì và hãy đi chỗ khác”. Vỉa hè không hiểu tự khi nào đã biến thành khoảng sân riêng một cách cắc cớ và vô duyên như vậy.

Vài người bạn từ Sài Gòn ra, nói Hà Nội là một ngôi làng, tôi cho là thỏa đáng lắm. Phố phường gì mà qua 12h đêm đã đèn mờ và hun hút thâm sâu với những ngõ nhỏ, phố nhỏ rồng rắn quanh co vô định. Và ở đó phép vua đều thuê hết lệ làng. Bằng chứng ư? Hãy nhìn các “ liền anh, liền chị “ phóng xe như bay trên phố đầu không mũ bảo hiểm và xe không gương chiếu hậu. Cố dõi mắt tìm mấy chú cảnh sát giao thông thì càng thất vọng bởi mấy chú cũng chỉ hơn cái cột đèn tín hiệu tí chút mà thôi. Hiểu ra thì mới biết ở đây chẳng có cái luật lệ gì sất mà chỉ có “ mối quan hệ” kiểm soát mọi thứ. Đâm ra người ta “ngại “ bắt xe vì kiểu gì “ đối tượng” cũng sẽ gọi cho người quen làm nhơn nhớn, rồi lại phải thả ra sau khi vâng dạ mỏi mồm.

Hay như những sinh hoạt bên cái “ ao làng” được người ta khoác lên mỹ từ là Hồ Gươm cũng vậy. Đừng ngạc nhiên kiểu mắt chữ A mồm chữ K khi nhìn thấy cô hàng nước hắt vut vút nào trà đá cà phê và vỏ hạt hướng dương xuống hồ. Và cũng đừng xấu hổ khi một trung niên bù bựa dạng chân chữ bát bê dái mà đái vèo vèo xuống “ ao”. Nếu có cảm cảnh thì cũng nên dành một phút xót xa mà “ mặc niệm” cụ Rùa vậy.

Ấy chửa kể đến cái lối ăn uống rặt làng xã aha. “ Hàng quán” là từ được dùng phổ biến chỉ nơi ăn uống hơn là từ “ Nhà hàng”. Hàng quán có khắp mọi nơi, từ vỉa hè, ven hồ, chân cầu, công viên, quảng trường…, cứ chỗ nào hở ra là mọc lên chỗ đó. Từ giải chiếu ngồi bệt cho đến lê lết ghế nhựa, chõng tre. Người ta thích lệt phệt ở quán xá hơn là nhà hàng, từ già trẻ - lớn bé cho đến nghèo hèn – giàu sang. Quả không hổ cho cái câu “ một miếng giữa đàng bằng một sàng…xó bếp”.

Nhưng cái tệ nhất là “ làng” đang bị hiện đại hóa nhưng lại theo lối dở chuột dở voi. Nếu như bạn muốn xem cái “ cổ” của 36 phố phường thì chịu khó ngước lên tầm trên 5 mét. Còn nếu “lé mắt trông ngang” thì chẳng thấy “ cổ” gì đâu hoặc có “ cổ” thì trông cũng rất “ quái” bởi mặt bằng phía dưới đều đã bị cải tạo cho hợp thời để kinh doanh với những bảng hiệu xanh đỏ lập lòe và nhiều món hàng cao sang thời thượng.

Ơ đấy, đang tản mạn về vỉa hè mà lại lang thang tận đẩu tận đâu. Nhưng tôi biết viết gì về vỉa hè bây giờ khi từ lâu nó đã không thuộc về tôi? Nhưng tôi xin được kể một câu chuyện vậy.

Ấy là chỗ gần nhà tôi ở có một con phố rộng. Bởi là khu đô thị mới nên được quy hoạch khá bài bản và vỉa hè cũng rất phong quang. Cứ chiều đến, người ta giăng mắc bàn ghế ra mà bày biện lên trên nhiều bia hơi và các món nhậu. Vài hàng chè bồm thuốc lào kẹo lạc cũng khép nép ẩn mình bên cạnh để sinh tồn. Tôi thi thoảng vẫn ra ngồi nhâm nhi ly bia với dăm con cá chỉ vàng khoái khẩu mà nhìn thiên hạ ngược xuôi trong cái náo nức đến ngộp thở của công cuộc mưu sinh. Một chiều như bao chiều, khi tôi đang lặng thing với những vẩn vơ ngớ ngẩn thì nghe tiếng khóc xé lòng của một người đàn bà trong bộ dạng lam lũ và tiếng quát nạt nhặng xị cửa vài anh Cẩm ( công an ) phường và đôi ba chú “ tuần đinh” ( dân phòng). Ồ, hóa ra người đàn bà kia đang ra sức van nài khi hai sọt ngô và chiếc xe thồ bị “ lực lượng chức năng” bốc lên thùng xe “ đặc chủng con cóc” bán tải năm tạ. Lý do a? Chiếm dụng vỉa hè lòng đường buôn bán gây mất trật tự giao thông và mỹ quan đô thị. Chiếc xe vù đi. Giọng một anh Cẩm ngồi trong cabin mang chất Nghệ nằng nặng “ khóc lóc chi, có gì lên phường”.

Tôi hỏi thằng chủ quán bia “ sao các ông bày biện ra đây mà không bị dọn?”. Nó không nói gì mà lừ mắt nhìn tôi. Bà hàng chè bồm thuốc lào kẹo lạc kề bên lẩm bẩm “ bé như chúng em đây mà hàng ngày vẫn phải đóng hụi chết nữa là”.

À, ra thế! Vỉa hè luôn là công thổ quốc gia, khà khà. Và xin được nói lời cáo lỗi với những ai thuộc cái gọi là…tư thổ, ô hô.


Nguồn: ở đây

SAU LƯNG NGƯỜI ĐÀN ÔNG....

Khoai@ sưu tầm cho bọn teen tít đọc mà ngẫm. Chả biết có đúng hay không. 

1. Sau lưng người đàn ông đẹp trai là người đàn bà dễ...mang thai.

2. Sau lưng người đàn ông thành công là người đàn bà...ngồi không

3. Sau lưng người đàn ông ngoại tình là người đàn bà...ngồi rình

4. Sau lưng người đàn ông thất bại là người đàn bà...xúi dại

5. Sau lưng người đàn ông lắm tài là nhiều người đàn bà...chân dài

6. Sau lưng người đàn ông bất lực là người đàn bà...rất bực

7. Sau lưng người đàn ông hư đốn là người đàn bà...thiếu thốn

8. Sau lưng người đàn ông nhu nhược là người đàn bà...láo xược

9. Sau lưng người đàn ông đi xa là người đàn bà...trăng hoa

10. Sau lưng người đàn ông lắm lộc là người đàn bà... thâm độc.

11. Sau lưng người đàn ông liệt dương là người đàn bà...đáng thương.

12. Sau lưng người đàn ông nghèo khó là người đàn bà...nhăn nhó.

13. Sau lưng người đàn ông mê gái là người đàn bà... tê tái.

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2015

BỆNH HÁO DANH

Bệnh háo danh


Câu chuyện phong tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú râm ran nhiều tuần nay bởi không ít ứng viên là quan chức của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch dù từ lúc làm quản lý, khán giả không mấy khi thấy họ xuất hiện trên sân khấu.

Từ đó, công luận và rất nhiều nghệ sĩ đã lên tiếng về những bất cập trong xét tặng danh hiệu.

Thực ra, không chỉ lĩnh vực nghệ thuật sân khấu mà lĩnh vực giáo dục, khoa học, kỹ thuật cũng rơi vào tình trạng tương tự! Giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) là chức danh của nhà giáo ở cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu. Vì thế, không nên để những quan chức cả đời không dạy học, không hề gắn bó với cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu nào “chạy” chức danh GS, PGS. Quan chức đeo cái chức danh của nhà giáo cũng chẳng giải quyết được việc gì, có chăng chỉ giải quyết “khâu oai”. Ở các nước tiên tiến, phần lớn những người có học hàm, học vị cao làm việc tại các trường đại học và trung tâm nghiên cứu, còn thiểu số thì làm việc trong ngành quản lý. Ở Việt Nam thì ngược lại.

Cụ thể, chỉ có khoảng 20% giảng viên trong các đại học lớn ở Việt Nam có văn bằng tiến sĩ (TS). Trong khi đó, 50% bộ trưởng Việt Nam có bằng TS! Các cơ quan quản lý hành chính có cần nhiều TS như thế hay không trong khi các trường đại học lại rất thiếu giảng viên có trình độ TS?

Theo một số liệu thống kê, năm 2013-2014, cả nước có khoảng 9.000 GS và 24.300 TS - nhiều nhất Đông Nam Á. Cũng phần là vì ở xứ ta đang tồn tại một nghịch lý lạ lùng: Muốn đề bạt chức vụ nào đó thì phải có bằng cấp tương xứng. Chẳng hạn “lên” giám đốc sở thì ít nhất phải là thạc sĩ hoặc TS, trưởng khoa một bộ môn trong bệnh viện thì cần phải có bằng TS (không hẳn là TS chuyên khoa)... Do đó, người ta đổ xô nhau đi “làm” (chứ không phải học) TS, tìm mọi cách và mọi giá để có cái bằng TS cốt chỉ nhằm thăng quan tiến chức hơn là phục vụ khoa học.

Nếu có một tổ chức độc lập thử thực hiện cuộc thẩm tra nhỏ thì nhất định sẽ thấy nhiều vị TS chỉ biết tiếng Việt; nhiều GS, PGS chưa dạy hoàn tất một giáo trình nhỏ nào. Thế nhưng, họ lại thường xuyên đến dự các cuộc hội nghị với vai trò “long trọng viên” và thường không hài lòng khi không được giới thiệu đầy đủ học hàm, học vị, chức vụ. Những năm gần đây, nhiều quan chức không bằng lòng với chức vị hành chính vốn đã cao của mình nên thích gắn thêm trước chức vụ học hàm, học vị GS, PGS hoặc TS để cho… thêm phần trí tuệ! Đến nay, hầu như không nước nào trên thế giới lạm phát học hàm, học vị như ở ta. Căn bệnh chạy danh hiệu của giới nghệ sĩ và chạy học hàm, học vị của giới thầy giáo, nhà khoa học, nhà quản lý… chung quy lại cũng là hệ quả của bệnh háo danh mà thôi.

Diệp Văn Sơn

Luyện ơi, ngày xưa mày đọc báo gì?

Một bài đáng đọc để suy ngẫm của cô Phú. Đó cũng là một cách nhìn nhận vấn đề về không chỉ vụ em Nhi ở Quảng Bình dù đạt 29 điểm (cả điểm ưu tiên) cũng không thể vào học các trường công an, quân đội.


Xin giới thiệu cùng các cô.

Ở đây xin nói rõ, quan điểm của tôi là tạo điều kiện để em Nhi được vào học tại HVCT CAND. Và đây chỉ là bài tham khảo.

Bài sau sẽ mang tên: Nhân Tài?

****************************

Về chuyện chị Nhi 29 điểm trượt học viện Công An Nhân Dân.

Chị Nhi ở Quảng Bình trong đợt xét tuyển đại học vừa rồi đã đạt 27,5 điểm, cộng với 1,5 điểm iu tiên khu vực là 29 điểm nhưng cuối cùng vẫn bị chầu rìa vì khai gian lý lịch.

Chuyện là bố chị Nhi tức anh Tường (đã mất, RIP anh) từng dính án chống người thi hành công vụ và bị phạt 9 tháng tù treo. Xét về lý lịch, Nhi không bao giờ có cửa vào ngành công an, an ninh nói thế cho nhanh.

Bố chị Nhi là một tay buôn lậu gỗ, thu mua của lâm tặc đem bán. Báo Dân Trí mô tả anh như sau: "thời đang còn là thanh niên, do gia đình đói kém nên anh Tường có hùn vốn với một số người nữa mua lại gỗ của người dân đi rừng về sau đó đem lên tàu đưa ra TP Vinh bán kiếm lời. Lúc đó, có đoàn thanh tra đến kiểm tra và hai bên có lời qua tiếng lại với nhau nên anh Tường đã bị đoàn liên ngành lập biên bản và xử phạt."

Anh Tường buôn lậu gỗ, tiếp tay cho lâm tặc phá rừng và chống người thi hành công vụ, nhưng báo Dân Trí cố lái giọng văn để việc này trở thành tự nhiên nhất có thể, kiểu như anh chỉ là một người-nhặt-củi lương thiện và cần mẫn.

Nếu Nhi thi vào trường báo thì với lý lịch này, nhiều khả năng còn được cộng thêm điểm (theo logic của báo chí thì bất kì ai chống người thi hành công vụ đều là người tốt).

Nhưng rất tiếc, Nhi đã chọn nhầm ngành đòi hỏi lý lịch cực kỳ trong sạch. Nhi sinh ra trong bùn, nhưng muốn chứng tỏ mình thơm như sen, thế mới đen.

Và báo Dân Trí, như thường lệ, mở hết công suất loa để khóc mướn cho kiếp người cùng khổ bị vùi dập. Sẽ không ngạc nhiên nếu ngay hôm sau có một tâm thư thống thiết kêu gọi thay đổi quy chế tuyển sinh ngành công an, để những lý lịch như Đoàn Văn Vươn hoa cải có thể khoác áo xanh đi canh giữ giấc ngủ cho nhân dân.

Hẳn các bạn còn nhớ anh ngáo đá suýt cắt cổ và dìm chết trẻ sơ sinh bị bắn hạ được bốc thơm là người bố tốt khiến vợ con anh thơm lây được kêu gọi chế độ tốt hơn liệt sĩ, hay anh ngáo khác xách dao xiên chết cha mẹ ruột được báo chí phong là người con hiếu thảo số 1 Thành Nam. Phong trào cổ vũ noi gương tội phạm với ngọn cờ đầu là báo chí đang dẫn dắt xã hội viết thêm những trang sử mới.

Luyện ơi ngày xưa anh đọc báo gì?

Nguồn: Phú

Tiền lệ Bùi Kiều Nhi

Khoai@


Trước tiên, xin chúc mừng em Bùi Kiều Nhi và gia đình đã được Bộ Công an chiếu cố xét tuyển vào ngành công an. 

Có thể nói, việc làm của Bộ Công an thể hiện tính nhân văn và linh hoạt trong tuyển sinh tuyển dụng, và được dư luận ủng hộ.

Như đã phân tích ở bài viết"Trường hợp của em Bùi Kiều NHi và Luật sư Trần Vũ Hải", việc công an Quảng Bình thông báo em Nhi không đủ điều kiện học tập trong các trường công an và Học viện Chính trị Công an nhân dân chưa thể tiếp nhận em vào học là hoàn toàn đúng đắn. Việc của em Nhi là do lỗi của chính em và gia đình, và việc chấp nhận cho em vào học rõ ràng là sự chiếu cố dựa trên cơ sở tình cảm.

Tuy nhiên, sự phá lệ ấy có nguy cơ tạo tiền lệ xấu và dưới đây là một trường hợp tương tự.

Đó là trường hợp của em Nguyễn Đức Ngà (18 tuổi, ở huyện Nam Đàn, Nghệ An, trúng tuyển Học viện Cảnh sát nhân dân) đang có nguy cơ không được nhập học vì bố từng bị tù treo.

Trong kỳ thi vừa qua, thí sinh này đạt 29 điểm (Toán: 9, Vật Lý: 9,5 điểm, Hóa học: 9,5 điểm và một điểm ưu tiên). Xem ảnh bên.

Ngày 14/9, Ngà cùng bố là ông Nguyễn Đình Hóa (53 tuổi) lên Công an huyện Nam Đàn làm các giấy tờ thủ tục chuẩn bị cho việc nhập học. Qua kiểm tra, đơn vị này xác định ông Hóa từng bị Tòa án nhân dân huyện Nam Đàn kết án 9 tháng tù treo năm 1993.

Theo người đàn ông này, năm 1993, ông vướng vào một vụ đánh nhau. Sau khi tòa xét xử, ông Hóa bị kết án treo rồi ở nhà lao động sản xuất bình thường.
Hai năm sau tôi lấy vợ, sinh con. Tôi hoàn toàn không nhớ đến vụ việc năm xưa nữa nhưng giờ các anh công an nói vì tôi có án tích nên cháu không được vào học ở trường cảnh sát. Tôi bị suy sụp hoàn toàn. Chỉ vì tuổi trẻ của mình bồng bột mà giờ ảnh hưởng đến tương lai sự nghiệp của con thật sự không biết nói gì.

Ông Hóa tâm sự
Người cha này còn nói, nếu biết như vậy, ông đã đi xóa án tích rồi. Sau khi hết án treo, người nông dân này cứ nghĩ thế là đã giải quyết xong nên không để ý.

Chính vì bố từng bị kết án nên việc làm thủ tục nhập học của Nguyễn Đức Ngà bị dừng lại.

Đại tá Cao Tiến Mai – Trưởng Công an huyện Nam Đàn, Nghệ An, cho biết, sau khi nhận được giấy báo nhập học của Học viện Cảnh sát nhân dân đối với thí sinh Nguyễn Đức Ngà, Công an huyện đã xác minh, thẩm tra lý lịch của Ngà theo quy định của ngành và phát hiện, ông Nguyễn Đình Hóa từng có tiền án, bị tuyên phạt 9 tháng tù cho hưởng án treo về tội Cố ý gây thương tích. Theo quy định thì Ngà không đủ tiêu chuẩn chính trị để vào học ngành công an.

Vậy em Bùi Kiều Nhi đã được chấp nhận thì em Nguyễn Đức Ngà giải quyết ra sao, và liệu có còn những trường hợp khác tương tự?