Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2020

Báo cáo TIP 2020 chưa nhìn nhận khách quan công tác phòng, chống mua bán người ở Việt Nam

Mới đây, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ có báo cáo đánh giá về tình hình mua bán người trên thế giới năm 2019 (báo cáo TIP 2020).

Đáng nói, đây là năm thứ hai liên tiếp, báo cáo có những đánh giá sai lệch, thiếu khách quan về vấn đề phòng, chống mua bán người ở Việt Nam, trong đó có công tác điều hành, chỉ đạo của Chính phủ và những hiệu quả trên thực tế.

Trong bản báo cáo năm nay, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tiếp tục đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi nhóm 2. Báo cáo thừa nhận một số kết quả như: Các nỗ lực này bao gồm cho nạn nhân buôn người có quyền được đại diện pháp lý trong các quy trình tố tụng tư pháp; tăng thời gian nạn nhân có thể ở lại trong cơ sở tạm lánh thêm một tháng và tăng hỗ trợ tài chính cho họ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu; tiếp tục tổ chức các chiến dịch nâng cao nhận thức quy mô lớn ở các cộng đồng có nguy cơ cao về buôn người, trong đó có người lao động di cư ra nước ngoài; đào tạo các cán bộ thực thi pháp luật.

Tuy nhiên, báo cáo đánh giá: “Chính phủ Việt Nam chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn tối thiểu về xóa bỏ nạn buôn người”. Báo cáo đưa ra nhận định sai lệch khi cho rằng, Chính phủ không thể hiện các nỗ lực cao hơn so với kỳ báo cáo trước. Báo cáo cũng đưa ra những nhận định không đúng thực tế như: Chính phủ không cung cấp con số thống kê các vụ việc buôn người theo hình thức buôn người, tuổi hoặc giới tính của nạn nhân, quốc gia nguồn hoặc quốc gia đích của việc buôn người (thực tế, các con số thống kê này được cơ quan chức năng nêu chi tiết). Đồng thời cho rằng, quy trình xác định nạn nhân vẫn còn quá rắc rối và phức tạp, yêu cầu sự xác nhận của nhiều bộ để nạn nhân có thể chính thức được xác định và hỗ trợ. Cùng với đó là nhiều nhận định, đánh giá sai lệch khác.

Sau khi bản báo cáo được công bố, nhiều tờ báo, trang mạng có quan điểm thù địch với Việt Nam đã đăng tải, đưa ra các bình luận, phỏng vấn cổ suý và suy diễn. Người được phỏng vấn, lấy ý kiến là những cá nhân từng bị xử lý theo pháp luật Việt Nam, có các hành động chống phá Nhà nước Việt Nam. Trên mạng xã hội, nhân cớ này, các đối tượng bấu víu mặc sức “chém gió”, dùng những câu từ miệt thị, đả kích Nhà nước, chế độ XHCN ở Việt Nam, thậm chí xuyên tạc Việt Nam “dung túng” tội phạm buôn người.

Để hiểu rõ bản chất vấn đề, cần thấy thực trạng tệ nạn buôn người trên thế giới hiện nay. Đây là vấn đề xuyên quốc gia và loại tội phạm này đang lan rộng khắp thế giới chứ không phải là vấn đề riêng của quốc gia nào. Liên hợp quốc ước tính rằng, mỗi năm 700.000 đến 4 triệu phụ nữ và trẻ em bị buôn bán trên toàn thế giới với mục đích ép buộc bán dâm, lao động và các hình thức bóc lột khác. Buôn bán người được ước tính lên tới 7 tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Buôn người là vấn nạn có tính toàn cầu, nhất là khu vực Á, Phi, Mỹ la tinh. Ngay cả các nước phát triển ở châu Âu, Bắc Mỹ, điều này cũng không ngoại lệ. Theo báo cáo của UNODC, thời gian gần đây, nổi lên tình trạng di cư từ các nước Trung Mỹ qua Mexico vào Mỹ. Nghĩa là chính Mỹ cũng chịu tác động mạnh từ hệ quả nạn mua bán người, di cư bất hợp pháp. Ở khu vực Đông Nam Á, tại Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN và Hội nghị cấp Bộ trưởng ASEAN về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia đều đánh giá tình hình tội phạm mua bán người và di cư trái phép tiếp tục diễn biến phức tạp. Do đó, không thể cáo buộc Việt Nam trong vấn đề có tính toàn cầu và phức tạp như buôn người. 

Việc báo cáo cho rằng Chính phủ Việt Nam không thể hiện các nỗ lực cao hơn so với kỳ báo cáo trước là không nhìn nhận đúng thực tế công tác điều hành, chỉ đạo ứng phó của Chính phủ, các bộ, ban, ngành, địa phương trong vấn đề này. Thực tế, Chính phủ đã rất nỗ lực, bằng các chương trình hành động cụ thể để phòng, chống hoạt động buôn người. Để thể hiện cam kết và nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trước cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống lại nạn mua bán người, ngày 10-5-2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định lấy ngày 30-7 hằng năm, trùng với ngày Liên hợp quốc chọn làm “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người”, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phòng ngừa, ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tội phạm mua bán người trên phạm vi toàn quốc. Mới đây, ngày 20-3-2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 402/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp an toàn và trật tự của Liên hợp quốc. Quyết định thể hiện quyết tâm và trách nhiệm của Việt Nam trong việc triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc (Global Compact for Safe, Orderly and Regular Migration - Thỏa thuận GCM) phù hợp với chính sách, pháp luật và điều kiện của Việt Nam nhằm quản lý di cư hiệu quả vì mục tiêu phát triển bền vững. Xác định các lĩnh vực, mục tiêu ưu tiên, nội dung cụ thể và lộ trình triển khai Thỏa thuận GCM; huy động tối đa các nguồn lực sẵn có trong nước và tranh thủ sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế. Quyết định nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý di cư quốc tế thông qua cơ chế phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, có sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội nhằm tạo môi trường di cư minh bạch, dễ tiếp cận, tôn trọng nhân phẩm của người di cư, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ, đặc biệt là các nhóm đặc thù, phụ nữ và trẻ em.

Trong những năm qua, Việt Nam tích cực hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người và được ghi nhận là điểm sáng với nhiều giải pháp hữu hiệu. Ngày 21-12-2019, tại Hà Nội, Cục Đối ngoại (Bộ Công an) đã chủ trì tổ chức Hội thảo thiết lập hệ thống đầu mối quốc gia triển khai Công ước ASEAN về phòng, chống mua bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (ACTIP). Phát biểu tại Hội thảo, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Sơn đánh giá cao mục đích của Hội thảo và tin tưởng rằng “Với vị trí và vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021 và Chủ tịch ASEAN năm 2020 sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp tục thực thi có hiệu quả các nội dung của Công ước ACTIP trong giai đoạn tới”.

Tại các phiên đối thoại thường niên giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) về quyền con người, nạn buôn bán người được quan tâm đặc biệt. Phía EU đã ghi nhận các nỗ lực và thành tựu của Việt Nam, đặc biệt là việc xây dựng nhà nước pháp quyền và hoàn thiện hệ thống luật pháp về quyền con người; bày tỏ mong muốn tăng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực cải cách tư pháp, thực hiện Công ước chống tra tấn, phòng chống tệ nạn buôn bán người và bảo đảm quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương. Nhiều cuộc hội thảo quốc tế, vấn đề này được các đại biểu đề cập và đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam.

Việc phòng chống mua bán người được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tiến hành trên rất nhiều lĩnh vực. Trong đó, về công tác thực thi pháp luật, lực lượng Công an, chủ công là Cảnh sát hình sự phối hợp với Bộ đội Biên phòng các cấp xây dựng và phối hợp triển khai các kế hoạch nghiệp vụ, điều tra theo tuyến, địa bàn trọng điểm (đảm bảo 100%), triển khai các biện pháp nghiệp vụ, kết hợp với tuần tra, kiểm soát và quản lý xuất nhập cảnh qua biên giới; tổ chức triển khai thực hiện cao điểm tấn công trấn áp tội phạm mua bán người trên phạm vi toàn quốc. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo 138 của Chính phủ, 6 tháng đầu năm 2020, toàn quốc phát hiện 74 vụ, liên quan đến 104 đối tượng, lừa bán 98 nạn nhân. So cùng kỳ năm 2019, giảm 16,85% số vụ, 26,76% số đối tượng và 42,01% số nạn nhân. Đáng chú ý, tình trạng mang thai hộ để bán cho người nước ngoài hoặc dụ dỗ phụ nữ mang thai ngoài ý muốn, bán cho người khác. Các lực lượng chức năng đã tiếp nhận hàng trăm tin, xử lý kịp thời. Lực lượng Công an, Biên phòng khám phá 61 vụ, bắt 79 đối tượng. VKSND các cấp truy tố 34 vụ với 51 bị can. TAND các cấp thụ lý 57 vụ với 92 bị cáo phạm các tội về mua bán người, trong đó tuyên phạt tù có thời hạn đối với 52 bị cáo, trong đó có 1 bị cáo lĩnh án tù trên 15 năm, 24 bị cáo lĩnh án tù từ 7 đến 15 năm, 23 bị cáo lĩnh án 3 đến 7 năm…

Liên quan tới báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về tình hình mua bán người trên thế giới năm 2019, ngày 2-7, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: “Báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Mỹ về tình hình mua bán người trên thế giới năm 2019 đã không phản ánh khách quan, chính xác về tình hình và những nỗ lực phòng, chống mua bán người của Việt Nam”. Bà Lê Thị Thu Hằng khẳng định: “Chính phủ Việt Nam chủ trương thúc đẩy di cư hợp pháp, an toàn và trật tự, kiên quyết đấu tranh phòng chống di cư trái phép, mua bán người và đã ban hành, triển khai nhiều chính sách, pháp luật nhằm thực hiện chủ trương này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh, Việt Nam sẵn sàng trao đổi, phối hợp với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, trong đó có Mỹ, để tăng cường hơn nữa hiệu quả hợp tác phòng, chống loại hình tội phạm này.

Như vậy, việc phòng chống tệ nạn mua bán người được Việt Nam đặc biệt coi trọng, sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành, toàn xã hội chứ không phải “lơ là” như đánh giá của bản báo cáo và những cá nhân thiếu thiện chí suy diễn trên mạng internet. Với sự thực hiển nhiên như thế, rõ ràng bản báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã nhìn nhận, đánh giá sai lệch, gây những hiểu lầm và điều này tạo cớ để các thế lực xấu suy diễn, xuyên tạc tình hình.

Nguyễn Thành

Sau thế chấp ngân hàng, bìa đất rộng 12m 'biến' thành 8m

Thu hồi tài sản, cơ quan thi hành án Nghi Lộc tá hỏa phát hiện bìa đất thế chấp ngân hàng có chiều rộng 12m nhưng đo đạc thực tế chỉ có 8m. Bởi vậy, vụ việc kéo dài từ năm 2013 đến nay chưa giải quyết được.

Nhiều vụ việc vướng mắc kéo dài

Ông Nguyễn Văn Việt - Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh cho biết, tuy số vụ việc thi hành án (THA) thành công liên quan các tổ chức tín dụng, ngân hàng năm sau đều cao hơn năm trước, nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc cần phải có sự phối hợp giữa các bên liên quan thì mới có thể giải quyết dứt điểm. Đơn cử như vụ việc THA liên quan Công ty TNHH Thanh Huyền ở TP. Vinh.

Theo đó, tháng 4/2013, theo phán quyết của TAND TP. Vinh, Chi cục THADS huyện Nghi Lộc ra quyết định thi hành án buộc Công ty TNHH Thanh Huyền (số 152, đường Nguyễn Văn Cừ, TP.Vinh) phải trả cho Ngân hàng TMCPXNK Việt Nam số tiền gốc và lãi hơn 3,5 tỷ đồng. Do Công ty TNHH Thanh Huyền không có khả năng thi hành án nên chấp hành viên đã kê biên tài sản thế chấp của bà Huyền gồm nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất có diện tích 853m2 tại xóm Thái Thịnh, xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc. Quá trình xử lý tài sản Chi cục THADS huyện Nghi Lộc phát hiện thực tế thửa đất của bà Huyền được cấp giấy CNQSD đất không đúng hiện trạng so với thửa đất bà Huyền và chồng được nhận chuyển nhượng.

Nghĩa là bìa thế chấp tại ngân hàng có chiều rộng 12m, nhưng đo thực tế chỉ có 8m, 4m còn lại thuộc phần đất và nhà của bà Trương Thị Tịnh kề bên. UBND huyện Nghi Lộc cũng đã xác nhận là do sai sót, trong khi thực hiện thủ tục cấp GCNQSD đất cho bà Nguyễn Thanh Huyền và chồng đã lấn sang đất của bà Trương Thị Tịnh với kích thước 4m. Song, đến nay cấp có thẩm quyền chưa có quyết định điều chỉnh, sửa đổi khiến vụ việc này vẫn “treo” chưa giải quyết được

Cán bộ cơ quan Thi hành án đi xác minh giải quyết vụ việc ở cơ sở. Ảnh: Thu Trang

Hoặc như vụ việc liên quan ông Võ Văn Dũng ở TX. Cửa Lò. Tháng 9/ 2017, ông Dũng thế chấp tài sản gồm nhà và Giấy CNQSDĐ để vay mượn tiền; sau đó không trả được nợ nên bên cho vay khởi kiện ra tòa án.

Năm 2017, Tòa án nhân dân thị xã Cửa Lò đã buộc ông Võ Văn Dũng phải trả cho Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) số tiền gốc và lãi tính đến hết ngày 29/9/2017 là hơn 834 triệu đồng (trong đó tiền gốc là 500 triệu đồng). Sau khi tòa tuyên án, ông Dũng cũng không có khả năng trả được nợ nên Công ty VAMC đã yêu cầu cơ quan thi hành phát mại tài sản thế chấp gồm quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền trên đất thuộc thửa đất số 456, tờ bản đồ số 16, diện tích 198,5m2 do UBND thị xã Cửa Lò cấp ngày 02/11/2011 mang tên ông Võ Văn Dũng tại khối 12, phường Nghi Hương.

Số lượng án tín dụng, ngân hàng hàng năm các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) Nghệ An phải giải quyết tuy chiếm bình quân 1,5% số lượng vụ việc, nhưng lại chiếm 60% về lượng tiền. Và những vụ việc có vướng mắc, phức tạp, kéo dài thường là những vụ việc có số lượng tiền phải thi hành án lớn".

Ông Nguyễn Văn Việt - Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh

Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thi hành án, do ông Võ Văn Dũng không tự nguyện thi hành, nên tháng 5/2018, Chi cục THADS thị xã Cửa Lò đã ra Quyết định cưỡng chế kê biên; tài sản được thẩm định với giá hơn 752 triệu đồng để bán đấu giá và một người dân ở phường Nghi Tân đã mua trúng đấu giá với mức 775 triệu đồng. Song, ông Võ Văn Dũng không chịu bàn giao tài sản cho người trúng đấu giá, thậm chí chống trả quyết liệt. Bởi vậy, Chi cục THA Cửa Lò đã phải báo cáo Ban chỉ đạo THADS thị xã cùng các cơ quan liên quan để vừa thuyết phục, vận động vừa cưỡng chế thì vụ việc mới được giải quyết vào tháng 7/2019.

Từ năm 2015 đến nay, các việc tổ chức THA cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng đã đạt thụ lý 618 việc, tương ứng số tiền hơn 1.654 tỷ đồng; trong đó có điều kiện thi hành 506 việc, tương ứng số tiền hơn 1.419 tỷ đồng. Đến nay đã có 234 việc giải quyết xong, tương ứng số tiền trên 730 tỷ đồng.

Tăng phối hợp để “gỡ” khó

Những vụ việc trên là một trong những vụ án liên quan tranh chấp đất đai, thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ngân hàng thường phức tạp, nên công tác thi hành án liên quan nội dung này cũng gặp phải những vướng mắc

Tại cuộc làm việc giữa Cục THADS tỉnh và các tổ chức tín dụng, ngân hàng trên địa bàn tỉnh vào ngày 9/7 vừa qua, đại diện các bên tham gia cũng đã có nhiều ý kiến về vụ việc của Công ty Thanh Huyền, đồng thời đề nghị các bên cần nhận diện thêm các vướng mắc cần “gỡ” trong THA tín dụng, ngân hàng để có biện pháp hiệu quả. Nhiều tổ chức tín dụng, ngân hàng đã chỉ ra các bất cập cần tháo gỡ như: tình trạng tài sản thế chấp là của bên thứ ba khiến đương sự không hợp tác, thậm chí chống đối như trường hợp ông Võ Văn Dũng. 

Cưỡng chế thi hành án vụ việc liên quan tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Nghi Lộc. Ảnh tư liệu Quang Dũng

Nhiều tài sản sau khi kê biên đấu giá không có người mua. Ví như vụ việc liên quan ông Trần Hữu Danh ở TP. Vinh, tài sản bị kê biên của ông Danh khi đưa ra đấu giá đã giảm giá đến lần thứ 12 vẫn không có người mua. Thậm chí có vụ việc giảm giá đến 22 lần vẫn không phát mại được tài sản.

Một vướng mắc nữa đó là việc tính pháp lý của tài sản thế chấp, nhất là quyền sử dụng đất, rất nhiều vụ việc chưa rõ ràng, có tranh chấp nên không THA được. Ví như vụ công ty Thanh Huyền. Bên cạnh đó, chất lượng, quy trình thẩm định cho vay vốn của một số ngân hàng, tổ chức tín dụng chưa đảm bảo, dẫn đến giá trị tài sản tại thời điểm kê biên thấp hơn nhiều so với khoản nợ vay. Một số tổ chức tín dụng, ngân hàng chưa phối hợp tích cực, thiếu chia sẻ với cơ quan THA.

Thậm chí còn có tổ chức tín dụng còn ký hợp đồng với tổ chức thừa phát lại để thi hành án, khi gặp khó mới đề nghị cơ quan THA thực hiện. Một tình trạng thường gặp khác gây khó cho công tác THA đó là các tài sản đảm bảo cho khoản vay như xe ô tô, máy xúc… không xác định được địa chỉ nên không thể thi hành án để thu hồi. Tính đến nay có 18 vụ việc tài sản “mất tích” tương đương số tiền hơn 258 tỷ đồng chưa được thi hành…

Cục THADS tỉnh làm việc với các tổ chức tín dụng, ngân hàng để tháo gỡ vướng mắc. Ảnh: Hoài Thu

Để “gỡ” những vướng mắc liên quan THA tín dụng, ngân hàng, ông Cao Văn Hợi - Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Nghệ An cho rằng, mỗi ngân hàng, mỗi tổ chức tín dụng đều có cấp trên khác nhau, có cách xử lý nợ khác nhau. Vì vậy, bên cạnh các chi cục THA và các tổ chức tín dụng, ngân hàng thì còn cần phải có thêm sự trao đổi, phối hợp giữa nhiều sở, ngành, địa phương khác để tìm cơ chế hỗ trợ, cơ chế hợp tác giúp THA hiệu quả hơn. 

Ông Phạm Quốc Nam - Cục trưởng Cục THADS tỉnh cũng cho biết, thời gian tới Cục THADS tỉnh sẽ sửa đổi bổ sung quy chế phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Nghệ An để tăng hiệu quả THADS, nhất là án liên quan tín dụng ngân hàng. “Chỉ có tăng cường phối hợp, thường xuyên trao đổi giữa cơ quan THA với các tổ chức tín dụng, ngân hành cũng như các bên liên quan mới có thể giải quyết nhanh chóng các vụ việc, không để tồn đọng, kéo dài” - ông Phạm Quốc Nam khẳng định.

Hoài Thu

Cửa sau LSQ Trung Quốc ở Houston bị phá bằng khoan điện, xà beng

Duy Anh: Ngay sau hạn chót 72 giờ do Washington đặt ra, đặc vụ liên bang của Mỹ và cảnh sát địa phương đã tiến vào khu phức hợp Tổng lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston.


Khoảng 16h chiều 24/7 giờ Mỹ (tức 4h sáng ngày 25/7 giờ Việt Nam), một nhóm người xuất hiện tại khu phức hợp Tổng lãnh sự quán Trung Quốc ở thành phố Houston, bang Texas. Nhóm này từ chối cho biết danh tính khi được hỏi, theo Reuters. Ảnh: Reuters.


Sau khi khóa một cánh cửa khác ở phía bên kia tòa nhà khu phức hợp, nhóm người đã dùng khoan điện và xà beng phá cửa sau của tòa nhà. Trong ảnh, nhóm người đi vào bên trong tòa Tổng lãnh sự quán ở Houston sau khi phái bộ Trung Quốc tại đây đã rời đi. Ảnh: Reuters.


Một quan chức an ninh mặc thường phục của Mỹ đi vào tòa nhà lãnh sự quán Trung Quốc bằng cửa sau. Ảnh: Reuters.


Không lâu sau khi cửa sau của tòa Tổng lãnh sự quán Trung Quốc bị phá, các phương tiện của đặc vụ liên bang và cảnh sát thành phố Houston đã xuất hiện. Xe SUV của nhân viên hành pháp Mỹ đỗ bên ngoài. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng như Đại sứ quán Trung Quốc ở Washington tới nay chưa bình luận về vụ việc. Trong ảnh, lực lượng chấp pháp thành phố Houston lập hàng rào an ninh bên ngoài tòa nhà. Ảnh: Reuters.


Không lâu trước khi Tổng lãnh sự quán Trung Quốc chính thức đóng cửa, nhân viên của phái bộ đã rời khỏi tòa nhà. Chứng kiến họ rời đi có một số người biểu tình phản đối chính phủ Trung Quốc và phóng viên các hãng thông tấn. Trong ảnh, cảnh sát thành phố Houston yêu cầu người dân rời khỏi khu vực bên trong hàng rào an ninh. Ảnh: Reuters.


Hôm 21/7, Washington đột ngột yêu cầu Trung Quốc đóng cửa Tổng lãnh sự quán ở Houston. Trong tuyên bố đưa ra sau đó, nhà chức trách Mỹ cho biết cơ quan đại diện ngoại giao này bị đóng cửa do liên quan tới các hoạt động gián điệp và gian lận hộ chiếu. Ảnh: Reuters.


Giới chức Mỹ đặt ra thời hạn 72 giờ để Bắc Kinh đóng cửa cơ quan đại diện ngoại giao ở Houston. Tổng thống Donald Trump sau đó đe dọa sẽ tiếp tục đóng cửa các phái bộ khác của Trung Quốc ở Mỹ. Trong ảnh, cảnh sát Houston canh gác bên ngoài Tổng lãnh sự quán Trung Quốc. Ảnh: Reuters.


Hôm 24/7, Bộ Ngoại giao Trung Quốc yêu cầu Mỹ đóng cửa Tổng lãnh sự quán ở thành phố Thành Đô. Bắc Kinh nhấn mạnh quyết định này là "phản ứng chính đáng và cần thiết trước những biện pháp phi lý của Mỹ". Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, là cơ sở ngoại giao quan trọng của Washington, phụ trách một khu vực rộng lớn của Trung Quốc bao gồm cả khu tự trị Tây Tạng. Trong ảnh, cảnh sát Trung Quốc lập hàng rào an ninh bên ngoài Tổng lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô. Ảnh: Reuters.

Mỹ có 7 phái bộ ngoại giao tại Trung Quốc, gồm đại sứ quán tại thủ đô Bắc Kinh, 5 lãnh sự quán ở Thành Đô, Quảng Châu, Thượng Hải, Thẩm Dương, Vũ Hán và một phái bộ ngoại giao ở Đặc khu Hành chính Hong Kong. Trung bình phái bộ ngoại giao ở Thành Đô có khoảng 200 nhân viên, bao gồm 150 nhân sự được thuê tại Trung Quốc. Trong ảnh, cảnh sát Trung Quốc tuần tra bên ngoài Tổng lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô. Ảnh: Reuters.

Năng lực của Việt Nam đã khác sau 6 tháng chống dịch Covid-19


PGS.TS Trần Đắc Phu đánh giá việc xét nghiệm trên diện rộng tại Đà Nẵng sau khi phát hiện ca nghi mắc Covid-19 là quyết định cần thiết để chống dịch.

Nếu có kết quả xét nghiệm khẳng định dương tính với SARS-CoV-2, nam bệnh nhân ở Đà Nẵng sẽ là ca mắc Covid-19 trong cộng đồng mới nhất kể từ ngày 16/4. Khác những bệnh nhân nhập cảnh được ghi nhận gần đây, ca mắc này đòi hỏi sự khoanh vùng chặt chẽ để phát hiện sớm người lây nhiễm tiếp theo, tránh tạo thành ổ dịch lớn.

Zing đã có cuộc trao đổi cùng PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Sự kiện y tế công cộng, về vấn đề này.

Bệnh viện C Đà Nẵng đã bị phong tỏa. Ảnh: Đoàn Nguyên.

Biện pháp chống dịch chưa từng áp dụng

- Sau khi phát hiện ca nghi nhiễm Covid-19 ở Đà Nẵng, Bộ Y tế quyết định tiến hành biện pháp chưa từng áp dụng. Ông có thể nói rõ hơn về biện pháp này?

- Như thông tin tại cuộc họp khẩn chiều 24/7, Bộ Y tế đang tiến hành rà soát và xét nghiệm diện rộng tại tất cả khu vực có nguy cơ ở Đà Nẵng bằng kỹ thuật xét nghiệm RT-PCR chẩn đoán SARS-CoV-2 và hệ thống máy xét nghiệm ELISA. Đây là biện pháp chưa từng áp dụng.

Trước đây, khi có ca mắc, chúng ta tiến hành rà soát và xét nghiệm những người tiếp xúc gần. Còn với trường hợp này, quy mô khoanh vùng, xét nghiệm rộng hơn, bất kỳ chỗ nào có nguy cơ đều được tiến hành sàng lọc. Tất cả đối tượng có nguy cơ đều được xét nghiệm để kiểm tra. Đối tượng như thế nào sẽ phụ thuộc vào điều tra dịch tễ.

- Điều đó có nghĩa ca nghi mắc này đặc biệt hơn?

- Không phải ca này đặc biệt. Lý do đơn giản là hiện chúng ta có năng lực và nhiều kinh nghiệm hơn. Bây giờ chúng ta có test kit, có năng lực xét nghiệm. Trước đây, dù muốn làm, chúng ta cũng chưa thể thực hiện được.

Sau khoảng 6 tháng chống dịch, tình hình đã khác nhiều. Chúng ta có nhiều kinh nghiệm thực tiễn ở các địa phương. Những nơi chưa có ca bệnh cũng được tập huấn rất kỹ. Tinh thần là luôn sẵn sàng khi có ca nghi hoặc nhiễm trong cộng đồng, cơ quan y tế sẽ phát hiện, truy vết người tiếp xúc, cách ly, xét nghiệm. Chúng ta khoanh vùng sớm nhất, quy mô nhỏ nhất ngay từ ban đầu để tiến hành dập dịch.

Tôi đánh giá quyết định của Bộ Y tế về việc rà soát và xét nghiệm diện rộng tại tất cả khu vực có nguy cơ ở Đà Nẵng là hoàn toàn đúng đắn, rất cần thiết. Khi tiến hành, chúng ta sẽ biết được khu vực nào nghi ngờ, phát hiện sớm các ca dương tính cũng như ổ dịch mới. Nếu kết quả âm tính, chúng ta có thể yên tâm hơn.

- Việc truy vết những người đã tiếp xúc với người nghi nhiễm sẽ được tiến hành ra sao?

- Truy vết những người đã tiếp xúc với bệnh nhân nghi nhiễm là quy trình quan trọng nhằm làm chậm sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm và để tránh các đợt bùng phát dịch.

Ở nước ta, quá trình này chủ yếu liên quan đến công nghệ, phổ biến nhất là điện thoại. Bệnh nhân nghi nhiễm, người tiếp xúc gần, thậm chí người tiếp xúc với người tiếp xúc gần sẽ được cơ quan y tế gọi điện thoại đến để tìm hiểu thông tin. Họ sẽ trả lời các câu hỏi đơn giản như những nơi từng đến, người đã ở gần.

Những người mà họ báo lại sẽ được liên lạc và phỏng vấn. Cứ thế, cơ quan y tế sẽ truy vết và tìm ra những người có nguy cơ lây nhiễm để cách ly, khoanh vùng, dập dịch. Phỏng vấn qua điện thoại là cách làm phổ biến và hiệu quả nhất trong đại dịch Covid-19 ở Việt Nam để truy vết người tiếp xúc.

Chưa thể khẳng định có làn sóng thứ 2

- Trong trường hợp bệnh nhân ở Đà Nẵng được khẳng định mắc Covid-19, ông cho rằng tình hình dịch có đáng lo ngại hay không?

- Như báo cáo của quyền Bộ trưởng Y tế, đại diện Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, trường hợp này cần chờ kết quả xét nghiệm cuối cùng của cơ quan có uy tín hàng đầu Việt Nam. Đó là Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Bởi quá trình xét nghiệm có một số yếu tố cần phải làm lại.

Nếu đây là ca mắc cộng đồng được xác nhận, tôi cho rằng không đáng lo ngại vì năng lực của Việt Nam hiện rất tốt. Khi phát hiện ca mắc, chúng ta sẽ khoanh vùng, dập dịch như đã làm với các ổ dịch trước đây.

Dù bệnh nhân có dương tính hay không, người dân cũng nên chú ý, đề phòng hơn với dịch bệnh. Thời gian vừa qua, người dân có dấu hiệu rất chủ quan, quên rằng mình đang ở trạng thái bình thường mới chứ không phải như trước đây. Bộ Y tế đã triển khai nhiều biện pháp song người dân không tuân thủ như việc đeo khẩu trang ở nơi công động, nơi tập trung đông người hay vệ sinh khử khuẩn.

Qua trường hợp ở Đà Nẵng, mọi người nên tăng cường phòng hộ, phải thực hiện nghiêm quy định phòng chống dịch.

- Việt Nam đang có nguy cơ ghi nhận ca lây nhiễm trong cộng đồng sau 100 ngày. Nhiều người đang lo sợ về khả năng “làn sóng thứ 2” xảy ra ở nước ta.

- Chúng ta chỉ nên sợ Việt Nam có làn sóng thứ 2 khi số ca mắc trong cộng đồng lớn. Nếu chỉ có một vài ca thì không thể nói là làn sóng thứ 2. Người dân không nên lo lắng quá. Nếu Việt Nam khoanh vùng, dập dịch tốt, không thể bùng dịch lên, đây chỉ là ca đơn lẻ. Khi chúng ta không làm tốt, dịch bùng lên thì làn sóng thứ hai hoàn toàn có thể xảy ra.


Đồ họa: Minh Hồng.

Mỹ bắt giữ 4 người Trung Quốc liên quan tới đánh cắp bí mật y tế


Căng thẳng ngoại giao Mỹ - Trung tiếp tục xấu thêm khi mới hôm qua 24/7, Hoa Kỳ tuyên bố bắt giữ một phụ nữ Trung Quốc đang ẩn náu tại Tổng Lãnh sự quán ở San Francisco. Người bị bắt là một phụ nữ có tên Juan Tang và sẽ bị xét xử bởi tòa án liên bang. 

Cho đến nay chưa có một tuyên bố nào từ phía Mỹ cho biết cách thức cơ quan thực thi pháp luật Mỹ bắt giữ Juan Tang. 

Một quan chức bộ Tư pháp Mỹ cho biết bà Tang bị bắt giữ đêm ngày 23/7 và không có miễn trừ ngoại giao vì không phải là một nhân viên ngoại giao. Quan chức này cũng cho biết thêm, cùng với Juan Tang, 3 công dân Trung Quốc khác cũng đang bị giam giữ, bị buộc tội gian lận thị thực do nói dối về mối liên quan tới Quân đội Trung Quốc. Washington tin rằng 4 người Trung Quốc mới bị buộc tội là một phần của một mạng lưới gián điệp quân sự rộng lớn hoạt động tại hơn 25 thành phố của Mỹ.

Theo hồ sơ tại một tòa án quận ở San Francisco, bà Juan Tang, làm việc tại ĐH California Davis, đã khai gian thông tin trong đơn xin cấp thị thực rằng mình không phục vụ trong quân đội Trung Quốc. Tuy nhiên, các nhà điều tra đã tìm thấy những bức ảnh của bà Tang trong bộ quân phục của quân đội Trung Quốc và phát hiện bà từng làm việc như một nhà nghiên cứu tại ĐH Quân y thuộc Không quân Trung Quốc. Bà Tang bị buộc tội gian lận thị thực vào ngày 26/6. Cục điều tra liên bang Mỹ đã thẩm vấn bà Tang ngày 20/6 và ngay sau đó, bà Tang đã chạy đến Tổng lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco.

Trước đó, các quan chức cấp cao Mỹ hôm qua cho rằng, lãnh sự quán tại Houston là một trong những trung tâm tình báo tồi tệ nhất của Trung Quốc tại Mỹ và hoạt động của cơ quan này đã vượt quá mức độ cho phép. Mỹ đã ra lệnh đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston với cáo buộc tham gia vào hoạt động gián điệp thương mại và gián điệp quốc phòng.

Thông báo với báo giới ngày 24/7, một quan chức cấp cao bộ Quốc phòng Mỹ cho biết các hoạt động gián điệp tại đây có liên quan tới việc Trung Quốc theo đuổi nghiên cứu vaccine chống Covid-19 nhằm đi đầu thị trường thế giới trong lĩnh vực này. 

Lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston đã được lệnh phải đóng cửa với hạn chót là chiều 24/7. Nhằm trả đũa quyết định của Mỹ, Trung Quốc cũng đã ra lệnh đóng cửa lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô.

Trung Quốc từ chối đóng cửa Lãnh sự quán ở Houston

VOV.VN - Người đứng đầu Lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston cho biết, cơ quan này sẽ không đóng cửa bất chấp yêu cầu từ phía Bộ Ngoại giao Mỹ.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với Politico, Cai Wei, Tổng Lãnh sự Trung Quốc tại Houston nhận định, Trung Quốc phản đối lệnh đóng cửa từ phía Mỹ và cơ quan này vẫn sẽ mở cửa "cho tới khi có thông báo thêm".

Lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston hôm 22/7. Ảnh: AP

"Ngày hôm nay chúng tôi vẫn hoạt động bình thường, vì vậy chúng tôi sẽ xem điều gì xảy ra vào ngày mai", ông Cai Wei cho biết, song từ chối bình luận thêm.

Tổng lãnh sự Trung Quốc tại Houston nói rằng Bắc Kinh đã yêu cầu Washington rút lại lệnh đóng cửa hôm 21/7 và cho rằng quyết định của Mỹ đã đi ngược lại với các thỏa thuận quốc tế về quan hệ ngoại giao.

"Chúng tôi cho rằng yêu cầu từ phía Mỹ không phù hợp với Công ước Vienna về các vấn đề lãnh sự, cũng như không tuân theo các thông lệ quốc tế và quy tắc ngoại giao, đồng thời vi phạm hiệp ước lãnh sự Mỹ - Trung. Chúng tôi đã chuẩn bị cho viễn cảnh tồi tệ nhất nhưng cũng đưa ra phản ứng mạnh mẽ. Vì thế, chúng tôi yêu cầu Mỹ hủy bỏ và thu hồi lại quyết định sai lầm này", ông Cai cho hay.

Những bình luận của ông Cai được đưa ra sau khi trang South China Morning Post đưa tin rằng, Bắc Kinh có thể sẽ yêu cầu đóng cửa lãnh sự quán Mỹ tại thành phố Thành Đô ở phía tây nam - một địa điểm có vai trò quan trọng về mặt chiến lược với Mỹ do có liên quan đến Tây Tạng. Tuy nhiên, người đứng đầu Lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston đã từ chối đưa ra bình luận về việc Bắc Kinh sẽ phản ứng như thế nào với lệnh đóng cửa từ phía Mỹ.

Ông Cai nhấn mạnh ông là người đại diện đứng đầu của chính phủ Trung Quốc tại Houston, song các chuyên gia Trung Quốc cho biết, Tổng Lãnh sự này không có quyền quyết định liệu có tiếp tục mở cửa lãnh sự quán hay không.

Ho-Fung Hung - một giáo sư về kinh tế chính trị và xã hội chính trị chuyên nghiên cứu về Trung Quốc tại Trường Nghiên cứu Quốc tế nâng cao John Hopkins, nhận định: "Tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu lãnh sự quán có thể tự quyết định mà không lắng nghe chỉ đạo từ phía Bắc Kinh. Họ sẽ phải chờ quyết định từ phía Bắc Kinh về việc cần phải làm gì. Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu Mỹ và Trung Quốc đàm phán với nhau qua các kênh trao đổi không công khai để thảo luận về vấn đề này. Bắc Kinh có lẽ sẽ đưa ra chỉ đạo với lãnh sự quán này vào phút chót về việc cần phải làm gì".

Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington vẫn chưa đưa ra phản hồi gì về sự việc trên.

Các chuyên gia cho biết việc từ chối đóng cửa lãnh sự quán là diễn biến chưa từng có tiền lệ trong lịch sử quan hệ Mỹ - Trung.

"Tôi nghĩ những bình luận của ông Cai giống như việc miêu tả tình hình dễ thay đổi nhiều hơn là một lời đe dọa. Bởi việc từ chối đóng cửa lãnh sự quán là chưa từng có tiền lệ", Carla Freeman, giám đốc Viện Chính sách Đối ngoại tại Hopkins cho hay.

Tuy nhiên, nếu Trung Quốc tiếp tục mở cửa Lãnh sự quán tại Houston, các chuyên gia cho rằng, Mỹ có thể thu hồi visa của ông Cai và các nhân viên, đồng thời cho phép các cơ quan liên bang bắt giữ hoặc có thể trục xuất họ./.

Kiều Anh/VOV.VN (biên dịch)
Theo Politic

Nói lời sau cùng, Văn Kính Dương xin lỗi hot girl Ngọc 'Miu' và cảm ơn vợ cũ

(VTC News) - Bằng giọng bình thản, nói lời sau cùng trước tòa, Văn Kính Dương xin lỗi Ngọc "Miu", cha mẹ, các con và các đồng phạm.


Sáng 24/7, phiên toà xử trùm ma túy Văn Kính Dương, hot girl Ngọc "Miu" và các đồng phạm tiếp tục. HĐXX để các bị cáo nói lời sau cùng.

Văn Kính Dương tại toà sáng nay.

Trước toà, Văn Kính Dương nói lời xin lỗi người tình - hot girl Ngọc "Miu", cha mẹ, các con và các đồng phạm.

Bằng giọng bình thản, Dương cho biết việc làm của mình là nghiêm trọng và ảnh hưởng xã hội. Dương gửi lời xin lỗi đến cha mẹ và đặc biệt là gửi gắm tình cảm với người con đang chuẩn bị thi vào đại học.

"Mong con có kỳ thi thật tốt, ba lúc nào cũng nhớ tới con, ba chỉ mong con đỗ đại học, niềm vui lớn nhất của ba chính là con", Dương nói.

Tiếp đó, Dương gửi lời xin lỗi đến người tình Vũ Hoàng Anh Ngọc (Ngọc "Miu"), chỉ vì bị cáo mà Ngọc vướng vào vòng lao lý và bị tội rất nặng.

"Bị cáo chỉ mong HĐXX giảm nhẹ hình phạt với Ngọc để Ngọc sớm được trở về với xã hội, nuôi con nhỏ. Cũng chỉ vì bị cáo mà Ngọc thành ra như thế này", Dương nói trước tòa.

Văn Kính Dương nói lời sau cùng.

Dương cũng không quên gửi lời xin lỗi và cảm ơn người vợ cũ đang chăm sóc các con của mình.

Đối với các đồng phạm, Dương coi như các anh em ruột thịt, chỉ vì do bị cáo lôi kéo nên mới vướng vào lao lý như thế này. "Tất cả cũng chỉ vì đồng tiền mà thôi", Dương nói và gửi lời xin lỗi các đồng phạm.

Ngoài ra, Văn Kính Dương cũng nhắn nhủ các đối tượng đang sản xuất, buôn bán trái phép chất ma túy khác ngoài xã hội không nên chống trả những người thực thi công vụ khi bị phát hiện.

"Ai cũng có cuộc sống và hạnh phúc riêng của mình, những người cán bộ chiến sỹ công an họ chỉ thực thi pháp luật theo trách nhiệm vì vậy không nên chống trả khi bị bắt để rồi gây ra đau thương cho họ và gia đình", trùm ma tuý Văn Kính Dương nhắn nhủ.

Buổi chiều HĐXX tiếp tục nghị án và sẽ tuyên án vào sáng thứ Hai (27/7)

CÔNG CÙN VÀ THỦ LỎNG, CLB HÀ NỘI LẤY GÌ ĐẤU ĐỘI TP.HCM?


Chiều 24/7, cuộc so tài giữa đương kim vô địch và á quân V.League mùa trước hứa hẹn thế trận có lợi cho đội chủ sân Thống Nhất.

Cả V.League, cả hệ thống bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam sẽ hướng về sân vận động Thống Nhất để chứng kiến trận tâm điểm vòng 11 V.League giữa đội TP.HCM và CLB Hà Nội. Nhìn vào những con số thống kê, lịch sử đang không ủng hộ thầy trò HLV Chung Hae-seong, nhưng căn cứ vào phong độ hiện tại của hai đội, thì rất có thể lần này CLB TP.HCM sẽ tiếp đón đại diện bóng đá Thủ đô với tâm thế hoàn toàn khác.

Tính từ mùa 2009, CLB TP.HCM mới có đúng 1 lần giành chiến thắng CLB Hà Nội trên sân nhà. Khi CLB TP.HCM trở lại V.League từ năm 2017, những lần đối đầu giữa họ với CLB Hà Nội tới nay ghi nhận những chiến thắng áp đảo của đại diện Thủ đô.

Lần gần nhất gặp nhau ở trận tranh siêu cúp quốc gia 2019, CLB Hà Nội thắng TP.HCM 2-1 ngay trên sân Thống Nhất. Tuy nhiên, đây cũng là cột mốc đánh dấu bước ngoặt cho chuỗi phong độ và thành tích của thầy trò HLV Chu Đình Nghiêm.

Ăn mừng chức vô địch siêu cúp, nhưng ông Chu Đình Nghiêm cũng chẳng thể vui khi chấn thương của Đỗ Duy Mạnh là sự khởi đầu cho hàng loạt những tổn thất lực lượng tiếp theo của CLB Hà Nội.

12 ca chấn thương với các mức độ khác nhau đồng loạt xảy đến với các cầu thủ, đặc biệt trong lúc V.League mới trở lại sau quãng thời gian dài tạm nghỉ vì dịch đã khiến ông Nghiêm mất hẳn đi một đội hình có thể thi đấu. Đáng lo hơn, nó khiến cho hàng công của đội trở nên “cùn” đi trông thấy.

Hùng Dũng hay Quang Hải chỉ là một phần trong hệ thống. Ảnh: Minh Chiến.

Tổn thất lực lượng khiến ông Nghiêm thiếu đi những chân sút đẳng cấp để tạo ra khác biệt. Pape Omar chấn thương, Văn Quyết đã lớn tuổi, Văn Đại mới ghi 1 bàn sau 10 trận, còn Thành Chung mới chỉ là phương án thử nghiệm. CLB Hà Nội không còn có thể dựa vào thứ bóng đá tấn công vốn là hơi thở của mình như trước để đi tìm chiến thắng.

Có 6 trong 7 trận gần nhất, CLB Hà Nội không thể ghi quá 2 bàn trong 1 trận đấu. Ông Chu Đình Nghiêm quyết không từ bỏ lối đá tấn công trên thế kiểm soát bóng, ngay cả khi trong tay chỉ có 1 tiền đạo cắm tốt nhất là Rimario.

Cái cách mà tiền đạo này ăn mừng bàn thắng ở hiệp 2 trận gặp Hải Phòng đã nói lên tất cả. Ngay cả khi trọng tài tính đó là bàn phản lưới của hậu vệ đối phương, tiền đạo Jamaica vẫn ăn mừng cuồng nhiệt và đầy cảm xúc.

Đối đầu với CLB TP.HCM, hy vọng lớn nhất của CLB Hà Nội lúc này trông cả vào Hùng Dũng và Quang Hải, một người là đương kim Quả bóng vàng, người còn lại sở hữu Quả bóng bạc và đang dần lấy lại phong độ khi trở lại sau chấn thương. Tuy nhiên, Dũng hay Hải cũng chỉ là một phần trong hệ thống tấn công nhạt nhòa của CLB Hà Nội, vốn đã yếu đi nhiều sau 2 mùa đăng quang ở V.League.

Hàng công CLB Hà Nội đang phụ thuộc khả năng săn bàn của Rimario. 6 trong 7 trận Rimario không ghi bàn, CLB Hà Nội đều không thắng. Ảnh: Minh Chiến.

Đó là vấn đề khi CLB Hà Nội chơi tấn công. Còn trong mặt trận phòng ngự, họ đang bị đối thủ khai thác nhiều vào khoảng trống giữa bộ đôi trung vệ và hàng tiền vệ. Moses mới trở lại còn khá nặng nề, chưa tìm lại độ bao quát tuyến giữa ấn tượng như trước. Hùng Dũng và Đức Huy đang không thể hiện được vai trò này. Hai trung vệ trẻ của CLB Hà Nội nhiều thời điểm dâng quá cao, bộc lộ sơ hở để đối phương khai thác.

Bên kia chiến tuyến, CLB TP.HCM đang quyết tâm chứng minh họ là ứng cử viên sáng giá cho chức vô địch V.League mùa này bằng việc đầu tư những bản hợp đồng bom tấn. Sự xuất hiện của Huy Toàn, Công Phượng đã tạo ra khác biệt đáng kể trên mặt trận tấn công của đội bóng thành phố mang tên Bác. Cùng nhau, họ ghi 16 bàn sau 10 vòng đấu, đứng thứ 3 trên bảng xếp hạng. Cú vấp ngã trước Hồng Lĩnh Hà Tĩnh không che đi được đẳng cấp của nhà á quân V.League mùa này.

Chính ông Nghiêm cũng phải thừa nhận: “Tôi cũng khá bất ngờ khi nghe tin CLB TP.HCM thua CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh. Tôi cứ nghĩ cùng lắm họ sẽ hòa thôi, chứ không nghĩ họ thua”. Đó mới chỉ là lần đầu ở mùa này CLB TP.HCM chơi chấp “Tây” khi hai ngoại binh tốt nhất của họ là Amido Balde và Pape Diakite bị treo giò. Cả hai sẽ trở lại ở trận tiếp đón CLB Hà Nội.

Cả V.League có thể thuộc cách đá của Công Phượng, nhưng ít có đội nào dè chừng được sự nguy hiểm của tiền đạo Nghệ An khi anh đá cặp cùng Amido Balde. 8 trận thi đấu cùng đối tác người Guine, Phượng ghi 4 bàn, nhiều nhất trong top chân sút nội hiện nay.

CLB TP.HCM mùa này mạnh hơn nhờ Công Phượng. Ảnh: Minh Chiến.

"Amido vắng mặt tạo ra sự xáo trộn trong cách tấn công của CLB TP.HCM. Công Phượng phải dâng cao, đồng nghĩa với việc chơi trực diện hơn, có ít khoảng trống để rê bóng. Khi Amido trở lại, Công Phượng quay về vị trí tiền đạo lùi. CLB TP.HCM về cơ bản chơi với sơ đồ 4-2-3-1, ưu tiên sự chắc chắn. Đội Hà Nội trung thành với lối chơi kiểm soát, chỉ có phương hướng là dâng cao tấn công. CLB TP.HCM thích những đối thủ kiểu vậy để phát huy triết lý của HLV Chung", bình luận viên kỳ cựu Ngô Quang Tùng nói với Zing.

Ông Chung Hae-seong đã chứng minh Công Phượng hay nhất khi được chơi cùng những vệ tinh đẳng cấp. Ở chiều ngược lại, tiền đạo tuyển Việt Nam cũng thể hiện được tầm ảnh hưởng dưới đôi bàn tay HLV người Hàn Quốc.

Có Công Phượng trên sân, những đồng đội của anh cũng được hưởng lợi. 10 trận Phượng góp mặt, 8 cầu thủ khác nhau của CLB TP.HCM đã lập công vào 16 bàn thắng. Ngoài CLB Viettel có 10 cầu thủ ghi bàn, đội bóng của ông Chung Hae-seong đứng thứ 2 về số cầu thủ khác nhau lập công.

Cuộc đối đầu giữa hai thế lực của bóng đá Việt Nam hứa hẹn một bữa tiệc bóng đá tấn công thịnh soạn. Đoàn quân của HLV Chung với sự đầu tư mạnh mẽ đang quyết tâm bám đuổi ngôi đầu bảng xếp hạng, còn CLB Hà Nội chưa khiến người hâm mộ bớt lo sau màn trình diễn đáng thất vọng ở mặt trận tấn công lẫn phòng ngự. Ở hoàn cảnh hiện tại, bữa tiệc ấy chưa chắc đã có phần cho CLB Hà Nội.

Vì sao Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Quảng Ninh và nhiều cán bộ bị kỷ luật?

Ông Vinh bị kỷ luật liên quan đến Dự án đường kết nối QL18A với đường bao biển Hạ Long – Cẩm Phả và chỉnh trang đô thị tại phường Quang Hanh.

Ông Phạm Ngọc Vinh (bên phải) trong ngày được lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh trao quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở Tài chính (Ảnh: Báo Quảng Ninh điện tử.)

Như tin đã đưa, tại phiên họp thường kỳ tháng 7, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Ninh đã thi hành kỷ luật ông Phạm Ngọc Vinh, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Sở Tài chính với hình thức “Khiển trách”.

Vị Giám đốc Sở Tài chính bị kỷ luật liên quan đến Dự án đường kết nối từ Quốc lộ 18A với đường bao biển Hạ Long – Cẩm Phả và chỉnh trang đô thị tại phường Quang Hanh (Gọi tắt là Dự án Quang Hanh - PV).

Trong thời gian từ ngày 3/11/2017 đến ngày 11/5/2018, với cương vị Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ, Phó Chủ tịch UBND TP Cẩm Phả, ông Phạm Ngọc Vinh đã ký 7 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại phường Quang Hanh không đúng quy định dẫn đến làm tăng tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi.

“Hô biến” đất trồng cây lâu năm thành đất ở!

Theo Kết luận số 29/KL-TTr ngày 20/11/2019 của Thanh tra tỉnh, Dự án Quang Hanh có sử dụng đất có chiều dài trên 1,53km và quỹ đất, hạ tầng 2 bên đường thuộc khu 9B, phường Quang Hanh do UBND TP Cẩm Phả làm chủ đầu tư.

Tuyến đường có điểm đầu đấu nối với QL18A và điểm cuối đấu nối với đường bao biển Hạ Long – Cẩm Phả. Diện tích chiếm dụng đất của dự án này là 8ha, chủ yếu là đất ở và đất nông nghiệp với 88 gia đình, tổ chức bị chiếm dụng phải đền bù, giải phóng mặt bằng (GPMB). Dự án có tổng kinh phí là trên 423,4 tỷ đồng, trong đó, bồi thường, hỗ trợ GPMB trên 281,7 tỷ đồng.

Dự án tuyến đường nối QL18 với đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả tại phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả

Trong quá trình triển khai Dự án Quảng Hanh đã phát sinh nhiều vi phạm nghiêm trọng. Qua kết quả thanh tra tại 35/88 phương án bồi thường, thì có tới 23 phương án áp giá bồi thường về đất đối với đất trồng cây lâu năm không đúng quy định Luật Đất đai; có 2/35 phương án bồi thường đất ở không đúng loại đất ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSĐ) và thực tế sử dụng. Đơn cử, như hộ ông, bà Vũ Xuân Điểm – Trần Thị Thảo ở tổ 4, khu 9B có diện tích thu hồi là 68,8m2 và được bồi thường là đất ở, nhưng khi kiểm tra hiện trạng sử dụng thì đây là đất trồng cây lâu năm.

“Phớt lờ” chủ trương đầu tư của tỉnh.

Thanh tra 35 phương án bồi thường, Thanh tra tỉnh đã chỉ ra có tới 7 phương án (4 trường hợp cấp đổi, 3 trường hợp chuyển mục đích sử dụng) bồi thường được phê duyệt trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSĐ) có dấu hiệu không đúng quy định; các giấy CNQSDĐ đều được cấp sau ngày 27/10/2017 (tức là ngày HĐND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư dự án và UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư).

Việc cấp đổi giấy CNQSDĐ đã làm tăng diện tích đất ở so với giấy CNQSDĐ đã cấp trước đó. Cụ thể, theo giấy CNQSDĐ đã cấp trước đó là 730m2, trong đó có 511m2 đất ở theo hạn mức, 219m2 đất trồng cây lâu năm. Từ tháng 3 - 5/2018, UBND TP Cẩm Phả đã cấp đổi giấy CNQSĐ với diện tích 1.812,2m2 gồm 1.593,2m2 đất ở, 219m2 đất trồng cây lâu năm. Việc làm này đã tăng cho 4 hộ 1.082,2m2 so với giấy CNQSDĐ đã cấp trước đó, dẫn đến diện tích tăng bồi thường tăng thêm 972,9m2, làm tăng thêm tiền bồi thường cho các hộ trên 10,7 tỷ đồng.

Liên quan đến 3 trường hợp do UBND TP Cẩm Phả cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp (trồng cây lâu năm) sang đất ở sau ngày HĐND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư và UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư cũng hé lộ nhiều vi phạm nghiêm trọng. Theo đó, trước đây, UBND TP Cẩm Phả đã cấp giấy CNQSDĐ cho các hộ là 874,7m2 gồm 165,9m2 đất ở, 674,8m2 đất trồng cây lâu năm. Khi cấp lại, UBND thành phố đã cho chuyển thành 623,6m2 đất ở, trong đó, cho chuyển mục đích từ đất nông nghiệp sang đất ở là 457,7m2. Hậu quả, cơ quan chức năng phải bồi thường 396,2m2 đất ở, làm tăng thêm giá trị bồi thường cho các hộ trên 4,75 tỷ đồng.

Kỷ luật nhiều cán bộ liên quan.

Số tiền phải thu về ngân sách Nhà nước từ 7 hộ gia đình đã thực hiện đền bù GPMB theo kết luận của Thanh tra tỉnh là trên 15,458 tỷ đồng. Chính vì những sai phạm liên quan, nên ông Phạm Ngọc Vinh, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Sở Tài chính đã bị Tỉnh uỷ Quảng Ninh đã thi hành kỷ luật với hình thức “Khiển trách”.

Cũng liên quan đến những sai phạm trên, Thành uỷ, UBND TP Cẩm Phả cũng tiến hành kiểm điểm, xử lý kỷ luật 14 cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý và tiến hành khắc phục tồn tại theo Kết luật số 29/KL-TTr tỉnh ngày 20/11/2019 của Thanh tra tỉnh. Trong đó, xử lý giáng chức 1 người, cách chức 2 người, khiển trách 5 người và cảnh cáo 3 người.

Trao đổi với Báo Giao thông, lãnh đạo Thành uỷ Cẩm Phả cho biết, đến ngày 4/6/2020, địa phương đã khắc phục được 100% hậu quả về kinh tế theo kiến nghị của Thanh tra tỉnh.

Một điểm đáng chú ý nữa là, từ việc sai phạm trong việc cấp đổi, chuyển mục đích sử dụng đất cho 7 hộ nêu trên đã gây thắc mắc, khiếu lại đông người vượt cấp của hàng chục hộ dân khác tại dự án này, khiến cho công tác đền bù, GPMB kéo dài. Thậm chí, lực lượng chức năng của TP Cẩm Phả phải huy động hàng trăm người, phương tiện để chuẩn bị cưỡng chế thì mới GPMB được dự án này.

Do khó khăn, vướng mắc về liên quan, TP Cẩm Phả phải huy động nhiều phương tiện, lực lượng để tháo dỡ công trình của nhân dân thuộc diện đền bù, GPMB Dự án Quang Hanh hồi đầu năm 2020

Cũng liên quan đến Dự án Quang Hanh, Chủ tịch UBND phường Quang Hanh và một Phó Chủ tịch UBND TP Cẩm Phả cũng đã bị cấp có thẩm quyền thi hành kỷ luật bằng hình thức “Khiển trách”.

Tuy nhiên, theo nguồn tin riêng của Báo Giao thông, ngay sau khi nhận được quyết định kỷ luật Đảng, Phó Chủ tịch UBND TP Cẩm Phả đã có kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền của tỉnh để xem xét.

Đông Bắc

Làm giả giấy tờ, chuyên viên Văn phòng UBND TP Hải Phòng bị bắt

Làm giả giấy tờ, chuyên viên Văn phòng UBND TP Hải Phòng bị bắt

(VTC News) - Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hải Phòng vừa bắt giam chuyên viên văn phòng UBND TP Hải Phòng vì làm giả tài liệu cơ quan Nhà nước để phục vụ mục đích cá nhân.

Chiều 24/7, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hải Phòng thi hành lệnh bắt giam đối với một chuyên viên văn phòng UBND TP Hải Phòng về hành vi Làm giả tài liệu cơ quan Nhà nước.

Trụ sở UBND TP Hải Phòng.

Theo hồ sơ điều tra, trong quá trình thực thi công việc, để phục vụ mục đích cá nhân, ông N.Đ.B. (SN 1981) có hành vi làm giả tài liệu cơ quan Nhà nước.

Sau khi điều tra, có đầy đủ tài liệu và chứng cứ về hành vi phạm tội của ông B., cơ quan An Ninh điều tra Công an TP Hải Phòng thực hiện lệnh bắt giam, sau đó khám xét nơi ở và làm việc của ông B.

Hiện vụ việc đang được tiếp tục điều tra, làm rõ.

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2020

Lệ Rơi tái xuất với ngoại hình gây ngỡ ngàng

TPO - Trong clip mới nhất, Lệ Rơi gây bất ngờ với diện mạo điển trai và phát tướng hơn xưa.
Hình ảnh mới nhất của Lệ Rơi.

Mới đây, Lệ Rơi tái xuất sau thời gian dài ở ẩn với màn cover một đoạn ca khúc đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của cư dân mạng. Dễ thấy, Lệ Rơi không chỉ thay đổi về diện mạo mà giọng hát cũng cải thiện hơn nhiều. Dân mạng nhận xét Lệ Rơi trắng trẻo, phát tướng và đẹp trai hơn trước...

Lệ Rơi tên thật là Nguyễn Đức Hậu, quê ở Hải Dương. Anh từng “làm mưa, làm gió” cộng đồng mạng với những ản cover “không giống ai”. Giọng hát lệch tông và khó nghe của Lệ Rơi bất ngờ trở thành hiện tượng mạng và được nhiều người tìm xem.

Những clip của Lệ Rơi thu hút hàng triệu view. Con số mà nhiều sao Việt phải mơ ước. Lệ Rơi được truyền thông quan tâm và săn đón. Không chỉ dừng lại ở đó, Lệ Rơi nhận được lời mời tham gia showiz.

Hình ảnh Lệ Rơi xuất hiện tại một sốt tụ điểm ca nhạc, hội chợ hay sitcom, clip quảng cáo… được nhận xét là “kệch cỡm”, “lố bịch”. Không chỉ dừng lại ở đó, Lệ Rơi phẫu thuật thẩm mỹ để thay đổi diện mạo.

Lệ Rơi từng phẫu thuật thẩm mỹ với ý định gia nhập giới showiz. 

Tuy nhiên, vì không có tài năng nên Lệ Rơi nhanh chóng mờ nhạt và bị “đào thải” khỏi môi trường nghệ thuật. Theo một số nguồn tin, Lệ Rơi về quê trồng ổi, lấy vợ và sinh con. Một số người cho rằng, Lệ Rơi nên trở về đúng nghĩa một chàng trai làm nông, chất phác, yêu ca hát.

Con trai đương kim Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh giữ chức Bí thư Thành ủy Bắc Ninh

Ông Nguyễn Nhân Chinh, Bí thư Tỉnh Đoàn Bắc Ninh vừa được chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Thành ủy Bắc Ninh nhiệm kỳ 2020-2025.

Thành ủy Bắc Ninh vừa tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh về công tác cán bộ.

Theo đó, ông Nguyễn Nhân Chinh, Bí thư Tỉnh Đoàn Bắc Ninh được điều động, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Thành ủy Bắc Ninh nhiệm kỳ 2020-2025.

Người tiền nhiệm chức Bí thư Thành ủy Bắc Ninh của ông Chinh là ông Vương Quốc Tuấn, hiện tại, ông Vương Quốc Tuấn đã được HĐND tỉnh này bầu bổ sung làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh.

Bà Đào Hồng Lan trao quyết định cho ông Nguyễn Nhân Chinh. Ảnh Cổng thông tin tỉnh Bắc Ninh.

Tại buổi lễ trao quyết định, bà Đào Hồng Lan, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bắc Ninh đề nghị ông Nguyễn Nhân Chinh cùng tập thể Thành ủy Bắc Ninh lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thành công các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra và góp phần xây dựng TP. Bắc Ninh ngày càng phát triển văn minh, hiện đại, xứng đáng là đô thị trung tâm của tỉnh.

Ông Nguyễn Nhân Chinh cho biết sẽ tiếp tục tu dưỡng, rèn luyện, phát huy năng lực và bản lĩnh chính trị của bản thân để sớm nắm bắt công việc, cùng tập thể Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Thành ủy Bắc Ninh lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2020, góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh Bắc Ninh.

Ông Nguyễn Nhân Chinh sinh năm 1984, quê xã Tân Chi, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Ông tốt nghiệp đại học chuyên ngành cờ vua; thạc sĩ quản lý giáo dục. Ông vào Đảng năm 2011.

Ông có nhiều năm công tác tại Tỉnh Đoàn Bắc Ninh, trong đó, vào năm 2016, khi đang trên cương vị Phó Bí thư Thường trực Tỉnh Đoàn ông được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh Đoàn Bắc Ninh.

Ngoài ra, ông Nguyễn Nhân Chinh còn là Tỉnh ủy viên, đại biểu HĐND tỉnh Bắc Ninh khóa XVIII nhiệm kỳ 2016-2021.

Theo Thanh Hương- Nhà đầu tư

Truy tố Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp


Nguyễn Hữu Lý bị cáo buộc không thực hiện đúng, đầy đủ trách nhiệm khi xây dựng công trình tu bổ Miếu bà Chúa xứ, để giám đốc doanh nghiệp chiếm đoạt hơn 3,7 tỷ đồng.


VKSND tỉnh Đồng Tháp đã ra cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Hữu Lý (60 tuổi), Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp; bị can Võ Thị Tuyết Nhung (36 tuổi), Phó trưởng Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Trung tâm xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư tỉnh Đồng Tháp cùng về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Bị can Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Mỹ thuật Tượng đài Ánh Dương bị truy tố về tội Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Nguyễn Hữu Lý, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp trước khi bị truy tố. Ảnh: Báo Đồng Tháp.

Theo hồ sơ tố tụng, trước khi được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp, Lý là Giám đốc Ban quản lý khu di tích Gò Tháp. Trong quá trình thi công xây dựng công trình tu bổ Miếu bà Chúa xứ, Lý đã không thực hiện đúng và đầy đủ trách nhiệm, dẫn đến thất thoát ngân sách Nhà nước.

Cụ thể, năm 2014, Dương cung cấp cho Ban quản lý khu di tích Gò Tháp bảo lãnh thực hiện hợp đồng và thư bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước do ngân hàng phát hành với số tiền bảo lãnh hơn 4 tỷ đồng.

Công trình tu bổ Miếu bà Chúa xứ. Ảnh: Anh Minh.

Với vai trò là đại diện chủ đầu tư, Lý phải liên hệ hoặc chỉ đạo cấp dưới liên hệ với nơi phát hành kiểm tra, làm rõ tính hợp pháp của hai thư bảo lãnh này trước khi chấp thuận trả lại cho doanh nghiệp 734 triệu đồng đã nộp và cho tạm ứng 3,3 tỷ đồng.

Đại diện chủ đầu tư đã không thực hiện, dẫn đến việc không phát hiện các giấy tờ giám đốc doanh nghiệp cung cấp là giả, tạo điều kiện cho Dương chiếm đoạt tiền ngân sách nhà nước.

Khi thanh toán khối lượng đợt 1, Ban quản lý khu di tích Gò Tháp, không đề nghị Kho bạc Nhà nước thu hồi tạm ứng theo hợp đồng là 45%, tương đương 1,7 tỷ đồng mà chỉ thu hồi 20%, tương đương 660 triệu đồng, tạo kẽ hở cho doanh nghiệp lừa đảo chiếm đoạt hơn 1,8 tỷ đồng.

Lý còn thỏa thuận với Dương, lập thủ tục thanh toán trước, thi công sau và chuyển cho doanh nghiệp 3,1 tỷ đồng nhưng không có biện pháp đảm bảo an toàn nguồn vốn đầu tư.

Kết quả giám định, số tiền thanh toán nhưng chưa thi công mà Dương chiếm đoạt gần 1,9 tỷ đồng. Sau khi sai phạm này được phát hiện, bị can Lý tự nguyện nộp số tiền hơn 3,7 tỷ đồng, khắc phục hậu quả.

Nhung là kế toán trưởng nhưng không thực hiện đúng nguyên tắc kế toán, không thực hiện đúng và đầy đủ trách nhiệm để giám đốc doanh nghiệp chiếm đoạt vốn đầu tư xây dựng công trình.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng thi công, Dương nhiều lần sử dụng các loại giấy tờ giả, lừa đối Ban quản lý khu di tích Gò Tháp, chiếm đoạt tài sản. Tổng số tiền bị can đã chiếm đoạt là hơn 3,7 tỷ đồng.

Vụ án "Cố ý gây thương tích" ở Đan Phượng: Khó hiểu tình tiết gãy xương đòn

Luật sư bào chữa cho bị cáo đã chỉ ra nhiều điểm "mập mờ" trong vụ án "Cố ý gây thương tích" ở Đan Phượng (TP Hà Nội).

Trụ sở TAND huyện Đan Phượng (TP Hà Nội)

Ngày 23 - 24/7, TAND huyện Đan Phượng, TP Hà Nội mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án “Cố ý gây thương tích” với bị cáo là Nguyễn Trạch Thái (SN 1986 ở cụm 2, xã Liên Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội), người bị hại là anh Văn Tuấn (người cùng xã với Thái).

Cáo trạng của Viện KSND huyện Đan Phượng, khoảng 18h ngày 13/9/2019, trong khi đang uống bia tại khu làng nghề xã Liên Hà, bị cáo Nguyễn Trạch Thái đã xảy xô xát với Nguyễn Văn Tuấn.

Hậu quả của việc này khiến Tuấn bị thương ở miệng, ngay sau đó Tuấn được đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện 19-8. Trong ngày 13/9, Tuấn được ra viện kèm giấy chứng thương nếu “có vết thương môi trên xuyên thủng từ ngoài vào trong, mặt ngoài 3cm, mặt trong 3 cm, chân tay không phát hiện tổn thương, X-quang không phát hiện tổn thương xương hàm mặt".


10 ngày sau khi được cấp cứu tại Bệnh viện 19-8, Tuấn quay trở lại bệnh viện này khám và điều trị, chụp X-quang và phát hiện xương đòn trái gãy. Cách đây một năm, Tuấn đã bị gãy xương đòn trái và phải nẹp vít. Do đó, lần này, Tuấn phẫu thuật tháo nẹp vít cũ và nẹp lại vị trí gãy xương đòn trái.

Sau đó, Tuấn được đưa đi giám định thương tật, tại Bản kết luận giám định pháp y số 920 ngày 16/10/2019 của Trung tâm Pháp y, Sở Y tế Hà Nội kết luận: Sẹo vết thương phần mềm môi trên: 2%; Sẹo vết mổ vùng dưới xương đòn trái (đường mổ theo vết mổ cũ): 8%; Gãy mới trên nền gãy cũ xương đòn trái đã được phẫu thuật kết hợp xương lại: 6%. Tỷ lệ tổn hại sức khỏe 15% tính theo phương pháp cộng lại.

Căn cứ vào những tình tiết đó, Viện KSND huyện Đan Phượng quyết định truy tố Thái về tội “Cố ý gây thương tích” theo điểm đ, khoản 2, Điều 134 Bộ luật hình sự (tương đương mức án từ 2 đến 6 năm tù) và đề nghị mức án từ 24 - 30 tháng tù giam đối với bị cáo Nguyễn Trạch Thái.

Tại phần tranh luận, bị cáo Thái và luật sư Nguyễn Đức Hùng (luật sư bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho Thái) đã chỉ ra nhiều điểm “mập mờ” trong vụ án và yêu cầu HĐXX làm rõ. Cụ thể, luật sư Hùng cho rằng, cơ quan tố tụng trong quá trình điều tra cũng như những chứng cứ mà Viện KSND đưa ra tại tòa không đủ căn cứ để chứng minh nguyên nhân dẫn đến bị hại (Tuấn) bị gãy xương đòn vai trái là do Thái gây ra.

“Việc anh Tuấn sau 10 ngày xảy ra xô xát với anh Thái mới đi chụp hình cho kết quả xương đòn trái của mình bị gãy và sau đó Cơ quan CSĐT và Viện KSND huyện Đan Phượng cho rằng xương đòn vai trái của anh Tuấn bị gãy là do anh Thái đánh là không có cơ sở. Liệu người bình thường bị gãy xương mà chịu được 10 ngày mới phát hiện không?”, luật sư Hùng nói.

Tại phiên tòa luật sư Hùng đã cung cấp những biên bản xác nhận của chính quyền địa phương và người dân xã Liên Hà khẳng định sau khi xô xát với anh Thái và ra viện, anh Tuấn đi làm bình thường, anh Tuấn vẫn đi lái máy cẩu, lái xe đi chở gỗ.

“Khi bị gãy xương đòn vai thì vận động đi lại bình thường cũng khó huống chi là vẫn đi làm bình thường, không những vậy lại là những công việc nặng nhọc. Điều này cho thấy việc Tuấn bị gãy xương đòn vai trái là sau hôm xô xát với anh Thái”, luật sư Hùng nói.

Không những vậy, ngày 19/9/2020 (một tuần sau khi xô xát với anh Thái), anh Tuấn và người nhà vẫn cầm gậy gộc đi đánh anh Thái. Vụ việc này đã được TAND huyện Đan Phượng xét xử ở vụ án khác. Tuấn giải thích, việc đánh anh Thái là do tức anh Thái đánh mình nhưng không sang nhà xin lỗi.

Video chiếu tại tòa cho thấy lúc đuổi đánh anh Thái, Tuấn chạy rất nhanh, hai tay vung vẩy nhanh và mạnh.

“Một người nếu bị gãy xương đòn vai liệu có chạy được như Tuấn đuổi để đánh anh Thái không?”, luật sư Hùng đặt câu hỏi tại phiên xét xử.

Từ những phân tích trên, luật sư Nguyễn Đức Hùng cho rằng hành vi ném cốc của Thái vào miệng Tuấn chỉ để lại sẹo vết thương phần mềm môi trên với tỷ lệ thương tật 2% cho Tuấn nên đề nghị HĐXX cho Thái hưởng án treo.

Chiều 24/7/2020, phiên toà tiếp tục diễn ra.

Vụ 2 người lạ mặt đột nhập bưu cục Cầu Voi

Khoai@

Mấy hôm trước báo Thanh Niên đột nhiên đăng bài "2 người lạ mặt bất ngờ đột nhập Bưu điện Cầu Voi - hiện trường vụ án Hồ Duy Hải", sau đó nhiều báo đăng lại. 

Trích: "Thông tin trên báo Thanh Niên tối 21/7 cho biết, ông Phạm Văn Khéo, Trưởng ấp 5, xã Nhị Thành, H.Thủ Thừa (Long An) xác nhận có 2 thanh niên lạ mặt bất ngờ đột nhập Bưu điện Cầu Voi (nằm ven QL1, thuộc ấp 5, xã Nhị Thành) vào chiều cùng ngày.

Cụ thể, ông Khéo cho biết trên báo này vào khoảng 16h, có 2 thanh niên đến quán bán đồ trước cửa bưu điện ngồi một lúc rồi đi thẳng vào bên trong. Người dân bán hàng trước bưu điện không biết tại sao người này có chìa khoá rồi tự mở cửa đi lại khắp nơi quanh bưu điện, từ khu vực nhà vệ sinh rồi lên tầng. Sau đó, 2 người lạ mặt này quay phim, chụp ảnh ở nhiều vị trí quan trọng trong vụ án mạng Hồ Duy Hải trước kia như bồn rửa tay trong nhà vệ sinh. Thấy điều bất thường, người dân liền gọi điện thông báo cho trưởng ấp.

Khi ông Khéo đến hiện trường và yêu cầu 2 thanh niên rời khỏi bưu điện nhưng 2 người này không chấp hành mà còn nói: "Tôi vào đây có việc cá nhân và thấy chìa khóa nên mở thôi". Trưởng ấp Phạm Văn Khéo đã phải gọi đến ban công an xã xuống trao đổi thì họ mới chịu rời đi." [Hết trích].

Sau bài này, dù không có căn cứ nào, nhưng nhiều người ám chỉ rằng, 2 người lạ mặt đó phải được phép mới có chìa khóa để mở thì mới vào được. Còn vào để làm gì thì đó là bí mật. Cũng không ít người coi đó là việc làm mờ ám của chính quyền, chẳng hạn như tiêu hủy hay thu giữ vật chứng gì đó... Một số "Nhà điều tra online" khác thì say sưa khám nghiệm lại hiện trường vụ án...

Tôi thì không nghĩ thế. 

Bưu cục Cầu Voi giờ không được coi là hiện trường vụ án bởi nó không còn chứa đựng những tài liệu, dấu vết, vật chứng... của vụ án nữa, mà chỉ có thể coi đó là nơi diễn ra vụ án. Vì thế, chỉ có thiểu năng mới nghĩ là vào đó để khám nghiệm hoặc thu giữ hay tẩu tán tài liệu, vật chứng...

Các anh chị cần nhớ, kể từ khi xảy ra vụ án mạng đau lòng thì Bưu cục Cầu Voi đã có thời gian cho thuê để bán tạp hóa, bá nước, làm đại lý xe máy....Nhưng sau đó những người thuê đều cảm thấy bất an, không vượt qua được nỗi ám ảnh nên đều rời đi. Điều này có nghĩa là gần như các dấu vết hay vật chứng gì đó gần như không thể còn tồn tại. Ấy là chưa kể sau khi khám nghiệm hiện trường thì dân phòng đã vào dọn dẹp và đem đốt nhiều thứ như báo chí đã đăng.

Vậy tại sao lại có 2 người lạ mặt vào đó quay clip, chụp ảnh?

Tôi không thể khẳng định điều gì vì không có cơ sở, nhưng có thể đặt ra vài giả thuyết lý giải cho việc 2 anh lạ mặt vào Bưu cục Cầu Voi nhằm: [1] Muốn nổi tiếng bằng cách kể chuyện giật gân việc đột nhập vào bưu cục Cầu Voi; [2] Đi vệ sinh, trộm cắp hoặc vào để chích choác; [3] thực hiện một âm mưu để vu cáo cho chính quyền làm điều mờ ám (khả năng này cao vì họ vào công khai, cố tình để cho người dân quanh đó biết và khi anh trưởng thôn tên Khéo tra hỏi thì trả lời rất ngang tàng). Ít nhất cho đến lúc này, vì sự xuất hiện của họ mà nhiều người đã có những bình luận ám chỉ không hay để dẫn dắt dư luận.

Tôi chưa bao giờ nghĩ 2 thanh niên kia vào để thực hiện một nhiệm vụ nào đó của chính quyền hay cơ quan tố tụng. Vì quyền quản lý bưu cục này là thuộc cơ quan bưu điện. Ra vào một địa chỉ của một cơ quan nào đó cần phải thực hiện nhiều thủ tục, mà đã cần nhiều thủ tục thì đương nhiên phải vào đàng hoàng, có sự chứng kiến của nhiều bên. Chỉ có những kẻ bại não, bất lương mới vào đó để làm điều mờ ám trong lúc dư luận đang cực kỳ quan tâm như thế này.

Những ai bị khởi tố trong đại án Nhật Cường Mobile?


Bộ Công an khởi tố Chánh văn phòng Thành ủy Hà Nội, lái xe của Chủ tịch Nguyễn Đức Chung, Bùi Quang Huy và 23 người liên quan vụ án Nhật Cường.