Thứ Bảy, 3 tháng 5, 2014

CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN ĐÃ ĐỂ MẤT MỘT SỐ ĐẢO Ở TRƯỜNG SA VÀO TAY PHILIPPINES

Ai để Philippines chiếm giữ một số đảo ở Trường Sa?

Có lẽ vấn đề Phi Lip Pin là vấn đề nhạy cảm nhất đối với những người Hải ngoại vì đó là vấn đề mà đến tậ bây giờ họ vẫn mang ơn không thể trả được với Phi Lip Pin . Và vì thế , vấn đề Phi lip pin đã được các bạn ấy ỉm đi một cách nhanh gọn đáng ngờ .

Xem thêm :

Nhiều người Việt ở nước ngoài hay nói bọn cộng sản yếu hèn, dâng nhiều đảo ở Trường Sa cho ngoại bang. Họ nói vậy, có lẽ vì họ ghét cộng sản, vì họ không có thông tin, hoặc vì cả hai. Nhưng mới rồi có nhà báo trong nước ra vẻ hiểu biết, nói Việt Nam Cộng hòa đã giữ nhiều đảo ở Trường Sa, chả để mất đảo nào, nay mình dở quá, để mất vào tay Trung Quốc bao nhiêu đảo.

Nói với bạn ý, Trung Quốc đã chiếm 7 đảo ở Trường Sa, nhưng chưa hề chiếm được đảo nào bộ đội ta đã đóng giữ. Gạc Ma bị Trung Quốc chiếm ngày 14-3-1988, khi công binh ta mới lên cắm cờ trên đảo vài giờ.

Nhân tiện cũng nói luôn, lâu nay mọi người thường chỉ nói đến việc Trường Sa bị Trung Quốc chiếm. Nhưng sự thực, Philippines còn chiếm đóng nhiều đảo ở Trường Sa hơn cả Trung Quốc. Có một bác ở hải ngoại nhắc đến việc nhiều đảo ở Trường Sa bị Phi chiếm, đổ tội cho “bọn cầm quyền cộng sản” chả biết giữ mấy đảo đó. Bác này nói đại ý, trên mấy đảo Phi đang chiếm giữ có cả bia chủ quyền lập từ thời Việt Nam Cộng hòa, chứng tỏ cộng sản đã làm mất về tay Phi các đảo, trước kia Việt Nam Cộng hòa giữ. Lập luận đến hay!

Một số đảo ở Trường Sa bị Philippines chiếm giữ từ bao giờ, như thế nào? 

Năm 1956, sau khi tiếp thu từ Pháp quyền kiểm soát quần đảo Trường Sa, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã tổ chức thị sát, dựng bia chủ quyền ở một số đảo.


Năm 1963, Hải quân Việt Nam Cộng hòa đưa ba tàu là HQ-404 Hương Giang, HQ-01 Chi Lăng và HQ-09 Kì Hoà ra xây dựng lại bia chủ quyền Việt Nam tại một số đảo thuộc Trường Sa. Sách trắng năm 1975 về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa nêu rõ ngày xây dựng lại bia chủ quyền ở 6 đảo: ngày 19-5-1963, ở đảo Trường Sa; ngày 20-5-1963, ở đảo An Bang; ngày 22-5-1963, ở đảo Thị Tứ và Loại Ta; ngày 24-5-1963 ở đảo Song Tử Đông và đảo Song Tử Tây.

Bia chủ quyền Việt Nam ở đảo Song Tử Đông

Nhưng năm 1970. Philippines đã tổ chức chiếm giữ đảo Song Tử Đông, đảo Thị Tứ, đảo Loại Ta và 4 đảo nữa. Domingo Tucay, năm 1970 là một trung úy trẻ tham gia cuộc hành quân đó kể lại, họ mang theo mật lệnh, được dặn đến tọa độ nhất định mới được mở ra. Có 7 đảo, bãi hoàn toàn hoang vắng, họ chiếm đóng dễ dàng. Chỉ khi tới đảo Song Tử Tây, họ thấy quân Việt Nam Cộng hòa đóng. “Chúng tôi báo về sở chỉ huy, được chỉ thị cứ để mặc họ”. Tucay nói.

Trong những đảo Philipines chiếm dịp đó có 6 đảo nổi, Thị Tứ là đảo lớn thứ nhì, Bến Lạc (Đảo Dừa) là đảo lớn thứ ba, Song Tử Đông là đảo lớn thứ năm ở quần đảo Trường Sa.
Theo như bài báo đăng lời Tucay kể chuyện, nhiều tháng sau khi Philippines chiếm đóng 7 đảo ở quần đảo Trường Sa, các nước khác mới biết.

Câu chuyện quân đội Philipines bí mật chiếm 7 đảo ở quần đảo Trường Sa:

Nguồn :Thiềm Thừ

NÀO, CÙNG XEM BÓI CHO BỘ TRƯỞNG THĂNG PHÁT!

Những "mưu đồ", “thủ thuật” và “chiến lược” của Bộ trưởng Thăng.

Chính khách không có mưu đồ thì không là chính khách. Làm Bộ trưởng, không có chiến lược thì cũng đừng làm Bộ trưởng.

Những ngày mới nhậm chức Bộ trưởng, ông Đinh La Thăng đã nhận không ít "lời chửi" của dân như chính ông thừa nhận.

Từ vị trí Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dầu khí, tức là lĩnh vực kinh doanh nhảy sang lĩnh vực quả lý Nhà nước, Bộ trưởng Thăng đã gặp không ít bỡ ngỡ. Nhưng là người thông minh, nhanh nhạy, giỏi nắm bắt thời cơ và cực khôn, giờ đây Bộ trưởng Thăng đã dày dạn chính trường, được người dân yêu mến. 

Và như mọi chính khách, ông rất có "thủ thuật".

Xin điểm một số việc lớn và việc rất nhỏ của Bộ trưởng Thăng thời gian qua.

Việc lớn, đó là Bộ trưởng Thăng đã hiểu rất rõ, không có tiền thì không làm được việc gì cả. Vì vậy, ông đã rất "thẳng tay móc túi người dân" qua các loại thuế, phí... Có thể nói phương tiện giao thông là thứ phải gánh chịu nhiều loại thuế, phí nhất hiện nay. Thuế chồng thuế, phí chồng phí.

Ông mưu mẹo ở chỗ biết "thổi" để giao thông trở thành vấn đề trọng điểm, sau đó đặt ra các loại thuế phí rất cao khiến dư luận phản đối rầm rầm. Sau khi đợi hết "cơn lên đồng" của dân chúng, ông hạ dần xuống và tất nhiên, nhân dân muốn hay không thì cũng phải chấp nhận. Giờ đây, ông có trong tay nhiều và rất nhiều tiền.

"Có tiền, mua tiên cũng được". Ông đã ngay lập tức biến đồng tiền đó thành đường sá và các công trình giao thông, tất nhiên, ông chọn đột phá khẩu ở lĩnh vực đường bộ đang rất bức xúc.

Hàng loạt các công trình giao thông trì trệ được đẩy nhanh tiến độ và kết quả là giờ đây giao thông tương đối thông suốt. Người dân phấn khởi và ông thì rất dễ thu tiền.

Ông cũng rất giỏi thu phục nhân tâm qua những việc nhỏ.

Khi 3 trẻ ở Quảng Trị chết vì tiêm chủng, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến bị la ó vì không đến thăm gia đình nạn nhân thì ngay sau đó, vụ đắm thuyền ở miền Nam, Bộ trưởng Thăng đã ngay lập tức có mặt, tạo sự tương phản sâu sắc trong dư luận.

Tiếp dó, vụ sập cầu treo Chu Va, ông điều trực thăng chở đến hiện trường và tất nhiên là ông "thành công vang dội".

Gần đây nhất, vụ chui túi ni lông qua sông, dù đang ở Nhật nhưng ông vẫn trực tiếp chỉ đạo về để quyết định xây cầu. "Cao mưu" hơn, ông còn tìm số điện thoại của cô giáo, người quay Clip để nhắn tin cám ơn.

Đây là những "siêu đòn" trong việc thu phục nhân tâm.

Tên tuổi ông giờ đây nổi như cồn. Người dân tin và yêu ông đến mức khi báo Nhật đưa tin hối lộ trong vụ đường sắt cao tốc vừa qua, người dân vẫn thông cảm và tin tưởng dù cho đến giờ phút này ông bất lực.

Những việc làm như nêu trên của ông Thăng, tất nhiên là "thủ thuật" nhưng cũng không thể nói ông không có TÂM bởi nếu không thực tâm, người ta chỉ “diễn” được vài ba việc là cùng. Vả lại, nếu có là "thủ thuật chính trị" thì đó cũng là những thủ thuật tốt, có lợi cho nước, cho dân.

Về chiến lược những ngày tới của Bộ trưởng Thăng.

Về chiến lược, Bộ trưởng Thăng đã chính xác khi chọn đột phá khẩu là "Mặt trận Đường bộ". Đây là chiến trường gay cấn nhất, khốc liệt nhất và cũng khó khăn nhất. Không thể nói khác, ở "mặt trận"này, bước đầu đã tương đối thành công.

Việc thi tuyển Tổng cục trưởng Đường bộ mới đây cho thấy, ông sẽ tập trung đưa mặt trận này vào hoạt động ổn định và phát triển.

Theo tính toán của mình, hết thắng 6 này, ông sẽ hoàn thiện toàn bộ khâu tổ chức nhân sự, hoạch định chiến lược cho sự phát triển của Tổng cục Đường bộ.

Mặt trận này coi như tạm xong.

"Mặt trận" thứ hai mà Bộ trưởng Thăng lựa chọn là Đường sắt. Đây là lĩnh vực trì trệ nhất từ trước đến nay. Hầu như toàn bộ các tuyến đường sắt hiện nay đều được người Pháp mở mang, xây dựng.

Trong khi đó, nhu cầu phát triển giao thông hiện đại với những mặt hàng siêu trường, siêu trọng thì sau đường thủy phải là đường sắt.

Đối với "mặt trận" này, ông đang làm hai việc.

Thứ nhất là củng cố tổ chức mà bằng chứng gần đây nhất là ông tạm đình chỉ chức vụ của Cục trưởng Đường sắt Nguyễn Hữu Thắng và không loại trừ, ông sẽ thay thế nhiều cán bộ của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, nơi mà theo ông là không thể chấp nhận bởi coi việc chơi gol là… chính.

Tuy nhiên, ông cũng rất mưu lược bởi ông biết, nếu không có sự đồng thuận của xã hội thì rất khó thành công. Và muốn vậy, ông phải đẩy việc phát triển đường sắt trở thành một yêu cầu nóng bỏng và cấp bách của toàn xã hội.

Và ông đã bắt dầu bằng một việc làm rất đúng pháp luật từ… đường bộ.

Đó là cấm triệt để xe chở quá tải trọng.

Lúc này, giá vận tải đường bộ sẽ đẩy lên cao và khó có con đường nào khác là phải quay sang phương tiện đường sắt vốn đang bị quay lưng. Nhất là đối với những mặt hàng có tải trọng lớn.

Tóm lại, với quyết định này, ông đã “bắn một mũi tên, trúng hai đích”. Thứ nhất, mở cho đường sắt một cơ hội và thứ hai, bảo vệ được những con đường xưa nay bị phá hủy nghiêm trọng bởi xe quá tải.

Theo tính toán, từ nay đến hết năm 2014, Bộ trưởng Thăng sẽ tiếp tục tạo sức ép từ xã hội để đặt sự phát triển dường sắt trở thành trọng tâm trong phát triển kinh tế đồng thời hoàn thiện cơ bản khâu tổ chức cho mặt trận này.

Năm 2015 sẽ trở thành “Năm Đường sắt Việt Nam”, tiến tới xây dựng tàu hỏa cao tốc Bắc – Nam.

Từ giữa năm 2015, Bộ trưởng Thăng sẽ tập trung vào lĩnh vực thứ ba, cực kỳ quan trọng và nan giải là “mặt trận đường thủy” mà trọng tâm là vận tải biển.

Bộ trưởng Thăng thừa hiểu, với một đất nước có hơn 3.200km bờ biển mà hàng hải không phát triển là vô lý. Mặt khác, hàng hải còn nằm trong chiến lược bảo vệ chủ quyền.

Sở dĩ ông Thăng chưa dám mở “mặt trận” này là còn bởi những bê bối trong các vụ Vinashin và Vinalines đã tạo hiệu ứng hoài nghi, thậm chí không ủng hộ trong dư luận và cả Đại biểu Quốc hội.

Bộ trưởng Thăng đang chờ hai vụ án trên khép lại vào cuối năm nay.

Như vậy theo dự đoán, đầu năm 2015 Bộ trưởng Thăng sẽ tập trung cho “mặt trận” đường sắt và cuối năm 2015, đầu năm 2016 (trước thời điểm Đại hội Đảng) ông tập trung cho đường thủy, đặc biệt là lĩnh vực hàng hải.

Nếu thành công, chắc Bộ trưởng Thăng sẽ tiếp tục được giao nhiệm vụ cao hơn trong nhiệm kỳ 2016- 2021.

Ngày nghỉ, "xem bói" cho Bộ trưởng Thăng phát.

May thì trúng mà không may thì… trật.

Bộ trưởng Thăng mà đọc được, nếu đúng cái nào thì LIKE nhé.

Ha!

Máy bay MH370 mất tích: CHÊ VIỆT NAM CHẬM 17 PHÚT, MALAYSIA "NHANH" ĐẾN 4 TIẾNG ĐỒNG HỒ

Đăng Bởi Một Thế Giới


Một quân nhân Việt Nam tham gia đợt tìm kiếm cứu hộ chiếc MH370 sau khi có tin chiếc máy bay có thể rơi ở vùng biển Việt Nam (ảnh từ Internet).

Một báo cáo khác về hoạt động của các đài không lưu cho thấy, đài không lưu Việt Nam đã liên hệ Kuala Lumpur sau khi họ không thể liên lạc với cơ trưởng chiếc MH370 và chiếc này không xuất hiện trên radar của Việt Nam.

Việt Nam "mất" đến 17 phút

Tuổi Trẻ ngày 3.5 thông tin trong cuộc họp báo ngày 2.5 tại Malaysia, Cục trưởng Cục hàng không Malaysia - Datuk Azharuddin Abdul Rahman cho rằng Việt Nam đã chậm trễ trong việc nhận bàn giao tín hiệu chuyến bay MH370.

Bởi lúc 1 giờ 19 sáng 8.3, cơ quan quản lý bay Kuala Lumpur đã bàn giao tín hiệu chuyến bay MH370 cho vùng FIR Hồ Chí Minh tại điểm Igari nhưng mãi đến 1 giờ 38, phía Việt Nam mới thông báo không nhận được tín hiệu của chuyến bay trên màn hình radar, tức là mất đến 17 phút, trong khi thông lệ thường chỉ mất 3-5 phút.

Theo ông Azharuddin, thời điểm bàn giao chuyến bay MH370 đã ở biển Đông và máy bay đã chính thức thuộc trách nhiệm của quản lý bay Việt Nam.

“Vì sao phía Việt Nam lại mất quá nhiều thời gian để thông báo không nhận được tín hiệu cho phía Malaysia?” - ông này nói.

Thông tin về thời gian gián đoạn liên lạc cùng các thông tin khác về chuyến bay MH370 được Malaysia đưa vào báo cáo gửi lên Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), được công bố vào tối 1.5.

Hãng tin AP nhận định, kết luận trong báo cáo do chính phủ Malaysia công bố tối 1.5 không khác các thông tin đã công bố từ lúc chiếc máy bay này mất tích khi đang bay giữa hai không phận Malaysia và Việt Nam. Chỉ khác là nhận định trên của Cục trưởng Cục Hàng không Malaysia.

Trao đổi với Tuổi Trẻ và Thanh Niên ngày 3.5, ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam một lần nữa, khẳng định lại thông tin đã công bố trước đây là: máy bay số hiệu MH370 của Malaysia đã mất tín hiệu radar trước khi vào điểm IGARI (vùng chuyển giao với phía Việt Nam). Cả hai cơ quan quản lý bay đều không thể xác định được máy bay đã đi qua điểm IGARI để vào vùng do Việt Nam quản lý chưa. Tổ bay của MH370 cũng không liên lạc gì với kiểm soát viên không lưu thuộc ATC TP.HCM như các chuyến bay thông thường.

Do đó, không thể cho rằng Việt Nam phải có trách nhiệm với chuyến bay MH370. Cũng như không thể cho rằng Việt Nam chậm trễ trong việc nhận bàn giao của đồng nghiệp Malaysia.

Ông cho biết sẽ chủ động liên lạc với Cục Hàng không Malaysia để làm rõ thông tin.

"Thông thường khi (giới chức) hàng không các nước có báo cáo lên ICAO cũng sẽ gửi một bản cho (giới chức) hàng không nước có liên quan. Khi nào nhận được báo cáo chính thức của Malaysia về vụ việc này, chúng tôi mới có thể phản hồi chính thức”, ông Thanh nói thêm.

Malaysia "đợi" đến cả 4 tiếng đồng hồ

Đáng lưu ý, báo cáo trên cũng nêu rõ cơ quan chức năng Malaysia chỉ mở chiến dịch tìm kiếm - cứu hộ MH370 khoảng... 4 giờ sau đó (lúc 5 giờ 30 sáng), sau khi không thể định vị được chiếc MH370 chở 239 hành khách và phi hành đoàn từ Kuala Lumpur đi Bắc Kinh.

Về điều này, báo The Star (Malaysia) ngày 3.5 dẫn lời quyền bộ trưởng giao thông Datuk Seri Hishammuddin Hussein nói Ủy ban độc lập điều tra vụ MH370 sẽ là bên đưa ra tuyên bố cuối cùng về việc “liệu khoảng trống 4 giờ từ khi máy bay mất tích đến khi chính quyền phản ứng có quá lâu hay không”.

Ông này biện hộ: “Mỗi vụ mỗi khác. Trong vụ này, chúng tôi mất 4 giờ để phản ứng với vụ mất tích. Trong vụ Air France, tôi được biết là phải mất 6-7 giờ trước khi thiết lập bất cứ sự phản ứng nào”.

Trước đó, Một Thế Giới dẫn nguồn tin từ AP có một báo cáo khác về hoạt động của các đài không lưu cho thấy, đài không lưu Việt Nam đã liên hệ Kuala Lumpur, sau khi họ không thể liên lạc với cơ trưởng của chiếc MH370 và chiếc này không xuất hiện trên radar của họ.

Báo cáo này nêu có lúc hãng Malaysia Airlines đã ngỡ chiếc MH370 bay vào không phận Campuchia. Hãng này nêu trong báo cáo “MH370 đã có thể trao đổi tín hiệu với chuyến bay đang bay trong không phận Campuchia”, nhưng chính quyền Campuchia nói họ không có thông tin hoặc liên lạc với chiếc MH370.

Theo tờ The Guardian, khoảng thời gian chiếc máy bay biến khỏi radar là một trong các chi tiết từng gây nên nghi ngờ cơ trưởng cố tình thoát khỏi radar. Nó xảy ra giữa ranh giới các vùng kiểm soát không lưu, 2 phút sau khi cơ quan chức năng ở Kuala Lumpur lệnh cho cơ trưởng liên lạc với phía Việt Nam. Do tổ lái không làm thế, khiến nhân viên không lưu ở TP.HCM phải báo động.

Bên cạnh đó, Malaysia cũng công bố tài liệu từ cuộc điều tra chuyến bay, gồm đoạn ghi âm cuộc đối thoại giữa khoang lái với đài không lưu, sơ đồ ghế ngồi và bản kê khai hàng hóa.

Malaysia cũng công bố một bản đồ cho thấy hướng bay, cùng một tài liệu mô tả chi tiết các hoạt động của cơ quan chức năng trong các giờ sau khi chiếc Mh370 “biến khỏi” radar.

Thủ tướng Malaysia, ông Najib Razak hồi tuần trước đã chỉ định một nhóm chuyên viên kiểm tra lại tất cả các thông tin mà chính phủ có được, liên quan chiếc máy bay mất tích và quyết định nên hay không nên công bố thông tin nào.

“Thủ tướng chỉ đạo về nguyên tắc, việc cung cấp một thông tin đặc biệt nào đó nếu không cản trở cuộc điều tra hoặc cuộc tìm kiếm thì công khai minh bạch” - bộ trưởng quốc phòng Hishammuddin Hussein cho biết.

Ông Hishammuddin nói radar quân sự Malaysia đã dò ra được chiếc MH370 đổi hướng quay lại về hướng tây, ngang bán đảo Malaysia, sau khi họ quay lại dữ liệu radar lúc 8 giờ sáng 8.3, tức gần 7 giờ sau khi chiếc máy bay “biến khỏi” radar dân sự.

Ông cho biết nhận được thông báo phát hiện này của quân đội khoảng 2 giờ sau đó rồi báo cáo lên Thủ tướng Najib. Ông biện hộ việc quân đội không tiếp tục theo dõi chiếc máy bay để nhận dạng: “Chiếc này (máy bay MH370) được radar xác định là thân thiện, vì thế lúc đó không cần phải tiến hành các hành động khác”.

Anh Thư

Một tài liệu về khoang hàng hóa gồm biên lai việc đóng gói những chiếc pin lithium ion vận chuyển trên chiếc MH370 có ghi dòng chữ: “phải xử lý cẩn thận”. Hồi tháng 3 đã có thắc mắc về loại pin dễ nổ này, nhưng hãng Malaysia Airlines nói nó đáp ứng quy định của ICAO, Hiệp hội Vận chuyển hàng không quốc tế và được xếp lại “hàng hóa không nguy hiểm”.

"AI XỨNG ĐÁNG VỚI TỰ DO?" - KHÔNG PHẢI LOẠI NGƯỜI NHƯ THẾ

"Ai xứng đáng với tự do?" - Không phải loại người như thế

Trên báo Thanh niên ngày 2/5/2014 có một bài viết tựa đề "Ai xứng đáng với tự do?" của tác giả trẻ Khải Đơn, được giới thiệu là "một người làm báo đang sống và làm việc tại TP.HCM". Gọi là trẻ vì bạn ấy tự xưng là “những đứa trẻ sinh ra cuối thập niên 80 đã không còn một sóng gió nào quá lớn, nếu so với cả một con đường dài quá mỏi mệt và đầy mâu thuẫn của những người cùng dân tộc sau chiến tranh Việt Nam”. Bạn ấy tuy còn trẻ nhưng đã “thấm thía” rằng con đường mà dân tộc Việt Nam đã đi qua với biết bao máu xương của cha ông để có được cái hòa bình, tự do mà bạn ấy đang hưởng hôm nay là “đầy mâu thuẫn”. Tôi xin nói ngay và luôn với bạn rằng con đường mà dân tộc chúng ta đã đi qua và đến được thắng lợi cuối cùng như ngày hôm nay là con đường của sự thống nhất cao độ, của sự đoàn kết với sức mạnh vĩ đại của toàn dân để đánh tan bè lũ xâm lược và tay sai bán nước. Con đường đó hoàn toàn không thể có một chút mâu thuẫn nào.

Chính vì mang cái tư tưởng “đầy mâu thuẫn” ngay từ đâu nên tác giả bài viết đã không ngần ngại đặt một câu hỏi to tướng: “Nhưng tự do hay hòa bình là cái gì, mà sau 39 năm rồi, vẫn có những thầy cô đứng thao thao giảng trên lớp học: “Quân ta tiêu diệt địch”, vẫn có những người lớn đập bàn nói về “kẻ địch”, “ngụy quyền”, “Việt cộng” cả ở Việt Nam và những cộng đồng ở nước ngoài”. Thật nực cười cho "trí tuệ" của một người "làm báo". Thật dễ hiểu vì sao nền báo chí nước nhà ngày càng xuống dốc không phanh về chất lượng. Nếu theo ý kiến của "người làm báo" này thì từ nay về sau chúng ta sẽ không được dùng từ “địch” cho những kẻ thù của đất nước nữa chăng? SGK sẽ phải sửa lại hết tất cả từ “địch” thành từ “bạn”, còn các thầy cô sẽ phải “thao thao” giảng rằng “quân ta tiêu diệt quân… bạn” (???) Ôi, "trí tuệ đỉnh cao" của tác giả này làm khó cho các thầy cô và nhiều người khác quá! Rồi thì không có được kêu VNCH là “ngụy” nữa nhé. Giống như thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn đã chỉ bảo rằng "ngày xưa ta không thể nói là không có chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam. Đó là chính phủ cũng được quốc tế thừa nhận chứ. Đó cũng là một nhà nước có quân đội thực thi nhiệm vụ quốc gia của họ để bảo vệ chính nghĩa theo lý tưởng của họ". VNCH là chính danh, chính nghĩa nhé, được “cuốc tế” thừa nhận nhé, có “lý tưởng chiến đấu” nhé! À, đúng rồi, chẳng phải cái gọi là "chánh nghĩa quốc gia" của cái thực thể chính trị bán nước này đã giết hại bao nhiêu mạng người Việt, đày đọa đất nước xuống vực sâu chiến tranh hay sao?

"Chánh nghĩa quốc gia"

Chắc chắn rằng tất cả những người có nhận thức bình thường đều phải công nhận rằng không thể thay thế bất kỳ một từ khác nào để gọi giặc và địch. Giặc Mỹ là kẻ địch, tay sai ngụy đánh thuê cho Mỹ tàn sát đồng bào thì càng phải là địch, không thể khác được. Việt Nam Cộng Hòa là ngụy, và nó sẽ mãi mãi là ngụy, không hơn không kém, không thể khác được. Cái gọi là Việt Nam Cộng Hòa mà tiền thân của nó là "Quốc gia Việt Nam" là những con rối do Pháp và Mỹ dựng lên để đánh thuê cho chúng chứ chả có cái nào là “quốc gia” đúng nghĩa cả. Đó là đồ dỏm, đồ giả, mà “dỏm” và “giả” thì chỉ có thể gọi là “ngụy”. Vì vậy gọi bọn họ là "ngụy" là cách gọi trung thực nhất, chuẩn xác nhất, đúng bản chất nhất, không có từ nào trong từ điển tiếng Việt chuẩn hơn. Nhân dân ta từ xưa đã gọi VNCH là ngụy, những người đi lính cho VNCH là lính ngụy, và chính họ vẫn thừa nhận họ là lính ngụy. Đây là sự thật rõ ràng không thể chối cãi. Vậy thì vì cớ gì mà một “nhà báo trẻ” sinh sau chiến tranh lại phải “lo lắng” cho hòa bình đến nỗi lại “trách móc” người lớn nói về kẻ địch và ngụy quyền? Nhân dân ta vốn giàu lòng nhân đạo nên sự thật đã không hề có một cuộc trả thù hay tắm máu nào đối với những người đã từng là địch, là ngụy mặc dù trước đó họ đã thực hiện những tội ác tày trời với đồng bào. Bao nhiêu gia đình có con ở hai chiến tuyến sau ngày giải phóng vẫn sống hòa bình yên ổn đến nay.

Chỉ vì chúng ta dùng từ “địch”, “ngụy” mà người trẻ ấy dám láo xược đặt câu hỏi “tự do hay hòa bình là cái gì” ư? Tự do và hòa bình chính là cái đã cho tác giả này thời gian và sự yên ổn khi mà anh ta dùng cái đầu “chỉ để đội mũ” ấy để viết ra những dòng chữ xấc láo này đấy.
Anh ta hỏi ai xứng đáng được tự do ư? Anh ta không hiểu về cái giá của sự tự do, độc lập hôm nay ư? Gần 3 triệu chiến sĩ và đồng bào đã ngã xuống trong cuộc chiến chống Mỹ chưa xứng đáng để thế hệ hôm nay được tự do hay sao? Liệu những thế hệ đi trước đã đổi bao xương máu để có hòa bình tự do như ngày hôm nay có ngậm cười nơi chín suối khi thế hệ con cháu của mình đặt ra câu hỏi như thế này?

Chưa hết, anh ta còn cao giọng “dạy đời” rằng “trẻ con không xứng đáng phải sống với di sản của chiến tranh và chết chóc. Sẽ đến một lúc khi đủ bình tĩnh, những đứa trẻ sẽ đi tìm gương mặt của lịch sử mà chúng muốn hiểu biết, chứ không phải là lớn lên trong những câu chuyện kể của những người lớn đầy chia cắt và phẫn nộ”. Cái gì là di sản của chiến tranh và chết chóc? Những bài học lịch sử chống ngoại xâm đầy oanh liệt của cha ông à? Hay là anh ta ngu xuẩn đến độ không hiểu rằng chính hòa bình - độc lập - tự do ngày hôm nay là "di sản" của một thời "chiến tranh và chết chóc" đó? Có lẽ tác giả này muốn như nhạc sĩ Trần Tiến kêu gào trong chương trình Giai điệu tự hào là “hãy quên hết đi”? Không biết "người làm báo trẻ" này đã từng đến Bảo tàng chứng tích chiến tranh chưa? đã đứng nghiêng mình trước hàng trăm ngàn ngôi mộ tại các nghĩa trang liệt sỹ trải khắp mảnh đất hình chữ S này chưa? đã lặng người khi nhìn những gì mà giặc Mỹ và tay sai đã làm với người dân Việt trong những bức ảnh do chính họ hoặc các nhà báo phương Tây chụp lại (tất nhiên đó chỉ là 1 vài trường hợp được ghi nhận lại trong số hàng triệu nạn nhân như thế)? Nếu chỉ một lần anh ta thực tâm ngẫm nghĩ về những điều đó, anh ta sẽ cảm nhận được sự ngu xuẩn và vô ơn một cách lạ kỳ khi viết ra một bài báo như thế! Còn không thì có lẽ anh ta đã chẳng phải là một con người như đúng nghĩa của nó! Và câu trả lời cho câu hỏi của anh ta chính là những loại người quay lưng với lịch sử như vậy không xứng đáng với tự do.

“Ngày hòa bình, xin đừng gieo thêm nỗi giận buồn nữa...”. Tôi không hiểu ai đã gieo thêm nỗi giận buồn nữa cho anh chàng vậy? Cái điệp khúc “triệu người vui nhưng cũng triệu người buồn” cứ mỗi dịp tháng 4 lại trỗi dậy. Sao không hòa chung vào dòng chảy của lịch sử, của đất nước mà cứ ngồi đó gậm nhấm “nỗi buồn chiến tranh”? Vậy thì ai mới là người mâu thuẫn, ai mới là người chia cắt?
Dẫu sao bài viết cũng có một đoạn nói về “những người đã đến tận châu Âu, châu Mỹ, đã tận hưởng và uống bầu không khí của bình an” nhưng vẫn “sao không để những chuyện buồn cũ lại và giúp con cái mình lớn lên với cảm xúc hòa nhã và bớt đau khổ hơn?”, hay nói trắng ra là một thiểu số cộng đồng người Việt vượt biên ở hải ngoại vẫn ngày đêm ra rả chống cộng và tiếp tục gieo hận thù cho thế hệ F2, F3 của họ. Thế nhưng bao nhiêu này cũng không thể khỏa lấp được cho bạn cái tư tưởng cào bằng lịch sử.

Trở lại với Báo Thanh niên, một tờ báo vốn nổi tiếng vị phó TTK tòa soạn Đỗ Hùng với phát biểu: "Trung Quốc dùng vũ lực chiếm HS là phi pháp. OK. Nhưng liệu VNDCCH dùng vũ lực thống nhất đất nước liệu họ có quyền thừa kế hợp pháp hay không...?". Báo Thanh niên vốn là một trong những tờ báo tiên phong trong việc dựng dậy cái gọi là “hải chiến Hoàng Sa” những mong rửa mặt, chạy tội cho cái thây ma VNCH. Do đó không lạ gì khi tờ báo này lại tiếp tục đăng những thể loại “ưu tư về hòa bình” như như thế này. Thế nhưng Thanh niên lại rất “khôn lỏi” khi chú thích rằng “Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, một người làm báo đang sống và làm việc tại TP.HCM”. Vậy cho nên Thanh Niên cứ vô tư đăng và không có một trách nhiệm gì, vì nó là “góc nhìn” của tác giả chứ không phải của bổn báo. Không lẽ đến một lúc nào đó bọn chúng đăng cả bài kêu gọi lật đổ chính quyền nhân dân thì Thanh Niên cũng cho rằng “Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả” chăng? Một tờ báo mà dễ dàng đăng bài bất chấp đúng sai, phải trái và lấp liếm trốn tránh nghĩa vụ của mình thì thiết nghĩ nên dẹp luôn đám Tổng biên tập, biên tập viên đi chứ để lại làm gì cho tốn cơm!

© Đất Đối Không - Nguyễn Thanh Tùng

Chi tiết: 
Cám ơn bạn đã quan tâm đến Leubao.vn! 

WASHINGTON CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ VỤ THẢM SÁT CỦA PHÁT XÍT Ở ODESSA


Xin giới thiệu với bạn đọc bản dịch bài viết "Washington responsible for fascist massacre in Odessa" của Mike Head. Bài viết cung cấp nhiều thông tin mới về cuộc khủng hoảng ở Ukraina.

Chỉ có thể mô tả đó là một vụ thảm sát, 38 người hoạt động chống chính phủ bị giết hại vào thứ sáu, sau khi lực lượng do phát xít dẫn đầu đốt tòa nhà Công Đoàn Odessa, nơi bị những người đối lập với chính phủ được Hoa Kỳ và phương Tây hậu thuẫn của Ukraina chiếm giữ.

Theo nhân chứng kể lại, một số người nhảy ra khỏi tòa nhà bốc cháy và sống sót bị các gã tân phát xít Right Sector quây quanh và đánh đập. Cảnh quay video cho thấy những người sống sót đẫm máu và đầy thương tích bị tấn công. 

Sự tàn bạo nhấn mạnh tính chất bạo lực của cuộc đàn áp chống lại những người đối lập của chính phủ cánh hữu được các quyền lực phương Tây dựng lên ở Kiev cũng như sự ủng hộ của Hoa Kỳ và đồng minh, cuộc đàn áp tập trung chủ yếu vào khu vực nói tiếng Nga ở miền nam và đông Ukraina.

Khi vụ đụng độ Odessa nổ ra, Tổng thống Barack Obama, trong một cuộc họp báochung của Nhà Trắng với Thủ tướng Đức Angela Merkel, đã xác nhận vụ tấn công quân sự của chính phủ không được bầu cử ở Kiev vào những người biểu tình đang chiếm giữ các tòa nhà công sở ở miền đông Ukraina.

Trái lại truyền thông phương Tây cố gắng che dấu những gì đang xảy ra ở Odessa – với hàng loạt các bản tin phát nói rằng “hậu quả chính xác của sự kiện vẫn chưa rõ ràng” – rõ ràng là các vụ giết chóc tại thành phố cảng phía nam do những gã mang phù hiệu của Right Sectos thực hiện, phe tân phát xít đang giữ nhiều vị trí trong chính phủ Kiev, cùng với đảng chung lý tưởng Svoboda. 

Tòa nhà Công Đoàn bị các phần tử thân Kiev đốt sau khi họ bao vây và đốt lều trại của những người hoạt động chống chính phủ, những lều trại này đã được dựng lên phía trước mặt tòa nhà trên quảng trường Kulikovo Field vài tuần trước. Tòa nhà bốc cháy sau khi một số người biểu tình chống chính phủ ẩn nấp trong đó. 

Khi tòa nhà chìm trong lửa, những bức ảnh được đăng lên Twitter cho thấy người dân đu mình qua cửa sổ và ngồi trên mái hiên cửa sổ của một số tầng lầu, có lẽ là chuẩn bị nhảy xuống. Một số bức ảnh khác cho thấy các phần tử thân chính phủ hò reo trước đám cháy. Một số bình luận trên Twitter rằng “lũ bọ hung Colorado bị nướng chín ở Odessa”, đó là khái niệm dùng để ám chỉ những người hoạt động thân Nga mang dải băng Thánh George.

Ba mươi nạn nhân được tìm thấy tại các tầng của tòa nhà, có lẽ là bị ngạt khói. Theo cảnh sát địa phương, có tám người chết bị chết vì nhảy qua cửa sổ để thoát khỏi ngọn lửa. Chính quyền Ukraina nói tổng cộng có 43 người chết vào ngày thứ sáu ở Odessa và 174 người bị thương, trong số đó có 25 người đang trong tình trạng nguy kịch. 

Bạo lực bắt đầu khi khoảng 1,500 người ủng hộ chính phủ Kiev, những người vừa mới đến thành phố, tập hợp tại quảng trường Sobornaya ở trung tâm Odessa. Được vũ trang bằng dây xích, gậy đánh bóng chày và mang khiên, họ diễu hành khắp thành phố, hô vang “Ukraina vinh quang”, “Kẻ thù phải chết”, và “Đâm Moskals” [ám chỉ Nga].

Odessa là một trong những thành phố ở đông nam Ukraina bị người biểu tình tràn qua từ sau cuộc đảo chính tháng hai. Vào cuối tháng ba, hàng ngàn người tập hợp trong thành phố đối đầu với chính quyền được dựng lên sau cuộc đảo chính và yêu cầu một cuộc trưng cầu dân ý về chế độ tự trị.

Vụ thảm sát Odessa có số người chết lớn nhất kể từ khi chính phủ Ukraina, dưới sự thúc giục của chính quyền Obama, tái diễn tấn công quân sự trên quy mô toàn diện vào các cuộc biểu tình và chiếm giữ chống chính phủ.

Vào thứ sáu vừa qua, Tổng thống lâm thời Oleksandr Turchynov nói rằng nhiều người ly khai đã bị giết trong cuộc tấn công của chính phủ vào Slavyansk. Quan chức Kiev nói quân đội đã chiếm các trạm kiểm soát bao quanh thành phố 130,000 dân của phe nổi loạn trong một chiến dịch được bắt đầu trước lúc bình minh, ông ta bổ sung thêm là thành phố đã “bị bao vây chặt”

Mặc dù sử dụng trực thăng có gắn súng máy nhưng cuộc tấn công đã tạm ngưng, do sự chống cự tại địa phương. Vào chiều hôm qua, quân đội Ukraina bị chặn lại ở các làng Bylbasovka và Adreyevka, tại đó cư dân địa phương xếp hàng để thuyết phục và thúc giục họ ngừng tấn công

Ở Andreyevka, khoảng 200 người tạo thành một hàng rào sống để chặn đoàn xe bọc thép và xe tải. Ở Bylbasovka, người dân hô to “Xấu hổ! Xấu hổ! Xấu hổ!” Ở gần thành phố Kramatorsk, người dân chặn các con đường với toa xe điện và xe bus nhằm ngăn không cho quân đội tiến vào.

Trong cuộc họp báo với Merkel, Obama đã đề cập trong báo cáo rằng hai máy bay trực thăng của Ukraina bị bắn hạ từ hỏa lực mặt đất. Ông ta trích dẫn các cáo buộc chưa được chứng thực của cơ quan tình báo Ukraina SBU là một máy bay trực thăng bị bắn bởi tên lửa tầm nhiệt, để làm bằng chứng cho sự can dự của quân đội Nga. Mặc dù vậy, vào buổi tối tờ New York Times khẳng định là không có bằng chứng cho thấy đó là tên lửa tầm nhiệt. 

Cùng với cáo buộc về vũ khí của Obama, cuộc tấn công của quân đội của Kiev được ông ta hậu thuẫn cho thấy Hoa Kỳ và các đối tác châu Âu đang tạo ra các điều kiện cho một cuộc nội chiến và dụ chính của quyền Tổng thống Nga Vladimir Putin can thiệp, để tạo ra cái cớ áp đặt trừng phạt kinh tế và cho sự đối đầu của NATO với Nga.

Washington thúc ép cuộc tấn công mới chỉ một ngày sau khi chính phủ Kiev ngưng các cuộc tấn công, cho rằng chúng là “vô dụng” để chấm dứt sự chiếm đóng các tòa nhà, đã lan ra tại ít nhất 17 thành phố và thị trấn.

Putin tìm kiếm một sự trì hoãn với sức ép do Hoa Kỳ tạo ra bằng cách ký cái được gọi là thỏa thuận hòa bình với Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và Ukraina hai tuần trước đây, thỏa thuận kêu gọi chấm dứt chiếm đóng các tòa nhà và ngưng các kế hoạch tấn công quân sự. Các thỏa thuận đã bị Kiev và những người chống lưng cho họ xé bỏ. Hôm qua, người phát ngôn của Putin nói rằng “chiến dịch trả thù” của Ukraina đã phá hoại thỏa thuận.

Nga kêu gọi một cuộc họp khẩn cấp của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc vào thứ sáu để lên án các hành động của Ukraina. Đại sứ Nga, Vitaly Churkin, cảnh báo về “các hậu quả khôn lường” nếu chiến dịch quân sự tiếp tục, bị người đồng nhiệm Hoa Kỳ lên án, Samantha Power đã gọi cuộc tấn công là “cân xứng và hợp lý”

Power, người làm nên tên tuổi với các cuộc can thiệp thắng lợi của Hoa Kỳ vào Lybia và những nới khác với danh nghĩa “nhân quyền” và “bảo vệ thường dân”, tuyên bố rằng sự lo ngại của Nga về quy mô sự bất ổn là “tiêu cực và mơ hồ”. Ăn khớp với sự tuyên truyền của chính phủ Hoa Kỳ kể từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu, bà ta nhanh chóng quy kết Nga là nguyên nhân của sự bất ổn.

Đó là Washington và đồng minh, đặc biệt là chính phủ Đức đã dàn xếp cuộc đảo chính của phe cực hữu vào tháng hai ở Kiev và sau đó lợi dụng phản ứng của Moscow, và người Ukraina nói tiếng Nga, để buộc tội Nga đe dọa Ukraina.

Đầu tư 5 tỷ USD vào quốc gia này để dựng lên chính phủ Kiev qua các chiến dịch bạo lực bán quân sự, giờ họ cáo buộc Nga, mà không có bằng bất cứ bằng chứng nghiêm túc nào, về những việc tương tự. 

Cuộc tấn công ban đầu vào tháng trước của Ukraina bắt đầu sau khi giám đốc CIA John Brennan bí mật đến thăm Kiev. Sự thúc giục tiếp theo là chuyến viếng thăm của phó tổng thống Hoa Kỳ Joseph Biden.

Đó là bằng chứng về sự can dự của chính quyền Hoa Kỳ. Ngoại trưởng Nga nói những người nước ngoài nói tiếng Anh đã được trông thấy trong cuộc tấn công của quân độ Ukraina và Slavyansk vào thứ sáu, cần nhắc lại lời cáo buộc trước đây là Greystone, một nhà thầu quân sự Hoa Kỳ, đang hợp tác với quân đội Ukraina.

Mặt khác, chiến dịch của Hoa Kỳ dường như hướng tới việc ngăn chặn kế hoạch trưng cầu dân ý đòi quyền tự trị của những người chống chính phủ Kiev vào ngày 11 tháng 5. Thêm vào đó, cuộc bầu cử tổng thống Ukraina, theo kế hoạch là vào ngày 25 tháng 5, đối với các quyền lực phương Tây là phương tiện để hợp pháp hóa chính phủ đảo chính ở Kiev. Ứng cử viên tổng thống đang được khuếch trương rộng rãi nhất, nhà tài phiệt tỷ phú Petro Poroshenko, kêu gọi Ukraina gia nhập NATO và đặt quốc gia dưới sự độc đoán của Liên Minh Châu Âu và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế.

Nhưng khi chính phủ Kiev thất bại trong việc đàn áp phe đối lập, Washington dường như muốn kích động sự đối đầu và sau đó cáo buộc Nga ngăn cản quá trình bầu cử tổng thống. Đáng chú ý là dưới danh nghĩa tập trận, quân đội Hoa Kỳ đang được triển khai tại các quốc gia vùng Baltic như Latvia, Lithuania và Estonia, cũng như Ba Lan, quân đội NATO cũng được đưa tới sát biên giới Nga.

VAI TRÒ CỦA MỸ TRONG CUỘC KHỦNG HOẢNG UKRAINA

Vai trò nước Mỹ trong khủng hoảng Ukraina (Tổng thống Nga Putin trả lời báo chí)

Những thứ gọi là cấm vận có liên quan tới Nga, kể cả việc cấm vận cấp độ một đối với tôi là hành động vô nghĩa và thù địch với nước Nga. Hành động đó chắc chắn ảnh hưởng nghiêm trọng tới mối quan hệ ngoại giao Nga- Mỹ cũng như Nga - EU. 

Tuy nhiên cấm vận cấp độ hai thì thật sự không ai có thể hiểu nổi thực ra nó muốn nói lên điều gì. Ngay cả tôi cũng không hiểu đợt cấm vận đó liên quan tới cái gì và vì sao lại có đợt cấm vận đó. Vì nó không có bất cứ mối liên hệ nào giữa những gì đang xảy ra tại Ukraina và Nga. 

Tôi chỉ có một cách giải thích duy nhất cho việc cấm vận đó xuất phát từ việc chính nước Mỹ đã sử dụng giải pháp bạo lực tại Ukraina và mãi về sau này họ mới hiểu hết hậu quả tai hại của nó và bây giờ họ đang tìm người để đổ lỗi.

Nhưng tôi có thể khẳng định rằng, nước Nga chẳng liên quan gì tới những việc đó. Chúng tôi đã nghe qua rất nhiều rằng đặc nhiệm Nga và các cố vấn quân sự Nga đang hoạt động ở đó. Nhưng tôi có thể khẳng định với tinh thần chịu trách nhiệm hoàn toàn rằng, không có bất cứ lực lượng nào của Nga hoạt động trên đất Ukraina cho dù là lực lượng đặc nhiệm hay các cố vấn quân sự.

Người bị tự khuấy đục Ukraina lên và rồi họ lại đòi hỏi chúng tôi phải cùng họ giải quyết hậu quả do chính họ gây ra.

Có giải pháp nào cho khủng hoảng tại Ukraina hay không? Có lẽ tốt hơn cả là các bên nên ngồi vào bàn đàm phán với nhau. 

Trước tiên là họ phải chấp hành thỏa thuận Geneve, đó là việc chính quyền Kiew hiện nay hãy thả hết những người đang bi ngồi tù, những người mà được người dân Ukraina bầu lên và vẫn được người dân Ukraina tin tưởng.

Chính quyền Kiew hiện tại nên đối thoại với người dân và đại diện các khu vực. Đồng thời phải tước vũ khí của tổ chức "Right Sector" và các tổ chức cực đoan khác. 

Cần phải ngưng lại việc chiếm đóng các căn nhà tại Maidan và chấm dứt việc cho phép làm việc đó. Phải tôn trọng quyền lợi và yêu cầu của người dân ở miền đông Ukraina. Người ta phải đối thoại thì mới có được giải pháp, đó là việc cần làm bây giờ.

Nhưng thay vì đối thoại lai tìm cách đổ lỗi lên đầu người khác là việc làm sai lầm.

Những đồ ăn thức uống mà họ(KP: ám chỉ bà Nuland) phân phát cho người dân trên quảng trường và cũng chính những đồ ăn thức uống đó đã đẩy Ukraina vào khủng hoảng như hiện nay. Việc mà người ta đáng lý ra nên hiểu rằng, tình hình tại Ukraina vô cùng nghiêm trọng và cần phải tìm ra một giải pháp một cách đúng đắn.

Tôi xin nhắc lại rằng, những cuộc cấm vận hiên nay với Nga chẳng có gì tốt và nó cũng chẳng mang lại kết quả nào. Chính phủ Nga hiện nay đã có các biện pháp nhằm trả đũa nhưng cá nhân tôi chưa thấy cần thiết phải làm việc đó. Nhưng nếu tình hình vẫn tiếp diễn như vậy thì buộc chúng tôi phải có biện pháp. Khi đó chúng tôi sẽ xem xét công ty / tập đoàn nào còn được phép kinh doanh trong những ngành then chốt tại Nga bao gồm cả năng lượng.

Tất nhiên những việc đó chúng tôi cũng không muốn làm nhưng khi bắt buộc thì chúng tôi sẽ phải làm nhưng tôi hy vọng sẽ không tới mức độ đó.

Tôi nghĩ rằng những gì hiện nay đang xảy ra ở Ukraina cho thấy rõ ai là người đã tạo ra nó.

Ban đầu thì nước Mỹ chọn cách đứng sau bức rèm che. Và trong một số hành động của Mỹ cũng như là của EU cho thấy họ có điểm nào đó chung trong mối quan tâm tới Ukraina. 

Mở đầu bằng việc EU đưa ra một hiệp ước với Ukraina và hiệp ước đó mang lại rất nhiều bất lợi cho Ukraina. Vì thế chính quyền trước đó (KP: ông Yanukowitsch) đã tìm cách phản đối và như các bạn thấy họ đã sử dụng biện pháp bạo lực để đạt được mục đích nhằm lật đổ chính quyền một cách vi hiến và đưa người khác lên thay bằng vũ lực. Trong lúc đó thì chính quyền phương tây không tính tới những hậu quả của việc đó.

Việc lật đổ chính quyền đó có một số người dân Ukraina ủng hộ nhưng cũng có rất nhiều người dân Ukraina không đồng tình với việc đó. Với họ việc sử dụng bạo lực để cướp chính quyền như vậy là thiếu dân chủ. Đó là điều đáng lý ra người ta cũng phải tính tới và phải tôn trọng quyền hợp pháp cũng như quan điểm của họ.

Có một sự thật cho thấy nước Mỹ đi đầu trong những gì xảy ra tại Ukraina thông qua việc Mỹ hiện nay đang đi đầu trong việc tìm giải pháp cho Ukraina. Tức là trước kia họ đứng ở đằng sau bức rèm và hiện nay họ đã công khai làm việc đó.

Việc gửi nhân viên OSZE (KP: Cơ quan an ninh và hợp tác châu Âu) cùng với đại diện quân đội tới Ukraina cũng như việc họ bị bắt, tất cả đều là những điều không mấy hay ho gì. Nguyên do thì cũng tại mấy người tự nhận mình là chính quyền Ukraina đã mời quan sát viên đặc biệt quan sát viên quân sự vào Ukraina. Khi những quan sát viên đó tới Ukraina thì họ phải hiểu rằng họ đang vào vùng đang có đối đầu, nhất là ở một vùng mà người dân ở đó không công nhận chính quyền Kiew hiện nay. Điều đó có nghĩa rằng khi họ tới đó thì họ phải nói chuyện với những người đang nắm quyền kiểm soát ở khu vực đó đồng thời thỏa thuận, thông báo trước rằng OSZE gửi quan sát viên tới đó. Cho nên việc đó xảy ra chỉ vì chính quyền Kiew cũng như OSZE không hề thông báo trước. 

Chúng tôi cũng chia sẻ những lo lắng mà đối tác châu Âu về việc đó. Hôm qua tôi có nói chuyện với ông cựu thủ tướng Đức Schröder. Ông ấy cũng nói về mối lo lắng của ông ấy vì trong đoàn có một thành viên người Đức. Tôi hy vọng cuộc khủng hoảng hiện nay có thể sớm giải quyết và các quan sát viên OSZE sớm có thể rời khỏi khu vực đó.

Tất cả các bên có liên quan tới sự việc hiện nay ở Ukraina sau này cần phải rút ra kinh nghiệm từ bài học đó để tránh lặp lại trong tương lai.


Nguồn: Karel Phung

BÙI HẰNG BỊ BỎ RƠI?

Tội nghiệp cậu con trai Trần Bùi Trung của Bùi Hằng ngày càng đơn độc trên con đường đòi “tự do” cho bà mẹ của cậu.

Sáng Chủ nhật 4/5/2014 hôm nay, cậu một lần nữa lại bay ra Hà Nội để tổ chức café ký tên Thỉnh nguyện thư đòi trả tự do cho bà Bùi Hằng, dự tính địa điểm tại Cà Phê Thủy Tạ- Bờ Hồ vào lúc 9h sáng. Lần trước ngày 30/3/2014 cậu này cũng đã tổ chức café ở Highland coffee Hàm Cá Mập, gần Hồ Hoàn Kiếm, nghe đâu cũng chỉ nhóm ít ỏi tham gia và truyền thông lề trái chỉ lác đác “ghi nhận” sự kiện, chắc bởi vụ này quá èo uột!.

Hình thức café này được Bùi Trung vận dụng sau màn kêu gọi biểu tình ở Bờ Hồ chỉ có được một nhóm dân H’Mông do Nguyễn Tường Thụy, Thúy Nga và mấy thành viên Hội Anh em dân chủ thuê mướn nhà nghỉ, lo ăn ở, dẫn đường cho họ ra Bờ Hồ đòi trả tự do cho một người mà chắc họ chưa từng biết mặt, biết bà ấy là ai, như thế nào. Buổi biểu tình được cả nhóm Nguyễn Lân Thắng và vài anh trong nhóm tay sai Việt tân tổ chức cho Bùi Trung thất bại thảm hại, chứng tỏ Bùi Hằng không còn giá trị gì trong mắt đồng bọn.

Thảm cảnh này trái ngược hoàn toàn với lần Bùi Hằng bị bắt vào trại phục hồi nhân phẩm trước đây, khi đó cả nhóm No-U, đám nhân sỹ chấy thức cùng đồng bọn Việt tân cùng hợp lực “bảo vệ” Bùi Hằng. Hệ quả bị cô lập, tẩy chay hiện nay chắc chắn do Bùi Hằng sau khi ra trại tưởng mình là “bà hoàng biểu tình” nên đã thẳng tay sát phạt đồng bọn, từ Xuân Diện, Phương Bích kiếm bộn tiền với “Quỹ Bùi Hằng”, phe cánh bà Lê Hiền Đức cùng dân khiếu kiện, phe cánh No-U với Quang A, Lã Dũng, đám cháu chắt trong No-U, Hoàng Sa…Nhìn chung từ đám trong Nam đến ngoài Bắc, Bùi Hằng gây thù chuốc oán quá nhiều nên hầu hết chẳng có ai hưởng ứng biểu tình hay café gì đòi tự do cho Bùi Hằng, bất kể đám lâu nhâu Việt tân cổ vũ mạnh mẽ từ việc đầu tư cho con cái Bùi Hằng tổ chức cho đoàn tùy tùng bay vào bay ra vận động chính khách nước ngoài, mua chuộc dân khiếu kiện, tổ chức café, biểu tình…khá tốn kém.

Lần café ký thỉnh nguyện thư cho Bùi Hằng lần này, tiệt nhiên không thấy hội nhóm nào chia sẻ. Điểm qua 60 share từ facebook của “Bo Trung” (nick của Trần Bùi Trung) thì toàn thấy những nicks quen tên từ hải ngoài, một vài người từ “nhóm Cờ đỏ”, tiệt không thấy bóng dáng “nhà đấu tranh dân chủ” nào ở Hà Nội cả, hình như có một share từ “Người Buôn gió” đang học nghề dân chủ ở nước Đức xa xôi. Lướt qua các page chuyên kêu gọi biểu tình như Nhật ký yêu nước, No-U hay Hội Anh em dân chủ cũng không có lấy một tin gì về vụ café này.

Có ý kiến cho rằng, việc chọn, đầu tư cho cậu con trai vốn bị mang tiếng nghiện hút, lấy cắp đồ của mẹ mang bán, đứng ra tổ chức biểu tình hay café cùng các hoạt động nhân danh “yêu nước” khác càng là một sự thất bại tiếp nối?

Mình cho rằng không hẳn như vậy, Bùi Hằng bị bắt đúng vào lúc các nhóm zân chủ rệu rã, bản thân họ sau một thời hào hứng với biểu tình đã chán ngấy nhau vì nhìn đi nhìn lại rặt toàn cơ hội, côn đồ, tâm thần, thất học. Những biểu tượng được đầu tư, xây dựng, giờ đồng loạt lộ mặt toàn những kẻ tranh giành miếng cơm, manh áo mà chèn ép, đâm xỉa sau lưng nhau rồi công khai kéo bè cánh triệt hạ lẫn nhau. Những người từng có thời hoạt động hăng hái nhất như Nguyễn Chí Đức, Nguyễn Phương Anh…giờ công khai bày tỏ sự thất vọng, khinh ghét đồng bọn. Những người từng nhiệt tình cổ vũ cho các “nhà đấu tranh dân chủ quốc nội” như Lê Diễn Đức, Châu Xuân Nguyễn, Kami, TTXVA… cũng quay lưng, chấm biếm, dèm pha đám zân chủ mất tư cách, nhân phẩm, phí công phí sức PR cho chúng của họ. Các nhóm “quốc nội” đang mải đấu đá nhau, đang mải lo tìm đường xuất ngoại hưởng thụ…thì làm gì còn ai quan tâm đến mẹ con Bùi Hằng.

Cậu bé Bùi Trung chắc đã sớm nếm trải cay đắng của “nghề dân chủ” !