Thứ Hai, 5 tháng 5, 2014

NHỮNG ĐIỀU ÍT BIẾT VỀ CA SĨ KHÁNH LY

Ảnh tư liệu + 9 điều ít biết về Khánh Ly

1. Khánh Ly ra đời vào chiều 6-3-1945 tại Bệnh viện Bạch Mai. Bà là người mê đọc sách. Thuở nhỏ, bà mê nhất là Tam quốc chí và Đông Chu liệt quốc. Nghệ danh Khánh Ly được bà ghép từ hai nhân vật Khánh Kỵ và Yêu Ly của Đông Chu liệt quốc.

2 Sinh ra tại Hà Nội, trải qua một khoảng thời thơ ấu tại Sài Gòn, nhưng Đà Lạt là nơi bà yêu nhất. Bà đã viết: “Rời Sài Gòn lên Đà Lạt, lúc đó tôi mới 17 tuổi. Tôi bắt đầu hát ở Night Club ở Đà Lạt vào ngày 15-11-1962. Cũng từ ngày đó, tôi tự coi tôi là người Đà Lạt. Đà Lạt chính là khoảng trời tôi mơ ước, tưởng chừng như cuộc sống ngừng lại ở đó...”.

3 Mê hát do thừa hưởng dòng máu văn nghệ của cha nên khi nghe Đài Pháp Á tổ chức cuộc tuyển lựa ca sĩ nhi đồng tại rạp Norodom, bà dự thi không đắn đo. Năm đó bà 11 tuổi và chọn bài Từ giã kinh thành để dự thi nhưng bị từ chối với lý do “con nít không được hát bài đó”. Thế là bà chuyển sang hát bài Ngày trở về của nhạc sĩ Phạm Duy và được giải nhì. Cũng từ đó, bà đã tìm ra một nơi để trốn vào mỗi khi buồn đau - đó là ca hát.

4 17 tuổi, bà đã là mẹ, là vợ. Nhưng sau này bà nghiệm ra rằng ở thời điểm đó bà chưa hề biết yêu. Tình cảm của bà với người chồng đầu tiên chỉ ở mức “có cảm tình với nhau”.

5 Năm 1964, bà gặp nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ở Đà Lạt. Ông đã mời bà về Sài Gòn hát nhưng bà từ chối vì không muốn xa Đà Lạt. Phải ba năm sau, tức năm 1967, trong một lần tình cờ gặp lại nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ở Sài Gòn, họ mới chính thức chung đường.

6 Với bà, Trịnh Công Sơn là tình yêu thứ nhất trong đời. Bà viết: “Tôi gọi người ấy là Đông Phong. Ngọn gió đông lạnh buốt nhưng lại làm lòng tôi ấm lại. Nếu tôi bảo rằng đó là tình yêu thứ nhất của đời tôi, điều đó cũng đúng bởi chưa bao giờ tôi biết yêu ai như thế. Cho đến lúc gặp Đông Phong, tôi mới biết thế nào là tình yêu”.

7 Cuộc đời trải qua nhiều biến cố, thăng trầm nhưng với bà: “Tôi chỉ thật sự là tôi, thật sự hạnh phúc khi hát nhạc anh Sơn”. Và “nếu có kiếp sau, tôi cũng xin gặp lại Sơn, như đã gặp. Ở Đà Lạt. Ở VN”.

8 Như nhiều phụ nữ khác, Khánh Ly đặc biệt sợ... mập và rụng tóc. Bà nói tóc với bà là một. Và sợ mập vì mập mất cái eo, mặc áo dài không đẹp.

9 Bà cũng thích viết, viết cho riêng mình. “Viết. Với tôi, nghĩa là ghi lại những sự việc mắt thấy tai nghe” - bà chia sẻ.




Nguồn:
http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/605776/9-dieu-it-biet-ve-khanh-ly.h

Chủ Nhật, 4 tháng 5, 2014

VỤ TRUNG QUỐC ĐƯA GIÀN KHOAN KHỦNG VÀO VÙNG BIỂN CỦA TA: KHÔNG ĐỂ MẤT MỘT GIỌT NƯỚC BIỂN!

Như các bạn đã biết vừa rồi trung quốc đã đưa giàn khoan HD-981 tiến hành khoan và tác nghiệp tại vị trí có tọa độ 15o29’58” vĩ Bắc-111o12’06” kinh Đông từ ngày 2/5 đến 15/8/2014, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ: “Vị trí tọa độ hoạt động của giàn khoan HD-981 nêu trong thông báo hàng hải của Cục Hải sự Trung Quốc nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý.

Ngay tối hôm đó hải quân ta đã đưa tàu ra chặn và có đụng độ giữa các tàu với nhau như mọi khi. Đụng độ ở đây là dùng mũi tàu để húc nhau ngăn cho tàu trung quốc xâm phạm và đuổi khỏi lãnh hải của ta.

Những chuyện thế này xảy ra như cơm bữa nên anh em cũng quen rồi,chỉ là lâu lâu mới đưa tin cho đất liền biết kẻo mọi người lại lo.

Tất cả đều nằm trong sự kiểm soát của chúng ta,tuy có sự hy sinh vất vả nhưng các đồng chí của chúng ta ngoài đó luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ.Quyết không để mất một nắm đất hay một giọt nước biển nào về tay kẻ thù. (Chia sẻ từ page Đơn vị tác chiến điện tử)

Chúng ta không bảo vệ biển đảo không bằng lời nói suông, trong khi trên đất liền, trong thủ đô yên bình, có những kẻ sẵn sàng chửi bới nhà nước hèn nhát, không dám đối đầu với Trung Quốc rồi lấy cớ đó đi biểu tình gây rối thì ngoài biển khơi những chiến sĩ hải quân của ta đang từng ngày đối mặt với hiểm nguy bảo vệ chủ quyền biển đảo. Tin tưởng vào chính sách của Đảng và nhà nước, tôn trọng, sống và làm việc theo pháp luật là một cách yêu nước thiết thực nhất.

[Hoàng Thị Nhật Lệ]

Nguồn: 
https://www.facebook.com/ToiYeuQuanDoiNhanDanVietNam

KHÔNG MẠT MỚI LÀ LẠ

Khoai@

Một xã hội thượng tôn pháp luật mới là xã hội văn minh. 

Ấy thế mà báo Tấm Gương lại cổ súy cho những hành vi phạm luật. Trình của phóng viên viết bài không xứng với học sinh lớp 1. Bởi học lớp 1, các cháu đã được biết vi phạm pháp luật hay nhẹ hơn là vi phạm quy tắc ứng xử xã hội thì sẽ bị phạt.

Xin trích một đoạn của chị Hồng Béo:
Mình luôn phán rằng, xứ sở này cần một bàn tay sắt cai trị, may ra mới khá khẩm lên được.
Tiêu chí hàng đầu để đánh giá một xã hội văn minh là người dân phải tôn trọng luật pháp tối đa có thể. Theo đấy, cũng là tiêu chí để người khác bò.
Một xứ mà bộ máy truyền thông ra rả bênh vực một tiệm vàng buôn lậu, một con ăn cắp trong siêu thị, tôn vinh một thằng gây tai nạn cho cộng đồng...thì chắc chắn, vẫn nguyên thủy là loài bò.
Chuyện được coi là chuyện lạ ở Việt Nam, nó xảy ra ngay ở Đà Nẵng. Phóng viên khoái trí, và cả người bình cũng khoái trí vì 2 lẽ: thứ nhất là vi phạm luật giao thông đường bộ mà không bị phạt. Thứ hai, được CSGT ứng xử lịch sự văn minh, và tận tình. Mình đồng ý với ý thứ hai, vì thứ ta cần là thái độ lịch sự của một người không những đại diện cho công bộc của dân, mà trên hết nó là tiêu chí đánh giá họ là con người của thế giới văn minh chứ không phải là bò.

Nói ngay và luôn rằng, CSGT hành xử như thế cũng là không đúng quy định của pháp luật. Nhà nước và nhân dân giao phó trách nhiệm thì anh phải hoàn thành. Bổn phận của CSGT là phải hướng dẫn người dân tham gia giao thông cho đúng, và thực thi nghiêm túc quy định của pháp luật về giao thông cũng như các quy định khác có liên liên quan. Bởi vậy, người tham gia giao thông có vi phạm thì dứt khoát phải xử phạt với thái độ của một công bộc. Trong trường hợp bài báo nêu, CSGT đã sai.

Tưởng rằng mình viết đúng, anh phóng viên còn hứng chí viết thêm rằng:
Câu chuyện về lối hành xử của CSGT Đà Nẵng khiến rất nhiều người ngạc nhiên và mong muốn điều này sẽ được CSGT ở địa phương học tập. Thành viên vnsm (diễn đàn Linkhay) thổ lộ: Mong sao những tin này đều là sự thật! Mà nếu là sự thật thì mong sao những việc tốt này được nhân rộng ra cả nước.
Quả là bá đạo thật. Không hiểu phóng viên định nhân rộng cái gì ra khắp cả nước? Anh định nhân rộng cách hành xử sai pháp luật đó ư?

Xin nói luôn, với bản tính của dân ta, vi phạm mà không bị xử phạt, thì chắc chắn họ sẽ tiếp tục vi phạm.

Đúng như một Blogger nổi tiếng đã phán, "báo chí thế này không mạt mới là lạ"!
----------


Chuyện lạ CSGT không phạt người vi phạm-Một thành viên diễn đàn Otofun kể lại tình huống mà theo anh này là “hi hữu” với cảnh sát giao thông (CSGT). Câu chuyện làm xôn xao cộng đồng mạng Việt Nam.

Ảnh minh họa.

Thành viên này cùng vợ và bạn bè đi Đà Nẵng bằng xe ô tô của cơ quan. Khi vào TP Đà Nẵng, người lái xe do không thuộc đường nên đã đi vào đường cấm 4b (cấm ô tô) và đã bị CSGT yêu cầu dừng xe.

Tuy nhiên, khác với lối hành xử “bình thường” của CSGT ở Việt Nam, CSGT Đà Nẵng không những không xử phạt mà còn tận tình chỉ dẫn cho lái xe đi đúng đường trong thành phố. Câu chuyện “lạ lùng” này đã nhanh chóng lan truyền và tạo nên những cuộc thảo luận sôi nổi tại nhiều diễn đàn trực tuyến ở Việt Nam.

Nghe câu chuyện trên, thành viên xherox của diễn đàn Otofun thốt lên: “Nghe thông tin này đúng là như Show truyền hình Chuyện lạ Việt nam vậy”. Tuy vậy, nhiều thành viên đã từng tiếp xúc với CSGT tại Đà Nẵng đều xác nhận rằng lực lượng CSGT tại đây rất “lịch sự” với người tham gia giao thông.

Thành viên Ndchung kể: “Đúng là Đà Nẵng thực sự văn minh. Hôm từ Đà Nẵng đi Hội An tôi đi nhầm trên cầu cấm ô tô còn được anh giao thông công chính nhắc nhở, dẫn đường đi ngược lại. Nhiều tỉnh, thành phố khác mà thế chắc chắn sẽ phạt”.

Jupiterzzz, thành viên diễn đàn Vozforums sống tại Đà Nẵng cho biết, CSGT tại thành phố này chỉ nhắc nhở và hướng dẫn đối với những người mắc lỗi “nhẹ” như đi ngược chiều hoặc đi vào đường cấm, nhưng với các đối tượng xay xỉn, đánh võng, lạng lách… thì xử lý rất nghiêm.

Câu chuyện về lối hành xử của CSGT Đà Nẵng khiến rất nhiều người ngạc nhiên và mong muốn điều này sẽ được CSGT ở địa phương học tập. Thành viên vnsm (diễn đàn Linkhay) thổ lộ: “Mong sao những tin này đều là sự thật! Mà nếu là sự thật thì mong sao những việc tốt này được nhân rộng ra cả nước”.

30x-FUNX, thành viên Otofun cho rằng, một việc đáng ra là rất bình thường so với chức trách nhiệm vụ của CSGT thì bây giờ lại thành một chuyện lạ, một điển hình để người dân mong muốn CSGT nơi mình sinh sống noi theo. “Đáng nhẽ CSGT phải là người giúp đỡ, hướng dẫn người dân tuân thủ luật pháp thì bây giờ có nhiều CSGT lại “hướng dẫn” dân phạm luật (hối lộ). Buồn quá các bạn nhỉ”, 30x-FUNX phát biểu.

TỪ MỘT MÓN QUÀ VIỆT

Từ một món quà Việt

TS Nguyễn Phương Mai (Hà Lan)

TNO - Trong khuôn khổ một đề tài nghiên cứu, gần đây người viết phỏng vấn khá nhiều người nước ngoài về phong cách làm việc của đồng nghiệp Việt Nam, trong đó có chị Misumi đã sống ở Việt Nam gần 20 năm.

Trả lời câu hỏi của tôi, điều gì chị cho là khiếm khuyết lớn nhất của các đồng nghiệp người Việt trong môi trường làm việc quốc tế, chị mỉm cười, rồi lôi từ trong túi ra một gói quà bọc giấy trang kim nhiều màu rực rỡ, bên trên đính thêm một bông hoa tết to tướng, buộc lại bằng nút lụa xoắn xuýt vào nhau. Chị kể đã phải mất tận mấy phút mới mở được món quà vì hàng chồng băng dính san sát cạnh nhau, mở được ra đôi khi phải xé rách cả hộp. Và dù được coi là một món quà khá trang trọng, bên dưới lớp giấy trang kim bóng bẩy thường là chiếc hộp sơ sài và một món đồ thủ công mỹ nghệ được làm rất dối. Rồi Misumi yêu cầu tôi nhìn vào gói quà để tự nhận trả lời câu hỏi của chính mình.

Tôi đoán hai điều, và Misumi gật đầu cả hai. Đó là sự lòe loẹt khoa trương bề ngoài và sự cẩu thả, thiếu cả trách nhiệm lẫn đam mê trong công việc.

Tôi chưa đủ cơ sở để có thể khẳng định điều thứ nhất, nhưng phải cay đắng mà chấp nhận điều thứ hai. Đó không hẳn là sự thiếu chuyên nghiệp bởi thiếu chuyên nghiệp còn có thể học được chứ còn sự cẩu thả, vô trách nhiệm, làm ăn nửa vời không đến nơi đến chốn thì có thể liệt vào hạng mục “tính cách” chứ không thể đổ thừa cho sự thiếu hụt các cơ hội học thức.

Hãy thử nhìn vào món quà mà Misumi được tặng: một con rối sơn mài mà không cần săm soi cũng thấy sơn chưa chạm vào đã bong vảy. Misumi kể rằng những đồng nghiệp Việt Nam của cô dù giỏi cỡ mấy chỉ cần vắng mặt quản lý là cắt cúp công đoạn, những sản phẩm giao hàng ra nước ngoài mẫu mã hoàn hảo cỡ mấy chỉ cần lỡ không kiểm tra là chất lượng khác hẳn. Những người Việt mà Misumi biết có thể cần cù chứ không mấy khi toàn tâm toàn ý với công việc. Niềm tự hào của họ không nằm ở một sản phẩm có chất lượng mà ở việc họ có thể nhanh chóng phủi tay kêu lên: “Xong việc!”.

Cuộc nói chuyện dài 6 tiếng với Misumi bắt tôi đi tìm nhiều cách lý giải, trong đó có lẽ lịch sử dân tộc là một yếu tố. Việt Nam đã liên tục trong tình trạng loạn lạc suốt nhiều nghìn năm. Để đối phó với sự bất an đó, người Việt đã hình thành một cách sống khá linh hoạt, "ở bầu thì tròn ở ống thì dài", “đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”. Chúng ta cái gì cũng có thể thay đổi, ứng biến, thêm vào, rút ra cho hợp với thời thế, cắt ngắn công đoạn, cho nhanh kiếm được lợi nhuận (ngắn hạn), cho xong việc, cho mau chóng có lãi, rồi sau này thế nào không cần biết và có lẽ cũng không-thể- biết trong một cuộc sống bất an. Chiến tranh cộng với một thời gian dài đất nước co cụm, đến nỗi cái gì cũng phải lấm lem bùn đất mới là “chuẩn mực”, kinh tế tập trung cha chung không ai khóc, khi đã mở cửa thì nó trở thành một nền kinh tế phát triển xổi, thấy lợi là ào đến, tí tẹo thua đã bỏ chạy, hỏng đâu sửa đấy. Đó cũng là nền kinh tế “nhiệm kỳ”, nhà quản lý chỉ lo có thành tích trong nhiệm kỳ của mình rồi hạ cánh an toàn, phủi tay về vườn. Trong bối cảnh ấy và tư duy ấy, sự chỉn chu và tinh hoa đã phải nhường chỗ cho sự cẩu thả và vô trách nhiệm.

Vậy bí quyết gì để có thể quản lý thành công một tập thể nhân sự người Việt, câu trả lời sau là của một giám đốc người Singapore: “Giám sát! Giám sát từng bước! Giám sát hết công suất có thể”.

Ôi chao, thế chẳng lẽ người Việt chỉ có trách nhiệm và hoàn thành công việc xuất sắc khi có một “Mama tổng quản” cầm roi kè kè bên cạnh?

ẢNH HẠ LONG XƯA

100 bức ảnh cổ về Hạ Long xưa nhìn vẫn "say" hơn Hạ Long ngày nay nhiều!

Những bức ảnh cho thấy vẻ đẹp của vịnh Hạ Long từ hơn một thế kỷ trước đã làm mê đắm những người khách nước ngoài, làm say lòng các nhiếp ảnh gia. Những bức ảnh nhắc lại một phần quá khứ lịch sử của vịnh Hạ Long với sự nhộn nhịp của đời sống trên mặt vịnh.

Chiêm ngưỡng những bức ảnh này vẫn thấy yêu Hạ Long xưa yên bình, lặng lẽ hơn một Hạ Long ngày nay nhộn nhịp, tấp nập ngày nay. Bạn thấy sao???

Chiêm ngưỡng bộ ảnh “Men say Hạ Long”:

Tác giả Pierre Dieulefils (1862-1937)

Tác giả Pierre Dieulefils (1862-1937)

Tác giả Pierre Dieulefils (1862-1937)

Tác giả Pierre Dieulefils (1862-1937)

Tác giả Pierre Dieulefils (1862-1937)

Tác giả Claude Berruyer (1915-2009)

Tác giả Claude Berruyer (1915-2009)

Tác giả Claude Berruyer (1915-2009)

QUAN CHỨC MALAYSIA HÃY TRUNG THỰC TRONG CUNG CẤP THÔNG TIN VỤ MÁY BAY MH370 MẤT TÍCH

LâmTrực@

Sau khi chiếc may bay MH370 của Malaysia mất tích, cùng với cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã chủ động các biện pháp tìm kiếm và cứu hộ máy bay bị nạn cả trên biển lẫn trên bộ. 

Khó có thể thấy một cuộc tìm kiếm cứu hộ cứu nạn nào lại rầm rộ và tốn kém đến mức như vậy trên lãnh thổ Việt Nam. Không chỉ có vậy, Việt Nam đã mở toang các cánh cửa pháp lý về chủ quyền quốc gia để phối hợp với các nước khác cùng tìm kiếm vì mục tiêu nhân đạo để giúp Malaysia. Những hành động nhân đạo của Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ, thán phục mạnh mẽ của dư luận quốc tế.

Đáng tiếc thay, một quan chức của Malaysia đã có thái độ thiếu đứng đắn khi đổ lỗi vụ máy bay MH370 mất tích cho phía Việt Nam.

LâmTrực@ cho rằng, đó là một phát biểu không đại diện cho người dân Malaysia và cộng đồng quốc tế, nó mang tính cá nhân và cảm tính nhiều hơn.

Phản ứng trước phát ngôn lỳ lạ của quan chức Malaysia, ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng cục Hàng không Việt Nam đã đáp lại: "Không có bằng chứng chuyến bay MH370 vào vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý".

Sau khi có thông tin Cục trưởng Hàng không Malaysia D.Ra-man đã phát ngôn trong cuộc họp báo ngày 2-5 tại Kuala Lumpur đánh giá về công tác quản lý bay của Việt Nam đối với chuyến bay MH370, cho rằng Việt Nam chậm báo cáo vụ việc 12 phút sau khi máy bay mất tích, thì ngay lập tức, vào tối 4/5/2014, Cục HKVN đã đề nghị Cục Hàng không Malaysia gửi bản báo cáo sơ bộ vụ máy bay MH370 cho phía Việt Nam.

Cục trưởng Lại Xuân Thanh khẳng định:
Không có bằng chứng cho thấy máy bay đã vượt qua điểm chuyển giao IGARI vào vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý. Máy bay MH370 đã mất tín hiệu trên màn hình ra-đa của Tung tâm Kiểm soát bay đường dài (ACC) Hồ Chí Minh ngay trước điểm IGARI lúc 17 giờ 20 phút 43 giây (giờ UTC), trước thời gian dự kiến chuyển giao kiểm soát là 17 giờ 22 phút.
Trên hệ thống của Malaysia cũng ghi nhận thời điểm cuối cùng có tín hiệu máy bay trên màn hình ra-đa là trước 17 giờ 22 phút. Lúc này, máy bay đang ở trong vùng thông báo bay của Singapore (phần vùng trời này được Singapore ủy quyền cho Malaysia điều hành). Do máy bay MH370 chưa thiết lập liên lạc với ACC Hồ Chí Minh, cho nên việc chuyển giao kiểm soát chưa được hoàn tất, ACC Hồ Chí Minh chưa thực hiện điều hành, kiểm soát với máy bay này. Theo văn bản thỏa thuận giữa hai ACC, kiểm soát viên không lưu ACC Hồ Chí Minh đã thông báo cho ACC Kuala Lumpur chậm 12 phút về việc máy bay mất tín hiệu ra-đa và chưa có liên lạc với ACC Hồ Chí Minh. Tuy vậy, việc thông báo này cũng chỉ là một trong nhiều công việc cần triển khai thực hiện trong giai đoạn hồ nghi.
Đến thời điểm này, Cục HKVN vẫn chưa nhận được thông tin chính thức từ Cục Hàng không dân dụng Malaysia về phát ngôn nêu trên. Từ khi xảy ra vụ máy bay MH370 mất tích ngày 8-3-2014, Cục HKVN đã tổ chức đánh giá và có các văn bản báo cáo Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan về công tác quản lý điều hành bay, công tác phối hợp tìm kiếm cứu nạn máy bay. Ngoài ra, Cục HKVN đã gửi các thư cho Cục Hàng không dân dụng Malaysia cung cấp trao đổi thông tin, dữ liệu liên quan chuyến bay để hỗ trợ trong việc tìm kiếm cứu nạn và điều tra sự cố.

Sau khi kiểm tra việc thực hiện các quy định về không lưu và tìm kiếm cứu nạn trong vụ việc này, Cục HKVN nhận định: Kiểm soát viên không lưu ACC Hồ Chí Minh đã thực hiện đầy đủ quy trình dịch vụ báo động. Ngay sau khi mất tín hiệu của máy bay MH370, ACC Hồ Chí Minh đã cố gắng thiết lập liên lạc với tổ lái nhưng không được. Cơ quan này đã sử dụng các tần số khẩn nguy, yêu cầu tổ lái của các máy bay khác hỗ trợ tìm kiếm và liên lạc với máy bay MH370 nhưng đều không có kết quả. 

Theo quy định của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), trong trường hợp máy bay mất tích đang bay tại vùng giáp ranh giữa các vùng thông báo bay thì trách nhiệm khởi phát báo động và tìm kiếm cứu nạn đầu tiên thuộc về quốc gia có liên lạc cuối cùng với máy bay. 

Ở trường hợp này, trách nhiệm đầu tiên thuộc về Malaysia và trên thực tế, Việt Nam nhận được điện văn báo động - khẩn nguy của cơ quan phối hợp tìm kiếm cứu nạn của Malaysia lúc 22 giờ 32 phút (UTC). Ngay sau đó, phía Việt Nam đã triển khai tất cả các hành động phù hợp với giai đoạn báo động và giai đoạn khẩn nguy, phối hợp các nước liên quan tổ chức tìm kiếm cứu nạn máy bay. Điều đó khẳng định, Việt Nam đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm của một quốc gia điều hành vùng thông báo bay.

Trong khi đó, dư luận quốc tế đã phàn nàn rằng, phía Malaysia đã không minh bạch thông tin về chiếc máy bay xấu số này. Những thông tin họ cung cấp cho các bên phối hợp điều tra là nhỏ giọt và đầy mâu thuẫn, thậm chí là "tiền hậu bất nhất".

Thiết nghĩ, thay vì đổ lỗi cho người khác, quan chức Malaysia nên có những hành động thiết thực hơn và trước hết, hãy trung thực với bản thân, với dư luận.
------------------
Bài LâmTrực@ tổng hợp từ báo chí

NHỮNG CON RỐI DÂN CHỦ

Một số phần tử cơ hội, bất mãn cá nhân, thành phần “trở cờ” trong đó có cả những người nhẹ dạ ở trong nước và tổ chức cực đoan nước ngoài đang lợi dụng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” để chống phá Đảng, Nhà nước CHXHCNVN. Chiêu bài đó được một số tổ chức không có thiện chí với Việt Nam, các cơ quan truyền thông việt ngữ ở nước ngoài bơm, thổi phụ họa. Đây là việc làm sai trái cần đấu tranh, phê phán và vạch mặt kịp thời để mọi người thấy được bộ mặt thật của họ, nhằm góp phần bảo vệ sự ổn định của Đất nước xây dựng Tổ quốc dân chủ và phồn vinh.

Các nhà “Dân chủ” này đã có những bài viết, phát biểu, trả lời phỏng vấn trên các phương tiện truyền thông việt ngữ ở nước ngoài có nội dung xuyên tạc, kích động, thóa mạ những thành tựu mà toàn thể dân tộc Việt Nam đã đạt được kể từ khi công cuộc đổi mới được tiến hành. Vậy họ là ai? Đó là một số người có quan điểm chính trị cơ hội một cách rõ ràng, có hiểu biết, có một thời gian nắm một số vị trí trong hệ thống chính trị, họ có tham vọng chính trị lớn, trong đó có cả những người có chức sắc tôn giáo, một số người bất mãn, một số người có nhận thức mơ hồ, không phân biệt được phải trái, đúng sai, bị kích động, lôi kéo, ngày càng lún sâu vào con đường sai trái. Họ đã cấu kết với nhau phát tán trên các mạng truyền thông việt ngữ ở nước ngoài như VOA- RFA-RFI- BBC, tuyên truyền, xuyên tạc, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, xuyên tạc lịch sử, bóp méo sự thật, vu cáo, bôi đen chế độ ở Việt Nam. Ngày 1/5/2014, tại trụ sở đài RFA ở thủ đô Washington diễn ra cái gọi là hội thảo mang tên “Hướng đến một nền tự do thông tin tại Việt Nam” có sự tham dự của các bloggers và “nhà báo tự do”!? đến từ Việt Nam. Vậy những người này đã phát biểu những gì cho cái chủ đề mà RFA đưa ra? tìm hiểu thì mọi người có một chút kiến thức sẽ không thể buồn cười cho những phát biểu ngô nghê của các vị “Dân chủ” này. Một vị là nghệ sĩ thì phán đại một câu khi được RFA “Mớn mồi” rằng: “Tôi thì đơn giản tôi thấy bất công ở Việt nam nó nhiều quá…!!! nhân quyền bị vi phạm tất cả mọi thứ khiến tôi bức xúc. Tôi bức xúc thì tôi thấy mình phải lên tiếng phản đối, bởi vì mình là người nghệ sĩ, người của công chúng…”!? còn vị Blogger trẻ tuổi Nguyễn Đình Hà thì xổ liền một câu:”Nghị định 72 được chính phủ Việt Nam đưa ra hồi năm ngoái nhằm kiểm soát thông tin internet, đồng thời yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ Internet cung cấp thông tin về các nhà hoạt động nhân quyền trên Internet. Các bloggers đã thực hiện những hành động bất tuân dân sự chống lại nghị định 72 và các công ty như Google cũng có vẻ không hợp tác”!? Vị “Nhà báo độc lập” Ngô Nhật Đăng vu cáo một cách ngang ngược rằng: “hệ thống chính trị Việt Nam dựa trên sự dối trá nên những nhà cầm quyền rất sợ sự thực…”!? . Sơ qua những phát biểu của các nhà “Dân chủ” được mời dự “Hội thảo” chúng ta có thể thấy rằng đó là những phát biểu cực đoan, ngang ngược, họ đã biến mình thành công cụ, những con rối trong ý đồ công kích nhà nước Việt Nam của RFA mà từ lâu nay họ luôn tỏ thái độ thù địch. Việc ban hành Nghị định 72 cũng phù hợp bối cảnh chung của các quốc gia trên thế giới. Qua nghiên cứu, chúng ta nhận thấy, hầu hết các quốc gia không phân biệt thể chế chính trị, trình độ kinh tế, đều có các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề này. Tại Mỹ, Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) vừa cho thành lập một lực lượng mới có nhiệm vụ phát triển các công nghệ có khả năng kiểm soát thông tin trên Internet, cũng như các liên lạc bằng điện thoại di động. Chúng ta đều biết kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị định 72 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, nhiều kẻ lấy cớ này vu cáo Việt Nam “vi phạm nhân quyền”, kiểm soát Internet, hạn chế tự do báo chí, ngôn luận, đã có một thời gian họ tập hợp những chữ ký ảo nhằm tạo dư luận, gây áp lực để các tổ chức quốc tế can thiệp. Nhưng vì không hiểu biết hoặc cố tình nên đã xuyên tạc về nghị định này. Thực tế, Nghị định 72 là sự kế thừa, phát triển những nghị định trước đây về quản lý, sử dụng Internet tại Việt Nam. Ngay từ năm 2001, đã có Nghị định 55 về quản lý Internet. Đến năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định 97 và hiện nay là Nghị định 72. Ngay tại Điều 1, Nghị định ghi rõ phạm vi điều chỉnh: “Nghị định này quy định chi tiết việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, thông tin trên mạng, trò chơi điện tử trên mạng; bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, thông tin trên mạng, trò chơi điện tử trên mạng, bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin”. Như vậy, việc ban hành Nghị định 72 mục đích không phải nhằm cấm đoán, hạn chế tự do Internet như họ đã kêu gào mà là để phát triển, phục vụ hữu ích quốc gia, tập thể và cá nhân và để các lợi ích đó được đảm bảo phải gắn với các điều kiện nhất định, một số hành vi bị cấm (quy định tại Điều 5). Thực hiện được điều này cũng là nhằm bảo đảm và phát huy các quyền con người được quy định trong Hiến pháp và phù hợp luật pháp quốc tế.

Nhìn vào các bài viết của họ phát tán trên Internet có thể thấy rằng ,nói chung, mục tiêu chủ yếu của họ vẫn là những hoạt động nhằm phủ định chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tấn công trực diện vào Cương lĩnh, đường lối đổi mới trong xây dựng chủ nghĩa xã hội mà Đảng CSVN đang lãnh đạo toàn diện. Họ tìm mọi cách bóp méo, suy diễn, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam bất chấp lẽ phải,cường điệu hóa một vài vụ việc liên quan đến pháp luật từ đó họ hồ đồ kết luận là: đó là “Bản chất” của chế độ. Không những thế họ còn mạnh miệng bôi nhọ quá khứ cách mạng một cách vô liêm xỉ, chà đạp lên giá trị truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc làm tổn thương đến tình cảm thiêng liêng mà chính phủ và nhân dân Việt Nam dành cho các anh hùng liệt sĩ đã vì nước hy sinh vì nền độc lập tự do của dân tộc. Họ đưa ra những câu hỏi lấp lửng như “có cần thiết hay không khi Đảng phát động toàn dân trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân pháp và đế quốc Mỹ”? hay “Nếu không có Đảng CSVN thì dân tộc này đã ở một vị thế khác…” !?..v v… xuyên tạc lịch sử, hòng chia rẽ Đảng với Nhà nước; cô lập, “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang, kích động một số thành phần mà họ cho là “Nhạy cảm” dễ thâm nhập nhất đó là: trí thức, văn nghệ sĩ, sinh viên, học sinh, kích động một số người từng tham gia hoạt động cách mạng trước đây có tâm trạng bất mãn vì trước khi còn đang làm việc đã có một số vấn đề mà không được “Thỏa mãn” cái “tôi” của họ nay đã hạ cánh thì “Trở cờ” hòng thực hiện ý đồ “trong biến thì phất cờ”. Họ nhắm vào điểm cốt yếu đó là: chia rẽ tôn giáo, dân tộc, chia rẽ các vùng, miền trên đất nước với âm mưu thâm hiểm hòng phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Hướng tới mục đích cuối cùng là làm suy yếu Đảng, tiến tới xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với xã hội, thực hiện đa nguyên, đa đảng, lập các đảng phái nhằm đưa đất nước đi theo con đường khác mà theo lý luận của họ là sẽ “Dân chủ hơn, sáng sủa hơn” !? Gần đây nhất, họ tìm mọi cách phủ nhận những thành tựu to lớn của nhân dân, dân tộc ta qua gần 30 năm đổi mới, xuyên tạc, bóp méo, bôi đen bức tranh xã hội, hòng gây tâm lý hoang mang, mất niềm tin trong nhân dân vào Đảng, Nhà nước và chế độ. Họ đặt ra những điều kỳ quặc như: “Có bao giờ nhân dân Việt Nam lại sống trong cảnh tủi nhục, đau thương như hiện nay không?”. “Có bao giờ dân tộc Việt Nam lại bị chia rẽ, nghi kỵ nhau, hận thù nhau sau những năm tháng cai trị của một chế độ như bây giờ không”? Từ đó, họ đưa ra những điều xuyên tạc, vu cáo trắng trợn: “Hơn nửa thế kỷ áp đặt chủ nghĩa cộng sản lên đất nước ta, Đảng Cộng sản đã thực hiện chính sách cai trị bằng thủ đoạn và bạo lực. Nhân dân chỉ được phép cúi đầu sợ hãi và sống trong mòn mỏi, tuyệt vọng”. Họ nhắm mắt nói bừa rằng, tất cả những quyền thiêng liêng của dân tộc được nói trong “Tuyên ngôn độc lập” “đều bị chà đạp thô bạo ngay sau đó, khi mà chính quyền cộng sản được dựng lên!”

Họ đã lợi dụng các quyền tự do, dân chủ để nhen nhóm tổ chức ra những đảng phái, thảo ra những “điều lệ”, “tuyên ngôn”, “cương lĩnh” và đề ra những hình thức, phương pháp hoạt động, hòng phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thủ tiêu vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chống phá Nhà nước, chế độ, gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đó chính là bộ mặt thật của cái gọi là “những tổ chức đấu tranh đòi dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam” và đó cũng chính là những hành động vi phạm pháp luật. Việc xét xử nghiêm minh những người vi phạm pháp luật là việc làm bình thường, theo đúng quy định của pháp luật Nhà nước Việt Nam và phù hợp với luật pháp quốc tế. Một số thế lực ở nước ngoài tìm cách tiếp tay, kích động những phần tử chống phá Nhà nước và chế độ. Khi các phần tử này bị xử lý theo pháp luật thì họ kêu la, hò hét rằng, Nhà nước Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, vi phạm tự do tín ngưỡng, đàn áp tôn giáo, đàn áp những người bất đồng chính kiến. Đó là sự xuyên tạc thô bạo, đổi trắng thay đen nhằm che giấu những âm mưu đen tối của họ.

Để đạt mục tiêu đó, họ thực hiện sự kết hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nước, nhưng hướng chính là khơi dậy từ bên trong, tiến tới xây dựng lực lượng chống đối từ trong nước, tạo dựng “Ngọn cờ”, nhân vật “Nòng cốt”, chờ thời cơ để thành lập các tổ chức đối lập với Đảng Cộng sản. Phụ họa theo các nhà “Dân chủ, nhân quyền” có các tổ chức gọi là “Theo dõi nhân quyền” thường sản xuất ra những cái gọi là: “Nghị quyết”, “Báo cáo” về tình hình tự do, nhân quyền trên thế giới trong đó có Việt Nam, họ đòi áp đặt cho Việt Nam những khái niệm về “Tự do, dân chủ” theo kiểu của họ, bất chấp tính đặc thù của quốc gia đó. Mỗi dịp như vậy các nhà “Dân chủ” trong nước được dịp thể hiện cái gọi là “Bức xúc” trước “Thảm trạng” về tự do, dân chủ, nhân quyền trong nước. Một loạt các đối tượng đưa ra xét xử, những người vi phạm đó chỉ vì một chút định kiến, động cơ cá nhân không trong sáng đưa ra những thông tin méo mó, bôi đen sự thật về xã hội Việt Nam, họ liên hệ với những tổ chức, phần tử người việt chống cộng cực đoan ở hải ngoại chống đối nhà nước Việt Nam, đòi lật đổ chế độ hiện hành. Nhiều vị luật sư bào chữa cho các bị cáo nói rằng: Những người này không phạm luật vì họ đã sử dung quyền tự do ngôn luận của mình !? vậy có phải đây là một lập luận đúng? Xin thưa rằng: đó là điều hoàn toàn sai lầm, thực ra ở đây họ đánh tráo khái niệm này. Vấn đề là ở chỗ, trong luật quốc gia và luật quốc tế thì quyền tự do ngôn luận (Và nhiều quyền khác) không phải là quyền “tuyệt đối” như các vị biện minh, ngụy biện cho hành vi phạm pháp của mình mà là những quyền có giới hạn, nói một cách khác là quyền bị hạn chế. Trong công ước Quốc tế về quyền con người, tại khoản 3 điều 19 quy định: “Việc thực hiện những quy định tại mục 2 của điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, có thể phải chịu một số hạn chế nhất định. Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác. Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng”. Như vậy là việc các bị cáo dựa vào luật quốc tế về quyền con người để biện hộ cho mình là sai, họ đã phớt lờ về khoản 3 điều 19 liên quan đến tội lợi dụng quyền tự do ngôn luận của các bị cáo thì điều 88 bộ luật hình sự 1999 quy định: “Tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN”.

Việc các bị cáo và luật sư bào chữa cho rằng không có bằng chứng về hậu quả của hành vị phạm tội của các bị cáo là không có cơ sở pháp lý. Tội “tuyên truyền” vốn là tội phạm mang tính chất “bất bạo động” theo cách nói của mấy nhà “luật học mạng”, blogger. Các vị đòi hỏi phải có bằng chứng về hậu quả của những tội phạm này gây ra ư? chẳng lẽ nhà nước Việt Nam phải ngồi chờ đến khi nào luồng gió sặc “Mùi hoa” như việc đã xảy ra ở Trung đông, bắc phi, Ucraina… thì mới có cái gọi là “bằng chứng” như các vị yêu cầu? Xin thưa hậu quả việc phạm tội của các bị cáo đó là: bạo loạn, lật đổ chính quyền, nội chiến, là sự can thiệp của nước ngoài.vv… Trên thế giới không có một quốc gia nào quy định chứng cứ về hậu quả xã hội của loại tội phạm này. Ngay tại Hoa Kỳ và nhiều quốc gia phương Tây đòi truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ông chủ mạng WikiLeaks cũng chỉ cho rằng với những thông tin của mạng này “có thể” gây nguy hiểm cho quân đội Hoa Kỳ. Như vậy là với chứng cứ mà các bị cáo khai nhận tại tòa “Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài lieu có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” đã đủ cấu thành tội phạm và chiếu theo luật hiện hành, thì mức án mà các bị cáo này phải nhận là đúng người, đúng tội, điều này không thể chối cãi được. Xã hội chính trị lành mạnh luôn hướng dẫn, khích lệ, cổ vũ những động lực đúng đắn của mỗi cá nhân, khi cá nhân đó hành động với động cơ phù hợp với ợi ích chung của cộng đồng thì khi ấy xung đột xã hội sẽ giảm thiểu, tạo ra sự hài hòa, đồng thuận cùng tồn tại và phát triển, ngược lại những cá nhân đi ngược lại dòng phát triển chung sẽ bắt buộc xá định lại nhu cầu của mình nếu không sẽ bị đào thải và bị pháp luật trừng phạt, quyền tự do bị tước đoạt. Thực tế cho chúng ta thấy rằng: không tránh khỏi có những ý kiến khác nhau trong các tầng lớp trong xã hội và khác với quan điểm, đường lối của Đảng. Đó cũng là lẽ bình thường không có điều gì “Ghê gớm” vì như chúng ta đã biết nhận thức là một quá trình, chân lý cũng là một quá trình. Do nhiều yếu tố tác động nên không tránh khỏi có những ý kiến, cách tiếp cận khác với đường lối, quan điểm của Đảng. Nhưng phải là những ý kiến đóng góp chân thành chứ không phải là quan điểm chống lạị.

Và một thực tế không thể phủ nhận được đó là: Từ một nước thuộc địa, dân bị nô lệ, chúng ta đã giành được cái nhân quyền lớn nhất là quyền tự quyết định vận mệnh của mình. Từ một nước nghèo, lạc hậu, chúng ta đã phấn đấu xóa đói, giảm nghèo, nâng trình độ phát triển kinh tế lên ngày một khá hơn. Từ một nước có mặt bằng dân trí thấp, Việt Nam đã là một quốc gia có trình độ văn hóa phổ thông cao hơn mức trung bình của thế giới và là quốc gia đạt chỉ số phát triển con người (HDI) vào hàng cao so với nhiều quốc gia khác. Đời sống nhân dân trong nước được cải thiện rõ rệt, quốc phòng, an ninh được giữ vững, xã hội ổn định, vị thế Việt Nam không ngừng được nâng cao, là đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với các nước trong đó có cả cường quốc trước đây là “Cựu thù”. Rõ ràng, sức mạnh tổng hợp của đất nước đã tăng lên nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục phát triển đi lên với triển vọng tốt đẹp. Mới đây thôi nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Đoàn nghị sỹ Quốc hội Mỹ do Chủ tịch Thường trực Thượng viện Patrick Leahy dẫn đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 16 đến 20/4/2014. Báo chí trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm đến chuyến thăm này, xem đây là chuyến thăm nhằm củng cố và phát triển quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước được ký kết bởi Nguyên thủ: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Barack Obama vào tháng 7 năm 2013.

Việt Nam giờ đây là địa chỉ tin cậy cho nhiều nhà đầu tư nước ngoài, báo chí quốc tế đã phản ánh nhiều điều “mắt thấy tai nghe” của du khách quốc tế viếng thăm đất nước sôi động và trẻ trung sau khi tới Việt Nam hòa mình vào cuộc sống của mọi tầng lớp nhân dân ở nhiều góc cạnh. Việt Nam ngày nay chứng tỏ là một quốc gia thiên đường cho du khách quốc tế. Sẽ là hết sức sai lầm nếu ai còn tin vào những điều ma muội của những kẻ luôn gắn hình ảnh Việt Nam với chiến tranh và sự nghèo đói, mất tự do, dân chủ và bị “kềm kẹp” dưới chế độ “Cai trị của Đảng CS”. Ngược lại, có đến mới biết Việt Nam xinh đẹp và thân thiện và người dân luôn được pháp luật bảo hộ quyền công dân một cách đầy đủ và mang tính nhân văn nhất. Chuyến thăm Việt Nam của ngoại trưởng Mỹ Ông John Kerry ngày 14-12-2013 đã nói lên điều kỳ diệu này “Không ai không ngạc nhiên khi thấy VN hiện đại đã thay đổi thế nào chỉ trong 20 năm. Thật đáng kinh ngạc” – ông nói và nhấn mạnh “đây không phải ngẫu nhiên, mà có sự cam kết và tầm nhìn của rất nhiều người” Ông dẫn chứng: “Kim ngạch thương mại song phương của chúng ta đã tăng 50 lần kể từ năm 1995 lên 25 tỉ USD/năm. Chúng ta sắp đạt mục tiêu tăng gấp đôi xuất khẩu của Mỹ sang VN như tuyên bố của Tổng thống Obama năm năm trước”. Đất nước từng bị cô lập vì cấm vận cách đây hơn 20 năm giờ “có thể là một trong những đối tác kinh tế hàng đầu của Mỹ tại khu vực và chúng ta sẽ cố để thực hiện điều đó”. Còn ông Fred Burke, giám đốc điều hành của Hãng luật Baker McKenzie và là người từng ở VN gần 20 năm, thừa nhận những gì ngoại trưởng Mỹ nói. “Những gì ông nói hoàn toàn đúng những gì tôi đã trải qua. Giờ rất nhiều thứ chúng ta xem nhẹ khi nghĩ lại VN đã thay đổi thế nào, từ điện thoại di động cho đến chất lượng cuộc sống” – ông Burke nói. Theo ông, VN giờ đây là “một cơ hội” cho người Mỹ khi rất nhiều người trẻ muốn sang VN để làm các lĩnh vực như công nghệ thông tin hay kinh doanh. Những ai vẫn tồn tại quan điểm bôi nhọ, xuyên tạc, vu khống hãy suy nghĩ lạị, chỉ một dẫn chứng nhỏ về việc này đó là: hằng năm số lượng người Việt Nam sống xa Tổ quốc về thăm đất nước luôn luôn tăng, số lượng người nước ngoài đến Việt Nam tham quan, du lịch và ký kết hợp tác làm ăn cũng ngày càng nhiều, không ít người đến hẳn Việt Nam sinh sống và làm việc. Điều đó chứng tỏ những gì mà các nhà “Dân chủ” kêu gào chỉ là điều nực cười mà thôi./.

Hoa Kỳ 3-5-2014

Nguồn: Amari Tx