Thứ Hai, 5 tháng 5, 2014

PHẢN ĐỐI RFA TUYÊN TRUYỀN CHỐNG PHÁ VIỆT NAM

QĐND - Chủ nhật

Bài 1: Tiếng nói từ nước Mỹ

QĐND - Mới đây, Đài Châu Á tự do (RFA) đã giảm chương trình phát thanh Việt ngữ xuống chỉ còn nửa giờ mỗi ngày. Ngay sau khi tin tức về việc này được loan ra, dư luận cộng đồng người Việt ở nước ngoài đã bày tỏ sự hoan nghênh. Trên nhiều blog cá nhân, hay trang web của người Việt ở nước ngoài đã xuất hiện các bài viết phê phán lối tuyên truyền kích động thù hằn dân tộc, chống phá Việt Nam của RFA. Dư luận chung muốn RFA ngừng vĩnh viễn chương trình phát thanh bằng tiếng Việt, thậm chí đóng cửa hẳn đài này.

Phong trào đòi đóng cửa RFA

Những người ủng hộ việc ngừng hẳn chương trình phát tiếng Việt trên RFA không ai khác ngoài chính những người từng là nạn nhân của lối đưa tin bịa đặt, vu khống và thiếu khách quan của RFA. Nhiều nhà báo gốc Việt tại Mỹ không chấp nhận sự thiếu đạo đức trong nghề báo và những người Việt ở hải ngoại hiểu rõ tình hình trong nước rất bất bình với lối đưa tin kiểu “bịt mắt” này của RFA.

Cách đây không lâu, RFA đã đăng tải bài viết “Ông Trần Nhật Quang chửi ai?” của tác giả Cánh Cò, chắc không phải tên thật của người viết. Bài viết đã vu khống trắng trợn và xúc phạm nghiêm trọng danh dự của một công dân yêu nước là ông Trần Nhật Quang, qua đó tuyên truyền chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam. Lời lẽ, câu chữ trong bài viết xấc xược tới mức không tiện để dẫn ra đây. Chỉ biết rằng, bài viết đã khiến cộng đồng mạng phản ứng gay gắt. Nạn nhân cũng đã trực tiếp viết thư gửi RFA yêu cầu gỡ bài và xin lỗi công khai. Dưới áp lực dư luận, RFA đã gỡ bài xuống nhưng tuyệt nhiên không một lời xin lỗi ông Trần Nhật Quang, cũng chẳng có lời giải thích nào cho độc giả hay đính chính.

Một nạn nhân khác của lối tuyên truyền của RFA là Hoàng Thị Nhật Lệ, cách đây ít ngày cũng viết thư gửi Nghị sĩ Ét Roi-xơ về các vấn đề liên quan đến RFA. Trong thư có đoạn viết: “Tháng 10-2013, đài này (RFA) cho đăng loạt bài viết của tác giả Nguyễn Ngọc Già với nội dung xuyên tạc, bôi nhọ, xúc phạm danh dự đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và công việc của tôi”…

Có thể nói, việc phỉ báng, xúc phạm danh dự và nhân phẩm của những công dân Việt Nam yêu nước là chiêu bài mới nhất của RFA, qua đó tuyên truyền chống phá Việt Nam. Họ thường xuyên thông tin xuyên tạc, vu cáo, bôi nhọ Đảng, Nhà nước và lãnh tụ Việt Nam, thậm chí bóp méo cả sự thật lịch sử. Chỉ cần lướt qua trang mạng RFA tiếng Việt vào dịp tháng 4 hằng năm sẽ thấy nổi lên các tít bài rất thiếu thiện chí, chà đạp lịch sử, phủ nhận thành tựu của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Nguy hiểm hơn, lối đưa tin của RFA đã dựng lên một bức tranh u tối về Việt Nam sau ngày 30-4-1975 nhằm phục vụ âm mưu phá hoại chính sách hòa giải dân tộc, chia rẽ, kích động và khoét sâu thù hận.

Những người vô cùng bức xúc đã thành lập nhóm vận động đòi đóng cửa RFA, thậm chí kiện đài này ra Tòa án Mỹ vì tội phỉ báng, vi phạm luật pháp Mỹ. Hiện phong trào đòi đóng cửa hẳn RFA Việt ngữ ở Mỹ đang diễn ra khá sôi nổi và ngày càng lan rộng. Một số nhà báo là người đi đầu trong phong trào này. Trong số đó, ông Nguyễn Phương Hùng, Tổng Biên tập trang mạng hải ngoại tại Mỹ kbchn.net đã gửi thư cho Nghị sĩ Mỹ Ét Roi-xơ (Ed Royce) của Đảng Cộng hòa trình bày những lý lẽ đề nghị đóng cửa RFA tiếng Việt và nhận được sự đồng tình của dư luận. Nghị sĩ Mỹ Ét Roi-xơ chính là người đồng sáng lập ra cái gọi là “Dự luật Nhân quyền Việt Nam HR 1897” thường có cách nhìn định kiến về nhân quyền Việt Nam.

Khi bức thư của nhà báo Nguyễn Phương Hùng gửi Nghị sĩ Ét Roi-xơ được đăng trên mạng, nhiều độc giả đã rất hoan nghênh và bày tỏ sự đồng tình. Độc giả có nickname Phạm Thế cho rằng, RFA “là chiếc loa rè sắp hết pin không ai buồn nghe”, trong khi nickname Thanh Nguyen cho rằng, RFA “chuyên dựng chuyện, nói sai sự thật, không có lương tâm nghề nghiệp, nên dẹp bỏ để khỏi phí phạm ngân sách Hoa Kỳ”. Đồng tình với đề xuất đóng cửa hẳn RFA tiếng Việt, nickname Quang Thanh viết: “Cần có thêm nhiều tiếng nói hơn để bản thân người Mỹ cũng thấy rằng cái đài RFA thường xuyên xuyên tạc, bịa đặt”; và “Đối với quan hệ Việt-Mỹ hoàn toàn bất lợi". "Chúng ta cần có một phong trào rộng lớn để yêu cầu chính quyền Mỹ quan tâm đến chuyện này", theo người có nickname Lê Quân… Nickname ẩn danh khác viết bằng tiếng Anh có ý rằng: “Tôi đã từ bỏ việc theo dõi tin tức trên RFA tiếng Việt hơn một năm nay vì có nhiều tin tức sai trái, bị bóp méo và vì đài không bao giờ thừa nhận những tiếng nói khác biệt khi bạn bày tỏ quan điểm”.

“Lẩn tránh trách nhiệm, không tôn trọng đạo đức nghề nghiệp”

Về những việc làm của RFA, nhà báo Giôn Li (John Lee) từ Mỹ đã có những chia sẻ qua e-mail với phóng viên Báo Quân đội nhân dân dưới góc độ của một người làm báo. Ông chia sẻ: “Theo tôi, các bạn chỉ nhìn qua trang web của RFA Việt ngữ thì rõ. Tất cả những bài đăng tải từ trước đến nay về dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo ở Việt Nam đều mang tính phiến diện, không phản ánh trung thực những gì đã và đang diễn ra. Những nhân vật mà họ gọi là các “nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền” cho Việt Nam thực chất là những người vi phạm pháp luật Việt Nam. Họ luôn cổ xúy cho những nhân vật có hành động đi ngược lại lợi ích chung của cộng đồng, góp nhặt những vụ việc tiêu cực trong xã hội Việt Nam để đánh giá tổng quát toàn xã hội là một điều hoàn toàn sai trái, phiến diện, không mang tính khách quan. Khi đăng tải những bài viết của các nhân vật gọi là “nhà” này “nhà” nọ, RFA luôn nói rằng đó là quan điểm riêng của tác giả chứ không phải quan điểm của RFA, tôi thấy việc làm như vậy của một cơ quan xưng là “báo chí” này là hành vi lẩn tránh trách nhiệm”.

Nhà báo Giôn Li dẫn chứng bằng vụ việc điển hình như vụ “Cồn Dầu” ở Đà Nẵng. Theo ông, RFA đã thổi phồng sự việc đến mức không thể chấp nhận. Đến khi Nghị viên thành phố Hau-xtơn Hoàng Duy Hùng và Tổng Thư ký Etcetera Nguyễn của trang mạng Vietweekly về Cồn Dầu để xác minh thì hoàn toàn bất ngờ về những gì mà RFA đã đưa tin. Sự thật hoàn toàn ngược lại với những gì RFA khai thác đăng tải từ cái gọi là “nhân chứng” trong cuộc. “Điều đó nói lên một điều: RFA không trung thực đối với bạn đọc. Dưới góc độ đạo đức làm báo đó là điều đáng lên án”, nhà báo Giôn Li nhấn mạnh.

Xuân Phong

HOT: BẮT KHẨN CẤP NGUYỄN HỮU VINH - CHỦ BLOG BASAM

Khoai@

Theo mình, lẽ ra phải bắt Nguyễn Hữu Vinh, tức Vinh Khiếu (Basam) từ lâu. Nhưng hôm nay ý bị bắt cũng là đáng lắm rồi. Cuối cùng thì những kẻ chống phá nhà nước cũng sẽ phải bị đền tội.

Bắt khẩn cấp Nguyễn Hữu Vinh (blogger Anh Ba Sàm)

Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an đã thực hiện Lệnh khám xét khẩn cấp và sau đó thực hiện Lệnh bắt khẩn cấp đối với Nguyễn Hữu Vinh.

Theo thông báo của Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an đăng tải trên website Bộ Công An, ngày 5/5/2014, Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an đã thực hiện Lệnh khám xét khẩn cấp và sau đó thực hiện Lệnh bắt khẩn cấp đối với Nguyễn Hữu Vinh, sinh năm 1956, hộ khẩu thường trú: số 5/2/4D phố Đặng Văn Ngữ, phường Trung Tự, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, chỗ ở: Phòng số 1508, Tòa nhà G03, Khu đô thị Ciputra, phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.

Cùng ngày, Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an đã thực hiện Lệnh khám xét khẩn cấp và sau đó thực hiện Lệnh bắt khẩn cấp đối với Nguyễn Thị Minh Thúy, sinh năm 1980 thường trú và chỗ ở: Số 411 – E1, Khu tập thể Thành Công, phường Thành Công, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Theo Cơ quan An ninh, các đối tượng này bị bắt vì có hành vi đăng tải các bài viết trên mạng Internet nội dung xấu, thông tin sai lệch làm giảm uy tín, mất lòng tin trong nhân dân về cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, công dân, quy định tại Điều 258 – Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an tiếp tục làm rõ hành vi sai phạm của Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy để xử lý theo quy định của pháp luật.

Trên mạng internet, Nguyễn Hữu Vinh thường được gọi với biệt danh blogger Anh Ba Sàm.

PV

TRUNG QUỐC CHƠI TRÒ XÂM LƯỢC KHÔNG TIẾNG SÚNG TRÊN BIỂN


(Petrotimes) – Bằng việc đưa các giàn khoan dầu khí nước sâu và các tàu khảo sát đại dương ra các khu vực biển không phải của mình, Trung Quốc đang tiến hành một cuộc xâm lấn không tiếng súng trên biển.

Trung Quốc muốn gì ở Biển Đông?

Chỉ có Trung Quốc mới có thể đưa ra câu trả lời chính xác họ muốn gì ở Biển Đông khi bằng mọi giá áp đặt đường lưỡi bò 9 đoạn để đòi chủ quyền tới 80% diện tích Biển Đông, bất chấp luật pháp và sự phản đối của công luận quốc tế. Tuy nhiên, động lực nhãn tiền khiến Bắc Kinh giành giật từng tấc biển với láng giềng mà ai cũng có thể nhìn thấy được là trữ lượng cá và nguồn tài nguyên khoáng sản, dầu khí khổng lồ ở khu vực này.

Có một thực tế là Trung Quốc đang khát dầu và cần dầu để duy trì tốc độ phát triển kinh tế và lèo lái nền công nghiệp đang vươn lên mạnh mẽ, trong khi sản lượng khai thác từ các giếng dầu trên bờ đang “giậm chân tại chỗ” và tiềm năng có hạn tại các vùng biển cạn sau 30 năm khai thác.

Theo báo cáo Triển vọng Năng lượng 2035 của hãng dầu mỏ BP (Anh) công bố gần đây, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trở thành nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới vào năm 2027 và "qua mặt" Nga trở thành nước tiêu thụ khí đốt lớn thứ hai thế giới (sau Mỹ) vào năm 2025.

Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trở thành nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới vào năm 2027

Để thỏa mãn nhu cầu năng lượng dường như bất tận này, đất nước đông dân nhất hành tinh buộc phải vươn “vòi bạch tuộc” ráo riết tìm kiếm, tranh giành các nguồn dầu mỏ và khí đốt trên thế giới bằng đủ mọi đường, từ mua lại các trang thiết bị, công nghệ từ những công ty dầu mỏ lớn của phương Tây đến thâu tóm các tài sản dầu khí ở nước ngoài.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đã và đang theo đuổi một cuộc săn tìm năng lượng qua đường ngoại giao. Bằng chứng là trong các chuyến công du của giới lãnh đạo Trung Quốc những năm gần đây, dầu mỏ là đề tài không thể thiếu. Bắc Kinh sẵn sàng hào phóng chi hàng tỷ USD viện trợ cho các nước nhiều dầu để được đổi lại bằng các hợp đồng khai thác, hợp đồng đảm bảo nguồn cung dầu khí.

Thậm chí, Trung Quốc còn không ngại tranh đoạt, bất chấp rủi ro và căng thẳng với các nước láng giềng, để gia tăng nguồn dầu, đặc biệt là ở Biển Đông.

Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA) ước tính Biển Đông có 11 tỷ thùng dầu thô và 5.400 tỷ m3 khí đốt. Trong khi đó, Bộ Đất đai và Tài nguyên khoáng sản nước này cho rằng, Biển Đông có từ 169 - 220 tỷ thùng dầu và 16.000 tỷ m3 khí đốt.

Còn các chuyên gia Trung Quốc thì kỳ vọng “Biển Đông có tiềm năng trở thành khu vực khoan nước sâu lớn thứ 4 thế giới, sau Vịnh Mexico, Brazil và Tây Phi”.

Để giữ thế độc quyền khai thác trên Biển Đông, Trung Quốc đã tuyên bố các hoạt động liên quan tới dầu khí trên Biển Đông sẽ bị cho là bất hợp pháp nếu không có sự cho phép hay tham gia của nước này. Bắc Kinh cũng ngang ngược cảnh báo, đe dọa trừng phạt các hãng dầu khí có hợp tác thăm dò, khai thác với các láng giềng trên những khu vực biển rõ ràng không thuộc về họ.

Không chỉ tự cho mình cái quyền “ôm” lấy Biển Đông, Trung Quốc còn đặt mục tiêu vơ vét tài nguyên dầu mỏ rõ ràng ở khu vực này với tham vọng khai thác 1 triệu thùng dầu mỏ/ngày ở Biển Đông vào năm 2020. Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) đã nhiều lần mời thầu thăm dò khai thác dầu khí ở Biển Đông, trong đó có các khu vực nằm hẳn trong hoặc sát với vùng đặc quyền kinh tế của các nước láng giềng.

Điển hình là việc ngày 23/6/2012, CNOOC ngang nhiên thông báo công khai chào thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí nằm sâu trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển gần nhất của Việt Nam 57 hải lý ở khu vực Nha Trang (Khánh Hòa), cách đảo Phú Quý của Việt Nam chỉ khoảng 37 hải lý. Bộ Ngoại giao và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã cực lực phản đối hành động này và yêu cầu phía CNOOC hủy bỏ ngay việc chào thầu nói trên vì đó là việc làm sai trái, không có giá trị, trái với thông lệ dầu khí quốc tế, xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia chính đáng của Việt Nam, vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982.

Những "biên giới di động" trên biển

Chưa biết khai thác thực tế sẽ được bao nhiêu dầu khí ở Biển Đông, nhưng Bắc Kinh trước mắt đã rót những khoản kinh phí khổng lồ đầu tư cho chiến hạm, tàu chấp pháp… và đặc biệt là giàn khoan “khủng”. Chẳng thế mà vào năm 2012, khi Trung Quốc ra mắt giàn khoan Hải dương 981 (HD 981), Chủ tịch CNOOC Wang Yilin từng tuyên bố “Giàn khoan nước sâu là lãnh thổ quốc gia di động và là vũ khí chiến lược giúp thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp dầu khí ngoài khơi Trung Quốc”.

DẠI DỘT: GIÁM ĐỐC DẦU KHÍ PIV NHẢY TỪ TẦNG 9 TỰ TỬ

Giám đốc dầu khí PIV nhảy từ tầng 9 tự tử

Đăng Bởi Một Thế Giới

Vợ nạn nhân Trần Danh Lam (người ngồi giữa) cho biết thời gian gần đây, ông Lam thường xuyên than phiền vì nội bộ công ty lục đục...

Trước khi nhảy từ lầu 9 kết thúc đời mình, vị giám đốc gọi điện về dặn vợ chăm sóc con.

Ông Trần Danh Lam, Giám đốc công ty cổ phần thẩm định giá dầu khí PIV đã nhảy lầu tự tử lúc 14 giờ 30 chiều nay 5.5, tại tòa nhà Indochina, số 4 đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 1, TP.HCM.

Hiện trường vụ tự tử là hành lang tầng trệt của tòa nhà khá rùng rợn bởi máu và thi thể ông Lam.

Theo tìm hiểu ban đầu của phóng viên Một Thế Giới, ông Trần Danh Lam mới nhận chức giám đốc công ty khoảng một tháng rưỡi. Một nguồn tin khác cho biết, công ty này mới bị kiểm toán phát hiện thâm hụt khoảng 3 tỉ đồng.

Vợ ông Lam cho biết thêm, thời gian gần đây, ông thường xuyên than phiền vì nội bộ công ty lục đục, tính chất công việc căng thẳng khiến ông có nhiều phiền muộn.

Trước khi chọn cái chết bằng cách nhảy lầu, ông Lam gọi điện cho vợ dặn chăm sóc con. Ông Lam sinh năm 1965, nhà ở đường Cô Bắc, quận 1, TP.HCM.

Một số nhân viên tòa nhà cho biết, buổi sáng, ông Lam tới văn phòng không có biểu hiện gì bất thường. Giày dép của ông vẫn để trong phòng làm việc và không có dấu hiệu xáo trộn ở phòng của ông Lam.

Trước đó vài tháng, cũng tại tòa nhà này từng xảy ra một vụ tự tử tương tự.

Nguyễn Thanh – Nghĩa Phạm

ỐI GIỜI! KIỀU NỮ HẢI DƯƠNG ĐIÊN THẬT RỒI

Khoai@

Bà này khoai thật. 

Thuê Taxi đi Tây Nguyên, gạ gẫm lái xe không được, bà này quay sang đập vỡ kính xe và...không chịu mặc quần áo...Vụ này không xảy ra với Mai Linh mà với Vina Sun. Đúng là sun thật!

Kiều nữ Hải Dương đập vỡ kính xe taxi vì không được "phục vụ"

NLĐO) – Sau khi ghé vào nhà nghỉ trên đường ĐT 741, bà Phạm Thị Thanh Ngọc (SN 1974, Việt kiều Mỹ) đã yêu cầu anh tài xế taxi trẻ đẹp "phục vụ" cho bà. Quá sợ hãi, tài xế bỏ ra khỏi phòng. Chỉ sau vài phút, “kiều nữ Hải Dương” mặc quần áo bước ra sân nói với tài xế là bà đã đập vỡ kính xe taxi.

Đến 13 giờ ngày 5-5, Công an xã Tân Lập và Công an huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước cùng với đại diện VKSND đồng cấp vẫn đang làm việc với bà Phạm Thị Thanh Ngọc (SN 1974, Việt kiều Mỹ, người được mệnh danh “kiều nữ Hải Dương”) về vụ gây rối trật tự công cộng và phá hoại tài sản xảy ra vào rạng sáng cùng ngày.

Theo thông tin ban đầu, khoảng 20 giờ 30 phút ngày 4-5, hãng taxi Vinasun nhận được cuộc điện thoại của một phụ nữ với yêu cầu thuê xe taxi chở đi TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk). Nhận được cuộc gọi, hãng taxi đã điều tài xế T.H.Nh (SN 1989) lái xe đến đón khách tại đường Huỳnh Văn Bánh, quận Phú Nhuận, TP HCM.

Khi khách nữ hỏi giá 2 chiều (từ TP HCM đi Buôn Ma Thuột và ngược lại), tài xế Nh. cho biết giá 2 chiều là 5.250.000 đồng. Lúc đầu "kiều nữ Hải Dương” không đồng ý bảo đi máy bay cho nhanh, sau đó không hiểu vì lẽ gì bà Ngọc lại đồng ý thuê xe với giá trên và bao luôn tiền phí cầu đường.

“Khoảng 24 giờ cùng ngày, khi xe đến nhà nghỉ nằm sau cây xăng Hamico trên đường ĐT 741 (xã Tân Lập, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước), vị nữ khách bảo tôi dừng xe vào nhà trọ để nghỉ ngơi khoảng 1 tiếng rồi đi tiếp. Nghĩ hành khách mệt mỏi, cần tắm rửa hoặc đi vệ sinh và nghỉ ngơi sau gần 100 km, tôi tấp vào nhà trọ, khuân hành lý của nữ hành khách vào phòng.

Khi đến chiếc valy cuối cùng, nữ khách từ trong nhà tắm bước ra với tình trạng trần truồng, bất ngờ bảo tôi “phục vụ” bà ta. Quá bất ngờ và hoảng sợ, tôi đóng cửa bỏ ra ngoài xin nhân viên cây xăng cho số ĐTDĐ của công an xã để gọi nhờ can thiệp. Trong lúc đang nói chuyện với nhân viên cây xăng thì vị nữ khách ra sân ngoắc tay gọi tôi đến để nói: Chị đã đập xe em rồi” - tài xế T.H.Nh kể lại.

Sau khi kiểm tra thấy kính xe bị đập vỡ (trị giá khoảng trên 1 triệu đồng - PV), anh Nh. gọi điện cầu cứu Công an xã Tân Lập. Khoảng 2 giờ sáng 5-5, lực lượng công an tới yêu cầu bà Ngọc về trụ sở để làm việc thì lúc này “kiều nữ Hải Dương” vô tư ngủ thẳng giấc cho tới sáng.

“Đến sáng cùng ngày, sau khi xin ý kiến huyện, chúng tôi tới nhà nghỉ Hamico yêu cầu bà Ngọc mở cửa để về trụ sở công an làm việc nhưng ở phía trong bà Ngọc dùng nước nóng (mở từ hệ thống nước nóng lạnh của phòng trọ - PV) xịt ra ngoài. Mãi đến 10 giờ sáng cùng ngày, buộc lòng chúng tôi phải phá cửa để vào phòng trọ, lúc này bà Ngọc đang trong… tình trạng trần như nhộng” - một công an viên xã Tân Lập cho biết.

Đến thời điểm hiện tại, Công an xã Tân Lập vẫn đang cùng Công an huyện và đại diện VKSND huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước tiến hành lấy lời khai của “kiều nữ Hải Dương” để làm sáng tỏ vụ việc.

Trước đó, “kiều nữ Hải Dương” Phạm Thị Thanh Ngọc cũng đến Công an phường 6, quận 3, TP HCM để tố cáo việc bà bị một tài xế taxi… hiếp dâm vào rạng sáng 1-5. Theo trình báo của bà Ngọc với cơ quan công an, sau khi giận dỗi một “phi công trẻ”, bà Ngọc đã đón taxi để về khách sạn M.T tại phường 6, quận 3 để lưu trú, nghỉ ngơi.

Tại đây bà có nhờ ông H.H.T là tài xế taxi (SN 1965, ngụ phường 11, quận 6) đưa hành lý của “kiều nữ” lên phòng trọ. Sau đó ông T. khóa cửa phòng và vào phòng tắm để…. tắm rồi thực hiện hành vi “hiếp dâm” bà Ngọc! Do mệt mỏi và phòng trọ kín nên bà Ngọc không kêu la được. Sau khi làm đơn tố cáo thì tối 1-5, “kiều nữ Hải Dương” lại làm đơn bãi nại!

Hehe, kiểu này phải đi học lái xe mất thôi!

ĐƯA GIÀN KHOAN KHỔNG LỒ VÀO VÙNG BIỂN VIỆT NAM, TRUNG QUỐC ĐÃ TÍNH TOÁN RẤT KỸ

Vì sao Trung Quốc đưa giàn khoan khổng lồ vào Biển Đông?

Hồng Chính Quang - theo Trí Thức Trẻ

Thiếu tướng Lê Văn Cương - Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Công an (Ảnh: Tuấn Nam)


(Soha.vn) - Liên quan đến sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan trái phép vào Biển Đông, tướng Lê Văn Cương cho rằng: “Việt Nam cần tỏ thái độ thẳng thắn”…

Việc giàn khoan HD-981 của Trung Quốc tiến hành khoan và tác nghiệp tại vị trí có tọa độ 15o29’58” vĩ Bắc – 111o12’06” kinh Đông - một vị trí nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý từ ngày 2/5 đến 15/8/2014 là bất hợp pháp và đã bị phản đối mạnh mẽ. Đây không phải là lần đầu tiên, phía Trung Quốc có hành động gây hấn với Việt Nam tại khu vực Biển Đông.

Trước động thái ngang ngược từ phía Trung Quốc, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng Lê Văn Cương - Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Công an về vấn đề này.

PV: Thưa Thiếu tướng, ông có bất ngờ không trước hành động kéo giàn khoan HD - 981 của Trung Quốc vào đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam?

Thiếu tướng Lê Văn Cương: Việc Trung Quốc đưa giàn khoan khổng lồ HD - 981 vào Biển Đông không có gì bất ngờ. Việc này họ chuẩn bị cách đây 2 năm chứ không phải là một hành động mang tính bất ngờ.

PV: Ông đánh giá như thế nào về thời điểm Trung Quốc đưa giàn khoan vào Biển Đông?

Thiếu tướng Lê Văn Cương: Việc đưa giàn khoan HD – 981 vào Biển Đông tại thời điểm này cho thấy Trung Quốc đã có một sự tính toán rất kỹ. Đây là thời điểm cả Mỹ và Nga đang tập trung vào Ukraine.

Ngoài ra, việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào Biển Đông còn có tác động lớn từ Hoa Kỳ. Cụ thể, trong các chuyến đi thăm Trung Quốc vừa rồi, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tuyên bố Mỹ sẽ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Nhật Bản theo Hiệp định an ninh Mỹ - Nhật ký năm 1960. Đặc biệt là chuyến công du 4 nước châu Á vừa qua của Tổng thống Mỹ, ông Obama đã tuyên bố Mỹ sẵn sàng bảo vệ đồng minh Nhật Bản về an toàn lãnh thổ trong đó có cả quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư). Khi đã lật bài ngửa như vậy, Trung Quốc sẽ chưa dám làm gì ở Senkaku trong khi trước đó, Mỹ không có thái độ rõ ràng về vấn đề này.

Trung Quốc chỉ nắn gân từng nước nhưng trước thái độ rõ ràng như vậy của Mỹ, Trung Quốc sợ và không dám động đến Nhật Bản và Mỹ. Và khi không dám động đến Mỹ và Nhật Bản thì Trung Quốc quay ra Biển Đông.

Bản chất của Trung Quốc không thay đổi, luôn muốn làm bá chủ Biển Đông. Thứ nhất là họ thường xuyên nói một đằng, làm một nẻo. Năm 2013, Tập Cận Bình dự Hội nghị ASEAN+3 và hội nghị ASEAN+1. Tại hội nghị ASEAN+1, Tập Cận Bình nói với 10 nguyên thủ quốc gia các nước ASEAN rằng: Trung Quốc cùng các nước ASEAN cùng chung vận mệnh. Khi một người nói với những người khác là chúng ta cùng chung vận mệnh thì có nghĩa rằng: chúng ta là bạn bè của nhau, sướng khổ có nhau. Và từ đó ASEAN và Trung Quốc mới tiến tới hiệp định hợp tác với nhau.

Sơ đồ vị trí giàn khoan HD981 của Trung Quốc hạ đặt trái phép nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam *Ảnh nhỏ: Giàn khoan HD981 khổng lồ của Trung Quốc - Ảnh: Tư Liệu - Đồ họa: Vĩ Cường

NHẬN DẠNG DÀN KHOAN HD-981 CỦA TRUNG QUỐC VÀ CÁC LOẠI TÀU ĐI KÈM

Nhận dạng dàn khoan HD-981 của Trung Quốc và các loại tàu đi kèm

LÊ DŨNG CƯỜNG

(GDVN) - Chưa tính đến lực lượng quân sự bảo vệ trên biển, trên không, dàn khoan này có rất nhiều các loại tàu hỗ trợ cỡ lớn đi kèm.

Ngày 4/5, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã ra tuyên bố phản đối việc Trung Quốc có hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.

Cụ thể là việc Trung Quốc ra thông báo hàng hải ngày 3/5/2014 của Cục Hải sự Trung Quốc nói rằng giàn khoan HD-981 tiến hành khoan và tác nghiệp tại vị trí có tọa độ 15o29’58” vĩ Bắc-111o12’06” kinh Đông từ ngày 2/5 đến 15/8/2014.

Vị trí tọa độ hoạt động của giàn khoan HD-981 nêu trong thông báo hàng hải của Cục Hải sự Trung Quốc nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý.

Tuyên bố của Việt Nam nói rõ: việc làm này của Tổng Công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc đã xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. 

Dàn khoan biển sâu HD-981 chính thức được TQ đưa vào hoạt động vào ngày 9/5/2012. Đây là giàn khoan nước sâu đầu tiên của Trung Quốc, HD- 981 lần đầu đi vào hoạt động tại giếng Liwan 6-1-1 có độ sâu 1.500 m nằm cách bờ biển Hong Kong 320 km về phía đông nam.

Trước khi được lai giắt xuống vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam dàn khoan này đã được Trung Quốc nghiên cứu và thử nghiệm rất kỹ.

Chưa tính đến lực lượng quân sự bảo vệ trên biển, trên không, dàn khoan này có rất nhiều các loại tàu hỗ trợ cỡ lớn đi kèm. Dưới đây là một số hình ảnh nhận dạng.

Dàn HD -981