Thứ Ba, 6 tháng 5, 2014

MỸ ĐIỀU TRA ĐỘNG THÁI DI CHUYỂN GIÀN KHOAN CỦA TRUNG QUỐC

Mỹ điều tra động thái di chuyển giàn khoan của Trung Quốc

Bản đồ xác định vị trí giàn khoan HD-981của Tổng Công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc nằm bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. (Ảnh do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cung cấp)

Theo Reuters, ngày 6/5, Mỹ cho biết đang điều tra động thái di chuyển giàn khoan dầu khổng lồ của Trung Quốc mà Việt Nam nói rằng đã đi vào vùng biển của Việt Nam.

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel cho biết Mỹ đang xem xét vụ việc trên, đồng thời kêu gọi tất cả các bên thận trọng.

Trả lời báo giới trong chuyến thăm Hong Kong trước thềm chuyến thăm Hà Nội theo kế hoạch vào ngày 7/5, ông Russel nêu rõ: "Chúng tôi cho rằng việc mỗi nước có tuyên bố chủ quyền thể hiện sự thận trọng và kiềm chế là điều hết sức quan trọng."

Cáo buộc của Việt Nam được đưa ra vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama thăm châu Á để khẳng định cam kết với các đồng minh ở đây, trong đó có Nhật Bản và Philippines - hai nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.

Trước đó, chiều 6/5, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã có cuộc điện đàm với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì.

Tại cuộc điện đàm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh nhấn mạnh việc Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan HD-981 và một lượng lớn tàu các loại, kể cả tàu quân sự vào hoạt động ở khu vực này là bất hợp pháp, đi ngược lại luật pháp và thông lệ quốc tế, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Bộ Ngoại giao Việt Nam trước đó cũng ra tuyên bố phản đối việc Trung Quốc có hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.Trả lời câu hỏi của phóng viên về thông báo hàng hải ngày 3/5 của Cục Hải sự Trung Quốc nói rằng giàn khoan HD-981 tiến hành khoan và tác nghiệp tại vị trí có tọa độ 15o29’58” vĩ Bắc-111o12’06” kinh Đông từ ngày 2/5 đến 15/8, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ:

"Vị trí tọa độ hoạt động của giàn khoan HD-981 nêu trong thông báo hàng hải của Cục Hải sự Trung Quốc nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý. 

Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình được xác định phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. 

Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển của Việt Nam khi chưa được phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị, Việt Nam kiên quyết phản đối"./.

SẼ CÓ MỘT ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN BIỂN?

Khoai@: Đây là một góc nhìn về diễn tiến sự kiện Trung Quốc sử dụng chiện thuật xâm lược không tiếng súng. Trelang chép về đây cho anh em đọc vui vẻ thôi.

Sẽ có một Điện Biên Phủ khác!?

Báo Trung Quốc đưa tin, Việt Nam đã điều nhiều tàu Cảnh sát biển đến ngăn chặn giàn khoan HD-981 của Trung Quốc.

Theo tin từ trang Đơn vị Tác chiến điện tử cho hay, hiện có 2 tàu Cảnh sát biển của VN đã được kéo về sữa chữa vì đâm húc mạnh vào tàu xâm phạm. Có thể hôm nay CSB-8001 sẽ ra tiếp khách. Ngoài ra, tàu tên lửa của vùng 3 đã tiến vào tầm bắn, các đơn vị trong kế hoạch phòng thủ đã chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Radar đã được bật, máy bay đã cất cánh và duy trì độ cao ở các khu vực tập kết.

Một nguồn tin khác cho biết, 15h chiều hôm qua, tàu ngầm đã đuợc lệnh xuất phát từ cảng Cam Ranh. Lính tàu ngầm đang họp ở khu quân sự Bình Định, thẳng tiến đi Lý Sơn. Các tàu chiến Mỹ đang tham cuộc diễn tập quân sự thường niên mang tên Balikatan tại nhiều khu vực ở Philippines, cũng đã có mặt để...quan sát. Dự đoán, sau ngày mai 7.5, nếu nỗ lực ngoại giao, đẩy đuổi không hiệu quả tình hình còn căng hơn. 

Sẽ có một Điện Biên Phủ khác!?

Nguồn: PhuocBeo

PHÓ THỦ TƯỚNG, BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO PHẠM BÌNH MINH ĐIỆN ĐÀM VỚI ỦY VIÊN QUỐC VỤ DƯƠNG KHIẾT TRÌ VỀ VỤ GIÀN KHOAN DH-981

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh điện đàm với Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh điện đàm với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì. (Ảnh: Minh Châu)

Chiều 06/5/2014, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc điện đàm với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì về việc giàn khoan HD-981 và nhiều tàu của Trung Quốc hoạt động tại khu vực thuộc lô dầu khí 143 thuộc thềm lục địa Việt Nam từ ngày 01/5/2014 đến nay.

Tại cuộc điện đàm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh nhấn mạnh việc Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan HD-981 và một lượng lớn tàu các loại, kể cả tàu quân sự vào hoạt động ở khu vực này là bất hợp pháp, đi ngược lại luật pháp và thông lệ quốc tế, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Việc làm này cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự tin cậy chính trị và các mặt hợp tác giữa hai nước, tổn thương tình cảm của người dân Việt Nam. Việt Nam không thể chấp nhận và kiên quyết phản đối việc làm này của Trung Quốc; yêu cầu Trung Quốc rút hết giàn khoan HD-981 và các tàu hộ tống ra khỏi khu vực này và cùng đàm phán để xử lý những bất đồng xung quanh vấn đề này.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh khẳng định, Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa và quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa theo các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982. Việt Nam sẽ áp dụng mọi biện pháp phù hợp cần thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình. Đồng thời, Việt Nam luôn thể hiện thiện chí, kiên trì giải quyết thỏa đáng bất đồng thông qua đàm phán, đối thoại và các biện pháp hòa bình khác theo đúng nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước, Thỏa thuận về các Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển, phù hợp với các quy định và thực tiễn Luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982, không để vấn đề này tổn hại đến sự tin cậy chính trị và hợp tác giữa hai bên.

Trước đó, chiều ngày 04/5, Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về biên giới lãnh thổ phía Việt Nam Hồ Xuân Sơn đã điện đàm với Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về biên giới lãnh thổ phía Trung Quốc Lưu Chấn Dân giao thiệp nghiêm túc vụ việc trên.

Cũng trong ngày 04/5, Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp Đại biện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao Công hàm của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Nội dung Công hàm nhấn mạnh hoạt động của giàn khoan HD-981 và tàu Trung Quốc đã “xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cũng như đã vi phạm nghiêm trọng các thỏa thuận giữa Lãnh đạo hai nước, tinh thần và lời văn của Tuyên bố DOC, các quy định có liên quan của luật pháp quốc tế”; yêu cầu Trung Quốc “rút ngay giàn khoan nói trên cùng các tàu, thiết bị, nhân sự có liên quan ra khỏi khu vực lô 143 thuộc thềm lục địa Việt Nam và không để tái diễn các hành động tương tự.” Cuối cùng, Công hàm khẳng định “Việt Nam hết sức coi trọng quan hệ hợp tác hữu nghị và đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, sẵn sàng thông qua các cơ chế đàm phán song phương để giải quyết hòa bình mọi tranh chấp, bất đồng trên biển giữa hai nước trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc.”

Nguồn: TG & VN

SỰ THẬT VỀ ỦY BAN ĐIỀU TRA THẤT BẠI TẠI ĐIỆN BIÊN PHỦ


Sự thật về Ủy ban điều tra thất bại tại Điện Biên Phủ

Sau thất bại tại Điện Biên Phủ năm 1954, giới chính trị và quân sự của Pháp không ngừng đổ lỗi cho nhau, trong đó Tướng Henri Navarre, Tổng tư lệnh quân đội Pháp tại Đông Dương, người bị quy trách nhiệm nặng nề đã phản ứng kịch liệt với chính giới và thông qua các phương tiện truyền thông vì thấy mình bị quy kết oan sai.

Điều này đã buộc Chính phủ của Thủ tướng Mendès France lúc bấy giờ phải thành lập một Ủy ban điều tra vào ngày 31/3/1955, nhằm xác định người phải chịu trách nhiệm về thảm bại đó.

Cuộc trao đổi của phóng viên TTXVN tại Pháp với Đại úy Ivan Cadeau, thuộc Bộ phận lịch sử tại Bộ Quốc phòng Pháp, cho thấy đây là một bí mật mà nước Pháp đã giữ kín trong nhiều thập kỷ qua và đến nay cũng rất ít người biết đến sự tồn tại của Ủy ban này.

Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn:

- Trong những năm 1953-1954, quân đội Pháp có ưu thế hơn hẳn quân đội Việt Nam về quân số và phương tiện chiến tranh, vậy theo ông tại sao quân đội Pháp lại thất bại tại Điện Biên Phủ? Liệu có thể nói chính sách của Pháp với Việt Nam hay cuộc chiến tranh của Pháp tại Việt Nam là một sai lầm?

Đại úy Ivan Cadeau: Tôi không thích những lời giải thích nhìn nhận mọi việc một các đơn giản hóa. Để hiểu được điều gì dẫn đến thất bại tại Điện Biên Phủ cần phải quay ngược trở lại những năm 1945-1946 để xem xét các sai lầm của giới chính trị Pháp lúc đó.

Tổng thống De Gaulle lúc bấy giờ đã muốn giữ Đông Dương lại như là các nhà nước tự trị thuộc Liên hiệp Pháp, nhưng mọi chuyện đã không ổn ngay từ đầu. Nước Pháp đã không biết mình muốn gì: làm thế nào để giữ được vị thế đã từng có? Có nên tham gia vào cuộc chiến chống lại chủ nghĩa cộng sản hay không? Có nên giúp đỡ các nhà nước thành viên thuộc Liên bang Đông Dương hay không?

Tóm lại ngay từ đầu, nước Pháp đã nhận thức một cách hết sức mơ hồ về mục đích của cuộc chiến tranh. Thêm vào đó, cuộc chiến tranh lại được dẫn dắt bởi 19 chính phủ kế tiếp nhau trong giai đoạn từ 1945-1954 dưới nền Cộng hòa thứ tư.

Còn phía bên kia được đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Việt Minh, với những con người đã được lựa chọn và các mục đích đã được xác định rõ ràng, đó là huy động toàn bộ nhân dân tham gia vào cuộc kháng chiến.

Việt Minh đã nhận được sự ủng hộ của tuyệt đại đa số người dân, điều này cũng khác hẳn với chính quyền Bảo Đại được Pháp dựng lên, nhưng không nhận được sự ủng hộ của người dân.

Dưới góc độ quân sự, quân đội Pháp tại Đông Dương gồm binh sỹ đến từ chính quốc nhưng cũng có rất nhiều người đến từ các nước thuộc khối Liên hiệp Pháp như Algeria, Maroc, tổng cộng có binh sỹ của 17 quốc gia tham chiến, chính vì vậy họ không có quyết tâm cao như bộ đội Việt Nam trong các trận chiến.

Ngoài ra, do các chính phủ của Pháp thay đổi quá nhanh nên họ đã không đưa ra được đường lối nhất quán. Trong việc bổ nhiệm tướng Henri Navarre, Tổng tư lệnh quân đội Pháp tại Đông Dương, cũng vậy. Ông là vị Tổng tư lệnh thứ 7 tại Đông dương. Chính phủ nói với ông rằng nhiệm vụ của ông không phải là chiến thắng vì điều đó là không thể, mà chỉ là cố gắng duy trì và làm cho đối phương hiểu rằng họ không thể chiến thắng vì thế cần phải đàm phán, và nước Pháp muốn đàm phán trên thế mạnh.

Tóm lại nước Pháp muốn tìm một lối thoát trong danh dự. Nhưng kể từ khi Henri Navarre được bổ nhiệm vào tháng 5/1953, Chính phủ Pháp đã không đưa ra cho ông các chỉ thị cụ thể và trong nhiều trường hợp không trả lời các đề nghị của ông. Chính vì vậy, khó có thể quy kết các trách nhiệm cho ông.

- Tại sao một Ủy ban điều tra đã được thành lập vào ngày 31/3/1955? Vì sao rất ít người biết về sự tồn tại cũng như các kết luận của Ủy ban này?

Đại úy Ivan Cadeau: Trận Điện Biên Phủ là một thảm bại đối với đội quân viễn chinh Pháp tại Đông Dương. Sau trận này, cuộc chiến vẫn còn tiếp tục trong một thời gian nữa, tuy nhiên, cú sốc tâm lý lớn đến mức mà nước Pháp hay nói chính xác là Chính phủ Pháp muốn kết thúc mọi chuyện thật nhanh với việc ký kết Hiệp định Geneva về lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Tại sao lại như vậy? Có thể là do các chính phủ của nước Pháp lúc bấy giờ nhận thấy rằng cuộc chiến này đã hao tốn quá nhiều tiền bạc và con người trong khi nước Pháp còn nhiều mối quan tâm khác, các cuộc chiến ở Bắc Phi chẳng hạn.

Tướng Henry Navarre biết rằng khi trở về Pháp, ông sẽ trở thành "vật tế thần," có nghĩa là phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về thất bại tại Điện Biên Phủ, nhưng ông không muốn là người duy nhất chịu trách nhiệm, chính vì vậy ông đã yêu cầu thành lập một ủy ban điều tra.

Lúc đầu, Chính phủ Pháp không muốn khuấy lại chuyện cũ vì nó chẳng có ích lợi gì ngoài việc làm công luận thêm bối rối. Nhưng tướng Navarra đã nhấn mạnh nhiều lần.

Đặc biệt là tạp chí Jours de France (số ra từ ngày 20-27/1/1955) đã đăng bài trả lời phỏng vấn rất dài của tướng Navarre với báo chí, khi đó Chính phủ Pháp buộc phải thành lập Ủy ban điều tra vì họ không muốn ông nói hết mọi chuyện với báo chí và điều đó cũng thể hiện rằng chính phủ đã không muốn nghe ông nói.

Ủy ban điều tra không phải là một tòa án, Ủy ban không phán xét điều gì và cũng không kết án ai cả, nó chỉ đưa ra các kết luận, vậy thôi. Tuy nhiên, các thành viên của Ủy ban là những nhân vật hết sức có ảnh hưởng của quân đội Pháp lúc bấy giờ, họ đã không đáp ứng đề nghị của chính phủ và quyết định rằng các kết luận của Ủy ban phải được giữ bí mật trong 50 năm. Điều này cho thấy thêm một lần nữa rằng nước Pháp muốn những gì liên quan đến cuộc chiến tranh tại Việt Nam cần được cho vào hộp giấy, bỏ vào tủ và khóa kín lại. Không cần phải đào bới thêm nữa vì nó chỉ gây chia rẽ trong chính giới nước Pháp vào thời kỳ đó.

Cuối cùng thì Ủy ban cũng đưa ra những kết luận tương đối rõ ràng về trách nhiệm của giới chính trị và sai lầm của giới quân sự ở cả hai mức độ chiến lược và chiến thuật.

Tuy nhiên, Ủy ban cũng tỏ ra khá khoan dung với các tướng lĩnh tại chiến trường vì họ biết rằng vì họ biết ngay cả khi các tướng lĩnh không phạm các sai lầm đó thì cục diện chiến trường cũng không thay đổi gì cả và Điện Biên Phủ cũng vẫn sẽ thất thủ.

- Khi những bàng hoàng đầu tiên qua đi, báo chí Pháp đã viết: "Chính tại Paris là nơi trận Điện Biên Phủ đã thất bại," ông nghĩ sao về điều này?

Đại úy Ivan Cadeau: Đúng là giới lãnh đạo chính trị và quân sự phải chịu trách nhiệm về thất bại. Giới lãnh đạo chính trị là người phải chịu trách nhiệm cao nhất vì đã không nhìn nhận nghiêm túc cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

Trách nhiệm của các chính phủ kế tiếp nhau đã được nêu ra một cách rõ ràng từ lâu. Các chính phủ đó đã không hiểu rõ tại sao lại phải cấp ngân sách và đưa ra các quyết định cho cuộc chiến tranh ở Việt Nam nhưng họ vẫn làm điều đó.

Trong trường hợp cụ thể của trận Điện Biên Phủ cũng vậy, có trách nhiệm của cả giới chính trị lẫn giới quân sự. Tướng Navarra đã có quan điểm nhất quán khi đưa quân đến Điện Biên Phủ. Tuy nhiên, giới quân sự đã không tính toán kỹ để xem có cách nào cắt đứt mọi con đường tiếp tế của Việt Minh tại vùng đồng bằng hay không, như thế sẽ không cần phải đưa quân lên Điện Biên Phủ.

Chính vì vậy, nói cuộc chiến tranh Đông Dương thất bại tại Paris hay trận Điện Biên Phủ thất bại tại Paris là đúng, vì có quá nhiều sai lầm ở mọi cấp.

- Những người lính Pháp nghĩ gì về những người lính Việt Nam lúc đó? 60 năm đã trôi qua, liệu người Pháp vẫn còn giữ mặc cảm khi nhắc lại Điện Biên Phủ? Cảm nhận của người Pháp ngày hôm nay là gì?

DÂY CÀ RA DÂY MUỐNG (1)

Dây cà ra dây muống (1)


Hôm qua rảnh, mới nghía qua cái bản Phản đối và yêu cầu về vụ luận văn Mở miệng của Nhã Thuyên, do nhóm nhạc đồng quê quen thuộc gồm các "ca xĩ" nhà văn Nguyên Ngọc, nhà nghiên cứu Huệ Chi, nhà phê bình Xuân Nguyên...cùng lĩnh xướng, chợt nhớ ra một cái “Thư ngỏ”, cũng do mấy bác này khởi thảo, hồi năm 2008, nhân vụ tập Trần Dần – Thơ (NXB Nhã Nam, 2008) bị ngưng phát hành vì vi phạm hành chính trong thủ tục xuất bản.

Ca từ, nhạc điệu thì cơ bản à uôm ếch ộp như nhau. Điều lý thú là những khác biệt ở khúc dạo đầu. Hồi ấy (2008), ở tác phẩm Thư Ngỏ, các bác dạo tông cao chót vót, chói tai lắm cơ.

Đây, nó như thế này:

"Nhân danh những người Việt Nam yêu nước,
Nhân danh những người Việt Nam có tri thức và có văn hóa,
Nhân danh những người Việt Nam có tinh thần và năng lực công dân,"

Bla... bla...

Chết, chết,...thế cho em hỏi, đứa nào không a dua cùng các bác ký Thư ngỏ thì đích thị là cái loại không yêu nước, không có trí thức, vô văn hóa, thiểu năng tinh thần và năng lực công dân, phỏng ạ?

Đụ con đĩ mẹ các bác chứ, các bác hát dạo cứ như đấm vào tai người nghe như thế thì khác đếch gì chị Bùi Hằng, sao không: “Đứa nào không....ký Thư ngỏ, đứa ấy làm con chó”, cho nó nhanh?

Ấy, em vì tinh thần "phản kháng" mà "phá cách" chửi bậy thế đấy, đếch xin các bác thứ lỗi đâu vì biết chắc các bác đang "phản đối và yêu cầu" ông Hiệu trưởng trường Sư Phạm phải cho con cháu nhà các bác được phát ngôn theo trường phái thơ "Mở miệng", phỏng ạ?

Trở lại chuyện khúc dạo đầu, bây giờ, trong bài Phản đối và yêu cầu thì các “ca xĩ” nói trên đã rút kinh nghiệm rồi.

Các bác ấy xuống tông, dễ nghe hơn nhiều.

Đây này, hì hì...:

“Chúng tôi, những người đã và đang làm việc trong lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu, tại Việt Nam” bla...bla...

Ừ, thế mới phải, có tí văn hóa rồi đấy, cố lên các bác.

Phải thế thì mới hy vọng khán thính giả chúng em đây đồng ý cho các bác được “Mở miệng” mà xả cống thoải mái. Mong nhất là các bác nhận ra được sự thật rằng có lúc chính các bác cũng là một thứ cống rãnh, rác rưởi, tởm lợm và vô học, ngay cả khi vẫn đeo những cái biển hiệu mĩ miều là nhà văn, nhà nghiên cứu với nhà phê bình...

Nhân chuyện vụ "Mở miệng" mà lan man sang vụ Trần Dần, lại nhớ ra đã đọc ở đâu đó bài của bác Nguyên Ngọc viết "bịt miệng" bác Trần Dần, nhưng mà để em lục lại cái đã, rồi viết vào kỳ sau.

ĐCM các bác!
"Mở miệng" trường tồn!
---------------------
Ghi chú:
1. "Thư ngỏ” lưu ở đây:
2. Vụ tập thơ của Trần Dần, Cục xuất bản khẳng định cho ngưng tập thơ không vì "nội dung" hay "vì Trần Dần" mà chỉ thuần túy là do các thủ tục hành chính bị vi phạm bởi nhà xuất bản Nhã Nam (phạt 15 triệu). Nhưng các “nhơn xĩ” thì lại cố áp đặt các hơi hướng “chính trị” vào vụ việc.
3. Ngay cả khi các “nhơn xĩ” tru tréo ầm ĩ thì tập thơ vẫn được bày bán công khai ở đường Nguyễn Xí với giá 49.000 đồng/cuốn, và cũng chẳng thấy mấy người mua.

Nguồn: Lốc liếc

ĐẢO SƠN CA - TRƯỜNG SA

Trường Sa tháng 4/2014 - 6. Đảo Sơn Ca



Phía Tây Bắc đảo Sơn Ca có một doi cát - ảnh chụp tháng 5/2013
Doi cát Tây Bắc đảo Sơn Ca 
Lần này trở lại, không thấy doi cát đó nữa 
Chỉ thấy dấu vết đường xe chạy ra doi cát 
Năm ngoái, cầu cảng ở gần cổng chào đảo Sơn Ca. Nay, cầu cảng ở xa phía ngoài 
Doi cát đã được chuyển về để mở rộng đảo Sơn Ca 
Hải đăng Sơn Ca tháng 5/2013

CHỐNG THAM NHŨNG: BẮT TẠM GIAM 4 CÁN BỘ TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM

Cuteo@

Nói là làm. 

Có lẽ quyết tâm chống tham nhũng đã được đẩy lên một bước mới.

Hôm nay, Cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh khám xét, bắt tạm giam đối với 4 cán bộ thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam liên quan đến cáo buộc Công ty Tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) đưa hối lộ.

Theo đó, các ông Trần Quốc Đông, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam bị khởi tố về hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo điều 285 BLHS; Phạm Quang Duy, Phạm Hải Bằng (đều là Phó Giám đốc Ban quản lý các dự án đường sắt), Nguyễn Nam Thái (Trưởng phòng dự án 3), bị khởi tố về hành vi “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo điều 281 BLHS.

Các quyết định và lệnh trên đều đã được viện KSND tối cao phê chuẩn. Trước đó, cơ quan điều tra đã triệu tập các bị can này lên làm việc và các bị can đã cơ bản thừa nhận những hành vi vi phạm pháp luật của mình.

Trong khi đó, theo báo chí Nhật Bản, ông Tamio Kakinuma, Chủ tịch Tập đoàn tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC), thừa nhận JTC đã chi khoảng 80 triệu yen (782.640 USD) cho các quan chức đường sắt VN trong dự án trị giá 4,2 tỉ yen (41 triệu USD).

Ngay sau đó, viện trưởng Viện KSND tối cao Nguyễn Hoà Bình có văn bản gửi ông Sadakudu Tanigaki, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nhật Bản, đề nghị có những thông tin trao đổi chính thức từ phía các cơ quan có thẩm quyền của Nhật về nghi vấn JTC hối lộ quan chức đường sắt Việt Nam để được nhận thầu dự án sử dụng nguồn vốn Viện trợ phát triển chính thức của Nhật. Phía Nhật Bản sau đó đã cung cấp một số thông tin liên quan cho phía Việt Nam để tiến hành điều tra vụ việc này.

Liên quan đến vụ việc này hiện có hai người bị đình chỉ công tác là ông Trần Văn Lục – Giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt (Cục Đường sắt Việt Nam, nguyên Giám đốc RPMU) và ông Nguyễn Văn Hiếu - Giám đốc RPMU.