Thứ Bảy, 23 tháng 8, 2014

TUỔI GIÀ KHỐN KHÓ CỦA NHẠC SĨ NGUYỄN VĂN TÝ

Tuổi già khốn khó của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý


Ở tuổi 89, tác giả của ca khúc nổi tiếng "Dư âm" sống nghèo túng, bệnh tật và cô đơn trong căn nhà nhỏ giữa lòng Sài Gòn.

Là một trong năm nhạc sĩ đầu tiên, cùng Nguyễn Xuân Khoát, Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phước, Văn Cao, thành lập nên Hội nhạc sĩ Việt Nam, tác giả Nguyễn Văn Tý nổi tiếng với những sáng tác như Dư âm, Mẹ yêu con, Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa, Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh, Người đi xây hồ Kẻ Gỗ, Dáng đứng Bến Tre... Có sự nghiệp thành công, nhưng ở tuổi xế chiều, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý rơi vào cảnh ốm đau, bệnh tật. Ông hay tủi thân và thường than thở về sự thiếu quan tâm của những người xung quanh.

Trong căn phòng chưa đầy 10m2, bề bộn đồ đạc phủ bụi, người nhạc sĩ già nằm lẻ loi trên giường. Dù đôi mắt, gương mặt vẫn còn vẻ tinh anh, ông gần như liệt giường từ cách đây một tháng, sau lần thứ ba bị tai biến. Mọi hoạt động của ông đều phải nhờ sự hỗ trợ từ người giúp việc đã ngoài 50 tuổi.Phương tiện duy nhất để giao tiếp với thế giới bên ngoài của nhạc sĩ là chiếc TV và chiếc loa có cắm USB để nghe nhạc. Từ khi nằm liệt giường, chiếc loa nằm lăn lóc ở một góc bàn, ông chỉ có thể sử dụng điều khiển từ xa để xem TV.

Gần 90 tuổi, những gì còn lại với nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý là bằng khen, những tấm ảnh chân dung và một số nhạc cụ treo trên tường.Ông rơi nước mắt nhiều lần khi nói về hoàn cảnh hiện tại: "Tôi biết ơn nhà nước, chỗ trung tâm tác quyền của nhạc sĩ Phó Đức Phương. Tôi rất biết ơn những người giúp đỡ tôi, cho tôi tiền. Tôi sống thiếu thốn lắm. Hàng ngày thèm bát phở, bát bún mà không có".

Nhạc sĩ già nâng niu từng đồng tiền được những người hảo tâm kính biếu. Ông có một chiếc túi vải khâu ở cạp quần, bên trong có chiếc ví nhỏ, đựng tiền và giấy tờ tùy thân. Ảnh: Châu Mỹ.

Ngoài lương hưu và tiền tác quyền, nhạc sĩ nhận được ít nhiều sự giúp đỡ từ các tổ chức, cá nhân. Ông cho biết, nhạc sĩ Trần Đình Thảo, vợ chồng ca sĩ Khắc Triệu - Cẩm Vân, một số Việt kiều mến mộ thi thoảng đến thăm và cho ông tiền. "Tác quyền khoảng ba tháng tôi được lĩnh một lần, chừng 3-4 triệu đồng gì đó. Nhạc sĩ Trần Đình Thảo cho tôi mỗi tháng một triệu, cứ sáu tháng gửi một lần. Những người khác thì cho ít hơn, cũng đủ cho tôi ăn được mấy hôm, chỉ tiền thuốc thang là tốn kém". Không giấu nổi cảm xúc, ông lại khóc: "Những người ngày xưa tôi dạy dỗ kỹ lưỡng, dắt tay lên đài danh vọng, nay chẳng hề đến thăm khi tôi ốm đau nằm một chỗ". Nhạc sĩ kể, khi còn khỏe, ông cũng chịu khó chống gậy đi thăm hỏi hàng xóm và họ cũng hay sang thăm lại ông những ngày lễ, ngày tết. Nhưng đến khi ông ốm đau, tình hàng xóm cũng thưa dần. "Chắc họ nghĩ tôi dân văn nghệ, không hợp với họ”, ông run giọng.

Hai người vợ của nhạc sĩ đều đã rời bỏ ông ra đi. Người vợ trước mất không lâu sau khi sinh con đầu lòng; người vợ sau mất vào năm 2004. Kể từ đó, ông sống một mình trong căn nhà cũ đã xuống cấp, nằm sâu trong một con hẻm nhỏ trên đường Trần Khắc Chân, quận một. Nhạc sĩ có hai cô con gái. Người con với vợ đầu sống tại Hà Nội, không có nhiều điều kiện thăm ông thường xuyên. Cô con gái thứ hai là nghệ sĩ piano Thái Linh, hiện sống riêng tại TP HCM.

Lý giải với VnExpress về tình cảnh hiện tại của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, nghệ sĩ Thái Linh cho biết, bố mình già cả rồi nên có dấu hiệu lẩn thẩn. "Sáng nào chồng tôi cũng tới đưa cụ ngồi xe lăn đi dạo. Tôi cũng gọi điện thường xuyên cho cô làm vật lý trị liệu để kiểm tra tình hình. Tiền thì ông không đến nỗi quá túng thiếu như thế, nhưng với số tiền ấy, ông phải chi tiêu cho nhiều người gồm hai mẹ con cô giúp việc, nên cứ thiếu trước, hụt sau".

Chị Linh kể, bố chị cũng trái tính. Gia đình chị từng đón bố về nhà mình để tiện chăm sóc, nhưng khỏe rồi ông lại đòi về. Ông bảo với con gái rằng, nhà chật chội, ngột ngạt và khó thở. "Ông đã quen sống với người giúp việc hơn hai chục năm nay rồi. Những người mà ông bảo không đến thăm ông, thật ra họ có đến, nhưng không thể thường xuyên, liên tục. Vì không ai cầm lòng được trước những than thở của ông", chị nói.

Bức tường phòng khách ẩm mốc, treo bằng khen và hình ảnh thời trẻ của nhạc sĩ. Ảnh: Châu Mỹ.

Giữa những tủi hờn khi nói về sự cực khổ của cuộc sống hiện tại, khi nhắc đến những kỷ niệm quá khứ, Nguyễn Văn Tý tỏ ra hứng khởi. Ông say sưa kể về mối tình với một cô gái 16 tuổi, người đã tạo cảm hứng cho bài hát Dư âm. “Khi đó tôi chơi với cô chị. Cô em mới 16 tuổi, một hôm ghé cằm lên vai chị, đưa đôi mắt ngây thơ nhìn thẳng vào tôi. Cho đến giờ tôi vẫn nhớ như in đôi mắt ấy. Tôi ngày đó nhát lắm, không dám bày tỏ tình cảm. Sau này cô ấy lấy một anh bộ đội, chuyển ra thủ đô. Một lần đi công tác, tôi tình cờ gặp lại nhưng tìm cách lánh mặt. Sự tiếc nuối vì không đến được với nhau khiến tôi viết lên bài Dư âm. Tôi thương cô ấy lắm, nhưng giờ cô ấy chết rồi!”.

Nói về hai người vợ đã đi qua cuộc đời mình, nhạc sĩ cho biết ông nặng tình với cả hai. Người vợ sau là em gái nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương, được ông ưu ái dành tặng bài hát Mẹ yêu con. “Khi lấy tôi, bà ấy đã có một đời chồng và bốn người con riêng. Tôi không quan trọng hay câu nệ gì cả, tôi chỉ yêu cái đẹp thôi. Bà vợ thứ hai của tôi đẹp lắm!” - ông nói rồi chỉ tay lên bức ảnh cưới được ông lồng khung và để ở vị trí dễ thấy nhất trên tường.

Sau những câu chuyện tình, nhạc sĩ còn hào hứng nhắc lại những tháng ngày hoạt động trong đoàn văn công 304. Ông tỏ vẻ tiếc nuối khi mọi thứ chỉ còn là kỷ niệm.

Người giúp việc trên 50 tuổi đút cơm chiều cho nhạc sĩ. Ảnh: Châu Mỹ.

Cuộc trò chuyện bị ngắt quãng vì giờ cơm chiều. Trước khi ăn, ông được người cháu đút cho một thìa mật ong. Nhạc sĩ nằm nghiêng, với tay lấy ca nước để sẵn trên đầu giường, uống một ngụm rồi chờ được đút cơm. Bát cơm có thịt lợn và rau xúp lơ ninh nhừ. Ông ăn nhanh và tỏ vẻ ngon miệng. Cô Thương, người chăm sóc nhạc sĩ, chia sẻ: “Cho ông ăn như cho trẻ con ăn vậy. Thức ăn phải ninh nhừ, cơm phải trộn đều với canh. Ông nhõng nhẽo lắm, bữa nào cũng hỏi hôm nay thức ăn có gì”.

Chị Hoa, người làm vật lý trị liệu cho nhạc sĩ được gần một tháng cho hay: “Ông cụ tội nghiệp lắm, cô đơn lắm nên khóc hoài. Tôi biết ông là nhạc sĩ nổi tiếng, bài hát Dáng đứng Bến Tre của ông khiến chúng tôi nhớ mãi. Sự nghiệp lừng lẫy như vậy mà cuối đời thảm não quá”.

Niềm an ủi còn lại với người nhạc sĩ già là Hội nghệ sĩ vẫn không lãng quên ông. Bức tranh lớn treo trên tường do nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Á tặng, như một biên niên ký nhỏ về chặng đường hoạt động âm nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý. Kể từ khi nằm liệt giường, những lúc cô đơn, ông chỉ biết ngắm tranh và sống với hoài niệm tuổi trẻ.

“Ngày trước, tôi quan tâm, sống tốt với nhiều người lắm. Không hiểu sao khi về già, cuộc đời đáp lại tôi thế này!”- nhạc sĩ nói trong nước mắt.

Châu Mỹ/VnExpress

THÔNG TƯ 28/2014/TT-BCA: ĐIỂM CHÍNH VÀ ĐIỂM NÓNG

Khoai@


Thông tư 28/2014/TT-BCA gồm 8 chương 46 điều, quy định về công tác điều tra hình sự trong công an nhân dân sẽ có hiệu lực vào ngày 25/8/2014. 

1. Điểm chính

Về tổng thể, Thông tư 28/2014/TT-BCA cụ thể hóa các quyền và nghĩa vụ của Cơ quan điều tra và điều tra viên. Đặc biệt Thông tư đã nhấn mạnh đến nguyên tắc hoạt động điều tra là phải “Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; tôn trọng lợi ích của Nhà nước, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân...”. Nội dung này giống như một “chế tài” buộc các điều tra viên phải nâng cao trình độ và nghiệp vụ điều tra. Trình độ sâu, nghiệp vụ giỏi sẽ tránh được bức cung, nhục hình.

Thực ra, nội dung của Thông tư không mới mà chỉ nhắc lại các nguyên tắc của pháp luật dưới dạng cụ thể hoá những hành vi của điều tra viên và định hướng việc xử lý trong tình huống nhất định.

Điểm đáng ghi nhận ở Thông tư này là đã nhấn mạnh yêu cầu đối với điều tra viên, cán bộ điều tra trong cách ứng xử với can phạm và người thân liên quan. Trong đó, quy định điều tra viên phải tiếp và làm việc với người bị triệu tập tại trụ sở cơ quan công an hoặc ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc của họ và phải có giấy triệu tập. Ngoài ra, điều tra viên cũng không được cho người đang bị tạm giữ, tạm giam sử dụng điện thoại hoặc các phương tiện thông tin khác để liên lạc, trao đổi thông tin với người khác (kể cả trong và ngoài khu vực Trại tạm giam, Nhà tạm giữ), trừ trường hợp đặc biệt để phục vụ yêu cầu điều tra vụ án thì phải được sự đồng ý của thủ trưởng cơ quan điều tra, hoặc phó thủ trưởng cơ quan điều tra. 

Trước Thông tư này, pháp luật đã có những quy định rất rõ, nghiêm cấm hành vi dùng nhục hình, bức cung, mớm cung, tiết lộ bí mật hay chạy án... Và, ngay cả Bộ Công an cũng đã có những quy định riêng khá cụ thể về vấn đề này. 

Soi lại thời điểm xảy ra các vụ việc bức cung, mớm cung gần đây (như vụ ở Phú Yên, vụ Bắc Giang) thì rõ ràng nguyên nhân không phải do pháp luật thiếu những quy định điều chỉnh hay thiếu hiểu biết pháp luật, mà hoàn toàn xuất phát từ phạm trù đạo đức. Điều đáng lên án là hiện tượng này ngày càng trở thành "không cá biệt". Do vậy, ngoài ban hành và thực thi có hiệu quả pháp luật, các cơ quan bảo vệ pháp luật cần có giải pháp chấn chỉnh ngay trong chính lực lượng của mình, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các điều tra viên, cán bộ thẩm vấn có hành vi vi phạm. 

Đây là quy định hợp lý, việc tiếp và làm việc với tất cả các chủ thể liên quan đến việc điều tra nên diễn ra ở cơ quan, trụ sở Nhà nước. Điều này nhằm đảm bảo tính khách quan và cũng tránh cho cán bộ điều tra khỏi các tình huống khó xử. Còn việc thực hiện nghiêm các quy định này hay không sẽ phụ thuộc nhiều vào ý thức của các cán bộ điều tra và mức độ xử lý đối với người vi phạm.

2. Điểm nóng

Ảnh: LS Trần Đình Triển

Một trong những nội dung gây tranh cãi trong giới luật sư là: Điều tra viên của các cơ quan điều tra có quyền được điều tra lại luật sư nếu xét thấy các hoạt động của Luật sư cản trở quá trình điều tra, làm rõ sự việc.

Về nội dung này, ông Trần Đình Triển và ông Trần Vũ Hải đã liên tục có bài đăng lốc, cho rằng, Thông tư 28 là "Trái luật" và rằng "Văn bản của một Bộ đưa ra trong đó đặt điều tra viên lên trên luật sư là không được". Riêng ông Triển còn mạnh bạo hơn khi cho rằng: "Không thể vì lợi ích cục bộ hay quyền lợi của một nhóm nào đó mà đưa ra một văn bản cản trở lợi ích của dân tộc, của nhà nước, của Đảng". 

Là luật sư mà nói như thế là không thể chấp nhận được, vì ông Triển không thể chỉ ra được "nhóm" nào mà ông ám chỉ, trong khi nghề nghiệp của ông lại đặc biệt coi trọng chứng cứ. Mặt khác, chính Thông tư 28 đã giúp cho việc chống bức cung, nhục hình cùng những tiêu cực khác của cả điều tra viên và luật sư được tốt hơn. Điều này hẳn là người dân đang mong đợi, bởi nó mang lại lợi ích cho họ và cho đất nước, nâng cao uy tín của đảng.

Ảnh: LS Trần Vũ Hải

Chúng ta không thể phủ nhận vai trò của luật sư trong tố tụng. Hoạt động của luật sư tuy không phải là hoạt động tư pháp, nhưng lại có mối liên hệ gắn chặt với hoạt động tư pháp, hỗ trợ cho hoạt động tư pháp. Hoạt động của luật sư có thể xem như một công cụ hữu hiệu để giúp cho các cá nhân, tổ chức bảo vệ được các quyền và lợi ích chính đáng của mình. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã từng nhấn mạnh, vai trò, vị trí của luật sư trong đời sống chính trị, pháp lý: "Với vai trò ngày càng rõ nét trong hoạt động tranh tụng, LS không chỉ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân mà còn góp phần phát hiện oan sai, bỏ lọt tội phạm, làm cho công lý được sáng tỏ. Thời gian qua, giới luật sư đã có những đóng góp tích cực trong việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước". Không cần dẫn chứng, hẳn nhiên các bạn đã thấy vai trò của luật sư là quan trọng như thế nào với việc bảo vệ công lý.

Thực ra, Thông tư 28 không phải là văn bản đầu tiên quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với luật sư, và no đơn giản chỉ là hướng dẫn thực hiện pháp lệnh về điều tra hình sự mà thôi. Điều 9 của luật Luật sư sửa đổi năm 2012 đã thể chế hóa "các hành vi bị nghiêm cấm" đối với giới luật sư trong quá trình hành nghề tại các mục a, b, c, e, g. Do vậy, nếu nói rằng, việc soạn thảo và ban hành Thông tư 28/TT-BCA là một hành động vội vàng của Bộ Công an như ông Triển phát biểu thì quả là hồ đồ. Đã có những vụ án mà các đối tượng khai báo giống hệt nhau, bởi được thông cung. Cũng không ít vụ, các đối tượng khi ra tòa đã lập tức phản cung do trước đó đã được tiếp xúc với các luật sư. Những hiện tượng tiêu cực này không phải là hiếm gặp trong quá trình điều tra làm rõ sự thật của vụ án.

Ở đây, điều cần nói là dường như giới luật sư luôn cho mình cái quyền không ai được điều tra mình, vì thế họ giãy nảy lên khi Thông tư 28 có điều khoản quy định "Điều tra viên được phép điều tra lại Luật sưnếu xét thấy các hoạt động của Luật sư cản trở quá trình điều tra, làm rõ sự việc. Rõ ràng, quy định điều này là rất cần thiết để đảm bảo tính công bằng của luật pháp, nó ngăn chặn những hành vi mớm cung, thông cung giữa các bị can, bị cáo và những người có liên quan. 

Tất nhiên, ai làm tròn bổn phận của một luật sư thì hoàn toàn không sợ điều này. Chỉ có ai luôn lợi dụng vị thế của luật sư trong tố tụng để làm điều mờ ám thì mới phải dè chừng. Và nếu ai đó trong giới luật sư nói việc ra đời Thông tư sẽ khiến "Luật sư còn không bảo vệ được quyền lợi cho mình thì còn bảo vệ được cho ai?" thì e rằng, đó là những luật sư yếu về năng lực chuyên môn và kém cỏi về đạo đức nghề nghiệp.

Sao ông Triển không tự hỏi rằng, tại sao lại chỉ có luật sư được phép giám sát ĐTV mà ĐTV lại không được phép làm điều đó với luật sư? Không làm gì sai thì sao phải sợ?

Mai viết tiếp...
-----

NÓNG: TẠM ĐÌNH CHỈ CÔNG TÁC PGS VỤ "200 TRIỆU LẤY ĐƯỢC BẰNG TIẾN SĨ Y KHOA"

Khoai@


Cuối cùng thì PGS.TS Đàm Khải Hoàn cũng sẽ có ngày phải đối diện với công luận. 

Loại PGS kiểu như ông Hoàn có lẽ cũng còn nhiều trong xã hội, và cũng sẽ đến lúc họ lần lượt lên mặt báo. Như thế là nhục, rất nhục!

Hoan hô nhóm phóng viên Điều tra Dòng Đời đã có bài: 200 triệu đồng lấy được bằng tiến sĩ y khoa.

Tạm dừng công tác Phó Giáo sư vụ “200 triệu lấy được bằng Tiến sĩ Y khoa”

(Dân trí) - Trường Đại học Y dược Thái Nguyên vừa tiến hành tạm dừng công tác giảng dạy, quản lí đối với PGS.TS Đàm Khải Hoàn về phát ngôn “có thể lấy được bằng Tiến sĩ Y khoa, giá 200 triệu đồng”.

Phó Đoàn công tác Trần Thanh Vân cho biết, "phát ngôn của PGS.TS Đàm Khải Hoàn, làm ảnh hưởng đến uy tín của trường ĐH Y dược Thái Nguyên, ảnh hưởng uy tín đến ĐH Thái Nguyên, đó chỉ là thông tin mang tính chất cá nhân".

GS.TS Đặng Kim Vui, Giám đốc ĐH Thái Nguyên vừa kí quyết định thành lập Tổ công tác xác minh nội dung báo chí phản ánh liên quan đến việc PGS.TS Đàm Khải Hoàn phát ngôn “có thể lấy được bằng Tiến sĩ Y khoa với giá 200 triệu đồng”.

Ngay sau khi báo chí đăng tải về phát ngôn của vị PGS.TS Đàm Khải Hoàn, Trường ĐH Y dược Thái Nguyên đã yêu cầu ông Hoàn giải trình về nội dung liên quan, đồng thời ra quyết định tạm dừng công tác giảng dạy, quản lí của ông Hoàn để tiến hành làm rõ nội dung báo chí phản ánh.

Tại cuộc họp sáng nay 20/8, của đoàn công tác tại Hội trường Trường ĐH Y dược Thái Nguyên, ông Trần Thanh Vân, Phó Trưởng ban Đào tạo - ĐH Thái Nguyên, Phó trưởng đoàn công tác cho biết, việc phát ngôn của PGS.TS Đàm Khải Hoàn chỉ là phát ngôn của 1 cá nhân vào thời điểm và thời gian ngoài phạm vi của nhà trường.

Theo ông Trần Thanh Vân, việc phát ngôn của PGS.TS Đàm Khải Hoàn đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Trường ĐH Y dược Thái Nguyên nói riêng và ĐH Thái Nguyên nói chung.

Giám đốc ĐH Thái Nguyên, GS.TS Đặng Kim Vui, kí Quyết định thành lập đoàn công tác xác minh phát ngôn của PGS.TS Đàm Khải Hoàn.

Ông Trần Thanh Vân cho biết, để đào tạo được 1 Tiến sĩ, hay 1 Thạc sĩ đều phải tuân thủ theo một quy trình với nhiều công đoạn và có sự giám sát chặt chẽ của trưởng bộ môn, khoa chuyên môn chứ không phải là làm Tiến sĩ một thầy một trò thích làm gì là được.

Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, tại buổi họp của đoàn công tác sáng nay, những nội dung liên quan đến việc xác minh phát ngôn của PGS.TS Đàm Khải Hoàn đã được đoàn công tác họp xác minh một cách khách quan, minh bạch công khai, thẳng thắn giữa đoàn công tác và các cơ quan ngôn luận.

Theo đó, đoàn công tác cho biết sẽ tập trung toàn bộ những sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh đã từng học và được thầy giáo Đàm Khải Hoàn hướng dẫn giảng dạy để làm rõ những nội dung liên quan.

Ngoài ra đoàn công tác cũng mời một số cán bộ, giảng viên công tác tại khoa mà thầy Đàm Khải Hoàn đang công tác để đánh giá, nhận xét về tư cách, tác phong... của vị PGS.TS Đàm Khải Hoàn.

Chiều nay đoàn Công tác tiếp tục làm việc nội dung liên quan đến việc vị PGS.TS Đàm Khải Hoàn “chém gió” - (lời một người trong đoàn công tác - PV). Đồng thời Đoàn công tác cũng yêu cầu phóng viên đăng tải thông tin, cung cấp băng ghi âm, ghi hình để tạo điều kiện cho đoàn công tác nhanh chóng xác minh vụ việc.

Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, Đoàn công tác của ĐH Thái Nguyên và ĐH Y dược Thái Nguyên đang làm việc hết sức khẩn trương để xác minh phát ngôn của PGS.TS Đàm Khải Hoàn về việc “có thể mua được bằng Tiến sĩ Y khoa giá 200 triệu đồng”.

Đoàn công tác họp, không có mặt của vị PGS.TS Đàm Khải Hoàn để xác minh vụ việc một cách khách quan, công khai, minh bạch.

Theo Phó trưởng đoàn công tác Trần Thanh Vân, tất cả những nội dung mà đoàn công tác đang làm việc mới chỉ là xác minh thông tin chứ chưa phải là kết luận cuối cùng.

Được biết, trong chiều nay hoặc ngày mai 21/8, Đoàn công tác sẽ có kết luận chính thức về vụ việc và báo cáo Bộ GD-ĐT theo yêu cầu của Bộ.

Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014

NÓNG VCL: PHÓ GIÁM ĐỐC SỞ NỘI VỤ VÀ NGOẠI VỤ BÌNH PHƯỚC OÁNH NHAU!

Ong Bắp Cày


Đọc bài "Hai phó giám đốc sở đánh nhau phải nhập viện" trên báo Pháp Luật, chị không dám tin. Chị muốn được kiểm chứng. 

Chị không tin vì làm đéo gì có hai ông quan to thế oánh nhau ngay trong tiệc nhậu? làm gì có thứ quan chức đạo đức lởm vãi luyện như thế.

Chả nhẽ chúng nó lại biến thành Luyện hết hay sao?

Trong khi chờ đợi, chị dán vào đây bài này để các bạn đọc.

Hai phó giám đốc sở đánh nhau phải nhập viện

Phó giám đốc Sở Ngoại vụ và phó giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bình Phước đánh nhau. Tỉnh đang chờ báo cáo để xử lý nghiêm.

Cả tuần qua, người dân thị xã Đồng Xoài (Bình Phước) xôn xao bàn tán về việc hai lãnh đạo của Sở Nội vụ và Sở Ngoại vụ của tỉnh này đánh nhau trong quán nhậu ngay trong giờ hành chính khiến một vị phải vào bệnh viện khâu vết thương. Người dân đồn đoán, thêu dệt nhiều chi tiết và tếu táo là “ông ngoại, ông nội” đánh nhau.

Từ mâu thuẫn nhỏ…

Theo tìm hiểu của chúng tôi, khoảng 14 giờ ngày 12-8 (thứ Ba), sau khi kết thúc một lớp học dành cho chuyên viên chính, ông C. (Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bình Phước) và ông K. (Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ) có tiếp khách tại nhà hàng karaoke Bóng Trăng (đường Hùng Vương, thị xã Đồng Xoài). Trong buổi nhậu, hai người có lời qua tiếng lại và xô xát. Hậu quả ông C. phải đi bệnh viện may nhiều mũi ở vùng tai, đầu.

Một nhân viên làm việc tại karaoke Bóng Trăng cho biết hơn 14 giờ ngày 12-8 xảy ra sự việc, người này đứng ở ngoài phòng karaoke và nghe có tiếng la trong phòng. Sau đó một số người ăn mặc rất lịch sự đưa một người bị chảy máu ở vùng đầu ra khỏi quán lên xe đi cấp cứu.

Quán karaoke Bóng Trăng nơi hai phó giám đốc sở xô xát gây thương tích. Ảnh: NĐ

Chúng tôi đã liên hệ với cơ quan ông K. và ông C., gọi điện thoại… xin gặp để trao đổi về sự vụ trên nhưng không thành.

Trong ngày 20-8, chúng tôi tiếp tục đến hai cơ quan của hai vị lãnh đạo trên xin gặp người đứng đầu cơ quan nhưng họ đều bận họp. Đến chiều tối cùng ngày, ông Vũ Đức Sơn - Phó Giám đốc Sở Nội vụ - người phát ngôn sở này thông tin cho chúng tôi: “Vụ việc chỉ là xích mích nhỏ trong lời nói dẫn đến xô xát, hai cán bộ này đã xin lỗi nhau rồi. Đây chỉ là chuyện cãi nhau do có hơi men mà thôi. Sở Nội vụ sẽ tham mưu hình thức xử lý sau. Còn việc nhậu trong giờ làm việc, ông C. được lãnh đạo Sở Nội vụ cử đi tiếp khách chứ không phải ăn nhậu tùy tiện trong giờ hành chính”.

Tỉnh yêu cầu làm rõ, xử lý nghiêm

Chiều 20-8, lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh Bình Phước thông tin: Qua xác minh và báo cáo của lãnh đạo hai sở Nội vụ và Ngoại vụ, việc xô xát và ông C. của Sở Nội vụ bị thương là có. Báo cáo nêu nguyên nhân việc xô xát là do ông K. cầm ly bia đi mời một số người nhưng không mời ông C. nên nói qua nói lại. Sau khi khách về, ông K. cầm ly bia hắt vào người ông C. rồi dùng ly đánh ông C. làm ông này bị thương ở vùng tai, may nhiều mũi. “Ngay trong ngày 20-8, chủ tịch UBND tỉnh đã họp đột xuất, yêu cầu lãnh đạo Sở Nội vụ, Ngoại vụ báo cáo vụ việc. Lãnh đạo hai sở cho biết là hai ông C. và K. đã xin lỗi nhau và nhìn nhận do say nên có lời lẽ, hành động không đúng chứ không như dư luận đồn thổi”.

Vị lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh Bình Phước cũng cho biết: “Chủ tịch tỉnh đã yêu cầu Sở Nội vụ làm rõ và tham mưu hình thức xử lý nghiêm nhất với hai người này để lập lại trật tự kỷ cương hành chính mà tỉnh đã ban hành hơn một năm trước. Trong đó có nhấn mạnh việc cán bộ, công chức không được uống rượu bia trong giờ làm việc và tác phong, ứng xử chuẩn mực”.

Chiều cùng ngày, trao đổi với PV về vụ việc trên, ông Hà Anh Dũng - Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Bình Phước cho biết Văn phòng Tỉnh ủy cũng vừa nghe thông tin và vụ việc đang được Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh tiếp tục xử lý, giải quyết.

Nguyễn Đức

ÁN LẠ: TÒA CHỈNH ĐỐN THANH TRA BỘ TÀI CHÍNH

Trong quá trình thụ lý vụ kiện, Thanh tra Bộ Tài chính đã ra văn bản mang tính “hướng dẫn” tòa xử lý vụ việc, bị tòa coi là “can thiệp vào quy trình tố tụng”. Tại phiên xét xử phúc thẩm, Chủ tọa phiên tòa đã "chỉnh đốn" đại diện Thanh tra Bộ Tài chính...

Thể hiện “quyền lực”

Ông Phó Chánh Thanh tra Bộ Tài chính Đặng Ngọc Tuyến đã ký văn bản số 418/TTr, khẳng định việc truy thu thuế tại Cty Maseco là đúng quy định. Cho rằng Maseco đã trốn thuế của Nhà nước, ông Phó Chánh Thanh tra Bộ Tài chính đã “gợi ý” Tòa án Nhân dân TP.HCM nghiên cứu để chuyển hồ sơ sang Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM để làm rõ hành vi trốn thuế của Maseco và các cá nhân có liên quan. 

Trước thông tin về văn bản này, ông Nguyễn Xuân Hàn đã nghĩ tới tình huồng “được vạ thì má sưng”.

"Tôi không sai, không có hành vi trốn thuế hay gian lận thuế cho nên ở góc độ cá nhân thì tôi không lo lắng về giải pháp mà bên Thanh tra Bộ Tài chính yêu cầu tòa. Thế nhưng uy tín của tôi bị giảm sút không riêng gì ở cơ quan, mà ngay ở gia đình cũng đặt vấn đề. Nếu giả thiết tòa chuyển sang cơ quan điều tra để khởi tố vụ án thì rõ ràng tương lai của tôi và gia đình bị đóng lại, rồi còn ảnh hưởng đến uy tín và sự sống còn của công ty nữa. Tôi chỉ lo dư luận và diễn biến nếu đúng như ý định người ta làm trái thì sẽ gây nên thiệt hại mà người ta thường nói là “được vạ thì mà đã sưng rồi”, lúc ấy thì không có cơ hội để sửa sai nữa. Tôi rất mừng là những điều đó đã không xảy ra, không bao giờ xảy ra và qua 2 phiên tòa sơ thẩm (11.3), phúc thẩm (30.7) càng khẳng định niềm tin của tôi đối với sự công minh của pháp luật là đúng". 

Ông Hàn bảo rằng, dù có hồi hộp, lo lắng thì lòng vẫn kiên định để đi đến cùng vì sự việc này không còn là chuyện của Công ty Maseco nữa, mà đó là nỗi khổ chung của rất nhiều doanh nghiệp đang phải đối mặt hiện nay, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng dám lên tiếng hay ra mặt “đương đầu” với Thanh tra Bộ Tài chính. Và, Công ty Maseco đã chọn con đường đúng khi thắng kiện cả Cục Thuế TP.HCM và Thanh tra Bộ Tài chính.

Trước phiên tòa phúc thẩm diễn ra, Bộ Tài chính lại có văn bản gửi ông Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao đề nghị nghiên cứu, xem xét lại bản án theo quy định của pháp luật!



Thanh tra Bộ Tài chính đã có công văn số 418/TTr gửi Tòa án Nhân dân TP.HCM với cái đóng mở ngoặc “để chỉ đạo” (khung đỏ).

Nghe Tòa “chỉnh đốn” ông Phó chánh Thanh tra Bộ Tài chính

Mở đầu phiên xét xử phúc thẩm, Chủ tọa phiên tòa - Thẩm phán Phạm Công Hùng nhắc nhở đại diện người bị kiện, ở đây là ông Phó chánh Thanh tra Bộ Tài chính Đặng Ngọc Tuyến. Nhẹ nhàng nhưng cứng rắn, Thẩm phán Phạm Công Hùng nhắc phía Thanh tra những quy định cơ bản: “Các anh quá lạm quyền và cần phải biết tư cách tham gia tố tụng của mình chứ. Tòa án là cơ quan xét xử độc lập, không ai được chỉ đạo tòa xét xử. Bị kiện cần điều chỉnh cách hành xử trong tham gia tố tụng để đưa ra lập luận nào xác đáng để bảo vệ cho đơn vị mình, chứ đừng thể hiện quyền lực mình quá cao trước tòa”. 

Thẩm phán Phạm Công Hùng hỏi đại diện người bị kiện: “Căn cứ nào để anh ra quyết định số 150/QĐ-TTr truy thu hơn 7,1 tỷ đồng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp của Maseco?”. Đại diện người bị kiện, ông Đặng Ngọc Tuyến vừa cầm văn bản trên tay vừa trình bày: “Theo quyết định thanh tra số 106/QĐ-TTr ngày 2.10.2012 của Chánh Thanh tra Bộ Tài chính thì Cục Thuế TP.HCM là đối tượng thanh tra, còn Công ty Maseco là đơn vị có liên quan đến thanh tra. Do vậy chiếu theo điều 42, Nghị định 86/2011 của Chính phủ nên ra quyết định số 150 truy thu hơn 7 tỷ đồng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp của Maseco là đúng pháp luật”.

Tòa hỏi ông Đặng Ngọc Tuyến: “Đối tượng thanh tra là ai?”, ông Đặng Ngọc Tuyến trả lời: “Đối tượng thanh tra là Cục Thuế TP.HCM”. Tòa tiếp: “Vậy Maseco là gì?”, ông Đặng Ngọc Tuyến: “Maseco là đơn vị có liên quan”. 

Để tiếp tục, Tòa đã yêu cầu ông Đặng Ngọc Tuyến đưa văn bản đang cầm trên tay để xem rồi tiếp: “Văn bản của anh đưa đây nha, đọc lại này. Đoàn thanh tra được quyền thu hồi số tiền của đối tượng thanh tra, mà anh vừa mới nói Maseco là đơn vị có liên quan, không phải đối tượng thanh tra, vì sao anh thu tiền của người ta? Luật Thanh tra nói rằng chỉ cho anh thu của đối tượng thanh tra, vì sao anh thu của đối tượng liên quan. Cho nên tòa sơ thẩm bác anh rất nhiều điều ở trong này. Anh có hiểu luật không?”, Thẩm Phán Hùng nói.

Thẩm phán Phạm Công Hùng cũng khẳng định rằng: “Trước phiên tòa này người khởi kiện, người bị kiện và doanh nghiệp đều bình đẳng như nhau, kể cả Bộ trưởng Bộ Tài chính đi chăng nữa thì khi ra tòa hành chính tất cả đều là đương sự, đứng trước tòa cùng với doanh nghiệp đều bình đẳng và ngang nhau. HĐXX rất muốn rằng Bộ Tài chính có những lý lẽ sắc bén nhất để phản bác lại yêu cầu của Maseco. Nhưng Bộ Tài chính đã không làm như vậy mà lại gửi văn bản cho Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện KSND Tối cao để chỉ đạo HĐXX trong vụ này. Như vậy là vi phạm pháp luật và vi phạm Hiến pháp 2013. Nhân đây, HĐXX cũng nhắc lại ở phiên sơ thẩm, Chánh Thanh tra Bộ Tài chính cũng đã một lần khi nhận được thông báo thụ lý vụ án, thay vì cung cấp chứng cứ, lập luận thì lại ra văn bản chỉ đạo tòa chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra làm rõ hành vi trốn thuế của doanh nghiệp. Như vậy là can thiệp vào quy trình tố tụng. Chắc là anh ra tòa lần đầu phải không?”. 

Trước những lập luận của chủ tọa phiên tòa, ông Đặng Ngọc Tuyến cho biết sẽ rút kinh nghiệm sâu sắc. 

Cuối cùng thì công lý đã bảo vệ lẽ phải. Lần đầu tiên một doanh nghiệp đã thắng kiện Chánh Thanh tra Bộ Tài chính. Nhưng vì sao khi đã thắng kiện rồi, chủ doanh nghiệp vẫn ưu tư? Ông Nguyễn Xuân Hàn bảo rằng nỗi khổ của ông có thể là nỗi khổ chung của các doanh nghiệp.

“Maseco không phải là ngoại lệ trong bối cảnh luật lệ về tài chính quá rắc rối. Cách hiểu và vận dụng mỗi nơi có thể khác và thậm chí cùng một cơ quan nhưng hai người hiểu hai cách khác nhau. Đây là nỗi khổ của nhiều doanh nghiệp, cho nên khi khiếu nại rồi khiếu kiện tôi cũng nghĩ rằng sẽ góp phần với các doanh nghiệp Việt Nam để hoàn thiện cái thể chế về tài chính ngày càng tốt hơn chứ không mong muốn đấu đá gì cả, chỉ mong tiếng nói của mình ít nhiều góp phần cải thiện luật lệ, quy định về tài chính. Tôi cũng rất mừng vì gần đây Chính phủ đã có những chỉ đạo rà soát chấn chỉnh các lĩnh vực liên quan đến thuế và tài chính. Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng thừa nhận rằng cũng còn những điều bất cập trong việc thực thi pháp luật về tài chính” - ông Hàn nói. 

Hỏi ông còn điều gì chất chứa trong lòng sau khi “đương đầu” và “chiến thắng” một cơ quan quản lý doanh nghiệp về mặt tài chính, ông Hàn bảo rằng: “Liệu Bộ Tài chính có lên tiếng xin lỗi một doanh nghiệp đi kiện mình hay không? Có thể là rất khó!”.

THÔNG TƯ 28/TT-BCA LÀ SỰ CỤ THỂ HÓA CỦA LUẬT LUẬT SƯ SỬA ĐỔI NĂM 2012 TRONG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA HÌNH SỰ

So với những quy định trước đó về công tác điều tra Hình sự trong Công an nhân dân thì Thông tư 28/TT-BCA có rất nhiều điểm mới. Nhiều quy định bất cập, gây khó khăn cho triển khai công tác này trên thực tế đã được những nhà soạn thảo chú ý để bổ sung và hoàn thiện. Tuy nhiên, sức nóng của Thông tư không đến từ những đổi mới những cái vốn dĩ đã có xưa nay mà bởi những nội dung "mới toanh", chưa từng được đề cập trong các thông tư, Nghị định liên quan trước đây: Điều tra viên của các cơ quan điều tra có quyền được điều tra lại luật sư nếu xét thấy các hoạt động của Luật sư cản trở quá trình điều tra, làm rõ sự việc. 

Luật sư Trần Đình Triển: Trước khi phản đối Thông tư 28/TT-BCA nên bắt đầu từ Luật Luật sư sửa đổi năm 2012.

Nội dung này ngay từ khi ra đời thông tư đã chịu không ít những ý kiến phản hồi mang ý nghĩa trái chiều. Nhiều luật sư có tên tuổi như ông Trần Đình Triển - Phó Chủ nhiệm đoàn luật sư TP Hà Nội, Chủ nhiệm Văn Phòng Luật sư Vì dân, ông Trần Vũ Hải - Luật sư của Văn phòng Luật sư Vì dân đã liên tiếp đăng đàn cho việc ra đời của Thông tư 28 là "trái pháp luật". Và để viện dẫn cho những quy kết của mình thì hai vị luật sư này đã không ngần ngại khi cho rằng: "Văn bản của một Bộ đưa ra trong đó đặt điều tra viên lên trên luật sư là không được.". Thậm chí Luật sư Trần Đình Triển còn mổ xẻ nguyên nhân trực diện khi Bộ Công an cho ra đời Thông tư như sau: "Không thể vì lợi ích cục bộ hay quyền lợi của một nhóm nào đó mà đưa ra một văn bản cản trở lợi ích của dân tộc, của nhà nước, của Đảng". 

Rõ ràng, những phản ứng quyết liệt đó là điều rất dễ hiểu; thậm chí nếu không có phản hồi đó thì nên chăng giới luật sư đã không còn mặn mà với chính nghề nghiệp của chính mình. Họ còn quan tâm chứng tỏ Thông tư có một sức sống đặc biệt và những người làm công tác biên soạn sẽ không còn lo lắng sau khi Thông tư ra đời không có người quan tâm hay nó cũng chỉ là một văn bản ra đời cho có lệ vậy. 

Trước khi Thông tư 28/TT-BCA ra đời, giới luật sư Việt Nam đã có một giai đoạn dài hoạt động mà theo nhiều người cảm nhận thì họ không chịu bất cứ một chế tài nào từ pháp luật; hay nói theo ý tưởng của Luật sư Triển thì giới luật sư dường như đang được đặt trên pháp luật. Đây cũng là nguyên nhân giới luật sư với chiếc gậy là kiến thức luật pháp và những thứ quyền lợi đã được quy định rõ ràng trong luật tố tụng thực sự đã trở thành một thế lực mà không chỉ có cơ quan điều tra mà cả giới tội phạm phải e sợ. Để phục vụ quá trình bào chữa, minh oan hoặc làm giảm nhẹ tội cho "Thân chủ", cơ quan Điều tra đã nhận được không ít yêu cầu từ giới luật sư; khi thì họ yêu cầu được làm việc với bị can, lúc thì đòi được làm việc với những đối tượng liên quan....Và tất nhiên, thì những đòi hỏi đó sẽ không được đáp ứng được 100% vì những nguyên tắc mang tính khách quan trong quá trình điều tra, làm rõ tội danh của những đối tượng liên quan. Chỉ với việc tiếp xúc với cả bên "chính diện", "phản diện" là điều kiện để xảy ra những hiện tượng gây oan sai hàng đầu trong nền tư pháp tại nước ta: Hình thức thông cung, khai báo những nội dung đã được thống nhất (Điều này lại diễn ra đặc biệt phổ biến ở những vụ án có yếu tố đồng phạm). Hay nói cách khác, chỉ đưa ra một ví dụ liên quan đến việc luật sư yêu cầu cơ quan điều tra thì đã xuất hiện không ít những điều bất cập. Trong trường hợp những yêu cầu, đòi hỏi của luật sư không được cơ quan Điều tra đáp ứng vì những lí do khách quan thì đã xảy ra không ít những mâu thuẫn, thậm chí là xung đột giữa hai chủ thể mà lẽ ra chỉ diễn ra quá trình hợp tác, hỗ trợ nhau trong quá trình điều tra, làm rõ vụ việc. 

Trên thực tế, ngay từ đầu việc ra đời của giới luật sư gắn với việc thực hiện quyền con người trong quá trình áp dụng các biện pháp tố tụng. Theo đó, việc xuất hiện của Luật sư trong quá trình diễn ra tố tụng được xem sẽ làm giảm bớt những sai phạm không đáng có do Điều tra viên phạm phải trong thực hiện công vụ; giới luật sư sẽ chủ động phát hiện và đề nghị Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân xem xét những sai sót của Điều tra viên xét thấy những sai phạm đó ảnh hưởng đến việc kết tội và áp dụng chế tài xử phạt. Tuy nhiên, cùng với thời gian, hoạt động của giới luật sư bắt đầu xuất hiện những kẻ hở mà không ít cá nhân luật sư đã cố tình triệt để khai thác để mong muốn có được một kết quả nhẹ nhàng nhất cho thân chủ của mình. Và không ít tình huống để đạt được mục đích này mà một số cá nhân luật sư đã "can thiệp thô bạo" tới quá trình thực hiện công vụ của Điều tra viên, làm biến dạng thay đổi giá trị chứng minh của chứng cứ...; thậm chí còn sử dụng các chiến thuật nghiệp vụ để tác động, hướng lái các hoạt động của Điều tra viên theo hướng có lợi cho thân chủ của Luật sư. 

Mặc dù luật Luật sư đã ra đời từ năm 2006 và đã được sửa đổi năm 2012 để đáp ứng sự thay đổi cũng như quy định sát hơn đối với hoạt động của một nghề nghiệp mang tính đặc thù cao này. Điều 9 của luật Luật sư sửa đổi năm 2012 đã cập nhật tương đối đầy đủ và thể chế hóa "các hành vi bị nghiêm cấm" đối với giới luật sư trong quá trình hành nghề (Xem thêm: http://thuvienphapluat.vn/archive/Luat-Luat-su-sua-doi-2012-vb152713.aspx). Trong đó, mục a, b, c, e, g, Điều 9 luật Luật sư sửa đổi năm 2012 đã quy định cụ thể về một số hành vi của Luật sư có thể ảnh hưởng đến quá trình điều tra, làm rõ vụ việc, đối tượng liên quan của Điều tra viên (Những hành vi đã được in đậm sau đây): 

Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Nghiêm cấm luật sư thực hiện các hành vi sau đây:

a) Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng vụ án hình sự, vụ án dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự, các việc khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là vụ, việc);

b) Cố ý cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật; xúi giục người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự khai sai sự thật hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện trái pháp luật; 

c) Tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;

d) Sách nhiễu, lừa dối khách hàng;

đ) Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ khách hàng ngoài khoản thù lao và chi phí đã thoả thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý;

e) Móc nối, quan hệ với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, cán bộ, công chức khác để làm trái quy định của pháp luật trong việc giải quyết vụ, việc;

g) Lợi dụng việc hành nghề luật sư, danh nghĩa luật sư để gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2. Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động hành nghề của luật sư. 

Cho nên, Thông tư 28/TT-BCA không phải là Văn bản đầu tiên thể hiện những hành vị bị cấm đối với luật sư. Thông tư 28/TT-BCA với danh nghĩa là cầu nối giữa luật Luật sư với quá trình tiến hành tố tụng đã cụ thể hóa những hành vi bị cấm đó khi gắn với những biện pháp ngăn chặn. Do vậy, nếu nói rằng, việc soạn thảo và ban hành Thông tư 28/TT-BCA là một hành động vội vàng của Bộ Công an thì thiết nghĩ những người đưa ra nhận định đó đã quá thiển cận khi tiếp cận những văn bản luật mà không thể có chuyện một luật sư thực thụ chưa tiếp cận khi nào. Có chăng chỉ xảy ra đối với những cá nhân không thực sự nghiêm túc với nghề nghiệp của chính mình. 

Với Thông tư 28/TT-BCA, Bộ Công an chưa bao giờ đặt Điều tra viên lên trên Luật sư. Cũng xin nhấn mạnh rằng trước khi có Luật Luật sư và Thông tư 28/TT-BCA thì Luật sư mới là chủ thể được đặt trên Điều tra viên. Và rõ ràng, nếu ai đó đọc kỹ nội dung của Thông tư liên quan đến điều khoản quy định, xác lập trường hợp "Điều tra viên được phép điều tra lại Luật sư" thì mới thấy hết tính tương tác của Quy định được thể hiện trong Thông tư: nếu xét thấy các hoạt động của Luật sư cản trở quá trình điều tra, làm rõ sự việc. Hay nói cách khác, bản thân hoạt động điều tra của Điều tra viên chưa thể tiến hành đối với chủ thể là Luật sư nếu Điều tra viên chưa có những căn cứ ban đầu khẳng định hoạt động của giới luật sư ảnh hưởng đến hoạt động điều tra của chính mình. Thông tư cũng không nói rõ là hoạt động đó được tiến hành đơn phương, bản thân giới luật sư cũng sẽ tham gia vào quá trình chứng minh "bản thân" mình không vi phạm, làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng điều tra của Điều tra viên. Như vậy, yếu tố tương tác nhất định giữa hai chủ thể đã được thiết lập và không có chuyện "Điều tra viên được đặt trên Luật sư" trong quá trình tố tụng. 

Với một quá trình được khép kín, minh bạch hóa, công khai hóa như vậy thì việc cho rằng: "Trong tố tụng hình sự có thể nói luật sư bào chữa là bên đối trọng với điều tra viên, đứng ở hai phía đối lập nhau mà lại trao quyền cho một bên được quyền nhận định phán xét bên kia đúng sai thì làm sao công tâm khách quan được" chứng tỏ người nhìn nhận đã thiếu công tâm, thậm chí đang cố tình đánh đồng sự việc để gây ra những sự hiểu nhầm không đáng có. Và nếu ai đó trong giới luật sư nói việc ra đời Thông tư sẽ khiến "Luật sư còn không bảo vệ được quyền lợi cho mình thì còn bảo vệ được cho ai?" thì e rằng, đó là những luật sư yếu về năng lực chuyên môn và không chấp nhận thay đổi, hành nghề trong một môi trường nhiều sự cạnh tranh hơn. 

Trở lại với việc Luật sư Trần Đình Triển trả lời báo đài, đăng tải lời xin lỗi về việc Hội thảo tổ chức đóng góp ý kiến cho Thông tư 28/TT-BCA bị tạm hoãn vì lí do "có sự can thiệp của Bộ Công an đối với Ban quản lý Hội trường nơi Đoàn Luật sư Hà Nội đặt để tiến hành Hội thảo". Ông Triển cũng nhiều lần khẳng định: "Thông tư 28 của Bộ Công an trong đó cho phép điều tra viên lập hồ sơ luật sư là một văn bản "trái pháp luật"...nhưng nên chăng xem đó là chuyện đương nhiên của những chủ thể liên quan khi quyền lợi bị đụng chạm. Việc ông Triển tranh đấu âu đó cũng là chuyện hết sức bình thường bởi ông không chỉ đứng trên cương vị của một lãnh đạo ở một Đoàn Luật sư mạnh nhất nhì Việt Nam mà ông còn là Chủ nhiệm của một Văn phòng Luật sư uy tín tại thủ đô Hà Nội (Văn Phòng Luật sư Vì Dân). Nếu như những quy định tại Điều 09, Luật Luật sư sửa đổi năm 2012 chỉ dừng lại là một chế tài mang tính nghề nghiệp thì Thông tư 28/TT-BCA lại có một ý nghĩa đặc biệt hơn và dù không nói nhưng nó sẽ là một hệ lụy trực tiếp đối với những hành vi vi phạm được quy định trong Luật. Và đương nhiên, việc ảnh hưởng trực tiếp đến công việc của giới luật sư đã trở nên hết sức rõ ràng.

Tuy nhiên, thiết nghĩ giới luật sư nói chung, cá nhân ông Trần Đình Triển, Trần Vũ Hải cũng nên hiểu rằng, mọi sự phản biện suy cho cùng đều hướng đến những hiệu quả tích cực hơn và dĩ nhiên để đi đến đó nó cần có những căn cứ hợp lý. Hành động "cố đấm ăn xôi", lí luận cùn trong phản biện Thông tư 28/TT-BCA vừa qua sẽ chẳng mang lại điều gì ngoài việc làm tổn hại danh tiếng của các vị./.

ĐỈNH ĐIỂM CỦA SỰ GÀN DỞ

Đỉnh Điểm Của Sự Gàn Dở


Posted on Tháng Tám 20, 2014 by amaritx

Ls Lâm Chấn Thọ

Có những sự việc, hiện tượng mà con người có thể giải thích được bằng kinh nghiệm, bằng khoa học để đi đến kết quả sự thoả mãn sự tìm tòi khám phá. Thế nhưng không phải tất cả các sự việc con người đều giải thích hết được, tỷ dụ như căn bệnh hoang tưởng của nhóm người cực đoan tại hải ngoại luôn nhìn về đất nước với con mắt thiên lệch, méo mó mặc cho sự thật hiển nhiên được mọi người biết và công nhận. Đã bước sang năm thứ 39 căn bệnh này không thuyên giảm mà nó càng ngày tiến đến đỉnh điểm của sự hoang tưởng, điều muốn nói ở đây là sự việc khi Trung Quốc khuấy đảo biển đông đục ngầu bằng hành động đặt giàn khoan 981 trên vùng đặc quyền kinh tế ở biển đông của Việt Nam, kèm theo đó là những hành động như bọn giang hồ, hải tặc đối với lực lượng chấp pháp của Việt Nam và bà con ngư dân. Quen thói “Méc BU”và “té nước theo mưa” lợi dụng cơ hội này các vị cccđ nhảy đỏng lên hò hét là: nguyên nhân mất Hoàng sa là do "Miền nam bị cưỡng chiếm” và là do “Công thư Phạm Văn Đồng”.v.v..Bây giờ chính phủ hiện hành ở VN không đòi được Hoàng sa thì phải để cho VNCH đòi lại...Muốn vậy thì phải khôi phục “Hiệp định Pari…” khôi phục lại “Quốc gia VNCH”…Đến mức độ như thế này thì các nhà tâm lý học, thần kinh học chắc một điều là bó tay, bó toàn thân, đầu hàng với những “con bệnh” này. Thật chính xác khi các nhà khoa học đưa ra kết luận rằng: “Hoang tưởng không phải là một bệnh mà là triệu chứng rối loạn về nội dung tư duy của lĩnh vực tâm thần học. Dưới cách suy nghĩ của bệnh nhân, nhiều chuyện không có thật nhưng họ lại cho là hoàn toàn đúng. Sự sai của bệnh nhân nặng nề đến mức ta không thể giải thích bằng lý lẽ hay chứng minh bằng chứng cứ được”.

Mỗi khi tổ quốc đối đầu với một thế lực ngoại bang lẽ ra những con người này phải ý thức được rằng: Dù có những bất đồng chính kiến thì cũng phải gác lại vì một mục tiêu tối thượng là “Tổ quốc là trên hết” nhưng rất tiếc là họ không làm điều đó, lợi dụng những điều đó họ đã và đang ra sức tuyên truyền các luận điệu mà họ tưởng tượng ra nhằm xuyên tạc, bôi nhọ, bóp méo lịch sử của chính đất nước, dân tộc của họ. Nhóm người CCCĐ ở hải ngoại cấu kết với một số kẻ tự xưng là các nhà “Dân chủ, dân quyền” trong nước thừa “Nước đục thả câu” mưu toan phủ nhận ý nghĩa thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, giành độc lập, tự do cho đất nước. Chúng ta sơ qua một vài lập luận của “con bệnh” đưa ra là: Các cuộc kháng chiến mà dân tộc Việt Nam trải qua là “không cần thiết”, là “vô ích và tốn xương máu” vì “có thể dùng con đường hòa bình, thương lượng để giành độc lập như một số nước đã làm”… Họ cố tình xuyên tạc: “Những người cộng sản tiến hành các cuộc kháng chiến, thực chất là thực hiện một cuộc chiến tranh ý thức hệ, chiến tranh ủy nhiệm theo sự “sắp đặt” của một số nước lớn, nhằm giúp chủ nghĩa cộng sản lan tràn và chiếm vị trí độc tôn trên thế giới. Đảng Cộng sản Việt Nam dùng chiến tranh làm phương tiện để thống trị".v.v…Một số quan điểm khác của họ là: không phân biệt được tính chất chính nghĩa của các cuộc chiến tranh vì mục đích giành lại độc lập và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia thì họ tỏ ra “Bùi ngùi” về “nỗi buồn chiến tranh”, vì nó đem lại quá nhiều mất mát và hi sinh, mà “kẻ thắng cũng như người thua đều không đạt được gì” ?! Từ những lập luận bệnh hoạn trên, những kẻ vong ơn bội nghĩa xương máu của hàng triệu người con Việt tiếp tục “phát triển” sự hoang tưởng đến đỉnh điểm mà những người thuộc loại cố chấp nhất cũng không tiên lượng được mức độ càn gở đến như vậy, đó là các cuộc hội thảo từ những năm 2003 cho đến nay tháng 2-2012 và cho đến ngày hôm nay các vị đã tham gia cái gọi là “Quốc gia VNCH lưu vong” vẫn “Hừng hực” niềm tin rằng: chỉ có “khôi phục lại chế độ VNCH” thì quốc tế mới “Nói” Trung Quốc trả Hoàng Sa cho Việt Nam mà muốn vậy thì “Khôi phục lại hiệp định Pari” ! vậy Chúng ta thử tìm hiểu cái gọi là “hội thảo về Hiệp định Paris” do VNCH foundation tổ chức ngày 22-2-2012 và họ nói rằng cái “Giá trị” của nó đến hôm nay mới thấy rõ !

Bốn bên ký kết hiệp định Pari 1973

“Trên mặt pháp lý – VNCH vẫn tồn tại” !

Bốn diễn giả là Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích, cựu Thẩm Phán Phạm Ðình Hưng, Hòa Thượng Thích Giác Minh và Luật Sư Lâm Chấn Thọ đã thay nhau “phân tích” khía cạnh pháp lý của Hiệp Ðịnh Paris 1973 để khẳng định rằng quốc gia Việt Nam trong thể chế Việt Nam Cộng Hòa vẫn tồn tại cho dù Cộng Sản Việt Nam đã xé bỏ hiệp ước mà họ đã ký kết và được 12 quốc gia cả tự do lẫn cộng sản cùng ký. Dàn đồng ca của những con kên kên đang rỉa xác của chế độ VNCH đã khuất núi thì: “Hiệp định Paris vẫn còn giá trị và vô thời hạn. Thời điểm hiện nay đã quá chín muồi trong việc dùng mặt trận pháp lý và ngoại giao để tạo ra những áp lực cần thiết để khôi phục lại VNCH…”?! Nghe tới đây thì một người có một chút hiểu biết về chính trị cũng ôm bụng cười lăn lộn, các giáo sư về thần kinh học chắc té ngất xỉu.

Trước hết, phải thấy rằng cái “chính phủ VNCH” ở Mỹ hiện nay chẳng có chút thực lực, liên quan gì đến cái “chính phủ VNCH” đã bị những người cộng sản lãnh đạo đánh cho tan tác, lê lết, chạy tụt quần, lột áo vào ngày 30/4/1975, rồi sau đó tàn quân tướng tá nhanh chân ôm đầu máu, đạp lên đầu nhau bỏ chạy sang Mỹ, mà nói một cách chính xác hơn, là cái “chính phủ” do Nguyễn Bá Cẩn, cựu thủ tướng Việt Nam cộng hòa (VNCH) đẻ ra ở Mỹ chỉ mượn hơi, khoác tấm da khô ngày xưa để khua chiêng gióng trống, bịt mắt thiên hạ nhằm kiếm tí bạc lẻ của bà con cộng đồng người Việt nhẹ dạ, cả tin, thiếu hiểu biết về tình hình thời cuộc. Ðược biết Luật Sư Lâm Chấn Thọ là một luật sư công pháp đang làm việc tại Canada. Từ 10 năm nay, đã “miệt mài” “bươi móc” trong đống hồ sơ của quá khứ hòng tìm một “giải pháp” cho cờ vàng VNCH sau khi bị cộng sản lật đổ bằng bạo lực cách mạng. Ông luật sư “siêu hoang tưởng” cũng là một thành viên trong tổ chức nộp hồ sơ xác định chủ quyền của VNCH trên thềm lục địa do thủ tướng sau cùng của VNCH Nguyễn Bá Cẩn nộp Liên Hiệp Quốc vào năm 2009. Các vị có hiểu rằng điều 76 Hiến chương Liên Hiệp Quốc chỉ đúng trong trường hợp một quốc gia bị một nước khác xâm chiếm, rồi dựng lên một chính quyền tay sai. Còn tại Việt Nam, ai cũng nhận thấy rằng sau ngày 30/4/1975, đất nước thống nhất, cả dân tộc là một, được cả thế giới công nhận. Chỉ một điều sơ đẳng đó thôi đám “Con bệnh” cực đoan xảo ngôn này cố tình hát bài "Tình bơ vơ”!
Riêng chuyện các ông “chính phủ VNCH” nộp hồ sơ “thềm lục địa Việt Nam” cho Liên Hiệp Quốc, rồi hí hửng tung hô , nổ vang trời rằng khi Liên Hiệp Quốc nhận “hồ sơ” ấy là đồng nghĩa với việc họ thừa nhận tổ chức “chính phủ VNCH”?! thì các ông đã nhận bừa, loè mọi người để thể hiện công lao mà một khi đã có “công lao” thì đòi phải được tưởng thưởng? Một điều giản dị là: bất kỳ tổ chức nào cũng đều có quyền gửi đơn lên Ủy ban Thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc nếu đúng thời hạn quy định đều được nhận hết. Nhưng mà…(lại nhưng) chuyện giải quyết lại là chuyện khác. Điều quái chiêu là việc làm này giống như một tên ăn cướp vào nhà một người dân lương thiện, ngang nhiên định giá tài sản sau đó mở cuộc đấu giá ngay tại nhà đó, sống lưu vong, ăn nhờ ở đậu, một cục đất chọi chim không có ấy vậy đám con bệnh cực đoan này vẫn mộng mơ …!

Khoan chưa nói đến tính pháp lý của Hiệp định Paris, mà trước tiên là nói đến tính pháp lý của bộ sậu cờ vàng xưng vương “chính phủ VNCH” này. Phạm Ðình Hưng cho rằng “vấn đề hôm nay là ý dân và thực tế hiện hữu của VNCH. Ðó là vẫn có một VNCH với hơn 3 triệu người Việt tị nạn cộng sản định cư ở nước ngoài, không kể còn biết bao người ở trong nước thời VNCH nay bị áp đặt phải sống trong chế độ cộng sản. Khối người Việt hải ngoại là những người Việt Nam không chấp nhận chế độ cộng sản. Họ đã có những sinh hoạt chính trị, vẫn giữ được lá cờ của quốc gia Việt Nam và được hơn 100 thành phố, quận hạt và tiểu bang Hoa Kỳ và nhiều quốc gia tự do khác công nhận là biểu tượng cho người Việt tự do. Họ cũng có một nền văn hóa khác biệt với trong nước dưới chế độ cộng sản. Họ cũng có một nền kinh tế, xã hội của VNCH trước đây và đã thực hiện những công tác cứu trợ cho đồng bào của họ ở trong nước mà không qua các cơ cấu của nhà nước cộng sản….”?! 

 Nghe ghê chưa, ngu dốt , ấu trĩ dồn hết vào đầu “mộng mơ” Phạm đình Hưng này, Y có cái quyền áp đặt cái ngu xuẩn lên hàng triệu người dân Việt Nam ở trong và ngoài nước. Xin nói thêm về ông Luật Sư “siêu hoang tưởng” Lâm Chấn Thọ đã nêu ra điều khoản trong Bản Ðịnh Ước được 12 quốc gia ký kết rằng “chỉ cần sáu trong 12 quốc gia ấy đồng thuận tổ chức tái họp Hiệp Ðịnh Paris là hiệp định này sẽ được xem xét lại việc thi hành có đúng đắn hay không.” ?! Do đó, ông Luật Sư này đề nghị một phương cách gọi là “Giải Pháp Việt Nam Cộng Hòa” để vận động thêm năm nước thành viên đã ký kết bảo lãnh Hiệp Ðịnh Paris thì VNCH sẽ tiếp nối được công việc của chính phủ VNCH mà đặt vấn đề với quốc tế (Liên Hiệp Quốc) đòi lại Hoàng Sa và Trường Sa đã bị Trung Quốc chiếm đoạt bằng vũ lực. Vẫn chưa hết ông luật sư này còn phát triển những ý tưởng phong phú bất ngờ, chúng ta nghe tiếp: “Lâm Chấn Thọ kêu gọi các cựu dân biểu và nghị sĩ trong Quốc Hội VNCH, khóa sau cùng, hãy đứng ra làm công việc vận động tái họp lại Hiệp Ðịnh Paris 1973, phục hồi lại nước Việt Nam trong thể chế VNCH để căn cứ trên quyền tự quyết của nhân dân Việt Nam và sự vẹn toàn lãnh thổ Việt Nam mà giành lại chủ quyền của VNCH từ sự cướp bóc của cộng sản Bắc Việt khi trắng trợn xóa bỏ Hiệp Ðịnh Paris xua quân cưỡng chiếm VNCH” ?!

Tiến sĩ Charles Young, giảng viên môn Công pháp quốc tế tại Đại học Bristish Columbia đã viết một bài đăng trên tạp chí B.C Chronic, nội dung như sau: “Hiệp định Paris không phải là một hiệp định quốc tế, mà chỉ có 4 bên tham gia ký kết. Đó là Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, chính quyền Sài Gòn, Chính phủ Mỹ và nó đã được thi hành nên chẳng quốc tế nào có quyền xét lại. Hơn nữa, hiện nay Mỹ và Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam là thành viên chính thức của Liên Hiệp Quốc nên nếu có ai đó muốn tái “thi hành hiệp định”, thì “thi hành” cái gì?”.

Ấy thế mà các vị hoang tưởng này vẫn cứ nổ vang trời đất, mặc dù họ thừa hiểu rằng Hiệp định Paris là một thất bại cay đắng của người Mỹ khi buộc phải cuốn gói ra khỏi miền Nam Việt Nam, và khi bản hiệp định còn chưa ráo mực, Nguyễn Văn Thiệu đã hò hét “lấn đất, giành dân”, dẫn đến những đòn đánh trả của Quân Giải phóng rồi sau đó, là sự nổi dậy đồng loạt của nhân dân miền Nam để cuối cùng, non sông liền một dải.

Có lẽ các ông, Lâm Chấn Thọ, Nguyễn ngọc Bích, Phạm đình Hưng cố tình chơi bài “” hoặc chẳng chịu tìm hiểu lịch sử chứ nếu không, họ sẽ biết rằng những ngày cuối tháng 4/1975, một số nhân vật trong chính giới Mỹ đã tìm mọi phương cách – kể cả soi kính lúp vào từng điều khoản trong Hiệp định Paris, nhằm cứu vãn chế độ “VNCH”, và điều này đã được thể hiện trong những cuốn hồi ký của Kissinger, McNamara, Nguyễn Tiến Hưng. Cái “Bắt tay đầy tội lỗi giữa ông Mao Trạch Đông và Tổng thống Hoa Kỳ Ních xơn” trong kế hoạch đánh chiếm quần đảo Hoàng sa của Việt Nam đã được ghi lại trong tài liệu của VNCH: “dầu VNCH rất cần được yểm trợ. Cả việc tìm vớt nhân đạo các binh sĩ Việt Nam sống sót bị trôi dạt trên biển sau trận hải chiến cũng bị Hạm đội 7 của Mỹ làm ngơ, phải nhờ đến ngư dân miền Trung: ngày 30.1.1974 có 14 chiến sĩ biệt hải sau 11 ngày lênh đênh trên biển được ngư phủ vớt đem về điều trị tại Quân y viện Quy Nhơn (tài liệu VNCH đã dẫn)”. Cách xử sự “lạnh lùng” kiểu Mỹ của tổng thống Nixon trong biến cố Hoàng Sa, theo các nhà quan sát thời cuộc lúc đó, đã bộc lộ phần nào những “thỏa thuận ngầm” giữa Mao Trạch Đông và Nixon trong chiến lược “cân bằng lực lượng” đôi bên ở châu Á – Thái Bình Dương. Đặc biệt Mao – Nixon “bắt tay” để kiềm siết Việt Nam trong bom đạn (của Mỹ) và tràn chiếm vùng đảo Hoàng Sa (bởi Trung Quốc) một cách nhịp nhàng và tội lỗi từ 1972 – 1974..

Nên biết rằng nước Mỹ lúc ấy vẫn nắm quyền chi phối rất lớn ở Liên Hiệp Quốc, và nếu quả thật “miền Bắc Việt Nam vi phạm Hiệp định Paris” như lời của các ông thuộc “chính phủ VNCH” đã rêu rao, thì hẳn là Liên Hiệp Quốc đâu chịu ngồi yên. Mặt khác, đã gọi là “chính phủ” thì phải có nội các – nghĩa là phải có ban bệ, có các thứ, bộ trưởng, có trụ sở, văn phòng nhưng cái “chính phủ” này ngoài mấy ông đầu óc "đằng vân” thì còn ai nữa ? cứ y như Tôn ngộ không thần thông biến hoá. Tất cả những gì còn lại chỉ sự lừa bịp một cách lố bịch và nham nhở của đám người quái gở này.

Hoa Kỳ 17-8-2014
John Lee – VHN.NET