Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2015

MẠNG VÀ BI KỊCH...

Cách đây dăm năm, đận Facebook chưa rộ như giờ trên mấy diễn đàn Internet rộ lên một thời fong trào “điểm danh” cách lưu tên vợ hay bạn gái trên điện thoại.

Tất nhiên vô vàn fong fú và ẩn chứa nhiều bi kịch.

“Vợ yêu”, “Em iu” là cái contact khá phổ biến của vô số yếm thế trai chưa vợ nịnh thối bạn gái. 

Đại đa số đàn ông còn lại đã trót ngã vào hôn nhân thì đều bi kịch hiện lên trên màn hình “Về Nhà Ngay”, “113”, “CLGT”, “Police”, “Dis mia lai goi”, “Devil”, “Bà Ngoại” hay cụt cỡn “W” viết tắt chữ Wife…

Nói chung về cơ bản mọi đám cưới đều nhang nhác mô típ cắt bánh gato rót sâm-panh bốc khói như nhau nhưng bi kịch hôn nhân thì lại luôn khác nhau.

Dăm năm nay như không hẹn lại lên, mỗi đận Cá Tháng Tư thì toe toét Facebook các em gái xynh bỗng dưng e lệ post bức ảnh que thử thai 2 vạch hồng hồng giống nhau chằn chặn, rất đáng yêu.

Tất nhiên mình theo phản xạ ấn like hết, chỉ sợ đàn ông cũng ra kết quả vậy bởi nếu họ cũng lên 2 vạch thì đó lại là biểu hiện ban đầu của ung thư tinh hoàn.

Niềm vui troll trên mạng xã hội ngày càng kiệt quệ nghèo nàn ý tưởng. Hoặc giả cái gọi là vui ấy mà buồn cười quá đy mất thôi hihihihihi.

Fong trào EM YÊU ANH qua tin nhắn bữa nai cũng không kém fần sôi nổi.

Các mẹ nên cân nhắc trước khi ấn “send”, đàn ông về cơ bản đa số đều không thích bỡn cợt nhảm nhí thảo mai với người họ thực sự trân trọng tình cảm và đã có hiệp ước yêu đương đàng hoàng.

Số còn lại vui thú phấn khởi với nội dung tin nhắn này sau khi liêu xiêu bước ra khỏi karaoke ôm bởi nó mang thông điệp đi chén đi Biểu tượng cảm xúc grin.

Lúc nãy mình có nhắn cho chị Mượt Nguyen Thi Thao yêu quí rất thật lòng: Chị ơi, Em yêu chị.

Chị trả lời “Tát chết mẹ giờ”, nói chung tổn thương.

Fong trào đám đông mạng cơ bản là nhảm và nhạt.

Em thật.

He he

Trí Minh Hoàng

Trần Đăng Khoa: PHỤ NỮ NHÌN KIỂU GÌ CŨNG ĐẸP

Trần Đăng Khoa tán gái kinh phết!

Đây là bài của lão ấy, đăng đã lâu nhưng vẫn hay vl. 

Xin giới thiệu với các bạn.

Nhiều lúc, tôi cứ lẩn thẩn nghĩ, giả sử trên thế giới này không có phụ nữ thì sao? Sẽ chẳng ra làm sao cả. Đàn ông sẽ thành hùm beo và trái đất thì hoang lạnh vì không có sự sống.

Chẳng phải ngẫu nhiên mà đàn ông trên cả hành tinh này đều sùng kính phụ nữ. Họ dồn hết chị em về một phe, và đặt tên là Phái Đẹp.

Quả thật, phụ nữ rất đẹp. Tôi cũng đã đi nhiều, tiếp xúc cũng nhiều. Nhưng tôi chưa thấy một người phụ nữ nào xấu.

Tất nhiên, vẻ đẹp của họ cũng phụ thuộc một phần vào mắt người ngắm. Có người nhìn đằng trước đẹp. Có người nhìn đằng sau đẹp. Có người lại phải lùi ra thật xa, thậm chí phải nhắm tịt cả hai mắt lại thì ta mới “nhìn” thấy được vẻ đẹp của họ.

Chính họ đã góp phần cân bằng sinh thái trái đất. Và trong mỗi gia đình, họ như cái điều hoà nhiệt độ. Tất nhiên, điều khiển cái điều hoà đặc biệt này, tốt nhất nên là đàn ông, là chính đức ông chồng, chứ để lão hàng xóm điều khiển thì nguy hiểm lắm.

Tuy nhiên, điều khiển thế nào lại là cả một nghệ thuật tinh xảo. Tôi sẽ bàn vào một dịp khác.

Tôi nghĩ rằng, giới mày râu chúng ta có thể tính cách khác nhau, đời sống khác nhau, số phận cũng khác nhau. Nhưng chúng ta vẫn có một điểm chung: Đều là con của hai bà mẹ. Một bà mẹ đẻ ra ta, vất vả vì ta, và một bà mẹ chẳng có họ hàng gì với ta cả. Đó chính là bà mẹ vợ.

Trong hai bà mẹ ấy, xem ra bà mẹ vợ lại thiệt thòi hơn. Người phát hiện ra điều này chính là nhà văn Thanh Tịnh. Bác Thanh Tịnh luôn có những nhận xét rất hóm hỉnh và bất ngờ.

Có lần, tôi mời bác đi ăn phở. Bác bảo: “Thôi, tớ già rồi, còn ăn gì nữa!”. Tôi rất ngạc nhiên. Phở là món ăn thông dụng, cổ truyền, dành cho tất cả mọi người, chứ đâu có cấm các cụ già. Bác Tịnh bảo: “Đi ra ngoài, tớ buồn lắm. Cậu cứ nhìn kia kìa. Trẻ con đi từng đàn. Trai gái đi từng đôi. Còn người già đi từng chiếc một”.

Rồi bác hỏi: “Vào quán phở, tớ đố cậu, nhìn những người ăn, làm sao có thể biết được mối quan hệ của họ. Ai là vợ chồng? Ai là bồ bịch? Ai đang yêu nhau?”. Tôi bảo: “Phải nhìn vào mắt họ!”.

“Cậu đúng là thằng dở hơi. Nếu cần ngắm nhau thì ngắm ở chỗ khác. Ai lại đưa nhau vào quán phở mà ngắm – Bác Tịnh cười. Rồi bác giảng giải – Muốn biết chính xác mối quan hệ của họ, phải nhìn lúc họ trả tiền. Đàn ông trả tiền thì dứt khoát họ là bồ bịch hoặc đang yêu. Đàn bà trả tiền thì chắc chắn vợ chồng. Hai bên tranh nhau trả thì chỉ là bạn bè thôi!”.

Rồi bác bảo: “Con gái mình hoá ra là con người ta cậu ạ. Đến lúc nó lấy chồng thì mình mất con. Đến lúc nó có con thì mình mất nốt vợ. Vì lúc ấy, vợ mình lại phải chăm nuôi cháu ngoại. Cháu bà nội, tội bà ngoại”.

Quả đúng là như vậy. Mới hay, bà mẹ vợ khổ thật. Cả một đời ki cóp, bòn nhặt, rồi xây đắp hai chục năm, thậm chí hơn hai mươi năm ròng mới xong được một công trình vĩ đại. Đó chính là toà nhan sắc – Cô con gái rượu của mình.

Tôi có cảm giác bà cụ phải lọc từ bao nhiêu ánh trăng non để làm nên màu da trắng mịn, mát mẻ của cô con gái, phải chắt từ hàng triệu sắc hoa mới tạo thành làn môi tơ nõn của con gái. Rồi lại phải lấy cả tuổi thanh xuân của mình để chuốt nên sự duyên dáng, hấp dẫn và vẻ đẹp huyền bí của của con.

Bao nhiêu là công nênh. Vậy rồi đùng cái, một thằng cha ất ơ, lạ hoắc, chẳng có họ hàng, quen biết gì với mình, thế rồi nó đến, nó rước đi mất. Kèm theo cô con gái, còn thêm bao nhiêu “phụ tùng” đi theo: Xe máy, vòng bạc, nhẫn vàng. Có khi còn có cả ô tô, nhà lầu….

Một đống của nả! Ối giời đất ơi! Rõ thật là mở cửa rước trộm vào nhà!. Đúng là một vụ mất trộm ngoạn mục. Mà thằng trộm này lạ lắm. Pháp luật ủng hộ. Công an vỗ tay hoan hô. Bà mẹ còn sung sướng âm ỉ vì mình đã lo được cho con vu quy trọn vẹn. Thực ra, đấy là vụ mất trộm tưng bừng và ngoạn mục. Đã thiệt đơn lại thiệt kép.

——-

UỲNH! CÂY TO, HỌA HAY PHÚC?

"Uỳnh, cây to, họa hay là phúc? "

Cây to ở Hè hà nội vào khoa học cây xanh. (đây là kĩ năng sống, đéo liên quan đến abcd nhé)

Nói cho nhanh, cây ở HÈ đường (nhớ là ở HÈ nhé ) phải vươn ra đường để đón nắng, cây ở hè phố đéo thể thẳng, càng to, nó càng cong ra đường, dcm thằng nào cãi, đéo vươn ra đường, nhẽ nó chọc mẹ nó vào phòng ngủ bọn lừa hả phà ơi??

Chúng vươn tới khoảng không ở lòng đường để đón nắng, phía ngược lại là nhà ống, vươn vào lồn.

Nếu các bạn có trình về toán cấp 1, hiểu tý ty về đối -trọng, sẽ biết rằng, khi cây ngiêng về bên phải, phần rễ dưới đất phải bò về bên phải cũng để đối trọng.

khi cây nghiêng ra khoảng ko phía trên đường phố, phần rễ cây phải bò ra phần đất âm dưới lòng đường phố cũng, đễ giữ cho cây đéo mất trọng tâm.

Thế nhưng, rễ đéo vươn đc ra lòng đường, do cống, do dây cáp hay các công trình ngầm, bọn công nhân lừa làm cái lồn gì cũng xong việc mình, nó chém mẹ rễ cây để chôn dây hay làm đường làm cống hay chôn máu lồn gì đó.

lúc này, đối trọng đã mất, cây nghiêng phải đổ, vì rễ đã mất, phần bị chặt thối dần đều, chỉ cần 1 cơn gió nhẹ, thậm chí đéo cần, nó sẽ "uỳnh". cây vẫn xanh tốt đéo nói lên cái gì sất.

Cây càng to, càng dễ uỳnh.

Các bạn giữ cây kệ các bạn, cơ mà đừng bao giờ dừng xe sát 1 cây to to là đang nghiêng ra đường, nó sẽ đổ, đéo sớm thì muộn, càng to, càng chóng cho các bạn ăn máu lồn.

Tôi cố biên 1 cách đơn giản nhất để quân vô học = tôi cũng hiểu đc.

Tóm lại : "UỲNH", cẩn thận nhé các bạn hanoi của tôi.

CÂY CAO SU VÀ KỀN KỀN KHÓC MƯỚN

Cây cao su và kền kền khóc mướn.

Tôi liếc qua 1 bài báo, và nhận ra anh kền kền đang thương vay khóc mướn, nhẽ lấy cảm hứng từ vụ dưa hấu Quảng Nam.

Đáng tiếc là khóc nhầm mẹ, đọc bài thì nông dân trồng cao su từ 1990, đến nay đã 26 năm, và họ đang phải chặt bỏ hàng loạt, theo kền kền là do giá mủ sụt giảm, nhưng không phải hehe kền kền người ơi.

Cây cao su ngừng cho mủ sau 26 năm, trích :

"Khi cây đạt độ tuổi 5-6 năm thì người ta bắt đầu thu hoạch nhựa mủ:..... Các cây già hơn cho nhiều nhựa mủ hơn, nhưng chúng sẽ NGỪNG sản xuất nhựa mủ khi đạt độ tuổi 26-30 năm..."

Vấn đề nữa, khi cây bệnh, hay bị bão xoắn, hay khai thác quá đà, cây cũng ko cho nhựa nữa.

Vậy, việc chặt cây KHÔNG hề liên quan đến GIÁ cao su, dù giá cao vọt lên mây, thì những cây cao su trong bài khóc mướn của bàn kền kền vẫn phải chặt bán củi.

Nói thêm là gỗ cây cao su rất tệ, ko chịu đc cả nắng lẫn mưa, đóng dăm cái lùi tùi thôi, giá bèo.

Bạn kền kền khóc mướn tôi chê nhé. giờ tôi lịch sự không chửi bậy nữa.

NHÂN SỰ KIỆN ĐIẾU CÀY LÊN ĐÀI CUỐC DA

Nhân sự kiện Điếu Cày lên sóng Đài Cuốc gia

Hồi hổi, khi Điếu Cày còn chưa được xuất ngoại, trong ánh mắt thèm thuồng của nhiều đồng sự, mình có hỏi một bạn phóng viên là “Có biết Điếu Cày không?”. Câu trả lời là “Em chỉ hay hút tẩu, thi thoảng là điếu bát”.

Chuyện bịa đấy. Nhưng đúng. Nếu có thằng khủng bố (lần này nói luôn là giả dụ thế) đứng ở cổng Nguyễn Chí Thanh và hỏi: Điếu Cày là ai? Biết thì tha mà không là chém. Nhẽ có cuộc thảm sát ở cổng Đài (vì số % người không biết là cao). (Nếu đối tượng là BTV cuốc tế thì ta có tỉ lệ của vàng Bảo Tín Minh Châu).

Quay giở lại đề tài chính. Trong một bản tin Chào Buổi sáng (đang lan truyền trên mạng xã hội), khi minh họa cho việc Tổng thống Obama nói về vụ Cảnh sát giết người da đen ở Baltimore, VTV đã lấy một đoạn clip trong đó có cảnh ông Obama ngồi với người được coi là bất_đồng_chính_kiến Nguyễn Văn Hải mà vẫn được gọi là Điếu Cày. 

Sau khi hình ảnh Điếu Cày ngồi cạnh Obama được tung lên mạng với rất nhiều lời “chúc mừng” thì việc VTV đưa cảnh này lên một bản tin của Đài dấy lên nhiều dư luận trái chiều.

Người thì cho rằng VTV đang “thử phản ứng” của dư luận khi đưa tin về một người được coi là bất_đồng_chính_kiến đang ngồi cạnh Obama.

Người cho rằng biên tập viên VTV đã quá bất cẩn khi không duyệt kỹ và để lọt hình ảnh này lên sóng Đài cuốc gia.

Trở lại câu chuyện ban đầu. Có nhẽ đến bây giờ, các BTV và người duyệt bản tin cũng còn chửa biết Điếu Cày là ai trong thời đại hút tẩu và cigar mới là sang chảnh. Chỉ khi mạng xã hội đẩy câu chuyện này lên thì nhiều người hẳn sẽ sững sờ lắm.

Ai bảo không chơi mạng. Hình ảnh Điếu Cày với Obama đã được “chúc mừng” từ mấy hôm nay rồi mà!

P/s: Tiếp tục ngồi hóng!

P/s 2: Ảnh chụp màn hình clip đăng tải trên Youtube.

ĐBQH Hoàng Hữu Phước nói về "Hội chứng Hoàng Sa"

Phàm khi nói về bất kỳ chứng bịnh nào mang đầy đủ 4 đặc tính của (a) thoát thai từ sai lầm chủ động hay thụ động, (b) lệch lạc tâm lý trực tiếp hay gián tiếp, (c) có những triệu chứng bịnh lý rối loạn sinh lý và tâm thần, và (d) chưa có thuốc chữa đông y hoặc tây y, thì người ta hay dùng từ syndrome tức “hội chứng”, và trong nhiều cách đặt tên cho cả ngàn syndrome mà con người đang gánh chịu thì có cả cách theo công thức “địa danh + syndrome” chẳng hạn như Hội Chứng Chiến Tranh Vùng Vịnh, Hội Chứng Stockholm, Hội Chứng Jerusalem, Hội Chứng Paris, Hội Chứng Lima, v.v. Ngoài ra, từ syndrome còn được dùng ngay cả cho cách ví von như Hội Chứng Việt Nam chẳng có triệu chứng bịnh lý nào ngoài niềm tin Việt Nam đang và sẽ đe dọa sự tồn tại của quyền lực Hoa Kỳ cũng như của đất nước Thái Lan, và do đó có thể nói từ syndrome được dùng cho một thời sự nóng hổi hoặc sục sôi hoặc hâm hấp mà người bị hội chứng này là phía bại trận đầy sợ hãi, mang dấu ấn tác động bầy đàn hoặc dính chùm. Hiện nay Việt Nam vừa đóng góp thêm cho bề dày giải nghĩa của từ “hội chứng” khi hội chứng còn mang đặc điểm tinh khôn, tinh ranh, tỉnh táo, tỉnh bơ, và biết kiếm chác, qua cái gọi là Hội Chứng Hải Chiến Hoàng Sa.

Khởi đầu cho sự xuất hiện của Hội Chứng Hải Chiến Hoàng Sa là các tờ báo có thu nhận bọn hai mang bắt đầu dựa hơi sự càn quấy của Tàu ở Biển Đông để trây trét lên mặt báo những bài viết về Hải Chiến Hoàng Sa, trong đó những người thuộc lực lượng hải quân Việt Nam Cộng Hòa có tham gia trận “hải chiến”, có bị thương, có bị Tàu bắt làm tù binh, hoặc có tử trận, đều được ngợi ca như những anh hùng chống giặc ngoại xâm, giữ gìn biển đảo. Dần dần, sự lở lói lan dần thành sự công khai nơi công chúng bị kích động với niềm tin thơ ngây rằng báo là báo của Đảng, và báo nói tức Đảng nói, nên hàng hàng lớp lớp từ thường dân đến quan chức ít học lịch sử thi nhau đăng đàn nói về Hải Chiến Hoàng Sa và đòi công nhận những binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa tử trận trong “hải chiến” là anh hùng liệt sĩ. Và cực điểm của sự suy dồi là một bầy đàn của những kẻ có tì vết hư hỏng hư đốn huy động tiền để lo ngôi nhà mới cho gia đình một vị nguyên sĩ quan hải quân Việt Nam Cộng Hòa, rồi kêu gọi kiều bào hải ngoại gởi tiền về cho nhóm để nhóm thực hiện việc “đền ơn đáp nghĩa” những “anh hùng liệt sĩ” ấy. Đúng là bài bản dở hơi của bọn man di chống Cộng.

Mọi người dân có học thức và có cái đầu vững vàng mà giặc Tàu khiếp đảm kinh hồn làm giặc Tàu sẽ chiến bại hoàn toàn, đều rõ rằng binh sĩ luôn “bảo vệ đất nước” và “chống giặc”. Chính vì vậy, binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa trong các lực lượng Hải-Lục-Không quân theo lịnh của Tổng Thống chống “giặc” đến từ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa hoặc đến từ bất kỳ đâu. Hải quân Việt Nam Cộng Hòa trấn giữ Biển Đông đã đánh diệt các ghe thuyền chở vũ khí đạn dược của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cung ứng cho Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Bao người đã thành liệt sĩ cùng với những ghe thuyền bị trúng đạn pháo tiêu diệt của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa. Còn khi Tàu tấn công Hoàng Sa, nên nhớ đây không là Châu Âu thời xửa thời xưa với các chiến trận như Allia, Philippi, Milvian, Alesia, Pharsalus, Munda, Teutoburg, Adrianople, hay Chalons, khi hai đoàn quân đối đầu nhau dàn hàng ngang, với các chiến binh hiên ngang đứng thẳng lưng bắn vào đối phương theo hiệu lệnh mà chiến thắng luôn thuộc về phía nào có số quân lính còn đứng nhiều hơn. Do đó khi bất thình lình tấn công Hoàng Sa hay các hải đội của Việt Nam Cộng Hòa, Tàu đã gây sát thương cho nhiều binh lính Việt Nam Cộng Hòa trong những loạt đạn đầu tiên, và đó không phải là “Hải Chiến” do không có sự chiến đấu. Còn khi đã hoàn hồn để triển khai hỏa pháo chống trả, cuộc “hải chiến” mới bắt đầu. Việt Nam Cộng Hòa ắt đã tôn vinh những binh sĩ của họ, những người đã hy sinh trong khi thi hành nhiệm vụ ngăn chặn “giặc” xâm nhập từ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và “giặc” được Mỹ bật đèn xanh cho phép tấn công phủ đầu đánh tan tác các chiến hạm của Việt Nam Cộng Hòa để chiếm đóng Hoàng Sa. Thật là vô duyên, vô đạo đức, vô nhân đạo, và vô lý khi vác loa kêu gào kiến nghị phong anh hùng liệt sĩ cho những người lính của Việt Nam Cộng Hòa.

Binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa bắn vài phát súng vào chiến hạm Tàu, sau đó bị thảm bại phải bỏ chạy, dâng luôn Hoàng Sa vào tay “giặc”. Thế mà bọn lếu láo nào nay dám kêu gào đòi công nhận “anh hùng” cho những kẻ chiến bại?

Thế còn khi Giặc Miên Mọi Rợ mà người ta hay gọi khéo là “phe Pol Pot” hoặc “Khmer Đỏ” (trong khi vẫn nói “Trung Quốc tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc”, chứ đâu có gọi là “phe Đặng Tiểu Binh” hay “Trung Nam Hải”) tấn công chiếm giữ Đảo Phú Quốc tháng 5-1975, những chiến sĩ Việt Nam hy sinh giữ đảo thành công, có được cái nhóm hiện đang vác loa cung kính vái lạy như những “anh hùng” và đóng góp tiền xây sửa nhà cho con cháu của các chiến sĩ ấy? Hay chúng cho rằng đó là việc của Chính phủ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, còn họ là chăm lo cho những người ít ỏi thuộc nhóm Hải Chiến Hoàng Sa mà trước hết họ phải dán cho bằng được cái nhãn mác “anh hùng” để từ đó suy ra những “đồng đội” của các anh hùng này trong binh chủng không quân (đã bao lần oanh tạc tan nát nhiều tỉnh Miền Bắc) và các binh chủng bộ binh khác của Việt Nam Cộng Hòa cũng là anh hùng tương tự, những người đã luôn xử tội tù binh cộng sản bằng cách man rợ nhất[1],và dần dần đẩy tất cả quân đội Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam xuống hàng “giặc xâm lược”?

Thế còn khi Giặc Miên Mọi Rợ mà người ta hay gọi khéo là “phe Pol Pot” hoặc “Khmer Đỏ” tấn công các tỉnh ở vùng biên giới Tây Nam năm 1977, tàn sát dân lành vô tội, hãm hiếp hàng ngàn phụ nữ Việt trước khi chặt đầu, đến nay chỉ mới Nhà Mồ Ba Chúc gần Thị trấn Tri Tôn thôi đã lưu núi đầu lâu 1.159 bộ hài cốt của 3.157 người dân bị thảm sát, thì những chiến sĩ đã hy sinh khi chống lại giặc xâm lược, giữ toàn vẹn lãnh thổ phía Nam và ngăn chặn quy mô lớn hơn của cuộc tắm máu, có được cái nhóm hiện đang vác loa cung kính vái lạy như những “anh hùng” và đóng góp tiền xây sửa nhà cho con cháu của các chiến sĩ ấy? Hay chúng cho rằng đó là việc của Chính phủ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, còn họ là chăm lo cho những người ít ỏi thuộc nhóm Hải Chiến Hoàng Sa mà trước hết họ phải dán cho bằng được cái nhãn mác “anh hùng” để từ đó suy ra những “đồng đội” của các anh hùng này trong binh chủng không quân (đã bao lần oanh tạc tan nát nhiều tỉnh Miền Bắc) và các binh chủng bộ binh khác của Việt Nam Cộng Hòa cũng là anh hùng tương tự, những người đã luôn xử tội tù binh cộng sản bằng cách man rợ nhất[1], và dần dần đẩy tất cả quân đội Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam xuống hàng “giặc xâm lược”?

Và thế khi Giặc Tàu Mọi Rợ mà người ta hay gọi khéo là “Trung Quốc” bất ngờ xua hơn 600.000 quân tràn ngập tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc năm 1979 tàn sát hơn 10.000 dân lành vô tội, hãm hiếp bao phụ nữ Việt trước khi sát hại, và trong trận chiến không cân sức này, rất nhiều chiến sĩ trong số 70.000 quân của Việt Nam đã anh dũng hy sinh, cuối cùng giữ được lãnh thổ phía Bắc và ngăn chặn quy mô lớn hơn của cuộc tắm máu, có được cái nhóm hiện đang vác loa cung kính vái lạy như những “anh hùng” và đóng góp tiền xây sửa nhà cho con cháu của các chiến sĩ ấy? Hay chúng cho rằng đó là việc của Chính phủ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, còn họ là chăm lo cho những người ít ỏi thuộc nhóm Hải Chiến Hoàng Sa mà trước hết họ phải dán cho bằng được cái nhãn mác “anh hùng” để từ đó suy ra những “đồng đội” của các anh hùng này trong binh chủng không quân (đã bao lần oanh tạc tan nát nhiều tỉnh Miền Bắc) và các binh chủng bộ binh khác của Việt Nam Cộng Hòa cũng là anh hùng tương tự, những người đã luôn xử tội tù binh cộng sản bằng cách man rợ nhất[1]. và dần dần đẩy tất cả quân đội Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam xuống hàng “giặc xâm lược”?

Trong buổi tiếp xúc cử tri sau kỳ họp 7, Quốc hội Khóa XIII, có một cử tri tự xưng là “cựu chiến binh” đã ngây thơ phát biểu yêu cầu phong “anh hùng” cho những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh trong cái gọi là Hải Chiến Hoàng Sa ấy.
{Chi tiết: 
}
Khi buổi tiếp xúc kết thúc, tôi có trả lời phỏng vấn của Phố Bolsa TV (Hoa Kỳ) và đối với câu hỏi về sự việc kiến nghị bất ngờ của vị cử tri ấy, do không thể nào nói rằng vị cử tri cựu chiến binh ấy đã sai, tôi có nói nhẹ nhàng hai ý rằng (a) sẽ là một sự bất công nếu hiện có hàng vạn gia đình vẫn còn khắc khoải chưa biết và sẽ chẳng thể biết được về tông tích của người thân của họ, những chiến sĩ đã hy sinh mà không còn để lại đến một lóng xương làm vết tích, mà lại bàn đến việc phong anh hùng cho những người lính của Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ Hoàng Sa, và cứ xem như sự quan tâm nghĩ rằng họ là những anh hùng cũng là điều an ủi lớn lao rồi; và (b) những quy định quy trình không những ở Việt Nam mà tại tất cả các quốc gia trên thế giới đều rất phức tạp, đòi hỏi những hồ sơ chi tiết xác minh cụ thể và chính xác, cũng như những nhân chứng, và theo những thang bậc đánh giá, phải đến đâu mới được phong gì và hưởng chế độ ra sao.

Đã là “cựu chiến binh” mà không rõ quy trình quy định quy chuẩn của quân đội Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ư? Thật là một điều tệ hơn cả sự sỉ nhục trước anh linh các anh hùng liệt sĩ của cách mạng Việt Nam.

Vào cuối những năm 80 của thế kỷ trước, tôi có nói với vài em sinh viên học trò của tôi khi các em trở thành những người đầu tiên được cho phép ra đi đoàn tụ gia đình tại Mỹ, rằng nếu không thành công trong việc học ở Mỹ, các em nên lập các tổ chức từ thiện để các em vừa sống nhàn hạ đế vương suốt đời, vừa có cơ hội giúp người nghèo các nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam mà tôi mong các em đừng bao giờ quên lãng. Nay thấy bọn người ngợm vác loa kia đang kêu gọi kiều bào đóng góp vào tài khoản của chúng, tôi chợt nhớ đến lời khuyên năm xửa năm xưa của tôi dành cho học trò.

Hỡi đồng bào Việt Nam, đừng bao giờ quên hàng ngàn hàng vạn người đã hy sinh anh dũng tại biên giới phía Bắc, phía Tây, vì đó là đạo lý cao trọng cao thượng cao đẹp duy nhất của người Việt.

Có giữ được cái đạo lý cao trọng cao thượng cao đẹp duy nhất của người Việt ấy, chúng ta mới có thể nung nấu, duy trì, tăng cường được tinh thần chống giặc ngoại xâm dũng mãnh, hiệu quả, và thắng lợi vẻ vang đầy vinh dự tự hào từ phía Đông nơi những chiến sĩ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đang ngày đêm dõi mắt trực chiến để tiêu diệt quân thù trong những trận “hải chiến” cho một kỳ tích “Điện Biên Phủ trên biển” siêu tuyệt.

Chân lý do chính chúng ta quyết định. Và tất nhiên, chân lý luôn phải ở trong tay chúng ta, những người Việt đoan chính, tinh khôn, và cả quyết.

Chân lý luôn do những người chân chính bảo vệ, những người có sức mạnh dẫm đạp dìm đầu bọn ngụy quân tử xuống đáy bùn nhơ.

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế
Chi tiết về "Hải chiến Hoàng Sa", xin mời download ebook "Hoàng Sa 1974: Kim giấu trong bọc" dưới đây:
1. Bản PDF:
2. Bản Epub:
3. Bản PRC:

Posted by Dư Luận Viên

THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU VĂN HÓA VIỆT NAM THỜI GIAN QUA


Mạng Văn hóa Nghệ An vừa giới thiệu bài trao đổi với chúng tôi về công tác nghiên cứu hiện nay.

http://vanhoanghean.com.vn/…/nghien-cuu-van-hoa-tu-goc-nhin…

Đối tượng nói tới trong bài đó, là cả hai mảng nghiên cứu văn học và nghiên cứu văn hóa, vì thế không mảng nào thật kỹ. Chúng tôi dự định tách bài phỏng vấn đó ra làm hai và viết lại mỗi phần,khi nào xong sẽ đưa lên mạng một thể.

Riêng về văn hóa, từ 2-10-2009, trên blog này chúng tôi đã có bài viết mang tên: Tìm hiểu thực trạng công tác nghiên cứu văn hóa VN hiện thời và một đề xuất cụ thể. Dưới đây xin giới thiệu lại.

Xã hội Việt Nam đang trong một quá trình phát triển tự phát mà thiếu vai trò hướng dẫn của trí tuệ, của nghiên cứu khoa học. 

Quá trình hiện đại hóa đã được khởi động từ đầu thế kỷ XX, nhưng lúc đó đất nước đang còn là một xứ thuộc địa, cộng đồng chưa trải qua một cuộc tự nhận thức thực sự mà mọi dân tộc bước vào thời hiện đại phải trải qua ( so với Trung quốc, chúng ta chưa có một phong trào có tính chất bước ngoặt như cỡ Ngũ tứ vận động 1919). Tiếp sau giai đoạn chiến tranh nặng nề, đến giai đoạn hiện nay, chúng ta chỉ lo đuổi kịp thế giới bằng mọi giá, nhiều vấn đề chiến lược không được đặt ra, đúng hơn chỉ đặt ra chiếu lệ. 

Thiếu sót đến ngay từ quan niệm 

1/ Trong cuộc vận động tiến tới Cách mạng tháng Tám, một trong những thành viên của mặt trận Việt Minh là Hội văn hóa cứu quốc. Tới 1948, còn có Đại hội văn hóa toàn quốc. Nhưng sau đó, Hội văn hóa bị giải thể thay vào đấy là những hội văn nghệ, hội sử, các hội khoa học kỹ thuật … Từng hội hoạt động rời rẽ riêng biệt. Con người nhà văn hóa trong các trí thức bị đẩy lùi xuống, thay vào đấy là vai trò người chiến sĩ.

Thay cho văn hóa chỉ thấy nhấn mạnh tư tưởng (là phương diện mà người Việt vốn yếu nhất và hầu như là đi vay mượn từ nước ngoài) 

Văn hóa là tất cả cái phần làm nên giá trị của một dân tộc. Nghĩa của văn hóa rất rộng. Văn hóa là cái cách sống cách quan hệ với thiên nhiên, cách làm ăn sinh sống ( văn hóa nông nghiệp, văn hóa cư trú …); là các hoạt động tinh thần ( văn hóa tôn giáo, văn hóa dạy dỗ giáo dục con người ). Lại có văn hóa quyền lực, văn hóa hành chính, văn hóa quan hệ đối ngoại. Có văn hóa ý thức ; có văn hóa thể chế ; có văn hóa vật chất. Văn hóa bao trùm lên cả kinh tế chính trị pháp luật … Nhưng một cách hiểu như thế hiện không thông dụng.

Trong thực tế, cách hiểu về văn hóa ở ta hiện triển khai theo hai hướng: 

Một là đẩy nó lên thành một cái gì trừu tượng, và mọi người kính nhi viễn chi, bằng lòng với những ý niệm chung chung. 

Hai là thu hẹp văn hóa trong các hoạt động tâm linh, chủ yếu là phần sáng tác thơ văn và một ít thành tựu nghệ thuật như sân khấu âm nhạc, các phong tục, các lễ hội. Thực tế là nhiều khi văn hóa bị hạ xuống một thứ “ cờ đèn kèn trống”, nặng về vai trò tô điểm cho một đời sống nặng nề và không thấy triển vọng thay đổi. 

Có thể nói do chúng ta không hiểu văn hóa, mà việc nghiên cứu văn hóa đân tộc bị hạn chế và nhiều mặt để ngỏ . 

2/ Trong khi được hình dung một cách trừu tượng chung chung, đồng thời văn hóa được quan niệm như một cái gì nhất thành bất biến. Lịch sử phát triển của nó không được chú trọng, không cần tìm hiểu. 

Quá trình văn hóa Việt Nam trở thành một cái gì đơn điệu, trở đi trở lại, tẻ nhạt.

Con người ở ta bị tách rời ra thành một cái gì chơi vơi không chằng không rễ, không thấy mình có những mối liên hệ với thời gian và không gian (theo nghĩa rộng của những từ này) . Trong khi luôn miệng nói phải nhớ tới quá khứ, thì chúng ta lại thiêng liêng hóa nó một cách vụng về, làm cho nó –quá khứ-- mất đi ý nghĩ lẽ ra phải có.

Lịch sử dân tộc rút lại chỉ là lịch sử chính trị, quân sự -- lịch sử cứu nước giành lại đất nước – mà không phải lịch sử dựng nước, tức là lịch sử hình thành cá nhân và tổ chức xã hội, lịch sử văn hóa. 

Văn hóa dân tộc rút lại với nhiều người chỉ còn là cái gì mơ hồ, việc nghiên cứu quy về những lời ca tụng chung chung, sáo rỗng, không thuyết phục được ai. Đây cũng là một biểu hiện khác của việc không hiểu thế nào là văn hóa, không thấy sự chi phối của nó với đời sống . 

3/ Một căn bệnh nặng nề khác của hoạt động nghiên cứu văn hóa vài chục năm gần đây, khiến nó dừng lại ở trình độ thô sơ: tính vụ lợi. 

Tính vụ lợi có nghĩa là chỉ xem cái gì có lợi trước mắt thì làm, dù là về lâu dài nó có hại cũng mặc kệ. Nó là con đẻ của tình trạng khó khăn kéo dài, khiến cho người ta chỉ biết tới một tầm nhìn hạn hẹp. Chưa nghiên cứu đã khai thác. Việc vận dụng “ lấy xưa phục vụ hôm nay’’ được làm quá thô thiển. 

Đã có lúc chúng ta đã đặt chân tới cách hiểu đúng nhưng rồi lại từ bỏ. Chúng ta thường xuyên lấy điều mà ta mong muốn thay cho sự thực.

Đây là một đoạn quan trọng trong bản báo cáo Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam mà nhà mác – xít Trường Chinh trình bày tại Đại hội văn hóa toàn quốc 1948: 
Ông cha ta, hàng chục thế kỷ, học Tàu viết Tàu, nghĩ theo cách Tàu;
pháp luật mô phỏng Tàu;
học triết học Tàu;
theo lễ giáo Tàu, về tín ngưỡng theo cả Tàu và Ấn;
khoa học độc lập không tiến;
nghệ thuật âm nhạc kém phát triển;
lối ăn mặc ở hủ lậu bảo thủ thiếu khoa học.
Nói theo cách nói hiện nay, Trường Chinh đã nhấn rất rõ và rất chính xác trình độ non yếu và chất vay mượn phụ thuộc”second hand” của văn hóa ta.

Nhưng những nhận định như thế, nay bị bỏ qua.

Đoạn trích nói trên là dẫn theo phần Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam in trong Kỷ yếu Đại hội văn hóa toàn quốc 1948, bản in trên rừng, phải dùng giấy bản. 

Trong các lần xuất bản về sau, cái ý tưởng sáng suốt này bị làm nhẹ đi, lảng tránh, coi là ngẫu nhiên không quan trọng. 

Trong các tài liệu chính thức, kể cả trong các nhà trường, chỉ thấy nhấn mạnh điều ngược lại rằng “nước ta có một nền văn hóa phát triển rực rỡ độc lập không kém gì bất cứ nước nào“ và công thức này được nói đi nói lại, không cho phép ai dám sai trệch; nó ràng buộc mà không mở đường cho sự suy nghĩ tiếp. 

Hoạt động nghiên cứu văn hóa lê lết trong một tình trạng trì trệ . 

4/ Trong quá trình phát triển, quan hệ của Việt Nam với thế giới nói chung cụ thể là quan hệ với khu vực có nhiều khía cạnh không bình thường. Khi nói về mình, chúng ta không đặt mình vào sự phát triển của thế giới. Sự hiểu biêt của chúng ta về các dân tộc khác suốt trường kỳ lịch sử quá đơn sơ và bị thành kiến nhiều đời chi phối.

Mối quan hệ văn hóa nước ngoài vốn có một vai trò quan trọng sống còn với mọi quốc gia, nhưng ở ta do tình trạng chống ngoại xâm liên miên, nên vấn đề tiếp nhận bị gán cho nhiều tội lỗi. Trong chiến tranh tình trạng này có cái lý của nó. Song nó cứ thế kéo dài mãi. Cho đến trước hội nhập, xu thế chi phối trên phạm vi vĩ mô là một xu thế tự cô lập và đến nay trong thực tế lúc nào cũng bảo nhau hòa nhập mà không hòa tan. Thực tế là vấn đề hội nhập văn hóa không được xử lý thích đáng.

Trong thực tế, xảy ra tình trạng lưỡng phân. Một mặt, ta cứ học đòi bắt chước, tiếp nhận không thiếu thứ gì. Mặt khác, nhìn chung lại thì vẫn là làm ăn luộm thuộm không đâu vào đâu, cái hay không tiếp nhận mà nhiều khi lại mang về cái dở. 

Điều này là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tới kết quả tai hại là hạn chế luôn việc hình thành nên một cái nhìn chính xác về dân tộc. Dân ta thường cho rằng người ngoài ta không hiểu ta, chỉ ta mới hiểu ta ( thậm chí có người cho rằng không phải người Việt thì không sao hiểu được người Việt văn hóa Việt ) 

Việc thiếu một phương pháp luận đúng đắn, ở đây là thiếu điểm nhìn đúng, khiến cho nghiên cứu văn hóa không đạt tới trình độ khoa học cần thiết. 

5/ Khoảng những năm ba mươi của thế kỷ XX, đã có cuộc thảo luận về Quốc học, nhưng rồi cũng chẳng đi đến đâu. Lý do là vì tự ta cũng thấy văn hóa của chúng ta yếu nhất là phần học thuật .

Từ hồi đặt vấn đề hội nhập, nhân tố văn hóa có được nói tới nhiều. Song nó chỉ được quan niệm như một cái gì khiến chúng ta khác người. Vì mục đích thiển cận nào đó ( chẳng hạn để kêu gọi du lịch ), tính độc đáo bị tô vẽ quá đáng. 

Khi nghiên cứu văn hóa mang nặng tính cách vụ lợi, nó đã phát triển theo những phương hướng cổ lỗ và sai lệch như vậy. 

Nhiều người nước ngoài cũng biết điều đó. Tại Hội thảo quốc tế về Việt nam học lần II (2004), Oscar Salemink, bộ môn Nhân học Xã hội, ĐH Tự do Amsterdam (Hà Lan) cũng phải kêu lên đại ý : Nhiều người Việt Nam luôn luôn nói văn hoá Việt Nam khác với văn hoá các nước khác. Nhưng nếu nghiên cứu kỹ, so sánh với văn hoá các nước khác thì có rất nhiều biểu hiện giống nhau. Trước những nhận xét như thế thông thường là ta lảng tránh.

Sự hạn chế trong tiếp cận và so sánh, đã không giúp ta hiểu ta tốt hơn.

Những khó khăn đã đến với người nghiên cứu văn hóa Việt Nam ở trong nước hiện nay 

Theo chúng tôi, khó khăn lớn nhất của việc nghiên cứu về VN hôm nay là chúng ta xuất phát từ một quan niệm thiển cận về văn hóa như trên vừa trình bày. Những lý luận mới mẻ và đầy sức thuyết phục về văn hóa, từ lâu đã hình thành ở các nước phương Tây, nay được giới thiệu kỹ càng rộng rãi ở Nga và Trung Hoa lục địa, thì ở xứ ta vẫn còn xa lạ.

Với sự thiển cận kéo quá dài, các khó khăn càng chồng chất. 

Một đặc điểm cũa xã hội VN là cái gì cũng có, nhưng cái gì cũng không đạt chuẩn mực. Chúng ta không có thành thị tuy qúa trình đô thị hóa đang diễn ra ồ ạt, bừa bãi. Chúng ta không có các trường đại học theo đúng chuẩn mực quốc tế -- và không biết bao giờ có nổi, trong khi đại học đang được mở ra đại trà. 

Hoạt động nghiên cứu văn hóa cũng vậy. 

Trong khi văn hóa Việt Nam rất được đề cao, thì các thiết chế nghiên cứu lại chưa hình thành . 

Về mặt phương pháp, văn hóa dân tộc chưa được nghiên cứu như một thực thể thống nhất mà bị chia nhỏ cắt khúc ra thành nhiều mảng rời rạc. 

Nếu biết rằng đây cũng là tình trạng thấy ở khoa học xã hội Nga thời xô viết và ở Trung Hoa đại lục từ 1976 trở về trước, thì người ta có thể yên tâm rằng tình hình không thể khác được. 

Chính những người phương Tây – xin được nói thẳng như vậy -- lại đi đầu trong việc nghiên cứu VN như một toàn bộ. Thuật ngữ Việt Nam học được du nhập từ nước ngoài vào. Cho tới những năm tám nươi của thế kỷ XX, thuật ngữ này vẫn không được công nhận. 

Gần đây tình hình thay đổi, giới khoa học xã hội trong nước muốn làm nhưng lại không có người biết nghiên cứu.

“Các nhà Việt Nam học “nội địa thường chỉ được hiểu là các nhà nghiên cứu từng ngành riêng rẽ được gộp lại theo phép cộng đơn giản.

Đã có các cuộc Hội thảo quốc tế về VN học (1998 và 2004 11-2008), nhưng từ đây, lại thấy nổi bật lên một hiện trạng đáng xấu hổ:
 
Trong hoạt động nghiên cứu cụ thể, các nhà khoa học nước ngoài làm tốt hơn người trong nước. Sự hơn này là ở mọi mặt. Họ cần cù. Họ có công cụ tốt. Nhiều người Nhật người Mỹ nghiên cứu Việt Nam đọc được cả các văn bản bằng chữ Hán cổ (là điều càng ngày càng ít nhà nghiên cứu VN làm nổi) . 

Họ làm công tác nghiên cứu với tinh thần khoa học thực sự chứ không biến đây thành công tác tư tưởng. Họ không bị ràng buộc bởi những cấm kỵ.

Trong lúc chúng ta quen nói về tình trạng thống nhất thì họ nói về những vùng văn hóa khác nhau tồn tại lặng lẽ trong lịch sử. 

Trong lúc chúng ta chỉ thích nhấn mạnh sự độc lập với Trung Hoa cổ thì họ vạch rõ chúng ta đã học đòi và dễ dãi với mọi sự bắt chước xoàng xĩnh. 

Với một thứ chữ nôm mà chúng ta tự hào, có nhà khoa học Nhật đã gọi là một thứ bánh vẽ, việc sử dụng có nhiều bất tiện. 

Điều đáng tiếc là những công trình nghiên cứu này không được giới thiệu đầy đủ vào Việt Nam. Trong những trường hợp may mắn đươc giới thiệu thì theo lối cắt xén và tìm mọi cách hạn chế tầm tác dụng. Thường chúng bị giam lại trong những cuốn sách in với số lượng hạn chế mà không có được khả năng thâm nhập mạnh mẽ vào xã hội để thúc đẩy một sự đồng cảm và đi tiếp . 

Một việc có thể làm ngay 

Đời sống tinh thần của xã hội đang có nhiều diễn biến phức tạp mà người ta chỉ có thể hiểu được và gỡ rối được nếu trở lại với cả quá khứ của dân tộc. Nói như B. Russel “ Đọc sử để biết những ngu xuẩn của quá khứ, nhờ thế người ta có thể chịu đựng tốt hơn những ngu xuẩn của hiện tại “ ( sử học nói ở đây hàm nghĩa là việc nghiên cứu văn hóa nói chung). 

Gần đây đã có bạn trẻ thắc mắc vì sao sinh viên nước ngoài đến VN thì được học những khóa trình về văn hóa VN, mà sinh viên VN thì không. 

Nhưng chúng ta vẫn chưa sẵn sàng cho việc này. Tự nhận thức chưa trở thành một nhu cầu của xã hội. Người biết nghiên cứu và có khả năng nghiên cứu không có. Trình độ của ngành khoa học xã hội trong nước quá thấp và không dễ gì thay đổi. 

Thậm chí không ai dám tin là sắp tới có một cơ chế nghiên cứu thích hợp tương xứng phần nào với đòi hỏi của tình hình. 

Đã có lúc chúng tôi đi tới ý nghĩ là phải “ quốc tế hóa “ công việc tức là dựa chủ yếu vào thành tựu của giới nghiên cứu nước ngoài. Song lại cũng biết ngay là điều này đi ngược với thói quen suy nghĩ của người đương thời và chắc chắn là chưa thể làm được trong thời gian tới. 

Trước mắt chỉ xin có một đề nghị cụ thể, là cần lập ra những trung tâm thông tin tư liệu về Việt Nam học( tối thiểu là một, càng có nhiều càng tốt).

Các trung tâm này có nhiệm vụ thu thập tất cả những gì người trong nước và nước ngoài đã viết về con người và xã hội Việt Nam, văn hóa Việt Nam.

Có một phần là nguồn từ sách báo người Việt viết ở Sài Gòn trước 1975 và các trí thức đang sống ở hải ngoại.

Phần khác bao gồm từ thư tịch cổ của người Trung Hoa, sổ tay nhật ký của các nhà buôn các giáo sĩ phương Tây đến Việt Nam các thế kỷ trước, sách báo viết về Đông dương của người Pháp (kể cả các viên chức hành chính cấp cao, những “ thực dân cáo già “ như chúng ta vẫn nói) cho tới các công trình nghiên cứu đang hàng ngày hàng giờ xuất hiện trong các trường đại học ở Mỹ và Nhật, Úc và Hà Lan.

Thu thập các tài liệu đã có cập nhật hóa nó bằng cách đưa lên mạng … việc này đòi hỏi nhiều công phu, nhưng vẫn là dễ làm nhất và nên được xem là cú hích mở đầu cho một quá trình tự nhận thức mà nếu không tiến tới một cao trào thì xã hội Việt Nam không bao giờ tạo ra được một bước ngoặt trong sự phát triển.

Nguồn: Vương Trí Nhàn