Thứ Năm, 14 tháng 9, 2017

HIẾN MÁU - TỪ THIỆN VÀ VĂN MINH Ở ĐÓ, CHỨ ĐÂU XA ?

Về hiến máu.

Máu là một mô lỏng, lưu thông trong hệ thống tuần hoàn của cơ thể với rất nhiều chức năng mang tính tồn vong. Dân gian có câu “tao chơi khô máu với mày”, “khô máu” nghĩa là chết - đủ hiểu sự quan trọng của máu là cỡ nào.

Có muôn vàn lý do để cơ thể khô máu (do tai nạn, do phẫu thuật, vân vân và mây mây) vì vậy lượng máu dự phòng ở các bệnh viện luôn thiếu.

Các nhà khoa học trên toàn thế giới vẫn đang hàng ngày cân não tìm ra một chất có thể thay thế được máu tự nhiên tuy nhiên kết quả vẫn chỉ hết sức khiêm tốn. Máu tự nhiên vẫn là lựa chọn phổ biến cho đến nay trong điều trị thiếu hụt máu.

Máu dự trữ ở đâu ra? Đó là từ Người bán máu và Người hiến máu. Hôm nay, tôi nói về Hiến máu

Dân Giùn trong mỗi lần đối thoại các vấn đề liên quan đến lợi ích, hay bắt đầu bằng chữ “Ngu gì”? Bánh mì từ thiện ngu gì không lấy vài chục ổ? Ngu gì không chen ngang khi sắp hàng tính tiền trong siêu thị?

Và trong lĩnh vực này, đồng bào luôn than vãn “Ngu gì hiến máu khi bọn bác sĩ lấy máu nhân cmn đạo của mình đi bán với giá cao cho bệnh nhân”… Hỡi ôi oan nghiệt.

Là một người nghiên cứu chuyên sâu về kinh tế, Anh Ba phán luôn như thường lệ: Hiến máu (Blood Donation) không phải là hoạt động kinh tế đơn thuần – vì vậy đã vác đít đi hiến máu thì đừng bàn chuyện lãi hay lỗ ở đây?

Khi ra khỏi cơ thể, bọn rút máu sẽ đem máu của đồng bào đi đâu?

Đầu tiên, thật buồn phải thông báo cho đồng bào rằng không phải tất cả máu được hút ra từ cơ thể vàng ngọc của đồng bào đều được sử dụng để bơm vào người khác. Các bước cụ thể mà giọt máu ân tình phải đi qua là sàng lọc, sản xuất, bảo quản và phân phối với mục đích lựa máu “sạch” đem đi sản xuất thành các sản phẩm khác nhau: Khối Hồng cầu, khối Tiểu cầu, khối Huyết tương và khối Bạch cầu để đảm bảo tiêu chí “người bệnh thiếu gì truyền nấy”, chứ không phải cứ thằng máu A là cầm bịch máu A bơm vào cho full giáp như trong game. Các sản phẩm máu sẽ được đưa vào bảo quản theo tiêu chuẩn đặc biệt chờ ngày sử dụng.

Đồng bào chìa tay hoan hỷ cho bác sĩ hút máu, sau đó đồng bào về up hình khoe facebook hoặc thầm lặng chẳng nói với ai thì đồng bào cũng đã thực hiện xong hạnh Bố thí - Đứng đầu các hạnh Ba-la-mật là hạnh bố thí, theo Phật giáo đó là thí “nội tài” là một cử chỉ hy sinh cao đẹp nhất mà chỉ những người giàu lòng từ bi, bác ái mới làm được. Máu đồng bào đã vào kho, còn lại là việc của các bác sĩ và chuyên viên đưa đến cho người dùng theo đúng quy trình khoa học.

Như tôi đã nói ở trên, giọt máu từ tay “đồng bào khỏe” chỉ mới là nguồn nguyên liệu bước đầu cho một quá trình chuyên môn hết sức nghiêm ngặt trước khi đến tới “đồng bào yếu” và quy trình này vô cùng tốn kém.

Thích chơi kinh tế đúng không? 

Anh Ba phán luôn: Toàn bộ quy trình nếu tính đúng khi mỗi đơn vị máu trải qua tất cả các công đoạn xử lý đến tay người bệnh có giá không dưới 2 triệu Giao Chỉ tệ. Tuy nhiên, hiện nay người bệnh chỉ phải trả 450 đến 810 nghìn Giao Chỉ tệ tùy vào nhu cầu. Thật ngạc nhiên rằng Nhà nước vẫn đang hàng ngày bù lỗ cho từng đơn vị máu được bán ra cho bênh nhân cần. Ý nghĩa của câu “một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại” nó nằm ở chỗ ấy. Số tiền bệnh nhân phải đóng là để duy trì cho chính giọt máu kia được “sống” qua bao nhiêu giai đoạn chứ không phải Bộ Y tế bán máu ăn lời, xin đồng bào minh xét.

Và cũng xin nói luôn loại hay chửi Bộ Y tế lại thường là loại chưa bao giờ hiến máu. Chúng cho rằng nhà nước đang “lợi dụng” người hiến máu, bọn ngu và nguy hiểm thì nhìn đâu cũng thấy âm mưu. Với trí tuệ giao động quanh miệng giếng và sự thù hận máu tươi tột độ, một ngày nào đó trong bàn ăn, chúng sẽ đập bàn và hét lên: “Sao Chính quyền lại cho phép bỏ máu vào tiết canh thế này”.

Hiến máu HOÀN TOÀN không gây ảnh hưởng đến sức khỏe! CẤM CÃI. Lượng máu đã hiến sẽ được cơ thể nhanh chóng tái tạo phục vụ cho quá trình tuần hoàn. Từ thiện là thấy ta đủ khoẻ mạnh để cứu giúp những người yếu hơn. Từ thiện là khi hiểu rằng máu của ta đang chảy vào cơ thể đồng loại cho họ thêm nhịp thở, nhịp đập của tim trong tương lai.

Dù răng ăn cơm có thịt hay cơm chay, dù rằng đầu thai ở Lũng Luông hay ở Oxford thì ai ai cũng có quyền hiến máu cứu đồng loại của mình. Từ thiện, văn minh là đó chứ đâu xa?

Nguồn ở đây

BÁC SỸ THÌ KHÔNG ĐƯỢC PHÉP MỆT MỎI?


Xã hội giờ quá nhiều người dốt nát nhưng thích dạy bảo người ta về chuyên môn, đóng ít viện phí rồi tự coi mình như ông chủ hạch sách đủ thứ, vô văn hóa xông thẳng vào nơi người ta đang khám bệnh cộng thêm "cộng đồng mạng" toàn các nhà đạo đức học, chuyên gia học đủ mọi lĩnh vực sẵn sàng lên tiếng dạy đời, chửi bới, ném đá bất kể lý lẽ. Đám đông hung hãn này được tiếp sức bởi nhiều nhà báo kền kền thích bươi móc những thứ giật gân để câu view mà không cần suy nghĩ về tác hại nó tạo ra cho xã hội.

"Tôi đã từng khám cho hàng trăm bệnh nhân/ngày, từng mệt mỏi đến mức mất hết phản xạ giữ gìn hình ảnh cá nhân", một bác sĩ chia sẻ.

Bộ Y tế đã có yêu cầu xử lý nghiêm việc bác sĩ BV Mắt Trung ương gác chân lên ghế giải thích cho người nhà bệnh. Nhưng dưới góc độ một đồng nghiệp, một người dân, bác sĩ Trần Văn Phúc (BV Xanh-Pôn, Hà Nội) chia sẻ:

"Tôi đã xem đi xem lại đoạn clip. Tôi đã từng khám cho hàng trăm bệnh nhân/ngày, từng mệt mỏi đến mức mất hết phản xạ giữ gìn hình ảnh cá nhân.

Khi tôi đang là sinh viên năm thứ 3 đi trực ngoại ở Xanh-Pôn, phụ mổ cả ngày mệt quá, đêm muộn tôi nằm ngủ như chết. Một nữ sinh viên Y6 phụ mổ sau tôi, khi trở về phòng không có giường để nghỉ, cũng vì quá mệt mà chấp nhận tráo đầu đuôi, lấy cái chăn chèn vào giữa để nằm chung cái giường một với tôi.

Thời đó, một ai đó bên ngoài với chiếc điện thoại thông minh trên tay, có lẽ một bộ phim nóng đã được tạo ra trên Facebook.

Các bác sĩ không được phép mệt mỏi! Đó là lí do để bác sĩ dù đã kiệt sức nhưng vẫn phải cố nở nụ cười với người bệnh, cố nghe những lời chửi bới, cố nhẹ nhàng giải thích cho gia đình bệnh nhân hiểu.

Hành động co chân lên ghế của bác sĩ Minh cũng thế, có thể cảm thông với người phụ nữ chỉ còn 2 năm nữa sẽ nghỉ hưu".

Cá nhân nào cũng có quyền quay phim chụp ảnh bất cứ người nào khác ở nơi công cộng. BV cũng được coi là nơi công cộng. Tuy nhiên, các BV vẫn có thể ban hành những quy tắc liên quan đến tài sản và con người của họ, như việc cấm quay phim chụp ảnh.

Rõ ràng, trong câu chuyện ở BV Mắt Trung ương, cháu bé 8 tuổi đã được bác sĩ Minh khám xong. Bác sĩ đang khám tiếp cho cháu bé khác, nhưng hai người đàn ông vẫn xông vào gây sự.

Hành động ấy có thể coi là cố ý xâm phạm quyền riêng tư của một bệnh nhi khác đang được bác sĩ khám. Đó cũng là hành động cố ý xâm phạm quyền riêng tư của bác sĩ Minh, bởi việc quay clip bác sĩ Minh không hề hay biết.

Chưa kể, việc quay phim chụp ảnh với mục đích nào đó, với nội dung sai lệch mà không được sự đồng ý của bác sĩ.

Việc bác sĩ Minh gác chân lên ghế trong lúc người nhà bệnh nhân điều qua tiếng lại, chỉ là hành động có tính chất riêng tư. Đồng ý rằng đó là hành động không đẹp và không chuyên nghiệp, nó cần chấm dứt. Nhưng nó không vi phạm đạo đức và quy chuẩn ứng xử giao tiếp.

Người nhà bệnh nhân có thể hợp tác để nghe bác sĩ Minh giải thích thêm về tình trạng bệnh tật của con, có thể góp ý nhẹ nhàng với hành vi gác chân của bác sĩ, thay vì quay clip rồi phát tán trên mạng với mục đích tiêu cực, để sự việc bị đẩy đi quá xa, vượt khỏi tầm kiểm soát.

"Tôi đã từng khám cho hàng trăm bệnh nhân/ngày, từng mệt mỏi đến mức mất hết phản xạ giữ gìn hình ảnh cá nhân", một bác sĩ chia sẻ.Bộ Y tế đã có yêu cầu xử lý nghiêm việc bác sĩ BV Mắt Trung ương gác chân lên ghế giải thích cho người nhà bệnh. Nhưng dưới góc độ một đồng nghiệp, một người dân, bác sĩ Trần Văn Phúc (BV Xanh-Pôn, Hà Nội) chia sẻ:"Tôi đã xem đi xem lại đoạn clip. Tôi đã từng khám cho hàng trăm bệnh nhân/ngày, từng mệt mỏi đến mức mất hết phản xạ giữ gìn hình ảnh cá nhân....".

"Tôi đã từng khám cho hàng trăm bệnh nhân/ngày,…

Thứ Tư, 13 tháng 9, 2017

BÁC SĨ GÁC CHÂN LÊN GHẾ


Bác sĩ gác chân lên ghế...



***
Đọc báo về vụ này thấy buồn. Buồn bởi cả người chụp ảnh và người duyệt đăng bài viết về bác sĩ ở BV Mắt TƯ đã dùng cái tâm chấp kiến để soi mói bác sĩ.

Mình từng chứng kiến cảnh cảnh sĩ ở BV Đại học Y trệu trạo nhai bánh mì lúc 13h khi mới khám xong, rồi vội lên xe chạy đi hỗ trợ tuyến dưới.

Một bác sĩ khác ở BV K TƯ mổ liền tù tì từ sáng tới trưa nói: Anh xì trét lắm, rảnh thì đi uống rượu với anh cho đỡ căng thẳng.

Một bác sĩ ở Bệnh viện Bạch Mai kể, có những ca mổ kéo dài 10 tiếng, bác sĩ không dừng được nên chỉ tranh thủ nút hộp sữa trong khi mổ.

Có những bác sĩ cả ngày khám quần quật vì bệnh viện quá tải, tối vẫn phải trực cấp cứu...

Nhiều bác sĩ nói với mình, sợ nhất không phải là đứng mổ, trực cấp cứu hay điều trị mà là cảnh ngồi chai đít cả ngày ở phòng khám.

Ngồi một tư thế, khám liền tù tì, không còn thời gian đứng dậy nhúc nhích thì co hay duỗi chân lên ghế có gì mà phải nghiêm trọng hoá?

Không tin, hãy cứ ngồi 1 chỗ, 1 tư thế 3-4 tiếng liên tục xem...

Mình nghĩ, nếu bác sĩ chửi bệnh nhân, vòi vĩnh phong bì, tắc trách trong việc khám bệnh, kê đơn linh tinh... thì mới đáng lên án.

Còn nếu chỉ là tác phong, nếu người thực tâm, nhìn thấy tư thế ngồi khó coi, thì có thể nhẹ nhàng nhắc nhở. Mình tin là bác sĩ ấy sẽ sửa ngay lập tức.

Thôi thì, mình post lên đây 2 ảnh, 1 ảnh bác sĩ bị soi, một ảnh bác sĩ nằm bệt xuống sàn sau ca phẫu thuật... để bạn bè FB tự đánh giá...

LŨ BÚT MÁU

Bình Tân

LŨ BÚT MÁU

Ý kiến ngắn gọn, bệnh nhân mất dạy nhờ công tẩy não của kền. Cứ có đề tài liên quan tới anh em y tế là kền lao vào xỉa xói, mà toàn lỗi gì? Lỗi thái độ hách dịch. Lỗi tư thế mất lịch sự gác chân gác tay... Những dạng đề tài này luôn tạo sóng tmt. Dcm chúng mày lũ bút máu mất dạy.

Tao nói luôn, loại đi khám bệnh nhưng lúc nào cũng muốn thò mõm can thiệp chuyên môn bác sĩ là loại mất dạy, giỏi thế chúng mày tự khám cho nhau chứ vác nhau đi bác sĩ làm đéo. Con cái để cho mắt còn 0,5/ 10 thị lực mới đi bác sĩ chứng tỏ chúng mày quan tâm tới con cái tới đâu rồi, còn ra vẻ bức xúc cái con mẹ chúng mày. Tất cả những loại đi khám bệnh đều lăm lăm điện thoại quay/ chụp soi mói thái độ bác sĩ, chúng mày đều xứng đáng để thầy cúng chữa bệnh thôi đừng dắt nhau tới bệnh viện, nơi đéo phù hợp với chúng mày.

Một bác sĩ già cả ngày khám bệnh 1 tư thế, ngồi gác chân gác tay để thư giãn tại chỗ có sức hầu hạ lũ mất dạy mà bị đưa lên mặt báo soi, tôi thật sự thương chị.

VỤ BÁC SĨ GÁC CHÂN LÊN GHẾ: CÁI ĐÍCH NHẮM ĐẾN LÀ...BÀ BỘ TRƯỞNG?

Bình Tân

Không chỉ bà Tiến bị cư dân mạng đánh sml, giờ đến cả cấp dưới của bà Bộ trưởng cũng bị anh em kền kền thăm hỏi kỹ quá. 

Xin hỏi các nhà báo, vụ tư thế ngồi gác chân lên ghế có gì mà phải bỏ vào trong ngoặc kép thế ạ? 

Tiêu đề bài báo trên Dân Trí đây: Bác sĩ “gác chân lên ghế” thấy mình bị tổn thương!

Bác sĩ minh khẳng định và ngay cả khi xem clip, chúng ta hoàn toàn thấy: Không có chuyện “vạch vạch, soi soi” đã chẩn đoán cận th

BS Minh nhớ lại sự việc xảy ra đã khá lâu, từ hôm 21/7/2017. Khi bác sĩ khám cho bệnh nhân Đ.H.V.A (8 tuổi, Quảng Ninh), bác sĩ kê đơn thuốc, giải thích với mẹ và dặn 5 ngày sau tái khám, người mẹ cùng em bé ra ngoài.

Sau khi bệnh nhân tiếp theo được vào khám thì có hai người đàn ông xông vào phòng khám, đòi bác sĩ khám lại cho bệnh nhân trên máy móc, vì họ nghe phản ánh từ vợ, bác sĩ chỉ “vạch mắt, soi soi” rồi kết luận mà không được khám trên các máy móc.

BS Minh cho biết để đưa ra chẩn đoán và dùng thuốc liệt điều tiết, bệnh nhân đã được khám đúng quy trình BV quy định khi khám một bệnh nhi cận thị. Ảnh: H.Hải

“Y tá đã yêu cầu hai người ra ngoài để đợi tôi khám xong cho bệnh nhân đang khám dở, nhưng họ không đồng ý. Tôi đành mời bệnh nhân đang khám sang ghế bên cạnh để giải quyết sự việc”, BS Minh nói.

“Người đàn ông đó một mực yêu cầu bác sĩ khám lại trên máy móc trong phòng, khám lại tử tế cho bệnh nhi vì cho rằng bác sĩ chỉ “vạch vạch, soi soi” mắt con họ mà chưa dùng máy móc để kiểm tra. Tôi có giải thích với người bệnh là tôi đã khám cho bệnh nhân đầy đủ. Mỗi máy móc lại dành cho một loại bệnh và việc khám cho con của họ tôi đã khám đủ bằng các máy móc phù hợp với chẩn đoán cận thị. Nếu chưa hài lòng, chưa tin tưởng bác sĩ tôi sẽ giới thiệu hội chẩn ở cấp cao hơn”, BS Minh kể lại.

“Tôi khẳng định, về mặt chuyên môn, tôi khám cho bệnh nhân đầy đủ theo đúng quy trình khám bệnh của bệnh viện, với kiến thức chuyên môn của một bác sĩ chuyên về cận thị trẻ em suốt 30 năm nay”, TS Minh nói.

Theo đó, bệnh nhi trước khi vào bàn bác sĩ khám đã được 2 điều dưỡng thực hiện 3 thao tác trên 3 loại máy khác nhau, gồm: đo khúc xạ máy; thử thị lực không kính bằng máy; chỉnh kính trên máy.

Sau khi xong 3 lần kiểm tra trên máy của hai điều dưỡng mới chuyển bệnh nhân sang bàn bác sĩ khám. Về quy trình, bác sĩ sẽ phải khám xem bệnh nhân có lác không, khám đáy mắt, soi bóng đồng tử. Để thực hiện 3 thao tác này, bác sĩ sử dụng thêm 2 loại máy.

“Dựa trên những kết quả này, tôi đưa ra chẩn đoán nhưng mang tính sơ bộ trẻ bị cận thị và chưa thể cấp đơn kính cho trẻ ngay. Vì với một bệnh nhi 8 tuổi đi khám lần đầu tiên, chưa từng đeo kính mà đã cận 6 đi ốp – 7, chưa đeo kính bao giờ, thị lực chỉnh kính chưa lên tối đa, vì thế, bệnh nhân cần được sử dụng thuốc liệt điều tiết. Tôi đã chỉ định, hướng dẫn nhỏ thuốc liệt điều tiết trong 5 ngày sau đó mới khám lại để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác về thị lực của trẻ”, BS Minh nói.

Bác sĩ Minh phân tích thêm về thị lực của bệnh nhân rất kém, với thị lực không kính cả hai mắt là 20/400 (tức là chỉ đạt 0,5/10). Khi khám, cháu chỉ nhìn được một chữ E to bằng gang tay ở khoảng cách 5m. Sau khi chỉnh kính, thị lực tối đa chỉ 3/10.

“Tôi cũng đã chỉ định bệnh nhân hội chẩn ở cấp cao hơn và bệnh nhân đã được hội chẩn với sự tham gia của TS.BS Lê Thúy Quỳnh với chẩn đoán như ban đầu tôi đưa ra ngay sau đó. Vì thế, về chuyên môn, tôi chịu trách nhiệm với chẩn đoán của mình, khám cho bé với đẩy đủ quy trình, máy móc cần thiết”, BS Minh khẳng định.

Bác sĩ Minh cũng nhận lỗi về tư thế ngồi của mình song vẫn khẳng định: “Tôi nhận lỗi, rút kinh nghiệm về tư thế ngồi không đẹp mắt, nhưng về biểu hiện, thái độ với người bệnh và chuyên môn của mình, tôi không sai. Tôi vẫn giải thích thoả đáng với bệnh nhân, giải thích để họ đi hội chẩn với cấp chuyên môn cao hơn, sau khi hội chẩn bệnh nhân vẫn được chẩn đoán với kết luận như thế…Sau sự việc, tôi thấy mình bị tổn thương bởi tôi chưa làm gì sai cho bệnh nhân nhưng nhiều người đã vội đánh giá chuyên môn, thái độ của người thầy thuốc, cho rằng tôi khám qua loa cho người bệnh”.

Dù còn quá sớm để đưa ra kết luận, bởi các bài báo như thế này thường nhân dân những điều cao cả, như chống tiêu cực, vì dân.v.v.. song những dấu hiệu trên báo chí đã cho thấy, Bộ Y tế và cá nhân bà Bộ trưởng đang là mục tiêu nhắm tới của lũ kền kền, mà đằng sau có thể là nhóm lợi ích. Và vụ BS Minh chỉ là phương tiện nhằm đạt tới mục đích hạ bệ bà Tiến với cái lỗi quen thuộc: Trách nhiệm!

Thứ Ba, 12 tháng 9, 2017

YÊN BÁI: CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI NHANH CHÓNG ĐƯỢC KHẮC PHỤC SAU BÃO LŨ

Yên Bái: Các công trình thủy lợi nhanh chóng được khắc phục sau bão lũ

(TN&MT) – Vừa qua, các trận mưa lũ lớn trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã khiến 210 công trình thủy lợi bị hư hỏng nặng nề, nhiều công trình bị phá hủy hoàn toàn. Đặc biệt, trận lũ lịch sử ngày 3/8 tại huyện Mù Cang Chải đã phá hủy 141 công trình thủy lợi lớn nhỏ, thiệt hại gần 40 tỷ đồng, hàng trăm diện tích lúa bị ảnh hưởng.

Hàng trăm công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Mù Cang Chải bị hư hỏng, phá hủy hoàn toàn

Để bảo đảm nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, UBND huyện Mù Cang Chải đã chỉ đạo Xí nghiệp Thủy nông phối hợp với các xã và các chủ hộ dùng nước khắc phục tạm thời các công trình thủy lợi.

Trận lũ quét đi qua đập đầu mối của hai công trình thủy lợi Giàng Chống Câu và Giàng Gà Sàng bản Kháo Giống xã Kim Nọi bị cuốn trôi hoàn toàn, cùng với đó hàng trăm mét mương dẫn nước bị sạt lở, bị vùi lấp bở đất đá.

Chính quyền địa phương, người dân tại các thôn bản cùng khắc phục hàng trăm mét kênh mương dẫn nước đảm bảo nước tưới tiêu cho các diện tích lúa đang thời kỳ trổ đòng

Hai công trình này phục vụ tưới tiêu cho 25 ha ruộng nước 2 vụ của người dân bản La Phu Khơ, bản Kháo Giống và Dào Xa. Sau một thời gian ngắn với sự nỗ lực của người dân 2 bản, sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ xí nghiệp thủy nông huyện Mù Cang Chải hàng trăm mét kênh mương dẫn nước đã được khôi phục đảm bảo tưới tiêu cho diện tích lúa đang thời kỳ trổ đòng.

Đến nay, các công trình bảo đảm tưới cho sản xuất nông nghiệp như: Dế Xu Phình đã khắc phục được 12/12 công trình, Kim Nọi 56/56, Lao Chải 7/24, La Pán Tẩn 16/20…

Ông Trần Quốc Toản - Phó giám đốc xí nghiệp thủy nông Mù Cang Chải cho biết: Để đảm bảo nước tưới cho diện tích lúa, ngay sau khi xảy ra trận lũ chúng tôi đã phối hợp với chính quyền và người dân các xã tiến hành công tác khắc phục, sửa chữa lại các công trình thủy lợi bị hư hỏng. Đến giờ các công trình này đã đảm bảo nguồn nước tưới ổn định cho diện tích lúa mùa đang thời kỳ trổ đòng.

Ngoài ra, còn nhiều công trình thủy lợi ở các huyện: Yên Bình, Văn Yên, Văn Chấn, Trạm Tấu cũng bị tàn phá nặng nề. Công trình thủy lợi Trại Lần cung cấp nước tưới cho 13ha hoa màu tại xã Mông Sơn, huyện Yên Bình bị sạt lở và hư hỏng nghiệm trọng do cơm bão số 6 gây ra. Hiện cũng đang được sửa chữa để đảm bảo cung cấp đủ nước cho sản xuất nông nghiệp.

Thanh Ngà

Lại chuyện "đánh" bà Bộ trưởng Y tế

Bình Tân

Trong cơn lốc tấn công vào bà Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, tiếp theo việc gán gép vụ Vn Pharma vào bà Bộ trưởng, mấy ngày qua, lũ vượn núi tiếp tục lồng ghép các sự kiện nhỏ lẻ của các bệnh viện nhằm hạ uy tín của bà. Vụ "bệnh viện Việt Đức không xếp lịch mổ vì thiếu tiền lót tay" là một ví dụ điển hình, cho dù thực hư như thế nào chưa biết.

Câu chuyện người nhà bệnh nhân vì cay cú điều gì đó mà tố bệnh viện Việt Đức không xếp lịch mổ cho bệnh nhân do bác sĩ chưa nhận được tiền lót tay được khơi mào bởi báo giới đã tạo ra một làn sóng căm phẫn đối với ngành y.

Thực lòng mà nói, chuyện nhận phong bì ở ngành y là có thật, và nó tồn tại không chỉ trong ngành y, nhưng táng tận lương tâm tới mức không xếp lịch mổ cho bệnh nhân thì tôi không tin. 

Ông Trần Bình Giang, Giám đốc BV Việt Đức, cho biết, đúng là có việc gia đình bệnh nhân gọi đến đường dây nóng Bộ Y tế để phản ánh. Tuy nhiên, sự việc không đúng như vậy. Ông cho biết, bệnh nhân Nguyễn Thị Yến vào BV ngày 25/7 với chẩn đoán: Đau dây thần kinh V. Bệnh nhân được hội chẩn và xếp lịch mổ. Ngày 27/7, nhân viên BV đã liên hệ với gia đình cho biết xếp lịch mổ vào 31/7. Tuy nhiên, gia đình xin hoãn vì lý do sức khỏe và kinh tế. 

Đến ngày 4/8, con trai bệnh nhân là Nguyễn Xuân Trường gọi điện vào đường dây nóng của BV và được bác sĩ Đoàn Quang Dũng, trực chuyên khoa Sọ não trả lời, giải thích. Sau khi xin ý kiến trưởng khoa Phẫu thuật Thần kinh II và xếp lịch mổ bổ sung cho gia đình bệnh nhân Yến, BV đã thông báo cho bệnh nhân nhập viện ngày 6/8 để mổ vào ngày 7/8. Tuy nhiên, do thời gian các ca mổ đã có lịch từ trước kéo dài nên bác sĩ Nhân đã thông báo cho gia đình lý do hoãn mổ. Anh Trường không đồng ý nên đã làm đơn thư gửi đến Phòng Kế hoạch tổng hợp với nội dung: “Các y bác sĩ lừa dối, đe dọa anh Trường và bệnh nhân”. BV đã giải thích nhiều lần nhưng anh Trường không đồng ý và làm làm đơn gửi Giám đốc BV, đồng thời gọi đến đường dây nóng Bộ Y tế ngày 8/8.

Tôi cá rằng, báo chí và người nhà bệnh nhân không thể đưa ra được một bàng chứng nào chưng minh cho suy diễn chủ quan của họ.

Vụ việc khá đơn giản, nhưng bị báo chí mà đứng sau là một thế lực nào đó đẩy lên thành vụ việc nghêm trọng. Để làm gì thì ai cũng biết. 

Nói đến phong bì, tôi còn nhớ, hôm 15/11/2012, báo giới đã đột ngột thông tin rằng, bà Bộ trưởng là người phát động phong trào nói không với phong bì trong ngành y tế.

Phản ứng trước thông tin này, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu trước báo giới rằng, "Tôi không phải là tác giả của phong trào nói không với phong bì, cho dù đây là cuộc đấu tranh thiện- ác". Bà Tiến cũng cho biết, cuộc vận động này do Công đoàn ngành y tế phát động trong khi bà đi công tác. 

Bộ trưởng Tiến thừa nhận một số biểu hiện của đội ngũ nhân viên y tế: “Thái độ tiếp xúc trực tiếp ban đầu không thân thiện, có lúc cáu gắt, quát mắng”. Giải thích hiện tượng này- theo bà Tiến, đây là về văn hóa, đã tồn tại từ “thời bao cấp”, khi “chúng tôi còn là sinh viên đã chứng kiến cảnh này rồi”. Bà bộ trưởng cũng thừa nhận: “Vấn đề phong bì là hình ảnh khó chấp nhận. Có thì bác sĩ vui vẻ. Không có thì mặt lạnh như tiền”. Hay về vấn đề thầy thuốc nhận hoa hồng của hãng dược để ghi toa thuốc không cần thiết, kê biệt dược đắt tiền, bộ trưởng nói bà “cảm nhận được”, thậm chí tận mắt nhìn thấy cảnh “ người xếp hàng có 50 nghìn đồng trong cuốn sổ sẽ được xếp trước”. 

Giọng rưng rưng trước Quốc hội, Bộ trưởng cho rằng: Đây chỉ là “những con sâu làm rầu nồi canh”, bởi thực tế lớn hơn là các bác sĩ rất vất vả, 8 giờ đồng hồ đứng mổ với những “tình huống cân não” trong khi chỉ được bồi dưỡng 25 nghìn đồng. Nhiều đồng nghiệp hy sinh thầm lặng ở trạm y tế, “lúc chết cũng chỉ còn cái ống nghe với tấm áo blue”… 

Bà Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, Bộ Y tế đã ban hành rất nhiều văn bản, quy chế, cuộc vận động, thi thanh lịch, đuổi việc với người bị phát hiện nhận phong bì… Bà kêu gọi: Người nhà bệnh nhân dứt khoát không đưa phong bì. Nơi nào chứng kiến thì “chụp ảnh, ghi âm, ghi tên lại, gửi cho chúng tôi”.