Thứ Năm, 12 tháng 12, 2019

Thấy gì qua việc "Tổ Đồng Thuận" vây xe KSQS hôm 25/11?

Võ Khánh Linh

Từ năm 2017, ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội đã diễn ra một vụ tranh chấp quyền sử dụng đất, trong đó nhóm dân địa phương tự xưng là “tổ Đồng Thuận” không đồng tình việc chính quyền huyện Mỹ Đức giao đất đanh canh tác của họ cho tập đoàn viễn thông quân đội Viettel. Ngày 25/11/2019, vụ việc này lại nóng lên, khi “tổ Đồng Thuận” chặn, giữ xe tải chở một tiểu đội kiểm soát quân sự đang đi qua địa bàn xã. Trong clip tự quay, nhóm này chửi bới những người trên xe, tuyên truyền rằng quân đội đang cử người đến “cướp đất” của dân, và rằng họ sẽ làm bạo động như Hong Kong nếu không được đáp ứng yêu sách.

Vậy đâu là bản chất của vụ vây xe kiểm soát quân sự hôm 25/11, của vụ tranh chấp quyền sử dụng đất ở xã Đồng Tâm, và của các đề nghị “đối thoại” trong vụ việc Đồng Tâm? Trong loạt bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu ngọn nguồn câu chuyện để trả lời những câu hỏi đó.

1. Thấy gì qua việc “tổ Đồng Thuận” vây xe kiểm soát quân sự hôm 25/11/2019?

Cuối tháng 08/2019, khi Thanh tra Chính phủ và UBND thành phố Hà Nội mở cuộc họp báo phổ biến kết quả thanh tra về việc quản lý, sử dụng đất ở khu sân bay Miếu Môn, “tổ Đồng Thuận” đã phản đối sự kiện này, với lý do thanh tra chưa về địa phương để “đối thoại” với họ. Đáp ứng đề nghị đó, ngày 25/11/2019, tại trụ sở UBND huyện Mỹ Đức, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức buổi tiếp xúc công dân về kết luận thanh tra.

Dự sự kiện có Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung; Phó tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh; Phó trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội Đỗ Văn Đương; đại diện Văn phòng Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Quân chủng Phòng không - Không quân; đại diện các sở, ngành của TP Hà Nội và chính quyền địa phương liên quan, cùng một số đại diện của cư dân các xã bị ảnh hưởng.

Buổi trao đổi này xoay quanh 3 nội dung chính.

Thứ nhất, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh khẳng định rằng kết luận của Thanh tra Tp. Hà Nội và Thanh tra Chính phủ là đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, đảm bảo tính chính xác.

Thứ hai, ông Thanh cho biết gần 30 cán bộ đã bị xử lý, trong đó có một số cán bộ bị xử lý hình sự, do làm sai quy định và pháp luật trong quá trình quản lý, sử dụng đất khu sân bay Miếu Môn, dẫn đến việc làm nảy sinh các tranh chấp về quyền sử dụng đất.

Thứ ba, ông Thanh cho biết cư dân địa phương đang có 2 luồng ý kiến về kết luận thanh tra. Luồng thứ nhất – bao gồm các cán bộ lão thành ở xã Đồng Tâm và 14 hộ dân đã nhận tiền đền bù – là những người ủng hộ kết luận thanh tra, mong kết luận thanh tra sớm được thực hiện và những người sai phạm sớm bị xử phạt, để đời sống tại địa phương trở lại ổn định. Luồng thứ hai – bao gồm một số hộ dân đang đề nghị đối thoại – không đồng ý với kết luận thanh tra. Về việc này, ông Thanh cho biết Thanh tra Chính phủ và Tp. Hà Nội luôn sẵn sàng đối thoại, làm rõ các vấn đề mà người dân còn khúc mắc. 

Nhóm người đang đề nghị đối thoại ở đây chính là “tổ Đồng Thuận”. Tuy nhiên, trong các clip tự quay và phần trả lời phỏng vấn RFA, “tổ Đồng Thuận” cho biết họ đã không đến “đối thoại” vì 2 lý do. Thứ nhất, giấy mời mà cha con Lê Đình Kình, Lê Đình Công nhận được chỉ là giấy mời đến “nghe đọc kết luận thanh tra”, chứ không phải là giấy mời “nguyên đơn” đến “đối thoại”. Thứ hai, Thanh tra Chính phủ chỉ tổ chức cuộc gặp ở huyện Mỹ Đức, chứ không đến xã Đồng Tâm như họ đòi hỏi.

Hai lý do mà “tổ Đồng Thuận” viện dẫn có sức nặng rất thấp. Về lý do thứ nhất, vì ông Kình không có quyền và lợi ích liên quan đến khu đất, ông không có quyền khiếu nại Kết luận Thanh tra, mà chỉ có quyền phản ánh (theo Luật Tiếp Công dân) và quyền tố cáo (theo Luật Tố cáo). Trước đây, Thanh tra Hà Nội đã làm việc, có văn bản về đơn tố cáo của ông Kình, vì vậy ông Kình chỉ có thể dự buổi trao đổi, chứ không thể đòi đến “đối thoại” với tư cách “nguyên đơn”. Về lý do thứ hai, tổ chức cuộc gặp ở huyện Mỹ Đức là một lựa chọn phù hợp, do cư dân của nhiều xã khác, ngoài Đồng Tâm, cũng được mời đến dự do chịu ảnh hưởng từ dự án.

Chiều cùng ngày 25/11, một tiểu đội không vũ trang đã di chuyển bằng ô tô qua khu vực Miếu Môn, để đến làm nhiệm vụ kiểm soát quân sự phục vụ hội thao tại Trường bắn Miếu Môn (nằm ngay cạnh xã Đồng Tâm). “Tổ Đồng Thuận” thấy vậy, liền vây và giữ người trong xe, do tưởng quân đội cho xe quân sự đến “uy hiếp” họ. Các clip tự quay của nhóm này cho thấy Lê Đình Công đưa người vây xe quân sự, Lê Viết Hiểu cầm loa đọc diễn văn đưa yêu sách, trong lúc một nhóm phụ nữ áp sát để chửi bới, xúc phạm thậm tệ các chiến sĩ trong xe. Nhóm này nói rằng sự hiện diện của xe quân sự cho thấy quân đội đang định biến Đồng Tâm thành Thiên An Môn để cướp đất; rằng họ sẵn sàng bạo động như Hong Kong để đáp trả; rằng họ sẽ không đối thoại với Chủ tịch Nguyễn Đức Chung, phải đợi Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch đến “nhận quân” mới thả con tin… Vài giờ sau, khi chính quyền giải thích và gây áp lực, họ thả cho xe tiếp tục di chuyển.



Nếu “tổ Đồng Thuận” không chấm dứt hành vi phạm pháp trong ngày, thì với những hành vi có tổ chức nêu trên, họ hoàn toàn có thể bị truy tố về tội “Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật” (Điều 157 Bộ luật Hình sự 2015), hoặc tội “Gây rối trật tự công cộng” (Điều 318).

Nhìn toàn cảnh sự kiện, có thể thấy “tổ Đồng Thuận” không thật sự muốn “đối thoại” với Thanh tra Chính phủ trong khuôn khổ của pháp luật Việt Nam. Nếu làm vậy, họ sẽ ở vào thế yếu, do họ dùng nhiều văn bản không có giá trị pháp lý làm căn cứ để lập luận, như phần sau của loạt bài sẽ chỉ rõ. Từ năm 2017 đến nay, họ chỉ có lợi thế vào những lần “chơi trên sân nhà” – như vụ họ bắt giữ 38 quan chức, phóng viên và cảnh sát đến Đồng Tâm làm nhiệm vụ; hay những lần họ huy động đám đông thô bỉ đến “đấu tố” một nhóm vài cán bộ xã, huyện trước ống kính Livestream. Như vậy, cả việc họ từ chối tham dự những buổi “đối thoại” nằm ngoài địa bàn xã Đồng Tâm, lẫn việc họ bắt giữ, nhục mạ một nhóm bộ đội không vũ trang đi ngang qua địa bàn, thực ra chỉ là chiêu “chó cậy gần nhà gà cậy gần chuồng”, chứ không thể hiện nhận thức về dân chủ hay pháp luật. Những gương mặt chống đối ủng hộ họ - như Tuấn Tự Thú, Nguyễn Đức Thành hay Diễn đàn Xã hội Dân sự - đương nhiên cũng thích phương án “đối thoại” này, vì nó giúp kéo dài sóng truyền thông và phục vụ việc tuyên truyền về quyền tư hữu đất.

2. Bản chất của vụ tranh chấp quyền sử dụng đất ở xã Đồng Tâm

Khi bình luận về vụ “tổ Đồng Thuận” bao vây một nhóm bộ đội hôm 25/11/2019, Nguyễn Anh Tuấn (thành viên Green Trees) viết:


Nếu nhìn lại toàn bộ quá trình quản lý, sử dụng khu đất liên quan đến dự án xây dựng sân bay Miếu Môn, thể hiện qua kết luận thanh tra, ta sẽ thấy bài viết của Nguyễn Anh Tuấn có nhiều điểm sai sự thật.



Cụ thể, quá trình này bắt đầu vào ngày 14/04/1980, khi Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 113/TTg về việc cấp đất xây dựng đợt 1 sân bay quân sự Miếu Môn, với diện tích 208 ha. Bộ trưởng Quốc phòng và Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sơn Bình đảm nhiệm việc xác định cụ thể ranh giới, tọa độ của đất cấp, sao cho phù hợp với quy hoạch tổng mặt bằng khu vực và đảm báo an toàn vận hành cho các loại máy bay quân sự và dân dụng hoạt động.

Ngày 10/11/1981, UBND tỉnh Hà Sơn Bình có Quyết định số 386-QĐ/UB, giao 208 ha đất đợt 1 cho Bộ Tư lệnh Công binh. Trong 208 ha này, diện tích đất bị thu hồi của HTX Hữu Văn là 1 ha, của HTX Trần Phú là 45,8 ha, của K66 – Bộ Tư lênh Pháo binh là 5 ha, của HTX vôi đá Trần Phú là 2 ha, của Xí nghiệp Vôi Đá Miếu Môn là 3 ha, của Xưởng 31 là 5 ha, của HTX Đồng tâm là 47,36 ha, của của Nông trường Quốc doanh Lương Mỹ là 98,84 ha. Ngoài ra, Nông trường Lương Mỹ bị thu thêm 31,9 ha diện tích đất ảnh hưởng do thi công, nâng tổng diện tích đất bị thu hồi trong thực tế lên 239,9 ha. Vị trí của phần đất thu thêm được thể hiện trong ảnh dưới:


Trong 239,9 ha bị thu hồi trong thực tế này, chỉ có 64,66 ha thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm. Số này gồm 14,3 ha đất thuộc Nông trường !uốc doanh Lương Mỹ, 3 ha của Xí nghiệp Vôi Đá Miếu Môn và 47,36 ha thuộc HTX nông nghiệp Đồng Tâm.

Tuy nhiên, do không thực hiện được dự án, các đơn vị quốc phòng đã không thực hiện di dời những hộ dân vốn sống trên khu đất từ trước năm 1980, đồng thời cho cư dân địa phương mượn đất để canh tác nông nghiệp. Nhân đó, UBND xã Đồng Tâm đã làm thủ tục hợp pháp hóa các giao dịch đất quốc phòng, biến chúng thành đất thổ cư, đất vườn liền kề và đất ở có thời hạn sử dụng lâu dài cho 14 hộ.

Ngày 20/10/2014, UBND Tp. Hà Nội có Quyết định số 5383/QĐ, giao 236,7 ha đất quốc phòng thuộc dự án sân bay Miếu Môn cho Lữ đoàn 28 Quân chủng Phòng không - Không quân. Đây chính là khu đất 239,9 ha đã thu hồi, trừ đi 3,2 ha do làm đường giao thông và sai số do đo đạc.

Ngày 27/03/2015, Bộ Tổng tham mưu – Bộ Quốc phòng có Quyết định Số 551, thu hồi 50,3 ha đất thuộc phạm vi sân bay Miếu Môn, giao cho Tập đoàn Viettel thực hiện một số dự án Quốc phòng. Trong đó, có 32,57 ha thuộc địa bàn hành chính xã Đồng Tâm.

Tiếp đó, khi quân đội đo đạc, bàn giao, đền bù hoa màu cho những hộ dân chiếm giữ đất quốc phòng trên địa bàn xã Đồng Tâm, 14 hộ dân vừa nêu, dưới sự kích động của cha con ông Lê Đình Kình, đã kiên quyết không hợp tác. Họ viện dẫn các giấy tờ không hợp lệ mà UBND xã Đồng Tâm từng cấp, để nói rằng khu đất họ đang canh tác là đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm. Từ đó, họ kiện cáo rằng thành phố Hà Nội định thu hồi của xã Đồng Tâm tổng cộng 106 ha đất; trong đó chỉ có 47 ha đất quốc phòng, 59 ha còn lại là đất nông nghiệp mà tập đoàn Viettel muốn chiếm của dân. Số đất nông nghiệp này chính là khoảng chênh lệch giữa diện tích bị thu hồi cho mục đích quốc phòng vào năm 1980 (208 ha) và lượng đất bị thu hồi trong thực tế vào năm 2014 (236,7 ha).

Để dễ hình dung các số liệu trong vụ tranh chấp đất đai này, mời bạn nhìn bảng sau:

Qua các số liệu, bản đồ và chuỗi sự kiện, có thể thấy yêu sách của “tổ Đồng Thuận” khó tin trên ít nhất 3 điểm.

Thứ nhất, về mặt hình ảnh, trên bản đồ mà Nguyễn Anh Tuấn viện dẫn, khu đất 59 ha trông nhỏ hơn khu đất 47,36 ha.

Thứ hai, về mặt tiến trình, lượng đất thu hồi trong thực tế đã tăng từ 208 ha lên 239,9 ha từ năm 1981, chứ không đợi đến năm 2014. Diện tích tăng thêm chỉ là 31,9 ha, sau giảm còn 28,7 ha do làm đường, chứ không lên đến 59 ha như lời “tổ Đồng Thuận”. Và như bản đồ màu xanh lá mạ đã thể hiện, diện tích tăng thêm này thuộc khuôn viên Nông trường Lương Mỹ ở phía Đông, chứ không liên quan đến khu đất phía Tây mà “tổ Đồng Thuận” đang tranh chấp.

Thứ ba, về mặt số liệu, tổng diện tích đất bị thu hồi của xã Đồng Tâm là 64,66 ha, chứ không lên đến 106 ha như lời “tổ Đồng Thuận”. Và trong khi Viettel chỉ được cấp 50,3 ha đất, trong đó có 32,57 ha thuộc xã Đồng Tâm; “tổ Đồng Thuận” lại nói rằng mình bị Viettel lấy những 59 ha.

Ngoài ra, bài viết của Nguyễn Anh Tuấn cũng có dấu hiệu không trung thực, khi Tuấn sửa diện tích đất đang tranh chấp thành 50 ha, cho khớp với khu đất mà Viettel được cấp, trong khi “tổ Đồng Thuận” đòi những 59 ha đất.

Vậy vì sao ông Lê Đình Kình, một người không có quyền lợi liên quan đến khu đất đang tranh chấp, lại trở thành “thủ lĩnh” của nhóm dân khiếu kiện xã Đồng Tâm? Trong thực tế, ông Kình và các con nằm trong số những cán bộ xã Đồng Tâm từng tiếp tay “hô biến” đất quốc phòng của dự án Miếu Môn thành đất nông nghiệp. Để làm rõ động cơ và quá trình tham gia của ông Kình trong vụ việc phức tạp này, mời các bạn đọc một số đoạn trích trong bài viết năm 2017 của ông Nguyễn Minh Tâm:

“Lợi dụng việc Lữ đoàn 28 cho dân xã Đồng Tâm mượn đất để canh tác, “được đằng chân lân đằng đầu”, các thế hệ cán bộ xã Đồng Tâm về sau đã biến những thửa đất mượn ấy thành đất nông nghiệp do xã quản lý theo kiểu “cứt trâu để lâu hóa bùn”. Cụ thể là mấy cán bộ lãnh đạo trong Ủy ban Nhân dân xã Đồng Tâm đã làm thủ tục “hô biến” đất quốc phòng thành đất thổ cư, đất vườn liền kề và đất ở có thời hạn sử dụng lâu dài cho 14 hộ. Hộ ông Trần Ngọc Viễn, 12.000m2; hộ ông Nguyễn Văn Toán, 11.000m2; hộ ông Nguyễn Văn Phương 1.500m2... Không chỉ canh tác, những người dân ở đây còn xây nhà cửa, xưởng sản xuất nhằm mục đích biến thổ canh thành thổ cư. Trong các năm 2000 và 2011, các hộ ông Toán và ông Viễn đã sửa chữa lại nhà ở, xây dựng lán trại chăn nuôi và xưởng sản xuất vật liệu xây dựng. Tiểu đoàn 31 (đơn vị quản lý sân bay) đã tiến hành ngăn chặn, yêu cầu hai hộ trên dừng việc xây dựng, sửa chữa nhà. Tuy nhiên, ông Viễn và ông Toán vẫn lén lút xây công trình kiên cố.

Sở dĩ nhưng hộ dân này có thể tự tung tự tác được như vậy là có sự tiếp tay của các ông Lê Đình Kình, nguyên Chủ tịch xã, ông Nguyễn Văn Sơn, Bí thư Đảng ủy xã và ông Lê Đình Thuần (con ông Lê Đình Kình), Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã nhiệm kỳ 2010-2015 và một số người khác. Mấy vị lãnh đạo xã Đồng Tâm này thừa biết rằng theo Luật đất đai 2003, thẩm quyền quản lý đất đai thuộc thẩm quyền của cấp huyện nhưng vẫn ký xác nhận vào hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dung đất của các hộ lấn chiếm đất quốc phòng rằng đó là đất nông nghiệp. Đây chính là nguồn cơn của những lục đục, mâu thuẫn về sau trong nội bộ lãnh đạo xã Đồng Tâm cũng như gây ra những mâu thuẫn trong nội bộ người dân xã Đồng Tâm.”

“Phải nói thẳng rằng họ Lê Đình hiện là một trong số ít dòng họ to nhất, có vai vế nhất trong làng Hoành nói riêng và xã Đồng Tâm nói chung. Bản thân ông Lê Đình Kình từng giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Đồng Tâm. Con ông là Lê Đình Thuần cũng từng giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Đồng Tâm. Cháu ông là Lê Đình Công giữ chức vụ Thư ký Ủy ban Nhân dân xã. Con ông là Lê Đình Bá đang đương chứ Trưởng thôn Hoành. Một người cháu khác con ông em của ông là Lê Đình Tuyến giữ chức vụ Phó trưởng phòng Tài nguyên môi trường huyện Mỹ Đức. Cháu ngoại ông là bà Nguyễn Thị Lan hiện đang đương chức Bí thư Đảng ủy xã Đồng Tâm. Quả là một gia đình có truyền thống. 

Tuy nhiên, có một truyền thống khác mà ít người biết đến là bản thân ông Lê Đình Kình đã mắc nhiều sai phạm buông lỏng quản lý đất đai trong xã, đã từng bị kỷ luật cách chức Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Đồng Tâm và bị hạ tầng công tác xuống làm nhân viên Văn phòng Ủy ban Nhân dân xã. Tuy nhiên, ông chưa bị khai trừ khỏi Đảng như ông Lê Đình Thuần, con trai ông.”

“Từ đầu năm 2017, ông Lê Đình Kình đã đã trực tiếp hoặc thông qua một số người trong cái tổ chức gọi là “Tổ đồng thuận” để rêu rao rằng người dân xã Đồng Tâm cứ ra khu vực đất đồng Sênh thuộc sân bay Miếu Môn, nhịn ăn một bát phở ủng hộ tiền cho ông Lê Đình Kình và một số người cầm đầu đi khiếu kiện Viettel để đòi đất. Sau này khi đòi được đất sẽ chia lại cho người dân. Nếu không được thì Tập đoàn Viettel muốn thực hiện dự án cũng phải đền bù ít nhất 4 triệu đồng/m2, mỗi gia đình sẽ nhận được hơn 100 triệu đồng. Sự ranh mãnh của một ông già 83 tuổi từng nếm đòn kỷ luật vì buông lỏng quản lý đất đai và ăn chặn tiền chính sách đã đánh đúng vào tâm lý hám lợi của người dân Đồng Tâm cũng như sự hiểu biết còn nhiều hạn chế của người dân để kích động nhân dân xã Đồng Tâm tham gia vào hoạt động xâm chiếm đất của sân bay Miếu Môn.

Tuy nhiên, sự hiểu biết của ông Lê Đình Kình và một số công dân xã Đồng Tâm cũng là có hạn bởi họ đã không tra cứu, cập nhật thông tin để biết rằng hiện nay, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã quy định thẩm quyền thu hồi đất, xử lý sắp xếp lại nhà, đất trên địa bàn thành phố, trong đó có đất nông nghiệp là thuộc thẩm quyền của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội theo Điều 5 của Quyết định 49/2008/QĐ-UBND ngày 28-11-2008 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội chứ không thuộc thẩm quyền của Ủy ban Nhân dân huyện Mỹ Đức như khi Mỹ Đức còn thuộc tỉnh Hà Tây (cũ) do Quy định về quản lý đất đai ở các thành phố trực thuộc trung ương, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội đòi hỏi thẩm quyền cao hơn các tỉnh, thành khác. Và ông Lê Đình Kình cùng đám lâu la của ông vẫn cứ tưởng rằng nếu đất khu vực đồng Sênh là đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm thì theo quy định về quản lý đất đai thì sẽ do Ủy ban nhân dân xã Đồng Tâm quản lý, sử dụng như trước đây.”

“Một điểm khác mà những “đồ đệ” của ông Lê Đình Kinh khi “tham mưu” cho ông làm vụ khiếu kiện này đã không biết đến là ngày 29-12-2014 UBND thành phố ban hành Quyết định số 96/2014/QĐ-UBND ban hành quy định về các loại giá đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội áp dụng từ ngày 1-1-2015 đến 31-12-2019. Theo bảng giá đất ban hành kèm theo quyết định này thì giá đất nông nghiệp trồng lúa nước và trồng cây hàng năm trên toàn bộ huyện Mỹ Đức được xác định là 108.000đ/m2 đối với khu vực đồng bằng; 84.000đ/m2 đối với khu vực trung du và 56.800đ/m2 đối với khu vực miền núi. Như vậy không bao giờ có cái giá 4 triệu đồng/m2 như ông Lê Đình Kình cùng nhóm khiếu kiện xã Đồng Tâm vẫn rêu rao, lừa phỉnh người dân bấy lâu nay. Điều nguy hiểm là bằng chiêu thức này, ông Lê Đình Kình từng là người mắc sai phạm quản lý đất đai, tiếp tay cho con cháu tham nhũng đất đai và bản thân đã từng tham nhũng tiền chính sách lại nghiễm nhiên trở thành nhân vật chống tham nhũng trong con mắt dư luận.”

Giống như các nhân vật cán bộ nhưng ở phía phản diện trong các phim “Đất và Người”, “Ma Làng”, “Gió làng Kình”, mục tiêu của ông Lê Đình Kình rất khó nhận biết vì nó khá phức tạp. Ông ta muốn pháp luật trừng phạt những kẻ đã tham nhũng đất đai như Nguyễn Văn Sơn (nguyên Bí thư xã ủy) nhưng lại muốn cho các con cháu ông như Lê Đình Thuần, Lê Đình Công thoát tội và không bị xử lý. Ông cũng muốn qua việc khiếu kiện này để mượn tay pháp luật trừng phạt lại những người trước đây đã trừng phạt ông về tội ăn chặn tiền trợ cấp của thương binh và gia đình liệt sĩ (từ 30 năm trước) để ngoi lên chức vụ mà ông từng nắm giữ và còn tham nhũng đất đai “táo tợn” hơn chính bản thân ông. Và cũng chính tay ông Lê Đình Kình đã ký xác nhận thửa đất 12.000 m2 mà ông Trần Ngọc Viễn lần chiếm trái phép tại khu vực sân bay Miếu Môn là “đất nông nghiệp”, mở màn cho một loạt các vụ alaso lấn chiếm đất ở đây nên ông ta cũng cần lợi dụng vụ này để xóa dấu vết tội lỗi của mình. Chính vì thế mà cách hành xử của “Gió làng Kình” (bây giờ có thể gọi là “Gió làng Hoành”) mới phức tạp như vậy.”

Link tài liệu:

* Diễn biến ở Đồng Tâm ngày 25/11/2019:

_ “NHÓM PHẢN LOẠN TẠI ĐỒNG TÂM ĐANG GÂY RỐI AN NINH TRẬT TỰ” – Việt Nam Thời Báo News (kênh Youtube), 25/11/2019

youtu.be/BZIuAUGE-TE

_ “Một tiểu đội kiểm soát quân sự của Tiểu đoàn kiểm soát quân sự 103, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đang bị giữ tại Đồng Tâm.” – Lương Lê Minh (FB cá nhân), 25/11/2019, 17:37

facebook.com/minh.tron.7/posts/2001221423313792

_ “…Nhắc lại rằng: Bất chấp việc "dân" lên gân so sánh Đồng Tâm với Hongkong và Thiên An Môn lấy xe tăng chẹt người biểu tình, thì trước ống kính máy quay chỉ có 14 chiến sỹ, mang quân phục thường dùng, và tay đeo băng đỏ. Ở huyện, Thanh tra chính phủ đang chờ để công bố kết luận thanh tra về đất đai. Ở xã, tổ đồng thuận lãnh đạo "dân" bắt giữ bộ đội tay không tấc sắt. Họ cho rằng Thanh tra chính phủ đồng lõa với quan tham, Thủ đô cho bộ đội "đàn áp" "dân", nên đòi Bộ trưởng Quốc phòng về nhận quân thì mới giao người…” – Lương Lê Minh (FB cá nhân), 25/11/2019, 18:55

facebook.com/photo.php?fbid=2001318146637453&set=a.349342451835039&type=3

_ “Sai phạm liên quan vụ đất Đồng Tâm (Hà Nội): Gần 30 cán bộ bị xử lý” – Tuổi Trẻ, 25/11/2019, 20:16

tuoitre.vn/sai-pham-lien-quan-vu-dat-dong-tam-ha-noi-gan-30-can-bo-bi-xu-ly-20191125195718643.htm

_ “Không có chuyện người dân bắt giữ bộ đội tại xã Đồng Tâm” – Văn Cảnh, Nguyễn Thắng (TTXVN), 26/11/2019

news.zing.vn/khong-co-chuyen-nguoi-dan-bat-giu-bo-doi-tai-xa-dong-tam-post1017628.html

_ “ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng: Vụ việc Đồng Tâm thấy còn một số băn khoăn” – Dân Việt, 26/11/2019

vcci.com.vn/dbqh-luu-binh-nhuong-vu-viec-dong-tam-thay-con-mot-so-ban-khoan

* Các bài về sự kiện ngày 25/11/2019 trên các trang chống Cộng:

_ “Chính phủ có thật sự đối thoại với người dân Đồng Tâm?” – RFA, 25/11/2019

rfa.org/vietnamese/in_depth/is-the-gov-talks-with-citizens-of-dong-tam-11252019121024.html

_ “SỰ THẬT ĐỒNG TÂM CỰC KỲ ĐƠN GIẢN - QUAN CHỨC HN MÓC NGOẶC ĐÁNH TRÁO VÔ CÙNG GIAN MANH” – Nguyễn Anh Tuấn Green Trees (FB cá nhân), 26/11/2019, 21:17

facebook.com/tuannguyendkher55/posts/1655019274640760?hc_location=ufi

_ “ĐỒNG TÂM HÔM QUA: KHI NIỀM TIN CẠN KIỆT” – Nguyễn Anh Tuấn tự thú (FB cá nhân), 26/11/2019, 22:31

facebook.com/nguyen.anh.tuan8690/posts/3128445123837026

_ “VỤ ĐỒNG TÂM: LẠI LÀ VTV” – Nguyễn Anh Tuấn tự thú (FB cá nhân), 29/11/2019, 10:53

facebook.com/nguyen.anh.tuan8690/videos/3133519543329584/

* Các bài về sự kiện ngày 25/11/2019 trên các trang ủng hộ chế độ:

_ “KỲ 1: KHÔNG CÓ ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRONG DIỆN THU HỒI, CHUYỂN CHO VIETTEL” – Loa Phường, 07/07/2017

loaphuong.org/2017/07/ket-luan-thanh-tra-luat-su-du-luan-va.html

_ “KỲ 2: CON SỐ 59 HA ĐẤT NÔNG NGHIỆP BỊ VIETTEL THU HỒI KHÔNG CÓ THỰC” – Loa Phường, 07/07/2017

loaphuong.org/2017/07/ket-luan-thanh-tra-luat-su-du-luan-va_7.html

_ “KỲ 3: NHÓM ĐỒNG THUẬN "NHẦM LẪN" NGU NGƠ HAY CỐ Ý?” – Loa Phường, 08/07/2017

loaphuong.org/2017/07/ket-luan-thanh-tra-luat-su-du-luan-va_8.html

_ Về kết luận thanh tra vụ Đồng Tâm – Tâm Minh Nguyễn (FB cá nhân), 08/07/2017

molang0205.com/2017/07/sau-cong-bo-ket-luan-thanh-tra-at-mieu.html

_ “DÂN ĐỒNG TÂM NÓI GÌ VỀ ÔNG NGHỊ LƯU BÌNH NHƯỠNG VÀ DƯƠNG TRUNG QUỐC” – Việt Nam Thời Báo News (kênh Youtube), 25/11/2019

youtu.be/LukOEB6SAEg

MẠO DANH PHÓNG VIÊN ĐI "LÀM LUẬT"

Khoai@

Sở TTTT Hà Tĩnh vừa ra quyết định xử phạt đối với Lê Văn Phan về hành vi mạo danh phóng viên để tống tiền các đơn vị, cá nhân và doanh nghiệp.

Biên bản làm việc và giấy tờ giả mạo của Lê Văn Phan

Hôm qua 6/12/2019, Thanh tra Sở Thông tin & Truyền thông Hà Tĩnh vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Lê Văn Phan (39 tuổi), trú xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, (Hà Tĩnh) với mức phạt 10 triệu đồng về hành vi mạo danh nhà báo để hoạt động báo chí theo Nghị định 159/2013 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực báo chí, xuất bản.

Trước đó, khoảng 9 giờ, ngày 5/12, Lê Văn Phan đến UBND xã Thạch Vĩnh, huyện Thạch Hà, (Hà Tĩnh) gặp chủ tịch UBND xã, ông Dương Đình Nghệ rồi giới thiệu mình là phóng viên Thời báo Doanh Nhân hỏi về tuyến đường trước trụ sở do doanh nghiệp nào thi công, đồng thời đưa điện thoại cho Chủ tịch UBND xã Thạch Vĩnh xem hình ảnh vết nứt trên đường bê tông.

Sau khi yêu cầu "Nhà báo" xuất trình giấy tờ để làm việc, Lê Văn Phan đưa ra một tờ giấy giới thiệu của Thời báo Doanh Nhân nhưng không ghi nơi đến tác nghiệp, không có nội dung làm việc, hạn sử dụng tới ngày 30/5/2019. Thấy ông Dương Đình Nghề kiểm tra giấy giới thiệu khá kỹ, Lê Văn Phản đứng dậy định bỏ đi nhưng bị giữ lại.

Sự việc sau đó được báo lên Sở TT&TT tỉnh Nghệ An và Phòng PA03 Công an tỉnh Hà Tĩnh. 

Tại buổi làm việc vào sáng 6/12 với Thanh tra Sở TT&TT tỉnh Hà Tĩnh và Phòng PA03 Công an tỉnh, Lê Văn Phan đã thừa nhận hành vi giả mạo phóng viên là vi phạm pháp luật.

Đây không phải là lần đầu tiên Lê Văn Phan có hành vi giả mạo phóng viên báo chí để tống tiền các đơn vị, cá nhân và doanh nghiệp. Được biết, trước đó, hồi tháng 12/2017, Công an tỉnh Nghệ An cũng đã từng bắt giữ Lê Văn Phan khi xưng là phóng viên Thời báo Doanh nhân cùng một người khác đang nhận tiền “làm luật” tại quán cà phê ở thị trấn Nam Đàn với số tiền 10 triệu đồng. Sau đó Lê Văn Phan bị TAND tỉnh Nghệ An tuyên án tù, nhưng cho hưởng án treo về tội cưỡng đoạt tài sản.

Hà Nội: CHỦ TỊCH THÀNH PHỐ TRẢ LỜI CỬ TRI VỀ VIỆC LÀM SẠCH SÔNG TÔ LỊCH

Ong Bắp Cày

Nói về vụ làm sạch nước sông Tô Lịch, chiều qua 6/12/2019, trả lời những đồn đoán, thắc mắc của cử tri về những vấn đề phát sinh xung quanh việc thí điểm xử lý nước thải sông Tô Lịch của tổ chức Nhật Bản, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung không vòng vo: "Không để một ai vào đây làm trò đùa cho cả thiên hạ".

Phát biểu của anh Chung Chủ tịch làm cho đám kền kền, dân chủ lòi trĩ mất hứng. 

Anh Chung công bố thông tin mà đến bây giờ ta mới biết là Tổ chức Xúc tiến thương mại - môi trường Nhật Bản (JEBO) và trực tiếp là Công ty cổ phần Cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE) đã vào để thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch hoàn toàn không xin phép Thành phố. Thành phố Hà Nội cũng không hề mời công ty này. Thực tế họ vào thông qua Công ty Thoát nước Hà Nội. 

Thứ nữa, kể từ khi Tổ chức Xúc tiến thương mại - môi trường Nhật Bản (JEBO) và trực tiếp là Công ty cổ phần Cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE) thí điểm làm sạch sông Tô Lịch, đám kền kền liên tục rỉa rói chính quyền và bịa đặt ra đủ thứ theo thuyết âm mưu làm gia tăng mối hoài nghi vào sự không trong sạch của lãnh đạo thành phố. 

Đỉnh điểm là chuyện khi chuyên gia Nhật đang thử nghiệm xử lý nước thải ở một đoạn sông Tô Lịch, thì xảy ra việc tháo nước từ hồ Tây vào làm ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động thí điểm.

Lũ kền kền nhao nhao lên rằng, việc tháo nước Hồ Tây là không báo trước, ám chỉ việc Thành phố phá hoại công trình thử nghiệm của các chuyên gia Nhật bản. Đi xa hơn, có tay còn ám chỉ việc cạnh tranh không lành mạnh nhằm mở đường cho công ty sân sau bán chế phẩm Redoxy 3C - là sản phẩm của các nhà khoa học Đức đã được sử dụng cho hơn 80 hồ ở nội thành Hà Nội để xử lý ô nhiễm với giá thành rất rẻ.

Trả lời câu hỏi của cử tri Trần Ngọc Toán: Khi chuyên gia Nhật đang thử nghiệm xử lý nước thải ở đoạn sông Tô Lịch, có việc tháo nước từ hồ Tây vào không báo trước không? Hà Nội còn chủ trương cho bơm nước sông Hồng vào hồ Tây, từ đó tháo vào pha loãng sông Tô Lịch không? Chủ tịch Nguyễn Đức Chung trả lời: "Hôm nay các bác vẫn cứ băn khoăn chỗ các chuyên gia Nhật sử dụng công nghệ nano tại sông Tô Lịch, tôi xin nói rõ thế này. Sau một thời gian họ xin thử nghiệm, đơn vị này vào thử nghiệm nhưng không hề xin phép TP mà thông qua Công ty Thoát nước Hà Nội làm ngay tại sông Tô Lịch.

Trong quá trình họ làm, có chuyện hồ Tây hôm đó mưa, nước dâng lớn phải tháo. Về việc tháo nước từ hồ Tây vào sông Tô Lịch có báo cho họ không, tôi khẳng định và hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc mình nói, rằng TP và Công ty Thoát nước Hà Nội đã thông báo đầy đủ cho Tổ chức Xúc tiến thương mại - môi trường Nhật Bản (JEBO) và trực tiếp là Công ty cổ phần Cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE)".

Về việc Hà Nội còn chủ trương bơm nước sông Hồng vào hồ Tây, từ đó bơm ra rửa trôi sông Tô Lịch không, anh Chung nói nay, đây là ý tưởng của một nhóm nhà khoa học phối hợp với Công ty Thoát nước Hà Nội. Họ dự định xây dựng 1 trạm bơm, lấy nước sông Hồng bổ cập cho hồ Tây. Rồi hằng tháng 6-8 lần xả nước từ hồ Tây vào sông Tô Lịch. Vì mới là ý tưởng của một nhóm các nhà khoa học, nên chưa phải chủ trương của Hà Nội.

"Nhưng như các bác nêu, đây cũng chỉ là giải pháp hòa loãng nước sông Tô Lịch, bản chất vẫn phải thu gom, xử lý. Còn nếu hòa loãng rồi vẫn chảy ra sông Hồng, vẫn chảy xuống Hà Nam, Nam Định thì cũng vẫn thế. Vì vậy, đây chỉ là đề xuất, tôi khẳng định chưa trình chính thức việc này", anh Chung nói.

Nói thêm về việc thử nghiệm xử lý nước sông Tô Lịch, anh Nguyễn Đức Chung cho biết ngày 29/10 đã trực tiếp chủ trì buổi làm việc với JEBO và JVE về kết quả thí điểm xử lý làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc hồ Tây bằng công nghệ nano. Sau đó UBND TP Hà Nội đã có thông báo kết luận.

Anh Nguyễn Đức Chung đọc nguyên văn thông báo này cho cử tri nghe, trong đó khẳng định TP luôn hoan nghênh, khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân sử dụng công nghệ tiên tiến thực hiện việc nghiên cứu, đầu tư trên địa bàn TP, nhất là lĩnh vực môi trường. UBND TP đánh giá cao đề xuất thí điểm xử lý làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc hồ Tây bằng công nghệ nano của JEBO. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, tổ chức này và JVE đã không tuân thủ yêu cầu của TP, đặc biệt là việc mời báo chí đưa tin khuếch trương trong khi chưa có kết quả thử nghiệm.

UBND TP đã đề nghị lãnh đạo hai tổ chức này và các cá nhân tham gia nghiêm túc rút kinh nghiệm, nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật Việt Nam và của TP Hà Nội về lĩnh vực môi trường, xử lý ô nhiễm môi trường.

UBND TP yêu cầu JEBO cung cấp hồ sơ, tài liệu về công nghệ nano, năng lực của tổ chức này, danh sách các công trình, dự án đã được xử lý bằng công nghệ trên tại Nhật Bản và các nước khác... 

Việc thí điểm này, theo UBND TP, tới đây có thể thực hiện ở một hồ nước đọng trên địa bàn, do TP giới thiệu, có các đơn vị khoa học độc lập có năng lực, kinh nghiệm tham gia thẩm định.

Sau khi đọc xong thông báo anh Nguyễn Đức Chung nói: "TP này không phải để cho một ông, một công ty vào đây làm trò đùa cho cả thiên hạ, làm bức xúc xã hội, tôi phải nói thật với các bác như thế".

Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết hiện TP đang triển khai dự án nhà máy xử lý nước thải Yên Xá, công suất 270.000m3/ngày đêm, phấn đấu đến quý 2-2022 hoàn thành, khi đó sẽ xử lý được vấn đề nước thải sông Tô Lịch.

Ang Chung khẳng định: "Tôi dù không phải chuyên ngành về lĩnh vực này, nhưng dám khẳng định không có một công nghệ nào không thu gom đưa vào nhà máy xử lý mà xử lý được 180.000m3 nước thải xả vào sông Tô Lịch".

Hà Nội: CÔNG BỐ KẾT LUẬN ĐIỀU TRA VỤ GATEWAY

Khoai@

Hôm qua 6/12/2019, sau 4 tháng xảy ra vụ cháu Lê Hoàng Long - học sinh trường Gateway tử vong trên xe đưa đón, Cơ quan CSĐT Công an quận Cầu Giấy, Tp Hà Nội đã hoàn tất kết luận điều tra và đề nghị truy tố cô giáo chủ nhiệm, tài xế và người đưa đón học sinh. 

Cơ quan CSĐT đề nghị truy tố bị can Nguyễn Bích Quy, Doãn Quý Phiến về tội "Vô ý làm chết người" và truy tố bị can Nguyễn Thị Thủy về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".

Theo kết luận điều tra, sáng ngày 6/8/2019, tài xế Doãn Quý Phiến lái ô tô 16 chỗ đón bà Quy để đi đón 13 học sinh trường Gateway, trong đó có cháu Lê Hoàng Long (6 tuổi, trú tại tòa Trung Yên Plaza).

Thời điểm rời nhà, bé Long mặc áo phông đỏ có dòng chữ "Gateway". Gia đình cũng chuẩn bị cho bé Long một áo phông màu ghi khác có dòng chữ "Gateway" cùng sách vở vào ba lô.

Khi lên xe, cháu Lê Hoàng Long ngồi hàng ghế thứ tư từ trên xuống (xe có năm hàng ghế). Phía trên trần ô tô tại vị trí bé Long ngồi có một quả bóng bay màu vàng do học sinh khác mang lên từ hôm trước.

Khi đến trường, bà Quy mở cửa xe rồi đưa 2 học sinh xuống trước vì các cháu quấy khóc. Sau đó, người phụ nữ không kiểm tra trong xe mà đóng cửa, đi vào trường nên đã bỏ quên bé Lê Hoàng Long trên ô tô.

Sau đó, tài xế Phiến cũng không kiểm tra xem có còn ai trên xe hay không mà lái xe về lại bãi đỗ trong Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Khi đến nơi, ông này đóng cửa ra về mà không soát lại trong xe.

Đến khoảng 8h ngày 6/8, nữ chủ nhiệm Nguyễn Thị Thủy vào lớp điểm danh học sinh. Cô giáo thấy Lê Hoàng Long vắng mặt nhưng thiếu trách nhiệm, không cập nhật sĩ số vào phần mềm quản lý của trường Gateway.

Trưa hôm đó, cô Thủy phát hiện sai sót nên bổ sung sĩ số nhưng tự ý ghi Lê Hoàng Long vắng mặt có lý do.

Đến chiều cùng ngày, khi đón các học sinh về, bà Quy phát hiện bé Lê Hoàng Long nằm bất tỉnh trong ô tô, sau ghế lái. Dù được nhân viên y tế tại trường sơ cứu và đưa vào viện nhưng bé được chẩn đoán đã ngừng tuần hoàn ngoại viện.

Ngày 7/6/2019 (tức một ngày sau khi xảy ra vụ việc), bị can Nguyễn Thị Thủy nhờ nhân viên giáo vụ kiểm tra lại cập nhật điểm danh học sinh trên phần mềm. Bị can này còn nhờ giáo vụ sửa lại, bé Lê Hoàng Long vắng mặt không có lý do.

Tại cơ quan công an, bị can Thủy khai biết rõ học sinh vắng mặt không lý do nhưng không liên lạc, trao đổi với gia đình dẫn đến không phát hiện ra sự việc bé Lê Hoàng Long bị bỏ quên trong ô tô.

Quá trình điều tra, cơ quan điều tra kết luận ông Phiến và bà Quy đã vô ý và cẩu thả, không kiểm tra học sinh trong ôtô trước khi rời xe, dẫn đến việc cháu Lê Hoàng Long Long bị bỏ quên. Cô giáo Thủy đã thiếu trách nhiệm khi thấy nam sinh 6 tuổi vắng mặt nhưng không liên lạc, thông báo cho gia đình nạn nhân.

Theo Công an quận Cầu Giấy, bà Dương Thị Hoài Anh (Hiệu trưởng trường Gateway) không phải chịu trách nhiệm về việc bé Lê Hoàng Long tử vong do ngày 6/8 bà đang trong thời gian nghỉ ốm.

Vụ 8B Lê Trực: THỦ TƯỚNG RA "TỐI HẬU THƯ" CHO HÀ NỘI

Chí Bình

(VNF) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND TP. Hà Nội tập trung chỉ đạo xử lý dứt điểm vi phạm tại dự án số 8B Lê Trực, quận Ba Đình, TP. Hà Nội, bảo đảm kỷ cương, pháp luật, an toàn công trình và quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan.

Thủ tướng cho rằng UBND TP. Hà Nội rất chậm trong việc chỉ đạo xử lý sai phạm tại dự án 8B Lê Trực

Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu UBND TP. Hà Nội tập trung chỉ đạo xử lý dứt điểm vi phạm tại dự án số 8B Lê Trực.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo về việc xử lý vi phạm tại dự án số 8B Lê Trực, tuy nhiên UBND TP. Hà Nội rất chậm trong việc chỉ đạo xử lý, đến nay vẫn tồn tại, kéo dài.

Do vậy, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND TP. Hà Nội tập trung chỉ đạo xử lý dứt điểm việc này, bảo đảm kỷ cương, pháp luật, an toàn công trình và quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan.

Trước đó, thông báo kết luận số 351/TB-VPCP ngày 2/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý quy hoạch kiến trúc và đầu tư xây dựng dự án tại số 8B phố Lê Trực nêu rõ, việc vi phạm các quy định về quản lý quy hoạch kiến trúc, đầu tư xây dựng và quản lý trật tự xây dựng đô thị tại số 8B phố Lê Trực là vụ việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Chủ đầu tư đã bất chấp pháp luật, không thực hiện đúng các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc theo giấy phép xây dựng, đồng thời không thực hiện các yêu cầu của các cơ quan quản lý trật tự xây dựng đô thị.

"Vụ việc này là biểu hiện yếu kém về hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước trong công tác quản lý quy hoạch và trật tự xây dựng đô thị. Yêu cầu phải xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật đối với các sai phạm của chủ đầu tư dự án và các tổ chức, cá nhân có liên quan", kết luận của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ.

Trước đó như VietnamFinance đã thông tin, cử tri huyện Hoài Đức mới đây đã có đề nghị UBND TP. Hà Nội xử lý dứt điểm vi phạm trật tự xây dựng tại công trình số 8B Lê Trực.

Trả lời cử tri, UBND thành phố Hà Nội cho biết công tác xử lý đối với công trình, bộ phận công trình vi phạm trật tự xấy dựng tại 8B Lê Trực sẽ được tiếp tục triển khai, trên cơ sở đảm bảo chặt chẽ về hồ sơ, thủ tục pháp lý, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình, bộ phận công trình trong và sau khi thực hiện tháo dỡ.

Đồng thời, UBND TP.Hà Nội nhấn mạnh biện pháp thi công tháo dỡ cũng phải được tiến hành thận trọng, nghiêm túc, chặt chẽ, không để xảy ra tại nạn, sự cố nghiêm trọng đối với người và thiết bị thi công.

"Công an thành phố khẩn trương tổ chức điều tra, thu thập tài liệu chứng cứ để xác minh hậu quả thiệt hại của khách hàng mua căn hộ, thiệt hại của nhà nước trong quá trình cưỡng chế (nếu có), kết luận, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân liên quan", UBND TP. Hà Nội thông tin.

Đối với công tác tháo dỡ giai đoạn 2, UBND thành phố cho biết trong giai đoạn chờ Bộ Xây dựng cho ý kiến và phối hợp hướng dẫn xử lý, UBND quận Ba Đình tiếp tục chủ động lựa chọn đơn vị tư vấn, đơn vị tháo dỡ (trường hợp cần thiết sẽ đăng tải công bố công khai thông tin để mời đơn vị tư vấn có đủ năng lực lập pương án tháo dỡ theo quy định). Thành phố cũng yêu cầu quận Ba Đình ứng tiền từ ngân sách quận để triển khai thực hiện, đồng thời yêu cầu nhà đầu tư phải thanh toán, nộp đủ số tiền tháo dỡ đã ứng trước.

UBND thành phố Hà Nội cho biết, dự kiến tiến độ hoàn thành trong năm 2019.

Trước đó nữa, trả lời cử tri về sai phạm tại tòa nhà 8B Lê Trực trong buổi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp HĐND TP. Hà Nội hồi tháng 6/2019, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định: "Để đảm bảo kỷ cương phép nước thì đập cả tòa nhà này cũng phải đập vì đã sai từ móng".

DỰ ÁN SÂN BAY MIẾU MÔN KHÔNG "CHỈ CÓ MỘT BẰNG CHỨNG DUY NHẤT LÀ BẢN ĐỒ 1992", THƯA ĐBQH DƯƠNG TRUNG QUỐC (BÀI 3)

Cuteo@

Ai muốn biết anh ĐBQH Dương Trung Quốc viết kiến nghị những gì thì xin mời đọc bài "CHO TÔI ĐỐI THOẠI VỚI LÃNH ĐẠO HÀ NỘI VÀ TỔNG THANH TRA CP" đăng trên trang phản động Báo Tiếng Dân theo link sau:


Ở bài 1 (xem ở đây), tôi đã trả lời anh Dương Trung Quốc lý do buổi đối thoại được tổ chức ở Mỹ Đức chứ không phải ở Đồng Tâm, chuyện giấy mời, chuyện anh không nhận được bản kiến nghị của 6 đảng viên Đồng Tâm, chuyện anh bị các cử tri lên tiếng và chuyện anh về Đồng Tâm không thể tiếm danh Đại biểu Quốc hội được. 

Ở bài 2 tôi tôi đã chỉ rõ anh Dương Trung Quốc phát biểu hàm hồ, sai sự thật và có ý vu cáo công an Hà Nội đánh gẫy chân ông Kình. Xem bài 2 ở đây

Hoặc xem link dưới:

Bài 3 này sẽ đến cập đến phát ngôn của anh Dương Trung Quốc, rằng "Tôi chỉ quan tâm đến việc quản lý đất đai của nhà nước. Một dự án với diện tích không nhỏ nhằm mục tiêu quan trọng là mở rộng sân bay. Vậy mà chỉ có một bằng chứng duy nhất sau văn bản cấp đất của người đứng đầu chính phủ vào năm 1980 là một tấm bản đồ (nói đúng là một sơ đồ) vẽ tay do cấp huyện lập với sự xác nhận của mấy vị lãnh đạo xã cam kết không có tranh chấp đất đai".

(8) Xin thưa với ĐBQH Dương Trung Quốc, bất cứ ai biết đọc đều thấy Dự án sân bay Miếu Môn là dự án quân sự, thuộc lĩnh vực Quốc phòng và vì thế nó nằm trong danh mục bí mật nhà nước. Vì thế nhiều người không thể tiếp cận một cách chi tiết. Nếu không có đầy đủ hồ sơ từ Hồ sơ dự án tiền khả thi, đến khả thi thì không ai dám thò bút phê duyệt đâu anh. Và là dự án sân bay thì càng phải được phê duyệt theo quy trình chặt chẽ. 

Là dự án quốc phòng, nhưng lại được cấp đất của địa phương nên sẽ có những quyết định pháp lý làm cơ sở cho việc quyết định triển khai dự án. 

Anh Dương Trung Quốc cố tình cung cấp thông tin sai lệch làm cho người đọc hiểu sai rằng hồ sơ dự án chỉ dựa vào mỗi một tấm bản đồ duy nhất được vẽ tay vào năm 1992 là việc làm không tốt và nói nhẹ hơn là anh quá chủ quan, lười đọc, lười suy nghĩ.

Giọng của anh giống như giọng điệu mà những kẻ cơ hội chính trị đang giăng ra là cố tình thông tin méo mó, lệch lạc về nguồn gốc đất đai và bản chất sự yếu kém trong quản lý đất đai ở khu vực này. Từ đó "đổi trắng thay đen", coi việc một số người dân chiếm đất là hành động cần thiết để "đòi lại" đất, mà cố tình lấp liếm sự thật lịch sử về nguồn gốc đất quốc phòng tại đây.

Thực tế, dự án đó không phải chỉ có một tấm bản đồ 1992 mà nó có đầy đủ các văn bản để cho một dự án có thể ra đời. Ngoài phần chi tiết trong Hồ sơ dự án do Quân đội lập ra và quản lý thì các tài liệu còn lưu trữ cho thấy có nhiều văn bản quan trọng là căn cứ pháp lý cho khu đất này. Xin đơn cử những gì công khai trên báo chí:

- Ngày 14/4/1980, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 113/TTg về việc cấp đất xây dựng đợt một sân bay quân sự Miếu Môn (trên địa bàn xã Đồng Tâm), với diện tích 208ha, trong đó có 47,36 ha đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm, trên đường bao gồm 16 mốc giới (từ mốc số 1 đến mốc số 16).

- Ngày 10//-1981, Ủy ban hành chính tỉnh Hà Sơn Bình có Quyết định số 386/QĐ-UBND giao Quân chủng Phòng không-Không quân đợt 1 là 208 ha. 

- Ngày 22/4/2003, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân có Quyết định số 406/QĐ-PKKQ giao cho Tiểu đoàn 31/Lữ đoàn 28/Quân chủng Phòng không-Không quân được phép bố trí đóng quân trên sân bay Miếu Môn do Lữ đoàn 28 quản lý với diện tích 208 ha. 

Theo bản đồ hiện trạng 1/5000 do Công ty TNHH MTV Trắc địa Bản đồ lập tháng 6/2013, được các xã: Mỹ Lương, Trần Phú, Đồng Lạc (huyện Chương Mỹ) và Đồng Tâm (Mỹ Đức) xác nhận; Cục Bản đồ - Bộ Tổng tham mưu xác nhận ngày 26/6/2014 và Thông báo diện tích số 684/Cty-XNA ngày 26/9/2014 của Công ty TNHH MTV Trắc địa bản đồ, khu đất Lữ đoàn 28 đang quản lý tại các xã nêu trên là hơn 236,7 ha.

Về diện tích tăng thêm, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã đề nghị Lữ đoàn 28 giải trình lý do. Theo đó, “Diện tích đo đạc mới tăng so với Quyết định giao đất khi đóng quân là do trước đây công tác đo đạc, xác định mốc giới bằng thủ công, độ chính xác không cao. Mặt khác, hệ thống mốc giới của điểm giao nhận đất đã có từ trước đến nay không thay đổi… Ranh giới đơn vị quản lý, sử dụng ổn định, không có tranh chấp”.

Trên cơ sở đó, ngày 20/10/2014, UBND thành phố Hà Nội đã có Quyết định số 5383/QĐ-UBND, giao toàn bộ diện tích khu đất theo diện tích đo đạc mới cho Quân chủng Phòng không-Không quân tiếp tục sử dụng. Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã thực hiện thủ tục công nhận quyền sử dụng đất cho Quân chủng Phòng không-Không quân theo đúng quy định của Luật Đất đai 2013 và các Nghị định khác của Chính phủ về đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất cho các tổ chức và theo đúng Điều 11 Quyết định số 25/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND thành phố.

Với các căn cứ pháp lý vừa nêu thì không khó để khẳng định, phần đất được giao cho Quân chủng Phòng không-Không quân hoàn toàn đúng quy định và được quản lý, sử dụng ổn định nhiều năm nay, trong phạm vi mốc giới không thay đổi từ ngày giao đất. Tuy nhiên, do đo đạc trước đây không chính xác nên khi áp dụng đo đạc bằng biện pháp hiện đại, có diện tích tăng thêm (trong mốc giới được giao). Nhưng với các căn cứ hiện hành, không thể có chuyện và không thể chấp nhận hành vi đòi chia phần đất “dôi dư” sau đo đạc, như một số người đang đòi hỏi.

Nói thêm, cho đến nay trên thực địa vẫn còn đầy đủ 57 cột mốc bê tông được các đơn vị quân đội cắm mốc từ những năm 1980. Những mốc giới này nói lên điều gì hả ông Dương Trung Quốc?

Với những dẫn chứng nêu trên, anh Dương Trung Quốc có còn dám nói chứng cứ duy nhất của dự án này chỉ là tấm bản đồ vẽ tay nữa không?

Nói thật, tôi hỏi chỉ để mà hỏi thôi, chứ chuyện Pháp xâm lược Việt Nam mà anh còn dám bẻ lái là "Liên quân Pháp-Tây Ban Nha mượn cớ triều đình nhà Nguyễn cấm đạo để nổ súng xâm lược nhưng mục tiêu không phải là để chiếm Việt Nam mà là để tìm đường vào Trung Quốc" thì chuyện gì anh không dám làm, có phỏng?

(còn nữa)