Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

TỞN QUÁ ĐI

Mới nhất vụ xe vua: “Kiểm tra không đúng, đừng trách tôi ác”

TP - Chủ tịch Cty Thành Bưởi Lê Đức Thành cho rằng, việc đưa xe hợp đồng hoạt động trá hình như xe tuyến cố định là sáng kiến, không ai xử lý được.

Bến xe Thành Bưởi Đà Lạt

Cty Thành Bưởi có bao nhiêu xe, thưa ông?

Tuyến Đà Lạt - TPHCM và ngược lại cứ 30 phút một chuyến. TPHCM - Cần Thơ khoảng 40 chuyến/ngày.

Xe của Thành Bưởi đều mang phù hiệu hợp đồng, nhưng chạy trá hình như xe khách liên tỉnh. DN lớn, sao ông không cho xe chạy đúng luật? 

Không ai có đủ một lúc 100 người hay 50 người để đi một chuyến, phải có người tập hợp. Hợp đồng giữa 2 bên do nhân viên của tôi ký hoặc tài xế ký với một hành khách. Hoạt động như vậy luật không cấm. Đây là sáng kiến của tôi.

Chúng tôi đã bị công an, các tầng lớp của xã hội kiểm tra. Kiểm tra xong bảo tôi đội lốt, lách luật. Tôi nói lại, các anh cứ đội lốt, lách luật như tôi đi. Nếu kiểm tra không đúng đừng trách tôi ác. 

Nhưng theo quy định xe hợp đồng, ông không được nhận đặt chỗ, thu tiền riêng từng khách!

Ghi chỗ vào phiếu thông tin là do nhân viên sơ suất. Còn dịch vụ đặt chỗ ghi trên website của công ty chưa sửa được.

Tại điểm trông giữ xe trên đường Lê Hồng Phong (TPHCM), ông cho đón trả khách là không đúng quy định?

Đây chỉ là điểm trông giữ xe, nhưng có khách thì mới đón trả. Đón trả khách ở đây cũng không có vấn đề gì; vì không có biển cấm nên không sao cả.

Mỗi DN lại có một bến như ông sẽ rất lộn xộn?

Theo tôi, DN nên tự quyết định. Bến xe chung không mang lại gì cho DN; nhân dân và mọi người đi lại chỉ thêm khó khăn. 

Dư luận nói rằng ông trốn thuế, ông có ý kiến gì không?

Để thu thuế VAT của tôi, cơ quan thuế phải xuống tận trạm thu phí kiểm tra. Những xe hợp đồng chở khách tôi vẫn đóng. Chỉ xe đi đám ma tôi biếu không cho dân khu vực Lâm Đồng và tôi không tính. 

Hoạt động như xe của ông, DN khác sao sống nổi mà cạnh tranh?

Ngày trước ở đây có hơn 100 DN, nhà xe nhưng họ ra đi hết, chỉ có một mình tôi tồn tại. 

Đến như Phương Trang với cách làm như vậy (Phương Trang cũng có bãi xe cạnh Thành Bưởi nhưng là xe cố định, dùng xe trung chuyển chở khách ra bến xe - PV) thì không tồn tại được.

Nghề vận tải này không dễ. Tôi không học hành gì, đi lính ra chỉ có lớp 7/10 nhưng nay quản lý tất cả. 

Ông có phải đóng “hụi chết” cho thanh tra, công an?

Tôi không hợp đồng với ai cả. Tự tôi xử lý. Cướp giật, tôi bắt vào đây và đánh. Xì ke ma túy giội nước vào mặt. Không rắn làm sao ở đây được. 

Cảm ơn ông!

CHỬI NHAU VỚI BỌN ĐẠO ĐỨC GIẢ

Một xã hội phát triển bình thường là một xã hội luôn có sự phân công lao động một cách hợp lí. 

Ở Việt Nam, sự phân công lao động không dựa trên chuyên môn, sự phù hợp mà dựa vào quan hệ, vào tư duy thấy "người ta ăn khoai mình cũng vác mai đi đào". Có thể thấy xã hội này nó lộn xộn đến mức nào. Các cô đừng kêu la, bởi chính các cô là nguyên nhân chứ không phải nạn nhân của đống bầy nhầy đấy. 

Một xã hội mà nông dân đứng trên bục giảng dạy cách làm tiền cho các giáo sư kinh tế, kẻ tham nhũng rao giảng đạo đức làm người, thợ hàn dạy cách viết văn, lưu manh làm hành pháp, kẻ biến thái dạy cách yêu thương, yêu quái đi làm bảo mẫu ... và lái xe, sinh viên gày tóp đít đi làm ông già Noel với lí do miếng ăn mà được coi là bình thường thì hẳn đó là một xã hội vận hành với những điều vô giá trị. 

Dĩ nhiên vì miếng cơm manh áo, các cô phải làm tất cả những điều có thể để kiếm thứ tọng vào mõm mà ít có sự lựa chọn. Tất cả các việc lương thiện để kiếm miếng ăn đều đáng trân trọng. Nhưng nhiều việc các cô không thể lấy mục đích để biện minh cho phương tiện. Các cô hãy nhìn và cảm nhận một thí sinh trong chương trình "Thần tượng" quỳ lạy ban giám khảo cho đi tiếp trước hàng triệu khán giả xem truyền hình trực tiếp thì mới hiểu cái xã hội này nó sản sinh ra những thứ quái thai thế nào. Hãy lựa chọn công việc phù hợp và biết từ chối những việc không hợp với mình, đó mới là chuẩn mực và tư cách. 

Quay trở lại chuyện ông già Noel trong status trước của chị, với một số cô, đó là những người lao động chỉ vì miếng cơm, là thân phận làm thuê mà phải làm những việc như thế, chẳng thể đòi hỏi hơn vì như thế cũng là cố gắng lắm rồi. Hãy thương họ hơn là chỉ trích họ. 

Địt mẹ, các cô thật là nhân ái. 

Vì miếng cơm của bản thân mà các cô chả coi giấc mơ, niềm vui của những đứa trẻ là cái đít gì, tất cả những điều được coi là tốt đẹp đều thua miếng ăn của các cô, kệ mẹ cái xã hội này nó dẫn đến đâu. Với tầm nhìn, văn hoá của các cô, ông già Noel tốt bụng huyền thoại chỉ là thằng xe ôm đưa quà không hơn không kém. 

Bi kịch hơn, đây lại là tầm nhìn của những kẻ được coi là có ăn học. Tầm nhìn đéo quá miệng bát cơm thì bảo sao cái xã hội này đầy rẫy lũ người hèn hạ, ích kỉ, tự ti, độc ác và bỉ ổi. 

Ấy thế nhưng khi động vào các cô xem, các cô chả giãy đành đạch như đỉa phải vôi, tự ái và nhân cách của các cô cao tót vời như thể các cô là vàng là ngọc. Nữ hoàng, quân vương cũng chẳng sánh bằng. 

Khiếp. Chị dí lồn vào nhân cách, lòng nhân ái của các cô. Địt mẹ lũ rởm rít, tưởng chuyện gì đứng về phía người nghèo cũng là hay phỏng.

Mượt

GIA MINH, BÙI VĂN BỒNG, NGUYỄN XUÂN DIỆN ĐÃ RƠI MẶT NẠ

Khoai@


Vụ việc lùm xùm về mẹ Việt Nam anh hùng Phạm Thị Lành được khơi nguồn từ báo Lao Động, rồi được TS Nguyễn Xuân Diện chộp lấy và đưa lên blog Tễu. Từ nguồn này, phóng viên Gia Minh của RFA cũng nhanh chóng vào cuộc viết bài, và đăng tải ngay trên trang của Bùi Văn Bồng. 

Những thông tin đó là hoàn toàn bịa đặt và vu khống. Xem hình dưới, được chụp từ màn hình máy tính. 


Bản thân Nguyễn Xuân Diện, Bùi Văn Bồng đều biết rõ điều này, nhưng cố tình đăng tải nhằm nói xấu chế độ.

Tất nhiên, anh phóng viên báo Lao Động và Ban biên tập có lẽ sẽ là người phải chịu trách nhiệm chính về vụ việc đáng hổ thẹn này. Chúng ta hãy chờ xem ông Chủ tịch Tổng LĐLD Việt Nam Đặng Ngọc Tùng và Tổng Biên tập Báo Lao Động sẽ xoay sở như thế nào với bài viết bịa đặt, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới lòng tin của người dân với việc thực hiện các chủ trương, chính sách và pháp luật của đảng và nhà nước, tạo cơ hội cho đám mất dạy xuyên tạc, bơm bít bóp méo sự thật.

Sau đây là Phản hồi của chính quyền Đà Nẵng về vụ việc. Phản hồi này đã lột mặt nạ của cả Gia Minh, Bùi Văn Bồng và Nguyễn Xuân Diện. Tuy nhiên, điều mà người dân mong chờ là việc xử lý các đối tượng "mượn gió bẻ măng" như thế này.

Phản hồi bài viết trên Báo Lao Động ra ngày 3-7-2014

Ảnh: Bùi Văn Bồng

Ngày 21-7-2014, UBND thành phố Đà Nẵng có Công văn số 6349/UBND-NCPC kính gửi Chủ tịch Tổng LĐLD Việt Nam Đặng Ngọc Tùng và Tổng Biên tập Báo Lao Động phản hồi bài viết của Báo Lao Động ra ngày 3-7-2014. Nội dung công văn như sau:

Ngày 3-7-2014, Báo Lao Động Online có bài viết “Đà Nẵng: Bị cưỡng chế, Mẹ Việt Nam Anh hùng quyết ở Trung tâm Y tế chờ tòa án phán xử” về vụ việc liên quan đến gia đình của bà Phạm Thị Lành (Mẹ Việt Nam anh hùng), trú tại 29 đường Nguyễn Thông, phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng. Sau khi xem xét nội dung bài viết nêu trên của Báo Lao Động, UBND thành phố Đà Nẵng có ý kiến cụ thể như sau:

1- Về hỗ trợ, bồi thường và tái định cư đối với bà Phạm Thị Lành

Nhà, đất của hộ bà Phạm Thị Lành có nguồn gốc do Nhà nước quản lý, gia đình bà Phạm Thị Lành ký hợp đồng thuê với diện tích là 49,4m2. Trong quá trình sử dụng, gia đình hộ bà Lành đã tự ý cơi nới thêm, nên tổng diện tích đất gia đình sử dụng đã tăng từ 49,4m2 lên 119,9m2.

Năm 2008, toàn bộ diện tích đất nêu trên nằm trong phạm vi giải tỏa để thực hiện dự án nâng cấp, mở rộng đường Hà Thị Thân, phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng. Tuy là nhà, đất thuê của Nhà nước nhưng UBND thành phố Đà Nẵng đã xem xét giải quyết hỗ trợ 60% giá đất ở đối với phần diện tích 49,4m2, hỗ trợ 100% giá trị nhà và vật kiến trúc, hỗ trợ khó khăn: 10.000.000 đồng với tổng số tiền đền bù, hỗ trợ là 124.149.150 đồng. Ngoài ra, bà Phạm Thị Lành được hỗ trợ tiền sử dụng đất thuộc diện chính sách theo quy định khi Nhà nước bố trí đất tái định cư với số tiền là 45.000.000 đồng.

Về chính sách tái định cư, UBND thành phố Đà Nẵng có chủ trương xây dựng nhà tình nghĩa cho bà Phạm Thị Lành tại lô đất số 08-B2, đường 7,5m khu dân cư An Mỹ, với diện tích 90m2 (nay là số 33 đường Nguyễn Thông, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng). Tuy nhiên, bà Phạm Thị Lành và gia đình có nguyện vọng muốn mua đất nhằm tạo điều kiện cho con cháu làm ăn sinh sống, không nhận nhà tình nghĩa. Nguyện vọng này của bà Phạm Thị Lành và gia đình thể hiện tại:

- Đơn đề nghị ngày 19-6-2008 với nội dung: “Đề nghị UBND thành phố có biện pháp ngăn chặn ngừng thi công nhà tình nghĩa mà ra quyết định bán đất cho tôi để gia đình tôi tự làm nhà theo ý muốn”.

Ảnh: Nguyễn Xuân Diện

- Biên bản làm việc ngày 6-6-2008 của UBND quận Sơn Trà, bà Phạm Thị Lành và ông Trần Công Minh (con bà Lành) trình bày: “Mẹ Việt Nam anh hùng còn có 2 con là Trần Công Minh, Trần Minh Đức đứng ra phụng dưỡng do đó chưa cần thiết phải làm nhà tình nghĩa cho Mẹ Việt Nam anh hùng. Trường hợp xây dựng nhà tình nghĩa thì xem lại có đúng chính sách không và sau khi xây dựng gia đình sẽ không nhận”.

Thể theo nguyện vọng nêu trên của gia đình bà Phạm Thị Lành nêu tại buổi tiếp dân ngày 9-7-2008, Chủ tịch UBND thành phố đã đồng ý bố trí 2 lô đất liền kề (lô số 10 và 11 khu B2) đường 7,5m khu dân cư An Mỹ, với tổng diện tích là 180m2 (nay là số 29 đường Nguyễn Thông), thay cho chủ trương xây dựng nhà tình nghĩa; còn lô đất số 08-B2, đường 7,5m khu dân cư An Mỹ (nay là số 33 đường Nguyễn Thông-Sơn Trà), UBND thành phố Đà Nẵng giải quyết bố trí để làm nhà sinh hoạt cộng đồng tại khu vực.

2- Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại

Sau khi nguyện vọng của gia đình được giải quyết xong, gia đình bà Phạm Thị Lành nhận đất và xây dựng nhà ở khang trang tại 2 lô đất liền kề ở số 29 đường Nguyễn Thông-Đà Nẵng thì ông Trần Công Minh (con của bà Phạm Thị Lành) tiếp tục đòi nhà, đất tại số 33 đường Nguyễn Thông, quận Sơn Trà, Đà Nẵng mà hiện nay là nhà sinh hoạt cộng đồng của nhân dân tại khu vực (ông Minh cho rằng đây là nhà tình nghĩa đã bố trí cho bà Phạm Thị Lành). Khiếu nại này đã được các cơ quan chức năng giải quyết theo đúng quy định của pháp luật:

- Quyết định số 1826/QĐ-UBND ngày 20-8-2009 của Chủ tịch UBND quận Sơn Trà.

- Quyết định số 8556/QĐ-UBND ngày 13-11-2009 của Chủ tịch UBND thành phố với nội dung không chấp nhận khiếu nại và giữ nguyên Quyết định giải quyết của Chủ tịch UBND quận Sơn Trà.

Thanh tra Chính phủ đã tổ chức kiểm tra, rà soát toàn bộ vụ việc. Ngày 17-3-2014, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Chính phủ và UBND thành phố tổ chức đối thoại với ông Trần Công Minh (có sự tham gia trợ giúp pháp lý của ông Nguyễn Trọng Phúc – Giảng viên Khoa Luật Trường Đại học Huế). Sau khi đối thoại công khai, dân chủ và trên cơ sở pháp luật, kết quả chính sách hỗ trợ của thành phố đối với bà Phạm Thị Lành, Thanh tra Chính phủ kết luận việc giải quyết của Chủ tịch UBND quận Sơn Trà và Chủ tịch UBND thành phố theo đúng quy định của pháp luật.

3- Về sự việc diễn ra vào ngày 12 và 13-6-2014

Nhà, đất tại số 33 đường Nguyễn Thông, quận Sơn Trà-Đà Nẵng là nhà sinh hoạt cộng đồng tại khu vực nhưng ông Trần Công Minh ngang nhiên đổ xe tang trên lô đất, phía trước cửa nhà làm ảnh hưởng đến việc sinh hoạt của nhân dân. Đảng ủy, chính quyền, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường An Hải Tây đã nhiều lần vận động và thông báo bằng văn bản yêu cầu ông Trần Công Minh di chuyển xe tang ra khỏi nhà sinh hoạt cộng đồng nhưng ông Trần Công Minh cố tình và kiên quyết không thực hiện.

Thực hiện Công văn số 08 ngày 4-12-2013 của Tổ đại biểu HĐND thành phố Đà Nẵng (đơn vị quận Sơn Trà) về xử lý sớm việc đổ xe tại nhà sinh hoạt cộng đồng, UBND quận Sơn Trà chỉ đạo UBND phường An Hải Tây thực hiện. Ngày 12-6-2014, UBND phường An Hải Tây tổ chức lực lượng di chuyển xe tang ra khỏi nhà sinh hoạt cộng đồng thì ông Trần Công Minh đưa mẹ là bà Phạm Thị Lành ra cản trở, riêng vợ ông Minh là bà Thảo có hành vi chống đối, đổ can xăng xuống đường để đốt. Trước tình hình phức tạp đó, lực lượng thi hành nhiệm vụ áp tải bà Thảo về trụ sở UBND phường An Hải Tây; cán bộ phụ nữ và nhân viên y tế đưa mẹ Phạm Thị Lành về Trung tâm y tế quận Sơn Trà để chăm sóc.

Đến tối ngày 12-6-2014, ông Trần Công Minh đến Trung tâm Y tế quận Sơn Trà đưa bà Phạm Thị Lành về nhà. Tuy nhiên, đến khoảng 7 giờ 30 sáng ngày 13-6-2014, ông Trần Công Minh lại đưa bà Phạm Thị Lành trở lại Trung tâm Y tế quận Sơn Trà nhưng không làm thủ tục nhập viện theo quy định mà bỏ đi về, để mẹ mình là bà Phạm Thị Lành ở lại Trung tâm Y tế quận Sơn Trà.

Qua kiểm tra và theo dõi sức khỏe hằng ngày, Trung tâm Y tế quận Sơn Trà xác định bà Phạm Thị Lành không có bệnh, sức khỏe bình thường nên đã nhiều lần thông báo cho gia đình đưa bà Lành về nhà. Tuy nhiên, đến nay ông Trần Công Minh vẫn không đưa bà Phạm Thị Lành về nhà. Vì vậy, hiện nay Trung tâm Y tế quận Sơn Trà vẫn đang tiếp tục chăm sóc bà Phạm Thị Lành.

Trước tình hình đó, xét thấy việc bà Phạm Thị Lành ăn ở tại Trung tâm Y tế quận Sơn Trà là không bảo đảm đến sức khỏe nên UBND thành phố đã yêu cầu UBND quận Sơn Trà chủ trì, phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Trung tâm Y tế quận Sơn Trà, UBND phường An Hải Tây đưa bà Phạm Thị Lành về nhà ở của gia đình tại số 29 Nguyễn Thông-Đà Nẵng. Nếu gia đình bà Phạm Thị Lành không tiếp nhận bà, giao Sở Lao động-Thương binh và Xã hội lập thủ tục cho bà Phạm Thị Lành về Trung tâm Phụng dưỡng người có công cách mạng thành phố để chăm sóc. Hiện nay, các cơ quan, địa phương đang khẩn trương triển khai thực hiện.

Từ kết quả hỗ trợ và tái định cư nêu trên cho thấy, thành phố đã giải quyết thỏa đáng và rất quan tâm đến gia đình của mẹ Việt Nam anh hùng Phạm Thị Lành. Tất cả sự việc xảy ra vào ngày 12 và 13-6-2014 là do vợ chồng ông Trần Công Minh (con của bà Phạm Thị Lành) đạo diễn, ông Minh đã đưa mẹ già của mình ra để cản trở cơ quan chức năng (mẹ Lành đã 97 tuổi), gây áp lực với chính quyền địa phương. Đây là hành vi coi thường pháp luật và bất chấp đạo lý của ông Trần Công Minh. Trong tình huống này, việc đưa mẹ Phạm Thị Lành về Trung tâm Y tế quận Sơn Trà để chăm sóc là cần thiết và mang tính đạo nghĩa sâu sắc.

Bản chất và sự thật của vụ việc diễn ra vào ngày 12 và ngày 13-6-2014 đúng như nội dung báo cáo nêu trên, thế nhưng ngày 3-7-2014, Báo Lao Động Online có bài viết “Đà Nẵng: Bị cưỡng chế, mẹ Việt Nam anh hùng quyết ở Trung tâm Y tế chờ Tòa án phán xử” có nội dung không chính xác, sai lệch.

- Thứ nhất, ngôi nhà tại số 33 Nguyễn Thông, quận Sơn Trà, Đà Nẵng là nhà sinh hoạt cộng đồng của nhân dân tại khu vực, không phải nhà tình nghĩa của bà Phạm Thị Lành (thành phố đã giải quyết bố trí 2 lô đất liền kề, thay cho chủ trương xây dựng nhà tình nghĩa theo đúng nguyện vọng của gia đình bà Phạm Thị Lành), thế nhưng bài viết lại cho rằng ngôi nhà này là nhà tình nghĩa của bà Phạm Thị Lành.

- Thứ hai, UBND phường An Hải Tây tiến hành cưỡng chế đưa xe tang của ông Trần Công Minh ra khỏi nhà sinh hoạt cộng đồng để nhân dân tại khu vực sinh hoạt, thế nhưng bài viết cho rằng chính quyền cưỡng chế mẹ Việt Nam anh hùng Phạm Thị Lành.

- Thứ ba, trước tình hình phức tạp tại khu vực vào thời điểm ngày 12-6-2014 như nêu trên, cán bộ phụ nữ và nhân viên y tế của phường An Hải Tây đưa bà Phạm Thị Lành về Trung tâm Y tế quận Sơn Trà để chăm sóc, thế nhưng bài viết cho rằng chính quyền phường An Hải Tây tổ chức cưỡng chế giữ mẹ Việt Nam anh hùng Phạm Thị Lành.

Những thông tin phiến diện, không chính xác, sai lệch và không đúng sự thật sự việc của Báo Lao Động đã làm ảnh hưởng rất lớn đến thành quả thực hiện chính sách đối với gia đình có công cách mạng mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Đà Nẵng đã và đang thực hiện có hiệu quả trong suốt thời gian qua theo chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

4- Về một số bài báo có nội dung liên quan đến vụ việc

Sau khi sự việc ngày 12 và 13-6-2014 diễn ra và bài viết nêu trên của Báo Lao Động Online, một số báo địa phương, Trung ương đã có bài viết lên án và phê phán hành vi của ông Trần Công Minh, đó là:

- Báo Công an Đà Nẵng có bài viết “Những việc làm trái pháp luật và đạo lý của gia đình ông Trần Công Minh” với nhiều bài có tựa đè: “Chiếm dụng trái phép nơi sinh hoạt cộng đồng”, “Trục lợi từ chữ hiếu”.

- Báo Lao Động xã hội có bài viết “Vụ khiếu kiện của ông Trần Công Minh (Đà Nẵng): “Phải tôn trọng đạo lý và pháp luật” với nhiều bài có tựa đề: “Ưu đãi vượt trội”, “Gia đình chính sách càng phải gương mẫu”, “Một hành động cần lên án”.

Từ những ý kiến nêu trên, UBND thành phố Đà Nẵng đề nghị Tổng Biên tập Báo Lao Động đính chính, phản hồi lại cho dư luận được rõ sự thật của vụ việc, xem xét xử lý vi phạm đối với những phóng viên đã có bài viết nêu trên theo đúng quy định của pháp luật, thông báo kết quả cho bạn đọc và UBND thành phố Đà Nẵng được biết.

UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

---------------

Đây là bài đăng trên blog của Bùi Văn Bồng:

Đền ơn, đáp nghĩa’ chính sách và thực tế

Công an, cùng với số đông dân phòng, cán bộ thô bạo lôi ngược bà mẹ Việt Nam Anh hùng Phạm Thị Lành (97 tuổi) lên xe bắt đi ngày 12/06/2014.

Chính sách ‘đền ơn, đáp nghĩa’ luôn được chính phủ Hà Nội nhắc đi nhắc lại, đặc biệt vào dịp Ngày Thương binh- Liệt sĩ 27 tháng 7 hằng năm.Tuy nhiên thực tế đối xử với những người từng toàn tâm, toàn ý đi theo ‘chính quyền cách mạng’ ra sao?

Tuyên truyền hay!

Nhiều người từng hăng hái lên đường tham gia kháng chiến chống Pháp, hay sau này khi đi vào miền nam để chiến đấu đều vì lý tưởng bảo vệ toàn vẹn giang sơn nước nhà, và mong mỏi đất nước không bị nô lệ ngoại bang, người dân sẽ có được một cuộc sống ấm no, không bị bóc lột bởi tầng lớp ‘ăn trên, ngồi trốc’.

Bà Lê thị Ngọc Đa, một nữ thương binh trở thành dân oan khiếu kiện lâu năm vì đất đai bị tước đoạt một cách bất công, rồi trở thành tù nhân với tội danh gây rối trật tự khi cùng bà con dân oan khác lập thành hội nhóm đi biểu tình đòi quyền lợi, nhắc lại gốc gác gia đình theo cách mạng của bà:

Hồi trước tôi tham gia công tác theo truyền thống của ông cha- 3 đời cộng sản. Vì chỗ đó tôi đi theo cộng sản chiến đấu. Cộng sản nói rằng chiến đấu thì sau này không có kẻ giàu, người nghèo, được tự do, hạnh phúc; không có giai cấp bóc lột, dân ai cũng được cơm no, áo ấm, ai cũng được học hành, không ai áp bức ai. Vì thế tôi đi theo con đường đó. Vì tôi nghĩ con đường đó trên đời này ai cũng muốn, ai cũng ham.

Tôi nhớ ông Hồ Chí Minh có nói ‘đảng ta là một đảng cầm quyền, mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng; phải thật sự cần kiệm, liên chính, chí công, vô tư; phải giữ gìn đảng ta thật trong sạch; phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Nói như vậy thì ai mà không mê!

Theo bà Lê thị Ngọc Đa thì hiện nay trường hợp của bà không phải là cá biệt mà còn nhiều thương binh từng hy sinh máu xương cho ‘cách mạng’ cũng phải chịu cảnh tương tự như bà, thậm chí còn tệ hại hơn bà nữa:

Hôm nay nói vậy tôi cũng đau khổ vì tôi là người từng hy sinh cho họ, và tuyệt đối trung thành với họ; nhưng giờ tôi được gì, cuối cùng được gì. Chẳng những một mình tôi mà còn bao nhiêu anh em khác cũng khổ như tôi, có người khổ hơn tôi!
Thực tế phũ phàng!

Vào nửa đầu tháng 6 vừa qua, tại thành phố Đà Nẵng, một Bà mẹ Việt Nam Anh Hùng tên Phạm thị Lành, thương binh ¾, 93 tuổi, có chồng và 2 con là liệt sỹ, bị các cơ quan chức năng địa phương phường An Hải Tây, quận Sơn Trà đến cưỡng chế ra khỏi căn nhà bằng biện pháp bạo lực. Bà bị đưa đến bệnh viện và giữ ở đó cho đến nay.

Người con trai của bà là ông Trần Công Minh cho biết:

Từ sáng ngày 12 tháng 6 họ bắt đưa vào bệnh viện- Trung tâm y tế Quận Sơn Trà. Chiều hôm đó tôi đến làm việc với giám đốc và phó giám đốc bệnh viện, tôi được phó giám đốc bện viện cho biết ông nhận được giấy triệu tập mời họp của bà phó chủ tịch UBND quận Sơn Trà, Huỳnh Thị Mỹ Hoa, về việc cưỡng chế mẹ tôi.

Vào đó thấy mẹ không có vấn đề gì, tôi có yêu cầu Trung tâm Y tế lập biên bản để tôi đưa mẹ tôi về nhà để chăm sóc. Thế nhưng ban lãnh đạo của Trung tâm Y tế nói phải chờ xin ý kiến của chủ tịch UBND quận Sơn Trà. Từ đó đến nay chưa cho mẹ về. Hội đồng Nhân dân Thành phố Đà Nẵng cũng họp và cho rằng việc làm của mẹ tôi là sai nên đưa vào Trung tâm Y tế để chăm sóc cho mẹ tôi. Nhưng gia đình không có yêu cầu điều đó.

Bức xúc của gia đình là yêu cầu làm rõ lý do bắt và giữ mẹ tôi tại Trung tâm Y tế Quận Sơn Trà để làm rõ vấn đề này. Làm rõ ai vi phạm qui định của pháp luật và phải xử lý công minh trước pháp luật, dù đó là người có chức có quyền cũng phải xử lý.

Sau khi bị cưỡng chế khỏi nhà và bị giữ ở bệnh viện quận Sơn Trà 18 này, mà không có lệnh theo đúng qui định pháp luật, vào cuối tháng 6 bà Phạm Thị Lành có đơn gửi cho ông chủ tịch nước Trương Tấn Sang trả lại danh hiệu ‘Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng’. Đơn được điểm chỉ bằng ngón trỏ phải của bà Phạm Thị Lành. Lý do được nêu ra vì ‘quá xấu hổ’ cho hành động phạm tội của hai cấp phường và quận Sơn Trà.

Bà này còn có đơn kêu cứu vì con trai của bà bị theo dõi một cách bất thường.

Một người Pháp nhập tịch Việt Nam, ông Andre Menras- Hồ Cương Quyết, khi hay tin sự việc xảy ra đối với Mẹ Việt Nam Anh hùng Phạm thị Lành, ông này đang có mặt tại Đà Nẵng nên đã đích thân mang hoa đến tại bệnh viện để được gặp bà. Thế nhưng những người tại bệnh viện không cho ông này được gặp bà Phạm Thị Lành. Trong bài viết đưa lên mạng sau đó, ông Andre Menras Hồ Cương Quyết ghi rõ ‘với tôi thì mọi sự đã rõ, bà Lành, 93 tuổi, bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng, bị bắt giam với sự a tòng của các bác sĩ và công an của cái hệ thống kiểu Tàu tìm cách khóa miệng người dân, đặc biệt là những người yếu thế nhất.’

Vì đâu nên nỗi?

Một lão thành cách mạng từng được mệnh danh là ‘con hùm xám đường 4’ trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ông Đặng Văn Việt nêu lên lý do vì sao nhiều người có công với cách mạng bị đối xử tàn tệ suốt bấy lâu nay:

“Uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa là những châm ngôn mà chế độ đề ra, nào là biết ơn người có công, nhớ đến tổ tiên ông bà. Phương châm, châm ngôn đó nghe rất đẹp, nhưng thực hiện thì có nơi người ta thực hiện được, có nơi người ta không thực hiện. Điều này tùy tâm của từng tổ chức, từng người lãnh đạo. Có khi người ta nói một đường mà làm một nẻo.

Việc thực hiện mà không đúng như vậy là do nguồn gốc chính trị của nó. Nguồn gốc chính trị của nó là quan điểm, tư tưởng Mác- Lê nin, là quan điểm đấu tranh giai cấp; tức là giai cấp này tìm cách xóa bỏ giai cấp kia…, hoặc ưu tiên cho giai cấp này, đặc quyền, đặc lợi hơn cho giai cấp khác. Như thế tự nhiên tạo nên những bất công, bất hợp lý và tạo nên những đầu óc cơ hội, lợi dụng những ưu tiên của chế độ đó, làm những việc bậy bạ, chẳng hạn như tham nhũng phát triển không có tài nào ngăn cản nổi. Cơ bản là vấn đề chính trị, từ chính trị mà ra hết. Quan điểm chính trị sai lầm đưa đến những thoái hóa về xã hội”.

Đại biểu quốc hội- sử gia Dương Trung Quốc hồi tháng 7 năm 2012 có bài viết trên tờ Lao Động Cuối tuần về trường hợp bà Cát Hanh Long- Nguyễn thị Năm. Bà này từng đóng góp nhiều cho cách mạng giai đoạn đầu và trong Tuần lễ Vàng; nhưng rồi bà bị chính cách mạng xử bắn vì là bị qui vào thành phần địa chủ.

Gia Minh/rfa
Được đăng bởi Bùi Văn Bồng vào lúc 07:36

---------------

Đây là bài trên blog của TS Nguyễn Xuân Diện:

ĐAU ĐỚN THAY! BÀ MẸ VN ANH HÙNG 93 TUỔI TRẢ DANH HIỆU CHO NHÀ NƯỚC

Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng Phạm Thị Lành, 93 tuổi, đồng thời là thương binh 3/4, trú tại số 29, Nguyễn Thông, phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng vừa gửi đơn tới Ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam trả lại danh hiệu "Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng". Dưới đây là toàn văn Đơn có điểm chỉ của Cụ bà Phạm Thị Lành và các văn thư liên quan:






Đà Nẵng: Bị cưỡng chế, mẹ Việt Nam anh hùng quyết ở trung tâm y tế chờ toà phán xử 

(LĐO) Đỗ Văn - 11:3 PM, 03/07/2014 

Mẹ VNAH Phạm Thị Lành bị 4 người phụ nữ lôi ngược lên xe cứu thương. 

Sáng 12.6, chính quyền phường An Hải Tây (quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng) đã tổ chức cưỡng chế, giữ Mẹ Việt Nam Anh hùng (VNAH) Phạm Thị Lành (97 tuổi) ngay trước cửa ngôi nhà tình nghĩa của mẹ tại lô B2-8 (tương đương với số 33) đường Nguyễn Thông, khu dân cư An Mỹ. 

Cưỡng chế... mẹ VNAH 

Thuật lại sự việc với PV Báo LĐ, ông Trần Công Minh (SN 1962, trú tại 29 đường Nguyễn Thông) cho biết: “Sáng ngày 12.6, ông Đỗ Trọng Bê - Chủ tịch UBND phường An Hải Tây, ông Hồ Thanh Quyền – Phó Chủ tịch phường và rất nhiều công an, cùng với số đông dân phòng, cán bộ công chức kéo đến trước số 33 đường Nguyễn Thông với ý định cưỡng chế ngôi nhà tình nghĩa của mẹ”.

Căn cứ vào các clip gia đình mẹ Lành quay được, có thể thấy trước cửa ngôi nhà số 33 đỗ một chiếc ôtô hòm. Lực lượng cưỡng chế thì căng hai dãy rào sắt di động chắn ngang đường Nguyễn Thông. Lực lượng CA với đủ các sắc phục được huy động, xe cứu thương, cứu hỏa cũng được điều động chờ sẵn.

Lúc này Mẹ VNAH Phạm Thị Lành (hiện đang sống cùng ông Minh - con mẹ Lành - ở số nhà 29) đã ra và mời ông Bê, ông Quyền vào nhà (để đọc quyết định cưỡng chế và lập biên bản cưỡng chế). Tuy nhiên, phía lãnh đạo phường An Hải Tây đã không hề đọc QĐ cưỡng chế, cũng không vào nhà theo lời mời của mẹ Lành và ông Minh.

Trước sự “cương quyết” làm trái của chính quyền phường, Mẹ VNAH Phạm Thị Lành đã xách một can xăng 5 lít đặt dưới đất và đứng chắn trước chiếc xe ôtô, không cho chính quyền phường hành động.

Thấy vậy, ông Đỗ Trọng Bê đã hô người hành động. Một phụ nữ to béo chạy vào nắm lấy tay mẹ Lành, tiếp đó ba người phụ nữ nữa xông vào hỗ trợ lôi ngược Mẹ VNAH Phạm Thị Lành lên xe cứu thương. Chiếc xe cứu thương hú còi chạy mất dạng khỏi hiện trường.

Ông Trần Công Minh cho biết, ông nhận ra hai người phụ nữ không bịt mặt là cán bộ phụ nữ của phường, còn hai người đàn bà bịt mặt thì ông không nhận ra là ai. 

“Mẹ sẽ ở đây chờ tòa phán xử” 

Sáng 2.7, PV Báo LĐ đã vào thăm Mẹ VNAH Phạm Thị Lành tại Trung tâm Y tế (TTYT) quận Sơn Trà – nơi người ta đã giữ mẹ Lành từ khi mẹ bị chính quyền phường An Hải Tây cưỡng chế lên xe cứu thương.

Đã 21 ngày bị đưa vào bệnh viện, nhưng mẹ vẫn khỏe mạnh và ngồi dậy tiếp chúng tôi. Mẹ nhẹ nhàng bảo: “Mẹ sẽ ở đây cho đến khi nào có phán quyết của tòa án xem mẹ phạm tội gì?”.

Khi được hỏi về tình trạng sức khỏe của mẹ Lành, các bác sĩ, y tá đều xác nhận mẹ hoàn toàn khỏe mạnh, không có bệnh tật gì. Khi PV hỏi lý do đưa mẹ vào viện, các bác sĩ, y tá cho biết: Đó là do cấp trên!

Trước câu hỏi tại sao lại giữ Mẹ VNAH Phạm Thị Lành tại TTYT quận Sơn Trà, bác sĩ Nguyễn Văn Cúc – Phó Giám đốc TTYT quận Sơn Trà - cũng cho biết: “Cái đó do chính quyền phường, còn chúng tôi chỉ làm chuyên môn”. Bác sĩ Cúc cũng xác nhận mẹ Lành hoàn toàn khỏe mạnh và cho biết, TTYT đã có CV yêu cầu chính quyền phường An Hải Tây đưa mẹ Lành về nhà, bởi “hiện nay cụ Phạm Thị Lành vẫn đang lưu trú tại khoa Khám bệnh và Cấp cứu của TTYT quận Sơn Trà, đây là môi trường độc hại, có nhiều mầm bệnh và có nguy cơ lây nhiễm cho cụ, đe dọa đến sức khỏe của cụ”.

Theo điều tra của PV Báo LĐ, sau khi TTYT có công văn gửi UBND phường, ông Hồ Thanh Quyền – Phó Chủ tịch phường An Hải Tây - đã đến tận nhà ông Minh “năn nỉ” đưa mẹ Lành về.

Ông Trần Công Minh - con trai mẹ Lành - cho biết: “Không phải gia đình chúng tôi không muốn đưa cụ về. Chiều 12.6, ngay khi phát hiện mẹ đang bị giữ ở TTYT quận, tôi đã đến TTYT quận yêu cầu mời chính quyền phường đến và lập biên bản để đưa mẹ về, thế nhưng Ban giám đốc của TTYT quận Sơn Trà đã từ chối. Đến nay thì mẹ kiên quyết ở lại TTYT quận để đợi tòa phán quyết mẹ phạm tội gì? Mẹ bảo từ giờ đến khi có phán quyết của tòa, đây là nhà của mẹ”.

Nguồn: Lao Động.

TÀU Ô

Ong Bắp Cày


Đọc bài "Tướng Lương: Dù TBT Lê Duẩn đã dự kiến, tôi vẫn chưa tin Trung Quốc đánh", ở kì hai với tựa đề: "Quân Trung Quốc năm 1979: Tôi chưa thấy đội quan nào ô hợp, hôi của nhứ thế", đăng trên SohaNews tôi không hề ngạc nhiên khi thấy tướng Lê Mã Lương nhận xét: 

"Trang bị của quân Trung Quốc làm cho chúng tôi thấy rất bất ngờ bởi cho đến năm 1979 mà trang bị cho quân đội của Trung Quốc lại yếu kém, ô hợp và hôi của như thế. Khi lực lượng chiến đấu của Trung Quốc đi trước hoặc chiếm được những vị trí, những đường phố của ta thì phía sau là đội quân dân binh rất đông vừa đảm bảo sức chiến đấu quân Trung Quốc nhưng lại là đội quân ô hợp để hôi của. Họ vào nhà dân vơ vét tất cả những gì có thể dùng được. Trong lịch sử, tôi chưa từng thấy một quân đội của một nước lớn nào phát động chiến tranh lại đưa dân binh đi để vơ vét của cải như thế. Thậm chí họ còn bắt gà, bắt lợn và xuống ao để bắt cá. Nếu không dùng được thì cho bộc phá giật nổ. Hành động của quân Trung Quốc khiến tôi liên tưởng đến năm 1945 khi quân Tàu – Tưởng sang Việt Nam đi giải giáp quân đội Nhật. Không thể tưởng tượng được quân đội của một nước mạnh như Trung Quốc lại vô kỷ luật như vậy. Bộ đội Việt Nam rất ngạc nhiên về hành động của lính và dân binh Trung Quốc”.

Nhận xét trên của tướng Lê Mã Lương cũng phần nào giải vì sao dân ta gọi quân Trung Quốc là Tàu Ô. 

Ngày còn bé, tôi vẫn thường được nghe các cụ, các ông bà nói đến giặc tàu, hay giặc tàu ô, hoặc tàu phù với những mô tả là đội quân được cấu thành bởi nhiều loại người, và chủ yếu là đám lục lâm thảo khấu (giặc cỏ) chúng vô kỷ luật, đói khát, đi đến đâu thì cướp bóc, tàn phá đến đó. Đối với người Việt Nam, từ giặc Tàu ô phổ biến hơn cả, và nó đồng nghĩa với nạn cướp bóc phá phách và giết chóc.

Trong bài "Tàu vẫn là Tàu" của Tịnh Tâm đăng trên Dân Nam có đoạn: 

"Từ nhỏ, tôi đã nghe câu hát mỉa: “Chi-Noa là giống bên Tầu, Đẻ ra con lợn hôi màu cứt heo”. Người Việt có khi gọi người Tầu là “thằng Ngô” (“Vợ thằng Ngô đốt vàng cho chú khách – Trần Tế Xương). “Chú khách”, có khi gọi là “Khách trú” tức là người ngoài nước, coi như khách đến cư trú. Thông thường người ta gọi là người Tầu, nước Tầu. Cũng có khi gọi là Chệt hay Chú Chệt, cũng gọi là chú Ba, (Chú Bảy là người Ấn Độ), hoặc Ba Tầu. Tầu phù, Tầu ô là tiếng gọi rất thường khi quân Tưởng do Lư Hán và Tiêu Văn sang tước khí giới quân Nhựt sau khi Nhựt đầu hàng…

Duyên Anh chỉ khoái có 2 từ ngữ, viết trong truyện “Con Thúy”: “Không khí cách mạng bỗng hôi mùi Tầu phù. Bài hát Tiến quân ca, bài hát thiêng liêng của cách mạng tháng tám, bị đổi lời để mỉa mai quân của tướng Lư Hán. Đoàn quân Tầu ô đi, sao mà ốm thế, bước chân phù lang thang trên đường Việt Nam. Cờ sao trắng phất phới như giẻ váy. Thằng nào sang không ốm cũng phù chân… Ba thằng sĩ quan Tầu đeo kiếm tước của Nhật nghênh ngang giữa đường. Lính Nhật gặp, hét lớn, đứng nghiêm giơ tay chào. Ba thằng sĩ quan Tầu phù hoảng quá bỏ chạy…"

Thực tế là tôi không mấy quan tâm đến ngữ nghĩa từ vựng, mà chỉ hiểu nôm na dân dã về từ Tàu Ô, và nó khắc sâu vào não bộ, khó thay đổi.

Thực ra, cách hiểu của tôi có thể không đúng, nhưng nó là cách hiểu dân dã với nghĩa là giặc Tàu (Trung Quốc) là một đội quân ô hợp. Vì thế, chúng ta không hề lạ khi thấy quân xâm lược Trung Quốc đi đến đâu là cướp bóc, hôi của đến đó.

Sau khi tra cứu trên mạng, tôi thấy có bài "về tên gọi hải tặc Tàu Ô" đăng trên báo Đà Nẵng điện tử, xin được giới thiệu với mọi người để hiểu rõ hơn nghĩa của từ Tàu Ô.

Về tên gọi hải tặc Tàu Ô

Cướp biển luôn là nỗi ám ảnh của bà con ngư dân.

Trong lịch sử Việt Nam, hải tặc là một trong những nỗi ám ảnh thường xuyên đối với đời sống nhân dân ven biển, hải đảo và luôn đe dọa tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội của nhiều triều đại.

Xuất thân của hải tặc vốn từ nhiều quốc gia và có nguồn gốc khác nhau: Hoặc là dân chài lưới ở ven biển và hải đảo kiêm thêm nghề ăn cướp; hoặc là quan lại, thương nhân hay thủy thủ bị lỡ vận nên chuyển nghề; hoặc là những tay giang hồ thảo khấu ở đất liền phạm tội bị truy nã; hoặc do nghèo đói nên ra vùng biển đảo tụ tập thuyền bè, khai thác hải sản và cướp bóc thuyền buôn để sinh nhai.

Tại một số đảo, hải tặc cũng khẩn hoang, trồng hoa màu để tự túc lương thực, phòng khi biển động hoặc bị phong tỏa dài ngày bởi lực lượng chính quyền sở tại. Tàu thuyền cướp biển thường đi thành toán, được tổ chức và trang bị khá tốt, đôi lúc dám chống lại thuyền tuần tra của chính quyền. Ở những thời điểm chính quyền suy yếu hoặc lơi lỏng việc kiểm soát trên biển, hải tặc còn mạnh dạn đổ bộ đất liền cướp phá các làng mạc, thị tứ ở ven biển, tấn công vào lỵ sở huyện, tỉnh để cướp giật tài sản và bắt cóc dân binh đem làm nô lệ hoặc ép làm hải tặc, bắt phụ nữ, trẻ con để lạm dụng tình dục hoặc đem bán.

Trên vùng biển Việt Nam, từng xuất hiện nhiều nhóm hải tặc có nguồn gốc khác nhau, phổ biến nhất là giặc Oa (Oa khấu), giặc Đồ Bà, giặc Tàu Ô. Ngoài ra, trong từng thời điểm cụ thể còn có cả hải tặc người Chăm, người Việt hay người Tây Dương.

Đối với hải tặc Tàu Ô, từ xưa, người Việt thường gọi giặc Tàu Ô để chỉ những toán cướp biển từ Trung Quốc sang; còn tên chữ trong các thư tịch Việt Nam thường ghi là thủy phỉ, hải phỉ, Đường phỉ, Thanh phỉ… Cá biệt, thời điểm cuối đời Tây Sơn đến đầu triều vua Gia Long nhà Nguyễn, thư tịch có ghi tên các toán cướp biển Trung Quốc là Tề Ngôi hải phỉ, Ô Tàu hải phỉ. Thậm chí, Đại Thanh Thực lục của Trung Quốc cũng ghi lại sự kiện Ô Tàu hải phỉ đó, nhưng gọi là Ô Tàu An Nam.
Thủy phỉ và hải phỉ là cách gọi phổ biến trong văn bản của triều Nguyễn để chỉ cướp biển Trung Quốc nói chung, mặc dù chữ “thủy” nghĩa là “nước” chứ không phải biển. Đường phỉ và Thanh phỉ là để chỉ cướp biển người nước Đường (618-907) và nước Thanh (1636-1912) ở Trung Quốc. Tề Ngôi hải phỉ là cách gọi toán cướp biển Trung Quốc đi thuyền bằng mui, không có cột buồm, hoạt động ở Việt Nam cuối thế kỷ XVIII-đầu thế kỷ XIX.(1)

Riêng chữ Ô Tàu hải phỉ, theo nhà Nghiên cứu Phạm Hoàng Quân là dùng để chỉ người cầm đầu toán cướp biển Tề Ngôi, tên Ô Thạch Nhị [烏石二];(2) nên Ô Tàu hải phỉ được hiểu là “tàu cướp biển của họ Ô”. Còn Đại Thanh Thực lục ghi Ô Tàu An Nam là nhằm né tránh và đổ tội cho toán cướp biển Ô Thạch Nhị là của Việt Nam. Ý kiến này xét thấy hợp lý, vì chưa thấy chữ Ô Tàu hải phỉ được dùng cho các toán cướp biển khác.

Vậy giặc Tàu Ô nghĩa là gì?

Theo lời truyền tụng phổ biến của dân gian, những toán cướp biển này thường đi trên những chiếc thuyền lớn sơn màu đen, buồm màu đen nên người Việt Nam gọi đó là giặc Tàu Ô [烏船] (Ô Tàu: tàu màu đen, tàu ô). Tuy nhiên, trong thực tế, tàu thuyền của hải tặc từ Trung Quốc sang có khá nhiều màu sắc khác nhau, nhiều khi rất giống thuyền buôn, nên cách giải thích này chưa hợp lý, vì chữ “Ô” ở đây không phải chữ “ô” mang nghĩa màu đen.

Chẳng hạn, năm 1807, “Giặc biển tỉnh Mân nước Thanh là Thái Khiên và Chu Phần bị quan quân nước Thanh đuổi bắt, chạy trốn ra ngoài biển, Tổng đốc Lưỡng Quảng gửi thư cho Bắc Thành nói thuyền giặc đều mũi xanh cột buồm đỏ, nếu có chạy đến hải phận ta thì đón bắt cho”(3). Hay năm 1836, tỉnh Khánh Hòa báo cáo: “Thuyền đi tuần gặp một chiếc thuyền giặc, hai bên màu đen, hai má trước mũi màu đỏ, sau lái và ván giữa hai bên vẽ hình đầu rồng, lại có hai lỗ châu mai, đều đặt đại bác, dám bắn súng chống cự với thuyền của quan quân”. (4)

Tác giả Nguyên Nguyên trong một khảo cứu của mình đã giải thích rằng do người Việt Nam thường gọi Trung Quốc là nước Ngô, người Ngô, giặc Ngô và dùng khá phổ biến trong văn bản trước thế kỷ XX (như Bình Ngô đại cáo, Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng); nên Tàu Ô có thể là do biến âm/hay đúng hơn là phát âm từ chữ Tàu Ngô [吳船] (Ngô Tàu: tàu của nước Ngô, tàu Ngô) mà thành.(5)

Theo tác giả, nước Ngô chính là nước Đông Ngô của Tôn Quyền thời Tam Quốc (220-280) ở Trung Quốc, địa bàn gồm các tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến, An-Huy, Triết-Giang ngày nay, sát với Biển Đông ở Việt Nam. Trong các phương ngữ của vùng này (tiếng Hẹ, tiếng Quảng Đông, tiếng Phúc Kiến, tiếng Quan thoại), chữ Ngô [吳] được phát âm thành U và Ô. Vì vậy, chữ Ngô Tàu đã được phát âm thành Ô Tàu (nhưng vẫn mang nghĩa là tàu của nước Ngô, tàu Ngô), và được người Việt gọi là Tàu Ô cho đến cuối thế kỷ XIX. Cách lý giải này xem ra là hợp lý nhất.

Trong các loại hải tặc ở Biển Đông, giặc Tàu Ô tiến hành cướp phá thường xuyên nhất và duy trì hoạt động mãi đến đầu thế kỷ XX. Địa bàn chủ yếu của giặc Tàu Ô kéo từ vùng biển Triết Giang, Phúc Kiến, Đài Loan, Quảng Đông, Hải Nam ở Trung Quốc đến dọc vùng biển Bắc Bộ, Trung Bộ và cả Nam Bộ của Việt Nam.

Giặc Tàu Ô được gia tăng từ khá nhiều nguồn, nhất là từ thế kỷ XVII, khi người Mãn tiêu diệt nhà Minh lập nên nhà Thanh, nhiều quan lại nhà Minh trốn vào rừng hoặc lánh ra biển, rồi biến chất dần và gia nhập vào đội quân hải tặc miền duyên hải ở nam Trung Quốc và bắc Việt Nam.

Đời Lê, giặc Tàu Ô luôn là mối lo lớn của triều đình, nhiều võ tướng được cử đi đánh dẹp thường xuyên, nhưng không giải quyết nổi. Tuy vậy, thời Tây Sơn, nhờ biết khôn khéo dùng biện pháp kết hợp giữa trấn áp và chiêu dụ, vua Quang Trung đã thu phục được nhiều toán hải phỉ Tàu Ô để sử dụng vào việc quấy phá lãnh hải nhà Thanh. Thời Nguyễn, lực lượng tuần dương quân vẫn đối phó khá vất vả với giặc Tàu Ô.

Đến khi Pháp xâm lược và thiết lập nền thống trị ở Đông Dương, với lực lượng hải quân hùng hậu, thì nạn hải tặc Tàu Ô mới giảm bớt, thiên về hoạt động lẻ tẻ và bị đẩy dần về vùng biển Trung Quốc.

Từ đầu thế kỷ XX, trong ngôn ngữ của người Việt, phát âm Tàu Ô (tàu của nước Ngô) dần dần thay đổi theo hướng tinh lược, chữ Ô biến mất để chỉ còn một từ đã rút gọn là “Tàu”, nhưng không theo nghĩa là tàu thuyền, mà mang nghĩa là Trung Quốc/Trung Hoa cho đến hôm nay.

NGUYỄN QUANG TRUNG TIẾN
--------------------------------
(1) Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Tập Một, Tổ phiên dịch Viện Sử học phiên dịch, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 2007, tr. 787; và Giá Sơn Kiều Oánh Mậu, Bản triều bạn nghịch liệt truyện, Bộ Quốc gia Giáo dục, Sài Gòn, 1963, tr. 9.

(2) Phạm Hoàng Quân, “Những ghi chép về vùng biển Quảng Đông (Trung Hoa) và Biển Đông (Việt Nam) trong Đại Thanh Thực Lục đối chiếu với Đại Nam Thực Lục”, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (85), Huế, 2011, tr. 59.

(3) Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục, Tập Một, Tổ phiên dịch Viện Sử học phiên dịch, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, tr. 696.

(4) Nội các triều Nguyễn (2005), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Bản dịch, in lần thứ 2, Tập 5, Nxb Thuận Hóa, Huế, tr. 432-433.

(5) Nguyên Nguyên, Nguồn gốc tên gọi Người Tàu và nước Tàu, http://tailieu.vn, 6-2009

Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

CẢNH GIÁC VỚI TRUNG QUỐC LÀ KHÔNG BAO GIỜ THỪA

LâmTrực@


Ấy là nói đến Trung Quốc tập trận ngay sát nách Việt Nam. Hãy cảnh giác vì đối với Trung Quốc, chuyện gì cũng có thể xảy ra. Tráo trở lật mặt nhanh như cho cắn làm người ta dễ mất cảnh giác. Đã qua rồi cái thời của tướng Lê Mã Lương khi nghĩ Trung Quốc, để đến bây giờ ông còn nói: "Dù TBT Lê Duẩn đã dự kiến, tôi vẫn chưa tin Trung Quốc đánh". Như thế là thiếu niềm tin, và cũng là mất cảnh giác.

Thực ra, với người dân thì việc Trung Quốc đưa giàn khoan 981 vào thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là khá bất ngờ, nhưng với những người lãnh đạo đất nước và những người quan tâm đến Trung quốc thì hoàn toàn không có gì là bất ngờ. Hành động xâm lược đó của Trung Quốc lẽ dĩ nhiên vấp phải phản ứng rất quyết liệt của người Việt và cộng đồng quốc tế. 

Đã có nhiều chỉ trích của giới "trí thức" và những người khoác áo "zân chủ" nhằm vào lãnh đạo đất nước với lời lẽ nặng nề. Tất nhiên, thực tế vẫn còn nhiều kẻ như người mơ ngủ vẫn tin tưởng vào những "4 tốt, 16 chữ vàng" hay thứ "hữu nghị viển vông lệ thuộc". Cũng không ít người còn ngây thơ tin tưởng vào sự giúp đỡ của các cường quốc như Mỹ, Nga, thậm chí còn mù quáng trông chờ vào sự xuống thang hay thứ đạo đức dị hợm giả dối của Bắc Kinh. Thậm chí, có những người là TS như Phạm Chí Dũng hay Cù Huy Hà Vũ... cũng có thái độ cực đoan cho rằng chính quyền hèn hạ, và rằng "liên minh quân sự với Mỹ là mệnh lệnh của thời đại".

Về sự kiện này, Tổng thống Mỹ Barack Obama hồi trung tuần tháng 6 đã lên tiếng kêu gọi Trung Quốc và các quốc gia láng giềng của nước này giải quyết hòa bình tranh chấp xung quanh việc khoan tìm dầu trên biển Đông và tránh để căng thẳng leo thang. Ông Obama nói: "Điều quan trọng là cần phải giải quyết các tranh chấp như tranh chấp trên biển phù hợp với luật pháp quốc tế, và khuyến khích tất cả các bên liên quan duy trì một khung pháp lý để giải quyết vấn đề, cũng như tránh để căng thẳng leo thang gây ảnh hưởng tới các hoạt động hàng hải và thương mại". 

Như vậy, sự kiện quan trọng đến thế mà người đứng đầu nhà trắng cũng chỉ nói đến thế, võ mồm đến thế mà thôi. Thế mới biết, tỏ vẻ có trách nhiệm khác hẳn việc có trách nhiệm.

Vậy nên, các nhà lý luận, nhà zân chủ, nhà cơ hội chính trị, nhà nhân quyền... đừng có thừa hơi, dài cổ mong mỏi sự giúp đỡ của Hoa Kỳ trong việc chống Trung Quốc xâm lược. 

Với nhóm ý kiến trông chờ vào sự hảo tâm của Trung Quốc, vẫn mơ mộng viển vông vào những lời hoa mỹ thốt ra từ miệng quan chức Trung Quốc cũng không khá gì hơn. Nếu còn tin tưởng vào Trung Quốc thì đó là tội lớn với dân tộc.

Dù là Mỹ hay Trung Quốc thì thái độ của họ như thế nào với Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc vào lợi ích dân tộc của họ. Sẽ không còn chuyện ý thức hệ trong câu chuyện này, vì lợi ích của các quốc gia là tối thượng. Riêng người Mỹ, họ chỉ ra tay sau khi enter và máy tính của họ cho kết quả là có lợi. 

Không tin được Trung Quốc bởi mang tiếng là đồng chí anh em, nhưng chỉ trong vòng 60 năm, Trung Quốc đã 7 lần tấn công vũ trang xâm lược Việt Nam, và cho đến nay, họ vẫn kiên trì rình rập.


Lịch sử cho thấy kể từ lần thứ nhất năm 1946, trong tình thế đất nước ta ngàn cân treo sợi tóc trước sự trở lại của người Pháp và đó cũng là lúc Liên Hiệp Quốc yêu cầu Trung Quốc đến giải giáp quân Nhật. Lợi dụng tình thế đó, TQ tranh thủ chiếm đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa) và đảo Ba Bình (thuộc quần đảo Trường Sa). Năm 1949, do tình thế bắt buộc, nên Trung Quốc phải rút ra. Nhưng ý đồ chiếm đoạt các đảo của Việt Nam vẫn còn nung nấu.

Lần thứ hai vào năm 1956, sau hiệp định Geneva, người Pháp phải rút đi, Mỹ chưa can thiệp, Hải quân của Việt Nam cộng hòa chưa mạnh và chưa có tàu nên Trung Quốc chiếm gần như toàn bộ phần phía đông của quần đảo Hoàng Sa. 

Lần thứ ba là năm 1959, Trung Quốc xua quân chiếm nốt phần phía tây của quần đảo Hoàng Sa nhưng quân đội Việt Nam cộng hòa đã có mặt ở đó và cuộc tấn công của Trung Quốc bị thất bại.

Lần thứ tư là năm 1974, khi người Mỹ rút hạm đội 7, quân đội Việt Nam Cộng Hòa giảm quân số ở Hoàng Sa từ một tiểu đoàn xuống một trung đội địa phương, Trung Quốc mang quân tấn công phần phía tây quần đảo Hoàng Sa đang do quân đội Việt Nam cộng hòa quản lý. 

Lần thứ năm là 17/2/ 1979, Trung Quốc xua quân tấn công ồ ạt trên toàn tuyến biên giới phía Bắc. Khỏi phải nhắc lại, ai là người Việt chân chính cũng biết rất rõ.

Lần thứ sáu, ngày 14/3/1988, lúc ấy quân đội chúng ta vẫn đang làm nhiệm vụ thời chiến ở biên giới Tây Nam và phía Bắc và Việt Nam khi đó còn đang bị bao vậy cấm vận, Trung Quốc đã đưa quân vào chiếm đảo Gạc Ma ở quần đảo Trường Sa. 

Và bây giờ, lần thứ bảy là lúc mà khoảng trống quyền lực đã được tạo ra bởi sự kiện Ukraine và nhiều khu vực khác trên thế giới. Các cường quốc khác như Mỹ, Nga... đang bị phân tán thì Trung Quốc lại tiếp tục ra đòn xâm lược Việt Nam. Tuy nhiên, hình thức, biện pháp và thủ đoạn lần này khác hẳn những lần trước đó. Chiêu bài mới là sử dụng giàn khoan - Nghĩa là sử dụng con bài dân sự, kèm theo đe dọa sử dụng vũ lực, sẵn sàng tổ chức các cuộc chiến tranh cục bộ. Song song với nó là chiến dịch truyền thông dọa nạt, vu cáo Việt Nam, xuyên tạc sự thật. 

Ấy là chưa kể đến chính Trung Quốc là kẻ chủ mưu, cung cấp phương tiện, vũ khí, tài chính cho Polpot gây ra chiến tranh Tây Nam đất nước ta và là thủ phạm của nạn diệt chủng cho đất nước Campuchia. Vậy anh em kiểu gì mà lại mang bom đạn, máy bay, tàu chiến và cả giàn khoan khủng sang đánh người ta?

Cũng chớ nên tin rằng có liên minh với Mỹ là an toàn. Bởi ngay cả Ngô Đình Diệm cũng đã bị Mỹ ra tay thủ tiêu khi không vừa lòng ông chủ và bày tỏ quan điểm của chủ nghĩa dân tộc. Hay TT Nguyễn Văn Thiệu cũng không thoát được cảnh quan thầy Mỹ bỏ rơi, đến nỗi phải lén lút cuốn xéo khỏi quê cha đất tổ mà chạy mất dép sang tận xứ Đài, sống cuộc đời vong quốc.

Chính Trung Quốc và Mỹ cũng đã năm lần bảy lượt mặc cả lợi ích trên lưng dân tộc Việt Nam. Không tin, cứ xem tiến trình Hội nghị Gieneva, sự kiện Hoàng Sa 1974, sự kiện Trung Quốc xâm lược Việt Nam 1979 thì rõ. Khi cần, vì lợi ích, họ sẵn dàng thỏa thuận để bán rẻ cả đồng minh của mình.

Từ những thực tế lịch sử đó, chân lý bảo vệ chủ quyền là không thể phó thác vận mệnh quốc gia vào một cường quốc nào đó!

Khi Trung Quốc tập trận quy mô lớn, chuyển quân sát biên giới Việt Nam, khi gây rối trên biển, khi vừa có động thái tác động đến giao thương giữa hai nước và khi Trung Quốc có những hoạt động mạnh tại Campuchia (hoặc phía Campuchia có những hoạt động không bình thường ở biên giới Tây Nam - giống năm 1979), kết hợp với việc cả thế giới đang chú ý đến những sự kiện khác thì chính là lúc chúng ta cần phải cảnh giác cao độ.

Vậy nên, điều mà người Việt Nam cần vào lúc này, ngoài việc tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, quan tâm phát triển tiềm lực quốc phòng, là cảnh giác và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc!

Cảnh giác với Trung Quốc sẽ không bao giờ là thừa!

NGƯỜI VIỆT! LÁ CẢI VÀ QUỐC THỂ

Hôm nay vô tình chị đọc một bài báo tiêu đề "Bị cấm cửa mới giật mình" trên tờ Doanh nhân Sài gòn chia sẻ về việc một nữ doanh nhân bị đuổi khỏi gian hàng của một công ty Đức trong hội chợ tổ chức tại Hồng Kông, chỉ bởi vì chị mang quốc tịch Việt Nam. 

Bài báo nhân tiện phê phán thói hư tật xấu của người Việt ở nước ngoài. Kết thúc, tác giả cảnh báo và đổ lỗi những thói hư tật xấu đó hoàn toàn do nền giáo dục Việt Nam tạo nên. 

Đọc xong, chị cảm thấy uất nghẹn và khinh bỉ đến tột độ. Một tờ báo của Việt Nam mà không bảo vệ dù chỉ là một lời đối với bất công mà nữ doanh nhân kia phải chịu. Không những chúng hả hê khi thấy người Việt bị hạ nhục mà còn nhân danh đấng bề trên để giáo huấn cộng đồng. 

Tiên nhân lũ súc vật. 

Chị phải bớt chút thời gian vàng ngọc mở mang đầu óc của các cô, lũ con bò luôn hung hăng với người mình nhưng lại rúm ró tự ti mỗi khi ra nước ngoài để các cô biết cách ứng xử trong một thế giới văn minh. 

Cách đây 50 năm. Năm 1965, Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc. Hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tham gia kí Công ước này. Việt Nam tham gia năm 1981. 

Công ước xét rằng: (Trích) 

"Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người tuyên bố rằng, mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về nhân phẩm và các quyền, và rằng tất cả mọi người đều được hưởng tất cả các quyền và tự do trong Tuyên ngôn, mà không có bất kỳ sự phân biệt nào, cụ thể như về chủng tộc, màu da hoặc nguồn gốc dân tộc. 

Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, và có quyền được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng để chống lại bất kỳ sự phân biệt đối xử hay bất kỳ sự kích động phân biệt đối xử nào." 

Chị trích công ước của LHQ để các cô rõ hơn về quyền con người của mình trên phạm vi toàn thế giới trừ ... ở Lừa. Hehe. 

Tại các quốc gia văn minh, bất kì hành vi phân biệt đối xử nào vi phạm quyền con người, hoặc chủng tộc đều bị trả giá rất đắt. Cá nhân có thể bị bỏ tù, công ty, tổ chức có thể bị phá sản hoặc bị cộng đồng tẩy chay nếu cơ quan công quyền chứng minh được hành vi vi phạm. 

Trong thời đại này, một cá nhân ở bất kì đâu trên thế giới có thể lên án một tổ chức toàn cầu, một quốc gia có thể thay đổi chính sách đối ngoại vì một cá nhân bị xâm hại quyền con người ở một quốc gia xa lắc xa lơ nào đó.

Trường hợp Global Witness tố cáo bầu Đức phá rừng, ảnh hưởng đến quyền sống của dân Lào, Liên minh Châu Âu và Chính phủ Mỹ luôn có những cáo buộc về nhân quyền đối với các quốc gia bắt giam các nhà bất đồng chính kiến là những ví dụ điển hình. Mặc dù những cáo buộc đôi khi là không chính xác. 

Ví dụ thế để biết, khi có thông tin một công dân Việt Nam bị phân biệt đối xử ở nước ngoài, thay vì quay lại cắn dân mình, tờ báo nắm thông tin cần có trách nhiệm lên tiếng để kêu gọi cộng đồng quốc tế phân xử, đồng thời hướng dẫn công dân đến khiếu nại tại các cơ quan ngoại giao quốc tế tại nơi bị xâm hại, cũng như các cơ quan đại diện của chính phủ Việt Nam để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Một tờ báo thay vì lên tiếng dạy bảo công dân mình thì cần thông qua mạng lưới truyền thông trong nước và quốc tế lên án hành vi vi phạm công ước quốc tế. Chị tin, truyền thông quốc tế sẵn sàng đứng về phía người bị hại trong trường hợp này, bất chấp đối tượng thuộc quốc tịch nào, tầm cỡ ra sao. Lúc đó, thảm hoạ sẽ không phải là người Việt Nam mà chính là công ty kia.

Suốt mấy ngày hôm nay, rất nhiều người đã lớn tiếng kêu Nhục khi báo chí đưa tin về một số sai phạm của người Việt ở nước ngoài. Chị xin nói luôn, nhục cái mả mẹ các cô. Ai sai người đó phải chịu trách nhiệm chứ các cô liên quan gì mà Nhục? Có chăng Nhục ở chỗ chúng ta đã không bảo vệ được chính chúng ta mỗi khi có hoạn nạn xảy ra. 

Đó mới là nỗi Nhục đớn hèn nhất đối với một dân tộc các cô ạ.

P/S: Nếu thông tin về việc nữ doanh nhân kia bị cấm vào gian hàng của một công ty Đức do mang quốc tịch Việt Nam với lí do nhiều người Việt Nam ăn cắp, xin vui lòng gửi thông tin cho chị. Với kinh nghiệm và mối quan hệ quốc tế, chị hứa công ty kia phải lên tiếng xin lỗi và sẽ đối mặt với những án phạt nặng nề. 

Còn nếu sự việc không có thật, tờ Doanh nhân Sài gòn đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc báo chí, vu khống và làm ảnh hưởng nghiêm trọng hình ảnh của cộng đồng doanh nghiệp Đức trên toàn thế giới, đồng thời gây tác hại xấu đến quan hệ ngoại giao hai nước Việt - Đức.

Vì một số sai phạm cá nhân mà dám gộp cả một dân tộc vào để bỡn cợt làm xấu hình ảnh quốc gia. Đương nhiên, đó là một tội lớn ngang tội phản quốc. 

Chị thật. Hehe.