Thứ Tư, 16 tháng 7, 2014

VỤ TRỰC THẲNG RƠI VÀ SỰ KHỐN NẠN TỘT CÙNG CỦA NHỮNG KẺ LÀM BÁO

Vụ trực thăng rơi và sự khốn nạn tột cùng của những kẻ làm báo.


Khoảng 7h30 sáng ngày 7/7/2014, chiếc máy bay Mi-171 mang số hiệu 01 của Trung đoàn không quân trực thăng 916, Sư đoàn Không quân 371, thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân chở 21 cán bộ, chiến sĩ bay huấn luyện nhảy dù. Đến khoảng 7h46’ máy bay bị rơi tại thôn Bình Yên, xã Hoà Lạc, huyện Thạch Thất , Hà Nội khiến 16 chiến sĩ hi sinh tại chỗ, 5 chiến sĩ còn lại được khẩn trương cấp cứu. Nhưng đến sáng ngày 8/7, hai chiến sĩ nữa đã không qua khỏi, nâng tổng số người hi sinh lên 18 người. 3 chiến sĩ còn lại đã có dấu hiệu hồi phục.

Ảnh: Cô PV Hạnh Nguyễn - kẻ nhân danh nhà báo gây rối khu vực máy bay rơi

Sau khi vụ tai nạn xảy ra, các cơ quan chức năng đã nhanh chóng vào cuộc, khoanh vùng bảo vệ, cấp cứu người bị thương, thu dọn hiện trường. Bên cạnh đó, các báo nhanh chóng vào cuộc, cung cấp cho độc giả những tin tức nhanh chóng về sự việc xảy ra. Có thể nói, với những thông tin được tường thuật trên báo chí đã giúp độc giả trong cả nước và nước ngoài nắm bắt sự việc. Tuy nhiên, với sự yếu kém, cẩu thả của không ít phóng viên, nhà báo, thậm chí cả ban biên tập của một số báo chí điện tử thì ngoài sự đau xót về sự hi sinh của nhân dân dành cho các chiến sĩ còn là sự phẫn nộ với cách đưa tin mất dạy, bồi bút rẻ tiền.

Để tạo sự “tin cậy” đối với độc giả, báo Kiến thức (kienthuc.net.vn) cập nhật lúc 17h10’ ngày 7/7 với nội dung “Theo nguồn tin từ viện Bỏng quốc gia cho hay, lúc 16h chiều nay (7/7) , do bị thương quá nặng 3 trong 5 chiến sĩ được đưa đi cấp cứu tại đây đã hi sinh, nâng tổng số chiến sĩ hi sinh trong vụ tai nạn lên con số 19”. Báo Người lao động của Liên đoàn lao động Tp Hồ Chí Minh còn “hoành tráng hơn” khi có được nguồn tin từ cấp cao hơn “Tin tối 7-7 từ Văn phòng Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn cho biết đã có thêm 3 chiến sĩ nữa hy sinh, nâng số cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong vụ trực thăng rơi sáng cùng ngày lên con số 19 và 2 người khác bị thương”. Và thông tin cập nhật “đáng tin cậy” của hai tờ báo điện tử này đã được hàng loạt báo điện tử, trang tin điện tử trich dẫn, đăng tải lại, gây hoang mang trong dư luận cả nước về sự thảm khốc của vụ việc.



Có thể nói, đây là sự việc “đặc biệt nghiêm trọng” và có liên quan an ninh quốc phòng, bí mật quân sự nên mọi thông tin chắc chắn phải được kiểm duyệt chặt chẽ trước khi cung cấp tới người dân cả nước. Và vì vậy, với kiểu đăng tin “từ viện Bỏng quốc gia” hay “Văn phòng Uỷ ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn” như hai báo trên đăng tải là vấn đề xuyên tạc thông tin, cung cấp thông tin không được kiểm chứng dẫn đến sai lệch vấn đề, gây hoang mang trong dư luận.

Ngoài ra, trong quá trình tác nghiệp, có phóng viên còn quá lạm dụng vào chức vụ và tấm thẻ nhà báo của mình để gây cản trở cho công việc tìm kiếm cứu nạn và bảo mật thông tin quân sự. Cụ thể là một nữ phóng viên của VTC14 với địa chỉ facebook là Hạnh Nguyễn đã gây rối, chửi bới lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ tại khu vực máy bay rơi, bắt buộc lực lượng chứng năng phải cưỡng chế đưa về đồn công an. Tại đây, phóng viên này tiếp tục có những hành vi chống đối lực lượng chức năng. Thậm chí, sau khi kết thúc vụ việc, phóng viên này đã viết lên trang cá nhân của mình những từ ngữ coi thường cả những cán bộ chiến sĩ đang làm nhiệm vụ.



Sự phẫn nộ của độc giả lên đến cực điểm khi báo Công luận (congluan.vn) là tạp chí điện tử của Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam đăng tải một bức hình với lời dẫn “ “Chiến lợi phẩm” từ xác trực thăng rơi trên mái nhà dân”. Có lẽ phóng viên viết bài và cả ban biên tập đều không đủ vốn tiếng Việt để diễn đạt những suy nghĩ của mình. Xin nhường suy nghĩ, đánh giá cho các bạn đọc bài viết này và Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam.


Đạo đức nghề báo trong thời buổi công nghệ hiện đại đã không ít lần bị chính người trong nghề cảnh báo, lên tiếng. Tuy nhiên, với sự việc xảy ra như vậy, có thể nói không ít kẻ đang làm báo, thậm chí giữ trong mình tấm thẻ nhà báo đã tự đánh mất giá trị của mình khi chỉ xứng đáng với vai trò của những bồi bút, làm báo chộp giật, chiêu trò câu khách rẻ tiền làm mất niềm tin của độc giả vào chính bản thân họ và nền báo chí hiện nay. Thiết nghĩ, Nhà nước, các cơ quan quản lý báo chí cần phải có những chế tài mạnh hơn nữa để xử lý những lều báo như thế này.

Nguồn: Củ Hành

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét