Ong Bắp Cày
Đời sống tinh thần của dân Lừa đéo bằng con bò. Đấy là sự thực, đừng cãi. Để chị dẫn chứng cho các cô thấy thực tế đau xót này.
Chị đã từng gai người nhòe lệ khi được nghe trực tiếp ca sĩ mù nổi tiếng thế giới người Italia Andrea Bocelli cất lên tiếng hát mà không dùng mic trước ngàn người chỉ với tiếng đệm nhẹ nhàng thánh thót của đàn Piano. Chị cũng từng hoà mình vào tiếng trống dập dồn và vũ điệu samba ngây ngất bốc lửa trên bãi biển Mexico. Tại Paris, chị cũng đã chết lặng trước những tác phẩm kinh điển do giàn nhạc giao hưởng Champs-Elysées trình diễn. Đó là những bữa tiệc âm nhạc thực sự.
Còn ở Việt Nam thì sao?
Không biết từ bao giờ, màn âm nhạc phụ hoạ cho các buổi Lễ, dù ở sân khấu ngoài trời, rạp hát hay khán phòng khách sạn 5 sao sang trọng, các chương trình dù ngắn dù dài, dù đối tượng khách hàng khác nhau đều mang một mô-típ khá giống nhau. Có buổi lễ khách là những quý ông lịch lãm veston lịch thiệp, các quý bà váy áo xống xênh hay những buổi lễ rặt các chàng trai cô gái quần chẽn áo xẻ đều được các nhà tổ chức chiêu đãi cái thứ gọi là âm nhạc như nhau.
Nhạc luôn được phát ra chát chúa từ những chiếc loa to tướng hướng về khán giả, bài hát trong chương trình thường đan xen giữa những bài ca về mùa xuân, về tình yêu đôi lứa, những bài hát cách mạng quen thuộc đi cùng năm tháng nhưng không theo bất cứ chủ đề gì, thậm chí có buổi lễ đan xen giữa những bài hát dân ca giao duyên mời trầu Quan họ là những bài hát nhạc sôi động KPOP thời thượng.
Trên sân khấu các vũ đoàn nhảy nhót như lũ khỉ, các ca sĩ hạng ruồi hú hét trong nền nhạc ầm ĩ đến tức ngực, kết hợp với tiếng gào thét chuyện trò của quan khách khiến không gian các khán phòng chật hẹp hỗn độn như cái chợ vỡ. Bỏ ra ngoài thì mất lịch sự, ngồi nghe thì không thể chịu nổi. Đối với người thượng liu đài các như chị đó thực sự là cơn ác mộng.
Và, không biết từ bao giờ, mở tivi là đập vào mắt, vào tai những chương trình giải trí mang danh nghĩa âm nhạc. Ngoài việc các tác phẩm do các thí sinh trình diễn đủ mọi thể loại khác nhau, trong các cuộc thi này hiếm hoi mới có một giọng ca nghe được, còn đa số là những "ca sĩ bất đắc dĩ". Địt mẹ, nhiều lúc chỉ muốn đập cụ nó tivi đi.
Khi liên tục bị thụ động tiếp nhận nền âm nhạc quái đản như vậy, tâm hồn các cô làm sao có thể nhìn thấy những thứ đẹp đẽ ở đời. Cũng chẳng ngạc nhiên khi các cô không thể phân biệt nổi hiện tượng chàng trai quê mùa với nghệ danh "Lệ Rơi" chỉ là một trò hề vui vẻ chứ không phải là một hiện tượng âm nhạc để rồi ra sức chửi bới anh chàng là thảm hoạ.
Âm nhạc là điều kì diệu trong đời sống, nó giúp tâm hồn bay bổng, tạo ra cảm hứng cho nhân loại, hay đơn giản, âm nhạc giúp ta có những giấc ngủ êm đềm. Thử tưởng tượng nếu cuộc sống thiếu âm nhạc, tâm hồn các cô sẽ khô cằn đến thế nào. Nhưng hẳn trí óc cũng sẽ trở nên rối loạn nếu thưởng thức âm nhạc theo cách các cô đã và đang làm.
Trở lại với mệnh đề chị nêu ban đầu, Lừa các cô đéo bằng con bò. Nếu các cô biết rằng, những con bò của công ty bò KOBE thuộc tập đoàn đéo gì do đại gia Đặng Văn Thành, bạn thân chị đầu tư, mỗi sáng đều được nghe những bản nhạc giao hưởng cổ điển, lãng mạn của những nhà soạn nhạc nổi tiếng như Bach, Mozart, Beethoven, Schubert, Tchaikovsky, Chopin ... chắc hẳn các cô sẽ thấy ngậm ngùi, ghen tị.
Lừa thì làm đéo gì có quà, dù là tinh thần. Phỏng các cô?
Chị thật.
Người đàn bà có thể ví như một chiến đàn piano, với 88 phím đen có trắng có họ cứ phơi căng ra chờ người nhạc công/đàn ông chúng ta thể hiện. Một người đàn bà lý tưởng trên giường đầu tiên phải đẫm đà nhục dục, nó giống như chiếc đàn bên ngoài sáng bóng mà bên trong cũng đã được căng dây đúng chuẩn.
Trả lờiXóaTiếp theo đó, người nhạc công “nghệ sỹ pi alo” phải có được sự bình tĩnh và đủ khả năng/sức khoẻ làm bật ra thứ âm thanh kì diệu trầm bổng ú ớ rên la từ cái “đàn” kiêu sa đỏng đảnh. Từ âm đầu tiên cho tới âm cuối cùng, dù là bản Sonate nhe nhàng du dương hay là một Transcendental Études vật vã thì luôn luôn dưới sử chủ động của người đàn ông/nhạc công. Đấy là nguyên nhân tại sao chữ Giao lại là điểm chung giữa Hưởng và Hợp.