Thứ Tư, 16 tháng 7, 2014

CHUẨN ĐÔ ĐỐC LÊ KẾ LÂM: CẢNH GIÁC MỌI ĐỘNG TĨNH, CHIẾN THUẬT CỦA TRUNG QUỐC

Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm: “Cảnh giác mọi động tĩnh, chiến thuật của Trung Quốc”


BizLIVE - Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm cho biết: Lợi dụng biển Đông có bão, Trung Quốc tuyên bố đã hoàn tất việc khảo sát thăm dò tại vùng biển mà họ ngang nhiên đưa giàn khoan 981 vào đặt trong hơn 2 tháng nay trên vùng biển của Việt Nam. 

Tại buổi giao lưu trực tuyến “Sự thật không thể chối cãi về chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa” do báo Tuổi Trẻ tổ chức, nhiều thắc mắc được gửi tới sau động thái rút giàn khoan của Trung Quốc hôm 15/7.

Một độc giả băn khoăn: Việc Trung Quốc vừa di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam có ý nghĩa như thế nào hiện nay? Trung Quốc có toan tính gì thêm trong bước đi tiếp theo không và Chính phủ Việt Nam sẽ có những bước đi tiếp theo như thế nào? 

Trả lời câu hỏi này, Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm cho biết: Từ 2/5/2014 đến 15/7/2014 Trung Quốc ngang ngược kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, gây nên một sự xáo động rất lớn tại biển Đông. 

Việc làm đó của nhà cầm quyền Trung Quốc không những gây bất bình trong toàn dân Việt Nam mà còn khiến dư luận thế giới và chính khách các nước lớn trên thế giới đều cảm thấy Trung Quốc ngày càng hung hăng, đơn phương áp đặt ý đồ chính trị của mình lên các nước nhỏ trong khu vực Đông Nam Á. 

Vì vậy, Đảng, Chính phủ Việt Nam đã cùng với toàn dân Việt Nam từ trong nước cũng như ngoài nước dùng mọi biện pháp (trừ quân sự) đấu tranh đòi nhà cầm quyền Trung Quốc phải rút giàn khoan Hải Dương 981 cùng với lực lượng bảo vệ hơn 100 tàu các loại, có 4 đến 7 tàu hảu quân và không quân ra khỏi vùng biển mà Trung Quốc cố tình xâm phạm của Việt Nam.

Ngày 15/7/2014 lợi dụng tình hình biển Đông có bão Trung Quốc tuyên bố đã hoàn tất việc khảo sát thăm dò tại vùng biển mà họ ngang nhiên đưa giàn khoan 981 vào đặt trong hơn 2 tháng nay trên vùng biển của Việt Nam. 

Giàn khoan Hải Dương 981 đã được nhà cầm quyền Trung Quốc di chuyển về đảo Hải Nam của họ.

"Sau vụ việc cố ý áp đặt và chèn ép của người láng giềng Trung Hoa đối với nhân dân Việt Nam, họ còn làm những gì tiếp theo thì chúng ta phải luôn luôn cảnh giác theo dõi mỗi động tĩnh từ chiến lược đến chiến thuật của Trung Quốc hiện nay", Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm cho biết.

Trước câu hỏi nếu Trung Quốc tiếp tục đưa giàn khoan trở lại vùng biển của Việt Nam thì Việt Nam có kiện họ ra Toà án Quốc tế không? Nếu kiện mà không giải quyết được thì Việt Nam sẽ làm gì tiếp theo? 

Thạc sĩ Hoàng Việt, Giảng viên Đại học Luật, thành viên ban nghiên cứu luật biển thuộc Liên đoàn luật sư Việt Nam cho rằng: Hiện nay mặc dù Trung Quốc đã cho rút giàn khoan 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam thì chúng ta vẫn tiếp tục thực hiện việc chuẩn bị cho khởi kiện hành vi này của Trung Quốc ra tòa trọng tài được thành lập theo phụ lục VII của công luật biển, chứ không cần đợi tới việc Trung Quốc kéo giàn khoan lại lần nữa. 

"Tuy nhiên, việc phán quyết của một tòa quốc tế nó có tác dụng về mặt chính nghĩa, nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, chứ không bắt buộc thi hành được đối với Trung Quốc. Vì vậy biện pháp pháp lý chỉ là một trong nhiều biện pháp mà chúng ta cần phải làm để bảo vệ được chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên biển Đông", Thạc sỹ Hoàng Việt nói.

5 nhận xét:

  1. Tuyên bố rầm rộ của Trung Quốc khi rút giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam có phần trái ngược với thời điểm nước này bắt đầu hạ đặt trái phép Hải Dương-981.

    Còn nhớ, ngày 1/5, Trung Quốc bắt đầu di chuyển giàn khoan Hải Dương-981 và hạ đặt sâu trong vùng 200 hải lý thuộc đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.

    Tuy nhiên, phải đến ngày 3/5, trên trang web của Cục Hải sự Trung Quốc mới đưa cảnh báo hàng hải số 14033 về việc giàn khoan Hải Dương-981 'tác nghiệp tại Nam Hải'.

    Ngay sau đó, ngày 4/5, Bộ Ngoại giao Việt Nam ra tuyên bố phản đối hành động trên của Trung Quốc và khẳng định nó ngang nhiên xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông.

    Đến ngày 7/5, Việt Nam lần đầu tổ chức họp báo quốc tế về việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép.

    Việt Nam khẳng định Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam, vi phạm Công ước Quốc tế về Luật Biển 1982, trực tiếp đe dọa hòa bình, ổn định, an toàn và tự do hàng hải trong khu vực.

    Hơn 2 tháng Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép, các động thái, đặc biệt là những hành động gây hấn, ngông cuồng của nước này đối với tàu cá và lực lượng chấp pháp Việt Nam đều được cập nhật hàng ngày, trong bản tin của các báo, đài.

    Việc Trung Quốc lẳng lặng kéo giàn khoan vào vùng biển Việt Nam rồi rầm rộ thông báo rút được nhiều học giả đánh giá là để giữ thể diện trong bối cảnh cộng đồng quốc tế liên tục chỉ trích những hành động khiêu khích và sai trái của Bắc Kinh ở biển Đông.

    Trả lờiXóa
  2. Đừng vội mừng trước việc Trung Quốc dời giàn khoan
    Như tin tức đã đưa, giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc có dấu hiệu dịch chuyển từ 21h tối 15/7 với tốc độ di chuyển khoảng 4 hải lý/giờ về phía đảo Hải Nam. Đến thời điểm 18h 30 phút ngày 16/7, giàn khoan Hải Dương 981 đã dịch chuyển khỏi vị trí cũ 41 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 163 hải lý về phía Tây Nam, ra ngoài vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam
    Trước động thái này, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh quân khu IV, nguyên Đại biểu Quốc hội các khóa VIII, IX, X, nhận định: “Trung Quốc xưa nay rất mưu mô. Đừng thấy họ di chuyển giàn khoan mà vội vui mừng, đừng ảo tưởng rằng Trung Quốc thôi thực hiện mưu đồ chiếm biển Đông”.
    Ông cho rằng, việc Trung Quốc dời giàn khoan về phía đảo Hải Nam chỉ là việc làm nhằm xoa dịu dư luận trước sự đấu tranh của Việt Nam và dư luận thế giới phản đối việc xâm phạm vùng biển của nước ta. Có thể thấy, Trung Quốc đang lùi một bước để tiếp tục tiến ba bước tiếp theo. Đừng bao giờ được phép thỏa mãn rằng Trung Quốc đã chịu dừng lại.

    Trả lờiXóa
  3. Việc di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 về Hải Nam hay đi đâu nữa thì ý đồ xuyên suốt của Trung Quốc là làm chủ, bá quyền ở khu vực biển Hoàng Sa rồi Trường Sa và eo biển Malacca, thực hiện trọn vẹn mưu đồ của cái gọi là đường 9 đoạn, nay là 10 đoạn.
    "Đừng ảo tưởng việc giàn khoan Hải Dương 981 rút về đảo Hải Nam là Trung Quốc đã chấm dứt việc bành trướng, bá quyền. Giàn khoan đó dù có đi đâu thì cũng vẫn ở trên biển Đông. Đó là mắt xích để Trung Quốc thực hiện ý đồ của mình. Việt Nam cần phải tiếp tục kết hợp với quốc tế đấu tranh mạnh mẽ hơn nữa", tướng Thước nhấn mạnh.
    Vị tướng vốn nổi tiếng thẳng thắn này tỏ vẻ thận trọng: “Cơn bão Rammasun đang vào biển Đông chỉ là cái cớ để Trung Quốc di chuyển giàn khoan mà thôi. Và đó chỉ là hành động lừa dối để ngồi vào đàm phán, thương lượng. Mừng vì cơn bão mà Trung Quốc rút ư? Mai tan bão, họ lại đưa nó ra hoạt động trở lại thì sao? Chúng ta đừng chờ đợi, hy vọng cơn bão sẽ giải quyết vấn đề biển Đông cho Việt Nam".

    Trả lờiXóa
  4. Phải luôn cảnh giác theo dõi mỗi động thái của Trung Quốc
    Trong buổi giao lưu trực tuyến trên báo Tuổi Trẻ, nhận định về việc Trung Quốc vừa di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm cũng cho rằng, Trung Quốc làm gì tiếp theo thì Việt Nam phải luôn cảnh giác theo dõi mỗi động tĩnh từ chiến lược đến chiến thuật của Trung Quốc hiện nay.
    Từ 2/5 đến 15/7, Trung Quốc ngang ngược kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, gây nên một sự xáo động rất lớn tại biển Đông. Việc làm đó của nhà cầm quyền Trung Quốc không những gây bất bình trong toàn dân Việt Nam mà còn khiến dư luận thế giới và chính khách các nước lớn đều cảm thấy Trung Quốc ngày càng hung hăng, đơn phương áp đặt ý đồ chính trị của mình lên các nước nhỏ trong khu vực Đông Nam Á.

    Trả lờiXóa
  5. Vì vậy, Đảng, Chính phủ Việt Nam đã cùng với toàn dân Việt Nam từ trong nước cũng như ngoài nước dùng mọi biện pháp hòa bình (trừ quân sự) đấu tranh đòi nhà cầm quyền Trung Quốc phải rút giàn khoan Hải Dương 981 cùng với lực lượng bảo vệ và tàu các loại ra khỏi vùng biển mà Trung Quốc cố tình xâm phạm của Việt Nam.
    Liên quan đến vấn đề Trung Quốc dịch chuyển giàn khoan Hải Dương 981, chiều 16/7, VOV dẫn lời Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám cho biết, lãnh đạo Bộ đã chỉ đạo lực lượng Kiểm ngư tiếp tục nêu cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng đối phó với những diễn biến trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, bảo vệ ngư dân vươn khơi đánh bắt tại ngư trường truyền thống Hoàng Sa; quan tâm và tăng cường hơn nữa sức mạnh cho lực lượng Kiểm ngư để cùng với các lực lượng khác thực hiện tốt việc bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
    Thứ trưởng Vũ Văn Tám nêu rõ: "Theo tôi việc Trung Quốc di dời giàn khoan Hải Dương 981 là chậm, đáng lẽ ra phải làm sớm hơn bởi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Tuy nhiên, những rủi ro, hành động tác động đến ngư dân từ phía Trung Quốc sẽ còn tiếp tục và phức tạp cho nên các lực lượng thực thi pháp luật trong đó có lực lượng Kiểm ngư phải tăng cường nâng cao năng lực để bảo vệ ngư dân, và giữ vững chủ quyền quốc gia".

    Trả lờiXóa