Hiển thị các bài đăng có nhãn Trung Quốc - Biển Đông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trung Quốc - Biển Đông. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015

Bất ngờ với tổ hợp "săn tàng hình" do Việt Nam chế tạo

Bất ngờ với khí tài "săn tàng hình" hiện đại do Việt Nam chế tạo


Tại Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ X (2015-2020), BQP giới thiệu các vũ khí do Việt Nam chế tạo, trong đó có radar thu động chuyên săn máy bay tàng hình RTh chế tạo trong nước.

Radar trinh sát thụ động RTh (hình trụ màu xanh) do Việt Nam tự nghiên cứu, chế tạo. Ảnh: QĐND.

Đây là sản phẩm thuộc Dự án "Nghiên cứu thiết kế, chế thử mẫu trạm radar thụ động định vị mục tiêu theo phương pháp TDOA" của Viện Radar (Viện KH&CN Quân sự - Bộ Quốc phòng) do TS. Trần Văn Hùng làm chủ nhiệm.

Được biết, Dự án này còn có sự tham gia tích cực của một số đơn vị thuộc Bộ Khoa học & Công nghệ và đã được nghiệm thu từ trung tuần tháng 11/2014, sau gần 4 năm triển khai.

Tại Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ X (2015-2020) tháng 9 vừa qua, Bộ Quốc phòng đã chính thức giới thiệu hệ thống radar thu động chuyên săn máy bay tàng hình này.

Việc nghiên cứu chế tạo radar RTh đã góp phần quan trọng trong việc phát hiện sớm, cảnh báo và cung cấp chính xác tọa độ mục tiêu cho các đơn vị hỏa lực phòng tránh, đánh trả có hiệu quả những cuộc tiến công của kẻ địch, đặc biệt là các loại phương tiện bay tàng hình.

"Nội thất" có thiết kế rất hiện đại, bố trí khoa học không kém các tổ hợp radar trinh sát thụ động hàng đầu thế giới. Ảnh: Truyền hình QPVN.

Khắc tinh của máy bay tàng hình

Radar RTh định vị mục tiêu theo phương pháp TDOA - nguyên lý phát hiện mục tiêu tiên tiến nhất thế giới hiện nay, đã được áp dụng trong việc nghiên cứu, chế tạo những tổ hợp khí tài trinh sát thụ động hàng đầu thế giới như Kolchuga-M (Ukraine), Vera-NG (CH Séc).

Đây là phương pháp đo đạc chênh lệch thời gian, phát hiện và bám sát nguồn bức xạ vô tuyến dựa trên vi sai thời gian lan truyền của sóng điện từ từ nguồn bức xạ đến các đài thu.

Mỗi tổ hợp radar RTh gồm 4 khí tài thành phần, trong đó có 3 đài thu kế bên, bố trí sao cho tạo thành một tam giác cân và 1 trạm trung tâm nằm ở chính giữa, có nhiệm vụ tổng hợp giao hội, đồng bộ mọi tín hiệu thu về.

Tổ hợp này sẽ âm thầm lặng lẽ thu tín hiệu vô tuyến phát ra từ mục tiêu, qua đó tính toán, xác định và cung cấp tham số về cả khoảng cách, góc phương vị, độ cao cho các đơn vị hỏa lực tiêu diệt các mục tiêu, kể cả những loại máy bay tàng hình hiện đại nhất.

Radar thụ động RTh do Viện Radar nghiên cứu chế tạo thành công. Ảnh: QĐND.

Những ưu điểm vượt trội của RTh

Khác với radar chủ động phải phát sóng để sục sạo tìm mục tiêu, RTh là radar thụ động, nó không hề phát sóng, mà chỉ thu tín hiệu vô tuyến phát ra từ mục tiêu, do vậy xác suất bị đối phương dùng vũ khí diệt radar chế áp là rất thấp.

Nhờ đó, tăng đáng kể khả năng sống sót và đặc biệt hơn là nó hầu như thoát khỏi sự đeo bám, gây nhiễu quyết liệt bởi các khí tài gây nhiễu của đối phương bởi chính đối phương cũng khó biết được mình đang bị theo dõi để làm khó cho RTh trong quá trình hoạt động.

Radar thụ động RTh có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày hay đêm, tạo thành "lưới trời" cực kỳ tinh nhuệ, khắc tinh đối với mọi loại phương tiện bay tàng hình, kể cả những máy bay thế hệ mới như J-21, J-31, F-22, F-35 hay B-2.

Khi tích hợp, đồng bộ tình báo bay với các loại radar chủ động và thụ động khác có trong mạng cảnh giới đường không, RTh góp thêm một phần quan trọng vào việc phát hiện và cung cấp cảnh báo sớm từ xa đối với các mục tiêu có bức xạ vô tuyến điện từ.

Nhìn vào "nội thất" của RTh được Truyền hình Quốc phòng Việt Nam giới thiệu trong phóng sự "Khai thác làm chủ vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại" có thể thấy thiết kế, trang bị không hề thua kém so với bất kỳ loại radar thụ động hiện đại nhất trên thế giới nào.

Phát hiện sớm, chính xác kiểu loại mục tiêu bay, dự kiến trước được đường bay, thủ đoạn tác chiến và âm mưu của đối phương sẽ giúp các đơn vị hỏa lực có thời gian chuyển cấp sớm, đánh nhanh, rút nhanh, tạo bất ngờ, diệt địch hiệu quả mà vẫn bảo toàn lực lượng.

Đó chính là một trong những yêu cầu cao nhất của thế trận tác chiến phòng không, nhất là trong điều kiện chiến tranh phi đối xứng, khi đối phương mạnh hơn ta nhiều, chỉ có phòng tránh, đánh trả hiệu quả mới khiến đối phương phải chùn bước.

Tại sao RTh chưa cơ động?

Không giống như 2 loại khí tài (radar) trinh sát thụ động Kolchuga-M và Vera-NG rất hiện đại mà Việt Nam nhập khẩu từ Ukraine và CH Séc là phiên bản đặt trên khung gầm xe tải việt dã 6x6 có khả năng cơ động cao, dường như RTh chưa có khả năng này.

Nguyên nhân có thể là do đã có 2 loại khí tài cơ động nên RTh không nhất thiết phải là loại cơ động mà là bản cố định.

Thứ nhất, bản thân radar thụ động khó bị đối phương phát hiện để chế áp bằng nhiễu hoặc tiến công trực tiếp nên có cơ động hay không cũng chẳng ảnh hưởng nhiều lắm tới khả năng bảo toàn lực lượng và thế trận "lưới trời" đã giăng sẵn.

Thứ hai, do được chế tạo trong nước nên chủ động về công nghệ là ưu thế lớn và có thể sản xuất hàng loạt với số lượng lớn, giá thành chấp nhận được, đủ để trang bị rộng khắp tạo thành lưới thiên la địa võng, các trạm, đài bổ trợ hoặc tích hợp liên hoàn với nhau.

Nói thế không có nghĩa RTh không cơ động được, mà đúng ra là chưa, khả năng triển khai, thu hồi nhanh của nó sẽ được hoàn thiện và việc đặt lên khung gầm xe vận tải việt dã bất kỳ không phải quá khó, trong tầm tay của những nhà khoa học Việt Nam.

Hy vọng, trong tương lai gần, RTh và các thế hệ kế tiếp hiện đại hơn sẽ được trang bị số lượng lớn, xứng đáng với vai trò quan trọng vào thế trận phòng không quốc gia, kiên quyết Không để Tổ quốc bất ngờ vì những tình huống trên không.

TTT

Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2015

Đảng của Sam Rainsy đang cố gây áp lực trên biên giới Tây nam

Cuteo@

http://trelangblogspotcom.blogspot.com/2015/07/ang-cua-sam-rainsy-ang-co-gay-ap-luc.html

Cùng với chiến dịch "bản đồ" và các hoạt động tuyên truyền rầm rộ chống Việt Nam của đảng "Cứu nguy dân tộc Campuchia" do Sam Rainsy cầm đầu, ngày 19/7/2015, hàng ngàn người Campuchia lại bị kích động, lôi kéo, tạo ra vụ lộn xộn ở vùng biên giới Long An.

Sáng nay 19/7/2015, theo lời kêu gọi của ông Real Camerin - nghị viên đảng đối lập Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP), khoảng 2.000 người Campuchia đã tập trung tại Freedom Park, công viên trung tâm Phnom Penh và khởi hành đến khu vực biên giới tiếp giáp với tỉnh Long An của Việt Nam để thực hiện cái gọi là "giám sát các cột mốc biên giới". 

Theo tin từ Phnom Penh, đã có hơn 40 xe lớn và nhiều phương tiện vận tải khác được sử dụng để đưa chuyển người đi. 

Đây là những hình ảnh ghi lại từ hôm qua tại Phnom Penh và xung quanh khu vực cột mốc 203 thuộc địa bàn tỉnh Long An:




















Theo các trang điện tử của Campuchia đưa tin, chỉ có 100 người được đến gần tiếp cận cột mốc, số đông còn lại đứng phía xa. 

Hai ngày trước, trong cuộc hội đàm tại tỉnh Svay Rieng, đại diện chính phủ Campuchia đã cam kết với Việt Nam sẽ không để xảy ra vụ gây rối tương tự như ở Long An hồi cuối tháng 6, và tôn trọng các cam kết 2 nước.

Long An là tỉnh có đường biên dài hơn 132km, giáp với hai tỉnh của Campuchia là Svay Rieng và Pray Veng. Hôm qua, dù thời tiết xấu nhưng nhiều nông dân Long An đã cầm cờ tập trung tại khu vực cột mốc. Các phóng viên cũng đã đổ về vùng biên giới từ sớm để chuẩn bị tác nghiệp.

Đây là lần thứ 2, đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia huy động đông người, dùng chiêu bài biên giới để gây rối tại khu vực biên giới Tây Nam của ta.

Hầu hết các nhà phân tích đều cho rằng, những động thái này, một mặt phục vụ cho việc kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở Campuchia, tạo lợi thế cho việc bầu cử ở nước này, nhưng nó không tự nhiên diễn ra, mà luôn gắn liền với bàn tay lông lá của Bắc Kinh nhằm gây bất ổn về an ninh trật tự, phân tán tài lực cùng sự chú ý của Việt Nam trong bối cảnh căng thẳng biển Đông.

TS Trần Công Trục vạch trần thủ đoạn "bản đồ" của Sam Rainsy

Ông Sam Rainsy đã cố tình đánh lừa dân chúng Campuchia mà đại đa số không có điều kiện tiếp nhận kiến thức về bản đồ và không nắm rõ quy trình của việc...


Ông Sam Rainsy, Chủ tịch đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP).

The Cambodia Daily ngày 6/7 đưa tin, ngay trước thềm cuộc họp giữa Ủy ban Biên giới Chính phủ 2 nước Việt Nam và Campuchia diễn ra ngày 6/7, hôm Chủ Nhật 5/7 lãnh đạo đảng Cứu quốc Campuchia đối lập (CNRP) Sam Rainsy nói rằng, bản chụp kỹ thuật số bản đồ biên giới Việt Nam - Campuchia mà CNRP đang có khi đối chiếu với công nghệ GPS đã cho thấy có một số mốc biên giới chung 2 nước nằm trên đất Campuchia ở tỉnh Svay Rieng.

Phát biểu tại trụ sở CNRP trong buổi kỷ niệm "cuộc chiến phe phái Campuchia 1997", ông Sam Rainsy nói rằng: CNRP hiện nay có thể lấy tọa độ GPS của các cột mốc biên giới và xem chúng có nằm đúng trên (cái gọi là) đường biên giới thực sự hay không.

"Chúng tôi có bản đồ và đó là bản đồ duy nhất theo quy định của Hiến pháp. Tôi đã thử nghiệm bản sao kỹ thuật số bản đồ này đêm qua và chúng tôi đã tìm thấy một vài cột mốc biên giới được dựng bên trong lãnh thổ Campuchia", ông Rainsy nói.

"Chúng tôi có thể đi đến bất kỳ cột mốc 'tranh chấp' nào và lấy tọa độ của chúng đặt lên 'bản đồ kỹ thuật số' (tức bản sao kỹ thuật số của cái CNRP cho rằng đó là bản đồ gốc của Campuchia quy định theo Hiến pháp 1993), bản đồ sẽ cho chúng tôi biết cột mốc này nằm trên lãnh thổ Campuchia hay lãnh thổ láng giềng. Đó là bằng chứng không thể chối cãi", lãnh đạo phe đối lập Campuchia tuyên bố.

"Kể từ khi thu thập được các tọa độ của 4 cột mốc, tôi đã sử dụng phương pháp mới của chúng tôi và thu được kết quả là 4 cột mốc đã cắm bên trong lãnh thổ Campuchia. Mặc dù chúng không nằm quá xa biên giới, chỉ cách đường biên giới khoảng 100 mét.

Điều này không phải là nghiêm trọng nhất so với hoạt động xâm nhập biên giới. Có những nông dân Campuchia đã tuyên bố họ mất nhiều đất đai hơn. Vì vậy bây giờ chúng ta có thể đi và kiểm tra chúng", ông Sam Rainsy nói.

The Cambodia Daily lưu ý, Sam Rainsy đã phải sống lưu vong tại Pháp từ năm 2009 đến 2013 để tránh án tù hình sự vì tội dịch cột mốc 185 trên biên giới Việt Nam - Campuchia. 

Xung quanh cái gọi là "bản đồ gốc" hay "bản đồ Hiến pháp 1993" mà người Campuchia đề cập dùng để phân giới cắm mốc với Việt Nam, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ đã trao đổi với chúng tôi: 

"Là người đã từng tham gia quá trình đàm phán để ký được Hiệp ước hoạch đinh biên giới đất liền giữa Việt Nam và Campuchia năm 1985, tôi xin khẳng định rằng những nhận xét của ông Sam Rainsy là thiếu căn cứ; bởi vì:

Trước hết, cần phải biết Hiệp ước hoạch định biên giới đã được ký kết giữa hai nước bao gồm những nội dung pháp lý kỹ thuật gì và các bên đã xây dựng Hiệp ước này như thế nào?

Để có được Hiệp ước hoạch định biên giới, hai bên đã dựa vào nguyên tắc pháp lý mà hai bên đã thỏa thuận lấy làm cơ sở để tiến hành đàm phán, thống nhất mô tả hướng đi của đường biên giới bằng lời văn, đồng thời thể hiện hướng đi của đường biên giới được mô tả này lên một bộ bản đồ địa hình tốt nhất mà hai bên đã thông nhất lựa chọn.

Ông Var Kim Hong, Trưởng ban Biên giới Chính phủ Campuchia.

Đó là bộ bản đồ địa hình UTM, tỷ lệ 1/50.000 do Hoa Kỳ xuất bản, trên đó chưa vẽ đường biên giới (CNRP đã dùng một từ rất “kỹ thuật” là “bản đồ phôi trắng”). Nguyên tắc pháp lý quan trọng này là hai bên đồng ý sử dụng đường biên giới được vẽ trên 26 mảnh bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 do Sở Địa dư Đông Dương xuất bản trước năm 1954 để đàm phán hoạch định.

Để thống nhất được việc mô tả hướng đi của đường biên giới bằng lời văn và thể hiện hướng đi đó trên một bộ bản đồ địa hình là cả một quá trình làm việc rất công phu, thận trọng, công khai, công bằng và đầy trách nhiệm của cả hai đoàn đàm phán hoạch định biên giới, bao gồm chủ yếu là những chuyên gia pháp lý, các chuyên viên kỹ thuật đo đạc bản đồ có kinh nghiệm nhất được lựa chọn.

Khi hai bên đã hoàn thiện xong các nội dung pháp lý kỹ thuật của giai đoạn hoạch định thì hai bên tiến hành thủ tục ký kết chính thức. Sau khi ký kết Hiệp ước hoạch định biên giới, nội dung của Hiệp ước và bản đồ kèm theo là cơ sở pháp lý duy nhất để hai bên tiến hành giai đoạn phân giới cắm mốc tại thực địa.

Hai bên dựa vào hướng đi của đường biên giới được mô tả và thể hiện trên bộ bản đồ kèm theo để cùng nhau ra xác định trên thực địa rồi tiến hành cố định chúng bằng hệ thống mốc quốc giới chính quy hiện đại.

Điều này có nghĩa là khi phân giới cắm mốc, người ta không sử dụng lại đường biên giới được vẽ trên 26 tấm bản đồ Bonne do Sở Địa dư Đông Dương xuất bản nói trên để đối chiếu nữa, vì không đúng cả về nguyên tắc pháp lý lẫn về kỹ thuật bản đồ.

Đúng như nhận định của ông Trưởng ban Biên giới Chính phủ Campuchia Var Kim Hong rằng: "Tôi không nghĩ rằng bản đồ mà Sam Rainsy đang có là bản đồ gốc vì Pháp không in bất kỳ bản đồ nào sau năm 1955. Tôi nghĩ rằng một số người đang sử dụng bản đồ mới để kích động người dân nhằm lôi kéo sự ủng hộ”(Trả lời phỏng vấn đài Tiếng nói Hoa Kỳ VOA hôm Chủ Nhật, 5 tháng 7 năm 2015).

Cần nói thêm rằng, để chuyển hướng đi của đường biên giới được thể hiện trong Hiệp ước ra thực địa, các nhà chuyên môn kỹ thuật bản đồ của cả hai bên đã sử dụng những phương tiện kỹ thuật công nghệ tiên tiến nhất hiện có, GPS cũng là một trong số phương tiện đó. Nhưng không phải bất kỳ ai cũng sử dụng được nó và hơn nữa, dùng phương tiện này để đo tính, đối chiếu với loại bản đồ nào mới là điều đáng nói.

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ.

Nếu sử dụng bản đồ địa hình không phải là bản đồ mà hai bên đã thống nhất sử dụng cho việc phân giới cắm mốc thì chắc chắn sẽ có sai số, thậm chí sai số đó rất lớn.

Tôi cũng xin nói thêm, để quản lý biên giới và mốc giới ổn định, lâu dài, sau khi hai bên đã thông nhất vị trí mốc giới trên thực địa và cắm mốc theo vị trí đó thì có thể hai bên sẽ tính đến việc phải ghi nhận vị trí đó trên một bộ bản đồ địa hình mới do hai bên hợp tác cùng nhau bay chụp biên vẽ theo những phương pháp hiện đại nhất. 

Còn nữa, khi phân giới cắm mốc tại thực địa, có sai sót kỹ thuât là điều không thể tránh khỏi, thậm chí có những sai sót lớn đến mức người ta phải thỏa thuận ký thêm Hiệp ước bổ sung cho Hiệp ước hoạch định đã có. Đó là điều hết sức bình thường. Giữa Việt Nam và Lào, giữa Việt Nam và Trung Quốc và cả giữa Việt nam và Campuchia đều đã làm như vậy.

Vì vậy, những gì mà ông Sam Rainsy mới công bố có vẻ rất “chuyên môn, kỹ thuật” nói trên, theo tôi có 2 khả năng: Một là ông ta chẳng hiểu gì về pháp lý lẫn kỹ thuật bản đồ được dùng trong quá trình giải quyết vấn đề biên giới giữa các quốc gia theo thông lệ quốc tế và theo thỏa thuận của 2 bên Việt Nam và Campuchia;

Hai là ông Sam Rainsy đã cố tình đánh lừa dân chúng Campuchia mà đại đa số không có điều kiện tiếp nhận kiến thức về bản đồ và không nắm rõ quy trình của việc giải quyết biên giới để phục vụ cho động cơ chính trị thiếu lành mạnh của mình!

Hiện nay, giữa hai nước đang căn cứ vào Hiệp ước Hoạch định biên giới năm 1985 và 2005 để tiến hành phân giới cắm mốc trên thực địa. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhất là có sự kich động, chống phá của các đảng phái chính trị đối lập Campuchia vì những động cơ chính trị khác nhau, hai bên vẫn hoàn thành được khoảng 78% chiều dài biên giới. Đó là một thành quả có ý nghĩa lịch sử mà không thể đảo ngược được!"

Hồng Thủy
[giaoduc.net.vn]

Huỳnh Phước Sang mồm lông - Bán nước vọng Tàu

Cuteo@


Mấy ngày này, cư dân mạng đang gạch đá cho gã bác sĩ Huỳnh Phước Sang mồm lông vì công khai kêu gọi dâng hiến Hoàng Sa, Trường Sa cho Tàu khựa. Bên cạnh Huỳnh Phước Sang cũng có vài thằng thích chém gió ngược, cổ vũ cho thằng mất dạy mồm lông, nhưng rốt cuộc chúng cũng chỉ là những kẻ ảo tưởng sức mạnh.

Xin hỏi những thằng đầu trọc mồm lông kia, với chúng mày, Việt Nam từ bao giờ đã trở thành kẻ dựa dẫm, vô ơn và bội tín vậy?


Nói như lão Thợ Cạo, chúng là loại đầu tôm, lão bức xúc: "Đcm, chúng học rộng biết nhiều mà sao đầu như đậu hủ thúi thế không biết! Ân nghĩa gì ở canh bạc cuộc chơi, có ai cho ai không cái gì. Cắt lãnh thổ của mình cho nước khác mà bảo lấy chữ tín với thế giới? hay thế giới bảo vịt mày ngu cỡ đó thì chết đi là vừa. Chúng tưởng mình thông thái lắm, thích chém gió ngược, chơi sốc hàng nhưng lập luận ngu như con nít, ẻ vào...".

Xem lại bài: Đốc tờ Sang: Con đường đến Tinh Hoa của dân tộc này còn xa lắm!


Không biết chúng ăn gì, học gì mà không hiểu từng tấc đất tổ tiên để lại là thiêng liêng và bất khả xâm phạm?




Đọc stt của Huỳnh Phước Sang mồm lông mới thấy, cái mất dạy và ngu ngốc của hắn và đồng bọn không chỉ là tinh tướng, lên mặt dạy đời, mà còn là giọng điệu của những kẻ vọng Tàu.

Có lẽ chúng cần một cái rọ mõm! 


Huỳnh Phước Sang mồm lông sủa: "Không xét lại lịch sử đúng hay sai, chỉ biết rằng cả TG đều biết sự thật là TQ giúp Việt Nam trong chiến tranh và giành chiến thắng. Chưa kể đến những công hàm xác nhận, thì việc VN phải đền đáp TQ cho việc mình nhờ cậy là Bình thường và phải phép". 


Lũ khốn chúng mày không hiểu, là người Việt chưa bao giờ quên sự giúp đỡ của nhân dân Trung Quốc trong chiến tranh giải phóng dân tộc, nhưng không vì điều đó mà chúng ta phải cắt đất cho họ thỏa mãn thú tính xâm lược.


Chính lũ mồm lông cũng không thể hiểu nổi, chính Trung Quốc cũng đã từng nhận sự giúp đỡ tận tình của quân đội nhân dân Việt Nam trong chiến tranh giải phóng của họ. Cách đây 60 năm, bộ đội Việt Nam sang giúp Trung Quốc giải phóng khu vực Ung châu, Long châu và Khâm châu (thuộc Quảng Tây và Quảng Đông), đó là chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn. Lũ đầu trọc mồm lông thì đọc ở đây và ở đây nữa. Vậy Trung Quốc có cần phải "biết điều" bằng cách cắt một phần đất cho Việt Nam quản lý cho phải phép hay không?


Còn vì sao lúc đó cả ta và Trung Quốc có sự giúp đỡ lẫn nhau thì tìm mà đọc để biết cách làm người.


Riêng với Trung Quốc, sự giúp đỡ của họ không chỉ vì tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản như họ nói đâu, những con lừa ạ!


Vì có sự "giúp đỡ Việt Nam", mà hầu hết các nguồn tiếp tế, viện trợ, đặc biệt là vũ khí của các nước XHCN như Liên Xô, Cu Ba, các nước XHCN Đông Âu "đều phải quá cảnh qua lãnh thổ Trung Quốc" và nhờ con đường này mà người Trung Quốc mới ăn cắp được công nghệ vũ khí của Liên Xô. Chúng mày cũng nên biết thêm một điều nữa là, Trung Quốc nhân danh việc giúp đỡ Việt Nam để âm mưu đưa quân đội vào lãnh thổ Việt Nam, nhưng ông cha ta đã rất tỉnh táo và khéo léo tiếp nhận ở con số có thể kiểm soát.


Chắc lũ tinh tướng nhưng xuẩn ngốc, vọng Tàu chúng mày chưa quên, chính Trung Quốc chứ không phải ai khác đã phá thối hiệp định Geneve ...Chủ trương của họ trong Hội nghị Geneve 1954 về Đông Dương là giữ Pháp ở lại Đông Dương, tạo ra khu vực an toàn cho Trung Quốc ở phía nam, tránh đụng đầu trực tiếp với Mỹ, chia cắt lâu dài Việt Nam, hòng làm suy yếu và thôn tính ba nước Đông Dương, chuẩn bị cho việc thực hiện âm mưu bành trướng ở Đông-nam Á. Như vậy do sự phản bội của những người lãnh đạo Trung Quốc, giải pháp Geneve đã ngăn cản nhân dân ba nước Việt Nam, Lào và Cumpuchia đạt được thắng lợi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống Pháp.


Ngay cả Hiệp định Paris về Việt Nam cũng đã bị Trung Quốc lợi dụng "giúp đỡ" cho mục đích bá quyền của họ, với âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta. 


Đcm những thằng chó vọng Hán kia, chúng bay bảo không có Trung Quốc giúp thì Việt Nam không thắng? Hãy đọc lại lịch sử, khi chúng ta quyết tâm giải phóng miền Nam, thì lại là chính Trung Quốc chứ không phải ai khác, đã ra sức ngăn cản với luận điệu còn sớm...Sự thật là, không có TQ giúp đỡ, ta vẫn có Liên Xô và các nước khác giúp, và điều này đã diễn ra ngay cả ở chiến dịch Điện Biên Phủ.


Chưa hết, chính Trung Quốc cũng là một trong những kẻ đứng đằng sau xúi giục các phần tử Pôn Pôt gây chiến ở biên giới Tây Nam, và lợi dụng chúng ta đang tập trung giúp bạn để tấn công xâm lược nước ta năm 1979 ở biên giới phía Bắc. Và cũng chỉ sau vài năm, bắt đầu quá trình bình thường hóa quan hệ, Trung Quốc lại tiếp tục xâm lược biển đảo của ta, trong đó có vụ thảm sát Gạc Ma năm 1988.

Thử hỏi, liệt kê bấy nhiêu điều đã đủ cho lũ đầu trọc mồm lông mở mắt chưa?


Huỳnh Phước Sang mồm lông viết: "Vậy tại sao chúng ta không hy sinh đi một tài sản trước mắt để bù lại có được sự nể trọng của toàn thế giới này, có được hình ảnh một dân tộc trọng chữ Tín, điều đó tôi cho là lợi ích to lớn nghìn năm, lớn hơn nhiều so với mấy cái bãi san hô lìu tìu đó".

Không còn nghi ngờ gì nữa, cái đầu lâu trên cổ của Phước Sang mồm lông có lẽ chỉ để múc nước tiểu tưới rau, bởi hắn mang danh bác sĩ nhưng không thể hiểu nổi, biển đảo Việt Nam chính là không gian sinh tồn của người Việt, và cho dù nó có là bãi chim ỉa hay rạn san hô lìu tìu thì đó cũng là một phần máu thịt của Tổ quốc, không thể tách rời hay đánh đổi. 


Nói về sự nể trọng, không cần dẫn chứng mà chúng mày đều biết, cả thế giới đã phải ngã mũ thán phục vì một Việt Nam nhỏ bé nhưng lại có thể chiến thắng những gã xâm lược khổng lồ.


Nhưng điều làm thế giới ngạc nhiên hơn, chính là một Việt Nam nằm gọn trong âm mưu bành trướng của Bắc Kinh, đã từng có một ngàn năm Bắc thuộc lại vẫn có thể đứng vững trước miệng sói của Trung Quốc.


Nói như thế này, hẳn lũ đầu trọc mồm lông đã rõ?

Thứ Năm, 16 tháng 7, 2015

Phản đối hành động của Trung Quốc ngăn cản ngư dân Việt Nam

Phản đối hành động của Trung Quốc ngăn cản ngư dân Việt Nam

VIẾT THỊNH 

(PL)- Ngày 16-7, tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao Việt Nam (VN), người phát ngôn Bộ Ngoại giao - ông Lê Hải Bình bày tỏ sự phản ứng mạnh mẽ liên quan đến các hành động của tàu Trung Quốc (TQ) ngăn cản ngư dân VN hoạt động bình thường tại vùng biển Hoàng Sa.

“Trong thời gian qua có một số thông tin trên báo chí về việc tàu cá VN bị tàu TQ đâm chìm ở khu vực vùng biển Hoàng Sa. Ngay khi có những thông tin này các cơ quan chức năng của VN đã tích cực xác minh nhằm có cơ sở phục vụ cho việc đấu tranh về ngoại giao. Tuy nhiên, chúng tôi khẳng định rằng vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa là vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của VN và vùng biển Hoàng Sa là ngư trường truyền thống của ngư dân VN từ lâu nay” - ông Bình nói. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN nhấn mạnh: “Chúng tôi phản đối mạnh mẽ mọi hành động ngăn cản ngư dân VN hoạt động làm ăn bình thường trên ngư trường truyền thống của mình”.

Trả lời câu hỏi của Pháp Luật TP.HCM về biện pháp nhằm bảo đảm an toàn của ngư dân trong vùng biển chủ quyền, ông Lê Hải Bình cho biết các cơ quan chức năng của VN cũng đã tăng cường các biện pháp để đảm bảo quyền lợi cũng như hoạt động bình thường của ngư dân VN tại các ngư trường truyền thống của mình.

Bình luận về thông tin TQ kêu gọi Philippines dừng vụ kiện quốc tế và tiến hành đàm phán riêng với nước này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho hay: “Quan điểm nhất quán của VN là mọi tranh chấp ở biển Đông đều phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước về Luật Biển 1982 của Liên Hiệp Quốc và Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông DOC”.

Trả lời câu hỏi của PV về việc Hạ viện Nhật Bản đã thông qua dự luật an ninh mới, trong đó cho phép quân đội nước này điều tàu quân sự đến biển Đông, ông Lê Hải Bình nêu quan điểm: “Chúng tôi quan tâm đến thông tin này và hy vọng là một nước lớn ở khu vực, Nhật Bản sẽ tiếp tục có những đóng góp tích cực vào việc xây dựng, duy trì hòa bình ổn định hợp tác và phát triển ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng như trong khu vực”.

VIẾT THỊNH

Quan hệ với Mỹ trở thành một mô hình cho Việt Nam

Quan hệ với Mỹ trở thành một "mô hình" cho Việt Nam

(GDVN) - Người Việt xem quan hệ hợp tác với Hoa Kỳ như "trụ cột chính" để tiến đến một tương lai tươi sáng hơn, Mỹ là một đối tác đáng tin cậy nhất.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ. Ảnh: Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam.

Mỹ trở thành một "mô hình" cho Việt Nam

Đó là bình luận của Tiến sĩ Vladimir Mazyrin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN thuộc Viện Nghiên cứu Viễn Đông trên tạp chí Nezavisimaya Gazeta ngày 14/7. Tiến sĩ Vladimir Mazyrin cho rằng chuyến thăm Mỹ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có ý nghĩa lịch sử, mở ra thời kỳ mới trong quan hệ hợp tác song phương.

Trên thực tế chuyến thăm này là bước tiến mới hướng đến sự công nhận tính chất "chiến lược" của quan hệ Việt - Mỹ mà hiện nay Việt Nam chỉ mới có với Nga và Trung Quốc, ông Mazyrin nhận định.

Trong một số lĩnh vực quan trọng, chuyến thăm cho thấy sự trùng hợp về lợi ích chiến lược của Việt Nam và Hoa Kỳ. Xét về mặt địa chính trị, người Việt muốn tìm kiếm đối trọng với sự gia tăng các hoạt động theo đuổi yêu sách chủ quyền (vô lý, phi pháp) của Bắc Kinh trên Biển Đông.

Hoa Kỳ hỗ trợ điều này, còn Việt Nam cũng muốn đa dạng hóa nguồn vốn và nguồn cung cấp vũ khí, khoa học công nghệ để đảm bảo khả năng "tự do cơ động ngoại giao chiến lược" cho mình.

Tiến sĩ Vladimir Mazyrin cho rằng, trong lĩnh vực kinh tế Nga đang chứng kiến không chỉ sự trùng hợp lợi ích giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, mà còn thấy sự chuyển đổi trong động cơ chủ yếu của Hoa Kỳ là nhằm thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam, ngăn chặn sự mất cân bằng ngày càng nguy hiểm trong cán cân thương mại Việt - Trung.

Đã 10 năm qua, Hoa Kỳ trở thành thị trường lớn của hàng hóa Việt Nam, chiếm khoảng 20% hàng hóa Việt Nam xuất khẩu. Kim ngạch thương mại hai chiều Việt - Mỹ năm 2006 đã đạt mức 36 tỉ USD, cao gấp 10 lần so với kim ngạch thương mại Nga - Việt.

Mỹ là nhà đầu tư lớn thứ 7 trong nền kinh tế Việt Nam với 11 tỉ USD đăng ký cho 725 dự án. Việt Nam đang phấn đấu để trở thành thành viên Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) mặc dù các yêu cầu đặt ra bởi Washington nghiêm ngặt hơn nhiều so với các điều khoản khi Việt Nam tham gia WTO.

Nỗ lực của Mỹ để tăng cường ưu tiên hợp tác với Việt Nam trong 20 năm qua không hề dễ dàng. Nó cho thấy có một sự biến đổi về mặt nhận thức trong chính sách của Mỹ đối với Việt Nam, đặc biệt là trong 20 năm qua.

Kết quả thăm dò dư luận của Trung tâm Nghiên cứu Pew tiến hành tại Việt Nam và một số nước Đông Nam Á vừa qua cho thấy, người Việt xem quan hệ hợp tác với Hoa Kỳ như "trụ cột chính" để tiến đến một tương lai tươi sáng hơn, Mỹ là một đối tác đáng tin cậy nhất. Người Việt cũng hoan nghênh sự hiện diện quân sự lớn hơn của Mỹ ở châu Á, ông Mazyrin cho biết.

Tiến sĩ Vladimir Mazyrin. Ảnh: Gazeta.ru.

Tiến sĩ Mazyrin cho rằng, mặc dù kết quả thăm dò còn phụ thuộc vào người thăm dò là ai, vì mục đích gì và đối tượng thăm dò được chọn. Nhưng công cuộc Đổi mới của Việt Nam mấy chục năm qua đã khiến quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam bao gồm hợp tác Việt - Mỹ đã dẫn đến một sự cải thiện đáng kể chất lượng đời sống của người Việt.

Các nước lớn tranh giành ảnh hưởng trong quan hệ với Việt Nam

Hãng thông tấn Itar Tass ngày 10/7 dẫn lời các chuyên gia Nga cho rằng, việc tăng cường quan hệ của Hoa Kỳ với Việt Nam là nhằm mục đích kiềm chế (dã tâm bành trướng trên Biển Đông từ phía) Trung Quốc. Việc Việt Nam chuyển hướng chính sách đối ngoại và quốc phòng trong chiến lược tăng cường hợp tác với Hoa Kỳ cũng như nỗ lực tham gia TPP đã "gây trở ngại" cho quan hệ gần gũi hơn với Moscow và Liên minh Kinh tế Á - Âu.

Thiếu tướng Pavel Zolotaryov, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hoa Kỳ - Canada thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Nga nói với Itar Tass: "Mỹ đang liên tục phấn đấu để đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc và Nga trong khu vực. Trong khi đó Việt Nam đang vận động tìm kiếm lợi thế trong lĩnh vực an ninh và thương mại từ mối quan hệ với Mỹ cũng như trong hợp tác với Nga."

"Tranh chấp lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã trở nên trầm trọng hơn do các hoạt động xây dựng, bồi lấp đảo nhân tạo mà Trung Quốc tiến hành (bất hợp pháp) ở Biển Đông. Các nước trong khu vực đã bị kéo vào một cuộc cạnh tranh địa chính trị căng thẳng để có thể kiểm soát các đảo, bãi đá, rặng san hô ở Biển Đông", tướng Zolotaryov bình luận.

Học giả này cho rằng: "Các nước khác trong khu vực như Philippines, Brunei và Indonesia cũng đều sợ việc Trung Quốc triển khai tên lửa tại các đảo nhân tạo (bất hợp pháp) này. Do đó Việt Nam có thể cố gắng tìm cách bảo vệ quyền và lợi ích quốc gia của mình thông qua sự giúp đỡ của Washington, đồng thời theo đuổi một chính sách đối ngoại đa phương".

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Barack Obama tại Nhà Trắng. Ảnh: Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam.

Victor Kremenyuk, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hoa Kỳ - Canada, một đồng nghiệp của tướng Zolotaryov nói với Itar Tass, chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho thấy ý định của Mỹ muốn thuyết phục Hà Nội rằng, Hoa Kỳ không còn là một quốc gia thù địch của Việt Nam mà là một đối tác thân thiện.

"Mỹ đang cố gắng ngăn cản các nỗ lực của Trung Quốc buộc Việt Nam lệ thuộc vào Bắc Kinh. Một số quan điểm ở Việt Nam muốn tập trung phát triển quan hệ với Washington, trong khi một số khác vẫn muốn tập trung vào quan hệ với Trung Quốc và Nga", ông Kremenyuk nói.

"Nhiệm vụ lớn hơn của Washington là xây dựng một liên minh các quốc gia không phụ thuộc vào Trung Quốc ở Đông Nam Á, nhưng vẫn có quan hệ với Bắc Kinh. Cụ thể bao gồm Việt Nam, Philippines và Đài Loan, các đối tác này có thể giúp Mỹ tương tác với Trung Quốc mà không dẫn đến đối đầu.

Tuy nhiên Hàn Quốc, Nhật Bản vẫn là đồng minh chiến lược quan trọng của Mỹ chống lại sự bành trướng của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Hạm đội 7 triển khai ở Tây Thái Bình Dương và một phần Đông Ấn Độ Dương cũng là một công cụ quan trọng, yếu tố ảnh hưởng số một trong khu vực", ông Kremenyuk kết luận.

Xoay quanh vấn đề này, học giả Anton Tsvetov từ Hội đồng Quan hệ quốc tế Nga (RIAC) ngày 14/7 bình luận trên The Diplomat: Khi nói về mối quan hệ Mỹ - Việt đang phát triển, Trung Quốc luôn là yếu tố không thể bỏ qua. Sự năng động của quan hệ Việt - Mỹ ở một mức độ lớn được xác định bởi các hoạt động (bành trướng) của Bắc Kinh ở châu Á - Thái Bình Dương.

Chiến lược của Mỹ nhằm kiềm chế ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực không thể bỏ qua vai trò trung tâm của Việt Nam. Ngược lại, quan hệ tốt với Mỹ là rất quan trọng đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam chống lại sự phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc, Tsvetov bình luận.

HỒNG THỦY

Google Map loại bỏ "TAM SA" khỏi vị trí quần đảo Hoàng Sa

Google Maps bỏ “Tam Sa” khỏi vị trí quần đảo Hoàng Sa

TT - Sau khi loại bỏ cái tên Trung Quốc dùng để chỉ bãi cạn Scarborough của Philippines, mới đây Hãng Google cũng ngừng sử dụng tên “Tam Sa” mà Bắc Kinh dùng chỉ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Hình ảnh tòa nhà của Trung Quốc tại nơi gọi là TP Tam Sa chiếm đóng trái phép trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tên gọi này không được công nhận - Ảnh: AFP

Trên ứng dụng Google Maps, cái tên “Sansha” (Tam Sa) bất hợp pháp đã không còn xuất hiện ở vị trí của quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, thay vào đó là “Paracels Islands”, tên quốc tế của quần đảo Hoàng Sa.

Trả lời Tuổi Trẻ, bà Amy Kunrojpanya - giám đốc truyền thông và đối ngoại, Việt Nam, Thái Lan và các thị trường mới nổi, thuộc Google châu Á - Thái Bình Dương - cho biết Google đã cập nhật Google Maps để khắc phục vấn đề tên gọi.

“Chúng tôi có một chính sách lâu dài áp dụng trên phạm vi toàn cầu về việc mô tả các khu vực tranh chấp, trong đó không có sự xác nhận hay khẳng định vị trí là thuộc quốc gia hay vùng lãnh thổ nào” - bà Kunrojpanya giải thích.

Trước đó, Google Maps cũng đã ngừng sử dụng cái tên “Hoàng Nham” để chỉ bãi cạn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines, được Manila gọi là Panatag hoặc Bajo de Masinloc và dùng tên quốc tế Scarborough.

Trung Quốc mô tả bãi Scarborough là một phần của “quần đảo Trung Sa” (Zhongsha) và Google Maps đã ngừng sử dụng cái tên này. Khi bỏ cái tên “Hoàng Nham”, Google Philippines thừa nhận: “Chúng tôi hiểu rằng các cái tên địa lý có thể dẫn tới những cảm xúc mãnh liệt.

Đó là lý do chúng tôi nhanh chóng sửa chữa ngay sau khi được thông báo”. Google Philippines cũng cho biết cách tốt nhất để đưa ra kiến nghị về các tên gọi trên Google Maps là liên hệ trực tiếp với trang Trợ giúp của ứng dụng bản đồ này.

Trước đó, hàng ngàn người Philippines đã ký vào bản kiến nghị trên trang Change.org để kêu gọi Google Maps loại bỏ cái tên “Hoàng Nham”. Đại diện Change.org, bà Christine Roque nhận định việc Google Maps thay đổi tên gọi cho thấy sự đồng lòng của cộng đồng mạng có thể tạo ra sự thay đổi.

“Đó là quyền lực của nhiều người đồng lòng, thống nhất với nhau vì một mục đích chung” - bà Roque nhấn mạnh.

Hiện trên trang Change.org cũng có một bản kiến nghị thay đổi cái tên biển Nam Trung Hoa (South China Sea) mà cộng đồng quốc tế dùng để gọi Biển Đông (theo cách gọi của Việt Nam) thành “biển Đông Nam Á”.

Kiến nghị gửi tới Liên Hiệp Quốc, các tổ chức quốc tế và chính quyền các nước Đông Nam Á đã thu hút hơn 10.000 chữ ký từ người dân 76 quốc gia trên thế giới. Trước đó chính phủ, truyền thông và người dân Philippines đã chọn cái tên “biển Tây Philippines” để thay cho tên “biển Nam Trung Hoa”.

Nhiều học giả quốc tế cũng lên tiếng ủng hộ việc thay đổi tên “biển Nam Trung Hoa” thành “biển Đông Nam Á”.

Học giả Yang Razali Kassim, Trường nghiên cứu quốc tế S Rajaratnam (RSIS, thuộc ĐH Công nghệ Nanyang, Singapore), cho rằng cái tên “biển Đông Nam Á” là hoàn toàn phù hợp với vị trí địa lý của Biển Đông và đây là thời điểm phù hợp để đổi tên.

Philippines mở lại căn cứ quân sự vịnh Subic

Hôm qua, Hãng tin Reuters cho biết giới chức Philippines quyết định đưa máy bay chiến đấu và hai tàu khu trục đến vịnh Subic vào năm 2016. Đây là lần đầu tiên khu vịnh này - vốn là căn cứ quân sự cho Mỹ thuê - được Manila sử dụng như một căn cứ quân sự trong 23 năm qua.

Giới chuyên gia an ninh nhận định việc sử dụng vịnh Subic cho phép không quân và hải quân Philippines phản ứng hiệu quả hơn trước những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.

Cảng nước sâu ở vịnh Subic nằm trên mạn phía tây của đảo Luzon, hòn đảo chính của Philippines và đối diện Biển Đông.

“Giá trị của Subic là một căn cứ quân sự đã được Mỹ chứng minh. Các nhà hoạch định quốc phòng Trung Quốc đều biết chuyện này” - chuyên gia an ninh của Philippines Rommel Banlaoi cho biết.

Là một trong những cơ sở hải quân lớn nhất của Mỹ trên thế giới, vịnh Subic đã đóng cửa năm 1992 sau khi Thượng viện Philippines chấm dứt thỏa thuận cơ bản với Washington.

Hồi tháng 5-2015, Bộ Quốc phòng Philippines đã ký văn bản thuê lại một phần vịnh Subic phục vụ cho nhu cầu quân sự của nước này. Vịnh Subic đối diện Biển Đông và chỉ cách bãi cạn Scarborough bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép khoảng 270km.

Giới chức Philippines cho biết một khi vịnh Subic trở thành căn cứ quân sự thì hải quân Mỹ có thể sẽ tiếp cận và luân chuyển lực lượng Mỹ ở Philippines dễ dàng hơn. Hiện nay tàu chiến của Mỹ chỉ đậu ở vịnh Subic khi có tập trận với hải quân Philippines hoặc sử dụng các cơ sở thương mại ở đây để sửa chữa và tiếp tế hậu cần.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Philippines Pio Lorenzo Batino cho biết đầu năm 2016 quân đội sẽ triển khai hai máy bay chiến đấu FA-50 tới căn cứ ở vịnh Subic. Sau đó, một đội máy bay FA-50 và máy bay Fighter Wing sẽ được triển khai tiếp tục.

“Máy bay chiến đấu FA-50 có thể tiếp cận bãi cạn Scarborough chỉ trong vài phút, tàu tuần tra cùng máy bay không người lái của Philippines cũng sẽ dễ dàng theo dõi mọi cử động của lực lượng Trung Quốc trên Biển Đông” - chuyên gia Patrick Cronin của Trung tâm An ninh Mỹ giải thích. (MỸ LOAN)

HIẾU TRUNG