Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2017

CẢNH SÁT GIAO THÔNG HÀ NỘI DỌN BÙN THẢI TRÊN ĐƯỜNG

Cảnh sát giao thông dọn "bẫy" bùn trên đường

ANTD.VN - Phát hiện nhiều bùn đất rơi vãi trên đường Nghiêm Xuân Yên, Hoàng Mai, Hà Nội, tổ công tác của Đội CSGT số 14, Phòng CSGT đường bộ - đường sắt, CATP Hà Nội đã nhanh chóng dọn "bẫy" đảm bảo an toàn cho người dân.

Vào khoảng 7h sáng nay 29-9, tổ công tác của Đội CSGT số 14, Phòng CSGT đường bộ - đường sắt, CATP Hà Nội gồm Thượng úy Đặng Quỳnh và Thượng sỹ Nguyễn Quang Hưng làm nhiệm vụ tại đường Nghiêm Xuân Yêm, Hoàng Mai, phát hiện cả một đoạn đường dài bị ngập trong bùn đất.

Qua điều tra sơ bộ, CSGT xác định nguyên nhân của số đất, bùn này do một chiếc xe tải nào đó khi đi qua đoạn đường này đã bị tụt ben. Hậu quả bùn đất rơi vãi khắp đường gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Tổ công tác của Đội CSGT số 14 hỗ trợ công nhân vệ sinh tham gia dọn bùn đất trên đường để đảm bảo ATGT

Do khối lượng bùn đất trên mặt đường rất lớn, cộng với thời tiết sáng sớm mưa đã khiến cho đoạn đường trên trơn trượt. Bùn đất tạo thành một cái bẫy dài bẫy người tham gia giao thông.

Để đảm bảo ATGT, phòng ngừa tai nạn, Thượng úy Đặng Quỳnh và Thượng sỹ Nguyễn Quang Hưng đã điện báo cho Công ty môi trường nhanh chóng cử người đến dọn dẹp. Hai CSGT vừa phân công nhau phân luồng ở cả hai chiều đường vừa hỗ trợ công nhân vệ sinh thu dọn số bùn đất này.

Do khối lượng bùn đất khá nhiều nên phải sau hơn 1 giờ tập trung thu dọn, "bẫy" bùn đất trên đoạn đường này mới được dọn sạch. Chứng kiến hành động của CSGT, những người tham gia giao thông trên đường không khỏi cảm mến.

Thông tin với phóng viên Báo ANTĐ, chỉ huy Đội CSGT số 14 cũng cho biết đang phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh làm rõ lái xe làm rơi bùn đất trên đường để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

QUẢNG TRỊ: NGUYÊN BÍ THƯ ĐẢNG ỦY PHƯỜNG HẦU TÒA VÌ ĐÁNH BẠC

Quảng Trị: Nguyên Bí thư Đảng ủy phường hầu tòa vì đánh bạc

(PLO) - Khi phát hiện công an đến, Nguyễn Xuân Dương - nguyên Bí thư, Chủ tịch HĐND phường Đông Giang (TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) đã nhảy từ tầng 3 ngôi nhà xuống để bỏ trốn khỏi sới bạc, nhưng không may bị chấn thương nặng và được lực lượng chức năng đưa vào bệnh viện cấp cứu. Hành động này được Dương biện minh bằng lý do bản thân hốt hoảng quá nên “bị rơi một cách bị động”.

Các bị cáo tại tòa

Ngày 29/9, TAND tỉnh Quảng Trị đã mở phiên tòa sơ thẩm đối với các bị cáo Nguyên Minh Hải (SN 1985; quê ở tỉnh Gia Lai; hiện trú tại phường 5, TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị), Nguyễn Xuân Dương (SN 1979, trú tại phường 5, TP. Đông Hà) – nguyên Bí thư, Chủ tịch HĐND phường Đông Giang, Đỗ Quang Minh (SN 1978; trú tại phường 1, TP. Đông Hà) - nguyên cán bộ Phòng tổ chức Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị, Nguyễn Xuân Long (SN 1966; trú tại thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị), Cao Văn Hoài (SN 1971; trú tại phường 5, TP. Đông Hà), Nguyễn Đình Định (SN 1987, trú tại phường 5, TP. Đông Hà) cùng về tội “Đánh bạc” và Đàm Duy Thanh (SN 1979; trú tại phường 5, TP. Đông Hà) về tội “Gá bạc”.

Theo cáo trạng, khoảng 12h ngày 29/3/2017, Cao Văn Hoài, Nguyễn Xuân Dương và Nguyễn Đình Định rủ nhau đánh bạc. Sau đó Hoài gọi điện cho Nguyễn Minh Hải rủ đến nhà Đàm Duy Thanh tại số 44 đường Tôn Thất Thuyết, TP. Đông Hà để đánh bạc và được Thanh đồng ý.

Sau khi đến nơi, nhóm này lên tầng 3 nhà của Thanh rồi tổ chức đánh bạc bằng hình thức “Binh” (còn gọi là binh xập xám), với mức đặt cược mỗi ván từ 200 nghìn đồng đến 2 triệu đồng. Và quy định nếu người làm cái thắng 3 ván bài liên tục (còn gọi là “đổ đèo”) thì tiền đặt cược đến 12 triệu đồng.

Sau khi đã thống nhất cách thức đánh và đặt cược thì Hải, Dương và Hoài bắt đầu đánh bài “Binh”, còn Định được cử làm người “cầm xái” - tức là cầm tiền cược của những người chơi, sau khi ván bài kết thúc, căn cứ kết quả thắng thua thì Định sẽ đưa số tiền đó cho người làm cái để thanh toán thắng thua, và khi có ván bài “đổ đèo” thì Định thu từ số tiền đặt cược đó 200 nghìn đồng để đưa cho Thanh (chủ nhà). Tổng cộng Định đã có 4 lần đưa tiền cho Thanh với số tiền 800 nghìn đồng.

Khoảng hơn 16h, biết tại nhà Thanh đang có đánh bạc nên Nguyễn Xuân Long đi đến, nhưng vì đã đủ người chơi nên ngồi sau vị trí của Dương và đặt tiền cược chung với Dương, mỗi ván từ 200 – 500 nghìn đồng.

Đến 18h cùng ngày, tổ công tác thuộc Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Quảng Trị phát hiện, bắt quả tang thu giữ tại chiếu bạc số tiền 196 triệu đồng và 800 nghìn đồng tiền xâu từ Thanh.

Khi phát hiện lực lượng chức năng, Nguyễn Xuân Dương đã nhảy từ tầng 3 nhà Thanh xuống nhà đổ bằng một tầng bên cạnh hòng bỏ trốn nhưng không may bị chấn thương nặng và được lực lượng chức năng đưa vào Bệnh viện Trung ương Huế cấp cứu.

Khi chủ tọa hỏi “lúc đó bị cáo không tham gia chơi sao lại hốt hoảng hành động như vậy” thì Dương lý giải rằng thời điểm lực lượng chức năng đến bị cáo đang ra ngoài nghe điện thoại, nhìn thấy công an bất ngờ đến thì hốt hoảng quá nên “bị rơi một cách bị động” và những người khác không biết bị cáo rơi xuống.

Tất cả các bị cáo cũng thừa nhận hành vi phạm tội của mình và mong muốn nhận được sự khoan hồng của pháp luật,

Trong các bị cáo này thì Nguyễn Minh Hải từng bị TAND tỉnh Gia Lai xử phạt 2 năm tù giam về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” vào ngày 2/2/2015. Tính tới thời điểm phạm tội vẫn chưa được xóa án tích nên phải chịu tình tiết tăng nặng vì tái phạm và cần cách li bị cáo ra khỏi đời sống xã hội một thời gian để răn đe. Còn Nguyễn Xuân Long có nhân thân xấu, từng 3 lần bị xử phạt hành chính vì tội đánh bạc.

Sau khi xem xét các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ, HĐXX quyết định tuyên phạt Nguyễn Minh Hải 15 tháng tù giam; 6 bị cáo còn lại bị xử phạt hành chính, cụ thể: Cao Văn Hoài 40 triệu đồng, Nguyễn Xuân Dương 35 triệu đồng, Nguyễn Xuân Long 35 triệu đồng, Đỗ Quang Minh 35 triệu đồng, Nguyễn Đình Định 15 triệu đồng, tất cả cùng về tội “Đánh bạc”; riêng Đàm Duy Thanh bị xử phạt 10 triệu đồng về tội “Gá bạc”. 

Phạm Quyên

TÒA TUYÊN: TỬ HÌNH NGUYỄN XUÂN SƠN, PHẠT TÙ CHUNG THÂN HÀ VĂN THẮM

Tuyên án tử hình đối với Nguyễn Xuân Sơn, phạt tù chung thân Hà Văn Thắm

BNEWS.VN Trong vụ án xét xử Hà Văn Thắm và đồng phạm, Tòa án nhân dân TP Hà Nội tuyên Hà Văn Thắm bị phạt tù chung thân về cả 4 tội danh. Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn bị tuyên án tử hình.

Sáng 29/9/2017, tại Hà Nội, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên án vụ xét xử Hà Văn Thắm và đồng phạm. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Ngày 29/9, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án phạt 51 bị cáo trong phiên tòa xét xử bị cáo Hà Văn Thắm cùng các đồng phạm về các tội: “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, “Tham ô tài sản” và “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.

Tòa đã tuyên các mức án nghiêm khắc đối với các bị cáo cầm đầu, chỉ đạo tổ chức thực hiện hành vi phạm tội.

Bên cạnh đó, bản án sơ thẩm cũng đã áp dụng những tình tiết giảm nhẹ và quyết định tuyên phạt các mức án tù treo đối với nhóm 35 bị cáo nguyên là giám đốc, phó giám đốc các chi nhánh, trưởng phòng giao dịch OceanBank tại các tỉnh, thành phố - những người làm thuê hưởng lương, chỉ thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên mà không được hưởng lợi gì.
Mức án nghiêm khắc cho những bị cáo cầm đầu

Theo bản án sơ thẩm đã tuyên của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, bị cáo Hà Văn Thắm (nguyên Chủ tịch HĐQT OceanBank) bị tuyên phạt 19 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, 18 năm tù về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, tù chung thân về tội “Tham ô tài sản”, 20 năm tù về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”. Tổng hợp hình phạt chung, Hà Văn Thắm bị phạt tù chung thân về cả 4 tội danh.

Ngoài án phạt tù, Tòa còn tuyên cấm Hà Văn Thắm làm công việc liên quan đến hoạt động tín dụng trong thời hạn 5 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù. 

Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Tổng Giám đốc OceanBank) bị phạt 17 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”; tù chung thân về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”; tử hình về tội “Tham ô tài sản”; tổng hợp buộc bị cáo Nguyễn Xuân Sơn phải chấp hành hình phạt chung của 3 tội là: tử hình. 

Xử phạt bị cáo Nguyễn Minh Thu (nguyên Phó Tổng Giám đốc OceanBank) 13 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”; 9 năm tù về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”; tổng hợp, buộc bị cáo Nguyễn Minh Thu phải chấp hành hình phạt chung của 2 tội là 22 năm tù.

Tòa còn cấm Nguyễn Minh Thu làm công việc liên quan đến hoạt động tín dụng trong thời hạn 5 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù. 

Xử phạt bị cáo Nguyễn Văn Hoàn (nguyên Phó Tổng Giám đốc OceanBank) 12 năm tù về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”; và 10 năm tù về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”; tổng hợp buộc bị cáo Nguyễn Văn Hoàn phải chấp hành hình phạt chung cho cả 2 tội là 22 năm tù.

Cấm bị cáo Nguyễn Văn Hoàn làm công việc liên quan đến hoạt động tín dụng trong thời hạn 5 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù. 

Nhóm các bị cáo nguyên là giám đốc, phó giám đốc các chi nhánh, trưởng phòng giao dịch OceanBank tại các tỉnh, thành phố và bị cáo Hoàng Thị Hồng Tứ (Chủ tịch HĐQT Công ty BSC) được tuyên án phạt từ 18 đến 36 tháng tù treo.

Riêng 5 bị cáo: Đỗ Quốc Trình, Nguyễn Quốc Trưởng, Trịnh Xuân Hà, Nguyễn Phan Trung Kiên và Nguyễn Việt Hà được Tòa tuyên phạt 24 tháng cải tạo không giam giữ. 

Các bị cáo còn lại bị phạt tù từ 3 năm tù đến 17 năm tù. Trong đó, bị cáo Phạm Công Danh bị phạt 14 năm tù về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”; tổng hợp với hình phạt 30 năm tù theo Quyết định của Bản án hình sự phúc thẩm số 30/2017/HSPT ngày 24/01/2017 của Tòa án nhân dân Cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, buộc bị cáo Phạm Công Danh phải chấp hành hình phạt chung của 2 bản án là 30 năm tù.

Bị cáo Phạm Công Danh còn bị cấm làm công việc liên quan đến hoạt động tín dụng trong thời hạn 5 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù. 

Bị cáo Hứa Thị Phấn 17 năm tù về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”. Cấm bị cáo Hứa Thị Phấn làm công việc liên quan đến hoạt động tín dụng trong thời hạn 5 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.
Hành vi của các bị cáo là một chuỗi mắt xích liên kết

Theo nhận định của Hội đồng xét xử, hậu quả của việc làm trái trên là một chuỗi các mắt xích hoạt động liên kết với nhau, từ người lãnh đạo đề ra chủ trương, ý tưởng, chỉ đạo, triển khai trên toàn hệ thống, từ Tổng giám đốc đến các Phó Tổng giám đốc, các khối, ban ở Hội sở xuống các chi nhánh, phòng giao dịch đến từng cán bộ, nhân viên của OceanBank.

Nóng: TRUY TỐ ĐẠI GIA TRẦM BÊ VÌ GÂY THỆT HẠI 1.835 TỈ

Truy tố đại gia Trầm Bê gây thiệt hại 1.835 tỉ

(PLO) - Hồ sơ đã được chuyển đến VKSND Tối cao đề nghị truy tố bổ sung ông Trầm Bê (nguyên Phó chủ tịch Sacombank) và 21 bị can liên quan.

Ngày 29-9, tin từ Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng, Ngân hàng Sacombank; Ngân hàng Tiên Phong; Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam đồng thời chuyển hồ sơ qua VKSND Tối cao đề nghị truy tố bổ sung ông Trầm Bê (nguyên Phó chủ tịch Sacombank) và 21 bị can liên quan. Hồ sơ đã được chuyển đến VKSND Tối cao.

Ông Trầm Bê

Theo kết quả điều tra bổ sung, Ngân hàng Đại Tín (TrustBank), sau đổi tên là Ngân hàng Xây dựng (VNCB) được Phạm Công Danh nhận chuyển nhượng của bà Hứa Thị Phấn để tái cơ cấu lại ngân hàng.

Lúc này bị can Danh với tư cách chủ tịch HĐQT đã chỉ đạo cấp dưới dùng pháp nhân lập nhiều công ty do Danh thành lập hoặc mượn đứng hồ sơ vay vốn của ngân hàng: Sacombank; BIDV; dùng tiền gửi của VNCB tại các ngân hàng này để cầm cố và trả nợ gây thiệt hại cho VNCB 6.123 tỉ đồng.

Trong hàng loạt vi phạm của Phạm Công Danh gây thất thoát số tiền như trên thì còn có các hành vi vi phạm pháp luật của các cá nhân khác, trong đó có bị can Trầm Bê.

Cụ thể, để có nguồn tiền thanh toán khoản vay 2.600 tỉ đồng tại BIDV, khoảng tháng 4-2013 Phạm Công Danh đã đến ngân hàng Sacombank gặp ông Trầm Bê để đặt vấn đề vay 2.000 tỉ đồng và được ông Trầm Bê đồng ý. Sau đó ông Bê dắt Danh xuống gặp Phan Huy Khang (Tổng giám đốc Sacombank) và thống nhất cho Danh vay từ 1.300 đến 1.800 tỉ đồng nhưng yêu cầu phải có tài sản bảo đảm là bất động sản hoặc tiền gửi.

Sau khi được Trầm Bê và Phan Huy Khang đồng ý, ngày 19-4-2013 Phạm Công Danh cùng cấp dưới của mình sang Sacombank thực hiện các thủ tục vay tiền với tài sản thế chấp là tiền gửi của VNCB tại Sacombank.

Trầm Bê trực tiếp chỉ đạo cấp dưới cho 6 công ty của Phạm Công Danh chỉ định vay 1.800 tỉ đồng với tài sản bảo đảm tiền gửi trị giá 1.854 tỉ đồng. Quá hạn vay, cả 6 công ty này đều không trả nợ được, do đó Sacombank đã thu nợ gốc và lãi vay từ tiền gửi của VNCB gây thiệt hại cho VNCB số tiền 1.835 tỉ đồng. Đồng thời, Phan Huy Khang cũng biết rõ Danh không được vay tiền của chính VNCB nên đã nhận tài sản thế chấp là chính tiền gửi của VNCB cho Danh vay gây thiệt hại cho VNCB 1.835 tỉ đồng.

Cũng liên quan đến vụ án này, trước đó ngày 8-9, cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã quyết định khởi tố bị can với ông Đặng Thanh Bình - nguyên Phó Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Ông Bình bị khởi tố vì liên quan đến đại án thất thoát hơn 9.000 tỉ đồng của Phạm Công Danh và đồng phạm tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam.

Liên quan đến vụ án Phạm Công Danh, có 4 bị can nguyên là cán bộ thuộc Tổ giám sát của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đặt tại Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB) đã bị khởi tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, gồm: Hà Tuấn Phước-nguyên Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh Long An, nguyên Tổ trưởng Tổ giám sát tại VNCB; Ngô Văn Thanh – Phó Trưởng phòng Kiểm tra, giám sát tuân thủ Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Long An, thành viên Tổ giám sát tại VNCB; Phạm Thế Tuân- nguyên Tổ phó Tổ giám sát tại VNCB, thành viên Hội đồng thành viên VNCB; Lê Văn Thanh – Chánh Thanh tra NHNN Chi nhánh Long An, thành viên Tổ giám sát tại VNCB.

Như Báo Pháp Luật TP.HCM đã thông tin, ngày 31-7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các Quyết định khởi tố bị can đối với 25 đối tượng về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, quy định tại Điều 165 Bộ luật Hình sự và ra Lệnh bắt tạm giam đối với 16 bị can.

Cùng ngày, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn các Quyết định và Lệnh của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; trong đó có: bị can Trầm Bê-nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng quản trị kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Sacombank, và bị can Phan Huy Khang-nguyên Tổng Giám đốc Sacombank.

NGUYỄN ĐỨC

Vụ bổ nhiệm thần tốc ở Thanh Hóa: KHAI TRỪ ĐẢNG CÔ TRẦN VŨ QUỲNH ANH, KHIỂN TRÁCH ÔNG NGÔ VĂN TUẤN

Ông Ngô Văn Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá, nguyên GĐ Sở Xây dựng Thanh Hoá bị kỷ luật mức khiển trách. Bà Trần Vũ Quỳnh Anh bị khai trừ khỏi Đảng. Ông Đào Vũ Việt - GĐ Sở Xây dựng nhận hình thức kiểm điểm sâu sắc. Đó là nội dung chính buổi họp xử lý vụ bổ nhiệm thần tốc bà Trần Vũ Quỳnh Anh, diễn ra sáng 29.9.

Như Lao Động đã thông tin, sáng nay (29.9), Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa tiếp tục cuộc họp sơ kết 9 tháng đầu năm, trong đó có việc họp, bỏ phiếu đưa ra hình thức xử lý kỷ luật tập thể, cá nhân liên quan sai phạm trong việc tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ của Sở Xây dựng giai đoạn 2010-2015.


Ông Trịnh Văn Chiến - Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hoá chủ trì hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ 9, khoá XVIII.

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá đã bỏ phiếu, thống nhất hình thức kỷ luật khiển trách đối với ông Ngô Văn Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá, nguyên GĐ Sở Xây dựng - người chịu trách nhiệm chính trong việc bổ nhiệm bà Quỳnh Anh. Ông Tuấn bị kỷ luật là do để xảy ra sai phạm trong việc tuyển dụng, bổ nhiệm đối với bà Trần Vũ Quỳnh Anh, nguyên Trưởng phòng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản thuộc Sở Xây dựng.

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá cũng đã thống nhất hình thức kiểm điểm sâu sắc đối với ông Đào Vũ Việt - Giám đốc Sở Xây dựng Thanh Hoá, khai trừ khỏi Đảng đối với bà Trần Vũ Quỳnh Anh, nguyên Trưởng phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản thuộc Sở Xây dựng.

Ngoài ra, tập thể Đảng uỷ Sở Xây dựng, một số đảng viên trong Chi bộ nơi bà Quỳnh Anh công tác trước đây cùng nhận hình thức kỷ luật khiển trách.

Trước đó, ngày 30.3, UBND tỉnh đã công bố kết quả thanh tra, kiểm tra công tác bổ nhiệm công chức lãnh đạo Sở Xây dựng giai đoạn 2010-2015, trong đó có việc bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh.

Kết luận thanh tra của tỉnh chỉ rõ hàng loạt sai sót, vi phạm quy định trong việc bổ nhiệm bà Quỳnh Anh. Trong đó, tạo điều kiện cho bà Quỳnh Anh đi học cao cấp. Trách nhiệm chính trong việc này trực tiếp là ông Ngô Văn Tuấn - GĐ Sở Xây dựng giai đoạn 2010-2015.

Thông báo kết luận cũng chỉ rõ việc khai lý lịch đảng viên của bà Quỳnh Anh cũng đã vi phạm Điều 4 Điều lệ Đảng và điểm 13, Quy định số 47-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm. Theo đó, bà Quỳnh Anh đã khai báo không trung thực theo quy định và vi phạm quy định không "khai hoàn cảnh kinh tế của bản thân và gia đình”…

Sau khi có kết luận thanh tra, Thường trực Tỉnh ủy đã giao Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy tiến hành kiểm tra việc GĐ Sở Xây dựng bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh.

Cơ quan chức năng kiểm tra dấu hiệu vi phạm của bà Quỳnh Anh về khai lý lịch đảng viên, khai phiếu đảng viên, khai phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên hàng năm.XUÂN HÙNG

Thứ Năm, 28 tháng 9, 2017

CHUYỆN 2 HOTGIRL BỊ ĐƯA VÀO TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI


Thông não về 2 cô gái trẻ bị đưa vào TT bảo trợ XH.( bài sử dụng tham luận của anh em trại Súc lừng danh)

Chuyện là, theo báo, có 2 cô gái đang uống cà fe, bị bắt lên đồn, rồi chiếu luật hay văn bản nghị định vv đéo ai mà nhớ, 2 cô đc đi an dưỡng 1 tuần ở TTBTXH, nếu gọi quá lên thì là nhà tù cũng được, vì có cổng có lính gác đéo trốn ra đc.

Báo nói, tội của các cô chỉ là quên chứng minh thư hehe...

Hỡi ôi, lòng người sao quá điêu ngoa. 

Cả hanoi, saigon, haiphong, các thành phố lớn, đều không lạ các quán cà fe này, đó là cà fe bơm tay aka kích dục.

Kẻ hèn thời trai trẻ cũng có vào đôi lần, cái quán sát hội liên hiệp phụ nữ VN luôn, ở phố tăng bạt hổ, kẹt giữa bọn bán chim, nhân ra rất dễ vì bên trong là đèn mờ, rèm cửa nhựa hoặc 2 cây dừa cảnh, vài cô hở hang ngồi ngoài, cô nhân viên mõm tều như cá ngão khiếp đéo chịu đc hehe, đó hầu như là 1 tín hiệu bất dịch. 

Lưu ý, những quán cà fe sục cặc thường nằm ở biên giới giữa 2 phường, 2 quận 2 tỉnh vv để đùn trách nhiệm cho nhau đéo ai quản lí hehe. 

Quán cà phê cô ngồi là quán sục cặc, các cô là nhân viên dĩ nhiên, anh chủ quán lon ton lên bảo lãnh các cô về là chứng minh, chứ đéo chủ quán nào rảnh vậy hehe.

Vụ này đúng ra là các cô nhận, anh em cớm đè thàng chủ ra phạt thấy mẹ nó, rồi đóng quán đuổi các cô về quê là xong, vì dân ở đó rõ ràng đã phóng nhiều đơn kiện, nhức mẹ hết cả sọ, ca mới phải ra tay, mà ca bắt đéo bao giờ trượt, sang tận đức mà nó sang lôi về đc kìa..

Vì đéo có chứng cớ lẫn tang vật, các cô lại bất hợp tác, công an chiếu luật các cô là lang thang cơ nhỡ vô gia cư cần bảo trợ, thì chuyển các cô đi an dưỡng tý thôi, có đéo gì phải loạn lên.

Và tôi vinh danh nghề của các cô, làm gì cũng được, miễn là đéo ăn cắp.

(Và đề nghị nhà nước cho tôi cái nhà có men hồng ngọc xí xổm và giờ thì phải gần 1 quán đèn mờ cà fee, rảnh rỗi tôi mò sang cho các em sục cặc)

Chấm hết, đề nghị hoan hô.

CẦN SỚM XỬ LÝ NGUYỄN THỊ LAN - BÍ THƯ ĐẢNG ỦY XÃ ĐỒNG TÂM

Loa Phường 

Nguyễn Thị Lan - Bí thư Đảng ủy xã Đồng Tâm Bà Nguyễn Thị Lan hiện đang là Bí thư xã Đồng Tâm, tuy chưa công khai hiện diện trong các cuộc hội họp của nhóm Đồng Thuận, nhưng trong cuộc họp mới đây nhất, đã chính thức được Bùi Viết Hiểu và Lê Đình Kình soạn 2 bài viết dài để ca ngợi chị này và tấn công những cán bộ xã huyện đang “bất bình” lên án kẻ được xem là hậu thuẫn cho nhóm nổi loạn Đồng Thuận từ đầu chí cuối. 

Vậy là đã rõ, “Cụ Kình” triệu tập cả cuộc họp chỉ để đấu tố một cán bộ tuyên giáo và bảo vệ “con bạch tuộc” Nguyễn Thị Lan của họ cũng như hạ uy tín ông Chủ tịch xã đương nhiệm. 

Cái gọi là “chống tham nhũng” mà “cụ Kình” đang núp bóng thực chất vẫn là cuộc tranh giành vị thế cho “người nhà” của mình nắm các vị trí chủ chốt của xã, huyện và lòe bịp dân chúng. 

Trong bài viết bức xúc từ Đồng Tâm mới đây cho biết: “Thật đắng lòng, những cán bộ kiên trung tại xã Đồng Tâm thời gian qua ai cũng biết, Nguyễn Thị Lan một kẻ có trình độ chỉ phù hợp với nhân viên văn phòng nhưng được Lê Đình Kình và Tổ đồng thuận tìm mọi cách gây phức tạp tình hình bầu cử tại xã Đồng Tâm để đưa Lan nên làm Bí thư Đảng. Nguyễn Thị Lan tự nguyện làm con bù nhìn theo chân Lê Đình Kình, thực hiện những chỉ đạo của Kình. 

Bây giờ ta có thể hiểu tại sao thời gian qua tất cả những chủ trương chỉ đạo đúng đắn của chính quyền thành phố Hà Nội đều bị Nguyễn Thị Lan cùng một số kẻ trong Đảng ủy xã Đồng Tâm cố tình không thực hiện hoặc gây sức ép với các Đảng viên khác nhằm xuyên tạc các chủ trương đó. Những ngày cán bộ Công an, cán bộ huyện Mỹ Đức bị giữ trái pháp luật tại Nhà văn hóa thôn Hoành, Nguyễn Thị Lan với cương vị là Bí thư Đảng ủy xã Đồng Tâm lại im lặng một cách đáng ngờ. Nhà bà ta không xa nhà văn hóa thôn Hoành, cũng rất gần nhà những kẻ cầm đầu như Bùi Văn Nhạc, Lê Đình Ba nhưng bà ta vô cảm, vô trách nhiệm với hoạt động gây mất an ninh trật tự tại địa phương. 

Bà ta vẫn là Bí thư Đảng ủy xã Đồng Tâm, nhưng cái cách mà Bùi Viết Hiểu công bố công khai việc Nguyễn Thị Lan là người ủng hộ các hoạt động của Tổ đồng thuận thì tại sao các cấp chính quyền Hà Nội không xử lý với Lan. 

Riêng tôi hoàn toàn ủng hộ việc các cấp xem xét kỷ luật đối với Nguyễn Thị Lan. Một cán bộ Đảng viên đã ngấm ngầm ủng hộ các đối tượng có hoạt động gây mất an ninh trật tự, thiếu trách nhiệm với tình hình phức tạp tại địa phương”. 

Nếu “Cụ Kình” được xem như “thủ lĩnh” công khai của nhóm Đồng Thuận thì bà Bí thư Đảng ủy xã thực sự là “con bạch tuộc” đứng sau hậu thuẫn, giật dây và điều hành mọi đường đi nước bước và là điểm tựa tinh thần để những người dân nhẹ dạ “vững tâm” đi theo “cụ Kình” và nhóm Đồng Thuận. Họ biết rõ, kẻ bảo kê giấu mặt cho họ trong chính quyền còn an toàn thì “chiến khu” của họ vẫn là vùng đất “bất khả xâm phạm”, mọi nỗ lực của chính quyền Hà Nội đều bị vô hiệu hóa ở cấp cơ sở. 

Mong rằng chính quyền Hà Nội, trước khi xử lý những kẻ gây rối, bắt giữ người trái pháp luật, phá hoại tài sản Nhà nước, hãy chặt đứt cái vòi bạch tuộc này mới mong tình hình Đồng Tâm nằm trong tầm kiểm soát.

Thứ Tư, 20 tháng 9, 2017

NGỰA NON HÁU ĐÁ

Khoai@ 

Tôi không phải là loại mượn gió bẻ măng, khi thấy người ta gặp hạn thì mình đánh với. Nhưng trường hợp của Nguyễn Xuân Anh, thì tôi đã viết ngay từ khi anh ta rơi vào vòng ngắm cho chức Phó chủ tịch Thành phố. Và sau 2 năm làm Bí thư Đà thành, Nguyễn Xuân Anh đã bộc lộ hết tất cả trình độ, năng lực, đạo đức, tác phong của mình, và việc anh này bị đưa vào lò là lẽ tất nhiên. 

Tôi đồng ý với ý kiến của anh TS Nguyễn Sĩ Dũng rằng, "đưa ông Nguyễn Xuân Anh lên làm Bí thư Đà Nẵng là chín non". "Chín non" là từ mà anh Nguyễn Sĩ Dũng dùng để nói về Nguyễn Xuân Anh với hi vọng nếu cứ bình tĩnh, điềm đạm, khiêm tốn, chịu khó học hỏi, cộng với những trải nghiệm nhất định thì sẽ có ngày chín. 

Theo tôi, Nguyễn Xuân Anh không đủ năng lực, trình độ của một Bí thư. Không phải nói đâu xa, những bằng cấp mà anh sở hữu, những phát biểu bạt mạng, những tuyên bố đại ngôn về cuộc sống cũng như trong chỉ đạo cấp dưới đã nói lên tất cả. Cuối cùng, lòng tham đã góp phần đưa anh vào lò. 

Thật tiếc, Nguyễn Xuân Anh đã không biết tận dụng sức trẻ, gia uy, để vươn lên đến tột đỉnh của chức tước và quyền lực. Trái lại, anh đã "ngã ngựa" từ rất sớm, chỉ sau hơn hai năm cầm quyền ở thành phố quê hương. 

Với gia cảnh như thế sao không học hành ở nơi tử tế nhỉ? Cũng như nhận định của nhiều người, Nguyễn Xuân Anh có được quyền lực quá sớm và dễ dàng, nên trước hết anh không biết mình là ai, đang ở đâu, có nghĩa vụ gì với người dân, với đất nước và sau nữa, anh đã không thấy hết được sự phức tạp của công việc anh đảm nhận, từ nguyên tắc cho tới phạm vi trách nhiệm phải thực hiện. 

Vì thiếu kiến thức, anh ngỡ mình là đỉnh của đỉnh, anh can thiệp vào mọi công việc chuyên môn của các ngành, từ công an đến Viện kiểm sát, từ xây dựng cho tới du lịch, từ tổ chức tới hành vi...Ở đâu anh cũng thể hiện quyền lực số 1. Chính vì thế, trong một thời gian ngắn, anh đã tự mình tạo ra quá nhiều kẻ thù thay vì phải chinh phục nhân tâm và chứng minh cho mọi người thấy rằng anh xứng đáng với vị trí được trao. 

Rất thú vị khi ai đó so sánh và kết luận, Nguyễn Xuân Anh chỉ là cái bóng không hồn so với người tiền nhiệm Nguyễn Bá Thanh. Mọi thứ anh làm đều là bắt chước, nhưng ngặt nỗi anh lại không có được thứ phẩm chất cáo quý như ông Bá Thanh. Anh nói được, nhưng không làm được, hoặc nói mà không làm, nói cho oai, nói để thể hiện quyền lực hơn người và vì điều này người dân không phục. 

Cuối cùng, ai cũng thấy, gia cảnh thuộc vào hàng danh gia vọng tộc, nhưng lại không vượt qua nổi những cám dỗ tầm thường, những thứ cỏn con. 

Dù đại ngôn về sự trong sạch của mình, nhưng anh lại sử dụng ô tô và 2 căn nhà do doanh nghiệp biếu. 

Rõ ràng, anh nói không đi đôi với làm như kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, anh quá ấu trĩ về chính trị. 

Thay cho lời kết, xin dẫn lại ý của ông Nguyễn Sĩ Dũng: Vấn đề là tại sao một người chưa đủ độ chín như vậy lại được đưa lên giữ một trong những vị trí quan trọng nhất của hệ thống? Rõ ràng, quy trình nhân sự của chúng ta là rất có vấn đề. Việc bỏ qua quá nhiều tiêu chuẩn cho các “thái tử” có thể là vấn đề lớn nhất ở đây.

Thứ Hai, 18 tháng 9, 2017

BÍ THƯ ĐÀ NẴNG DÚNG BẰNG BẤT HỢP PHÁP, SỬ DỤNG 2 CĂN HỘ CỦA DOANH NGHIỆP

Theo Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTƯ) vừa công bố thì những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành uỷ Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020, đồng chí Nguyễn Xuân Anh và đồng chí Huỳnh Đức Thơ là nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, đến mức phải thi hành kỷ luật.

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh

Trong các ngày từ 13 đến 16/9/2017, tại Hà Nội, UBKTTƯ đã họp kỳ 17. Đồng chí Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm UBKTTƯ chủ trì kỳ họp. Tại kỳ họp này, UBKT Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung chính sau:

Về kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng và một số cá nhân.

1- Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015 - 2020 có các vi phạm, khuyết điểm sau:

- Chấp hành chưa nghiêm nguyên tắc sinh hoạt đảng, tự phê bình và phê bình; vi phạm Quy định số 42 của Ban Bí thư về nhiệm vụ và quan hệ công tác của thường trực tỉnh ủy, thành ủy và Quy chế làm việc của Thành ủy, đã ảnh hưởng đến vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Ban Thường vụ Thành ủy.

- Việc xem xét, quyết định luân chuyển, bổ nhiệm một số cán bộ đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định của Đảng.

- Không nghiêm túc thực hiện Thông báo kết luận số 156-TB/TW của Bộ Chính trị và Thông báo số 558-TB/UBKTTW của UBKTTƯ trong việc khắc phục vi phạm về công tác quản lý, sử dụng đất đai. Đã ra một số quyết định không đúng thẩm quyền, không đúng pháp luật, có nội dung liên quan đến việc cho doanh nghiệp sử dụng đất công sản, triển khai dự án…

- Buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát lĩnh vực quản lý đất đai, trật tự đô thị trên địa bàn Thành phố, để xảy ra nhiều vi phạm, gây bức xúc trong nhân dân.

- Quyết định chủ trương cho chỉ định thầu 4/6 dự án xây dựng trụ sở các cơ quan, vi phạm Luật Đấu thầu.

- Đồng ý tiếp nhận, sử dụng xe ô tô do doanh nghiệp biếu, tặng sai quy định.

2- Đồng chí Nguyễn Xuân Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Đà Nẵng có các vi phạm, khuyết điểm sau:

- Với cương vị là người đứng đầu Thành ủy, đồng chí chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020.

- Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ; chủ trì xem xét, quyết định một số nhân sự có biểu hiện áp đặt; trực tiếp chỉ đạo nhiều công việc cụ thể của chính quyền. Những việc làm của đồng chí đã gây phân tâm, ảnh hưởng đến sự đoàn kết, thống nhất trong Ban Thường vụ Thành ủy.

- Kê khai, sử dụng bằng cấp không đúng quy định, thiếu trung thực, vi phạm tiêu chuẩn cấp ủy viên và Quy định những điều đảng viên không được làm.

- Thiếu gương mẫu trong việc nhận, sử dụng xe ô tô do doanh nghiệp biếu, tặng và sử dụng 02 nhà ở của doanh nghiệp, gây dư luận xấu trong xã hội.

3- Đồng chí Huỳnh Đức Thơ, Phó Bí thư Thành ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng có các vi phạm, khuyết điểm sau: 

- Cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành ủy nhiệm kỳ 2015 -2020.

- Với trách nhiệm đứng đầu UBND Thành phố, đồng chí chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm trong công tác quản lý đất đai và trật tự đô thị.

- Chưa chủ động đề xuất với Ban Thường vụ Thành ủy nhân sự ở một số cơ quan chính quyền Thành phố thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý theo quy định.

Do đó, những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành uỷ Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020, đồng chí Nguyễn Xuân Anh và đồng chí Huỳnh Đức Thơ là nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, đến mức phải thi hành kỷ luật.

Tại kỳ họp, nhiều nội dung quan trọng khác liên quan đến một số tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm quy định của Đảng cũng UBKTTƯ xem xét, kết luận giải quyết theo thẩm quyền và kiến nghị Ban Bí thư thi hành kỷ luật theo quy định của Đảng.

Trả lời báo giới hôm 31/12/2015, ông Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng nói, tôi sẽ từ chức nếu có lô đất nào.

Trước đó, ngày 16/10/2015, sau khi được bầu giữ chức Bí thư Thành ủy, ông Nguyễn Xuân Anh trả lời báo chí rằng, không cho phép lợi dụng chức quyền để vun vén cá nhân. Lãng phí là xúc phạm đến lòng tin của nhân dân, tham nhũng là có tội với nhân dân. Làm sao để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tham nhũng trở thành trào lưu mới của thành phố. Chức vụ là do Đảng phân công, người lãnh đạo phải nghĩ đây không phải quyền lực mà mình được hưởng thụ cho cá nhân và cho gia đình mà tùy tiện muốn làm gì thì làm.

VĂN HÙNG

KỶ LUẬT CẢNH CÁO, KHAI TRỪ ĐẢNG MỘT LOẠT CÁN BỘ BAN CHỈ ĐẠO TÂY NAM BỘ

Bình Tân

Đúng là lò đã nóng, củi tươi cũng phải cháy. 

Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã quyết định thi hành kỷ luật khai trừ đối với nhiều cán bộ thuộc Ban chỉ đạo Tây Nam bộ. Từ ngày 13 đến 16/9/2017, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 17. Ông Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp. 

Tại kỳ họp này, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung, trong đó có việc xem xét, thi hành kỷ luật một số cá nhân thuộc cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ. 

Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét các vi phạm, khuyết điểm của một số cá nhân thuộc cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ như đã kết luận tại kỳ họp thứ 16 của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, gồm: 

- Ông Nguyễn Phong Quang, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Phó Trưởng ban Thường trực, nguyên Thủ trưởng Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo; 

- Ông Nguyễn Quốc Việt, Bí thư Đảng ủy, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; 

- Ông Nguyễn Thanh Hải, nguyên Ủy viên chuyên trách, nguyên Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo; 

- Ông Nguyễn Văn Út, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo; 

- Bà Lê Thị Thu Hằng, nguyên kế toán trưởng; 

- Bà Sơn Thị Quanh Ni, thủ quỹ. 

Uỷ ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy những vi phạm, khuyết điểm của các đồng chí nêu trên đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, của Ban Chỉ đạo, gây dư luận bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Căn cứ Quy định số 181-QĐ/TW của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật khai trừ đối với các ông Nguyễn Thanh Hải, Lê Thị Thu Hằng; kỷ luật cảnh cáo đối với các ông Nguyễn Quốc Việt, Nguyễn Văn Út; kỷ luật khiển trách đối với bà Sơn Thị Quanh Ni. Đồng thời đề nghị Ban Bí thư xem xét thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Phong Quang.

5 NĂM BÓC LỊCH, 4 NĂM QUẢN CHẾ - NGỒI ĐÓ MÀ OAI

Bình Tân

Sáng nay 18/9/2017, Tòa án nhân dân Thị xã Hoàng Mai đã xét sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Nguyễn Văn Oai về các tội chống người thi hành công vụ theo quy định tại điều 257 và tội không chấp hành án theo quy định tại điều 304 Bộ luật Hình sự năm 1999. 

Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử đã tiến hành xét hỏi bị cáo Nguyễn Văn Oai, người làm chứng, người liên quan; công bố các lời khai tại cơ quan điều tra của những người vắng mặt; xem xét, đánh giá những tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ án để làm sáng tỏ, đầy đủ các tình tiết về từng sự việc, từng tội của vụ án. 

Với bản chất ngoan cố, Nguyễn Văn Oai khai báo không thành khẩn, mà loanh quanh chối tội, đổ tội cho đồng bọn, nhưng với những tài liệu, chứng cứ được cơ quan điều tra thu thập và đã được hội đồng xét xử xem xét, đánh giá tại phiên tòa cho thấy các tài liệu, chứng cứ được thu thập một cách khách quan, toàn diện, đúng trình tự quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Các tài liệu, chứng cứ đều có giá trị chứng minh hành vi phạm tội của Nguyễn Văn Oai. 

Theo đó, sau khi Nguyễn Văn Oai chấp hành xong hình phạt tù tại trại giam Nam Hà (tại phiên tòa diễn ra trong các ngày 8 và 9/1/2013, xét xử các bị cáo về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", bị cáo Nguyễn Văn Oai bị phạt 4 năm tù và bị quản chế 4 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính), được bàn giao về nơi cư trú ở xã Quỳnh Vinh, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An để chấp hành tiếp hình phạt bổ sung 4 năm quản chế, cấm đi khỏi nơi cư trú theo bản án sơ thẩm số 01/2013/HSST ngày 9/1/2013 của Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An. Nguyễn Văn Oai đều không thực hiện nghĩa vụ mỗi tháng một lần vào đầu tuần của tháng, đến trình diện và báo cáo với UBND xã Quỳnh Vinh theo quy định của Luật Thi hành án hình sự mà không có lý do. Công an xã đã tiến hành lần lượt lập 18 biên bản về việc vi phạm nghĩa vụ chấp hành án, 2 lần trực tiếp đến giải thích, thuyết phục. Chủ tịch UBND xã Quỳnh Vinh đã lần lượt ban hành 3 bản thông báo yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thi hành án quản chế và 14 lần ký giấy triệu tập Nguyễn Văn Oai đến UBND xã để thực hiện nghĩa vụ thi hành án quản chế nhưng Nguyễn Văn Oai đều không nhận, không chấp hành. 

Nguyễn Văn Oai đã ít nhất 2 lần tự ý đi khỏi nơi quản chế. Các cơ quan chức năng đã nhiều lần nhắc nhở, giáo dục, 3 lần ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nhưng Nguyễn Văn Oai vẫn cố ý không chấp hành với thái độ thách thức, thậm chí còn chống trả quyết liệt đối với người thi hành công vụ. 

Căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu đã được thẩm tra tại phiên tòa và kết quả tranh luận tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện tài liệu chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, Hội đồng xét xử xác định: Các hành vi trên đây của bị can Nguyễn Văn Oai đã phạm vào tội “Không chấp hành án” và tội “Chống người thi hành công vụ”, được quy định tại điều 304 và khoản 1 điều 257 Bộ luật Hình sự. 

Sau khi nghị án, Hội đồng xét xử quyết định áp dụng Điều 304 của Bộ luật Hình sự năm 1999; Điểm g, Khoản 1, Điều 48 của Bộ luật Hình sự năm 1999; Nghị quyết số 41 của Quốc hội khóa XIV; Khoản 3, Điều 7 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017): xử phạt Nguyễn Văn Oai 2 năm tù; Áp dụng Điều 257 của Bộ luật Hình sự năm 1999; Điểm g, Khoản 1, Điều 48 Bộ Luật Hình sự xử phạt Nguyễn Văn Oai 3 năm tù; Áp dụng Điều 50 của Bộ luật Hình sự, buộc Nguyễn Văn Oai phải chấp hành án phạt của 2 tội là 5 năm tù, thời hạn tù tính từ ngày bị tạm giam (19/1/2017); Áp dụng Điều 51 của Bộ luật Hình sự, buộc Nguyễn Văn Oai chấp hành án phạt quản chế, cấm đi khỏi nơi cư trú trong vòng 4 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù của bản án này.

TIỂU TINH XUÂN ANH

Xuân Anh là tài năng thực sự. Chả thế mà Thái thượng hoàng Nông Đức Nổ dăm ba lần qua chén rượu đưa đẩy câu chuyện có nói: "Nếu sinh con mà được như Nguyễn Xuân Anh dẫu có chết nhắm mắt cũng sung sướng, an lòng".

Xuân Anh thông minh từ bé. Song thân, ông bà thử bằng cách bày đồ vật trên bàn để cho chọn. Xuân Anh tay phải chọn con dấu của phụ thân, tay trái cầm thẻ tín dụng visa phụ mẫu. Gia đình đoán con mình sau này tất sẽ giữ tay hòm chia khóa ngân khố quốc gia. Dặn gia nhân trong nhà giữ kín không cho ai biết.

Xuân Anh biết nói rất sớm, tiếng nói đầu đời không gọi song thân là bố mẹ mà gọi là đồng chí. Ai cũng lấy làm lạ. 4 tuổi đã biết đánh vần, sang tuổi thứ 5 trình độ ngoại ngữ tiếng Ăng lê giỏi đến độ nghe hiểu chương trình Cartoon Network, phân biệt được chuột Mickey với thủy thủ Popeye khác nhau như thế nào. Năm lớp 2 học xong phép nhân chia, cộng trừ thành thục. Trí tuệ mẫn tiệp vượt trội so với bạn bè cùng trang lứa. Năm nào cũng được danh hiệu cháu ngoan Ông Cụ.

Có lần đi học Xuân Anh gặp một lão ăn mày. Lão ăn mày sững sờ xem tướng mà thốt lên rằng: "Người này có chân mệnh thiên tử bét ra cũng là quan tứ trụ triều đình sang không kể hết. Bố Xuân Anh là Nguyễn Chi Chi vội cho người tìm lão ăn mày để hỏi thêm nhưng người đâu không thấy chỉ để lại đôi dép râu bên bờ Hàn giang. Phải chăng là bậc thượng tiên trên trời dạo chơi chốc lát mà thiên cơ tiết lộ?

Xuân Anh có lối đọc sách khác người, ghét kiểu tầm chương trích cú, chỉ đọc lướt cốt lấy đại ý. Loại sách Xuân Anh đọc không phải ai cũng đọc được, nào là sách: "Làm sao đất nước hóa rồng trong 20 năm", "Tầm nhìn xuyên thấu thể kỷ", "Ngũ Đức Nhân Hòa"... Có thằng bé hàng xóm bắt chước đọc sách như thế, trong vòng ba ngày thổ ra một đấu huyết mang đến y viện thì chết không rõ nguyên nhân.

Năm 18 tuổi Xuân Anh học qua 3 vạn thế sư biểu. Ngài nào cũng nhận thấy cậu rất thông minh, hiểu rộng, nhớ lâu. Có một ông được vời từ đất Trường An, sau ba tháng đã từ chối khéo không dạy nữa. Ông ta lấy cớ là: "Xuân Anh học giỏi quá, tôi hết chữ để dạy". Một ông vạn thế sư biểu dạy một thanh niên 18 mà kêu là tôi hết chữ thì thật không ai có thể nghe được! Sự thật là Xuân Anh hay hỏi căn nguyên nghĩa từng câu, từng chữ - hỏi cho kỳ hiểu mới thôi - làm cho ông nhiều khi lúng túng không trả lời được.

Gia đình buộc phải cho Xuân anh tạm xa An-nam quốc qua đất Gia Nã Đại học tập kỹ nghệ, kỹ trị vài năm.

Về cố quốc tinh hoa phát tiết, cẩn trọng trong sinh hoạt. Phàm mỗi lần liên hoan không bao giờ quá chén, luôn chấp hành tỷ lệ nhất tửu, chín Cocacola, thuốc lá cà phê coi là kẻ thù mà lánh xa. Thường ngày cuối giờ làm việc chăm chỉ đi giày Adidas, xách vợt Wilson vờn trái banh nỉ. Thật là con người sống có chừng mực.

Năm 2008, tức năm Minh Chiết thứ 3, Xuân Anh vui vầy loan phượng với tiểu thư Bùi Thị Diễm người xứ Tây Đô.

Diễm đích thực là mệnh phụ phu nhân. Vốn sinh ra từ nơi gạo trắng nước trong, rụt rè đi thi sắc đẹp An-Nam qua ảnh tiến cung chẳng dè được giải vàng Kim Đỉnh. Mặc cho đại gia, tài tử giai nhân tiền đô chất như núi đi qua mắt không thèm liếc ngang. Thật là một bực công dung ngôn hạnh hiếm có trên đời.

Lẽ đương nhiên trai anh hùng phải gặp gái thuyền quyên để đẹp duyên tàng long, ngọa hổ. Xuân Anh, Thị Diễm nên đôi lứa. Sau 9 tháng 12 ngày sinh hạ một bé trai kháu khỉnh. Nghe đồn khi sinh cháu ra, mùi hương thơm ngào ngạt, bảy sắc cầu vòng quấn quanh nhà ba ngày mới tan, hạc trắng bay rợp sông, chim phượng kêu eng éc. Đến Nghiêu, Thuấn sinh ra không được điềm lành như thế.

Âm dương hòa hợp, lại ứng với quẻ Thiên Phong Cấu. Theo lời lý giải của Kinh Dịch Đại sư Nguyễn Hiến Tạng hay Nguyễn Hiến Lê tiên sinh gì đó thì quẻ này trên là Trời (Càn), dưới là gió (Tốn) dịch hào 5 mà lý giải như sau: "Hào này ở địa vị tối cao, dương cương , trung chính, có đức tốt mà không khoe khoang (ngậm chứa đức tốt), bao bọc cho kẻ tiểu nhân ở dưới (hào 1) như cây kỉ, cao, cành lá xum xuê che cây dưa (thuộc loài âm). Như vậy là hợp đạo trời, sẽ được trời ban phúc cho. ". Quả nhiên đến giữa năm 2011, mùa hạ, Xuân Anh được nhậm chức Phó Tổng đốc Đà Nẵng kiêm Dự khuyết đại thần cơ mật viện.

Có kẻ trong dân gian xấu mồm nói Xuân Anh nhờ là hạt giống đỏ mới lên chức nhanh như diều gặp gió khi còn đang trẻ tuổi. Quả thực chưa hẳn như vậy, các cụ chúng nó còn có câu: "Có bột mới gột nên hồ". Những thằng COCC nghiện hút, ếch, si da đầy đường thử hỏi chức tước của bố mẹ có làm gì cho chúng nó được không?

Xuân Anh xứng đáng là tiểu tinh ngời sáng nhất, Người sẽ còn tiến rất xa nữa. Những lời ong ve nói xấu sau lưng, xin Người hãy coi như dắm hôi, gió thoảng. Vận nước trong tay Người. Hỡi Tiểu Tinh Xuân Anh!. Bài anh nhặt trên mạng của tên Papilon, có thiến hoạn thêm pha biên tập lại.

Thứ Bảy, 16 tháng 9, 2017

CHUYỆN TỰ DO BÁO CHÍ TẠI LỄ THƯỢNG CỜ AIMAG

Bình Tân

VOV đưa tin, "Phóng viên bị cấm tác nghiệp tại lễ thượng cờ tại AIMAG", và đó là sự thật.

Thế mới  biết, tự do, dân chủ, nhân quyền, hay trường hợp này là "Tự do ngôn luận, tự do báo chí" vẫn là thứ xa xỉ ngay cả đối với nước ngoài.

Ở Việt Nam, nếu Ban tổ chức hành xử như thế này, chắc chắn báo chí sẽ làm loạn và chính quyền vốn chiều chuộng báo chí quá đà sẽ một phen bị tổng xỉ vả.

VOV cho hay: Dù đã xuất trình các loại thẻ nhưng lực lượng an ninh của nước chủ nhà Turkmenistan vẫn cấm phóng viên vào khu vực làng VĐV để tác nghiệp.

Chiều 16/9, lễ thượng cờ của 6 trong số 65 đoàn thể thao tham dự Đại hội thể thao trong nhà và võ thuật châu Á lần thứ 5 (AIMAG 5) đã diễn ra trong làng VĐV. Cùng dự lễ thượng cờ trong ngày này với đoàn TTVN là 5 đoàn khác, trong số đó có hai đoàn Đông Nam Á là Thái Lan và Singapore.

Hình ảnh tại lễ thượng cờ do thành viên của đoàn TTVN cung cấp.

Quốc kỳ Việt Nam cùng với quốc kỳ của 5 nước cùng tham gia lễ thượng cờ trong ngày 16/9. 

Tham dự Lễ thượng cờ có ông Lê Khánh Hải (Thứ trưởng Bộ VHTTDL), ông Trần Đức Phấn (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT - trưởng đoàn TTVN), cùng đại diện cán bộ đoàn và một số đội tuyển. Do đoàn Việt Nam làm lễ sau cùng, nên lá quốc kỳ của chúng ta đã chính thức tung bay trên bầu trời Ashgabat vào lúc 19h25. 

Mặc dù lễ thượng cờ là một nghi thức quan trọng trước các kỳ đại hội, nhưng BTC của nước chủ nhà Turkmenistan đã cấm các phóng viên vào khu vực làng VĐV để tác nghiệp. Trả lời cho câu hỏi vì sao cấm phóng viên, một nhân viên an ninh của nước chủ nhà cho biết: "Khu vực này chỉ giành cho các VĐV và thành viên của đoàn thể thao. Nếu không phải VĐV, anh không được bước vào đây".

Khâu an ninh và kiểm soát của AIMAG 5 đang được chủ nhà Turkmenistan làm rất chặt chẽ. Mỗi phóng viên nước ngoài khi đi đến đâu tác nghiệp đều có một nhân viên của nước chủ nhà đi theo để kiểm soát.