Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2020

Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà thương binh, thân nhân liệt sĩ, người có công


(HNMO) - Sáng 25-7, nhân kỷ niệm 73 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2020), đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã đến thăm, tặng quà tri ân thương binh, thân nhân liệt sĩ và người có công với cách mạng đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng người có công số 2 Hà Nội (xã Viên An, huyện Ứng Hòa).

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ tặng quà người có công đang được chăm sóc tại Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng người có công số 2 Hà Nội.

Cùng đi có các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy: Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Nguyễn Lan Hương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn; Phó Chủ tịch UBND thành phố Ngô Văn Quý; lãnh đạo một số sở, ban, ngành và huyện Ứng Hòa.

Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng người có công số 2 Hà Nội được thành lập từ năm 1978, tiền thân là Khu Điều dưỡng thương binh nặng Hà Sơn Bình. Từ năm 1994 đến nay, trung tâm đã tiếp nhận 114 người có công vào chăm sóc thường xuyên. Hiện nay, trung tâm đang nuôi dưỡng, chăm sóc thường xuyên 46 đối tượng chính sách, trong đó có 5 mẹ liệt sĩ, 27 vợ liệt sĩ, 2 thương binh, 8 con liệt sĩ và 4 người có công; 83% trong số đó là người cao tuổi. Ngoài ra, từ năm 1999 đến nay, trung tâm còn thực hiện điều dưỡng luân phiên được 45.000 lượt người.

Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ thăm hỏi người có công đang được chăm sóc tại Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng người có công số 2 Hà Nội. 

Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ đã đi thăm, kiểm tra điều kiện ăn ở, sinh hoạt của thương binh, thân nhân liệt sĩ và người có công tại trung tâm. Đồng chí Vương Đình Huệ trân trọng cảm ơn những công lao, đóng góp, hy sinh của thương binh, thân nhân liệt sĩ và người có công với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Đồng chí nhấn mạnh, “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây” là đạo lý tốt đẹp của dân tộc. Thấm sâu giá trị truyền thống này, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô luôn xác định, quan tâm, chăm sóc thương binh, thân nhân liệt sĩ và người có công là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu.

Nhân kỷ niệm 73 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, thành phố Hà Nội đã chuyển 345.152 suất quà với tổng số tiền gần 149,6 tỷ đồng đến các gia đình chính sách theo đúng quy định. Toàn thành phố cũng đã tặng 3.604 sổ tiết kiệm “Tình nghĩa” với kinh phí trên 4,2 tỷ đồng cho gia đình chính sách; tu sửa, nâng cấp 70 công trình ghi công liệt sĩ, với kinh phí trên 44,3 tỷ đồng; trích ngân sách địa phương và vận động xã hội hóa tu sửa, nâng cấp 304 nhà ở cho người có công với cách mạng, kinh phí trên 11,8 tỷ đồng...

Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ thăm hỏi người có công đang được chăm sóc tại Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng người có công số 2 Hà Nội. 

Bày tỏ vui mừng khi thấy các mẹ, các bác, các cô, chú đang được chăm sóc tốt, mạnh khỏe và tinh thần phấn khởi, Bí thư Thành ủy ghi nhận, đánh giá cao đội ngũ cán bộ, công nhân viên Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng người có công số 2 Hà Nội đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt nhiệm vụ thành phố giao; chăm sóc đầy đủ cả về vật chất và tinh thần đối với người có công. Đồng chí Vương Đình Huệ đề nghị trung tâm tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, nỗ lực cố gắng làm tốt hơn nữa nhiệm vụ. Đây không chỉ là trách nhiệm, mà còn là tình cảm, là niềm vinh dự được thay mặt Đảng, Nhà nước đền đáp công ơn của thương binh, thân nhân liệt sĩ và người có công. Đồng chí mong muốn, mỗi cán bộ, công nhân viên trung tâm đều nhận thức sâu sắc ý nghĩa cao đẹp của công việc đang làm và coi người có công như người thân của mình. 

Nhân dịp này, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ đã tặng quà thương binh, thân nhân liệt sĩ, người có công và cán bộ, công nhân viên Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng người có công số 2 Hà Nội. Đồng chí kính chúc các đồng chí thương binh, thân nhân liệt sĩ và người có công dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và trường thọ. 

* Sáng cùng ngày, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ và Đoàn công tác đã tới dự Chương trình Tri ân trao tặng quà cho gia đình người có công, trao xe đạp cho con em gia đình chính sách, học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Ứng Hòa do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội tổ chức.

Tại chương trình, 30 suất quà, trị giá 1.200.000 đồng/suất được trao tặng các gia đình chính sách, gia đình người có công; 50 xe đạp được trao tặng con em các gia đình chính sách, học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập. Đặc biệt, phiên chợ Nhân đạo gồm 5 gian hàng nhu yếu phẩm cũng được tổ chức nhằm hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn khoảng 300 suất quà. Tổng giá trị các món quà được trao tại chương trình là hơn 200 triệu đồng.

Thần Điêu Trẹo Mỏ

Cuteo@

Một Fbker với giọng điệu bất mãn lên diễn đàn nhà báo *** kêu ca rằng, "Sinh ra cái bốt wc, là để bà con giải quyết nỗi buồn lúc bí bách. Vậy mà đỗ xe vào xả van còn chưa hết, ra đã đạp ngay cái biên bản vào mặt. Như thế có chát quá ko? Có khác gì bẫy nhau?".

Anh ấy post xong, hàng trăm anh chị khác nhảy vào thương xót anh và tiện thể chửi chính quyền như hát hay.

Anh chị não bò quen thói vô pháp vô thiên lại lười đọc, lười tư duy, chỉ cần xem ảnh là auto chửi và chửi, chửi đến sùi bọt mép ra. Thế là tôi chê.

Nhìn vào ảnh là tôi biết chỗ anh ấy đi đái theo chuẩn châu Âu miễn phí là nhà vệ sinh công cộng ven hồ Hoàng Cầu các anh chị ạ. Nó được xây cất để phục vụ những người đi đường mót đái không phải bệt xuống hồ hoặc móc họa mi vẩy trước gió xói chân tường. Tất nhiên, trong thiết kế, các kĩ sư cũng đã tính đến nơi dừng đỗ cho ô tô và xe máy.

Đối diện với nhà vệ sinh này, nhìn sang bên kia đường là khu vực có vạch kẻ đường cho 3 xe ô tô dừng đỗ không quá 5 phút, có biển báo đàng hoàng.

Nhìn cái ảnh (hình bên) mà anh "Thần điêu trẹo mỏ" post lên mạng là tôi biết anh đỗ sai vị trí quy định. 

Vị trí mà anh được phép đỗ phải là nơi có kẻ vạch bằng sơn màu trắng để giới hạn phạm vi. Ai đỗ ra khỏi vị trí đó sẽ bị phạt 900 ngàn ông cụ. 

Phía đầu ô tô của anh có bến xe Bus (xem lại ảnh trên), anh lại càng không được phép đỗ vì đó là lối vào ra của xe Bus công cộng. Lỗi này nhẽ cũng đến triệu bạc.

Tổng hợp ít nhất là 2 lỗi này, số tiền bị phạt sẽ cao hơn 1 triệu. Đó là chưa kể đến việc anh đã đăng Fake News lên mạng xã hội, nhẹ thì cũng hơn chục triệu đấy.

Và đây là hình chụp biển báo và nơi cho phép anh đỗ xe đi đái với quy định thời gian rất rõ ràng:





Với những bức ảnh thần thánh này, tôi tin nhiều tay não bò đã phải lẳng lặng gỡ còm và chửi tổ sư thằng nói láo. Hehe, vụ này anh bị phạt là đúng vì lỗi đỗ xe chứ không có ai bẫy anh cả. Tôi chê anh đã kém trung thực, lại vừa điêu vừa dốt.

Vụ báo Phụ Nữ đăng tin không đúng sự thật


Liên quan đến thông tin nhiều nhân viên không thuộc bộ phận chuyên môn của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP. Hồ Chí Minh nhưng vẫn được trả tiền thù lao biên soạn sách đăng tải trên báo Phụ Nữ TP số ra ngày 22/7/2020 với bài viết “Bất thường: Lao công ở Sở Giáo dục và Đào tạo cũng được trả tiền... biên soạn sách!”, Sở GD&ĐT TP vừa có văn bản số 2309/GDĐT-VP gửi Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Liên Hiệp Phụ nữ TP phản hồi và đề nghị báo Phụ Nữ TP đính chính thông tin không đúng sự thật.

Bài viết được đăng tải trên báo Phụ Nữ TP ngày 22/7/2020 (Ảnh chụp màn hình)

Tại công văn phản hồi này, Sở GD&ĐT TP cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thường trực UBND TP, Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông TP tổ chức họp báo vào ngày 24/6/2020 để cung cấp thông tin về việc biên soạn, kinh phí, thù lao biên soạn và lựa chọn, phát hành sách giáo khoa… đến cơ quan báo chí trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, trong đó có PV của báo Phụ Nữ TP tham dự.

Tại buổi họp báo, Sở GD&ĐT đã trả lời cụ thể, rõ ràng, đầy đủ các câu hỏi, vấn đề mà phóng viên, nhà báo quan tâm. Do đó, trong bài viết nêu trên, báo Phụ Nữ thông tin Sở GD&ĐT vẫn chưa có cuộc họp báo nào là không chính xác.

Cũng theo Sở GD&ĐT TP, về nội dung nhiều nhân viên không thuộc bộ phận chuyên môn của Sở nhưng vẫn được trả hàng trăm triệu đồng thù lao biên soạn sách; thậm chí, nhân viên tạp vụ, nấu ăn cũng được trả thù lao viết sách với số tiền khá lớn là thông tin không đúng sự thật. Sở GD&ĐT không tham gia, không chỉ đạo nội dung nào liên quan trực tiếp đến công tác biên soạn hoặc phát hành các tài liệu tham khảo như báo phản ánh.

Văn bản phản hồi của Công ty Cổ phần dịch vụ xuất bản giáo dục Gia Định 

Ngay sau khi bài báo được đăng tải, Công ty Cổ phần dịch vụ xuất bản giáo dục Gia Định cũng đã có phản hồi. Theo đó, các khoản thù lao bài báo phản ánh xuất phát từ hợp đồng cộng tác giữa Công ty với bà Phạm Thị Kim Oanh (nguyên là chuyên viên Sở GD&ĐT, nghỉ hưu từ năm 2015) trong công tác cố vấn tổ chức biên soạn, thiết kế, góp ý nội dung, giới thiệu, tập huấn và làm đầu mối phát hành các sách tham khảo. Việc bà Kim Oanh trích một phần thù lao chia cho các nhân sự có liên quan là giao dịch cá nhân, không liên quan đến đến bất kỳ hoạt động nào giữa Công ty và Sở GD&ĐT TP.

Bên cạnh đó, đến nay, Công ty này không nhận được bất kỳ trao đổi nào của báo Phụ Nữ TP liên quan đến các thông tin trên.

Với bài viết “Bất thường: Lao công ở Sở Giáo dục và Đào tạo cũng được trả tiền... biên soạn sách!”, báo Phụ Nữ TP đã chuyển tải một số thông tin không chính xác, dễ gây hiểu lầm trong dư luận, ảnh hưởng đến uy tín của Sở và đội ngũ tác giả tham gia viết sách giáo khoa hiện nay.

Vì vậy, Sở GD&ĐT TP đề nghị Hội Liên Hiệp Phụ nữ TP. Hồ Chí Minh (cơ quan chủ quản báo Phụ Nữ TP) chỉ đạo báo Phụ Nữ TP thực hiện việc cải chính thông tin trên báo chí theo Điều 42 Luật Báo chí và phản hồi thông tin theo Điều 43 Luật Báo chí.

Đồng thời, nhằm đảm bảo thông tin khách quan, hai chiều đến bạn đọc và cộng đồng, Sở đề nghị báo Phụ Nữ TP trước khi đăng tin, bài cần thực hiện theo Luật Báo chí năm 2016 và các quy định pháp luật liên quan.

***



Các nhóm phóng viên đi "Đếm tầng" cũng là một dạng lừa đảo

Hoan hô thầy Lê Nghiêm. Thầy đã nói hộ hàng triệu người dân trước thực trạng phóng viên không chú tâm vào phát triển chuyên môn, dùng báo làm phương tiện ổn định, phát triển kinh tế xã hội..., mà lại đi "đếm tầng" - tức tìm ra sai phạm của các doanh nghiệp lớn - để tống tiền. Đó đích thị là hình thức lừa đảo.

VOV - "Trong làng báo của chúng ta đang tồn tại những nhóm phóng viên chuyên đi “đếm tầng”, họ đi khắp nơi kiếm ăn bằng cách tống tiền, vòi vĩnh…".

Vài năm trở lại đây, hiện tượng nhà báo tống tiền cá nhân hoặc tổ chức đã không còn là chuyện lạ, không ít trong số đó đã phải trả giả bằng những bản án của tòa. Mới đây nhất, 2 phóng viên Tạp chí Tài chính doanh nghiệp đã bị Cơ quan điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa khởi tố, bắt tạm giam để điều tra hành vi tống tiền Phó Chủ tịch UBND thị xã Nghi Sơn. 

Vụ việc này một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo tình trạng xuống cấp về đạo đức của một bộ phận người cầm bút nhân danh nhà báo, sẵn sàng bán rẻ lương tâm, trục lợi cho bản thân hoặc một nhóm lợi ích. Tình trạng đó cũng đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới niềm tin, tâm lý băn khoăn, hoài nghi của dư luận về đội ngũ người làm báo trong xã hội.

Nhà báo Lê Nghiêm, nguyên Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin - Truyền thông) (Ảnh: Viettimes)

Nhà báo Lê Nghiêm, nguyên Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin - Truyền thông) cho rằng, hành vi của những phóng viên đó đã vi phạm nghiêm trọng đạo đức của người làm báo, với tính chất của vụ việc sẽ phải xử lý bằng pháp luật hình sự. 

“Trước vụ việc này, báo chí cũng đã thông tin về nhiều vụ việc phóng viên bị bắt vì tống tiền, thậm chí bị bắt quả tang đang nhận tiền. Tôi cho rằng, những vụ việc như thế sẽ còn nhiều nữa bởi trong làng báo của chúng ta hiện nay, đang tồn tại những nhóm phóng viên chuyên đi “đếm tầng”, họ đi khắp nơi “kiếm ăn” bằng cách tống tiền, vòi vĩnh, thế cho nên “đi đêm lắm cũng sẽ có ngày gặp ma”. Họ thu thập được thông tin sai phạm, tiêu cực của doanh nghiệp, của tổ chức xã hội hay cơ quan nhà nước, cơ quan đảng, họ đem những phốt đó đi tống tiền. Tôi cho đó là một dạng tội phạm lừa đảo”, nhà báo Lê Nghiêm nêu ý kiến.

Một trong nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này được cho là ảnh hưởng từ nền kinh tế thị trường; hành lang pháp lý cho hoạt động báo chí còn nhiều kẽ hở khiến những vi phạm trong đạo đức nghề báo chưa được kiểm soát chặt chẽ. 

Một nguyên nhân lớn không thể không nhắc tới đó là sự thiếu bản lĩnh chính trị - văn hóa, thiếu tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của một bộ phận người làm báo; thiếu kiến thức cơ bản về nghiệp vụ báo chí.

Tiến sĩ Nguyễn Công Dũng, Phó Tổng Biên tập thường trực Báo điện tử Đảng Cộng sản

Cùng bức xúc về hiện tượng này, Tiến sĩ Nguyễn Công Dũng, Phó Tổng Biên tập thường trực Báo điện tử Đảng Cộng sản cho rằng, thực tế có không ít nhà báo trong quá trình tác nghiệp đã quên mất đạo đức của người làm báo, dẫn tới có những hành vi trái với Luật Báo chí. 

Theo TS Dũng, có nhiều lý do dẫn tới những hành vi trái luật của nhà báo, nhưng lý do đầu tiên là nhận thức của những con người đó. Do không nhận thức được đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của người làm báo, cũng như phong cách, bản lĩnh còn hạn chế, chưa rèn luyện được sự vững vàng, thế nên, có người thời gian làm nghề chưa nhiều nhưng đã tự cho mình cái quyền là nhà báo có thể này nọ. Nhà báo cũng phải hoạt động theo luật pháp, theo tôn chỉ mục đích của tờ báo và phải thực hiện chức trách của người phóng viên, biên tập viên, chứ không thể đi lệch với những quy định, nhiệm vụ của mình.

“Nhiều tòa soạn báo phải tự hạch toán thu chi, phải tự trả lương cho phóng viên. Áp lực này cũng là một trong những chất “xúc tác” khiến cho phóng viên, nhà báo nảy sinh tiêu cực trong quá trình tác nghiệp. Một nguyên nhân nữa tuy là nhỏ nhưng lại khá phổ biến, đó là sự lôi kéo, tác động tới nhà báo tham gia vào một cuộc đấu đá của một số cá nhân trong một cơ quan, tổ chức nào đó. Vì hạn chế trong hiểu biết, văn hóa ứng xử thiếu lành mạnh, tích cực nên nhiều nhà báo dễ sa vào những hành vi không đúng chuẩn mực đạo đức xã hội, chứ chưa nói đến chuẩn mực đạo đức của người làm báo”, ông Dũng chia sẻ.

Để giải quyết tình trạng này, nhà báo Lê Nghiêm - nguyên Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại cho rằng, trước hết cần cảnh tỉnh các cơ quan nhà nước, các đoàn thể xã hội, các doanh nghiệp cần cảnh giác, khi gặp những đối tượng như vậy cần phải thu thập bằng chứng để tố cáo với cơ quan chức năng. Phóng viên, nhà báo mà làm thế là thoái hóa, biến chất, là tội phạm, vậy cứ xử lý họ như tội phạm. Mới đây, Thứ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo cũng có công văn cảnh báo tình trạng này, đề nghị các cơ quan, tổ chức khi gặp những người có biểu hiện như thế cần chủ động thu thập bằng chứng để có cơ sở xử lý.

“Cùng với đó, tôi tin rằng, việc thực hiện quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 sẽ có tác dụng ngăn chặn từ đầu, giải tán, chấm dứt hoạt động của những cơ quan báo chí không có đủ điều kiện để hoạt động nghề báo một cách đàng hoàng, phải sống nhờ cách làm không tử tế, phải nuôi một đội quân đi kiếm ăn theo cách như thế”, ông Lê Nghiêm nhấn mạnh.

Nhà báo Nguyễn Công Dũng thì nhấn mạnh vai trò của các cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí, Tổng Biên tập và Ban biên tập có vai trò, vị trí hết sức quan trọng để làm giảm đi hành vi tiêu cực của nhà báo, phóng viên trong quá trình tác nghiệp. Đồng thời, các bộ phận cấp dưới cũng phải luôn bám sát hoạt động của phóng viên của mình, để hai phía đều có trách nhiệm lẫn nhau.

Vị Phó Tổng Biên tập cũng đặc biệt nhấn mạnh đến việc mỗi phóng viên, nhà báo khi đã chọn dấn thân với nghề này, luôn phải có ý thức tự rèn luyện, học tập để hiểu và viết đúng, làm đúng; rèn luyện kỹ năng trong quá trình tác nghiệp để có một phương pháp làm việc chuẩn chỉ, chính điều đó sẽ tạo nên bản lĩnh chính trị của họ, từ đó có thể “miễn dịch” với những yếu tố xấu, độc từ bên ngoài./.

Thanh Hà/VOV.VN

Thủ tướng chỉ đạo kiểm tra, xử lý vụ "bức tử" hồ Đại Lải

Cuteo@

Ngay sau khi báo chí, dư luận phản ánh các doanh nghiệp "bức tử" hồ Đại Lải bằng cách san lấp lấn chiếm mặt hồ, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan và mất cân bằng sinh thái để làm biệt thự nghỉ dưỡng, sân golf... Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 5740/VPCP-NN do ông Nguyễn Cao Lục, Phó Chủ nhiệm ký ngày 14/7/2020 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm tra, xử lý thông tin báo nêu liên quan đến hồ Đại Lải.

Trước đó, Tổng cục Thủy lợi, Bộ NN&PTNT đã ban hành kết luận kiểm tra các hoạt động trong phạm vi bảo vệ hồ chứa nước Đại Lải tại xã Ngọc Thanh, TP Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Kết luận đã nêu Hồ Đại Lải có nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho TP Phúc Yên và 2 xã thuộc huyện Sóc Sơn (TP Hà Nội). Tuy nhiên, nhận thấy tiềm năng phát triển du lịch tại khu vực hồ Đại Lải, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã cho phép nhiều doanh nghiệp khai thác du lịch tại đây với các dịch vụ như khu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng, sân golf... Việc phát triển du lịch của các doanh nghiệp đã dẫn đến hệ lụy lòng hồ bị thu hẹp và xảy ra tình trạng san lấp, lấn chiếm lòng hồ. 

Việc lấn chiếm hồ Đại Lải đã được báo chí, dư luận phản ánh gay gắt từ năm 2019. Đến đầu năm 2020, hoạt động lấn chiếm, "bức tử" hồ diễn ra rầm rộ với quy mô lớn, buộc các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ NN&PTNN phải vào cuộc kiểm tra và ban hành kết luận. 

Tại kết luận số 253 ngày 20/2/2020 của Tổng cục Thủy lợi chỉ rõ việc UBND tỉnh Vĩnh Phúc giao đất, cho thuê đất và phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 trong phạm vi bảo vệ hồ chứa nước Đại Lải cho các doanh nghiệp thực hiện dự án, trong đó có diện tích được tôn nền để xây dựng công trình, làm giảm dung tích hữu ích và dung tích phòng lũ của hồ chứa, ảnh hưởng đến nhiệm vụ và an toàn của hồ là vi phạm quy định của pháp luật về thủy lợi.

Việc tôn nền đối với phần diện tích cao trình dưới MNDBT (diện tích ngập hoàn toàn theo thiết kế) làm ảnh hưởng đến mục đích sử dụng đất đã được xác định là hồ chứa thủy lợi vi phạm khoản 2 Điều 163 Luật Đất đai và khoản 39 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết Luật Đất đai.

Theo kết luận 253, có 4 doanh nghiệp trong diện kiểm tra của Tổng cục Thủy lợi gồm Công ty TNHH Đại Lải (dự án khu nhà ở sinh thái và biệt thự nghỉ dưỡng Đại Lải); Công ty CP đầu tư xây dựng và thương mại Nhật Hằng (dự án khu biệt thự và vu chơi giải trí Đại Lải – Paradise Đại Lải Resort; Công ty TNHH Đạt Tiến (dự án khu biệt thự, ẩm thực cao cấp Đảo Ngọc; Công ty CP Hồng Hạc Đại Lải (dự án khu du lịch sinh thái Flamingo Đại Lải Resort).

Kết luận chỉ rõ, trong 4 doanh nghiệp được kiểm tra thì có 3 doanh nghiệp gồm Công ty TNHH Đại Lải, Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và Thương mại Nhật Hằng, Công ty TNHH Đạt Tiến này đã san nền, đổ đất, xây tường kè, đắp đường ngăn hồ... trong phạm vi bảo vệ hồ chứa Đại Lải, thực hiện các hoạt động nhưng không có giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi hoặc hoạt động không đúng nội dung quy định của giấy phép đã được cấp là vi phạm quy định của pháp luật về thủy lợi.

Đáng chú ý, qua kiểm tra hiện trường dự án khu biệt thự, ẩm thực cao cấp Đảo Ngọc thì Công ty TNHH Đạt Tiến đã đóng cọc chắn sóng, kè bê tông, đổ đất lấn chiếm về phía lòng hồ, nằm ngoài ranh giới đất được giao từ khoảng cao trình +19,0m đến +21,7m và đã trồng cây cảnh, làm đường bằng bê tông ven hồ (theo Kết luận thanh tra hồi tháng 1/2019 của Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Vĩnh Phúc diện tích đất lấn chiếm là gần 15.600m2)....

Tổng cục Thủy lợi kiến nghị UBND tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo các cơ quan, địa phương và tổ chức liên quan dừng toàn bộ các hoạt động của các doanh nghiệp thi công đào đất, san lấp tạo mặt bằng trong phạm vi bảo vệ hồ chứa nước Đại Lải từ cao trình +23m trở xuống lòng hồ. Đồng thời, rà soát và có giải pháp xử lý, khắc phục tồn tại về việc san lấp tôn nền lấn chiếm trong phạm vi lòng hồ; Xử phạt vi phạm hành chính các doanh nghiệp đã vi phạm pháp luật về thủy lợi và các quy định pháp luật khác liên quan. Cấp, điều chỉnh nội dung giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong phạm vi bảo vệ hồ chứa nước Đại Lải theo quy định của pháp luật thủy lợi;…

Tại văn bản số 5740/VPCP, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Vĩnh Phúc kiểm tra thông tin báo nêu, xử lý nghiêm các vi phạm (nếu có) theo đúng quy định của pháp luật.

Australia phản đối các yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông

Công hàm lên Liên hợp quốc của Australia nhấn mạnh nước này nhận thấy "không có cơ sở pháp lý" cho các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại vùng Biển Đông.

Diệu Linh (TTXVN/Vietnam+) 25/07/2020 14:39 GMT+7 

Tàu thuyền của ngư dân Việt Nam. (Ảnh minh họa. Hồ Cầu/TTXVN)

Trong một tuyên bố chính thức trình Liên hợp quốc, Australia đã bác bỏ những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông.

Ngày 23/7, Australia đã gửi công hàm số 20/026 lên Liên hợp quốc bác bỏ mọi yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông.

Công hàm nhấn mạnh Australia nhận thấy "không có cơ sở pháp lý" cho các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại vùng biển này, bao gồm cả những yêu sách liên quan tới các công trình đảo nhân tạo trên các bãi cạn nhỏ hoặc bãi đá ngầm.

Đáng chú ý, công hàm của Chính phủ Australia cũng khẳng định không chấp nhận tuyên bố của Trung Quốc trong Công hàm gửi Liên hợp quốc ngày 17/4, nói rằng "các yêu sách chủ quyền của nước này đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được cộng đồng quốc tế công nhận.”

Trước đó, ngày 13/7, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ra tuyên bố về lập trường của Washington đối với những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông, trong đó khẳng định Mỹ ủng hộ khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và mở rộng, theo đó coi "các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các tài nguyên ở ngoài khơi trên hầu khắp Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp."

Liên quan vấn đề này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng ngày 15/7 nêu rõ hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại Biển Đông là nguyện vọng và mục tiêu chung của các nước ở Biển Đông, khu vực và cộng đồng quốc tế. Việc tôn trọng trật tự pháp lý trên biển và thực thi đầy đủ, thiện chí, trách nhiệm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 có ý nghĩa quan trọng để thực hiện các mục tiêu đó.

Việt Nam hoan nghênh lập trường của các nước về vấn đề Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế và chia sẻ quan điểm, như đã nêu trong tuyên bố dịp Hội nghị cấp cao ASEAN 36, rằng Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương.

Việt Nam mong rằng các nước sẽ nỗ lực đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác tại Biển Đông và giải quyết các tranh chấp thông qua đối thoại cùng các biện pháp hòa bình khác theo luật pháp quốc tế vì lợi ích chung, phù hợp với nguyện vọng của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế. Việt Nam luôn đóng góp tích cực và có trách nhiệm vào quá trình này./.

Diệu Linh (TTXVN/Vietnam+)

Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2020

Đường dây đưa người Trung Quốc vào Đà Nẵng trái phép


Mở rộng điều tra, công an phát hiện các cá nhân Việt Nam đã đưa hơn 30 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Đà Nẵng.

Sáng 25/7, Công an Đà Nẵng cho biết các lực lượng chức năng đã phát hiện hơn 30 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Đà Nẵng. Theo điều tra ban đầu, những người này vào địa phương theo "đường dây" do công dân Việt Nam câu kết với các cá nhân Trung Quốc tổ chức.

Thiếu tướng Vũ Xuân Viên, Giám đốc Công an TP Đà Nẵng, cho biết tại cuộc họp khẩn diễn ra hôm qua, ông đã chỉ đạo công an các địa phương bám sát địa bàn, kịp phát hiện và xử lý nghiêm trường hợp không khai báo tạm trú; khai báo không trung thực, trốn cách ly, không chấp hành các biện pháp phòng chống dịch; hành vi chống người thi hành công vụ...

Người đứng đầu Công an Đà Nẵng cho biết thêm hiện số khách nước ngoài lưu trú tại Đà Nẵng đông, song có nhiều người không khai báo tạm trú theo quy định. Do đó, Công an Đà Nẵng đề nghị người dân nếu phát hiện gần nhà mình có người lạ lưu trú, nhất là khách nước ngoài thì phải báo ngay cho cảnh sát khu vực để cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát.

Trước đó, tối 21/7, Công an Đà Nẵng đã khởi tố vụ án Tổ chức cho người khác nhập cảnh vào Việt Nam trái phép theo Điều 348, Bộ luật Hình sự.

Liên quan đến vụ án này, cơ quan điều tra đã bắt khẩn cấp 3 nghi can, gồm 1 người Trung Quốc và 2 người Việt Nam trong đường dây đưa 27 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.

Thiếu tướng Vũ Xuân Viên cho biết ngày 16/7 lực lượng chức năng Đà Nẵng kiểm tra hành chính một khách sạn ở quận Sơn Trà, phát hiện 27 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép. Ngay sau đó, công an đã phố hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng lấy mẫu xét nghiệm dịch Covid-19. Kết quả, những người này đều âm tính với Covid-19.

Cùng ngày, Công an Đà Nẵng đưa 17 người Trung quốc đến một khách sạn và giao cho Công an quận Sơn Trà giám sát, không cho họ đi ra cộng đồng. Những người còn lại đang được cách ly ở các cơ sở y tế khác.