Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2020

Đôi lời cùng anh Nguyễn Mạnh Hà

Đôi lời cùng anh Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Hôm qua dù bận việc tôi cũng cố xem cơ bản gần hết clip anh trao đổi tại CLB Cà phê số. Là người quen biết với anh tôi định gọi điện để trao đổi, song tôi nghĩ nói trên điện thoại khó hết ý và nhất là khi một người đã từng quen biết nhưng đã có thái độ khi nói về mình thiếu thân thiện thì chắc khi trao đổi cũng khó hiểu ý của nhau. Do vậy tôi dùng trang viết này để trao đổi công khai cùng anh và cộng đồng cư dân mạng cùng rõ về những quan điểm của anh khi phát biểu được đăng báo cũng như đăng trên clip dài trên 2 giờ (và dù anh nhắc không đăng báo song cái clip này vẫn được công khai trên mạng xã hội).

Trước hết tôi có vài dòng nói về tôi trong mối quan hệ phê phán quan điểm xét lại lịch sử này. Tôi vào Đảng trong thời điểm chiến tranh chống Mỹ ác liệt nhất và vừa bước vào tuổi 18, tuổi chớm đủ tiêu chuẩn để được kết nạp vào Đảng Nhân dân cách mạng VN, khi anh còn ngồi ghế nhà trường tôi đã là sĩ quan Quân đội nhân dân VN (cả anh Võ Tiến Trung cũng vậy), tôi cũng không có học hàm PGS, học vị Tiến sĩ như anh… song cuộc sống luôn là như thế, mình có thể hơn người này điểm này song cũng sẽ thua điểm khác đó là chuyện bình thường, tôi chưa bao giờ cho mình hơn người khác tất cả. Vài lời như vậy để chúng ta hiểu nhau.

Về những nội dung anh đề cập đến lịch sử giai đoạn 1945-1975, tôi thấy anh đã phạm nhiều sai sót thậm chí có những sai sót không thể chấp nhận được. Đó là:

Trước hết, khi có người hỏi anh mối quan hệ giữa ông Phan Huy Quát nguyên Thủ tướng bù nhìn của chế độ ngụy ở miền Nam VN thời điểm 1965 và sau đó là Chủ tịch cái gọi là Hội đồng liên tôn chống Cộng ở miền Nam với ông Phan Huy Lê như thế nào? Anh lại trả lời chỉ là họ hàng bà con. Trong khi lúc bình thường anh luôn một thầy, hai thầy Phan Huy Lê (PHL) và trong nghiên cứu anh luôn lấy trước tác của ông làm kim chỉ nam cho nghiên cứu lịch sử của mình, anh lại không biết rằng ông PHL là em cùng cha khác mẹ với ông Phan Huy Quát, một kẻ suốt cả cuộc đời làm tay sai cho giặc phản dân, hại nước mà hầu hết ai cũng biết mối quan hệ này, nhất là sau khi Bộ sử 15 tập lúc đầu do ông PHL làm Tổng chủ biên sau này chuyển lại cho ông Trần Đức Cường thay thế đã có những nội dung đánh giá và đưa vào Bộ sử này, đã bị dư luận xã hội, báo chí nhất là báo mạng vạch rõ.

Thứ hai, khi đề cập đến chế độ ngụy Sài Gòn, anh lại phạm sai lầm tiếp khi anh nói chế độ này ra đời theo nội dung của Hiệp định Giơnevơ. Thật buồn cho anh, với tư cách là nhà sử học giao cho làm chủ biên tập sử viết về giai đoạn này, anh lại có thể trả lời như vậy, làm sao tráo trở đến mức cho rằng cái chính thể do Mỹ lật lọng xé toạc Hiệp định Giơnevơ dựng nên chính quyền bù nhìn này vào năm 1956 sau cái gọi là trưng cầu dân ý dưới họng súng, lưỡi lê và sự đàn áp đẫm máu đồng bào miền Nam là một thực thể ra đời từ Hiệp định Giơnevơ. Anh có nghe tiếng khóc than thảm thiết của hàng vạn gia đình có người thân bị Mỹ – ngụy bắt bớ tù đày và giết hại dã man (Chợ Được, Vĩnh Trinh, Phú Lợi…) trên khắp miền Nam hay không? Anh hãy trả lời cho mọi người rõ chỗ nào trong Hiệp định Giơnevơ nói đến sự ra đời hợp pháp cái chế độ phản dân hại nước này… Và từ cách lập luận đó anh đi đến nói rằng chế độ này tồn tại độc lập và không thể phủ nhận họ là một quốc gia, là nhà sử học sao anh có thể trả lời như vậy, anh là người Cộng sản và anh là thầy dạy về Lịch sử Đảng, về Hồ Chí Minh, anh quên mất hay cố bỏ đi lời tuyên bố bất hủ của Hồ Chí Minh: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một; Sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lý đó không bao giờ thay đổi” và vì chân lý đó dân tộc ta đã đổ bao máu xương để có Hiệp định Giơnevơ, để đi đến thống nhất nước nhà. Vậy ai phá hoại điều khoản Tổng tuyển cử thống nhất hai miền Bắc – Nam trong Hiệp định này? Anh hãy trả lời cho nhân dân được rõ. Anh thừa nhận chế độ ngụy là một quốc gia độc lập thì khác nào anh nói theo quan điểm của bọn ngụy ngày đêm ra rả chiến tranh tâm lý rằng Cộng sản Bắc Việt đang đưa quân xâm lược miền Nam, và chúng tôi những đồng bào yêu nước ở miền Nam chúng gọi là quân phiến Cộng, một loại người chúng có quyền bắt giữ, bắn giết không cần xét xử.

Tiếp theo anh nói chế độ ngụy được Liên hiệp quốc thừa nhận, anh tránh cách nói của ông nguyên Thứ trưởng Ngoại giao “chế độ VNCH là thành viên của LHQ”.

Ôi sao anh làm sử mà có thể sai lầm nghiêm trọng như ông ta, xin hỏi anh VNCH, cái chế độ bán nước này vào Liên hiệp quốc lúc nào? Đừng nói càn như vị nguyên Thứ trưởng đó anh ạ!

Rồi anh cho rằng không dùng từ ngụy là cho khách quan và tránh miệt thị, khách quan kiểu của thầy PHL thực chất là không khách quan mà là nói theo kiểu Mỹ; xin dẫn chứng cho anh biết thời chống Mỹ, Đảng ta, Quân đội ta (Quân giải phóng miền Nam và QĐND VN), đồng bào ta, rộng ra là dân tộc ta và cả những người nghiên cứu lịch sử nước ngoài đều gọi đó là chế độ bù nhìn, tay sai và để gọn lại, nhẹ nhàng dễ hiểu đó là chế độ ngụy, là ngụy quyền và cùng với ngụy quyền thì quân đội tay sai này ta gọi là ngụy quân; còn bọn ngụy thì gọi là chính phủ quốc gia (VNCH) và Mỹ thì gọi là chính quyền VNCH, nay các anh bỏ từ gọi dễ hiểu của ta và gọi theo kiểu Mỹ là chính quyền VNCH, vậy đâu còn khách quan, và đâu còn sự thật các anh gọi theo phía kẻ thù của dân tộc và phủ nhận cách gọi của dân tộc ta, như vậy có đúng khách quan không? Còn sao các anh bảo gọi ngụy là miệt thị, vậy cả Đảng ta đứng đầu là Bác Hồ cả dân tộc ta trước đây gọi theo cảm tính không khoa học hay sao? Các anh chỉ là lớp hậu sinh sao dám làm cái việc tày đình xúc phạm Bác Hồ và cả dân tộc, là nhà trí thức anh có cảm nhận sai trái này không? Cách gọi này là nhẹ nhàng nhất, còn không phải gọi là chế độ bù nhìn, chế độ tay sai mà tội ác của nó chính là nguyên nhân dẫn đến hàng triệu đồng bào ta phải chết, là hàng triệu anh hùng liệt sĩ phải hy sinh vậy mà các anh còn cho cách gọi đó là miệt thị? Vì sao vậy anh Nguyễn Mạnh Hà?

Anh nói tiếp rằng có công nhận chế độ này chúng ta mới có cơ sở pháp lý đòi lại Hoàng Sa và Trường Sa, anh dẫn chứng nguyên tắc trong Công ước về Luật biển 1982 của Liên hiệp quốc để bảo vệ cho quan điểm này, thì hết sức sai trái, nói như anh thì chúng ta phải công nhận chế độ thuộc địa của thực dân Pháp là hợp pháp hay sao? Đừng vì động cơ sai trái mà dẫn chứng như vậy. Một nguyên tắc cái gì của dân tộc VN thì không được xâm phạm và bất cứ chế độ xâm lược nào mà VN đánh đổ, VN đều kế thừa những gì thuộc về VN không cần phải công nhận tính hợp hiến của nó.

Rồi anh lại nói về cuộc hải chiến Hoàng Sa tháng 1-1974, anh có nghiên cứu về sự kiện này hay chưa? Nếu chưa nghiên cứu thì hãy nghiên cứu kỹ rồi nói. Tôi trao đổi với anh mấy vấn đề: Thứ nhất, xét về lý luận, chế độ ngụy không có Tổ quốc vì họ đã bán Nước cho Mỹ như thực tiễn mà tôi đã nói ở trên, ai công nhận nó có Tổ quốc tôi kết luận với anh đó là kẻ phản động, là bọn ba que đang ra rả ngày đêm chống chế độ; do vậy đừng bao giờ nói rằng họ bảo vệ Tổ quốc. Thứ hai, xét về thực tiễn trận chiến năm 1974 chỉ là cuộc ngụy chiến theo sự thỏa hiệp Mỹ – Trung, Mỹ đồng ý cho TQ chiếm Hoàng Sa và ngược lại TQ giúp Mỹ ngăn ta không giải phóng miền Nam, bảo vệ sự tồn tại của chế độ tay sai Sài Gòn, chính vì vậy đây chỉ là cuộc ngụy chiến, mà cụ thể là HQ4 và HQ5 cùng các tàu chiến TQ tập trung tấn công tiêu diệt hai tàu HQ10 và HQ16 họ cần phải đánh chìm hai tàu để rêu rao rằng ngụy Sài Gòn không bàn giao đảo cho TQ (anh nhìn hình ảnh lính bảo vệ đảo Hoàng Sa trút hết quân phục dồn súng một chỗ đầu hàng nhục nhã mới thấy sự yếu hèn của đội quân mà anh gọi là bảo vệ Tổ quốc), điều mà chúng không ngờ là HQ16 không bị đánh chìm đã cố lết về quân cảng Đà Nẵng, để làm nhân chứng cho cuộc ngụy chiến này bằng quả đạn pháo 127 ly do Mỹ sản xuất của tàu HQ5 bắn trúng; sự thật như vậy sao các nhà sử học không biết mà cứ dựa vào tài liệu bịa đặt của bọn ngụy để rồi tự phong cho chúng là anh hùng, chiến sĩ bảo vệ Tổ quốc, còn gọi đó là những người hy sinh vì nước, anh có biết những con tàu này đã từng ngăn chặn bao lần các con tàu không số vượt biển vào Nam và gây bao nhiêu tội ác với đồng bào ta. Chúng ta gác lại quá khứ chứ không phải là xóa đi quá khứ, với sử học điều đó là phi lịch sử.

Mấy dòng trao đổi cùng anh để anh tự nhìn lại mình mà góp phần biên tập các tập sử mà Đảng, Chính phủ, Nhân dân đã giao cho các anh, đừng để tiền của nhân dân lãng phí vì những sai phạm của mình.

Chào anh và gởi đến anh lời chào quen biết!

Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn
Tuần báo văn nghệ TP HCM số 524.

Không có cái gọi là đàn áp "những người bất đồng chính kiến"

by Đắc Chí

Ngày 13/7/2020, 10 tổ chức tự nhận “xã hội dân dân sự quốc tế” gồm Ân Xá Quốc tế, Người Bảo vệ Nhân quyền, Các Chương trình về Tự do Biểu đạt của PEN America, Hiệp Hội Các Nhà Xuất bản Quốc tế, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam, VOICE, Safeguards Defenders, People In Need, Project 88, Vietnamese Democracy Activist đã công khai cái gọi là thư ngỏ kêu gọi chính phủ Việt Nam chấm dứt “đàn áp” giới bất đồng chính kiến, trả tự do cho tù nhân lương tâm và thực thi các cam kết quốc tế về nhân quyền mà Hà Nội ký kết.

Các tổ chức nói trên xuyên tạc rằng, chính phủ Việt Nam đã “gia tăng các biện pháp đàn áp đối với giới truyền thông độc lập và giới bất đồng chính kiến trước đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam dự kiến diễn ra vào đầu năm 2021”.

Để chứng minh cho nhận định xuyên tạc, vô căn cứ trên, thư ngỏ 10 tổ chức tự nhận “xã hội dân dân sự quốc tế” đã lấy dẫn chứng về một số trường hợp mà họ cho là những nhà “bất đồng chính kiến”, “tù nhân lương tâm” bị chính quyền Việt Nam gia tăng “đàn áp”, đó là Thị Thêu và hai con trai Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư; Nguyễn Thị Tâm (tức Tâm Dương Nội); Lê Hữu Minh Tuấn; Phạm Chí Dũng; Nguyễn Tường Thụy; Phạm Thành.

Thư ngỏ thực ra chỉ là chiêu trò đã trở nên cũ rích của các tổ chức có cái tên rất kêu nhưng bị vô thừa nhận về tính chính danh như là Ân Xá Quốc tế, Người Bảo vệ Nhân quyền, Các Chương trình về Tự do Biểu đạt của PEN America, Hiệp Hội Các Nhà Xuất bản Quốc tế, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam, VOICE… Và chỉ cần điểm qua một số trường hợp mà những tổ chức này lấy dẫn chứng là những “người bất đồng chính kiến”, “tù nhân lương tâm” bị chính quyền gia tăng “đàn áp”, như Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy... là có thể thấy rõ bản chất vấn đề.

Ngày 21/11/2019, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với Phạm Chí Dũng về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 117 Bộ luật Hình sự.

Ngày 4/7/2014, Phạm Chí Dũng ra tuyên bố thành lập cái gọi là “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam - IJAVN” do mình làm chủ tịch. Từ khi được thành lập, “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam” đã sử dụng các trang mạng xã hội để đăng tải các thông tin, bài viết có nội dung tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước. Bản thân Phạm Chí Dũng cũng thường xuyên ra các “thông báo”, “tuyên bố” của “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam”, tham gia ký tên, vận động, kêu gọi các cá nhân, tổ chức tham gia ký tên các tuyên bố công khai chống đối chính quyền và đăng tải nhiều bài viết có nội dung tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước trên Internet.

Trong khi đó, Nguyễn Tường Thụy sinh mặc dù từng là một cựu quân nhân, tuy nhiên do tư tưởng bất mãn Nguyễn Tường Thụy thường xuyên có những bài viết xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, tuyên truyền chống phá Nhà nước đăng tải trên Facebook cá nhân và trang mạng của “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam”.

Nguyễn Tường Thụy là “nòng cốt” của nhiều hội, nhóm trái pháp luật trên không gian mạng, như: Tham gia và giữ vai trò “Phó Ban điều hành” của cái gọi là “Hội Bầu bí tương thân”, “Phó Chủ tịch” của cái gọi là “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam”, thành viên của “Hội anh em dân chủ”…

Với vai trò là Phó Chủ tịch của cái gọi là “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam”, Nguyễn Tường Thụy thường xuyên thu thập tin tức về các sự kiện nhạy cảm, tiêu cực, các vấn đề xã hội đang được dư luận quan tâm, qua đó viết bài phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng; đả kích, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kêu gọi đa nguyên, đa đảng đăng tải trên trang blog cá nhân (ntuongthuy.blogspot.com), facebook cá nhân (Nguyễn Tường Thụy) và website của “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam” (vietnamthoibao.org).

Với những hành vi vi phạm pháp luật trên, ngày 18/5/2020, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với Nguyễn Tường Thụy về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự.

Có thể thấy rằng, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy… đều là những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật và việc cơ quan chức năng thi hành lệnh khởi tố, điều tra là việc làm cần thiết nhằm ngăn chặn những hành vi nguy hiểm của họ gây ra đối với xã hội. Ở Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào khác, những đối tượng vi phạm pháp luật đều phải được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Hoàn toàn không có chuyện bắt, xử lý những đối tượng vi phạm pháp luật lại bị coi là đàn áp những nhà “bất đồng chính kiến” hay “tù nhân lương tâm” như những luận điệu mà 10 tổ chức tự nhận “xã hội dân dân sự quốc tế” đưa ra. Do vậy, đòi trả tự do cho những công dân Việt Nam vi phạm pháp luật là hành động trắng trợn, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng công ước quốc tế./.

Số đông người làm báo không làm khó doanh nghiệp

Ông Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam tin rằng, số đông người làm báo tử tế không bao giờ làm khó doanh nghiệp mà sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp và Báo chí 2020: Cơ hội hợp tác phát triển từ Khủng hoảng Covid-19", ông Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, diễn đàn hôm nay (14/7) đang bàn về một việc quan trọng nhất của thế giới bây giờ và cũng là việc nghiêm trọng nhất của thế giới bây giờ, đó là “thế giới sống như thế nào trong thời khủng hoảng Covid-19?”.

Ông Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam.

Theo ông Hồ Quang Lợi, hiện thế giới vẫn đang trong tâm điểm của cuộc khủng hoảng Covid-19. Tính từ cuộc khủng bố 11/9 đến nay đã 20 năm trôi qua, đã có nhiều sự kiện chấn động thế giới nhưng cuộc khủng hoảng Covid-19 hiện nay thực sự quá kinh khủng. Hiện thế giới vẫn chưa biết làm thế nào để vượt qua khủng hoảng Covid-19 khi mà hàng ngày có hàng chục nghìn người nhiễm bệnh.

Trái với bức tranh bi quan của thế giới, Việt Nam đã vượt qua dịch bệnh và chúng ta có thể tin tưởng sẽ chiến thắng Covid-19. Nhiệm vụ lúc này của chúng ta là kiểm soát dịch bệnh nhưng quan trọng và quyết liệt không kém là phục hồi kinh tế, xã hội.

Như Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nói, trong mấy tháng chống dịch, chúng ta dồn sức để chống dịch, giống như một cái “lò xo” bị nén. Khi chúng ta bắt đầu đưa nền kinh tế trở lại hoạt động bình thường thì cái “lò xo” đó phải bật ra để có một năng lượng mới, để vươn lên bù đắp lại những tháng mà chúng ta đình trệ.

Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng, mặc dù chưa hoàn toàn vượt qua khó khăn nhưng chính trong bối cảnh đó, chúng ta lại có cơ hội cần phải tận dụng tốt. Cơ hội trước mắt đó là một đất nước đoàn kết, ổn định. Việt Nam thoát khỏi Covid-19 sớm, phục hồi sớm là một cơ hội lớn, từ đó nguồn vốn đầu tư từ các nước đã bắt đầu có sự chuyển dịch sang Việt Nam – một địa chỉ tin cậy để thu hút đầu tư. 

"Chúng ta đã và đang tạo ra một môi trường đầu tư thông thoáng hơn, thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp. Với một phong cách làm việc mới, có thể thấy, người dân ngày càng tin tưởng vào Đảng, Nhà nước. Chính phủ hành động quyết liệt để đưa ra giải pháp phục hồi kinh tế" - ông Lợi nhấn mạnh.

Trong khi đó, doanh nghiệp Việt Nam đang phục hồi với một tinh thần mới. Dù đâu đó vẫn có một số doanh nghiệp đang đứng trên bờ vực suy sụp nhưng họ vẫn tin tưởng rằng có thể gượng dậy để tiếp tục phát triển.

Trong những năm vừa qua, báo chí và doanh nghiệp đã có mối quan hệ tương hỗ, gắn bó cùng phát triển. Tuy nhiên, cũng có những điều mà cả doanh nghiệp và báo chí chưa thể hài lòng với mình cũng như với đối tác. Tựu chung lại, báo chí và doanh nghiệp vẫn luôn có trách nhiệm với nhau trong sự phát triển chung.

Có thể thấy, lực lượng báo chí tham gia phản ánh hoạt động doanh nghiệp rất lớn. Gần như không có một tờ báo nào dù nhỏ, dù lớn mà lại không quan tâm đến các hoạt động kinh tế.

Cách đây hơn 3 năm, Luật Báo chí và 10 Điều Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam đồng thời có hiệu lực từ ngày 1/1/2017. Đây là 2 văn bản hết sức quan trọng nhằm chỉ đạo định hướng hoạt động của báo chí trên cơ sở của luật pháp trên nền tảng của đạo đức xã hội và đạo đức nghề báo.

Có thể nói, Luật Báo chí và 10 điều quy định đã đi vào cuộc sống và đã có những tác động mạnh mẽ, trực tiếp đến hoạt động của báo chí theo hướng ngày càng tích cực hơn. Trong đó, 10 Điều Quy định này đã trở thành nguyên tắc làm nghề của người làm báo, bởi có những điều pháp luật không cấm nhưng đạo đức không cho phép. Từ đó đến nay, báo chí ngày càng phát triển đúng hướng hơn, các hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức người làm báo đều giảm đi rất rõ nét.

Các nhà báo ngày càng ý thức rõ ràng hơn rằng: Trong thời đại thông tin đa chiều, đa phương tiện như hiện nay, khi mọi người tham gia vào mạng xã hội thì phải làm thế nào để nhà báo có thể phát huy được tác dụng. Nhà báo phải luôn thực hiện một sứ mệnh vẻ vang là phản ánh sự thật, tôn vinh sự thật với một vị thế đàng hoàng.

Đối với doanh nghiệp, để làm ăn trong thời buổi bình thường đã rất khó, ảnh hưởng từ dịch Covid-19 còn khó khăn hơn. Doanh nghiệp tiên phong trên mặt trận kinh tế, còn báo chí lại tiên phong trên mặt trận tư tưởng thông tin. Nếu đồng hành, gắn bó khăng khít được thì doanh nghiệp và báo chí sẽ cùng phát triển.

Ở vai trò Hội Nhà báo Việt Nam, ông Lợi bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp hãy mở lòng hơn với báo chí. Có thể lúc này, lúc kia có những nhà báo đã từng gây khó khăn, thiệt hại cho doanh nghiệp. Nhưng trên tổng thể, hầu hết người làm báo rất lành mạnh, tử tế và đều lấy mục đích phục vụ đất nước, nhân dân là chính. Số nhà báo tiêu cực rất ít, nếu có đều đã xử lý hoặc nếu phát hiện đã xử lý theo pháp luật, theo quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo.

Phó Chủ tịch Hội nhà báo tin rằng, số đông người làm báo tử tế không bao giờ làm khó doanh nghiệp mà sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Trong thời kỳ khủng hoảng do Covid-19 gây ra, báo chí và doanh nghiệp càng phải đồng hành, hỗ trợ nhau hơn nữa. Báo chí cần tuyên truyền làm sao để hơn 100 triệu dân có thể tiêu thụ được hầu hết các sản phẩm của doanh nghiệp trong nước. Để làm được điều đó, phía doanh nghiệp cũng cần phải cố gắng hơn nữa để tạo ra các sản phẩm sáng tạo, độc đáo với giá thành phải chăng, làm hài lòng người tiêu dùng Việt Nam. Có như vậy, doanh nghiệp Việt Nam mới được chỗ đứng vững chắc trên chính đất nước mình.

Ngọc An (Ghi)

Sao ngu đến thế?

LâmTrực@

Đôi khi rất khó để lý giải tại sao lại có người ngu đến thế. Nếu nguyên nhân chỉ vì lòng tham thì e rằng chưa đủ.

Một chị vợ của một quan chức gọi điện và nhắn tin cho đám xã hội đen để xử bồ nhí của chồng, vụ việc trót lọt, cô gái bị đánh tới gãy 3 xương sườn, bộ mặt xinh đẹp bị biến dạng, chị hả hê lắm. Khi gặp khó khăn, chính đám xã hội đen kia lại năm lần bẩy lượt tới nhà chị "nhờ giúp đỡ" tài chính. Khi không được đáp ứng, chúng dùng ngay bản ghi âm cuộc gọi và những tin nhắn trao đổi mặc cả trong vụ đánh ghen năm xưa để buộc chị phải chi tiền nếu không muốn ngồi tù.

Một anh nhà báo quê ở một tỉnh Bắc miền Trung còn khá trẻ, đang độ tuổi cống hiến chuyên dùng Flycam bay chụp các "biệt phủ" của các quan chức ở mạn miền núi phía Bắc, sau đó tìm kiếm thu thập thông tin liên quan rồi biên bài gửi các khổ chủ tống tiền. Bằng cách này, anh kiếm được kha khá từ vài quan chức ở vài tỉnh. Nhưng rồi, khi đến tỉnh thứ ba, anh bị công an tóm quả tang khi đang nhận tiền từ một doanh nghiệp. Việc anh bị vướng vòng lao lý làm cho lãnh đạo tờ báo và cơ quan bảo vệ vô cùng khốn đốn, nhiều tuyên bố đao to búa lớn kiểu tuyên chiến với cơ quan điều tra đã buộc phải rút lại... Anh phải đi một khóa bóc lịch tương ứng. 

Mới đây một anh Đại úy công an Lê Minh Sơn công tác tại Trại tạm giam Công an Bình Thuận và Võ Ngọc Thiện là phạm nhân tại trại tạm giam này cùng về tội Lạm dụng chức vụ quyền hạn, chiếm đoạt tài sản. Anh Đại úy này đã cố tình phá vỡ nguyên tắc hoạt động của trại tạm giam, cấu kết với một phạm nhân cho các phạm nhân khác thuê điện thoại trong trại tạm giam để chiếm đoạt tài sản của người thân các bị can. Mỗi phạm nhân thuê điện thoại liên lạc với người thân bên ngoài sẽ phải trả từ 5 đến 7 triệu đồng cho một lần liên lạc (khoảng 1 đêm). Số tiền đó, người thân của phạm nhân sẽ phải chuyển vào tài khoản của viên Đại úy biến chất và gã phạm nhân tên Thiện kia.

Trích báo: "Cứ 17h hàng ngày, Thiện gõ cửa các buồng giam để ra ám hiệu cho các phạm nhân thả dây qua lỗ thông gió kéo điện thoại vào trong. Đến sáng, Thiện đi lấy lại điện thoại và đưa cho Sơn sạc pin. Từ tháng 4 đến tháng 6/2019, Thiện và Sơn đã 18 lần chuyển điện thoại vào buồng giam cho các bị can và nhận tổng số tiền 108 triệu đồng. Theo điều tra, Thiện đã 11 lần đưa điện thoại cho bị can Nguyễn Viết Huy và Nguyễn Văn Nưng ở chung buồng giam số 5, dãy B. 2 bị can này đã gọi điện thoại ra ngoài nhờ hỗ trợ vượt ngục và đã vượt ngục thành công vào ngày 30/6/2019".

Tất nhiên những hóa đơn chuyển tiền vào tài khoản của Sơn và Thiện cũng chính là những chứng cứ quan trọng của vụ án. Khi xét xử Sơn và Thiện đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình. 

Bản án 5 năm tù do TAND TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận tuyên với viên cựu Đại úy cảnh sát là không có gì phải bàn cãi, nhưng câu hỏi "vì sao lại ngu đến thế" thì vẫn chưa có lời giải đáp.

Công an Bắc Giang bắt quả tang một nhà báo ở Hà Nội cưỡng đoạt 210 triệu đồng

Công an Bắc Giang bắt quả tang một nhà báo ở Hà Nội cưỡng đoạt 210 triệu đồng

(BGĐT)- Nắm bắt thông tin Phòng khám Đa khoa Kinh Đô, địa chỉ tại lô 79, đường Minh Khai, phường Xương Giang (TP Bắc Giang) có sai phạm, đối tượng Trần Trọng Lâm (SN 1976), Phó trưởng Ban Xã hội-Bạn đọc, Báo Sức Khỏe và Đời sống có hành vi cưỡng đoạt 210 triệu đồng. Đối tượng vừa bị Công an Bắc Giang phối hợp với một số đơn vị liên quan bắt quả tang.

Chiều nay (25 /7), tại khu vực phường Đại Kim, quận Hoàng Mai (TP Hà Nội), Phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh Bắc Giang) phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự (Công an TP Hà Nội) và Công an quận Hoàng Mai bắt quả tang Trần Trọng Lâm (SN 1976), Phó trưởng Ban Xã hội-Bạn đọc, Báo Sức Khỏe và Đời sống có hành vi cưỡng đoạt 210 triệu đồng của anh Dương Văn T (SN 1982), ở Nguyễn Thái Học, phường Yết Kiêu, quận Hà Đông (TP Hà Nội).


Đối tượng Trần Trọng Lâm.

Được biết, anh T là cổ đông của Phòng khám Đa khoa Kinh Đô, có địa chỉ tại lô 79, đường Minh Khai, phường Xương Giang (TP Bắc Giang). 

Bước đầu, đối tượng Lâm khai nhận, do nắm được thông tin Phòng khám Đa khoa Kinh Đô có lỗi sai phạm nên đã đe dọa các cổ đông chuyển tiền nhằm “cho qua”, nếu không sẽ viết bài đăng báo.


Phòng Khám Đa khoa Kinh Đô (TP Bắc Giang).



Công an tỉnh Bắc Giang đã thu giữ 210 triệu đồng, 1 ô tô, 2 điện thoại di động và một số giấy tờ liên quan. Đồng thời phối hợp với cơ quan chức năng mở rộng vụ án.

HLV Chung Hae-soung từ chức, từ chối làm giám đốc kĩ thuật CLB TP HCM

Tối 25-7, HLV Chung Hae-soung khẳng định sau khi từ chức, ông cũng từ chối làm giám đốc kĩ thuật CLB TP HCM, trong khi Chủ tịch Nguyễn Hữu Thắng kiêm luôn vai trò HLV trưởng

HLV Chung hae-soung từ chức và cũng không nhận lời làm giám đốc kĩ thuật CLB TP HCM

Sau trận thua 0-3 trước Hà Nội FC ở vòng 11 V-League, chiều 25-7, lãnh đạo CLB TP HCM đã quyết định thay HLV trưởng, đồng thời cho biết sẽ để HLV Chung Hae-soung đảm nhận vai trò giám đốc kĩ thuật của CLB. Tuy nhiên, tối cùng ngày, nhà cầm quân người Hàn Quốc cho biết ông đã từ chối vai trò giám đốc kĩ thuật và sẽ sớm rời Việt Nam.

Trước đó, lãnh đạo CLB TP HCM cho biết: "Từ vòng 12, ông Nguyễn Hữu Thắng – Chủ tịch CLB TP HCM sẽ kiêm thêm vai trò HLV trưởng của đội, còn HLV Chung Hae-soung sẽ đảm nhiệm vai trò Giám đốc kĩ thuật của CLB". Cũng theo vị lãnh đạo này, việc đưa ông Chung Hae-soung lên vai trò Giám đốc kĩ thuật xuất phát từ mong muốn chuyên môn của ông thầy người Hàn Quốc sẽ giúp ích cho sự phát triển của CLB trong thời gian tới, đồng thời cũng chia sẻ áp lực mà ông Chung Hae-soung đã gánh chịu khá nhiều trong thời gian qua.

Nhà cầm quân người Hàn Quốc đã bày tỏ sự thất vọng với cách điều khiển trận đấu của tổ trọng tài trong trận thua Hà Nội FC 0-3

Được biết, việc Chủ tịch Nguyễn Hữu Thắng kiêm thêm vai trò HLV trưởng của CLB TP HCM cũng chỉ là giải pháp tạm thời, trước khi CLB tìm được HLV mới trong thời gian tới. Tuy nhiên, với việc ông Chung Hae-soung quyết định chia tay CLB TP HCM, câu hỏi đặt ra là đội ngũ trợ lí người Hàn Quốc liệu có được giữ lại hay không?

Trước đó, HLV Chung Hae-soung đã bày tỏ sự thất vọng với cách điều hành trận đấu của tổ trọng tài chính ở trận thua Hà Nội FC 0-3. Đặc biệt là tình huống từ chối cho CLB TP HCM được hưởng 11 mét sau pha để bóng chạm tay của cầu thủ Thành Chung.

Anh Dũng

Pha xử lý đi vào lòng đất của em gái ngây thơ

Tổ sư em, gây tai nạn xong em dửng dưng như không có chuyện gì xảy ra.