Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2020

Nóng: Chính thức hoãn các trận đấu trên sân của SHB Đà Nẵng

(PLO)- Ban tổ chức giải VFF quyết định tạm hoãn tổ chức trận đấu giữa đội Trẻ SHB Đà Nẵng gặp đội Phú Thọ vào chiều 26-7 tại lượt đấu thứ 5 giải bóng đá hạng nhì quốc gia trên sân vận động Hòa Xuân, thành phố Đà Nẵng.

Ngày 26-7, UBND thành phố Đà Nẵng có công văn số 4869/UBND-SYT về việc khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, trong đó yêu cầu tạm dừng một số hoạt động để hạn chế tập trung đông người.

Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng yêu cầu người dân thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; đeo khẩu trang khi ra ngoài; giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc; không tập trung quá 30 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; giữ khoảng cách tối thiểu 1 mét khi tiếp xúc.

Ban tổ chức giải VFF đã tạm hoãn trận đấu của Trẻ SHB Đà Nẵng trên sân Hòa Xuân tiếp đội Phú Thọ chiều 26-7 và thầy trò Lê Huỳnh Đức cũng có thể không ra sân này vào ngày 29-7. Ảnh: ANH MINH.

UBND thành phố quyết định tạm dừng các hoạt động lễ hội, nghi lễ tôn giáo, giải đấu thể thao, sự kiện có tập trung đông người tại nơi công cộng, sân vận động và các sự kiện lớn chưa cần thiết; tạm dừng hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu (khu vui chơi, giải trí, cơ sở làm đẹp, karaoke, mát-xa, quán bar, vũ trường…).

Căn cứ công văn số 4869/UBND-SYT của UBND thành phố Đà Nẵng, với tình hình diễn biến dịch COVID-19 xuất hiện trở lại, để đảm bảo các biện pháp an toàn phòng, chống dịch COVID-19, Ban tổ chức giải quyết định tạm hoãn tổ chức trận đấu giữa đội Trẻ SHB Đà Nẵng gặp đội Phú Thọ chiều 26-7 trên sân vận động Hòa Xuân. Thời gian, địa điểm tổ chức thi đấu trận đấu bù này sẽ được Ban tổ chức lên phương án và ra thông báo bằng văn bản cụ thể.

SHB Đà Nẵng có thể sẽ chọn chơi trên sân trung lập một trận cho đến hết giai đoạn một V-League và chờ diễn biến mới. Ảnh: ANH MINH.

Từ 13 giờ chiều 26-7, Đà Nẵng thực hiện giãn cách xã hội, không tập trung quá 30 người cho đến khi có thông báo mời. Chính vì thế, khả năng trận đấu giữa đội SHB Đà Nẵng tiếp khách Hải Phòng ở vòng 12 V-League 2020 tổ chức ngày 19-7 cũng trên sân vận động Hòa Xuân có thể bị hoãn. Các nhà tổ chức giải VPF có cuộc họp khẩn chiều 26-7 để quyết định kịp thời và lên kế hoạch khác để giai đoạn một V-League kết thúc kịp tiến độ.

Một giải pháp khả thi là thầy trò Lê Huỳnh Đức sẽ chọn một sân trung lập làm sân nhà cho trận tiếp Hải Phòng ngày 29-7. Trận cuối giai đoạn một, SHB Đà Nẵng chơi trên sân Thiên Trường của Nam Định ngày 3-8.

NHƯ QUỲNH

Vụ Đồng Tâm: Vãi lồng với phát biểu của LS Hà Huy Sơn


Hôm 29/6/2020, Bùi Thị Minh là con gái của Bùi Viết Hiểu đã đăng lại status của luật sư Ha Huy Son trên FB Bùi Minh, nguyên văn như sau:

"Vụ Đồng Tâm, ngày 25/6/2020 VKS Hà Nội truy tố các bị can tội "giết người" và "chống người thi hành công vụ".

Nếu cụ Kình mà ko bị giết thì cũng bị truy tố tội "giết người". Như vậy là không có tội "khủng bố". Các chuyên gia tham mưu cho chính quyền tính sao về số tiền phúng viếng cụ Kình hơn 600 triệu đồng gốc + lãi. Căn cứ điều luật nào để chiếm đoạt số tiền này? đây không phải chiến lợi phẩm, không phải tang vật vụ án. Chiếm tiền của Ma về tâm linh là đen lắm. Hay chuyển thành tiền âm phủ mà đốt trả cụ, không thì trả cho gia đình cụ Kình cho sòng phẳng".

Mời xem ảnh chụp màn hình FB Bùi Minh ở bên.

Tôi lấy làm ngạc nhiên khi một luật sư như anh Hà Huy Sơn lại dùng con chữ để biến tên khủng bố, giết người hàng loạt như Lê Đình Kình thành nạn nhân, rồi biến lực lượng thực thi nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự thành hung thủ. Cũng qua đây, anh Hà Huy Sơn ám chỉ chính quyền chiếm đoạt số tiền phúng viếng tên khủng bố Lê Đình Kình, coi đó như chiến lợi phẩm...

Anh Hà Huy Sơn Viết: "Nếu cụ Kình mà ko bị giết thì cũng bị truy tố tội "giết người". Như vậy là không có tội "khủng bố". Ý anh là nếu Kình bị truy tố tội "giết người" thì có nghĩa hắn ta không phải "khủng bố". Một khi đã không có tội khủng bố thì có nghĩa, việc phong tỏa tài khoản phúng viếng Lê Đình Kình do Nguyễn Thúy Hạnh quản lý là không đúng pháp luật, có phỏng?

Dù nhà bao việc nhưng cũng tôi cũng bớt chút thời gian thông não cho anh Sơn thế này. Ngân hàng phong tỏa tài khoản đó vì liên quan đến khủng bố và tài trợ khủng bố. Thế nào là khủng bố thì xin mời đọc Khái niệm khủng bố được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống khủng bố 2013.

Vậy căn cứ vào đâu để phong tỏa tài khoản liên quan đến khủng bố?

Căn cứ vào Điều 8 Nghị định 122/2013/NĐ-CP quy định về tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ và xử lý đối với tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố; xác lập danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố. Theo định nghĩa và các Nguyên tắc chống khủng bố của Liên hợp quốc (UN) và khái niệm tại Khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống khủng bố 2013 của Việt Nam thì Lê Đình Kình được xác định là đối tượng khủng bố. Thêm nữa, nhiều đối tượng gửi tiền vào tài khoản do Nguyễn Thúy Hạnh quản lý dưới danh nghĩa phúng viếng Lê Đình Kình cũng là các đối tượng liên quan đến khủng bố.

Lê Đình Kình và đồng bọn được coi là khủng bố không chỉ vì hành vi man rợ và sử dụng vũ khí nóng để giết người, mà nằm ở mục đích giết người như chính Kình đã tuyên bố: "Cần phải giết tầm vài thằng công an thì chúng nó mới sợ". Câu nói này đang nằm trong một clip tung lên mạng và cũng được đồng bọn nhắc lại khi nhận tôi trên sóng Truyền hình quốc gia. Như vậy mục đích của Kình là gieo rắc nỗi sợ bằng biện pháp bạo lực, phù hợp 100% với định nghĩa về khủng bố của Liên Hợp quốc. 

Khi Lê Đình Kình cùng đồng bọn bị coi là khủng bố và Nguyễn Thúy Hạnh nhận tiền tài trợ từ những kẻ nghi là khủng bố thì tất nhiên tài khoản này thuộc diện điều chỉnh của Luật Phòng, chống khủng bố 2013 và Nghị định 122/2013/NĐ-CP. Theo đó, tất cả các hỗ trợ tài chính cho nhóm của Lê Đình Kình đều được coi là tài trợ khủng bố. 

Danh sách này hiện đã được công khai tên từng cá nhân và từng tổ chức. Các đối tượng có quan hệ nghi vấn với khủng bố là Trịnh Bá Phương, Nguyễn Lân Thắng... và các đối tượng là thành viên của tổ chức khủng bố Việt Tân như Ngô Kim Hoa, Nguyễn Đình Thắng, Nguyễn Anh Tuấn, Hoàng Tứ Duy...

Thưa anh Ls Hà Huy Sơn, về nguyên tắc việc phong tỏa tài khoản sẽ chấm dứt khi có kết quả xác minh rằng, tài khoản này không nhận tiền từ khủng bố, không tài trợ cho khủng bố. Khi đó các cơ quan chức năng sẽ gỡ bỏ lệnh phong tỏa theo quy định của pháp luật.

Anh Hà Huy Sơn nói "Nếu cụ Kình mà ko bị giết thì cũng bị truy tố tội "giết người". Như vậy là không có tội "khủng bố" là thể hiện sự kém cỏi về nhận thức. 

Theo luật, khi các hành vi của chủ thể thỏa mãn nhiều cấu thành tội phạm (thỏa mãn nhiều điều luật cùng lúc) thì chủ thể chỉ bị coi là phạm một tội và chỉ bị xử về một tội. 

Để anh Sơn dễ hình dung, tôi lấy ví dụ thế này: Một chủ thể có hành vi thỏa mãn cấu thành tội "vô ý làm chết người" quy định tại điều 128 BLHS, nhưng lại cũng thỏa mãn cấu thành tội "vi phạm quy định về điều khiển giao thông đường bộ" trong trường hợp làm chết người được quy định tại điều 260 BLHS. Trong trường hợp này, khi hành vi thỏa mãn cấu thành tội phạm trong lĩnh vực cụ thể thì cũng thỏa mãn cấu thành tội phạm chung, nhưng chỉ được chọn cấu thành tội phạm trong lĩnh vực cụ thể để áp dụng. Có nghĩa, chủ thể chỉ phải chịu một tội là "vi phạm quy định về điều khiển giao thông đường bộ" trong trường hợp làm chết người.

Trường hợp của Lê Đình Kình có thể cùng lúc thỏa mãn tội "Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân" tại điều 113, tội "Khủng bố" tại điều 299 và tội "Giết người" tại điều 123 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Trường hợp này nếu Kình còn sống thì ông ta sẽ chỉ bị truy tối với 1 tội danh là tội "giết người". 

Nói như thế để thấy, một tên khủng bố có thể không nhất thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự bằng tội danh "khủng bố". Do đó, việc các cơ quan chức năng phong tỏa tài khoản liên quan đến khủng bố là đúng pháp luật. 

Riêng chuyện anh Sơn nói các cơ quan chức năng chiếm đoạt số tiền trong tài khoản do Nguyễn Thúy Hạnh quản lý bằng câu: "Căn cứ điều luật nào để chiếm đoạt số tiền này? đây không phải chiến lợi phẩm, không phải tang vật vụ án. Chiếm tiền của Ma về tâm linh là đen lắm. Hay chuyển thành tiền âm phủ mà đốt trả cụ, không thì trả cho gia đình cụ Kình cho sòng phẳng" thì tôi thấy anh không xứng đáng là một luật sư, thậm chí là rất mất dạy. Tôi sẽ có ý kiến ở một bài viết khác.

Hoãn trận đấu của đội trẻ Đà Nẵng do dịch COVID-19

(VTC News) - Trận đấu giữa đội trẻ SHB Đà Nẵng và Phú Thọ FC phải hoãn do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19.

Với tình hình diễn biến dịch COVID-19 xuất hiện trở lại tại thành phố Đà Nẵng, trận đấu giữa Trẻ SHB Đà Nẵng gặp Phú Thọ FC ngày 26/7 tại giải hạng Nhì quốc gia - On Sports 2020 trên sân vận động Hòa Xuân, thành phố Đà Nẵng chính thức bị hoãn. 

Thời gian, địa điểm tổ chức thi đấu trận đấu bù sẽ được BTC lên phương án và ra thông báo bằng văn bản cụ thể. Đây là trận đấu đầu tiên ở giải hạng Nhì bị hoãn do COVID-19.

Phú Thọ FC (áo vàng) sẽ bị hoãn trận gặp SHB Đà Nẵng?

Cuộc so tài giữa SHB Đà Nẵng và Hải Phòng cũng có nguy cơ bị hoãn. Theo chỉ đạo của UBND thành phố Đà Nẵng, các giải đấu thể thao tạm thời không được tổ chức. Do đó, trận đấu hoặc bị dời sang tỉnh, thành phố khác thi đấu, hoặc sẽ bị hoãn.

Số phận vòng 12 V-League cũng đang bỏ ngỏ do diễn biến khó lường của dịch COVID-19. Công ty cổ phần bóng đá Việt Nam (VPF) sẽ họp vào hôm nay, đồng thời chờ quyết định, chỉ đạo của Chính phủ và các cơ quan ban ngành để đưa ra phương án tổ chức tốt nhất cho giải đấu.

Trong trường hợp xấu nhất, V-League sẽ bị hoãn từ vòng 12 trở đi. Giải từng bị gián đoạn một lần do COVID-19 hồi tháng 3 năm nay. 

HỒNG NAM

Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2020

Chủ tịch UBND Hà Nội ra công điện khẩn phòng chống dịch COVID-19

Công Thọ - Thủy Tiên

Kinhtedothi - 10 giờ 30 ngày 26/7/2020, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung ra công điển khẩn phòng chống dịch COVID-19.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phù tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 25/7/2020 về công tác phòng chống dịch COVID-19, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu Giám đốc các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn:

Công an Thành phố phối hợp UBND quận, huyện, thị xã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc rà soát, quản lý, giám sát chặt chẽ tất cả những trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài về đang làm việc và cư trú trên địa bàn; chỉ đạo tổ dân phố, thôn xóm phát hiện những trường hợp nhập cảnh trái phép, báo cáo chính quyền địa phương để kiểm tra cách ly theo quy định phòng chống dịch COVID-19.

Xử lý nghiêm những trường hợp nhập cảnh trái phép và các đơn vị, tổ chức, cá nhân vi phạm trong công tác phòng chống dịch COVID-19 (nếu có).

 
Ảnh minh họa

Tất cả các trụ sở, cơ quan, xí nghiệp trên địa bàn Thành phố phải có nước sát khuẩn để sát khuẩn tay, thực hiện kiểm tra thân nhiệt, đeo khẩu trang nơi công cộng, khi tham gia giao thông.

Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch chủ động, sẵn sàng truy vết triệt để các trường hợp dương tính, xác định những người tiếp xúc (Fl, F2) tổ chức cách ly ngay tại nhà, F1 lấy mẫu xét nghiệm và tổ chức theo dõi y tế theo quy định phòng, chống dịch COVID-19, không để dịch lây lan trong cộng đồng.

Xét nghiệm ngay các trường hợp nghi ngờ để phát hiện chẩn đoán xác định những trường hợp mắc bệnh; thực hiện rửa tay, đeo khẩu trang ở những nơi đông người; Giám sát, quản lý chặt chẽ, thực hiện nghiêm quy trình tiếp nhận các trường hợp nhập cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Sở Y tế chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện, trang thiết bị, dự phòng hóa chất vật tư tiêu hao để đáp ứng công tác phòng chống dịch COVID-19 khi có yêu cầu; đồng thời lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 ít nhất 02 lần đối với các trường hợp từ nước ngoài nhập cảnh vào Hà Nội; tiếp tục theo dõi y tế tại cộng đồng ít nhất 14 ngày sau thời gian cách ly bắt buộc và lấy mẫu xét nghiệm SARS- CoV-2 một lần nữa trước khi hết thời gian theo dõi y tế, nếu cần thiết xét nghiệm lại sau 01 tháng; giám sát chặt chẽ diễn biễn dịch để kịp thời xử lý các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra.

Bộ Tư lệnh Thủ đô chỉ đạo các cơ sở cách ly tập trung của quân đội quản lý tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện các yêu cầu phòng, chống dịch tại các khu cách ly tập trung theo đúng quy định. Không được để lây nhiễm chéo dịch bệnh trong các cơ sở cách ly tập trung và lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.

Sở Y tế chủ trì, phối hợp Sở Du lịch tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện các yêu cầu phòng, chống dịch tại các khu cách ly tập trung (khách sạn, cơ sở lưu trú đã được UBND Thành phố phê duyệt) theo đúng quy định; xử lý nghiêm khách sạn, cơ sở lưu trú không thực hiện đúng quy định về công tác phòng chống dịch COVID-19 (nếu có)

Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự những người nhập cảnh trái phép

VOV.VN- Hiện nay, với tình trạng nhập cư trái phép vào nước ta là đặc biệt nguy hiểm, nhất là khi tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp.

Sáng 25/7, trong cuộc họp trực tuyến với Chính phủ về công tác phòng chống dịch Covid-19, lãnh đạo thành phố Đà Nẵng báo cáo, vào tối 24/7, Đà Nẵng phát hiện 21 người nước ngoài nhập cảnh trái phép.

Trước đó vào ngày 17/7, cơ quan chức năng tại Đà Nẵng phát hiện 24 người Trung Quốc trên địa bàn. Liên quan đến vấn đề này, công an TP Đà Nẵng vừa bắt 3 người liên quan đường dây đưa người nước ngoài nhập cảnh trái phép.

Tăng cường công tác quản lý tạm trú, tạm vắng

Đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm, có thể phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Về vấn đề này, luật sư Đặng Văn Cường, văn phòng luật sư Chính pháp (đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng, hành vi nhập cảnh trái phép, cư trú trái phép tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Bởi vậy hoàn toàn có thể truy cứu trách nhiệm hình sự để đảm bảo an ninh, an toàn cũng như phòng chống dịch bệnh trong giai đoạn hiện nay.

Theo đó, điều 20 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 quy định, người nước ngoài được nhập cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây: Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực; Người nước ngoài nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực thì hộ chiếu phải còn thời hạn sử dụng ít nhất 6 tháng và phải cách thời điểm xuất cảnh Việt Nam lần trước ít nhất 30 ngày;

Ls Đặng Văn Cường

Không thuộc trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 của Luật này, bao gồm: Không đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này; Trẻ em dưới 14 tuổi không có cha, mẹ, người giám hộ hoặc người được ủy quyền đi cùng; Giả mạo giấy tờ, khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú; Người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng; Bị trục xuất khỏi Việt Nam chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực; Bị buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam chưa quá 06 tháng kể từ ngày quyết định buộc xuất cảnh có hiệu lực; Vì lý do phòng, chống dịch bệnh; Vì lý do thiên tai; Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Như vậy, theo quy định trên thì việc nhập cảnh vào nước ta phải đảm bảo các điều kiện theo quy đinh của pháp luật. Mọi trường hợp nhập cảnh trái phép đều được coi là hành vi vi phạm pháp luật và tuỳ từng tính chất, mức độ có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cụ thể, điều 17 Nghị định 167/2013/NĐ- CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tư, an toàn, xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình như sau: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong những hành vi như: Người nước ngoài nhập cảnh, hành nghề hoặc có hoạt động khác tại Việt Nam mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam; giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác đi nước ngoài, ở lại nước ngoài, vào Việt Nam, ở lại Việt Nam hoặc qua lại biên giới quốc gia trái phép; Cá nhân, tổ chức ở Việt Nam bảo lãnh hoặc làm thủ tục cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, xin cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, gia hạn tạm trú, giấy tờ có giá trị nhập cảnh, cư trú tại Việt Nam nhưng không thực hiện đúng trách nhiệm theo quy định của pháp luật hoặc khai không đúng sự thật khi bảo lãnh, mời hoặc làm thủ tục cho người nước ngoài nhập cảnh, xin cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, gia hạn tạm trú, giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam;

Trong trường hợp người nào đã bị xử phạt vi phạm hành chính về trường hợp trên mà còn vi phạm thì có thể sẽ bị xử lý hình sự về tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép theo Điều 347 Bộ luật hình sự 2015. Cụ thể: Người nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Tình trạng nhập cư trái phép vào nước ta là đặc biệt nguy hiểm 

Theo luật sư Cường, đối với những đối tượng biết mình nhiễm Covid-19 nhưng cố tình nhập cảnh vào Việt Nam, cư trú trái phép hoặc thực hiện các việc hành vi đi lại, giao tiếp không tuân thủ các quy định về phòng chống dịch bệnh thì còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lây truyền bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người. Vấn đề này cơ quan chức năng sẽ phải làm rõ. Ngoài hành vi nhập cảnh trái phép thì các đối tượng còn vi phạm các quy định nào khác hay không để xử lý theo quy định pháp luật. Những hành vi vi phạm quy định về phòng chống dịch bệnh thì sẽ bị xử phạt hành chính, nếu đến mức nghiêm trọng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Luật sư Cường nhận định, hiện nay, với tình trạng nhập cư trái phép vào nước ta là đặc biệt nguy hiểm, nhất là khi tình hình dịch bệnh Covid 19 trên thế giới vẫn chưa được kiểm soát và nước ta vẫn đang thắt chặt các biện pháp cấm nhập cảnh để kiểm soát dịch bệnh.

Nếu để lọt các đối tượng này thì không chỉ dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch bệnh trở lại mà còn ảnh hưởng đến an ninh chính trị, an toàn trật tự xã hội. Bởi lẽ, một số đối tượng nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam với mục đích hoạt động phi pháp, thực hiện những hành vi trái pháp luật như sản xuất, mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, tổ chức đánh bạc trên mạng internet với quy mô xuyên quốc gia hay gây bạo động lật đổ chính quyền, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh chính trị. Việc kiểm soát an ninh đối với người nước ngoài là thật sự cần thiết. Nếu phát hiện các trường hợp nhập cảnh trái phép cần xử lý thật nghiêm để thể hiện tính răn đe, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Tăng cường công tác quản lý tạm trú, tạm vắng

Ngoài ra, để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và chấm dứt tình trạng người nước ngoài nhập cảnh trái phép thì các cơ quan quản lý xuất nhập cảnh cần tăng cường công tác quản lý tạm trú, tạm vắng, quản lý chặt chẽ người ngoài nhập cảnh; Tăng cường phối hợp với Bộ đội biên phòng chỉ đạo các lực lượng chức năng dọc tuyến biên giới Việt - Trung làm tốt công tác quản lý công dân nhập cảnh, nhất là các đường tiểu ngạch.

Tăng cường công tác nắm địa bàn, đẩy mạnh công tác điều tra, phát hiện những người nhập cảnh, dẫn dắt đưa người nhập cảnh trái phép để xử lý kịp thời. Đồng thời, để công tác đấu tranh với hoạt động nhập cảnh trái phép qua biên giới đạt được hiệu quả cao, cần có sự vào cuộc quyết liệt của các tổ chức xã hội, các ngành, các cấp từ biên giới đến nội địa./.

Nguyễn Hiền/VOV.VN

Tường thành dù kiên cố đến mấy cũng có thể sập vì tổ mối

Bạn tin được không, cái giá cho một người Việt Nam về từ Trung Quốc thông qua các hãng xe dịch vụ Trung Việt chỉ khoảng 4000 NDT ~ 12 triệu đồng Việt Nam. Chi phí ấy được nhà xe cam kết đảm bảo tránh được chốt kiểm dịch và người trên xe không phải cách ly 14 ngày bắt buộc.

Tin được không khi tiền công 'vận chuyển' một người Việt Nam qua đường mòn, lối mở từ Campuchia về Việt Nam chỉ có... 250 ngàn đồng. Tất cả những kẻ trốn chui trốn lủi đó né được các chốt biên phòng và không phải cách ly 14 ngày.

Phóng viên của Trung tâm Sản xuất và Phát triển Nội dung số kể về lần về tận An Giang để làm phóng sự về nguy cơ xuất, nhập cảnh trái phép tại đường mòn, lối mở khu vực biên giới. Các chiến sỹ của Biên phòng An Giang dựng lều, trại dã chiến từ khi cánh đồng ngô chưa gieo hạt, cho đến khi nó đã chuẩn bị cho thu hoạch; họ vẫn bám trụ hơn 100km biên giới để ngăn chặn dòng người buôn lậu liều lĩnh, tìm mọi cách nhập cảnh trái phép vào nước ta.

Suốt mấy nghìn km đường biên giới, tiếp giáp với 3 quốc gia, hàng nghìn chiến sỹ biên phòng căng mình làm nhiệm vụ, có nhiều chiến sỹ từ Tết đến giờ vẫn chưa về nhà, cưới vợ cũng hoãn, cha mẹ mất đành lập bàn thờ chịu tang ở đơn vị. Những công sức ấy đổ lại 90 ngày Việt Nam không còn ca lây nhiễm trong cộng đồng. Nhiều người đã tự tin nói rằng: "Ủa, Việt Nam còn dịch hả!". Tháng trước, TP.Hồ Chí Minh đề nghị Việt Nam nên công bố hết dịch, phần vì ổn định tình hình trong nước, động viên nhân dân phấn khởi tái thiết đất nước sau quãng thời gian dài chống chọi dịch bệnh, phần vì chúng ta đã làm rất tốt, Việt Nam như một bức tường thành ngăn chặn Covid-19, cả thế giới đã công nhận điều ấy!

Nhưng, một bức tường thành cũng có thể đổ sập vì tổ mối! Ca bệnh số 416 và mới đây là ca bệnh số 418 một lần nữa khiến chúng ta phải giật mình, khi mà Việt Nam có thể sắp công bố hết dịch thì như một cái dớp có từ trước, cả nước nhận tin sét đánh ngang tai: Có ca bệnh lây nhiễm trong cộng đồng và mất dấu F0 tại Đà Nẵng. Ngoảnh đầu lại thì thấy, dù chúng ta đang làm rất tốt, nhưng vẫn có kẻ mang danh "đồng bào" âm thầm phá hoại!

Cũng giống như năm xưa Thần Kim Quy chỉ vào mặt Mị Châu và nói: "Giặc sau lưng nhà vua!", Mị Châu bứt áo lông ngỗng chỉ đường cho quân Triệu Đà đuổi theo An Dương Vương. Thì bây giờ, cũng có những "Mị Châu" sẵn sàng vì tiền mà bất chấp an toàn, tính mạng của cộng đồng, bất chấp nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Bạn chỉ cần bỏ một món tiền không đáng kể và họ sẵn sàng đưa bạn đến bất cứ đâu.

Tối hôm qua, Đà Nẵng vẫn rất đông vui, hàng chục ngàn người có mặt tại các địa điểm công cộng, khẩu trang ít còn được thấy.

Ngày hôm nay, cuộc chiến mới đã bắt đầu, bệnh viện C Đà Nẵng nhận chỉ thị cách ly 14 ngày, đội ứng phó nhanh của bệnh viện Chợ Rẫy đã đến Đà Nẵng, Huế, Nghệ An, Quảng Nam... nâng cao cảnh giác, văn phòng Chính phủ lại có những ánh đèn thâu đêm. Nhưng hãy nhớ, cuộc chiến này không phải do Mỹ hay Tàu gây ra mà chính là vì người Việt hại người Việt. Những người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam kia chính là do người Việt dẫn đường, những người có thể về Việt Nam trốn được cách ly cũng là nhờ người Việt dẫn đường. Chúng tổ chức thành một đường dây tinh vi, tự tin quảng cáo trên mạng xã hội: "Đảm bảo né được cách ly", chúng hả hê thu về những đồng tiền đánh đổi bằng sự an toàn của cả một đất nước. Và bây giờ, hàng triệu con người đang chạy theo, phải nhanh hơn cả virus, vì biết đâu, trong những người đang vui vẻ dạo phố, có người đang âm thầm mang mầm bệnh?!

Virus Covid-19 vốn không biết chọn để lây cho người giàu hay người nghèo, càng không thể có chuyện dùng tiền để mua sự sống, mua lấy sự ưu tiên khi cả cộng đồng đã bị lây nhiễm. Nếu nhiều tiền mà có thể chống được Covid-19, thì người Mỹ đã không chết nhiều như thế!

+ Hãy đeo khẩu trang khi ra nơi công cộng.

+ Những người vì lý do nào đó đã trốn được cách ly hãy có trách nhiệm liên hệ với cơ quan y tế để xét nghiệm và cách ly.

+ Những kẻ đã, đang và sẽ có ý định vượt biên, nhập cảnh trái phép, làm dịch vụ đưa người về nước trốn cách ly hãy dừng lại ngay trước khi quá muộn.

+ Không hoang mang nhưng cũng đừng chủ quan mà không phòng dịch.

+ Cập nhật tin tức thường xuyên, không ngừng tập luyện nâng cao sức khỏe. Một người khỏe, nhiều người cùng khỏe, cả cộng đồng sẽ khỏe!

Hvpcpd
Nguyễn Chiến.

Ba đội công tác đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ phòng chống Covid-19 tại Đà Nẵng

Khoai@

Để triển khai các biện pháp để khẩn cấp, điều tra dịch tễ, phát hiện sớm, khoanh vùng, dập dịch, hạn chế tối đa sự lây lan ra các tỉnh lân cận và trên phạm vi toàn quốc, tối 25/7, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế đã thành lập 3 Đội công tác đặc biệt hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại thành phố Đà Nẵng.

Thành viên các Đội công tác gồm các chuyên gia hàng đầu, có kinh nghiệm trong việc điều tra dịch tễ, cách ly, điều trị và xét nghiệm virus SARS-CoV-2, cụ thể:

1/ Đội điều tra giám sát dịch do PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương làm đội trưởng cùng 6 thành viên khác. Đây là những người đã từng tham gia hỗ trợ kỹ thuật cho Sơn Lôi, Hạ Lôi, Bình Thuận và một số nơi khác.

2/ Đội điều trị do Ths. Bs Nguyễn Trọng Khoa, Phó cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh làm đội trưởng cùng 7 thành viên khác, trong đó có 03 bác sĩ của Bệnh viện Chợ Rẫy là những người trực tiếp điều trị thành công cho bệnh nhân BN91.

3/ Đội xét nghiệm do PGS.TS Lê Thị Quỳnh Mai, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương làm đội trưởng cùng 4 thành viên khác của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Đây là nhóm chuyên gia đã từng nuôi cấy, phân lập được virus SARS-CoV-2, đồng thời hỗ trợ cho nhiều địa phương trong việc triển khai xét nghiệm SARS-CoV-2. Nhóm chuyên gia này vào để hỗ trợ việc xét nghiệm virus SARS-CoV-2 bằng các bộ kit xét nghiệm do Việt Nam sản xuất

Nhiệm vụ của các Đội công tác có nhiệm vụ hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật trong giám sát, điều trị, xét nghiệm và các hoạt động phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại thành phố Đà Nẵng; Báo cáo Bộ trưởng Bộ Y tế và các Vụ, Cục có liên quan về tình hình dịch bệnh và các hoạt động phòng, chống dịch đã triển khai.