Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

BINH PHÁP TÔN TỬ - THIÊN THỨ NHẤT

Binh pháp Tôn Tử – Thiên thứ nhất

Kế sách

Tôn tử nói: Chiến tranh là đại sự của quốc gia, quan hệ tới việc sống chết của nhân dân, sự mất còn của nhà nước, không thể không khảo sát nghiên cứu cho thật kỹ. Cho nên, phải dựa vào năm mặt sau đây mà phân tích, nghiên cứu, so sánh các điều kiện tốt xấu giữa hai bên đối địch, để tìm hiểu tình thế thắng bại trong chiến tranh: Một là Đạo, hai là Thiên, ba là Địa, bốn là Tướng, năm là Pháp. Đạo là chỉ việc chính trị, đạo nghĩa, phải làm cho nguyện vọng của dân chúng và vua nhất trí với nhau, đồng tâm đồng đức. Có như vậy, trong chiến tranh mới có thể bảo nhân dân vì vua mà chết, vì vua mà sống, không sợ hiểm nguy. Thiên là thiên thời, nói về ngày đêm, trời râm trời nắng, trời lạnh trời nóng, tức tình trạng về khí hậu thời tiết. Địa là địa lợi, nói về đường sá xa gần, địa thế hiểm yếu hay bằng phẳng, khu vực tác chiến rộng hẹp, địa hình phải chăng có lợi cho tiến công, phòng thủ, tiến tới, thối lui. Tướng là tướng soái, tức nói về tài trí, uy tín, lòng nhân ái, lòng can đảm, sự uy nghiêm của người tướng. Pháp là pháp chế, nói về tình trạng tổ chức, biên chế, sự quy định về hiệu lệnh chỉ huy, sự phân chia chức quyền của tướng tá, sự cung ứng vật tư cho quân đội và chế độ quản lý… Tình huống về năm mặt nói trên, người tướng soái không thể không biết. Chỉ khi nào hiểu rõ và nắm chặt được những tình huống đó thì mới có thể giành được sự thắng lợi. Không thật sự hiểu rõ và nắm chắc được thì không thể đắc thắng. Cho nên phải từ bảy mặt sau mà tính toán, so sánh những điều kiện đôi bên giữa địch và ta để tìm hiểu tình thế thắng bại trong chiến tranh. Tức là phải xem xét: Vua bên nào có nền chính trị được lòng dân hơn? Tướng soái bên nào có tài năng hơn? Thiên thời địa lợi bên nào tốt hơn? Pháp lệnh bên nào được quán triệt hơn? Thực lực quân đội bên nào mạnh hơn? Binh sỹ bên nào được huấn luyện thành thục hơn? Thưởng phạt bên nào nghiêm minh hơn? Căn cứ vào những điều đó, ta có thể tính toán mà biết trước được ai thắng ai thua.

Nếu chịu nghe mưu kế của ta, để cho ta chỉ huy tác chiến thì chiến tranh có thể thắng lợi, ta sẽ ở lại; Nếu không chịu nghe mưu kế của ta, cho dù có dùng ta để chỉ huy tác chiến, chiến tranh tất nhiên bị thất bại, ta sẽ rời đi(nguyên tác”Tướng thinh ngã kế, dụng chi tất thắng, lưu chi; tướng bất thinh ngã kế, dụng chi tất bại, khứ chi”) Nếu kế sách có lợi và được chấp thuận, còn phải tìm cách tạo ra tình thế có lợi để làm điều kiện phụ trợ bên ngoài cho việc tiến hành chiến tranh. Thế, tức là căn cứ vào tình huống phải chăng có lợi để mà có hành động tương ứng.Dùng binh đánh giặc là hành động dối trá (nguyên tác “Binh giả, quỷ đạo giã” là câu cửa miệng rất nổi tiếng của các vị trí tướng). Thông thường, nếu có thể tấn công thì giả như không thể tấn công, muốn đánh như giả như không muốn đánh, muốn hành động ở gần nhưng giả như muốn hành động ở xa, muốn hành động ở xa nhưng lại giả như muốn hành động ở gần. Lấy lợi mà dụ kẻ tham, chiến thắng kẻ loạn, phòng bị kẻ có thực lực, tránh kẻ thù mạnh, khiêu khích kẻ hay giận dữ. Địch khinh thường thì làm chúng thêm kiêu, địch nhàn hạ thì làm chúng vất vả, địch đoàn kết thì làm chúng ly tán. Tấn công kẻ thù lúc chúng không phòng bị, hành động khi chúng không ngờ tới (nguyên tác “Công kỳ vô bị, xuất kỳ bất ý”) Tất cả những điều nói trên đều là sự khôn khéo để thủ thắng của nhà quân sự, nhưng lại không thể quy định trước một cách máy móc. Phàm trước khi khai chiến, đoán được thắng là do tính toán đầy đủ.Trước khi khai chiến mà đoán không thắng là do tính toán không chu đáo. Tính nhiều hơn tính ít, huống hồ không tính toán gì. Quan sát đủ các mặt đó, ai thắng ai bại có thể đoán trước được.

Thứ Bảy, 23 tháng 8, 2014

NỀN GIAO THÔNG HOANG DÃ Ở VIỆT NAM

Nền giao thông hoang dã ở Việt Nam

Nhẹ thì lườm đểu, nặng hơn là "đi kiểu gì thế?", "mắt mù?". Đáng ngại là chúng ngày càng phổ biến.

Khi nào chúng ta lái xe mà lịch sự như thế này? - Ảnh: Smartdriving

Đó là thái độ của kẻ bắt nạt. Thích là chúng động tay chân, sử dụng tất cả những gì có thể, từ gạch đá chai lọ, vật vô tri vô giác cho tới vũ khí nóng. Để ăn thua. Không biết phải-trái, không biết mạnh-yếu, không biết nam-nữ, không biết già-trẻ, họ theo phản xạ của con thú trong người. Phần còn lại hẳn mọi người hình dung ra, qua bao nhiêu bài báo, bao nhiêu bức ảnh trên facebook, diễn đàn.

Tiếc thay đó là toàn cảnh cho những ứng xử hoang dã, giữa người với người ở đất nước cái gì cũng "đang phát triển".

Các nhà tâm lý và chuyên gia tội phạm học cho rằng va chạm giao thông nhỏ nhặt tưởng vô hại nhưng cuối cùng trở thành đẫm máu là do tâm lí căng thẳng trong cuộc sống; bế tắc ở tương lai; sức ép về công việc; thời gian; hạ tầng kém; mật độ quá tải; thiếu giáo dục; thiếu giao tiếp cần thiết; thiếu hiểu biết pháp luật. Họ dễ mất bình tĩnh, sẵn sàng bùng nổ, hung hăng, gây hấn, chửi bới, muốn thể hiện cái tôi.

Bằng chứng ư? Hãy gõ từ khoá: "Án mạng từ những va chạm giao thông", chỉ trong chưa đầy hai giây Google cho hàng vạn kết quả. Điều đó chứng tỏ cách ứng xử khi tham gia giao thông và cách giải quyết va chạm giao thông bằng nắm đấm vượt qua mức quan ngại mà tiến thẳng lên báo động.

Một nguyên nhân nữa là có khi nào các bạn chợt nhận ra chúng ta lấy bằng quá nhanh? Giỏi đối phó, giỏi luồn lách, giỏi vào chuồng và thách đố nhau bằng những thứ như "chạy được bao nhiêu km/h?". Nhưng chúng ta chưa giỏi trong việc kiềm chế bản thân. Một tài xế ở Nhật có thể lóng ngóng, vã mồ hôi khi đi đường Hà Nội. Nhưng điều đó đâu đáng xấu hổ. Nỗi xấu hổ thực sự là khi nhìn thấy cảnh tài xế Nhật dừng lại, ra hiệu mời bạn đi bộ qua đường. Tại sao họ làm được mà chúng ta dù muốn cũng không thể?

Trong tương lai gần, căn bệnh xã hội này chắc chắn không thể thuyên giảm, nó vẫn âm ỉ, sẽ bùng lên thành dịch nếu kinh tế, xã hội tiếp tục chìm trong khủng hoảng và đạo đức xã hội không được cải thiện. Vậy chúng ta phải làm gì để "sống chung với lũ"?

Trước hết cần nhận dạng những đối tượng cần tránh:

- Những tài xế mặt lúc nào cũng hầm hầm, vì tính cách hoặc đã uống rượu bia. Những người chưa gì đã sừng cồ lên đòi ăn thua. Luôn chửi tục trước khi nói được một câu có nghĩa.

- Rất nhiều nam nữ thanh niên lấy hình xăm nghệ thuật làm cá tính, ngoài ra không ít kẻ xăm trổ tùm lum, đeo nanh hổ composite để lấy le, để "xù lông nhím". Thực chất là rất nhát, chỉ mạnh động khi có bày đàn.

- Giới anh chị giang hồ, đâm thuê chém mướn, xăm trổ hổ báo...tạo ra hình ảnh dữ tợn, cũng để "tự vệ". Nhưng không đáng lo ngại lắm, vì dù sao cũng "quân tử và cao thượng" nếu ta không thuộc đối tượng cần "làm việc".

- Ngại nhất là giới iêng hùng tụ tập rượu chè. Rồi trẻ thành thị tóc xanh tóc đỏ,thỉnh thoảng cắn viên thuốc lắc, ngáo đá.. Gặp những đối tượng này phải hết sức khôn khéo và tỉnh táo, đừng tạo cớ manh động và đừng để mình cuốn vào cái manh động của chúng.

Chúng ta cần phải trang bị cho mình:

1/ Trình độ văn hoá, kỹ năng ứng xử văn minh khi xảy ra va chạm giao thông.

2/ Kiến thức về pháp luật nói chung và kiến thức về luật giao thông. Cố gắng chấp hành tốt luật giao thông.

3/ Kỹ năng lái xe, điều khiển phương tiện. Kỹ năng xử lý tình huống sau tay lái.

4/ Thường xuyên rèn luyện sức khoẻ, tập thể thao, sinh hoạt điều độ... để khoẻ về tinh thần và thể chất, giúp có phản xạ tốt khi lái xe và khả năng tự vệ được khi gặp tình thế bất lợi.

5/ Kỹ năng nhận biết các "đối tượng". Kính trên nhường dưới, giúp đỡ người yếu thế, người trong hoàn cảnh khó khăn... Khôn khéo tỉnh táo trước nhóm đối tượng đông hơn hoặc kẻ liều lĩnh manh động.

6/ Tránh đi đêm nhất là những tuyến đường thưa vắng, thời tiết xấu, những nơi mất an toàn giao thông, điểm đen về tệ nạn và an ninh trật tự.

7/ Trang bị những thông tin cần thiết để có thể thực hiện cuộc gọi khẩn cấp nhằm nhận được trợ giúp từ gia đình, người thân cũng như chính quyền sở tại một cách kịp thời hiệu quả.

8/ Nên lắp đặt camera hành trình để có thêm chứng cứ phân xử đúng sai, giúp công dễ nhận dạng kẻ tình nghi trong những vụ tai nạn, trộm cướp...nơi tuyến đường mình đã đi qua.

9/ Cuối cùng, không ai bảo vệ mình tốt hơn chính mình. Gặp tình huống bất khả kháng, dù không muốn, chúng ta vẫn phải thoát hiểm và tự vệ. Nhưng nên nhớ dùi cui điện, bình xịt hơi cay..là công cụ hỗ trợ phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép và phải sử dụng đúng qui định. 

Ngoài xã hội cũng có nhiều phương pháp, kỹ năng tự vệ khác nhau với mục đích và văn hoá khác nhau như "Một điều nhịn, chín điều lành"; "Chưa đánh được người mặt đỏ như vang, đánh được người mặt vàng như nghệ" ; "Thuơng vợ con, anh vững vàng tay lái. Nhớ mẹ cha con giữ nhẹ chân ga".

Đừng để những va chạm giao thông nhỏ nhặt biến thành trọng án, để lại nỗi đau cho gia đình và xã hội. 

Theo VnExpress

SAO BỌN RẬN KHÔNG LÊN TIẾNG NHỈ?

Cuteo@


Hôm qua, một chiếc Su-37 của bọn Khựa đã khiêu khích một chiếc máy bay của Mẽo bằng các hành động nguy hiểm. 

Hành động trên cho thấy mức độ nguy hiểm của sự việc, và cũng đồng thời gửi đến Mỹ cũng như các láng giềng của Trung Quốc rằng, Bắc Kinh không sợ ai, kể cả Mỹ.

Vài năm trước, một chiếc máy bay chiến đấu của Bắc Kinh cũng đã va chạm với một chiến đấu cơ của Mỹ và buộc phải hạ cánh xuống lãnh thổ Trung Quốc. Và ngay sau đó, một chiến hạm của Trung Quốc lại cố tình khiêu khích một tàu chiến của Mỹ khi nó hoạt động trên vùng biển quốc tế.

Phản ứng của phía Mỹ vẫn chỉ là: Đó là hành động khiêu khích nguy hiểm.

Còn ở Việt Nam, những hành động khiêu khích của phía Trung Quốc là phổ biến như cơm bữa, mới nhất là chuyện đâm va trên biển, cướp bóc đập phá tàu thuyền của ngư dân. Tất nhiên, chính phủ Việt Nam đã lên tiếng bảo vệ lợi ích của dân tộc, nhưng điều đó có vẻ như chưa làm hài lòng với một số người đang mang danh đấu tranh vì zân chủ, nhân quyền. Họ liên tục lu loa rằng chính phủ hèn nhát, không dám bảo vệ lợi ích dân tộc. 

Điều dễ thấy, là những người luôn mồm nói xấu chính phủ ấy đều là những hạng người có vấn đề trong xã hội, và âm mưu của họ là làm cho người dân mất lòng tin vào lãnh đạo đất nước. Vì những luận điệu đó, họ bị người Việt chân chính gọi là "rận", hoặc "rận mu".

Hãy nhìn cách chính phủ Mỹ phản ứng để hiểu được rằng vì sao chúng ta lại phản ứng như vậy. 

Trong trường hợp máy bay Mỹ bị máy bay Trung Quốc khiêu khích, liệu bọn rận có lu loa lên rằng: chính phủ Mỹ hèn nhát không nhỉ?

Mời đọc: Su-37 Trung Quốc khiêu khích 'sát thủ săn ngầm' Mỹ

Kiều Hương | Reuters | TCĐNA

(Seatimes) Ngày 22/8, Mỹ cáo buộc một chiến đấu cơ của Trung Quốc đã tiếp cận nguy hiểm một máy bay tuần tra hải quân Mỹ trong không phận quốc tế hồi tuần qua khi bay chỉ cách vài mét và thậm chí còn thực hiện xoay vòng xung quanh máy bay của Mỹ.

Chuẩn Đô đốc John Kirby, thư ký báo chí Lầu Năm Góc, tuyên bố Mỹ phản đối qua kênh ngoại giao chính thức với Bắc Kinh về vụ việc, diễn ra vào ngày 19/8, cách 135 dặm (215 km) về phía đông đảo Hải Nam, khu vực căn cứ tàu ngầm “nhạy cảm” của Trung Quốc.

Ông Kirby cho biết chiến đấu cơ Trung Quốc đã nhiều lần vượt qua và bay dưới máy bay chống ngầm và trinh sát P-8 Poseidon của Mỹ. Có thời điểm, máy bay phản lực Trung Quốc bay chỉ cách đầu cánh máy bay Mỹ khỏang 9 mét, thậm chí sau đó nó còn thực hiện một cú lộn mình trên không.

"Máy bay phản lực của Trung Quốc còn lướt qua mũi của P-8 một góc 90 độ với cái bụng hướng về phía P-8 Poseidon, chúng tôi tin rằng hành động này nhằm cho thấy chiến đấu cơ được trang bị vũ khí", Chuẩn Đô đốc Kirby nói. "Hành vi này không chuyên nghiệp và thiếu an toàn".

Chính quyền Obama kịch liệt lên án vụ việc, Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Ben Rhodes gọi đó là một "hành động khiêu khích gây quan ngại sâu sắc”.

"Chúng tôi khuyến khích một quan hệ quân sự mang tính xây dựng với Trung Quốc, tuy nhiên hành động này... rõ ràng vi phạm tinh thần đó và chúng tôi đã phản ánh trực tiếp mối bận tâm này đến Bắc Kinh ", ông nói

Hồi tháng 4/2001, một chiến đấu cơ F-8 từng chặn máy bay do thám EP-3E của Mỹ cũng tại khu vực này, dẫn đến một vụ va chạm làm phi công Trung Quốc thiệt mạng. Máy bay Mỹ buộc phải hạ cánh khẩn cấp xuống một căn cứ ở đảo Hải Nam.

24 thành viên tổ bay Mỹ bị giữ trong 11 ngày cho tới khi Washington xin lỗi. Vụ việc gây tổn hại quan hệ Mỹ - Trung vào những ngày đầu chính quyền thời Tổng thống Mỹ George W. Bush. 

Mặt khác, quân đội Mỹ và Trung Quốc đã thúc đẩy trao đổi trong những năm gần đây trong bối cảnh lợi ích kinh tế của Trung Quốc đang ngày càng mở rộng và Trung Quốc sẽ đóng một vai trò an ninh lớn hơn trên thế giới.

Tàu Trung Quốc gần đây cũng đã tham gia lần đầu tiên trong RIMPAC - cuộc tập trận Hải quân lớn nhất thế giới Vành đai Thái Bình Dương. Các quan chức Mỹ nói rằng trao đổi giữa quân đội giữa hai nước ngày càng tăng để tránh hiểu lầm khi hoạt động gần nhau hơn.

CHÚNG TA KHÔNG SỢ BẤT CỨ THẾ LỰC NÀO, CHỈ SỢ NHÂN DÂN MẤT NIỀM TIN

Sáu mươi chín năm trước, vào mùa thu năm 1945, nhân dân Việt Nam, dưới ngọn cờ của Đảng, đã làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại trong lịch sử nước nhà: đập tan xiềng xích của chế độ thực dân, phong kiến; giành lại nền độc lập dân tộc; khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước của nhân dân và vì nhân dân; nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố với thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam độc lập, tự do và khẳng định toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để bảo vệ nền tự do, độc lập ấy. Gần 70 năm qua, nhân dân ta đã vượt qua biết bao khó khăn, thử thách để xây dựng, phát triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân, như lời Bác Hồ dạy: nước được độc lập mà dân không được hưởng tự do, hạnh phúc thì độc lập cũng không có ý nghĩa gì. Đồng thời, nhân dân ta cũng đã phải hy sinh biết bao xương máu, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược để bảo vệ nền độc lập tự do, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Ngày nay, trong một thế giới đang diễn ra mạnh mẽ quá trình toàn cầu hóa, đan xen nhiều mối quan hệ phức tạp, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, đấu tranh gay gắt giữa các nước, giữa các nền chính trị, kinh tế và văn hóa khác nhau, sự hưng thịnh hay tồn vong của mỗi quốc gia, dân tộc không còn chỉ là chuyện riêng của từng quốc gia hay dân tộc. Điều đó đã tạo ra cả thời cơ và thách thức với mọi quốc gia, nhất là với các nước nhỏ trong việc bảo vệ lợi ích, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Trong bối cảnh đó, đặc biệt là trước diễn biến phức tạp của tình hình khu vực và trên thế giới trong những năm gần đây, hơn bao giờ hết, đòi hỏi đất nước ta phải phát triển nhanh, bền vững, nâng cao sức mạnh tổng hợp, nội lực của đất nước về mọi mặt; đồng thời phải luôn nêu cao cảnh giác, kiên quyết bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trong bất cứ hoàn cảnh nào. Đây là nghĩa vụ thiêng liêng và cao cả của chúng ta hôm nay trước tổ tiên và các thế hệ cha anh đi trước, như lời Bác Hồ dạy: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” và trước các thế hệ con cháu muôn đời sau.

Nước Việt Nam ta độc lập! Non sông gấm vóc Việt Nam ta thống nhất, toàn vẹn từ cao nguyên Đồng Văn đến mũi Cà Mau, từ dãy núi rừng Trường Sơn hùng vĩ đến các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa hiên ngang trong sóng gió Biển Đông! Đất nước Việt Nam, do ông cha để lại, dọc ba miền Bắc-Trung-Nam liền một dải, đẹp đẽ vô cùng và thiêng liêng vô giá. Đồng bào Việt Nam ta dù ở miền xuôi hay miền ngược, đang ở trong nước hay ở nước ngoài đều là đồng bào con Lạc, cháu Hồng, cùng chung tay xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thịnh vượng và giữ gìn vững chắc non sông gấm vóc của Tổ quốc.

Thời nào cũng thế, nhân dân ta không dung thứ bất cứ ai, bất cứ hành động nào làm xâm hại lợi ích của đất nước, của dân tộc. Đó chính là đạo lý thiêng liêng nhất và là pháp lý công minh nhất! Ai vi phạm hoặc làm vấy bẩn điều vô giá đó, người ấy không xứng đáng là người con đất Việt. Điều nhân dân ta cần và tôn vinh là những người yêu nước chân chính, sẵn sàng hy sinh lợi ích riêng của mình vì lợi ích chung của đất nước, thể hiện lòng yêu nước bằng những việc làm thiết thực, cụ thể có lợi cho dân, cho nước như lời Bác Hồ dạy: Cái gì có lợi cho dân, cho nước thì cố hết sức làm, cái gì có hại cho dân, cho nước thì cố hết sức tránh. Vì vậy, để góp phần giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, mỗi người chúng ta, dù làm gì, ở bất kỳ vị trí làm việc, công tác nào, cũng phải làm hết sức mình để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ, chức trách của mình, tích cực đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi các thói hư, tật xấu, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, thiếu trách nhiệm. Chúng ta không thể chấp nhận những người miệng nói yêu nước nhưng vì lợi ích cá nhân, “lợi ích nhóm” mà tham nhũng, lãng phí, làm tổn hại đến lợi ích của đất nước, làm nghèo, suy yếu đất nước. Đây là “giặc nội xâm”, là những “khối u” trên cơ thể đất nước cần phải cắt bỏ.

Để bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ đất nước đòi hỏi phải có tầm nhìn xa, bản lĩnh vững vàng, kiên định về nguyên tắc nhưng tỉnh táo, linh hoạt, khôn khéo trong sách lược, “dĩ bất biến ứng vạn biến”. Những bài học giữ nước của cha ông ta để lại là hết sức quý giá với chúng ta ngày nay. Những cảnh báo của nhà bác học Lê Quý Đôn về những nguy cơ làm mất nước: “Một, trẻ không kính già; hai, trò không trọng thầy; ba, binh kiêu tướng thoái; bốn, tham nhũng tràn lan; năm, sỹ phu ngoảnh mặt” là điều chúng ta cần phải suy ngẫm; hay những lời nói của Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn: phải biết chủ động “rút củi đáy nồi”, “phải kiềng canh nóng mà thổi rau nguội” trong xử lý quan hệ với kẻ thù; “vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt”, xây dựng “quân đội một lòng như cha con thì mới dùng được”, “phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc là thượng sách giữ nước”... vẫn còn nguyên giá trị với chúng ta hôm nay.

Ngày nay, kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, bất khuất, kiên cường của dân tộc, những bài học giữ nước của cha ông, bằng sự nỗ lực phấn đấu không ngừng phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, nâng cao sức mạnh tổng hợp và uy tín quốc tế của đất nước, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh quốc tế, lấy lợi ích quốc gia, dân tộc làm mục tiêu cao nhất, nhân dân ta nhất định sẽ vượt qua mọi khó khăn, thử thách, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, bảo vệ vững chắc non sông gấm vóc do cha ông để lại để trao truyền cho muôn đời con cháu mai sau.

Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của gần 30 năm đổi mới mà nhân dân ta đạt được khiến chúng ta hãnh diện và tự hào, bạn bè quốc tế ngưỡng mộ. Nhưng, chúng ta vẫn luôn đau đáu vì nền kinh tế nước ta còn tụt hậu, cuộc sống của đồng bào ta ở nhiều vùng, nhiều đối tượng còn rất khó khăn; vẫn còn tệ tham nhũng, lãng phí, thiếu trách nhiệm, thói quan liêu hống hách cửa quyền với nhân dân, tình trạng trù dập, ức hiếp người dân lương thiện, gây ra bao nỗi oán thán, bất bình trong nhân dân. Chúng ta vẫn còn phải trăn trở, đau lòng khi nghe những câu truyền miệng lâu nay trong nhân dân: “Nhất hậu duệ, nhì tiền tệ, ba quan hệ, bốn trí tuệ...” trong công tác cán bộ và những nhận xét về thứ “đạo đức bốn mặt” (trước mặt, sau lưng, trước cấp trên và trước đồng bào mình) đang là phương thức hành xử của không ít cán bộ, đảng viên, cũng như trước tình trạng không ít cán bộ “tay đã nhúng chàm” bị dư luận xã hội lên án hoặc đã và đang bị truy tố, xét xử. Đây chính là những điều đã làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ ta, là mầm họa đối với độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Người xưa nói: không biết xấu hổ thì không thành người được! Ấy là liêm sỉ ở đời! Không trừ một ai, dù là cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu các tổ chức, cơ quan, đơn vị hay một công dân bình thường luôn phải tự vấn về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình, luôn phải biết tự hổ thẹn với lương tâm về đạo lý làm người! Không trừ một ai, ở bất kỳ cấp nào, có việc làm hại cho dân cho nước, làm nhân dân bất bình, nếu đạo lý, lương tâm không đủ thức tỉnh, răn đe thì pháp lý phải được triệt để áp dụng. Ai vi phạm thì khuyên răn, nếu vẫn chưa thức tỉnh thì cần thiết phải nghiêm trị, “xây” phải đi đôi với “chống”, để giữ gìn, củng cố lòng tin của nhân dân, củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Bởi vì “dân là gốc”; Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Gốc có vững, cây mới bền. Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”, cũng như người Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi đã từng viết: “làm lật thuyền mới biết sức dân mạnh như nước”. Vì vậy, để có đủ sức mạnh vượt qua mọi chướng ngại, chông gai trên con đường bảo vệ nền độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, thì mối quan hệ máu thịt, sinh tử giữa Đảng với nhân dân lại đòi hỏi phải được chăm lo ở một tầm cao mới, với chất lượng mới. Chúng ta không sợ bất cứ một thế lực nào, dù là hung bạo nhất. Chúng ta chỉ sợ nhân dân mất niềm tin vào Đảng, Nhà nước, chế độ ta. Khối đoàn kết, thống nhất, đồng tâm hiệp lực của hơn 90 triệu đồng bào ta ở trong nước cũng như ở nước ngoài sẽ là sức mạnh vô địch để giữ gìn, bảo vệ non sông đất nước Việt Nam mãi mãi trường tồn.

Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là nhiệm vụ thường xuyên, hằng ngày, hằng giờ không được phép sao nhãng, lơ là, nhưng cũng là cuộc đấu tranh lâu dài, kiên trì, bền bỉ với những khó khăn, thử thách to lớn. Đây là sự nghiệp của toàn dân, của mọi người Việt Nam, nhưng Đảng và Nhà nước ta, những người lãnh đạo và quản lý đất nước, có vai trò và trách nhiệm to lớn. Tháng 9 năm nay tròn 45 năm toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta thực hiện Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chúng ta phải tiếp tục học tập và làm theo những lời dạy trong Di chúc của Bác: “việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân”, “phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ của nhân dân”, “mỗi đảng viên, cán bộ phải thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”; phải giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng như “giữ gìn con ngươi của mắt mình”; đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh, Điều lệ, quan điểm, đường lối, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, trên cơ sở bảo vệ lợi ích của dân tộc, của đất nước, vì sự ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Trên tinh thần đó, các cấp ủy, tổ chức đảng, mọi cán bộ, đảng viên cần phải tiếp tục thực hiện thật tốt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” gắn với thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 14-5-2011, của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; kiên quyết đẩy lùi sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; phải dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, để giám sát các cấp ủy, tổ chức đảng, để đánh giá cán bộ, đảng viên. Trên cơ sở đó, triển khai thực hiện Hiến pháp sửa đổi vừa mới được Quốc hội thông qua, xây dựng, hoàn thiện Nhà nước ta thật sự là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, được toàn dân tin cậy, ủng hộ. Làm được như vậy thì dù công việc to lớn mấy, khó khăn mấy, chúng ta cũng nhất định thắng lợi.

Phát huy tinh thần và truyền thống vẻ vang của cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại, tiếp tục học tập và thực hiện Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng thành một khối vững chắc, nỗ lực phấn đấu, nhất định sẽ vượt qua mọi khó khăn thử thách, xây dựng nước ta “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”, sánh vai với các cường quốc năm châu và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, để dân tộc ta, đất nước ta phồn vinh, mãi mãi trường tồn. Đó cũng là thước đo lòng yêu nước của mỗi chúng ta lúc này.

Trương Tấn Sang
Ủy viên BCT, Chủ tịch nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

CHÙA BỒ ĐỀ LUẬN TẢ PÍ LÙ

Ong Bắp Cày


Vụ Chùa Bồ Đề nổi tiếng gần xa.

Chị ủng hộ chùa Bồ Đề. Suy cho cùng, không có chùa Bồ Đề thì hàng trăm và nhiều hơn nữa trẻ em bị bỏ rơi và có nguy cơ tạch rất cao. Đó là sự thực, cấm cãi. 

Một cách công tâm nhất, chị cho là chùa Bồ Đề đã tiếp nhận, cứu sống và nuôi dưỡng các trẻ bị bỏ rơi trong nhiều năm qua là sự thật đẹp đẽ. Trên hết, đó là hành động nhân đạo của nhà phật, nó thấm đẫm tình người, mà nếu nhà chùa không ra tay, chị tin phần lớn số trẻ đó đã không có được cuộc sống như hôm nay, nếu không muốn nói là không có cơ hội sống. Nhà chùa rộng lượng như vậy, cái kết cục cuối cùng, dù có ẩn chứa điều gì đó mà thiên hạ coi đó là "mờ ám" thì nó cũng mang đến sự sống cho bao sinh linh bé bỏng đáng thương kia. Trong khi đó, hầu hết các tổ chức được giao trọng trách nhân đạo thì hầu như không thấy đâu, họ chỉ ra tay khi có áp lực của lãnh đạo thành phố.


Chị chả biết gì về trụ trì Đàm Lan, nhưng qua đọc báo vài năm trở lại đây, có thể hơi cảm tính, chị vẫn tin rằng đó là một người tốt. Cho đến tận hôm nay, khi báo chí lên tiếng, công an vào cuộc, các đối tượng buôn bán trẻ em tại đây đã có lời khai, và Hà Nội đã họp báo, thì trụ trì Đàm Lan mặc dù là tâm điểm của VINASOI, nhưng vẫn là người trong sạch.


Đồng cảm với chị, nhiều người cho rằng, ngay từ khi chùa Bồ Đề khi chưa có tiếng tăm gì, nhưng vẫn tiếp nhận, nuôi dưỡng các cháu bé bị bỏ rơi ở cổng chùa trước khi tìm được một giải pháp lâu dài hơn. Có bạn cho rằng: "Sư Đàm Lan chắc chắn cũng không phải á thánh kiểu mẹ Teresa, giai đoạn về sau khi chùa nhận được hiệu ứng tích cực từ việc nuôi dưỡng trẻ bị bỏ rơi, nhờ đó có nhiều người biết đến chùa và công đức cho chùa, nhiều tiền bạc đổ vào chùa hơn mức cần thiết cho việc duy trì hoạt động một ngôi chùa ở quy mô đó, sư có cách hành xử trần tục hơn cũng là việc dễ hiểu. Sư có thể không đáng ca ngợi (như giai đoạn trước vụ việc này), nhưng có lẽ cũng không đáng bị ném đá ở mức độ hiện nay". Điều đó tuyệt đối đúng.


Một vài tờ báo lên tiếng về sự chi tiêu của nhà chùa, thậm chí bơi móc cả trụ trì Đàm Lan. Về điểm này chị chả quan tâm. Nhà chùa có quyền chi tiêu những gì mà khách thập phương công đức vì sùng kính đạo Phật hay vì tiếng tăm nuôi dưỡng các cháu nhỏ bị bỏ rơi. Mà thực ra, tiền đổ về đây không nhiều như ta ngồi bàn phím tưởng tượng, bởi "lòng trắc ẩn thì vô biên, nhưng tiền lại rất hữu hạn" như cách nói của mụ Beo. Cái mà chị quan tâm hơn chính là sau khi được cứu sống, nuôi dưỡng dù ở chế độ tối thiểu thì các cháu sẽ đi đâu về đâu và tương lai của các cháu sẽ như thế nào.


Chị đây ủng hộ cả hai tay nếu như những đứa trẻ đáng thương đó được và làm con nuôi ở những gia đình có điều kiện, và vì thế các cháu sẽ có được một tương lai đẹp đẽ hơn. 


Các cháu bị bố mẹ đẻ bỏ rơi là bất hạnh trong đời, nhưng nhờ có nhà chùa, các cháu được cưu mang. Tuy nhiên, tương lai các cháu cần và nên tiếp tục ở trong một gia đình bình thường chứ không phải trong chùa. Vì thế, các cháu được đón về làm con nuôi chị cho là một giải pháp hoàn hảo. Những gia đình nhận con nuôi từ chùa, có thể công đức tùy tâm ở bất cứ đâu, và thực tế nhà chùa không đòi hỏi gì cả, chỉ mong các cháu có được tương lai tốt đẹp hơn mà thôi. Rất không nên, nhìn vào vụ việc một cô bảo mẫu lợi dụng công việc của mình làm điều bất nhân mà quy kết chùa Bồ Đề mua bán trẻ em, và phủ nhận những điều tốt đẹp mà nhà chùa đã mang lại cho xã hội. Chị e rằng, rất khó và không thể tìm ra chứng từ mua bán trẻ em ở đây.


Chị phản đối những ý kiến quy chụp chùa Bồ Đề buôn bán trẻ em. Trước hết vì nhà chùa không đi cướp, hay mua trẻ em để bán hoặc phục vụ các mục đích táng tận lương tâm kiểu như bên Tàu. Thứ nữa nhà chùa đã từ bi hỉ xả đón nhận, cứu sống và nuôi dưỡng những cháu bé bị bỏ rơi, thay vì gọi điện cho các Trung tâm bảo trợ xã hội hoặc bế đến tân của UBND thành phố mà trao gửi. Rốt cuộc, chị thấy đó là việc nên được khuyến khích chứ không phải lên án. Cuối cùng, như một sự thừa nhận, chùa Bồ Đề đã làm những công việc này từ rất lâu, nhưng chính quyền thành phố cùng các cơ quan ban ngành đã bao giờ lên tiếng phản đối, hoặc sắn tay chung sức chung lòng?


Thử hỏi, không có chùa Bồ Đề, các cô gái nhẹ dạ và những tay Sở Khanh sẽ bỏ con ở đâu, ai sẽ nuôi các cháu, chúng ta có đủ lòng tốt và tiền bạc để đón nhận và chăm bẵm được hàng trăm cháu bị bỏ rơi hay không? Thực tế thì các trung tâm bảo trợ xã hội đã làm tròn bổn phận của chưa, hay chỉ đến khi báo chí lên tiếng, các cơ quan cãi nhau ỏm tỏi thì các trung tâm này mới lên tiếng?


Một sự thật không thể chối cãi, chùa Bồ Đề từ lâu đã trở thành địa chỉ nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa. Chị cũng biết chắc một điều, nhờ có chùa, nhiều em bé có nơi trú nắng trú mưa, có cơm ăn qua ngày mà không phải vất vưởng vỉa hè, xó chợ.


Rất không nên đánh sập một lòng tốt như vậy.

NGOAN CỐ HAY XẢO THUẬT NGÔN TỪ?

Khoai@


Chiều nay, tình cờ đọc được bàiBộ Công Thương lên tiếng về vụ thi công chức của tác giả Yến Nhi đăng trên VnMedia, thấy có vẻ như Bộ Công thương vẫn chưa chịu nhận khuyết điểm, thay vào đó là dùng câu chữ để bao biện cho việc làm sai trong kỳ thi tuyển công chức này.

Đó là biểu hiện của sự ngoan cố. Ý thức tự phê bình kém!


Một kì thi tuyển công chức để lại nhiều tai tiếng bởi lộ đề thi với con em cán bộ của Bộ Công thương, mà ông Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải lại phát biểu: "việc thi tuyển công chức năm 2013 của Cục Quản lý cạnh tranh đã thực hiện theo đúng quy trình, quy định hiện hành. Vì vậy, Bộ cương quyết xử lý các tập thể, cá nhân vi phạm và có xét đến đóng góp, công lao của các cán bộ có liên quan đến sai phạm". Và: "Cục Quản lý cạnh tranh đã tổ chức Kỳ thi tuyển công chức năm 2013 đúng theo các quy định hiện hành, bảo đảm tính công bằng, công khai và minh bạch".

Đọc lại đoạn trong ngoặc chắc ai cũng phì cười vì lối trả lời mâu thuẫn đến ngây ngô của ông Hải. Đã "thực hiện theo đúng quy trình, quy định hiện hành", hoặc "bảo đảm tính công bằng, công khai và minh bạch" thì làm sao lại phải "cương quyết xử lý các tập thể, cá nhân vi phạm và có xét đến đóng góp, công lao của các cán bộ có liên quan đến sai phạm"?

Nếu đúng quy trình, đúng quy định hiện hành thì vì sao lại phải kỷ luật ông Nguyễn Đăng Khoa, Trưởng phòng Pháp chế và ông Nguyễn Đức Lê, Phó phòng về việc làm lộ đề thi?

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cũng chia sẻ: "Đối với những trường hợp này, chúng tôi cũng đã rất cân nhắc về mức độ xử lý kỷ luật, vì trong đó có cán bộ là bộ đội, thương binh, có thâm niên cao trong công tác. Còn 2 trường hợp khác ở cấp cao hơn, Bộ sẽ xem xét, xử lý sau khi tham khảo ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền". 

Thiết nghĩ cách xử lý sai phạm như thế là không ổn. Công và tội cần phân minh rõ ràng. Người sai đến đâu phải xử lý đến đó. Chả lẽ cứ có quá khứ làm bộ đội, hay là thương binh, hoặc có thâm niên công tác cao thì được quyền sai hay sao?

Chuyện có sai sót trong một kỳ thì tuyển sinh là chuyện đáng tiếc, nhưng không phải là chuyện hiếm gặp. Chỉ có điều, cách xử lý như thế nào để đảm bảo tính khách quan, công bằng, đảm bảo được quyền lợi của các ứng viên, chọn được người tài giỏi thực sự vào bộ máy nhà nước, và quan trọng hơn là củng cố niềm tin của người dân vào chế độ mới là điều đáng lưu tâm.

Trong vụ việc này, cái sai đã rõ, vì thế không nên phát biểu theo lối hô khẩu hiệu như con vẹt, theo kiểu "đúng quy trình, quy định" để lấp liếm cái sai của mình. Quan điểm của người viết (mang tính xây dựng) là Bộ Công thương nên thành khẩn nhận ra sai lầm của mình, không nên né tránh, mà có tránh cũng không được. Quan trọng hơn nữa, nhận ra sai thì cần quyết tâm sửa sai.

ĐÂY CÓ PHẢI LÀ SÁCH GIÁO KHOA ĐIỆN TỬ?

[NÓNG] Đây có phải là sách giáo khoa điện tử?


Baron Trịnh: Được một người bạn trên Facebook share cho thông tin này. Giật mình khi xem hình ảnh thấy máy tính bảng có ghi rất rõ ở phần lưng: AIC Group Smart Education. Không biết điều này có liên quan gì đến Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc Tế (AIC)? Một đơn vị với vai trò tư vấn trong Đề án “Thí điểm mô hình đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục tiểu học từ lớp 1 đến lớp 3 tại TP.HCM năm học 2014-2015” cho Sở GD&ĐT Tp.Hồ Chí Minh - trong "Một đề án sặc mùi tiền, thiếu tính người" đang làm nóng dư luận trong thời gian qua?

Chủ blog rất băn khoăn và đặt ra câu hỏi "Đây có phải là sách giáo khoa điện tử?" sử dụng trong đề án nói trên?

Lưu ý: Bài đăng chỉ đặt câu hỏi mở. Không quy chụp, không kết luận. Thông tin (nội dung status và hình ảnh) lấy từ Facebook Thienhai Blue chỉ có giá trị tham khảo vì chưa được kiểm chứng về độ xác thực. Nội dung của status copy về đây thể hiện quan điểm tiêng của FB-er này, không phải là quan điểm của chủ blog.
--------------------------------- 

Facebook Thienhai Blue: Chuyện về thí điểm mô hình đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục tiểu học từ lớp 1 đến lớp 3

Một tháng trước có một lô hàng nhập từ Đài Loan về Hải Phòng, đó là máy tính bảng, thật bất ngờ và tình cờ khi tôi quen biết với người Đài Loan đó và lấy được 1 mẫu về thử, thưc sự tôi không biết nó dành riêng cho giáo dục, chỉ thấy giá nhập cho 3000 thiết bị rất hấp dẫn, chỉ khoảng 900.000VND, với màn hình 7inch-hệ điều hành android 4.2, bên ngoài ghi smart education, và còn bất ngờ hơn nữa khi mở máy lên, toàn bộ đều giao diện tiếng Việt, và thêm bất ngờ là máy cài sẵn một số giáo trình và sách giáo khoa Việt Nam.

Suy nghĩ ban đầu của tôi “Thật tốt khi cháu tôi nó có một cái như này để học! Tôi thấy thật bổ ích”, Nhưng đó chỉ là cảm nhận ban đầu, sau khi nhận thấy phần cứng của thiết bị này thật không phù hợp với trẻ nhỏ, vì toàn bộ đều bằng nhựa, không kiên cố chắc chắn (tất nhiên với giá thành như vậy thì không thể làm tốt hơn đươc nữa!). Với mức hoạt động của trẻ nhỏ thì chỉ một vài tháng là IPAD còn hư hỏng chứ chưa nói đến thiết bị như thế này. Thật là lãng phí.

Câu chuyện sẽ chỉ dừng lại ở đó khi hôm nay tôi không đọc bài báo Nếu đề án sách giáo khoa điện tử hơn 4.000 tỷ đồng được thông qua thì hơn 327.000 học sinh lớp 1-3 sẽ phải mua máy tính bảng với giá dao động 3-5 triệu đồng/máy.

Tôi đã rất bức xúc và cảm thấy buồn, khi mà khi biết giá nhập vào của thiết bị và giá bán dự định của nó, ăn lời 2-3 triệu trên một thiết bị mà đối tượng ở đây là thế hệ tương lại của đất nước. Bạn có chấp nhận được không? Thật là xấu hổ khi kinh doanh kiểu này.

Bỏ ra 3-5 triệu đồng để mua một máy tính bảng với tuổi thọ không quá 1 năm. Với đối tượng là hơn 327.000 em học sinh, điều đó có nghĩa là một năm có khoảng 300.000 thiết bị biến thành rác thải công nghiệp, và lợi nhuận thu về cho các đối tượng kinh doanh thiết bị này khoảng 1000 tỷ đồng/ năm. Thật sự tôi rất mong đề án này thất bại, để con em chúng ta không phải vác thêm 1 đống sách giáo khoa cộng với sức nặng của chiếc máy tính bảng, và bố mẹ không phải nhức đầu khi phải kiếm tiền mua máy tính bảng cho con em mình mỗi năm một cái. Việt Nam sẽ không có thêm một đống rác thải công nhiệp.

Và đây là hình ảnh thực tế.










DẤU HIỆU TRUNG QUỐC SẮP LEO THANG GÂY HẤN HƠN NỮA Ở BIỂN ĐÔNG

Dấu hiệu Trung Quốc sắp leo thang gây hấn hơn nữa ở Biển Đông


Hồng Thủy/GDVN

Sự cố trong tuần này cung cấp thêm bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang chuẩn bị để thực hiện một đường lối hung hăng hơn về chủ quyền lãnh thổ.

J-11 Trung Quốc, hình minh họa.

Business Insider ngày 23/8 bình luận, báo cáo trong tuần này về một cuộc chạm trán cự ly quá gần giữa một chiến đấu cơ Trung Quốc và một máy bay do thám Mỹ ở Biển Đông (không phải Hoa Đông như bản tin đầu tiên của Washington Free Beacon ngày hôm qua) đã chứng minh rằng Trung Quốc không ngại hiện thực hóa đường lưỡi bò ở Biển Đông, bất chấp nguy cơ phải đối đầu với quân đội mạnh nhất thế giới - Hoa Kỳ.

1 chiếc J-11B (phiên bản nội địa Trung Quốc của mẫu Su-27 Nga) đã tiếp cận một cách nguy hiểm với chiếc P-8 của Mỹ đang có mặt để giám sát hoạt động tập trận quân sự "chưa từng có" của Trung Quốc gần đây đang tổ chức đồng thời ở Hoàng Hải, Hoa Đông và Biển Đông (vịnh Bắc Bộ). Địa điểm xảy ra vụ chạm trán cách đảo Hải Nam 200 km về phía Đông hôm 19/8. Động thái này một lần nữa dấy lên lo ngại về khả năng xảy ra một cuộc đối đầu quân sự ở Biển Đông.

Người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby cho biết, có lúc chiếc J-11B của Trung Quốc cách chiếc P-8 của Mỹ chỉ 6,1 mét. Trong khoảng cách hết sức nguy hiểm đó, chiến đấu cơ Trung Quốc biểu diễn nhào lộn, phơi bụng để lộ những vũ khí nó mang theo hòng uy hiếp chiếc máy bay của Mỹ. Washington đánh giá, đây là một hành động "thiếu chuyên nghiệp và thừa nguy hiểm".

Kirby cho biết, sở dĩ Lầu Năm Góc 3 ngày sau vụ việc mới công bố là vì muốn gửi kháng nghị tới Trung Quốc qua đường ngoại giao xem Trung Quốc giải thích thế nào về hành vi nguy hiểm này, tuy nhiên Bắc Kinh đã không có bất kỳ phản ứng nào về vụ việc.

Nan Li, một chuyên gia về chính sách quốc phòng Trung Quốc tại đại học Chiến tranh hải quân nói với Business Insider, Trung Quốc rất nhạy cảm với máy bay do thám Mỹ, nhưng Bắc Kinh có cách giải thích khá hạn chế về luật pháp quốc tế áp dụng trong khu vực xảy ra vụ chạm trán.

Thời gian gần đây tình hình Biển Đông trở nên đáng lo ngại hơn trên thế giới không chỉ bởi tranh chấp lãnh hải, tài nguyên mà còn là bởi sự lo lắng trong khu vực về sự trỗi dậy của Trung Quốc cùng với lịch sử cua sự nghi ngờ và thù địch giữa Trung Quốc với các nước láng giềng.

Sự cố trong tuần này cung cấp thêm bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang chuẩn bị để thực hiện một đường lối hung hăng hơn về chủ quyền lãnh thổ trong khu vực. Điều này không có nghĩa là Trung Quốc đang tìm kiếm chiến tranh với Hoa Kỳ, nhưng đó là sự sẵn sàng để "khẳng định mình" theo những cách có thể làm phức tạp thêm mối quan hệ giữa 2 cường quốc, hoặc dẫn đến một cuộc đối đầu không lường trước được.

NGƯỜI DÂN HÀ NỘI CÓ ĐU DÂY QUA SÔNG HAY KHÔNG?

Ong Bắp Cày


Hết luật sư rồi lại đến báo chí đòi thượng phương bảo kiếm, trong khi chỉ giỏi xuyên tạc.

Xin lỗi các bạn, làm thì đéo ra cái thể thống cống rãnh gì nhưng toàn nỏ mồm. Hơi tí là lu loa ăn vạ. 

Chả trách người dân bây giờ "Sợ báo hơn sợ cọp", các cơ quan, doanh nghiệp tránh báo chí như tránh hủi.

Đến chuyện không có mà cũng dựng cho thành có được mới tài!

Sao mấy ông công an không túm cổ chúng nó đi cho dân được nhờ?

Hãy xem clip để biết sự thật:


Báo Dân trí có đáng tin không?

NGƯỜI RA GIÁ 200 TRIỆU LẤY BẰNG TIẾN SĨ Y KHOA: "NCS TOÀN LÀ SẾP THÔI"!

Người ra giá 200 triệu đồng lấy bằng tiến sỹ y khoa: NCS toàn sếp thôi!


Copy từ Kim Dung/Kỳ Duyên

KimDung: Mình cũng tin ông Đàm Khải Hoàn nói thật. Bởi đã quá từng trải để hiểu đường đi nước bước của cách làm NCS của nhiều vị mà ông chứng kiến. Vấn đề bây giờ, nếu những thú nhận của ông về các quan chức TN làm NCS là có thật, sẽ đẩy ĐH Thái Nguyên vào thế khó xử. Hị.hị.. Thành thử, chưa chắc ông ĐKH bị xử lý đúng như mức độ tội lỗi của ổng, thì sao? :P . Và rất có thể cuối cùng, huề cả làng.

——-
Ông Hoàn còn tỏ ra biết rõ chuyện hậu trường trong việc làm nghiên cứu sinh của các vị lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên…

Ông Đàm Khải Hoàn (áo trắng).

PGS Đàm Khải Hoàn - Đại học Y Thái Nguyên - người ra giá 200 triệu đồng để lấy bằng tiến sĩ Y khoa

Thi nghiên cứu sinh tại Đại học Thái Nguyên thì có nhiều ngành nghề chỉ có toàn sếp thi. Ví dụ như nông nghiệp thì chủ tịch và bí thư toàn đi thi thôi… 

Trong cuộc tiếp xúc với PV (trong vai một người buôn gỗ), PGS Đàm Khải Hoàn tỏ.. rõ mình nắm mọi ngóc ngách của việc làm nghiên cứu sinh bằng… tiền

Ông nói: “Nhiều khi có tiền cũng chưa chắc đã làm được. Năm kia, thầy để một anh bị hỏng chỉ vì bất cẩn. Anh này là giám đốc một bệnh viện nhà nước và làm chủ của 2 cơ sở tư nhân. Tuy nhiên, bị trượt vì không vượt qua được cả 2 môn toán và ngoại ngữ.

Hỏi ra mới biết anh này không chịu đi gặp đưa quà cho mấy thầy trong hội đồng. Phải đi thì người ta mới nói cho mình biết là sẽ thi và hỏi vào phần nào chứ. Còn ngoại ngữ thì em biết rồi đấy, người ta muốn hỏi cho mình trượt là mình trượt ấy mà. Thầy lại cứ nghĩ anh này làm giám đốc rồi thì phải rành chuyện ấy chứ!”.

Lúc này, PV ướm hỏi: Nhưng thực tình em không biết gì. Lỡ khi bảo vệ đề cương đề tài các thầy trong hội đồng hỏi thì em biết trả lời sao?

Lúc này, vị PGS trấn an lập tức: “Yên tâm, cái đó lo được. Không rửa bát thì phải bế em thôi. Tôi đã hướng dẫn nhiều người rồi. Cần gặp ai thì tôi sẽ bảo cậu đến gặp. Mấy người đó toàn đàn em tôi thôi mà”.

Thậm chí, ở câu chuyện thứ 2, ông Hoàn còn tỏ ra biết rõ chuyện hậu trường trong việc làm nghiên cứu sinh của các vị lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên.

“Thi nghiên cứu sinh tại Đại học Thái Nguyên thì có nhiều ngành nghề chỉ có toàn sếp thi thôi. Ví dụ như nông nghiệp thì chủ tịch và bí thư toàn đi thi thôi. Như ông Đ (một vị nguyên là lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên – PV) vừa rồi bảo vệ tiến sĩ ấy, tiền hô hậu ủng!”, ông Hoàn nói.

ĐƯỜNG VỀ NƯỚC CỐNG HIẾN CỨ.... XA VỜI VỢI

Những ai vượt qua được rào cản này thì hướng đi khả dĩ nhất của họ là tiếp tục ở lại nước ngoài làm việc. Con đường trở về giúp ích cho đất nước cứ xa vời vợi.


Ai theo đuổi nghiệp nghiên cứu?

Với thực tế đang bày ra trước mắt của những thế hệ “đàn anh” đi trước, thì tương lai với những ai muốn theo đuổi nghề nghiệp nghiên cứu không mấy sáng sủa.

Cơ chế làm việc tệ hại, đồng lương quá thấp, chính sách về khoa học công nghệ chưa thuận lợi và rất nhiều rào cản khác là những điều họ có thể nhìn thấy khá rõ ràng. Họ cũng khó mà được khích lệ hay có cảm hứng khi nhìn vào các thế hệ trước, từ năng lực, sự say mê với công việc nghiên cứu cho đến điều kiện vật chất, tinh thần.

Chưa kể, việc lựa chọn nghề nghiệp hiện nay lại còn bị bủa vây trong tâm lý chung của xã hội Việt Nam là chỉ nhăm nhăm học ngành nào, làm cái gì để kiếm được nhiều tiền. Có thể tìm thấy vô số những lời phàn nàn về chuyện này, từ các hội thảo chuyên môn cho đến thông tin trên báo chí phổ thông.

Tất cả những điều đó làm cho nhiều người trong số các thành phần HSG không mấy mặn mà với việc đi theo con đường học thuật. Trong số khá nhiều đội tuyển HSG quốc gia thời phổ thông, hầu hết thành viên đều chọn đi theo những con đường khác. Một số người, tuy đi làm kiếm tiền (và kiếm được khá nhiều) nhưng trong thâm tâm họ vẫn luôn tiếc nuối về con đường học hành nghiên cứu dang dở. Rất đáng tiếc.

Ảnh minh họa 

Với những người vẫn còn chút yêu thích nghiên cứu và có ý định đi theo lĩnh vực này, sau khi học xong ĐH ở VN, con đường khả dĩ nhất của họ là du học. Tuy nhiên thực tế cho thấy nhiều người rất vất vả để theo kịp bạn bè, đồng nghiệp ở các trường ĐH phương Tây. Ngoài những vấn đề chung như khả năng chuyên môn, trình độ ngoại ngữ thì họ còn gặp phải vấn đề về kỹ năng làm việc. Lý do cơ bản là họ không được hướng dẫn làm việc nghiêm túc, đúng cách ngay từ đầu: trường ĐH không có đủ thầy giỏi để hướng dẫn họ. Sự thành công vượt bậc của những HSG có năng lực tương đương nhưng có cơ hội đi học ở các nước phát triển ngay sau phổ thông là một minh chứng cho điều này.

Rất khó để cải thiện trong ngày một ngày hai, không chỉ kiến thức, khả năng mà còn cả những thói quen làm việc thiếu chuyên nghiệp đã hình thành và bám rễ vững chắc trong suốt những năm học ĐH ở VN, trong khi thời gian thì không chờ đợi ai. Điều này rất dễ làm nản chí ngay cả những người có tố chất tốt.

Những ai vượt qua được rào cản này thì hướng đi khả dĩ nhất của họ là tiếp tục ở lại nước ngoài làm việc. Con đường trở về giúp ích cho đất nước cứ xa vời vợi.

Khả năng và bằng cấp: thiếu và thừa

Khác với nhiều lao động thông thường khác, nghiên cứu khoa học là lao động đặc thù, không thể đào tạo cấp tốc trong mấy tháng, mấy năm được. Cần phải có một chiến lược lâu dài, có tính hệ thống, đồng bộ và nhất quán. Hậu quả của những bất cập nói trên thì không cần sau này mới thấy.

Chẳng hạn hiện nay khi cần đào tạo hàng chục nghìn tiến sỹ (TS) cho các trường ĐH trong vòng 10-15 năm tới thì người ta mới quáng quàng đi tìm cho đủ số để đào tạo. Nhưng không chăm lo từ gốc, thì đào đâu ra đủ người? Có tìm đủ đi nữa, thì chất lượng cũng có vấn đề. Điều này có thể nhận ra từ những vấn đề về chuyên môn và ngoại ngữ nảy sinh trong quá trình tuyển chọn người đi học TS ở các nước phát triển. Chúng ta đã lãng phí một số lượng không nhỏ người có nền tảng tốt từ bậc học phổ thông, đồng thời cũng là những người có tiềm năng làm khoa học tốt.

Trong tình trạng thiếu hụt nhân lực đó, hàng năm đất nước vẫn sản sinh ra hàng trăm, hàng nghìn "TS giấy". Họ có bằng TS nhưng không tham gia nghiên cứu khoa học một cách nghiêm túc, không theo đuổi nghiên cứu khoa học, không giảng dạy, nghiên cứu trong các trường ĐH hay làm nghiên cứu ở các cơ sở nghiên cứu. Họ lấy bằng TS vì mục đích khác, với sự tiếp tay của những cơ sở đào tạo dễ dãi, thậm chí còn mua bán bằng cấp từ bí mật tới công khai. Trong khi tình trạng này đã diễn ra đến mức báo động, thì chính sách để hạn chế nó vẫn chưa có cải thiện gì đáng kể. Thực tế này làm lòng tin của xã hội vào tấm bằng TS bị xói mòn nghiêm trọng, lòng tự hào của những người lấy bằng TS bằng con đường nghiên cứu nghiêm túc bị tổn thương, từ đó góp phần làm nản chí những ai có ý định lựa chọn nghề nghiệp rất đặc thù này.

Chọn công việc thời thượng... dễ hơn làm nghiên cứu?

Tất cả những điều trên dẫn đến một hệ lụy là số HSG ở bậc học PT muốn học chuyên sâu ngày càng ít dần đi.

Phần nhiều trong số họ chỉ học những gì cần cho kỳ thi đầu vào ĐH mà thôi, trong khi kỳ thi hiện nay, vì tính chất và đối tượng của nó, không có nhiều tác dụng khuyến khích HSG học chuyên sâu.

Ngoài ra nhiều người trong số họ cũng lựa chọn các các ngành thời thượng, dễ kiếm tiền, rời xa các ngành khoa học, kỹ thuật, đặc biệt là khoa học cơ bản vì thiếu chính sách khuyến khích thích hợp. Một số nữa thì lao vào rèn luyện những thứ cần cho việc đi học nước ngoài từ sớm mà trong nhiều trường hợp không cần học chuyên sâu. Tệ hơn, một số khác thì chỉ lao đầu vào học ngoại ngữ, kỹ năng sống... mà xem nhẹ việc học chuyên môn.

Điều đó có thể quan sát được qua vô số tin tức hàng ngày, từ việc tranh luận trên báo chí về kỳ thi ĐH cũng như điểm chuẩn vào các ngành, các trường, đến việc thảo luận trên các diễn đàn về con đường du học, các phát biểu của giới trẻ về định hướng tương lai của họ. Không thể nói rằng những định hướng trên là sai, ngược lại nó còn cần thiết để tạo ra một lớp người mới năng động, sáng tạo với tài năng đa dạng hơn cho đất nước.

Nhưng sự mất dần hứng thú, mục tiêu với việc học chuyên sâu của HSG qua thời gian là điều mà có lẽ chúng ta cần phải lưu ý trong việc đào tạo nguồn nhân lực khoa học cho nước nhà. Nếu không có biện pháp khắc phục, tài năng khoa học sẽ mai một dần, vì quá trình học tập chuyên sâu từ sớm là rất quan trọng trong việc tạo nền tảng tốt cho người làm khoa học nói chung.

Không rõ là trong thời gian tới, chúng ta sẽ có những biện pháp nào để cải thiện tình trạng nêu trên. Nếu cải thiện được thì với nền tảng đã có được, tôi tin rằng chỉ cần 20-30 năm là đủ để tạo dựng được một đội ngũ làm nghiên cứu mạnh, giúp cho nền khoa học - kỹ thuật của đất nước có thể bứt phá.

Sự thành công của Hàn Quốc và phần nào đó là Đài Loan từ một xuất phát điểm tương tự chúng ta là một bài học đáng suy ngẫm. Tuy nhiên khác với các nước này, điều kiện hiện nay của Việt Nam có những nét đặc thù, chưa thuận lợi cho những cải cách cần thiết. Do vậy để đạt được thành công như họ, chúng ta sẽ phải nỗ lực rất nhiều.

Tâm Trí

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, từng là HSG Toán quốc gia thời phổ thông, giảng viên ĐH và hiện đang làm nghiên cứu sinh tại Mỹ. Mời bạn đọc tranh luận.

Tuần Việt Nam

CÔ GIÁO, ĐỪNG VỀ VIỆT NAM

Cô giáo, đừng về Việt Nam! “Teacher, don’t go Vietnam!”


TT - Câu chuyện của tác giả Đỗ Thanh Lam viết về cô giáo Lệ Quyên dạy học tại Thái Lan đăng trên một trang mạng và nhanh chóng lan truyền trong cộng đồng mạng.

Học sinh quỳ xuống cúi lạy chị. Rồi các em đồng thanh nói: “Teacher, don’t go Vietnam!” - Ảnh nhân vật cung cấp

Để giới thiệu câu chuyện này đến đông đảo bạn đọc, Tuổi Trẻ đã liên lạc với tác giả và được sự đồng ý của tác giả, Tuổi Trẻ trích đăng lại câu chuyện này.

Tôi để nguyên văn câu nói của các em học sinh dù biết sai chính tả. Nhưng với tôi, nó mộc mạc và đẹp hơn bất kỳ câu nói trau chuốt nào.

Vì nó xuất phát từ chính tấm lòng những em học sinh cấp II Trường Banborthong, Thái Lan.

"Từ lúc các em bắt đầu hát chị đã khóc. Và khi các em cúi xuống lạy mình, chị òa khóc không thể kiềm chế được”.
Tôi nghe chị nói nhưng chưa hoàn toàn hiểu. Mãi đến khi tôi mở email ra, nhìn tấm ảnh chị gửi, tôi đã bị chấn động.
Nếu tôi là chị, chắc chắn tôi cũng sẽ khóc. Bởi vì các em đã trân trọng chị vượt mức chị có thể tưởng tượng.
Điều trớ trêu là lúc hiểu được điều đó thì chị lại sắp phải về VN

Tôi gặp chị ấy - Lệ Quyên, “Sawasdee Thailand project” (Xin chào Thái Lan), một dự án dạy học cho trẻ em vùng sâu vùng xa nổi tiếng toàn quốc. Ngày 16-1-2014, chị đến Tân Sơn Nhất lên máy bay chia tay VN.

Ngày 1-3-2014, tiệc chia tay ở Bangkok, rồi chị rời xa Thái Lan. Trở về TP.HCM, chị tiếp tục cuộc sống thường ngày của một sinh viên đã tốt nghiệp. Nhưng thời gian một tháng rưỡi ngắn ngủi để lại trong chị những trải nghiệm trĩu nặng.

Chị dạy tiếng Anh ở Trường Banborthong, thuộc tỉnh Chaiyaphum, cách Bangkok 10 giờ đi xe. Chị tiếp xúc với những đứa trẻ cấp II da rám nắng, đã biết lái xe máy, lái máy cày, đã biết yêu, thi thoảng chạy ù qua hỏi chị: “Cô ơi, giá thuốc phiện ở VN có đắt không?”. “Cưới vợ VN có tốn tiền không?”. Và tụi nó thường hét lên khi chị bước tới trường: “Teacher suay!” (Cô giáo dễ thương).

Chị dạy tụi nhóc mà một câu tiếng Anh bẻ đôi cũng không biết, ước mơ cuộc đời cũng không có. Tụi nhóc không nghĩ việc học là quan trọng. Chị đã từng hỏi tụi nhỏ:

- Hết lớp 9, các em có ước mơ gì không?

- Ở nhà cô giáo ạ.

- Tại sao em không học lên cấp III, học đại học, rồi đến thành phố làm?

- Em không thích!

Dự định của các em là sau khi hết lớp 9 sẽ ở nhà, lấy vợ, sống cùng ba mẹ, tiếp tục lái máy cày trên những thửa ruộng mênh mông, tiếp tục trồng rau cạnh những bụi chuối già, tiếp tục sống ở miền quê Thái Lan.

Khi nhìn tấm ảnh chị chụp vườn rau các em trồng tôi giật mình. Vì nông thôn Thái Lan, VN, hai đất nước tuy khác nhau mà khung cảnh giống đến nao lòng.

Rất nhiều lần khi chị đứng lớp, học sinh quậy, chị muốn mắng, muốn đánh tụi nó nhưng rồi không thể vì tụi nhóc rất tội. Chị thấy những cố gắng của tụi nó để học tiếng Anh cùng chị. Chị thấy tụi nhóc thích chị vô cùng. Đến một thời gian, chị không còn giận nổi tụi nó nữa. Mà thương.

***

Những đứa trẻ đó tuy nghịch nhưng cực kỳ tình cảm. Ban đầu chúng lạ chị, chị giảng bài nhiều đứa không thèm nghe bỏ đi chơi. Nhưng dần dần những nhóc quậy trở lại lớp học, nghe giảng và chịu làm kiểm tra.

Chị cười: “Chị cố gắng mãi em ạ, trên lớp bày trò chơi, hết giờ thì chủ động đi tưới rau, đá bóng cùng tụi nhóc... Cuối cùng cả lớp cũng chấp nhận chị, chịu đến lớp, chịu học”.

Một ngày khi chị đang tới trường, những đứa nhóc ngày xưa nửa câu tiếng Anh không biết giờ chạy qua, đập vào vai chị hét lên: “Teacher, what are you doing?”. “Where are you going?”.

Chị đứng ngây ra đó. Ngỡ ngàng. Và vui đến mức muốn khóc.

Chúng coi chị không phải cô giáo mà như một người chị gái. Chuyện tình cảm, chuyện gia đình chúng nó đều ngồi tâm sự với chị. Những câu chuyện về các cậu nhóc lớp 9 sau khi tốt nghiệp sẽ nghỉ học, cưới bé lớp 8. Và tiếp tục cuộc sống chặt mía, trồng khoai mì, ngày cày kéo trên cánh đồng mênh mông, đêm lên núi săn thú hiếm cùng gia đình. Chị nghe mà lòng xót xa.

Thật tội nghiệp những đứa trẻ chưa bao giờ có cơ hội đến một nơi khác, gặp những cô gái, chàng trai khác và nhìn thấy một thế giới khác. Để hiểu rằng còn những niềm vui, niềm hạnh phúc khác đang chờ các em. Để hiểu rằng thế giới này còn rất nhiều sắc màu. Để hiểu rằng cuộc đời này còn có những ước mơ lớn lao.

Cô giáo Lệ Quyên và học trò của mình - Ảnh nhân vật cung cấp
***
Cuối tuần, khi cô bạn người Trung Quốc và các thực tập sinh khác lên kế hoạch đi du lịch, chị ở lại Chaiyaphum. Tôi hỏi vì sao, chị cười: “Vì chị thương học sinh của chị lắm em. Xa một chút là lại thấy nhớ”.

Mỗi khi hết giờ học, các em hay rủ chị đi chơi bóng chuyền, bóng đá, bắt ốc, trồng rau. Thứ bảy, chủ nhật tụi nhóc dẫn chị đi bơi suối, rủ chị hái xoài, dạy nhảy, dạy hát những bài cổ truyền Thái Lan. Tụi nó còn dạy chị học đấu kiếm. Nhưng chị chưa kịp cầm đến cây kiếm tre, mới chỉ học chào hỏi thì chuyến thực tập của chị kết thúc. Chị phải về VN.

Trước ngày chị đi, tụi nó xúm xít lại tặng quà. Có đứa tặng chiếc khăn quàng cổ mà khi mở ra chị thấy vẫn còn ẩm nước. Chị biết đó là chiếc khăn của đứa nhóc, em vừa giặt xong tối hôm qua để hôm nay kịp trao cho chị.

Và giật mình nhất là khi chị mở bức thư của một học trò được viết bằng tiếng... Việt. Hỏi ra mới biết các em gõ tiếng Thái lên Google dịch, rồi chép bằng tiếng Việt vào. “Những câu chữ tuy vụng về, đứt gãy, nhưng đó là những lời xúc động nhất mà chị từng biết em à!” - chị kể với tôi mà đôi mắt lấp lánh.

Tôi không biết đó là niềm vui hay sự xúc động khi nhớ về một kỷ niệm nặng sâu.

Và những giờ phút cuối của buổi học kết thúc, các em học sinh bắt chị ngồi yên trên chiếc ghế nhựa màu đỏ. Rồi các em bắt đầu thực hiện một nghi lễ truyền thống, bày tỏ lòng tôn trọng vô cùng với giáo viên ở Thái Lan đó là... cúi lạy. Lũ nhóc ngồi xung quanh, cùng hát một bài tiếng Thái. Học sinh quỳ xuống cúi lạy chị. Rồi các em đồng thanh nói: “Teacher, don’t go Vietnam!”.

“Chị và tụi nhỏ khóc từ lúc chị rời nhà host đến trạm xe buýt đón xe chuẩn bị về thành phố. Thấy tụi nó khóc, chị khóc theo. Và tụi nó thấy chị vậy, càng khóc to hơn nữa.

Chủ nhà host của chị, người mà chị gọi là daddy, trước khi để chị lại ở trạm xe buýt, đã nói rằng: “Con để địa chỉ lại cho daddy đi, khi nào nhớ, daddy sẽ viết thư cho tụi con nhé. Daddy muốn qua VN, mà không phải đi máy bay đâu. Daddy sẽ lái xe từ Thái Lan đến VN thăm con”.

***

“Chị chưa bao giờ có suy nghĩ bỏ ra 15 triệu đồng để đến Thái Lan trong một tháng rưỡi là lãng phí. Được trải nghiệm, được các em yêu thương và tin tưởng, những kỷ niệm đó với chị là vô giá. Về nhà ba ngày rồi mà chị vẫn không thể nguôi nhớ.

Trước khi đi tình nguyện, chị đã nghĩ hết tương lai, dự định cho cuộc đời mình. Nhưng chị không thể tin nổi là chị đã thay đổi.

Bây giờ chị muốn sang Thái Lan làm việc 1, 2 năm rồi mới về VN. Chị muốn khơi dậy ước mơ trong các em bằng cuộc sống của chính chị. Chị muốn các em thành công, đừng luẩn quẩn ở một nơi suốt cả cuộc đời, đừng tốt nghiệp để lấy vợ, rồi ngày kéo cày, đêm săn thú như vậy.

Chị muốn giúp các em hiểu rằng thế giới này còn rất nhiều điều thú vị, còn vô vàn sắc màu và những ước mơ lớn lao. Và có lẽ chị sẽ không kể câu chuyện này với ai nữa đâu. Kể nhiều, sợ kỷ niệm sẽ hao mòn...”.

Và tôi nghĩ chắc chắn chị đã yêu Thái Lan rồi. Tôi nói với chị: “Em sẽ viết lại câu chuyện này”. Vì tôi muốn đưa kỷ niệm của chị đến thật nhiều người mà tôi có thể. Để ký ức này đừng phai nhạt. Để tôi và bạn thêm một lần thấm thía tình nguyện thật sự không phải là để chụp ảnh. Càng không phải để có tấm giấy chứng nhận vuông vắn kia. Mà là để đi, để trải nghiệm, để yêu thương.

Nhưng “trải nghiệm” là một từ kỳ lạ. Cho dù tôi có tận tai nghe chị kể, cho dù bạn có đọc bao nhiêu câu chuyện đi chăng nữa thì chúng ta chỉ biết chứ chưa hiểu. Đến khi thật sự lên đường rồi, trải nghiệm mới thấm vào trong tim.

ĐỖ THANH LAM

Về VN, khi cơn gió Sài Gòn ập vào chị và tiếng xe máy ồn ào va đập trong tai chị, chị tự nhiên nhớ Chaiyaphum tha thiết. Chị nhớ tiếng ếch, tiếng dế kêu đêm ngày. Chị nhớ cả những câu chuyện tình cảm mà tụi nhóc thủ thỉ tâm sự với tấm lòng tin tưởng. Trong một tháng rưỡi ấy chị đã sống hết mình, không có lấy một phút giây rảnh rỗi. Và giờ đây, trở lại Sài Gòn, chị hụt hẫng.