Thứ Năm, 12 tháng 12, 2019

Bộ Công thương kỷ luật vụ cán bộ đi nước ngoài

Ông Trần Duy Đông bị phê bình nghiêm khắc vì để cán bộ đi công tác nước ngoài về nước muộn hơn khi chưa được Bộ trưởng phê duyệt bằng văn bản

Ngày 12/12, thông tin tại buổi họp báo thường kỳ của ngành Công thương, Thứ trưởng Công Thương Đỗ Thắng Hải đã thông tin kỷ luật về những sai phạm liên quan tới cán bộ Vụ Thị trường trong nước đi nước ngoài.

Ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương). Ảnh: MOIT

Cụ thể, đầu năm 2019, bà Nguyễn Phương Dung - chuyên viên Vụ Thị trường trong nước tố cáo ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng liên quan việc quản lý cán bộ đi công tác nước ngoài.

Theo đó, đoàn công tác tại châu Âu vào tháng 4/2018, nhưng hai cán bộ là ông Bùi Đức Điền và Phan Hữu Việt Đức về Việt Nam không đúng kế hoạch và chưa được lãnh đạo phê duyệt.

Vụ việc xảy ra, Bộ Công thương đã có kết luận sai phạm, lập Hội đồng tư vấn kỷ luật công chức và quyết định kỷ luật đã được đưa ra giữa tháng 11. Theo quyết định này, Bộ Công Thương kỷ luật khiển trách với ông Bùi Đức Điền và ông Phan Hữu Việt Đức, hai cán bộ công chức đi công tác nước ngoài nhưng ở lại quá thời gian quy định.

"Ông Trần Duy Đông bị phê bình nghiêm khắc vì để cán bộ đi công tác nước ngoài về nước muộn hơn khi chưa được Bộ trưởng phê duyệt bằng văn bản”, ông Hải nói.

Trước đó, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký quyết định thành lập hội đồng kỷ luật công chức đối với ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước. Theo đó, ông Đông bị xem xét kỷ luật do vi phạm quy chế làm việc của Bộ Công Thương.

Theo quyết định, hội đồng có trách nhiệm tư vấn về việc áp dụng hình thức kỷ luật đối với ông Trần Duy Đông.

NỔ LỚN Ở HẢI DƯƠNG, 1 NGƯỜI CHẾT, 4 NGƯỜI BỊ THƯƠNG

Danh tính các nạn nhân trong vụ nổ tại nhà máy Hải Dương

(Ngày Nay) - Thùng phuy chứa oxy hóa lỏng dùng để hàn xì đã bất ngờ phát nổ khiến 1 công nhân thiệt mạng tại chỗ, trong khi đó 4 người khác bị thương.

Nhà máy chế tạo thiết bị LILAMA 69-3 – nơi xảy ra vụ tai nạn lao động. Ảnh: VietNamNet

Khoảng 15 giờ ngày 12/12, tại Phân xưởng cơ khí 2, Nhà máy chế tạo thiết bị Lilama 69-3 tại xã Quang Phục, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương đã xảy ra vụ nổ khiến 1 công nhân thiệt mạng, 4 người bị thương nặng.

Theo thông tin ban đầu, vào thời gian trên, một tổ công nhân đang làm việc trong phân xưởng cơ khí thì xảy ra nổ thùng phuy chứa oxy hoá lỏng. Vụ nổ khiến anh Nguyễn Minh Đức (sinh năm 1981, trú ở xã Hoàng Diệu, huyện Gia Lộc, Hải Dương) tử vong tại chỗ.

Bốn công nhân bị thương gồm: Phạm Văn Nhất, (sinh năm 1982, trú tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) là quản đốc của phân xưởng bị thương rất nặng; Phạm Mạnh Cường (sinh năm 1982, trú ở xã Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ, Hải Dương) là tổ trưởng; Phạm Văn Chức (sinh năm 1965, trú ở xã Chí Minh, huyện Tứ Kỳ) và Nguyễn Văn Bền (sinh năm1990, trú ở xã Gia Lương, huyện Gia Lộc) bị thương nặng, theo TTXVN.

Trao đổi với báo Tuổi Trẻ Online tối cùng ngày, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương cho biết khoảng 16h cùng ngày, tại khoa cấp cứu của bệnh viện có tiếp nhận 5 bệnh nhân là công nhân làm việc tại nhà máy chế tạo thiết bị Lilama 69-3.

Trong số này, 3 trường hợp bị thương nhẹ được chuyển qua khoa ngoại. Một công nhân bị vết thương hở, tình trạng nặng nên gia đình xin chuyển lên Bệnh viện Việt Đức Hà Nội. 

Hiện tại, khoa cấp cứu vẫn đang tích cực điều trị cho một công nhân, nhưng trường hợp này có diễn biến sức khỏe xấu.

PV

TỬ HÌNH KẺ GIẾT CẢ NHÀ EM TRAI

Mâu thuẫn về đất đai, sinh hoạt nên người đàn ông đã dứt tình, cầm dao sang nhà em trai, gây vụ truy sát kinh hoàng.

Nguyễn Văn Đông bị áp giải tới tòa

Mất tình vì miếng đất

“Nếu được lựa chọn lại, bị cáo sẽ không giết cả nhà em trai. Bị cáo xin lỗi vong hồn vợ chồng em và các cháu”. Đây là những lời được Nguyễn Văn Đông (SN 1966, ở Đan Phượng, Hà Nội) nói trước khi bị TAND TP Hà Nội tuyên án tử hình về tội “Giết người”. Đông bị truy tố với nhiều tình tiết tăng nặng như giết nhiều người, giết trẻ em... mà các nạn nhân trong vụ án chính là gia đình em trai ruột của bị cáo.

Chủ tọa đặt câu hỏi: “Bị cáo thấy hành động của mình như thế nào?”. Nguyễn Văn Đông khóc, nói: “Bị cáo rất ân hận”. 

Phía bên dưới, những người phụ nữ - thân quen cả bị cáo với bị hại cũng lặng lẽ lau nước mắt. Diễn biến tại tòa cho thấy, nhà bị cáo có 7 anh chị em, trong đó Nguyễn Văn Đông và em ruột là ông Nguyễn Văn Hải (SN 1969) xây nhà ở cạnh nhau nhưng 2 gia đình thường có mâu thuẫn về đất đai, sinh hoạt. 

Tối 29/8, anh Nguyễn Văn Hiệp (SN 1993, con trai ông Hải) đến gặp Đông, nói chuẩn bị xây nhà trên thửa đất cạnh nhà nhưng bị đuổi về. Nguyễn Văn Đông khai sau đó đã thức vài đêm để suy nghĩ và cho rằng mâu thuẫn giữa hai anh em là do cháu Hiệp và bà Doãn Thị Việt (SN 1970, vợ ông Hải) xúi bẩy ông Hải. Vì vậy, người đàn ông nảy sinh ý định sẽ giết chết em dâu, cháu ruột để trả thù.

Sáng 1/9, Đông mang theo dao sang nhà em trai và gặp bà Việt đầu tiên. Đông vung dao đâm, chém em dâu nhiều nhát khiến nạn nhân ngã gục rồi lập tức đuổi theo anh Hiệp nhưng không kịp. Cùng thời điểm, bị cáo thấy ông Hải chạy sau can ngăn nên quay lại dùng dao chém nhiều nhát. Tiếp đến, Đông vào sân nhà ông Hải và gặp chị Nguyễn Thị Bắc (con gái ông Hải) và dùng dao chém thẳng vào đầu. Chị Bắc bị thương, bỏ chạy nhưng Đông vẫn đuổi theo, đâm chém thêm nhiều nhát.

Thấy cả nhà bị đuổi giết, con dâu ông Hải là chị Đỗ Thị Hồng Nhung liền bế con nhỏ mới 1 tuổi là cháu My vào buồng khóa cửa lại nhưng không thoát. Lúc này, Đông cầm dao vào nhà và bị anh Nguyễn Văn Hùng (SN 1989, ở gần đó) giữ tay can ngăn. Bị cáo cầm dao chỉ mặt, đe dọa: “Mày không bỏ ra tao chém mày”. Khi anh Hùng buông tay, Đông phá cửa xông vào, đuổi chém nhiều nhát vào người chị Nhung, cháu My.

Đuổi cùng, giết tận

Sau khi đâm, chém những người ruột thịt, Đông về nhà đuổi con trai ra chỗ khác, chuẩn bị dây điện tự tử và dùng phấn viết lên nền nhà: “Đừng mó vào tao điện giật chết oan”. Tuy nhiên, ổ điện bị chập nên Đông không chết và đối tượng lại cầm dao ra ngõ. Thấy mọi người đang hô hoán cấp cứu, Đông đe dọa: “Đứa nào thương con, thương cháu tao chém chết luôn”. Bị cáo thấy ông Hải, chị Bắc, bà Việt đang nằm thoi thóp nên tiếp tục đâm chém nhiều nhát vào các nạn nhân...

Một nhân chứng khai: “Tôi vào thấy Nhung vẫn thở nên quấn chăn, bế ra ngoài để đưa đi cấp cứu trước. Cháu Hến tức bé My chỉ mặc áo, nằm úp mặt xuống chân của mẹ. Tôi bảo một cháu bé khác bế Hến ra. Chúng tôi để các nạn nhân ngoài đường, Đông dọa chúng mày nói gì tao chém chết nên chúng tôi chỉ lẳng lặng làm. Đông chém thêm bà Việt và Bắc. Chúng tôi đang bê ông Hải ra ngoài, Đông cũng xông vào chém vào giữa người nạn nhân”.

Được hỏi đến, anh Tuyến - chồng nạn nhân Bắc bật khóc, nói: “Tôi và bố tôi chạy sang thấy người nằm la liệt, chúng tôi đưa mọi người lên xe nhưng lúc đó tôi không lái nổi...”. Ông Trường - bố đẻ chị Nhung cho biết thêm: “Hôm đó chủ nhật, tôi đang chờ con gái sang chơi nhưng gọi điện chỉ nghe tiếng bố ơi nó giết… Tôi sang, thấy mọi người đang nằm nên gọi cấp cứu. Lúc đó, Đông đi ra nói tao giết một mạng cũng chết, nhiều mạng cũng chết rồi đâm chém các nạn nhân”.

Trong vụ án, ông Hải và chị Bắc tử vong tại chỗ; bà Việt và cháu My tử vong trong bệnh viện, riêng chị Nhung qua khỏi nhưng bị thương nặng. Với hành vi và hậu quả như vậy, HĐXX khẳng định không thể cải tạo Nguyễn Văn Đông được nữa nên tuyên bị cáo án tử hình.

***
Chủ tọa đặt câu hỏi: “Bị cáo thấy hành động của mình như thế nào?”. Nguyễn Văn Đông khóc, nói: “Bị cáo rất ân hận”. Phía bên dưới, những người phụ nữ - thân quen cả bị cáo với bị hại cũng lặng lẽ lau nước mắt.

Đuổi mẹ nó đi


Sông Tô Lịch đầy cứt, nhưng mà ngon đối với bọn làm cải tạo, nạo vét.

JVE hay JEBO cũng chỉ là 1 bọn với nhau. Cty thì bé như cái lỗ đít, nghề chính là xạo lồn để đi bán mấy cái máy sục khí hư - gọi hoa mỹ là máy nano công nghệ Nhật. Máy này chúng đặt dưới đáy ao tù, sông thối, rồi quảng cáo là cứt bị phân hủy hết, nước trong như nước phở gà phố cổ, tắm rửa, nấu ăn ngọt lừ chất đạm.

Và sông thối Tô lịch là mục tiêu kiếm ăn của bọn này. Nghĩ xem bán cả đống máy sục khí hư để ném xuống sông Tô thì tiền chúng thu về nhiều đến mức nào? Thậm chí còn xạo lồn free 100%. Địt mẹ bọn ngu học cứ nghe cái gì miễn phí là sướng cuồng lên, có ccc. Đó là đề xuất BOT thôi, lúc đầu nó bỏ tiền làm, sau này nó sẽ đc quản lý cả con sông. Khi ấy các anh có ỉa 1 cục cứt, các chị có đái ri rỉ vài giọt, xả trôi ra sông Tô lập tức sẽ bị nó đè ra thu tiền phí ngay.

Cơ mà việc kinh doanh, bán hàng đấy là quyền của nó. Nhưng cái cách để nó đạt mục đích là mất dậy. Làm nhà đầu tư, thì đầu tiên phải có năng lực và thứ 2 phải biết điều. Chứ cái loại khố rách, năng lực không có, định mượn cái mác Nhật cùng mấy trò hội đồng bẩn thỉu của kền kền, vừa đòi trúng thầu lại vừa đòi triệt hạ cả thị trưởng được ư?

Có thằng nó vào nhà xin anh bát cơm, nó lại chửi anh đéo ra thể thống gì. Vậy thì phải đấm cho 1 trận, rồi đuổi mẹ nó đi chứ lỵ.

Vụ JEBO: Ra tay thôi, còn chần chừ gì nữa?

Khoai@

Nghe nói Fbker Hải Châu là phóng viên tờ Infornet (Báo điện tử) trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông (4T). Nếu đúng vậy thì Bộ 4T có việc để làm rồi. 

Tiếp xúc và trả lời chất vấn của cử tri quận Hoàn Kiếm về chuyện làm sạch sông Tô Lịch hôm 6/12/2019, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, Tổ chức Xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản, viết tắt là JEBO đã vào thử nghiệm nhưng không hề xin phép thành phố mà thông qua công ty Thoát nước Hà Nội làm ngay tại sông Tô Lịch.

Phản ứng với phát biểu này của ông Chung, một số trang mạng đã tung văn bản là Kết luận của Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng với nội dung đồng ý cho JVE thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây nhằm chứng minh JEBO đã xin phép và khẳng định Chủ tịch Nguyễn Đức Chung đã phát biểu sai sự thật. 

Vụ việc tiếp tục bị đẩy đi quá xa khi một số báo cũng đồng lõa với phát ngôn của người đại diện JEBO nhục mạ ông Nguyễn Đức Chung mà thực chất là tấn công làm giảm uy tín của lãnh đạo Hà Nội, mở đường cho những kẻ chống phá đất nước, và những người bất mãn chửi bới, rủa xả chế độ. 

Thật đáng tiếc, trong những bài viết trên mạng xã hội, có cả một số phóng viên báo chí. Không thiếu những bài viết "chửi thẳng" ông Chung, cũng không hiếm những bài viết dạy dỗ ông Chung cách phát ngôn của một chính khách, và cũng không hiếm những bài viết mạ lỵ ông Chung. Ảnh bên là một ví dụ cho thấy Fbker Hải Châu đã nhục mạ ông Nguyễn Đức Chung. 

Và dân mạng đã cho biết Fbker Hải Châu là phóng viên của báo Infornet.

Trên dòng stt của mình, Hải Châu viết:
"Chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã cho thấy trình độ quan trí chẳng khác gì nước sông Tô Lịch".
Rõ ràng, dòng trạng thái này không chỉ nhắm vào ông Nguyễn Đức Chung mà nhắm vào toàn bộ lãnh đạo đảng và nhà nước ta.

Bản chất của Fbker Hải Châu không chỉ lộ rõ khi viết và đăng dòng trạng thái này mà còn ở việc cách anh ta xin lỗi ông Chung sau khi JEBO đăng Thông cáo báo chí khẳng định ông Chung đã phát biểu chính xác và JEBO xin lỗi ông Chủ tịch thành phố Hà Nội. 

Hải Châu chỉ đăng một dòng cho có như sau: 
"JEBO xin lỗi ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội. Tôi cũng xin lỗi và rút lại 2 stt mới đây của tôi có liên quan đến ông".
Lời xin lỗi trên cho thấy mức độ thật lòng của Fbker Hải Châu.

Nhiều người cho rằng, là phóng viên, cho dù có quyền phản biện bằng lý lẽ, lập luận, chứng cứ, thực tế làm cơ sở, nhưng hành động “xúc xiểm mạ lị” của ông phóng viên này, chỉ mỗi lời xin lỗi không khác gì “kiểu phủi trách nhiệm,… quá coi thường nghề nghiệp, thiên chức báo chí mà xã hội đang kỳ vọng”.

Người viết cho rằng, hành vi của FBker Hải Châu là vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nhà báo và cần phải bị xử lý bởi nó xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của một công dân và chắc chắn đã làm giảm niềm tin của người dân vào lãnh đạo thành phố.

Để góp phần ngăn ngừa những vụ việc tương tự, các cơ quan chức năng nên có động thái thích hợp với những trường hợp tương tự. Luật Hình sự, Luật An ninh mạng, Luật Báo chí, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, Quy định về đạo đức nhà báo cũng đã có. Vậy còn chần chừ gì nữa?

Nước sông Tô Lịch bị ô nhiễm cần phải được xử lý, và những não trạng bẩn tưởi cũng cần phải được xử lý trước khi quá muộn.

Sau tuyệt thực đểu, Nguyễn Văn Hóa lại kêu gọi dân biểu Hoa Kỳ bảo trợ

by Đắc Chí

Sau những lần lu loa lên rằng “bị ngược đãi trong trại giam”, “đang tuyệt thực” tỏ ra không mấy hiệu quả, mới đây Nguyễn Văn Hóa và người nhà lại giở chiêu trò mới.

RFA cho biết, thân nhân của Nguyễn Văn Hóa, đối tượng đang phải thụ án 7 năm tù tại trại An Điềm, tỉnh Quảng Nam vừa công khai văn bản gửi cho Dân biểu Alan Lowenthal của Hoa Kỳ nhờ bảo trợ cho tù nhân này.

Vào tối ngày 10/12/2019, bà Nguyễn Thị Huệ, chị của Nguyễn Văn Hóa, cho Đài Á Châu Tự Do biết về thông tin liên quan như sau:

“Hiện tại Hóa đang trong trại giam, mình cũng không biết chuyện gì có thể xảy ra, nên trước mắt mình làm đơn xin này cho Hóa, để có sự an toàn hơn, lo lắng hơn. Nguyện vọng này thì gia đình cũng như em Hóa rất là mong muốn. Mong có tổ chức nước ngoài đứng ra giúp đỡ và bảo trợ cho Hóa trong thời gian còn lại trong trại giam.”

Nhưng kêu gọi là một chuyện, còn có giúp đỡ và bảo trợ được cho Nguyễn Văn Hóa hay không là một chuyện hoàn toàn khác.

Nghị quyết về nguyên tắc “không can thiệp vào công việc nội bộ” đã được Liên Hợp quốc thông qua năm 1965 với “tuyên bố cấm can thiệp vào công việc nội bộ, bảo vệ độc lập, chủ quyền của các quốc gia”. Theo đó, công việc nội bộ của mỗi quốc gia là công việc nằm trong thẩm quyền giải quyết của mỗi quốc gia độc lập xuất phát từ chủ quyền của mình, đó là quyền tối thượng của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình, quyền độc lập trong quan hệ quốc tế…

Hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm nói chung, tội xâm phạm an ninh quốc gia nói riêng ở Việt Nam là do cơ quan tố tụng hình sự tiến hành theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và Bộ luật Hình sự Việt Nam mà không một cá nhân, tổ chức trong nước, ngoài nước hay một quốc gia khác có thể can thiệp.

Vậy, một vị Dân biểu của Hoa Kỳ như là Alan Lowenthal lấy tư cách gì để bảo trợ và giúp đỡ cho một tên tội phạm như Nguyễn Văn Hóa, hay đây là hành động trắng trợn can thiệp nội bộ Việt Nam?.

Đáng chú ý là, trong số những người từng được Dân biểu Alan Lowenthal tuyên bố đứng ra “bảo trợ” đều không thấy bóng dáng dân nghèo hay người có hoàn cảnh khó khăn, mà toàn là người có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam, đã bị tòa án nhân dân xử phạt. Dư luận từng nhiều lần vạch rõ việc Dân biểu Alan Lowenthal nhận “bảo trợ” như vậy chủ yếu vì lá phiếu cử tri. Đáng nói ở đây là trong khi ve vãn kiếm phiếu của cử tri bằng việc đứng ra “bảo trợ” mấy người vi phạm pháp luật Việt Nam, vị dân biểu này thường ra tuyên bố, lời kêu gọi, tổ chức điều trần… để tán dương, ca ngợi hành vi vi phạm pháp luật rồi vu cáo, vu khống Nhà nước Việt Nam, đưa ra đòi hỏi rất phi lý, vô lý, đi ngược nguyên tắc tôn trọng và không can thiệp công việc nội bộ của Việt Nam.

Nguyễn Văn Hóa là ai?

Nguyễn Văn Hóa sinh năm 1995, trú tại xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Văn Hóa bị bắt vào ngày 11/1/2017, sau đó bị Tòa án tuyên phạt 7 năm tù giam về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Theo cáo trạng: “từ năm 2013, Nguyễn Văn Hóa đã lập trang Facebook “Nguyễn Văn Hóa (Maria Luygonjaga) để chia sẻ, phát tán các bài viết, video, hình ảnh có nội dung kích động, xuyên tạc sự thật, tuyên truyền các luận điệu phản động, trái với đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Mục đích nhằm kích động người dân tụ tập biểu tình sau sự cố môi trường biển và tình hình lũ lụt trên địa bàn Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

Từ năm 2014 đến tháng 1/2015, Nguyễn Văn Hóa đã sử dụng blog “Luoishoa” để đăng tải, phát tán các tài liệu có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền, phao tin, bịa đặt gây hoang mang trong quần chúng.

Nội dung các tài liệu này Nguyễn Văn Hóa copy, phát tán lại các bài viết của đối tượng thù địch khác; một số hình ảnh, tài liệu, video do đối tượng tự viết, tự quay phim, chụp ảnh hoặc biên tập lại với bút danh “Con kiến con” và gửi ra cho các báo, đài nước ngoài để tiếp tục phát tán.”

Hiện Nguyễn Văn Hóa đang chấp hành án phạt tù tại trại giam An Điềm, tỉnh Quảng Nam.

TS. Nguyễn Hồng Vũ: VỤ CẮT ĐÔI QUE THỬ VÀ TRỘN MÁU Ở BỆNH VIỆN XANH PÔN

TS. Nguyễn Hồng Vũ

Xì-căng-đan lừa đảo của bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội trong quá trình làm kiểm nghiệm HIV và viêm gan B (HBV) đang làm bà con từ tức giận chuyển sang lo lắng… tức giận vì hành động sai trái ăn xén, ăn bớt vật liệu kiểm nghiệm và lo lắng vì các kết quả âm tính kia có tin tưởng được hay không và sẽ ảnh hưởng như thế nào…

Bài viết hôm nay của mình sẽ giải thích rõ cơ chế của các kiểm nghiệm đó và đánh giá các việc làm sai trái trên ảnh hưởng như thế nào đến kết quả thực tế.

Có 2 điểm sai được nhấn mạnh trong xì-căng-đan này là

👉 Xét nghiệm sử dụng phương pháp “que thử” và que bị cắt làm đôi.

👉 Xét nghiệm sử dụng phương pháp “Elisa” và trộn 4 mẫu máu của 4 người để thử 1 lần.

Trước hết chúng ta nên hiểu tổng quát cơ chế của cả 2 phương pháp trên là phát hiện “kháng nguyên” của virus HIV hoặc virus HBV có trong máu người bệnh bằng các “kháng thể” tương ứng được gắn sẵn trên “que thử” hoặc “đĩa xét nghiệm Elisa”. Kết quả phát hiện các virus trong máu người bệnh dựa trên sự bám của “kháng nguyên” vào “kháng thể” trong các xét nghiệm.

1️⃣ Trước hết mình nói về phương pháp “que thử” (cơ chế cũng giống như que thử thai) như sau:

- Mẫu thử sẽ được nhỏ lên vị trí màu vàng bên tay trái (hình trên cùng, bên trái), mẫu thử này sẽ thấm dần qua bên phải theo lực mao dẫn (có thể có sự hỗ trợ của một số loại dung dịch đệm để mẫu chạy tốt hơn).

- Khi mẫu qua khu vực có chứa kháng thể thứ 1 (màu đỏ) nếu trong dịch của bệnh nhân có chứa kháng nguyên virus thì kháng nguyên này sẽ bám vào kháng thể thứ 1 và phức hợp kháng nguyên-kháng thể này sẽ bám tiếp vào kháng thể thứ 2 tại vạch thử nghiệm “test line”.

- Ngoài ra, vì lượng kháng thể 1 ở vùng màu đỏ đã được nhà sản xuất tính toán và cho nhiều hơn số lượng kháng nguyên có thể có trong dung dịch thử nên sẽ có một số lượng kháng thể thứ 1 trôi một mình (không có kháng nguyên) và bám vào kháng thể khác ở vạch đối chứng “control line”.

- Trên kháng thể 1 thường đã được gắn sẵn với một enzyme có khả năng làm chuyển màu hóa chất được để sẵn ở vạch thử “test line” và vạch đối chứng “control line” khi kháng thể này được cố định tại vị trí vạch đó trong một khoảng thời gian (thường là 10-15 phút).

- Theo nguyên tắc thì vạch đối chứng "control line" phải nhìn thấy được” thì chứng tỏ điều kiện thử nghiệm ok, kết quả ở vạch thử "test line" mới tin tưởng.

Quay lại xì-căng-đan ở Xanh Pôn thì tất nhiên là việc đọc 1 que thử nguyên vẹn vẫn dễ dàng và rõ ràng hơn việc đọc 1 que thử bị cắt làm đôi vì kích thước của các vạch sẽ to hơn và rõ ràng hơn. Khi cắt que thử làm đôi, kỹ thuật viên chỉ đọc sai kết quả khi họ không thấy “vạch đối chứng” (control line) mà vẫn đọc kết quả (điều này khó xảy ra) hoặc “mắt kém” không nhìn được vạch nhỏ có kích thước phân nữa vạch bình thường (xác xuất này cũng nhỏ). Tuy giải thích này có thể làm các bạn bớt lo về xác xuất kết quả sai trong xét nghiệm que thử bị cắt đôi nhưng cũng không thể là lời bào chữa cho xì-căng-đan này vì bệnh nhân đã trả đủ tiền để làm một xét nghiệm “đúng tiêu chuẩn” nhưng các kỹ thuật viên lại tự ý hạ tiêu chuẩn này xuống! Việc này giống như 1 người trả tiền để ở khách sạn 5 sao nhưng lại được cho vào nhà trọ lụp xụp! Chuyện này vẫn phải nên được xem là lừa đảo và cần được trừng trị bởi pháp luật.

2️⃣ Nói tiếp sang chuyện xét nghiệm thứ 2 sử dụng phương pháp “Elisa”. Trong trường hợp này kháng thể được phủ đều trên bề mặt của từng giếng thí nghiệm trong đĩa (mỗi đĩa có 96 giếng).

- Khi bỏ mẫu thử nghiệm của bệnh nhân vào nếu có càng nhiều kháng nguyên virus bám lên kháng thể trên đĩa thì khi đến giai đoạn cuối của quá trình giếng thí nghiệm đó sẽ chuyển màu vàng càng đậm.

- Độ vàng đậm của giếng thí nghiệm sẽ được đọc bằng máy để ra những con số cụ thể và sẽ dựa trên các “con số chuẩn” để biết được mẫu đó là dương tính (có virus) hay âm tính (không có virus).

Do vậy, việc trộn 4 mẫu máu của 4 bệnh nhân để làm 1 xét nghiệm là một sai lầm nghiêm trọng vì sẽ làm mẫu máu của mỗi bệnh nhân bị pha loãng đi 4 lần. Nếu cả 4 người đều dương tính thì lượng kháng nguyên virus trong mẫu hỗn hợp còn dễ thấy được nhưng nếu chỉ 1 người dương tính trong 4 người thì tín hiệu sẽ rất thấp và dễ xảy ra hiện tượng “âm tính giả” (nhiễm bệnh nhưng xét nghiệm không ra!). Với sai lầm nghiêm trọng này mình nghĩ cách tốt nhất là bệnh viện nên sắp xếp kiểm tra lại cho tất cả những người đã nhận kết quả âm tính từ các xét nghiệm Elisa có tính chất "lừa đảo" này!

Nói chung, mỗi loại xét nghiệm lâm sàng hiện nay thường được thực hiện bằng những bộ kít mua từ các công ty nổi tiếng và có uy tín trên thế giới. Các công ty này để ra được các sản phẩm thương mại hóa và có độ tin cậy trên toàn thế giới họ đã phải chuẩn tất cả các thông số và các bước trong quá trình làm rất cẩn thận. Họ luôn đề nghị người sử dụng không được thay đổi quy trình (nhất là trên người) để ra được kết quả chính xác. Do vậy, việc tự ý thay đổi những bước trong xét nghiệm của phòng xét nghiệm bệnh viện Xanh Pôn khi người bệnh nhân đã đóng đủ tiền để được xét nghiệm "đúng tiêu chuẩn" là hành động không thể chấp nhận được, có khả năng đem lại những nguy cơ khôn lường với những trường hợp “âm tính giả”!

Các bạn đã từng nghe câu nói “Ðã SIDA còn xông pha đi hiến máu” thì các bạn có thể hình dung được hậu quả của những việc lừa đảo y tế như thế này rồi đó!

TS. Nguyễn Hồng Vũ,
Viện Nghiên cứu ung thư, City of Hope, California, USA
Cố vấn khoa học Ruy Băng Tím

Tài liệu tham khảo:





BOSTERBIO.COM
ELISA Fundamental Principle, How ELISA Works - Immunoassays | Boster

Quảng Bình: CHÁNH ÁN QUAN HỆ TÌNH DỤC VỚI KẾ TOÁN NGAY TẠI PHÒNG LÀM VIỆC

Cuteo@

Quả này ông Xướng lại khổ rồi.

Chánh án Tòa án nhân dân huyện Minh Hóa đang quan hệ tình dục với nữ kế toán cơ quan tại phòng làm việc, thì bị một người phát hiện và quay clip.

Ngày 10/12, Huyện ủy huyện Minh Hóa, xác nhận Tỉnh ủy Quảng Bình vừa có thông báo cách hết các chức vụ về mặt Đảng đối với ông Đinh Lâm Xướng - Huyện ủy viên, Chánh án TAND huyện Minh Hóa vì vi phạm kỷ luật. Các chức vụ bị cách gồm Huyện ủy viên, Bí thư chi bộ Tòa án nhân dân huyện.

Sau khi cắt hết chức vụ trong Đảng, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình cũng đang hoàn tất các quy trình để gửi Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra các quyết định cách chức chánh án Tòa án nhân dân huyện về mặt chính quyền đối với ông Đinh Lâm Xướng. 

Trước đó, ông Đoàn Ngọc Lâm - Bí thư Huyện ủy Minh Hóa nhận được 1 video tố cáo ông Xướng đang quan hệ bất chính với một nữ kế toán của TAND huyện Minh Hóa ngay tại phòng làm việc của ông Xướng trong giờ hành chính. 

Huyện ủy Minh Hóa đã tiến hành xác minh và giám định đó là hình ảnh không cắt ghép chỉnh sửa. Bước đầu, ông Xướng và nữ kế toán đã thừa nhận sự việc. Ông Xướng đổ lỗi là do say rượu, không làm chủ được bản thân.

164 DU HỌC SINH VIỆT NAM "BIẾN MẤT" Ở HÀN QUỐC


Cơ quan nhập cư Hàn Quốc đang điều tra vụ 164 sinh viên Việt Nam học ngoại ngữ tại Viện Ngôn ngữ Hàn Quốc, Đại học Quốc gia Incheon, bất ngờ biến mất.

Theo SBS, 164 trong tổng số 1.900 sinh viên Việt Nam theo học tại Viện Ngôn ngữ Hàn Quốc của trường Đại học Quốc gia Incheon đang mất tích.

Sau khi đến Hàn Quốc cho khóa học ngoại ngữ ngắn hạn vào đầu năm 2019, các sinh viên biến mất chỉ sau 3-4 tháng theo học. 

Trường thông báo với cơ quan chức năng Hàn Quốc về vụ việc vào ngày 10/12. Họ cho biết 164 du học sinh Việt Nam mất tích đã 15 ngày qua, theo Korea Times. 

Các du học sinh Việt Nam đăng ký khóa đào tạo ngôn ngữ Hàn Quốc bắt đầu từ tháng 8. Cảnh sát nghi ngờ những du học sinh trên đã bỏ trốn, với hy vọng tìm được việc làm chỉ sau một thời gian ngắn học tiếng Hàn.

Nhiều sinh viên Việt Nam "mất tích" bí ẩn khi theo học tiếng Hàn tại Đại học Quốc gia Incheon. Ảnh: Yonhap.

Một đoàn công tác liên ngành, với sự tham gia của Bộ Tư pháp và Bộ Giáo dục Hàn Quốc, ngày 10/12 tiến hành đánh giá lại hệ thống đào tạo của trường và quản lý sinh viên nước ngoài, theo SBS. Chủ tịch trường đại học, Cho Dong Sung, cũng có cuộc làm việc với nhân viên quản lý trung tâm đào tạo ngôn ngữ.

Số du học sinh Việt Nam đăng ký khóa học ngôn ngữ ngắn hạn tại Đại học Quốc gia Incheon năm 2017 chỉ có 43 người, sang năm 2018 nhảy vọt lên 951 người còn năm nay là gần 1.900 người, theo trang Hankyung.

Mỗi lần tuyển sinh của Viện Ngôn ngữ Hàn Quốc thuộc Đại học Quốc gia Incheon cách nhau chỉ 3 tháng, mỗi năm tổ chức 4 học kỳ. Du học sinh nước ngoài chịu mức học phí 1,2 triệu won/học kỳ và 4,8 triệu won cho một năm học.

Số lượng du học sinh tăng đột biến nhưng trường Incheon không đầu tư thêm cho nhân sự quản lý khiến việc giám sát lưu trú học sinh nước ngoài trở nên lỏng lẻo.

Theo Hankyung, chỉ có 2 nhân sự cấp cao của trường đại học chịu trách nhiệm chăm sóc và đảm bảo gần 2.000 du học sinh theo học đầy đủ mỗi học kỳ. Đơn vị đối tác tập hợp du học sinh tại Việt Nam và gửi họ đến các trường ở Hàn Quốc sẽ chịu trách nhiệm sắp xếp cho du học sinh ở gần trường.

Hiện nay, phần lớn du học sinh ngoại ngữ người Việt Nam đang sống ở các địa điểm bên ngoài trường, khiến họ dễ bị dụ dỗ bỏ học hoặc ở lại làm việc trái phép. Tháng 11, một du học sinh trao đổi ngoại ngữ người Việt đã bị phát hiện làm việc trong quán rượu sau giờ học. Người này buộc phải chấm dứt khóa học và về nước.

Theo Bộ Tư pháp Hàn Quốc, số lượng du học sinh nước ngoài cố tình bỏ trốn, ở lại quá thời hạn dành cho thị thực trao đổi ngôn ngữ D-4 đã tăng gấp 3 lần trong 3 năm qua, từ 4.294 trường hợp được ghi lại vào năm 2015 tới 12.526 trường hợp trong năm 2018. Có tới 70% số lượng người nhập cư trái phép vào Hàn Quốc qua chương trình thị thực D-4 (đào tạo ngôn ngữ) là đến từ Việt Nam.

Trước tình trạng đó, kể từ tháng 3, du học sinh Việt Nam đến nước này học tập theo các chương trình trao đổi ngôn ngữ ở bậc đại học sẽ phải đối mặt với các yêu cầu khắt khe hơn về tài chính. Hồi tháng 4, Bộ Giáo dục Hàn Quốc đã gửi thư cho các trường đại học trên toàn quốc, yêu cầu siết chặt việc quản lý du học sinh. Nhóm được lưu ý là du học sinh Việt Nam.

https://news.zing.vn/164-du-hoc-sinh-viet-nam-bat-ngo-bien-mat-o-han-quoc-post1023645.html