Thứ Tư, 26 tháng 2, 2020

Ban về vụ tự ý xây cầu ở Long An


Sau khi tay phóng viên báo Làng Mới Trương Châu Hữu Danh phát clip "Dân tự xây cầu bị phạt 40 triệu" thì ngay sau đó báo Pháp Luật TPHCM đã có bài "Tự ý xây cầu, bị phạt 40 triệu đồng". Vào năm ngoái, báo Thanh Niên cũng có bài: "Long An: Bắc cầu vào 'ốc đảo', bị phạt 40 triệu đồng, buộc đập bỏ ".

Lạ là, cơ quan chức năng, chính quyền xã, huyện đều đã giải thích rằng người xây cầu sai và xã huyện đã không thể làm khác, nhưng hình như các báo đều lờ đi chi tiết này, thay vào đó chỉ phản ánh một chiều kiểu thương vay khóc mướn. Còn mục đích thực sự đằng sau đó là gì thì ai cũng biết.

Ngắn gọn thế này, anh Thiện ở ấp Vĩnh Thạnh, xã Phước Vĩnh Đông, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An tự ý làm một chiếc cầu dài 40m, rộng 0,8m với 20 trụ bê tông cốt thép được bắc chéo qua kênh Bào Sình đến đường Nguyễn Thị Nga. Khu đất mà anh Thiện sử dụng là đất trồng lúa thuộc thửa đất số 62, tờ bản đồ số 04. Căn cứ vào điểm b, khoản 5, Điều 17 Nghị định số 104/2017/NĐ-CP, ngày 14/9/2017 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, anh Thiện bị phạt 40 triệu đồng.

Vụ này, chính quyền huyện Cần Giuộc bị chửi sấp mặt. Các anh chị kéo đàn kéo lũ vào chửi, rằng sao chính quyền ác thế, người dân đã tự bỏ tiền ra xây dựng cầu sao lại bị phạt rồi bắt đập đi. Nhiều anh ẳng lên rằng, chính quyền vô cảm. Có anh còn nói, thay vì phạt hãy giúp dân xây cầu...

Tôi không nghĩ các anh chị chửi đúng. Chuyện cho tồn tại hay không tồn tại ta không bàn. Nhưng chuyện phạt 40 triệu là đúng, quá đúng. Mọi hành vi vô pháp vô thiên cần phải bị xử lý theo luật.

Tôi biết anh Thiện không ngu. Anh biết rõ đất anh đang cư trú là đất nông nghiệp, không được xây dựng nhà ở hay công trình kiên cố và nếu bán trao tay, giá sẽ cực bèo. Nhưng nếu anh hợp thức nó thành đất thổ cư hoặc ít nhất có con đường bê tông đủ lớn dẫn vào thì giá lên vèo vèo. Việc xây cầu chính là bước đầu tiên để anh hợp thức hóa từ đất ruộng sang đất thổ cư. Chả thế thay vì xin phép chính quyền bắc cầu khỉ đi tạm thì anh làm ngay quả cầu bê tông cốt thép cực kỳ kiên cố. 

Chiếc cầu này nếu hoàn thiện sẽ là đường của anh bất chấp việc nó được bắc qua ruộng và các công trình thủy lợi của địa phương. Con đường đó sẽ rộng tầm 1m6 vì anh sẽ gác tấm đan lên trên cái gọi là cây cầu kia để biến cây cầu trở thành con đường bê tông vĩnh cửu. Có đường bê tông nối với mặt đường lớn thì ruộng của anh sẽ bán trong chưa đầy một nốt nhạc.

Anh Thiện xaolon vừa thôi. Anh nói hàng xóm đã mua đất về đó và rào lối đi, do vậy nhà anh không có đường đi, nhưng UBND xã Phước Vĩnh Đông nói không có chuyện đó. Họ đã kiểm tra và thấy rằng, anh vẫn có thể đi lối đi chung mà không cần phải bay như chim hay bơi như cá.

Nhìn hình ảnh các báo thi nhau đăng lại thì chiếc cầu của anh được bắc cheo chéo (tốn lắm) qua con kênh (là công trình thủy lợi có nguồn vốn của Nhà nước) thay vì bắc ngang (rẻ hơn) là tôi biết lòng tham của anh không chỉ là thửa ruộng anh đang ở mà còn ở chỗ cây cầu đi qua. Một khi bê tông đã được cắm xuống thì không ai có thể vào đó mà ở. Phần còn lại hẳn các anh chị đã hình dung được.

Quý anh tên Thiện biết rõ cây cầu sẽ ảnh hưởng lớn tới công trình thủy lợi của toàn dân nhưng anh cứ làm để tạo "sự đã rồi", đẩy chính quyền vào thế khó đỡ. Cách này anh em lấn chiếm đất ngoài Bắc hay dùng.

Chị Thảo Chủ tịch xã đã nói, anh xây dựng công trình cầu dân sinh khi chưa có sự chấp thuận của chính quyền và ngành chức năng. Anh làm gần xong thì mới xin phép đó là thủ đoạn để qua mặt dư luận. Rõ ràng anh không coi chính quyền ra gì. Anh đừng lôi cái nghèo ra để biện minh cho hành vi vô pháp vô thiên của mình.

Chính quyền vì lợi ích của số đông bằng cách áp dụng pháp luật buộc anh phải tháo dỡ, trả lại nguyên trạng là đúng.

Khuyên anh em quan lại địa phương hãy sắt máu với quân ăn cướp và lũ vô pháp vô thiên. Hãy bản lĩnh, đừng chùn tay. Nếu mềm mỏng trong vụ này tôi tin sẽ có hàng trăm gia đình khác áp dụng con bài này đẩy giá đất lên cao và nguy cơ mất đất nông nghiệp là rõ ràng.

Nếu chùn tay vì một anh Thiện sẽ ngay lập tức tạo ra sự bất bình đẳng xã hội và sẽ có hàng trăm anh Thiện khác làm điều tương tự.

Tôi mời các anh chị phân tích luật xem UBND xã làm đúng hay sai. Quy định về vấn đề này có: Luật đất đai 2013; Nghị định 102/2014/NĐ-CP; Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 và Nghị định 46/2016/NĐ-CP.

Giờ tôi hỏi:

- Chiếm đất công làm đường kiên cố là đúng hay sai?

- Làm đường khi chưa được cấp phép đúng hay sai?

- Cứ cố tình làm khi đã được yêu cầu ngừng thi công là sai hay đúng?

- Không chấp hành mệnh lệnh hành chính của anh em quan lại và cản trở người thi hành công vụ đúng hay sai?

- Làm đường lấp đi mương nước thủy lợi thì sai hay đúng?

- Làm đường để tạo sự đã rồi, phá nát quy hoạch tổng thể của cả huyện thì đúng hay sai?

He he, hỏi tức đã trả lời.

Tôi cá, không phải tự nhiên thằng phóng viên báo Làng Mới bất chấp sự thật, viết bài bố láo, kích động dân chúng, miệt thị anh em quan lại, hạ uy tín của chế độ đâu.

Trương Duy Nhất sắp hầu tòa về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ"


Thật lạ, có những kẻ to mồm hô hào chống tham nhũng, thậm chí khoác áo tham nhũng để chống chế độ thì lại là những tên tội phạm tham nhũng, tội phạm kinh tế. Trong số đó, Trương Duy Nhất là một ví dụ. Trương Duy Nhất cũng là một điển hình trong việc lợi dụng danh nghĩa báo chí để trục lợi đồng thời cũng là một điển hình trong việc lợi dụng báo chí chống chế độ. Khi bị phát hiện thì tìm cách trốn ra nước ngoài.

Sắp tới. Tòa án nhân dân TP Hà Nội sẽ đưa vụ việc ra xét xử Trương Duy Nhất (nguyên Trưởng văn phòng Trung Trung Bộ, báo Đại Đoàn Kết) về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo Khoản 3, Điều 356 BLHS với khung hình phạt tù từ 10 – 15 năm.

Khi còn đang là Trưởng Văn phòng đại diện báo Đại Đoàn Kết tại Đà Nẵng, Trương Duy Nhất đã lợi dụng danh nghĩa xin trụ sở làm văn phòng đại diện cho cơ quan tại TP Đà Nẵng để được mua nhà đất giá rẻ. Tuy nhiên Trương Duy Nhất đã bán nhà đất trên cho Phan Văn Anh Vũ để hưởng lợi, Cơ quan CSĐT xác định tại thời điểm phát hiện tội phạm, Trương Duy Nhất đã gây thiệt hại cho nhà nước trên 13 tỉ đồng.

VKSND tối cao đã nhận được Kết luận Điều tra số 61/KLĐT của Cơ quan CSĐT Bộ Công an để xem xét truy tố bị can Trương Duy Nhất về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, quy định tại Khoản 2 Điều 356 Bộ Luật Hình sự năm 2015.

Cáo trạng cho thấy, lợi dụng chủ trương của UBND TP Đà Nẵng trong việc tạo điều kiện bán nhà, đất công sản cho các đơn vị sự nghiệp công lập đóng trên địa bàn thành phố làm trụ sở và nhiệm vụ được Ban Biên tập Báo Đại Đoàn Kết giao, bị can Trương Duy Nhất đã lợi dụng danh nghĩa xin trụ sở cho Báo Đại Đoàn Kết, ký 4 văn bản gửi UBND TP Đà Nẵng đề nghị được mua một căn nhà tại khu vực trung tâm thành phố theo diện công sản, không tính hệ số sinh lợi để Báo làm trụ sở Văn phòng đại diện.

UBND TP Đà Nẵng đã ra quyết định bán cho Văn phòng đại diện Báo Đại Đoàn Kết nhà, đất công sản số 82 (68 cũ) Trần Quốc Toản, phường Hải Châu I, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.

Sau khi nhận được quyết định của UBND TP Đà Nẵng, Trương Duy Nhất đã cho Phan Văn Anh Vũ (Giám đốc Công ty Xây dựng 79) thay Báo Đại Đoàn Kết nộp tiền vào ngân sách Nhà nước và ký hợp đồng nguyên tắc, theo đó sẽ sang tên nhà, đất trên cho Công ty Xây dựng 79 bằng giá mua của Nhà nước

Ngày 23/11/2004, bị can Trương Duy Nhất đã ký hợp đồng chuyển nhượng nhà, đất trên cho Công ty Xây dựng 79, gây thiệt hại 301.150.000 đồng cho ngân sách Nhà nước tại thời điểm năm 2004.

Căn cứ vào kết luận của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự Trung ương, khu đất số 82 Trần Quốc Toản có giá hơn 13,8 tỷ đồng. Từ đó, cơ quan truy tố cho rằng, hành vi của Trương Duy Nhất đã gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 13,1 tỷ đồng (13,8 trừ hơn 674 triệu đồng).

Nói thêm, kết luận điều tra của cơ quan công an cũng khẳng định, hành vi phạm tội của Trương Duy Nhất đã gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước là 301.150.080 đồng tại thời điểm tháng 7/2004 và là 13.128.828.600 đồng tại thời điểm phát hiện tội phạm (ngày 17/4/2018).

Trong một diễn biến có liên quan khác, cơ quan CSĐT Bộ Công an cho rằng hành vi của các ông Lê Quang Trang, nguyên Tổng Biên tập và ông Bùi Thượng Toản, nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Đại Đoàn Kết đã có dấu hiệu phạm tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại khoản 1 Điều 360 Bộ luật Hình sự năm 2015, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền 301.150.080 đồng. Tuy nhiên, căn cứ khoản 1 Điều 9 và khoản 2 Điều 27 Bộ Luật Hình sự, thì hành vi của các ông Lê Quang Trang và Bùi Thượng Toản đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, vì vậy, Cơ quan CSĐT Bộ Công an không đặt vấn đề xem xét trách nhiệm hình sự đối với ông Lê Quang Trang và Bùi Thượng Toản.

Lâu nay, nhiều anh chị giới dân chủ cuội vẫn lớn tiếng bênh vực Trương Duy Nhất, thậm chí bốc thơm Trương Duy Nhất là anh hùng báo chí chống tham nhũng. Hóa ra các anh chị đã PR cho một tên tội phạm kinh tế chính hiệu.

Nổ lớn làm rung chuyển nhà máy lọc dầu ở Mỹ

Vụ cháy nổ xảy ra trong đêm làm rung chuyển nhà máy lọc dầu được cho là lớn nhất ở Bờ Tây nước Mỹ.

Fox News đưa tin, ít nhất 2 vụ nổ làm rung chuyển nhà máy lọc dầu ở bang Califonia, Mỹ vào đêm 25/2 (giờ địa phương) làm bùng lên ngọn lửa khổng lồ có thể nhìn thấy cách đó hàng dặm theo

Hình ảnh chụp từ trực thăng SkyFOX của FOX 11 Los Angeles cho thấy 2 vụ nổ kèm hỏa hoạn tại nhà máy lọc dầu Marathon Refinery Carson, khoảng 19 dặm về phía Nam trung tâm Los Angeles.

Vụ cháy nổ xảy ra tại nhà máy lọc dầu được cho là lớn nhất ở Bờ Tây nước Mỹ. (Ảnh: FOX News)

Theo Sở cứu hỏa quận Los Angeles, ngọn lửa bắt đầu vào khoảng 22h50 ngày 25/2. Tiếng nổ lớn vang lên kéo theo đám cháy tại nhà máy lọc dầu. Vụ nổ làm sáng rực bầu trời đêm ở thành phố Carson, quận Los Angeles.

Đường cao tốc 405 gần đó tạm thời được phong tỏa ở cả hai hướng nhưng sau đó đã được mở lại, - Fox News cho biết.

Đại diện Sở cứu hỏa cho biết đám cháy đang được kiểm soát. Hiện chưa có thông tin về nguyên nhân của vụ cháy, cũng như thiệt hại về người.

Cơ sở này được công ty mô tả trên trang web của mình là “nhà máy lọc dầu lớn nhất ở Bờ Tây nước Mỹ, với công suất dầu thô 363 nghìn thùng mỗi ngày”.

Giới chức y tế hiện đang theo dõi chất lượng không khí trong khu vực và chưa tìm thấy sản phẩm độc hại nào phát ra từ cơ sở này.

Theo dõi thông tin dịch cúm virus corona phát trên các bản tin của kênh VTC1, VTC14, VTC16, ứng dụng VTC Now và liên tục cập nhật trên VTC News.

VĂN ĐỨC (Nguồn: FOX News)

Khoác áo Linh mục, sao làm điều phản dân hại nước?

Với bổn phận của mình, linh mục có trách nhiệm giáo dục đức tin, giảng lời Chúa gắn liền với các mục vụ theo quy định của giáo hội, hướng con chiên của mình sống “tốt đời, đẹp đạo”, “phúc âm trong lòng dân tộc”.

Không làm theo những điều như vậy, trong nhiều năm qua, linh mục Đặng Hữu Nam liên tục có nhiều hoạt động tuyên truyền xuyên tạc, chống phá, kích động giáo dân gây mất an ninh trật tự, đi ngược lại lợi ích dân tộc.

Những hành vi xuyên tạc, chống phá

Luôn dựa vào những sự kiện, linh mục Đặng Hữu Nam triệt để lợi dụng xuyên tạc, chống phá chế độ, chính quyền nhân dân. Lợi dụng vào tình hình dịch bệnh COVID-19, tối 7-2-2020, tại nhà thờ giáo xứ Mỹ Khánh (Yên Thành, Nghệ An), linh mục Đặng Hữu Nam đã giảng lễ, tuyên truyền xuyên tạc đại dịch Corona, sau đó tung lên mạng xã hội. Thay vì đề cập tới đại dịch bằng tình hình thực tế, con số thống kê, cách phòng ngừa và ứng phó với đại dịch thì linh mục lại chĩa mũi nhọn để tấn công chế độ, chống lại nhà nước Việt Nam. 

Linh mục Nam cho rằng: “Nguồn gốc của bệnh dịch Corona xuất phát từ Tàu Cộng, dịch bệnh làm chết người còn Đảng Cộng sản thì giết người, nhà cầm quyền bưng bít thông tin. Chính quyền Việt Nam bắt bớ người đã tung thông tin bệnh dịch để bưng bít thông tin. Nhà cầm quyền Cộng sản độc tài Việt Nam đã bỏ tù, đấu tố, khủng bố, truy tố và tiêu diệt các nhà yêu nước chỉ vì họ muốn xây dựng đất nước sánh vai các cường quốc”!?

Bất chấp Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã giải thích tên gọi chính thức dịch bệnh là "COVID-19" viết tắt các từ tiếng Anh: “Dịch bệnh virus Corona 2019” để không kỳ thị trong tên gọi, thì linh mục Nam lại viện dẫn xuyên tạc “COVID – 2019” là “China Oiginated Virus In December – 2019”, tạm dịch: “Trung Quốc khởi phát virus vào tháng 12 năm 2019”.

Lợi dụng dịch bệnh COVID-19 để xuyên tạc, nói xấu chế độ, chính quyền, linh mục này đã đăng bài viết bịa đặt ra chuyện Nhà nước bắt những du học sinh Việt Nam đang ở vùng dịch Vũ Hán phải nộp số tiền 1.000 USD để có một suất được di tản về nước. Ông Nam so sánh: “Các nước như Anh, Pháp, Mỹ cho chuyên cơ đến chở du học sinh về nước miễn phí. Trường hợp Việt Nam, mỗi học sinh phải tự túc phí chuyên cơ và phí trung chuyển từ nhà ra sân bay. Vì vậy chỉ có một số ít du học sinh con nhà có điều kiện và quyền lực là được về nước. Số còn lại vẫn đang còn bị kẹt tại thành phố Vũ Hán, nơi được coi là thành phố chết chóc đau thương bởi dịch virus Corona”.

Đang trong thời điểm đại dịch, Đảng, Nhà nước chỉ đạo quyết liệt, hệ thống chính trị vào cuộc với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, khẩn trương, quyết tâm cao nhất, tuy nhiên không hoang mang, bi quan, dao động. Đi ngược lại tinh thần đó, linh mục Nam lại dùng nhiều bài viết tung lên mạng như: “Vĩnh Phúc “toang thật rồi”, “Vĩnh Phúc hoả tốc xin chi viện”, “Virus Đảng nguy hiểm hơn virus Corona”… tạo sự giật gân, thu hút sự chú ý, gây hoang mang, dao động đối với người dân, xuyên tạc nhà nước, chế độ…

Trên thực tế không chỉ đưa công dân Trung Quốc về nước, kịp thời bảo hộ công dân, cơ quan chức năng Việt Nam còn tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ tâm dịch Vũ Hán trở về, kiểm tra, theo dõi sát tình hình sức khoẻ, cách li theo quy định, chăm sóc nhiệt tình, chu đáo. Bên cạnh đó, công tác phòng, chống dịch bệnh của Việt Nam được quốc tế ghi nhận, đánh giá cao và đạt được kết quả rất tốt như đại diện WHO tại Việt Nam khẳng định.

Với diễn biến khó lường của đại dịch, đáng lẽ linh mục Đặng Hữu Nam phải cùng với giáo phận hướng dẫn giáo dân (nhất là sau khi Tòa Giám mục Giáo phận Vinh có thông báo về đại dịch và những lưu ý trong quá trình mục vụ gửi các cha, tu sỹ và bà con giáo dân Giáo phận) có những giải pháp thực tế, từ nâng cao nhận thức đến hoạt động cụ thể phòng dịch. Tuy nhiên, đi ngược lại tinh thần đó, linh mục Đặng Hữu Nam triệt để lợi dụng đại dịch như một cái cớ để xuyên tạc, công kích, đả phá Đảng, Nhà nước và chế độ.

Nhận diện bản chất

Ông Đặng Hữu Nam sinh năm 1976 tại Đô Thành, Yên Thành, Nghệ An, được phong linh mục năm 2008. Trong quá trình hoạt động luôn thể hiện tư tưởng chống đối, kích động nhiều phần tử gây mất an ninh trật tự địa bàn.

Điển hình, ngày 26/9/2016, linh mục Đặng Hữu Nam tổ chức trên 500 giáo dân thuộc giáo xứ Phú Yên, xã An Hòa (Quỳnh Lưu, Nghệ An) và giáo xứ Song Ngọc, Mành Sơn lân cận… kéo đến TAND huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh để gửi đơn kiện Công ty Formosa, gây mất an ninh trật tự. Ngày 3-10-2016, linh mục này cho rằng chính quyền gây khó dễ trong việc xác nhận thủ tục nộp đơn kiện Công ty Formosa nên đã đánh kẻng nhà thờ và mở loa kêu gọi giáo dân kéo lên trụ sở UBND xã An Hòa; một số đối tượng quá khích đã hành hung nhiều công chức xã.

Linh mục Nam còn có những hành động xúi giục một số giáo dân chống đối lại các chủ trương, chính sách và hoạt động của địa phương. Chỉ đạo cho những người trúng thầu 55 lô đất ở thôn Tân An, xã An Hòa không nạp số tiền đất còn lại, mục đích nhằm gây sức ép với chính quyền các cấp. Ngày 14-8-2016, một số công dân đã tự ý tháo dỡ 5,5m phía trước và 5,5m phía sau tường bao, phá hoại bờ rào, chiếm đất nhà văn hóa thôn Tân An, xã An Hòa.

Ngày 15-8-2016, tổ công tác huyện và UBND xã An Hòa tổ chức kiểm tra hiện trường, phục vụ cho công tác điều tra, xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, Nhà thờ giáo xứ Phú Yên rung chuông, tập hợp khoảng 20 nam thanh niên kéo ra ngăn cản không cho tổ công tác thi hành nhiệm vụ, một số đối tượng quá khích đã đuổi theo đánh đập công chức địa chính - xây dựng UBND xã An Hòa phải nằm viện.

Từ đầu năm 2017 đến nay, nhiều lần linh mục Đặng Hữu Nam kích động, lôi kéo bà con giáo dân xuống đường, lấy cớ tuần hành phản đối Công ty Formosa, phản đối trạm thu phí BOT Vinh gây ách tắc quốc lộ 1A. Khi cơ quan chức năng đến giải thích động viên, nhiều đối tượng bị kích động đã ném đá, đập phá, làm hư hỏng nhiều xe ôtô, tài sản của Nhà nước, hành hung làm bị thương nhiều cán bộ thực thi công vụ.Ngày 26-10-2019, tại giáo xứ Mỹ Khánh, lấy cớ cầu nguyện cho 39 người Việt tử nạn trong container tại Anh, linh mục này đã tung lên mạng xã hội vu cáo chế độ tước đoạt nhân quyền, tiêu diệt tôn giáo, đàn áp, đấu tố, bắt bớ, bỏ tù, thủ tiêu những người đấu tranh cho dân chủ nhân quyền, bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ; quy kết chế độ biến 90 triệu con rồng cháu tiên anh dũng thành những con người nhu nhược, vô cảm, độc ác và man rợ...

Những hành động xuyên tạc, vu cáo, kích động, chống đối của linh mục Đặng Hữu Nam đi ngược lại lợi ích của nhân dân, gây mất an ninh trật tự trên địa bàn.

Hãy làm đúng bổn phận công dân, linh mục

Nói về đạo đức của giáo hội, Max Weber cho rằng: “Cách duy nhất để có một cuộc sống đẹp lòng Thiên Chúa không phải là vượt lên trên nền đạo đức của đời sống trần thế bằng lối sống khổ hạnh trong tu viện, mà chính là chu toàn trong thế gian các bổn phận tương ứng với chức phận mà cuộc sống dành cho mỗi người trong xã hội. Bổn phận trở thành thiên chức của mỗi người”. Linh mục Đặng Hữu Nam lẽ ra phải tuyệt đối tránh điều răn thứ 9 trong Kinh Thánh: “Người chớ nói chứng dối”.

Bức xúc và không đồng tình với những việc làm trên, mới đây Hội Cựu chiến binh tỉnh Nghệ An đã ra kiến nghị yêu cầu linh mục Đặng Hữu Nam phải chấp hành nghiêm pháp luật Việt Nam, thực hiện đúng chức phận; dừng ngay mọi hành động chống phá, kích động, lôi kéo giáo dân vi phạm pháp luật, gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn. Đồng thời đề nghị cơ quan chức năng Việt Nam, Toà thánh Vatican lên án, Hội đồng giám mục Việt Nam ngăn chặn kịp thời hoạt động phản động và có biện pháp xử lý trước pháp luật.

Không biết “quay đầu là bờ”, thời gian gần đây, linh mục này tiếp tục hung hăng tuyên truyền xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước với thái độ thách thức. Ngoài mục đích kích động, chống phá, dư luận cho rằng, liệu đằng sau đó có phải ông ta cố tình gây mất ổn định an ninh trật tự, cố tình “tạo điểm nóng” để nhận lợi ích của các tổ chức khủng bố, phản động lưu vong?

Lê Vĩnh Bình
Báo Công an Nhân dân

Những trang tin giả mạo của Pháp Luân Công tại Việt Nam

Đại Kỷ Nguyên, tinhhoa.net, trithucvn.net là những trang tin giả, bất hợp pháp tại Việt Nam.

(VTC News) - Những website hoạt động trái phép, trong đó có Đại Kỷ Nguyên, tinhhoa.net, trithuvn.net... trình bày giống trang báo điện tử, nhưng nội dung tiêu cực, độc hại, là trang tin giả và đang hoạt động bất hợp pháp tại Việt Nam.

Những năm gần đây, với sự phát triển bùng nổ của internet, bên cạnh những tiện ích, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với các thách thức từ vấn nạn tin giả, thông tin xấu độc, sai trái thù địch gây bất ổn chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Những website hình thức như những trang báo điện tử xuất hiện ngày càng dày đặc trên internet. Nguy hiểm hơn, người dân rất dễ tin và coi những thông tin này như nguồn chính thống.

Nhiều trang tin giả có địa chỉ website như: tinhhoa.net, trithucvn.net hay Epochtimes (Đại Kỷ Nguyên)... Đặc điểm chung của những “trang thông tin” này là đều có giao diện bắt mắt, hình thức trình bày giống các trang báo điện tử.


Tuy được thiết kế công phu, bài bản nhưng một đặc điểm dễ nhận biết của những website này là đều không có bất cứ thông tin mô tả gì về trang như địa chỉ, thông tin liên lạc và không có cơ quan chủ quản.


Toàn bộ các "trang thông tin" này đều không được cấp phép và hoạt động bất hợp pháp tại Việt Nam. Các trang tin Đại Kỷ Nguyên, tinhhoa.net, trithucvn.net đều không có mặt trong danh sách các báo điện tử, trang thông tin điện tử được cấp phép đăng công khai trên website của Bộ TT-TT.


Về nội dung, các thông tin được đưa trên các trang này chủ yếu theo hướng suy diễn, thiếu căn cứ, thiếu kiểm chứng hoặc tổng hợp các thông tin tiêu cực rồi diễn giải từ các nguồn báo chí chính thống. Đa phần nội dung từ các “trang thông tin” này đều mang hơi hướng cực đoan, đưa tin giả, bóp méo sự thật.


Đặc biệt, những trang tin này thường lợi dụng các sự kiện nóng để thổi phồng, đưa những thông tin dạng dự đoán, đánh vào tâm lý của người đọc. Chính vì vậy, tin, bài của những website này thường nhận được sự quan tâm lớn của người đọc và được chia sẻ rộng rãi.


Luật sư Diệp Năng Bình (Trưởng Văn phòng luật sư Tinh Thông Luật, Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết, thời gian qua, không chỉ những trang cá nhân đưa những thông tin phiến diện, thiếu chính xác, chưa được kiểm chứng, hoặc thông tin gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, phân biệt chủng tộc, tôn giáo... mà còn có những trang thông tin điện tử.


Những trang này cung cấp những thông tin độc hại cho người đọc. Các trang này đều đặt tên Việt Nam, thiết kế bắt mắt, chuyên nghiệp làm người đọc nhầm tưởng là các trang báo chí Việt Nam nên chia sẻ mà không hề biết mục đích xấu của những trang thông tin này.


“Điều này dẫn đến tâm lý hoang mang, phản ứng trái chiều trong dư luận xã hội, tạo cơ hội cho các thế lực thù địch và các đối tượng phản động, cực đoan chính trị tuyên truyền xuyên tạc, chống phá gây mất ổn định chính trị, kinh tế, xã hội”, ông Bình phân tích.


Theo luật sư Diệp Năng Bình, Luật An ninh mạng nghiêm cấm các hành vi tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc.


Nghiêm cấm các hành vi thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội...


Ngày 15/4/2020, Nghị định 15/2020 sẽ chính thức có hiệu lực pháp luật thay thế cho Nghị định 174/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.


"Theo đó, phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi cung cấp không đầy đủ hoặc không chính xác thông tin về tên của tổ chức quản lý trang thông tin điện tử, tên cơ quan chủ quản (nếu có), địa chỉ liên lạc, thư điện tử, số điện thoại liên hệ, tên người chịu trách nhiệm quản lý nội dung trên trang chủ của trang thông tin điện tử.


Phạt 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung vi phạm quy định của pháp luật; Tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc.


Phạt 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân; Đăng, phát, sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam không thể hiện đầy đủ hoặc thể hiện sai chủ quyền quốc gia; Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm; Giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác; Đăng, phát các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc không được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu.

Ngoài ra, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và yêu cầu khắc phục hậu quả", luật sư nêu.

Bên cạnh đó, theo luật sư Diệp Năng Bình, các cá nhân, tổ chức vi phạm có thể bị xử lý hình sự theo Điều 288 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông. Tùy theo mức độ có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm.

“Trước thực trạng trên, chúng ta cần nhận diện rõ thông tin xấu, độc, từ đó đẩy lùi tác động của nó đối với nhận thức của mỗi người. Đồng thời, các cơ quan chức năng cần công bố công khai danh sách các trang vi phạm cho người dân nắm rõ”, luật sư Bình nói.