Sau khi tay phóng viên báo Làng Mới Trương Châu Hữu Danh phát clip "Dân tự xây cầu bị phạt 40 triệu" thì ngay sau đó báo Pháp Luật TPHCM đã có bài "Tự ý xây cầu, bị phạt 40 triệu đồng". Vào năm ngoái, báo Thanh Niên cũng có bài: "Long An: Bắc cầu vào 'ốc đảo', bị phạt 40 triệu đồng, buộc đập bỏ ".
Lạ là, cơ quan chức năng, chính quyền xã, huyện đều đã giải thích rằng người xây cầu sai và xã huyện đã không thể làm khác, nhưng hình như các báo đều lờ đi chi tiết này, thay vào đó chỉ phản ánh một chiều kiểu thương vay khóc mướn. Còn mục đích thực sự đằng sau đó là gì thì ai cũng biết.
Ngắn gọn thế này, anh Thiện ở ấp Vĩnh Thạnh, xã Phước Vĩnh Đông, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An tự ý làm một chiếc cầu dài 40m, rộng 0,8m với 20 trụ bê tông cốt thép được bắc chéo qua kênh Bào Sình đến đường Nguyễn Thị Nga. Khu đất mà anh Thiện sử dụng là đất trồng lúa thuộc thửa đất số 62, tờ bản đồ số 04. Căn cứ vào điểm b, khoản 5, Điều 17 Nghị định số 104/2017/NĐ-CP, ngày 14/9/2017 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, anh Thiện bị phạt 40 triệu đồng.
Vụ này, chính quyền huyện Cần Giuộc bị chửi sấp mặt. Các anh chị kéo đàn kéo lũ vào chửi, rằng sao chính quyền ác thế, người dân đã tự bỏ tiền ra xây dựng cầu sao lại bị phạt rồi bắt đập đi. Nhiều anh ẳng lên rằng, chính quyền vô cảm. Có anh còn nói, thay vì phạt hãy giúp dân xây cầu...
Tôi không nghĩ các anh chị chửi đúng. Chuyện cho tồn tại hay không tồn tại ta không bàn. Nhưng chuyện phạt 40 triệu là đúng, quá đúng. Mọi hành vi vô pháp vô thiên cần phải bị xử lý theo luật.
Tôi biết anh Thiện không ngu. Anh biết rõ đất anh đang cư trú là đất nông nghiệp, không được xây dựng nhà ở hay công trình kiên cố và nếu bán trao tay, giá sẽ cực bèo. Nhưng nếu anh hợp thức nó thành đất thổ cư hoặc ít nhất có con đường bê tông đủ lớn dẫn vào thì giá lên vèo vèo. Việc xây cầu chính là bước đầu tiên để anh hợp thức hóa từ đất ruộng sang đất thổ cư. Chả thế thay vì xin phép chính quyền bắc cầu khỉ đi tạm thì anh làm ngay quả cầu bê tông cốt thép cực kỳ kiên cố.
Chiếc cầu này nếu hoàn thiện sẽ là đường của anh bất chấp việc nó được bắc qua ruộng và các công trình thủy lợi của địa phương. Con đường đó sẽ rộng tầm 1m6 vì anh sẽ gác tấm đan lên trên cái gọi là cây cầu kia để biến cây cầu trở thành con đường bê tông vĩnh cửu. Có đường bê tông nối với mặt đường lớn thì ruộng của anh sẽ bán trong chưa đầy một nốt nhạc.
Anh Thiện xaolon vừa thôi. Anh nói hàng xóm đã mua đất về đó và rào lối đi, do vậy nhà anh không có đường đi, nhưng UBND xã Phước Vĩnh Đông nói không có chuyện đó. Họ đã kiểm tra và thấy rằng, anh vẫn có thể đi lối đi chung mà không cần phải bay như chim hay bơi như cá.
Nhìn hình ảnh các báo thi nhau đăng lại thì chiếc cầu của anh được bắc cheo chéo (tốn lắm) qua con kênh (là công trình thủy lợi có nguồn vốn của Nhà nước) thay vì bắc ngang (rẻ hơn) là tôi biết lòng tham của anh không chỉ là thửa ruộng anh đang ở mà còn ở chỗ cây cầu đi qua. Một khi bê tông đã được cắm xuống thì không ai có thể vào đó mà ở. Phần còn lại hẳn các anh chị đã hình dung được.
Quý anh tên Thiện biết rõ cây cầu sẽ ảnh hưởng lớn tới công trình thủy lợi của toàn dân nhưng anh cứ làm để tạo "sự đã rồi", đẩy chính quyền vào thế khó đỡ. Cách này anh em lấn chiếm đất ngoài Bắc hay dùng.
Chị Thảo Chủ tịch xã đã nói, anh xây dựng công trình cầu dân sinh khi chưa có sự chấp thuận của chính quyền và ngành chức năng. Anh làm gần xong thì mới xin phép đó là thủ đoạn để qua mặt dư luận. Rõ ràng anh không coi chính quyền ra gì. Anh đừng lôi cái nghèo ra để biện minh cho hành vi vô pháp vô thiên của mình.
Chính quyền vì lợi ích của số đông bằng cách áp dụng pháp luật buộc anh phải tháo dỡ, trả lại nguyên trạng là đúng.
Khuyên anh em quan lại địa phương hãy sắt máu với quân ăn cướp và lũ vô pháp vô thiên. Hãy bản lĩnh, đừng chùn tay. Nếu mềm mỏng trong vụ này tôi tin sẽ có hàng trăm gia đình khác áp dụng con bài này đẩy giá đất lên cao và nguy cơ mất đất nông nghiệp là rõ ràng.
Nếu chùn tay vì một anh Thiện sẽ ngay lập tức tạo ra sự bất bình đẳng xã hội và sẽ có hàng trăm anh Thiện khác làm điều tương tự.
Tôi mời các anh chị phân tích luật xem UBND xã làm đúng hay sai. Quy định về vấn đề này có: Luật đất đai 2013; Nghị định 102/2014/NĐ-CP; Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 và Nghị định 46/2016/NĐ-CP.
Giờ tôi hỏi:
- Chiếm đất công làm đường kiên cố là đúng hay sai?
- Làm đường khi chưa được cấp phép đúng hay sai?
- Cứ cố tình làm khi đã được yêu cầu ngừng thi công là sai hay đúng?
- Không chấp hành mệnh lệnh hành chính của anh em quan lại và cản trở người thi hành công vụ đúng hay sai?
- Làm đường lấp đi mương nước thủy lợi thì sai hay đúng?
- Làm đường để tạo sự đã rồi, phá nát quy hoạch tổng thể của cả huyện thì đúng hay sai?
He he, hỏi tức đã trả lời.
Tôi cá, không phải tự nhiên thằng phóng viên báo Làng Mới bất chấp sự thật, viết bài bố láo, kích động dân chúng, miệt thị anh em quan lại, hạ uy tín của chế độ đâu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét