Thứ Năm, 28 tháng 2, 2019

CHỦ TỊCH TRIỀU TIÊN KIM JONG-UN THĂM CHÍNH THỨC VIỆT NAM

LâmTrực@

Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un thăm hữu nghị chính thức Việt Nam trong hai ngày 1/3-2/3. Chiều nay (1/3), Lễ đón chính thức nhà lãnh đạo Triều Tiên sẽ diễn ra tại Phủ Chủ tịch.

Đây là chuyến thăm hữu nghị chính thức đầu tiên của ông Kim Jong-un tới Việt Nam kể từ khi lên nắm quyền Chủ tịch Triều Tiên vào năm 2011. Chuyến thăm cũng ghi dấu mốc quan trọng khi ông là nhà lãnh đạo Triều Tiên đầu tiên thăm chính thức Việt Nam trong 61 năm qua.

Theo chương trình nghị sự, vào lúc 15h30, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ chủ trì lễ đón chính thức Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un, với nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia. Sau đó, hai nhà lãnh đạo Việt Nam - Triều Tiên sẽ có cuộc hội đàm tại Phủ Chủ tịch.

Chiều cùng ngày, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un sẽ có cuộc hội kiến với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Buổi tối, tiệc chiêu đãi chào mừng nhà lãnh đạo Triều Triên sẽ được tổ chức trọng thể tại Trung tâm hội nghị quốc tế.

Ngày 2/3, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un sẽ viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ.

Việt Nam và Triều Tiên thiết lập quan hệ ngoại giao năm 31/1/1950. Trong lịch sử 69 năm, quan hệ ngoại giao Việt Nam - Triều Tiên đã từng có rất nhiều chuyến thăm chính thức và không chính thức của lãnh đạo cấp cao hai nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh có chuyến thăm hữu nghị chính thức đầu tiên tới Tiều Tiên năm 1957. Trong khi đó, nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành - người sáng lập đất nước Triều Tiên (ông nội của Chủ tịch Kim Jong-un) lần đầu tiên đến Việt Nam thăm chính thức 1958. Cố Chủ tịch Kim Nhật Thành cũng có chuyến thăm không chính thức tới Việt Nam vào năm 1964.

Về quan hệ Việt Nam - Triều Tiên hiện nay, lãnh đạo Đảng, Chính phủ Việt Nam khẳng định luôn coi trọng và mong muốn củng cố, phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống với Đảng, Chính phủ và nhân dân Triều Tiên.

Việt Nam sẵn sàng cùng Chính phủ và nhân dân Triều Tiên tiến hành giao lưu, hợp tác trên các lĩnh vực vì lợi ích của nhân dân hai nước, phù hợp với luật pháp quốc tế và xu thế chung của thời đại, góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Giới chức Triều Tiên cũng khẳng định lập trường nhất quán của Đảng, Chính phủ Triều Tiên là tiếp tục củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước, tài sản quý báu do Chủ tịch Kim Nhật Thành và Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng và vun đắp; nhấn mạnh mong muốn tăng cường giao lưu, hợp tác trên các lĩnh vực theo nhu cầu và tiềm năng của hai nước, phù hợp với sự phát triển của tình hình mới.

Trước đó, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đến Việt Nam hôm 26/2 để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều trong hai ngày 27-28/2 với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Hà Nội. Mặc dù hội nghị thượng đỉnh lần 2 không đưa ra được Tuyên bố chung, nhưng hai nhà lãnh đạo khẳng định mối quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên vẫn được duy trì tốt đẹp.

Việt Nam với vai trò là nước chủ nhà Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai đã nỗ lực, chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối cho Hội nghị, thể hiện rõ đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển, là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Nhân dịp Trump đến Việt Nam, các nhà "dân chửi" xin được lệ thuộc vào Mỹ để chống Trung Quốc

Nhân dịp Trump đến Việt Nam, các nhà "dân chửi" xin được lệ thuộc vào Mỹ để chống Trung Quốc

Loa Phường

Ngày 06/02/2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump xác nhận rằng Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2, để bàn về việc chấm dứt tình trạng chiến tranh giữa 2 nước, sẽ diễn ra tại Việt Nam vào ngày 27/02. Trong tuần thứ 2 của tháng 2, dư luận phi chính thống về sự kiện này đã chia thành hai cánh. Cánh đầu tiên cho rằng đây là cơ hội để đưa Việt Nam xích lại gần Mỹ và phương Tây, thậm chí dựa vào Mỹ để "thoát Trung", chống Trung Quốc trên Biển Đông. Cánh thứ hai tập trung phủ nhận thành quả của ngành ngoại giao Việt Nam mà sự kiện này thể hiện.

Bước sang tuần thứ 3 của tháng 2, dư luận phi chính thống về chủ đề này hoàn toàn bị chi phối bởi những lời hô hào "thân Mỹ - thoát Trung". Thông điệp này được đưa ra cùng lúc bởi 3 lực lượng - là cánh trí thức bất mãn, đài BBC tiếng Việt, và các gương mặt chống đối cực đoan hay Livestream trên Facebook.

Cụ thể, ngày 14/02, Quỹ Nghiên cứu Biển Đông và Nhóm Biển Đông ở Pháp đã cùng công bố "Thư kêu gọi Tổng thống Trump lưu ý mối đe dọa Trung Quốc", và kêu gọi mọi người ký tên. Trong thư này, họ kêu gọi ông Trump "yêu cầu Trung Quốc tôn trọng quyền tự do hàng hải và tuân thủ luật pháp quốc tế bằng cách chấp nhận đệ trình tranh chấp quần đảo Hoàng Sa ra phân xử bởi một bên thứ ba độc lập, cụ thể là Tòa án Công lý Quốc tế". Họ cũng "hoan nghênh sự hiện diện lớn hơn của Hoa Kỳ và các đồng minh ở Biển Đông", đồng thời "hy vọng rằng các hoạt động này sẽ diễn ra với sự phối hợp nhiều hơn với Việt Nam và (...) Philippines, Malaysia, Brunei". Họ cũng viết rằng "hợp tác này giữa Hoa Kỳ và Việt Nam không nên chỉ dừng lại ở các cuộc tuần tra quân sự mà còn trong kinh tế và thương mại, cũng như tiếp tục cải thiện chính trị ở Việt Nam".

Qua tìm hiểu, được biết ông Nguyễn Đăng Quang tham gia biên soạn lá thư này, và Lê Trung Tĩnh ở Pháp là người đăng thư lên Internet. Những người ký tên đầu tiên bao gồm nhiều gương mặt quen thuộc trong Diễn đàn Xã hội Dân sự - như tiến sĩ Nguyễn Quang A; nhà văn Nguyên Ngọc, tiến Sĩ Chu Hảo, nhà thơ Hoàng Hưng, tiến Sĩ ngôn ngữ Hoàng Dũng, giáo Sư Nguyễn Huệ Chi, tiến sĩ tâm lý Mạc Văn Trang...; cùng các tu sĩ Lê Quốc Thăng, Nguyễn Thái Hợp, Huỳnh Công Minh… Nhóm soạn thư ký tên là "Người Việt Nam và công dân khắp nơi trên thế giới". Họ thu được 600 chữ ký vào thư ngỏ sau 1 ngày. Đến ngày 23/02, thư có gần 2300 chữ ký.

Ngày 20/02, Phạm Thị Hoài viết một bài trên Luật khoa Tạp chí, trong đó bà đưa ra 3 lý do để phản đối lá thư ngỏ vừa nêu.

Thứ nhất, bà Hoài cho rằng để giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, Việt Nam sẽ phải dùng đến các cơ chế pháp quyền quốc tế mà khối dân chủ đa đảng cung cấp. Tuy nhiên hệ thống pháp quyền này đang bị khủng hoảng trên phạm vi toàn cầu, và đại diện tiêu biểu của cuộc khủng hoảng là Tổng thống độc tài Donald Trump.

Thứ hai, bà Hoài coi cả chiến tranh Việt - Mỹ lẫn chiến tranh Việt - Trung như những trận bóng, trong đó Việt Nam là "trái bóng" bị đá qua đá lại giữa các siêu cường. Bà cho rằng những "trận bóng" kiểu này chỉ có lợi cho các siêu cường, có hại cho Việt Nam, nên không muốn chúng lặp lại.

Thứ ba, bà Hoài cho rằng 4 tổ chức và 96 cá nhân ký tên vào thư ngỏ không có tư cách đại diện cho “ý chí và tâm nguyện của phần lớn người Việt Nam sinh sống trong nước cũng như ở nước ngoài“, như họ viết trong thư.

Bài viết của Phạm Thị Hoài được ủng hộ bởi một bộ phận không nhỏ trong dư luận phi chính thống, bao gồm những người không thích khuynh hướng chính trị của ông Trump, mà Luật khoa Tạp chí là một đại diện.

Trong tuần qua, để làm rõ tác động của cuộc gặp Trump - Kim đối với Việt Nam, BBC tiếng Việt tiếp tục phỏng vấn một số chuyên gia có quan điểm cải cách như Phạm Đỗ Chí, Lê Đăng Doanh, Vũ Minh Khương. Hai ông Doanh và Khương trả lời rằng Triều Tiên muốn học hỏi kinh nghiệm cải cách của Việt Nam, sao cho có thể vừa giữ chế độ độc đảng và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, vừa phát triển nhanh theo lối kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Trong khi đó, cuộc phỏng vấn Phạm Đỗ Chí diễn ra theo lối kẻ tung người hứng, để ông Chí tuyên truyền rằng hội nghị lần này không chỉ là cơ hội để Triều Tiên học hỏi Việt Nam, mà còn là cơ hội để Việt Nam cải cách thể chế chính trị và kinh tế theo mô hình của Mỹ. Trong bài, ông Chí tưởng tượng ra một lộ trình thay đổi, theo đó Việt Nam cần bắt đầu cải cách trên vấn đề quyền tự do lập hội, tự do biểu tình, tự do ngôn luận; mở các buổi họp Quốc hội có các tổ chức dân sự tham gia; và giảm thuế, rào cản đánh lên các doanh nghiệp tư nhân.

Hoạt động tuyên truyền thứ ba, tức kêu gọi biểu tình, được đưa ra bởi linh mục Nguyễn Duy Tân. Trong buổi Livestream hôm 15/02, ông Tân kêu gọi khán giả in, photocopy cờ Mỹ, để đi "biểu tình chào đón Donald Trump đến Việt Nam vào ngày 27-28". Ông nói nếu có "hàng chục nghìn người" tham gia cuộc biểu tình này, thì Việt Nam sẽ "xích gần đến thế giới tiến bộ". Trong những ngày tiếp theo, lời kêu gọi biểu tình này đã được lan truyền bởi nhiều gương mặt chống đối cực đoan trong cõi Livestream - như Benny Truong, Đoàn Huy Chương, Nguyễn Thế Quang (tự xưng là "Tổng thống Chính phủ Việt Nam Cộng hoà Lưu vong"... Đến chiều 23/02, các cá nhân vừa nêu vẫn chưa đưa ra thời điểm và địa điểm tập trung của cuộc biểu tình. Dù hai trang Nhật ký Yêu nước và Đô thành Sài Gòn chưa nhắc đến chuyện biểu tình đón Trump, Đô thành Sài Gòn viết rằng họ có thể kêu gọi biểu tình vào ngày Chủ nhật, 24/02, để "đòi lại lư hương" cho tượng ông Trần Hưng Đạo.

Giới "dân chửi" tuyên bố rằng họ tiến hành 3 hoạt động tuyên truyền vừa nêu để bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Đó là một mục đích tốt. Tuy nhiên, hành động của họ lại hoàn toàn trái ngược với mục đích này. Ngoài những vấn đề mà bà Phạm Thị Hoài đã nêu, có không ít bằng chứng cho thấy các nhà "dân chửi" đang quỵ lụy trước Mỹ, thậm chí sẵn sàng dâng nước Việt Nam cho Mỹ, chứ không hề quan tâm đến nền độc lập của dân tộc:

Trong vụ việc này, giới "dân chửi" đã tự thể hiện bản chất xấu xí của mình. Họ vừa là một cộng đồng thiếu thực lực, chỉ biết ăn bám ngoại bang; vừa là những người thiếu nhân cách, không có tinh thần tự chủ và lòng tự trọng. Những người lệ thuộc như vậy không có tư cách nhân danh độc lập, tự do; và cũng sẽ không nhận được sự tôn trọng của cả người Việt Nam lẫn người Mỹ.

VỀ CÁI THƯ BỢ ĐÍT CỦA ĐÁM CẨU NÔ

Về cái Thư bợ đít của đám cẩu nô

Nguồn: Lốc Liếc

Ngày 27-28/02/2019 cuộc họp thượng đỉnh lần thứ hai giữa Donald Trump, Tổng thống Hoa Kỳ và Kim Jong-un, Chủ tịch Nhà nước Triều Tiên diễn ra tại Hà Nội - Thành phố vì Hòa bình. Cuộc họp lần này mở ra cơ hội hòa bình cho bán đảo Triều Tiên.

Việc Hà Nội, thủ đô của nước CHXHCN Việt Nam được chọn làm địa điểm tổ chức Hội nghị đặc biệt quan trọng này cho thấy Việt Nam ngày càng có uy tín lớn trong cộng đồng quốc tế, đồng thời có những đóng góp tích cực cho an ninh khu vực và thế giới.

Nhưng cũng như mỗi lần có Tổng thống Mỹ đến thăm Việt Nam, đây là dịp để đám cẩu nô rân trủ trong nước có cơ hội ẳng với nhân vật mà họ tự nguyện (và đơn phương) coi là chủ.

Lần này cũng lại là một “Kiến nghị thư” – gửi cho Donald Trump, được ký bởi 100 anh chị “nhân sĩ trí thức”, tiếm xưng là “thể hiện ý chí và tâm nguyện của phần lớn người Việt Nam sinh sống trong nước cũng như ở nước ngoài”đang được phát tán trên mạng.

Trước tiên, để biết tại sao họ hoàn toàn xứng đáng được gọi là đám cẩu nô, mời xem các bài viết liên quan đã đi trên blog này:



Trở lại với bản “Kiến nghị thư” lần này, mà từ đây, sẽ được gọi chính xác là Bợ đít thư theo đúng bản chất và nội dung của nó. Vì như tóm tắt dưới đây, “loanh quanh đằng đít lại đằng đầu” toàn bộ nội dung thư chỉ toát lên sự bợ đỡ, nịnh nọt, hoàn toàn không có điểm nào khả dĩ gọi là “kiến nghị”.

Đoạn đầu, 100 “nhân sĩ trí thức” hoan nghênh sự có mặt của Tổng thống Mỹ tại Hà Nội trong cuộc họp Thượng đỉnh Mỹ-Triều. Đáng lẽ lời chào chỉ cần như thế là đủ rồi nhưng các cẩu nô không thể bỏ thói quen liếm chân chủ, cho nên phải thêm đoạn: “Ngài đóng vai trò dẫn dắt trong tư cách người đứng đầu quốc gia hùng mạnh nhất và tiên tiến nhất”.

Đoạn thứ hai, các cẩu nô ra sức ca tụng tới mây xanh vai trò của nước Mỹ và bản Thông điệp đầu năm của Tổng thống Mỹ, qua việc trích dẫn thông điệp, sau đó mạnh mồm bốc phét rằng: “Cả nhân loại đã nghe rõ Ngài khẳng định (về vai trò của nước Mỹ đối với thế giới) trong Thông điệp Liên bang năm 2019”. Liệu 100 chú cẩu nô có thể thay mặt cho cả nhân loại – trong đó có ít nhất 1 tỷ dân Trung Quốc hay không?

Đoạn thứ ba, các cẩu nô lòng vòng nhắc lại quá khứ chiến tranh “Việt - Mỹ”, nhưng mục đích chính là mách chủ về việc “Trung Quốc đang thách thức uy quyền của Hoa Kỳ”.

“Định mệnh từng gắn số phận của dân tộc Việt Nam với nước Mỹ trong một cuộc chiến mà hôm nay chắc chắn cả hai quốc gia đang thấm thía những hậu quả của nó. Hậu quả đau đớn nhất chính là việc một nước Trung Hoa trở nên hùng hổ, đang trắng trợn mở rộng cuộc xâm chiếm vùng biển và các đảo của Việt Nam trên biển Đông, đe dọa quyền tự do hàng hải của mọi quốc gia trên vùng biển quốc tế, thách thức uy quyền của Hoa Kỳ ở Châu Á-Thái Bình Dương”.

Thực ra chuyện Trung Quốc trở thành “thách thức uy quyền” với Hoa Kỳ thật đãquá rõ, rõ còn hơn cả ban ngày và đã diễn ra cả nửa thế kỷ nay, nên với người Mỹ, đám cẩu nô có ton hót cũng bằng thừa. Hơn thế, việc Trung Quốc “thách thức” nước Mỹ đâu chỉ xảy ra trên một lĩnh vực tự do hàng hải và không chỉ trên phạm vi châu Á – Thái Bình Dương, mà còn “thách thức” ở nhiều lĩnh vực, và trên phạm vi toàn cầu nữa kia.

Có điều trong đoạn này các cẩu nô vì bợ đít mà phải lờ tịt sự kiện Trung Quốc, chính là nhờ vào sự đồng lõa của Mỹ, đã công khai chiếm quần đảo Hoàng Sa từ tay ngụy VNCH năm 1974.

Cần nhắc lại với bọn cẩu nô chúng mày: Khi đó, Hạm đội 7 của Hoa Kỳ đang ở ngay Biển Đông đấy, nhưng giả đò ngó lơ. Chẳng những thế, Mỹ còn gây áp lực với VNCH buộc lực lượng không quân ngụy phải “án binh bất động” nữa nhé.
Đọc tới đoạn cuối, vẫn chưa thấy các “nhân sĩ trí thức” “kiến nghị” lện Donald Trump điều gì. Chỉ thấy bản chất cẩu nô ngu dốt của chúng lòi ra rõ nhất ở đây: 

“Chúng tôi xin khẳng định với Ngài, và thông qua Ngài, khẳng định với nhân dân Hoa Kỳ : Nhân dân Việt Nam quyết bảo vệ Độc lập, Tự do, Toàn vẹn lãnh thổ của mình bằng mọi giá ; và để bảo vệ những quyền thiêng liêng ấy, chúng tôi sẽ phải tự cường bằng con đường cải tổ đất nước, dân chủ hóa, văn minh hóa, theo "một tiêu chuẩn sống mới cho thế kỷ 21" mà Hoa Kỳ đề xướng.

Ô la la, lần đầu tiên trên đời thấy cẩu nô “húng chó” tuyên bố “tự cường”! OK, quới anh chị mà đã chịu “tự cường” thì nào ai dám gọi quới anh chị là cẩu nô củ chuối nữa. Lành thay, lành thay!

Nhưng cẩu nô định tự cường bằng cách nào đây? Hóa ra cẩu nô tuyên bố sẽ “tự cường” bằng cách: …“theo "một tiêu chuẩn sống mới cho thế kỷ 21" mà Hoa Kỳ đề xướng”.

Vậy là bản chất không hề thay đổi, cẩu nô vẫn chưa thoát được kiếp chó, vì cẩu nô toan “tự cường” bằng cách …bám đít chủ!

Thật là thất vọng toàn tập quá đi!

Bây giờ vấn đề đặt ra là: Cái “Tiêu chuẩn sống mới cho thế kỷ 21 mà Hoa Kỳ đề xướng” nó mồm ngang mũi dọc ra răng? Mà lại được những 100 anh chị tự xưng “nhân sĩ trí thức” nước nhà nhăm nhăm mang về thành khuôn mẫu sống cho toàn dân Việt Nam?

Sau 3 phút lục lạo tìm tòi, giờ xin khẳng định luôn:

Đảm bảo cả 100 con cẩu nô vừa ký cái Bợ đít thư ấy, đéo con nào biết cái “Tiêu chuẩn sống mới cho thế kỷ 21 mà Hoa Kỳ đề xướng” là cái gì đâu, nói cho nhanh. 

Vì thực chất, cái tiêu chuẩn ấy nó chưa hề tồn tại. Ai không tin, xin mời “gúc”.

Ngay cả nhân vật được lũ cẩu nô coi là chủ, là lão Donald Trump, cũng sẽ ngọng luôn khi được hỏi, vì cái duy nhất mà lão đề xướng xưa nay vẫn chỉ là:

America first - Tức là “Nước Mỹ trên hết”. Chấm hết nhá, có thế thôi.

Có lẽ đó mới chính là cái tiêu chuẩn sống mà đám cẩu nô bợ đít kia đang muốn tha về?

ĐIỀU GÌ ĐANG CHỜ LÊ ĐÌNH CÔNG Ở PHÍA TRƯỚC?

Điều gì đang chờ Lê Đình Công ở phía trước


Thời gian qua Lê Đình Kình, Lê Đình Công dưới danh nghĩa đại diện cho nhân dân xã Đồng Tâm chống tham nhũng,lợi dụng khiếu kiện đã tổ chức, thực hiện hàng loạt các hoạt động gây mất an ninh trật tự, gây bất ổn tình hình tại địa phương. 

Vậy điều gì đang chờ Lê Đình Công ở phía trước?

Ngày 20/2/2019, người dân thôn Hoành lại thấy Lê Đình Công, Bùi Thị Nối, Lê Thị Loan, Đoàn Thị Dung cùng một số người kéo đến trụ sở UBND xã Đồng Tâm chửi bới gây mất an ninh trật tự. Lê Đình Công và một số người ra sức phản đối việc tổ chức chia lại đất mạ của 5 cụm dân cư thôn Hoành vì nếu để điều đó xảy ra, Công chẳng còn lý do gì mà khiếu kiện, Công phản đối chủ trương tách thôn vì khi tách thôn thì Công chẳng còn cái “ danh hão” trưởng thôn Hoành mà hênh hoang trên mạng xã hội. Sau khi UBND xã Đồng Tâm giao chức Trưởng thôn Hoành cho người khác từ ngày 01/01/2019, Lê Đình Công như “chó cùng cắn dậu” liên tục cản trở các hoạt động của chính quyền.

Nhìn lại các hoạt động của Lê Đình Kình, Lê Đình Công thời gian qua tại Đồng Tâm ta nhận thấy con đường vào nhà giam của Lê Đình Công và một số kẻ khác không còn xa. Lê Đình Công luôn là kẻ đi đầu trong các hoạt động gây mất an ninh trật tự của Tổ đồng thuận. Từ việc kích động, tổ chức một số người dân xây nhà, chia đất, trồng cây nhằm xâm chiếm trái phép trên đất quốc phòng đầu năm 2017 đến việc cầm đầu người dân cùng với những đối tượng như Bùi Thị Nối, Nguyễn Quốc Tiến, Bùi Văn Tiến, Lê Thị Loan, Đoàn Thị Dung giam giữ trái pháp luật 38 cán bộ chiến sỹ công an. Đồng thờicùng với một số người thường xuyên kéo đến trụ sở UBND xã Đồng Tâm chất vấn, lăng mạ, đe dọa cán bộ, xúi giục một số hộ dân tiến hành xây dựng trái phép trên đất quốc phòng tại khu vực đất sân bay Miếu Môn; cố ý cản trở làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của chính quyền cơ sở.

Việc Lê Đình Công thường xuyên thông qua mạng xã hội để đăng tải, chia sẻ các bài viết của số đối tượng chống đối chính trị trong và ngoài nước; đăng tải các bài viết thể hiện thái độ chống đối chính quyền, nói xấu lãnh đạo các cấp, hướng dẫn phương pháp chế tạo, sử dụng bom xăng là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, gây nên sự bất bình trong đa số người dân xã Đồng Tâm. Bên cạnh đó việc bố con Lê Đình Kình thường xuyên gặp gỡ, nhận tiền hỗ trợ từ số đối tượng chống đối chính trị nhưng không chia cho những người khác đã tạo nên sự nghi ngờ không nhỏ giữa những người trong “tổ đồng thuận” với nhau về việc họ bị bố con Kình lợi dụng để kiếm tiền cho bản thân. Minh chứng rõ nhất là việc Lê Đình Ba, Nguyễn Thị Đề, Nguyễn Văn Chung, Nguyễn Văn Tuyên, Nguyễn Văn Doanh những người trước đây từng sát cánh bên bố con Kình thì bây giờ đã không còn tham gia vào những hoạt động do bố con Kình tổ chức. Chính những người này đang tẩy chay và tố cáo hành vi vi phạm của bố con Lê Đình Kình, Lê Đình Công trước dư luận.
Đứng sau Lê Đình Công là ai? Điều đó người dân Đồng Tâm ai cũng biết! Hoạt động của những kẻ lợi dụng khiếu kiện gây mất an ninh trật tự tại Đồng Tâm như Lê Đìnhnh Công không qua mắt được các cơ quan bảo vệ pháp luật. Những hoạt động của Lê Đình Công thời gian qua chỉ làm cho con đường đến nhà tù của hắncàng ngắn lại.

Công lý sẽ được chính quyền thành phố Hà Nội thực hiện để đảm bảo thượng tôn pháp luật khi có đủ cơ sở pháp lý nhưng ngay từ bây giờ chính đông đảo người dân xã Đồng Tâm và những người trước đây đi theo Lê Đình Côngđang dần từ bỏ các hoạt động gây bất ổn tại địa phương do Lê Đình Công tổ chức.

TRIỀU TIÊN GIẢI THÍCH LÝ DO CHƯA ĐẠT ĐƯỢC THỎA THUẬN TẠI THƯỢNG ĐỈNH MỸ - TRIỀU

LâmTrực@

Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ Triều kết thúc sớm hơn so với dự kiến và không có tuyên bố chung nào được đưa ra. Đã có sự khác biệt nhỏ giữa giải thích của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-Un. 

Tại cuộc họp lúc 14 h chiều qua, 28/2/2019, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói với báo chí rằng: Phía Triều Tiên muốn loại bỏ hoàn toàn cấm vận nhưng phía Mỹ không thể chấp nhận, vì Mỹ cần nhiều hơn việc chỉ dỡ bỏ Yongbyon để loại bỏ toàn bộ cấm vận. Tổng thống Mỹ đề cập đến việc phía Mỹ đã biết đến những cơ sở hạt nhân khác của Triều Tiên, những nơi mà cánh phóng viên “chưa bao giờ đọc được, chưa bao giờ biết đến”. “Triều Tiên đã sẵn sàng loại bỏ một số cơ sở hạt nhân ở những nơi không quan trọng, nhưng đó chưa phải là những nơi chúng ta muốn”.

Vào đêm qua, lúc 23h30 ngày 28/2/2019 phía Triều Tiên đã tổ chức họp báo, khẳng định không yêu cầu dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận. Tai cuộc họp báo này, Ngoại trưởng Ri Yong-ho nói Triều Tiên chỉ yêu cầu bỏ 5/11 nội dung cấm vận. 

Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho cho hay, phía Triều Tiên đã đề xuất việc loại bỏ hoàn toàn và vĩnh viễn cơ sở hạt nhân Yongbyon, bao gồm và plutonium và ranium dưới sự giám sát của chuyên gia Mỹ và đội ngũ kỹ thuật của 2 bên.

"Chúng tôi không yêu cầu bỏ hoàn toàn cấm vận, mà chỉ một phần lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc. Cụ thể, hiện Liên Hợp Quốc đang áp đặt 11 nội dung cấm vận quốc tế áp đặt lên Triều Tiên và chúng tôi đề xuất Mỹ dỡ bỏ 5 lệnh cấm vận có liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân Triều Tiên, bao gồm các lệnh cấm vận đưa ra vào năm 2016 và 2017. Đề xuất này là đề xuất phi hạt nhân hóa lớn nhất mà chúng tôi có thể đưa ra ở thời điểm hiện tại trong mối quan hệ với phía Mỹ. Mặc dù việc bảo vệ an ninh là rất quan trọng với chúng tôi, chúng tôi hiểu rằng sẽ rất khó cho phía Mỹ nếu yêu cầu dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với lĩnh vực quân sự. Vì vậy, chúng tôi chỉ yêu cầu loại bỏ một phần lệnh cấm vận", ông Ri Yong-ho nói.

“Trong quá trình đàm phán, chúng tôi đã đề xuất việc ngừng vĩnh viễn việc thử hạt nhân và tên lửa tầm xa, để đạt được sự đồng thuận với Mỹ. Nếu sự tin cậy giữa 2 bên tăng lên, chúng tôi sẽ tiếp tục tiến hành sâu hơn việc phi hạt nhân hóa. Tuy nhiên, phía Mỹ kiên quyết yêu cầu chúng tôi phải tiến xa hơn việc loại bỏ hoàn toàn cơ sở hạt nhân Yongbyon. Vì vậy, chúng tôi hiểu rõ rằng phía Mỹ chưa sẵn sàng để chấp nhận đề nghị của chúng tôi. 

Sẽ rất khó để nói rằng có thể có một đề xuất nào tốt hơn cái mà chúng tôi đã đưa ra ở thời điểm hiện tại. Cơ hội như vậy sẽ rất khó đến. 

Nguyên tắc của chúng tôi sẽ không lung lay, đề xuất của chúng tôi sẽ không bao giờ thay đổi", ông Ri nói trước khi bất ngờ kết thúc họp báo và rời phòng mà không trả lời bất kỳ câu hỏi nào.

Đàm phán Mỹ - Triều đã không đưa ra được tuyên bố chung nào, nhưng cả 2 bên đều xác nhận không khí đàm phán là thân thiện và dù chưa thể ký kết một thỏa thuận chính thức nhưng cả 2 bên đều đạt được tiến triển quan trọng. 

Dư luận cho rằng, việc 2 bên chưa ký được một thỏa thuận chung  trong khi cả 2 bên đều đạt được những tiến triển quan trọng chỉ là một thủ thuật thương thuyết, đàm phán mới.

VỢ PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN &MÔI TRƯỜNG TỐ CHỒNG QUAN HỆ BẤT CHÍNH VỚI GÁI ĐẸP

Vợ Phó Tổng Cục trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường tố chồng quan hệ ngoài luồng với "gái đẹp"!


Một vị Phó tổng cục trưởng Cục Quản lý đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường bị vợ tố vi phạm tư cách đảng viên và có quan hệ bất chính với một nữ Viện trưởng một viện thuộc Cục này quản lý…

Trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Bà KV, vợ của ông DTC đã gửi đơn đến toà soạn báo Pháp luật Việt Nam tố cáo chồng mình là vị lãnh đạo nói trên vi phạm tư cách đảng viên, có quan hệ bất chính với bà QN là Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý đất đai trực thuộc Tổng cục này.

Không những vậy, bà V còn tố cáo ông C có các hành vi ngược đãi người thân trong gia đình, vu khống vợ và bố vợ ăn cắp tiền, xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của bà V…

Bà KV trình bày: “Tôi và anh C kết hôn năm 1996 và chung sống đến nay đã 22 năm và đã có 2 con. Anh C ngoại tình với nhân viên cấp dưới từ năm 2009, mãi đến năm 2014 tôi mới biết việc này. Ở thời điểm đó tôi chọn cách im lặng vì con tôi đang đi du học, sợ ảnh hưởng đến tâm lý của cháu.

Một mặt tôi bị ung thư tuyến giáp nên tập trung điều trị sợ bị tái phát. Nhưng hành động của anh C và bà N khiến tôi không thể im lặng được nữa. Anh C liên tục gây áp lực cho tôi ở nhà, gây chuyện, cãi vã với tôi. Trong khi đó bà QN phối hợp với nhân tình khiêu khích, gây áp lực nhằm để tôi tự làm đơn ly hôn…”.

Bà V nói thêm: “Khi không đạt được mục đích, anh C đã đơn phương ly hôn. Lúc này tôi vẫn đang điều trị bệnh ung thư. Tôi thấy đây là một hành vi bạo hành gia đình…”.

Bằng chứng được Văn phòng Thừa phát lại quận Hai Bà Trưng xác lập trong các vi bằng số 1148 và 1150.


Để chứng minh việc chồng mình ngoại tình, bà V cung cấp một loạt bằng chứng được Văn phòng Thừa phát lại quận Hai Bà Trưng xác lập trong các vi bằng số 1148 và 1150 ngày 24 tháng 11 năm 2017.

Trong các vi bằng này có những Email thể hiện tình cảm thân mật “không trong sáng” trên mức bình thường của ông C và bà N, không hiểu vô tình hay cố ý, chúng đều được chuyển tiếp cho bà V đọc nên bà V mới có các nội dung này. Trong đó có các mail được cho là từ Email của bà N gửi ông C như: “Anh than yeu,

Em day, em mong anh gui gin suc khoe, du the nao di chang nua em van yeu anh, mai mai. QN”

Hay một mail khác được cho là của ông C gửi bà N: “Chao em,

Di sang truong NN1 bang xe gi, xe may thi hoi xa day. Hoc tro co cho xe den don co khong?

Di lai can than nhe.

Hay cu tin rang em luc nao cung o trong dau anh, trong tim anh.

Than ve nu cua anh aJ.

em ngu them chut nua roi hay day nhe!”

Vi bằng còn có những thông tin khác chúng tôi sẽ đề cập đến trong các bài viết sau. Hiện tại bà V đã làm đơn tố cáo gửi Đảng uỷ Bộ tài nguyên và Môi trường.

Được biết, Bộ này cũng đang xác minh đơn thư tố cáo và làm rõ mối quan hệ giữa ông Phó Cục trưởng và bà Viện trưởng nói trên.

Báo Pháp luật Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin.

Ngọc Hà - Ngọc Sinh

THÔNG TIN MỚI NHẤT VỤ NỮ SINH BỊ SÁT HẠI Ở ĐIỆN BIÊN

Thông tin mới nhất về vụ nữ sinh viên ship gà bị sát hại ở Điện Biên

Khi lần lượt 5 kẻ thủ ác sát hại nữ sinh Cao Mỹ Duyên sa lưới, người dân cả nước đã chia sẻ nỗi đau mất mát với gia đình nạn nhân.

Dù vậy với Ban chuyên án thì vẫn còn rất nhiều công việc phải làm. Một yêu cầu đặt ra lúc này chính là đưa các điều tra viên dày dạn kinh nghiệm nhất vào xét hỏi đối tượng, thu thập, củng cố thêm chứng cứ để làm sáng tỏ bản chất của vụ án, sớm kết thúc điều tra, đưa vụ án ra xét xử nghiêm minh.

Bí ẩn về người đàn ông nhặt tiền lẻ trong đám ma nữ sinh

Như Báo CAND đã đưa thông tin diễn biến của vụ án, sau khi bắt giữ Vương Văn Hùng, đối tượng nghiện có 3 tiền án, nút mở của vụ án dần được tháo gỡ khi Cơ quan điều tra Công an tỉnh Điện Biên bắt thêm các đối tượng Bùi Văn Công - đối tượng chủ mưu và Phạm Văn Nhiệm.

Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu của vụ án, cả 3 đối tượng này lỳ lợm không khai thêm 2 đồng phạm là Lường Văn Hùng, SN 1991, trú tại bản Na Hí, xã Hua Thanh, huyện Điện Biên và Lường Văn Lả, SN 1991, trú tại: Bản Mển, xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Việc đưa 2 kẻ thủ ác ra ánh sáng là cả một quá trình đầy gian nan của lực lượng phá án Bộ Công an và Công an tỉnh Điện Biên.

Đại tá Tráng A Tủa, Phó Giám đốc Công an tỉnh, Trưởng Ban chuyên án chỉ đạo các lực lượng phá án.

Theo các trinh sát Phòng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh Điện Biên kể lại, khi tới gia đình nạn nhân thăm hỏi, chia buồn, cũng như đi tới hiện trường vụ án, các trinh sát đã đưa vào tầm ngắm đối tượng Lường Văn Lả bởi anh ta có thái độ rất lạ.

Lường Văn Lả luôn có mặt ở vòng ngoài tại các hiện trường mà lực lượng Công an tìm ra, luôn dò hỏi mọi người xem Công an đã tìm ra manh mối gì chưa. Thậm chí, trong đám tang đầy bi thương của nữ sinh viên Cao Mỹ Duyên, Lường Văn Lả cũng đi theo đoàn người đưa tiễn đến nghĩa trang anh ta vẫn hỏi han, nghe ngóng về việc điều tra của Công an.

Với những biểu hiện đáng ngờ của Lường Văn Lả, bằng các biện pháp nghiệp vụ và qua phát động phong trào quần chúng tố giác tội phạm các trinh sát có thông tin về việc ngày mùng 2 Tết Lường Văn Lả cùng một người đàn ông khác có xuất hiện tại nhà đối tượng Bùi Văn Công.

Tuy nhiên, khi được Công an triệu tập, Lường Văn Lả một mực phủ nhận việc có quen biết với Bùi Văn Công. Về thời gian Lả đi đâu, làm gì từ lúc nữ sinh Duyên mất tích cho tới khi người dân phát hiện ra thi thể của cháu Duyên, Lường Văn Lả nói rằng anh ta không biết gì về vụ án, vốn nghiện game và mê chơi điện tử nên thời gian đó anh ta ở nhà chơi điện tử và ở các quán nét trên địa bàn thành phố…nhằm tạo chứng cứ ngoại phạm.

Hôm đám tang Duyên, anh ta đi chỉ để nhặt tiền lẻ mà mọi người rải ra đường, với mục đích mang tiền này đi chơi game. Trinh sát xác minh nóng các địa điểm mà Lả nói anh ta chơi games ở đó đều không có thật. Với các chứng cứ mà trinh sát thu thập được, sau nhiều giờ đấu tranh, biết không thể thoát tội, Lường Văn Lả mới thừa nhận có liên quan.

Từng bước giải mã về cái chết bí ẩn

Diễn biến vụ án đã sang một tiến trình mới khi cơ quan CSĐT Công an tỉnh Điện Biên đã thu thập chứng cứ, chứng minh hành vi phạm tội và khởi tố đối tượng Lường Văn Hùng và Lường Văn Lả với tội danh giết người. Hiện, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Điện Biên đang củng cố thêm chứng cứ để khởi tố Lường Văn Hùng và Lường Văn Lả về tội hiếp dâm và tiếp tục điều tra, làm rõ vụ án.

Những ngày ở Điện Biên, đến bến xe, quán ăn, quán nước, xuống các phường, xã, đâu đâu chúng tôi cũng thấy người dân bàn tán, nói về vụ án đau lòng xảy ra trên địa bàn tỉnh trong những ngày Tết. Bác Nông Văn Cao (56 tuổi), bác Nguyễn Bá Trường (57 tuổi), cùng trú tại tổ 8, phường Thanh Trường, TP Điện Biên Phủ cho biết: Trong những ngày Tết, các đồng chí Công an thành phố, Công an phụ trách địa bàn đã đến tận nhà tôi và các hộ gia đình khác ở tổ 8 để nắm bắt những thông tin khác lạ về việc cháu Duyên mất tích.

Các đồng chí còn phát phiếu thu nhập thông tin và kêu gọi mọi người cùng chú ý phát giác, truy tìm một đối tượng nam giới và các vật chứng liên quan đến vụ án.

Khi đọc báo chí, xem ti vi của tỉnh về việc cháu Duyên mất tích, người dân hoang mang, lo lắng lắm, chúng tôi luôn phải dặn con và cháu gái không được phép đi đâu khi trời tối. Nghe về vụ án, rồi thấy chỉ sau 72 giờ nhóm người gây án đã bị bắt, không ngờ Công an tìm ra nhanh thế.

Trao đổi với PV Báo CAND, đồng chí Trần Văn Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên cho biết: Sáng mùng 1 Tết, Thiếu tướng Sùng A Hồng, Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên đã báo cáo Thường trực Tỉnh ủy về tình hình an ninh, trật tự trong ngày 30 Tết, trong đó có vụ việc nữ sinh bị mất tích chiều tối 30 Tết. 

Tỉnh ủy đã chỉ đạo Công an tỉnh tiếp tục triển khai lực lượng bảo vệ cho nhân dân vui Xuân, đón Tết; đồng thời, chỉ đạo các lực lượng phối hợp với quần chúng nhân dân để tìm nữ sinh đã bị mất tích.

Cho đến trưa mùng 3 Tết khi phát hiện ra thi thể cháu Duyên, Tỉnh ủy đã chỉ đạo Công an tỉnh sớm điều tra, làm rõ; trực tiếp đồng chí Giám đốc Công an tỉnh đã xuống hiện trường để chỉ đạo công tác khám nghiệm hiện trường, thành lập Ban Chuyên án, phân công, huy động lực lượng, phương tiện tiến hành điều tra và đã trực tiếp báo cáo Tỉnh ủy, UBND tỉnh tình tiết vụ án cũng như các công tác đã triển khai.

Những ngày qua, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên cho biết, ông cũng đã trực tiếp làm việc với Ban Giám đốc Công an tỉnh để nắm tình hình; thường xuyên nghe Ban Giám đốc Công an tỉnh và cơ quan tố tụng báo cáo về diễn biến của vụ án để kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo.

Với tinh thần trách nhiệm cao và triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng Công an, cùng sự giúp đỡ của quần chúng nhân dân nên chỉ trong 72 giờ các đối tượng nhanh chóng bị bắt. Có thể nói, dư luận nhân dân đánh giá cao sự nỗ lực, tinh thần trách nhiệm của lực lượng Công an tỉnh và các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an phối hợp với cơ quan chức năng tỉnh vào cuộc điều tra rất kịp thời..

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cũng khẳng định, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Thường trực Tỉnh ủy thường xuyên họp với các cơ quan tiến hành tố tụng của tỉnh Điện Biên và đã chỉ đạo Công an tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Toà án nhân dân tỉnh khẩn trương và trong thời gian sớm nhất điều tra, truy tố, đưa các đối tượng phạm tội này ra xét xử, áp dụng hình phạt nghiêm khắc nhất theo quy định của pháp luật để trừng trị loại tội phạm dã man, đặc biệt nghiêm trọng này…

Theo Công an nhân dân

NHỮNG CẢM NHẬN TUYỆT VỜI VỀ CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN NINH AN TOÀN HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH MỸ - TRIỀU LẦN 2

Những cảm nhận tuyệt vời về công tác đảm bảo an ninh, an toàn hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần hai

Nhóm PV thời sự chính trị/Báo An ninh Thủ đô

Trước, trong và ngay sau hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần hai diễn ra tại Hà Nội, PV Báo ANTĐ đã ghi nhận được những ý kiến, cảm nhận tốt đẹp của nhiều phóng viên quốc tế, các tầng nhân dân về công tác đảm bảo tuyệt đối an toàn hội nghị quan trọng này.

Bà Scottie Nell Hughes, Phóng viên hãng tin RT America (Hoa Kỳ)

Công an Việt Nam đã thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần hai

“Đây là lần đầu tiên tôi đến Việt Nam và TP Hà Nội, sự mến khách của con người Việt Nam không chỉ với các phóng viên nước ngoài mà còn đối với tất cả những bạn bè quốc tế đã cho tôi một cảm giác rất tuyệt vời. Những năm qua, Việt Nam và Thủ đô Hà Nội luôn được coi là điểm thu hút đối với du khách quốc tế bởi sự an toàn. Đặc biệt, hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên là một trong những hội nghị quan trọng.

Thủ đô của các bạn đã được trang hoàng rất đẹp. Hội nghị cũng được bảo vệ an ninh với cấp độ cao nhất, tuy nhiên tôi vẫn thấy người dân ở đây không phải chịu sự cách ly mà vẫn sinh sống và làm việc thoải mái như thường nhật. Điều này cho tôi một cảm giác rất khác lạ khi tác nghiệp tại Hà Nội - Việt Nam. Lực lượng Công an Việt Nam đã làm rất tốt công việc của mình, đảm bảo an ninh, an toàn cho hội nghị, nhưng vẫn cho tôi cũng như các phóng viên quốc tế khác thấy và cảm nhận được sự gần gũi với cuộc sống của người dân Thủ đô Hà Nội thanh bình, Thành phố Vì hòa bình của thế giới...

Các đồng nghiệp của tôi đều chia sẻ, họ không cảm thấy lo lắng về bất kỳ một điều gì ở Hà Nội. Công tác tổ chức hội nghị rất chu đáo và lực lượng Công an Việt Nam cũng rất chuyên nghiệp, luôn nở nụ cười thân thiện với chúng tôi.

Thật tuyệt vời khi người dân Hà Nội thoải mái chào đón, biểu thị lòng mến khách đối với bạn bè quốc tế, trong khi an ninh được đảm bảo tuyệt đối an toàn. Rõ ràng, để làm được điều này không phải dễ dàng và nó tạo ra không khí thân thiện, thích hợp cho các cuộc đàm phán về hòa bình. Đây có thể coi là một hình mẫu để các nước khác học tập, nếu muốn trở thành địa điểm tổ chức các sự kiện mang tầm cỡ quốc tế có tính lịch sử”.

Nhà báo Imad El Atrache - kênh truyền hình SKY News (Ả rập)

Đi dạo buổi tối mà không cảm thấy bất cứ lo lắng nào

Tôi thấy an ninh của Việt Nam được đảm bảo rất tốt. Tôi thậm chí có thể đi dạo vào buổi tối mà không cảm thấy lo lắng về bất kỳ một điều gì.

Công tác tổ chức rất chu đáo và lực lượng Cảnh sát bảo vệ cũng rất chuyên nghiệp, luôn nở nụ cười với chúng tôi. Tôi tin rằng đây có thể là lý do mà hai vị lãnh đạo hai nước Mỹ và Triều Tiên lựa chọn Việt Nam để làm nơi tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh, bởi vì họ tin tưởng vào an ninh của nước bạn.

Tôi thực sự mong muốn có cơ hội quay lại Việt Nam và có nhiều trải nghiệm thú vị hơn về đất nước, văn hóa, con người Việt Nam các bạn". 

Bà Phạm Thị Tam Tòng (ở phố Lê Duẩn, quận Đống Đa, Hà Nội)

Một Hà Nội đẹp, rực rỡ cờ hoa

Trong những ngày diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên, toàn bộ các tuyến đường của Hà Nội được trang trí rực rỡ. Cùng với đó, các quận, phường đã tăng cường lực lượng chức năng đảm bảo duy trì trật tự đô thị, phương tiện được sắp xếp ngay ngắn, không có hàng quán lấn chiếm lòng đường vỉa hè.

Giao thông đi lại cũng rất ổn định. Không chỉ vậy, để phục vụ tốt hơn cho Hội nghị, chính bản thân những người dân đã chủ động, tự ý thức dọn dẹp vệ sinh đường phố nơi mình sinh sống, góp phần xây dựng một hình ảnh đẹp về Hà Nội. Chúng tôi mong rằng, Hà Nội mãi là địa chỉ uy tín trong mắt bạn bè quốc tế, để tiếp tục đăng cai tổ chức các chương trình, hội nghị quan trọng tầm cỡ thế giới.

Chị Hà Kiều Trang (ở phố Cao Bá Quát, quận Ba Đình, Hà Nội)

Đất nước bình yên, con người hiếu khách

Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên là một sự kiện quan trọng được cả thể giới quan tâm, hướng đến và Hà Nội vinh dự được chọn là nơi đăng cai tổ chức hội nghị đặc biệt quan trọng này. Mặc dù có thời gian chuẩn bị khá ngắn, nhưng bằng sự quyết tâm và lòng hiếu khách, chính quyền và người dân Thủ đô đã đồng lòng xây dựng một hình ảnh đất nước bình yên. Có được sự bình yên đó, phải kể đến những đóng góp của các lực lượng Công an, Quân đội… đã tập trung đảm bảo tốt an ninh trật tự.

Tôi nhận thấy, Hà Nội những ngày này trang hoàng đẹp hơn, đường phố sạch sẽ, trên các tuyến đường người dân chào đón các nguyên thủ của 2 quốc gia Mỹ, Triều Tiên cùng truyền thông quốc tế bằng nụ cười và sự thân thiện, hiếu khách. Điều này góp phần xây dựng hình ảnh đất nước, con người Việt Nam thân thiện, mến khách trong mắt bạn bè quốc tế.

Anh Đào Nguyên Khôi (Du học sinh Việt Nam tại CHLB Đức)

Lực lượng Công an và Quân đội đã phối hợp nhịp nhàng đảm bảo an ninh, an toàn Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên

Trong những ngày diễn ra hội nghị, chúng tôi chứng kiến lực lượng Quân đội và Công an của Công an Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thủ đô, cũng như của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng đã phối hợp nhịp nhàng, bảo đảm tuyệt đối an toàn nơi lưu trú và nơi 2 đoàn cấp cao Mỹ - Triều Tiên gặp gỡ và diễn ra hội nghị thượng đỉnh.

Cũng trong những ngày vừa qua, Hà Nội không xảy ra bất cứ một sự cố nào về an ninh, đó là thành công lớn nhất. Lực lượng Công an và Quân đội đã làm tốt công tác phân luồng, bố trí giao thông hợp lý để người dân và khách quốc tế có thể lưu thông thuận tiện. Cùng với việc thể hiện sức mạnh của lực lượng Quân đội và Công an, hai lực lượng cũng đã làm tròn vai “sứ giả” hòa bình, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về ý nghĩa của sự kiến chính trị quan trọng này, để mỗi người dân hiểu và chấp hành tốt việc điều tiết giao thông và góp phần vào thành công của Hội nghị.

Chúng tôi cảm nhận được sự vất vả của lực lượng Công an và Quân đội trong những ngày qua, khi một ca trực tại điểm chốt ngoài đường kéo dài nhiều giờ đồng hồ, nhưng với tinh thần “quân lệnh như sơn”, các đồng chí vẫn giữ được tác phong của lực lượng vũ trang, nghiêm túc, đúng kỷ luật, kỷ cương, xây dựng hình ảnh đẹp về những người giữ gìn ANTT không chỉ trong lòng người dân Hà Nội, mà còn trong mắt bạn bè quốc tế và những người đồng nghiệp đến từ Mỹ, Triều Tiên.

Chị Lê Thị Kim Anh (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)

Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ các tuyến đường

Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, người dân Hà Nội đã biết đến việc 2 đoàn cấp cao Mỹ và Triều Tiên đến Hà Nội dự hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần hai, di chuyển trên nhiều tuyến đường bằng 2 phương tiện hoàn toàn khác nhau. Nếu như đoàn Mỹ đến Hà Nội bằng máy bay và đón đoàn từ Sân bay Nội Bài về khách sạn Marriott, thì đoàn Triều Tiên lại đến Việt Nam bằng tàu hỏa bọc thép và lực lượng an ninh Việt Nam cùng với an ninh Triều Tiên đón đoàn từ Ga Đồng Đăng (Lạng Sơn) về Hà Nội qua một chặng đường dài hơn 180km qua các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh. Song dù đến bằng phương tiện nào, khoảng cách xa hay gần thì việc đón dẫn cả 2 đoàn đều đã đảm bảo tuyệt đối an toàn.

Điều đó cho thấy các phương án bảo vệ đã được xây dựng một cách kỹ lưỡng, đồng bộ, thể hiện sự chuyên nghiệp của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng trong công tác tổ chức các sự kiện quốc tế tầm cỡ, xứng đáng là điểm đến an toàn, thân thiện của bạn bè thế giới.

Việc đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối cho sự kiện này là thành công lớn, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

TỔNG THỐNG DONALD TRUMP GIẢI THÍCH LÝ DO THƯỢNG ĐỈNH KHÔNG ĐẠT ĐƯỢC THỎA THUẬN

Tổng thống Donald Trump giải thích lý do thượng đỉnh không đạt được thoả thuận

Bài của báo Lao Động

Tổng thống Mỹ Donald Trump tại cuộc họp báo ở khách sạn Marriott. Ảnh: Hải Nguyễn.

Tổng thống Donald Trump cho biết, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 tại Hà Nội không đạt được thỏa thuận do Triều Tiên yêu cầu dỡ bỏ trừng phạt. Trước đó, Nhà Trắng ra tuyên bố không có thoả thuận chung nào đạt được giữa hai nhà lãnh đạo sau khi cuộc họp đột ngột bị rút ngắn, bữa trưa và lịch trình ký tuyên bố chung bị hủy bỏ.

Mở đầu cuộc họp báo lúc 14h tại khách sạn Marriott, ông Donald Trump đề cập tới các thông tin về chính sách đối ngoại, tán dương sự phát triển kinh tế Việt Nam và cảm ơn người dân Việt Nam về sự hiếu khách.

Tổng thống Mỹ nhiều lần khẳng định mối quan hệ tốt với lãnh đạo Triều Tiên

Tổng thống Donald Trump nói rằng, cuộc trao đổi với Chủ tịch Triều Tiên diễn ra thân thiện và mọi người không hề giận dữ khi rời đi. “Chúng tôi chỉ đơn giản là giống nhau. Chúng tôi có mối quan hệ tốt” – ông nói.

Sau đó, một lần nữa, ông Donald Trump cho biết, mối quan hệ cá nhân của ông với Chủ tịch Kim Jong-un “rất ấm áp”.

Ông khẳng định, việc cuộc họp thượng đỉnh bị rút ngắn “không giống kiểu bạn đứng lên và đi khỏi cuộc gặp".

“Mối quan hệ rất nồng ấm và khi chúng tôi rời đi, đó là một sự rời đi thân thiện” – ông Donald Trump nói.

Toàn cảnh buổi họp báo. Ảnh: Hải Nguyễn 

"Không có kế hoạch các cuộc thượng đỉnh tiếp theo"

Khi được hỏi về việc liệu có gia tăng sự trừng phạt với Triều Tiên, Donald Trump nói: “Tôi không muốn nói về gia tăng trừng phạt”. 

Tiếp tục buổi họp báo, ông Trump nói, ông Kim Jong-un cam kết với ông “không thử nghiệm tên lửa và bất cứ thứ gì liên quan đến hạt nhân”, nên “chúng ta hãy chờ xem”.

Ông Trump cũng nói ông Kim Jong-un là “một người cứng rắn” và không nghe lệnh của bất cứ ai.

Ông Trump nói ông và ông Kim Jong-un chưa cam kết tổ chức một cuộc thượng đỉnh nữa.

Tổng thống Donald Trump cũng cho biết sẽ gọi cho Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in khi ông lên chuyên cơ rời Hà Nội. “Ông ấy mong muốn đạt được một thỏa thuận” – ông Donald Trump nói. 

Nhà lãnh đạo Mỹ cũng nói rằng sẽ điện đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. 

Khi được hỏi liệu ông có nghĩ đây là một hội nghị thượng đỉnh được tổ chức vội vã, ông Trump cho biết: “Tôi có thể đã ký một thứ gì đó trong hôm nay. Nhưng tốt nhất là để nó đúng thời điểm hơn là tiến hành vội vã”.

Tổng thống Mỹ giải thích lý do không đạt được thỏa thuận tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ- Triều 2. Ảnh: Hải Nguyễn.

Bất đồng về lệnh cấm vận

Tổng thống Donald Trump cũng cho hay, bất đồng về lệnh cấm vận chính là lý do hội nghị thượng đỉnh giữa ông và Chủ tịch Kim Jong-un không đạt kết quả như mong đợi. 

Phóng viên Hàn Quốc hỏi Tổng thống Donald Trump rằng, ông và Chủ tịch Triều Tiên đã trao đổi gì liên quan tới phi hạt nhân hóa. Ông Donald Trump cho biết: “Đó là vấn đề mà mọi người nói rất nhiều về nó. Với tôi, nó rõ ràng: Các vị phải sẵn sàng từ bỏ vũ khí hạt nhân”. 

Ông Donald Trump nói rằng, ông Kim Jong-un tuyên bố sẵn sàng dỡ bỏ nhà máy hạt nhân Yongbyon nhưng muốn tất cả các lệnh trừng phạt phải bị dỡ bỏ - điều mà ông Donald Trump nói rằng phía Mỹ chưa sẵn lòng làm vậy.

"Về cơ bản, họ muốn các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ hoàn toàn, nhưng chúng tôi không thể làm được điều đó. Chúng tôi phải rời khỏi cuộc gặp" - ông Donald Trump chia sẻ với báo giới sau khi cuộc hội đàm bị rút ngắn.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Pompeo cho biết, kể cả khi nhà máy Yongbyon được dỡ bỏ thì vẫn còn những nhà máy khác và những vũ khí khác. Do đó, hai bên không đạt được thỏa thuận.

"Đôi khi bạn phải bước đi..." 

Đề cập tới Triều Tiên, nhà lãnh đạo Mỹ cho biết: “Chúng tôi đã có thời gian thực sự hiệu quả”. Ông nói rằng, "họ đã nhất trí rằng chưa đủ tốt để ký bất cứ điều gì".

Ông Donald Trump cũng nói rằng, ông và ông Kim Jong-un có mối quan hệ “rất mạnh mẽ” nhưng nói rằng “đôi khi bạn phải bước đi”.

Hài lòng về tiến trình đã đạt được

Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết: “Chúng tôi đã có một tiến trình thực sự… trong vòng 24-36h qua”, tuy nhiên “chúng tôi không đi được đến cuối con đường”. 

Dù vậy, Ngoại trưởng Mỹ nói: “Tôi ước chúng tôi có thể đi xa hơn, nhưng tôi lạc quan”. Ông nói rằng, Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đều cảm thấy hài lòng về tiến trình đã đạt được.

"Gần hơn rất nhiều so với 1 năm trước”

Trả lời câu hỏi của phóng viên Sean Hannity: Làm thế nào có thể thu hẹp khoảng cách ý tưởng của Mỹ và Triều Tiên về phi hạt nhân hoá, ông Donald Trump nói rằng điều đó sẽ mất thời gian.

Trả lời câu hỏi liệu ông Donald Trump có biết tầm nhìn của Chủ tịch Kim về phi hạt nhân hoá là gì hay không, ông Donald Trump nói: “Ông ấy có tầm nhìn nhất định, nhưng không chính xác là tầm nhìn của chúng tôi, mặc dù vậy nó đã gần hơn rất nhiều so với 1 năm trước”.

Quan chức Hàn Quốc: Chúng tôi cũng bối rối như cả thế giới

Trước khi Tổng thống Donald Trump có cuộc họp báo, một quan chức chính phủ Hàn Quốc nói với CNN: “Chúng tôi cũng bối rối như cả thế giới bây giờ”.

“Cả thế giới đang trông đợi một thoả thuận và chúng tôi cũng vậy”.

Xe chở Tổng thống Donald Trump rời khách sạn Metropole về khách sạn Marriott. Ảnh: Minh Hoàng.

Thị trường chứng khoán Hàn Quốc giảm đột ngột trước thông tin hội nghị thượng đỉnh kết thúc sớm, đóng cửa phiên giao dịch ngày 28.2 với mức giảm 1,8%.

Nhà Trắng xác nhận thượng đỉnh Mỹ-Triều không đạt thoả thuận

“Không có thoả thuận nào đạt được tại thời điểm này, nhưng các nhóm làm việc của hai bên đều mong muốn gặp lại nhau trong tương lai” - tuyên bố của Thư ký Báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders cho biết.

Bà Sanders bổ sung: “Tổng thống Mỹ Donald J.Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã có các cuộc gặp rất tốt đẹp và mang tính xây dựng ở Hà Nội, Việt Nam vào ngày 27-28.2.2019. Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận nhiều cách thức khác nhau để thúc đẩy phi hạt nhân hoá và các khái niệm thúc đẩy kinh tế”.

Xe chở Chủ tịch Kim Jong-un rời khách sạn Metropole sau khi bữa trưa bị huỷ bỏ và cũng không có một thỏa thuận cụ thể nào được đưa ra. Ảnh: Thanh Huế.

Tổng thống Donald Trump chuẩn bị họp báo vào lúc 14h00. Phiên dịch của Tổng thống đã về đến khách sạn Marriot - nơi diễn ra cuộc họp báo, song hiện chưa thấy bóng dáng ông Donald Trump. Tuy nhiên, sân khấu đã sẵn sàng, đông đảo phóng viên đã có mặt.

Huỷ ăn trưa, không có thoả thuận chung

Bữa ăn trưa làm việc theo kế hoạch giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã bị hủy bỏ và lễ ký thỏa thuận chung tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 cũng bị hủy, theo CNN.

Sau khi các cuộc đàm phán sơ bộ giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong-un kết thúc, Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders nói với các phóng viên đang chờ đợi để đưa tin về bữa trưa làm việc của các nhà lãnh đạo rằng sự kiện này đã bị hủy. 

Các cuộc đàm phán sẽ kết thúc trong 30 phút tới, bà nói. 

Theo Thư ký báo chí Nhà Trắng, sau đó ông Donald Trump sẽ trở lại khách sạn để dự cuộc họp báo vào lúc 14 giờ chiều, thay vì dự kiến ban đầu là 16 giờ.

Bà Sarah Sanders từ chối bình luận khi được hỏi nhiều lần về lễ ký kết, dự kiến diễn ra vào lúc 14h theo lịch trình ban đầu.

THANH HÀ