Thứ Hai, 11 tháng 2, 2019

CHUYỆN VEC "TỪ CHỐI PHỤC VỤ" 2 Ô TÔ VÀO CAO TỐC: "MẤT PHƯƠNG TIỆN GÂY RỐI"

Cuteo@

Đúng sai thế nào xin mời các anh chị cho ý kiến.

Tôi cũng chấp nhận gạch đá của các anh chị. Và tôi cũng tin rằng những ý kiến trên tinh thần xây dựng của các anh chị sẽ làm tôi sáng ra nhiều.

Tôi cho rằng, với tư cách là một doanh nghiệp, VEC có quyền từ chối không phục vụ một số đối tượng "khách hàng" không chấp hành quy định của họ, như: quỵt tiền, phá hoại hoạt động bình thường của họ....Họ là doanh nghiệp kinh doanh, người mua không chấp nhận giá cả và các điều kiện dừng đỗ của họ thì họ có quyền từ chối.

Cũng cần thấy rằng, VEC không CẤM. Từ CẤM là do đám lều báo và luật sư đánh tráo để lừa các anh chị. Họ chỉ từ chối phục vụ khách hàng đang phá hoại công việc kinh doạnh đã được pháp luật bảo hộ của họ. Xem hình bên.

Dùng từ CẤM là để dẫn dắt rằng VEC làm thế là vi hiến và có cớ để vận dụng Nghị định 63 mà thôi.

Sở dĩ Nghị định 63 không áp dụng được ở đây vì đây là tranh chấp phát sinh trong giai đoạn kinh doanh. Điều kiện kinh doianh của họ là minh bạch, ai chấp nhận thì dùng, ai không chấp nhận thì ngồi nhà.

Ai đó nói rằng, đường là của quốc gia nên mọi người có quyền đi thì nên xem lại. BOT là hình thức "Đầu tư - Khai thác (kinh doanh) - chuyển giao". Nghĩa là khi anh không có tiền làm đường thì anh kêu gọi doanh nghiệp đầu tư (vì họ có tiền). Đầu tư xong thì các doanh nghiệp này có quyền khai thác tức là kinh doanh trong một số năm nhất định. Khi đó, con đường ấy là thuộc quyền kiểm soát của nhà đầu tư, còn nhà nước chỉ có vai trò làm công tác quản lý nhà nước. Hết giai đoạn kinh doanh theo thời hạn hợp đồng, họ chuyển giao lại toàn bộ cho nhà nước quản lý và khi đó nhà đầu tư không có quyền quản lý con đường này nữa. Hiện tại là giai đoạn kinh doanh mà chưa chuyển giao nên họ có quyền kiểm soát con đường này. Khi kinh doanh thì doanh nghiệp có quyền từ chối phục vụ khách hàng không chấp nhận điều kiện của họ như đã nói ở trên.

So sánh có thể khập khiễng, nhưng hình dung như thế này: Anh có đất nhưng không có tiền làm nhà và khi đó tôi xuất hiện, thỏa thuận với anh rằng, tôi sẽ thuê đất của anh, tôi đàu tư xây nhà, tôi sẽ được quyền sử dụng nhà đó 20 làm nơi kinh doanh các cái.. để thu hồi vốn và tất nhiên là có lãi. Sau 20 năm tôi sẽ trao lại nhà cho anh và kể từ đây tôi k có quyền gì nữa. Ở giai đoạn tôi kinh doanh, tôi có quyền từ chối phục vụ bất kể khách hàng nào đến mua chịu (vì tôi k bán chịu), không phục vụ khách hàng đến để phá phách, làm phiền các công việc kinh doanh của tôi. Và nếu các anh chị đến đó không phải để mua hàng mà là phá hoại tôi sẽ báo các cơ quan chức năng xử lý. Dù bị các cơ quan chức năng xử lý nhưng lần sau tôi sẽ không phục vụ anh nữa.

Khi đang viết entry này, tôi được biết tờ Tiền Phong đã đăng bài: Lãnh đạo VEC: Mỗi năm VEC từ chối khoảng 1.000 xe ôtô vi phạm. Tương tự như vậy mời các anh chị vào trang web của VEC để biết thêm thông tin.

Duy nhất có 1 điều mà tôi lăn tăn là ở chỗ, thông thường đầu tư kiểu BOT thì doanh nghiệp phải đầu tư để làm đường mới 100% chứ không phải lấy đường Quốc lộ (của dân) để rồi chỉ sửa sang chút đỉnh, thảm nhựa rồi lại thu tiền của dân. Mà thực tế, chuyện như thế này đã xảy ra. Nếu doanh nghiệp sử dụng đường Quốc lộ để làm BOT thì rõ ràng chuyện không cho người dân sử dụng con đường đó là có vấn đề. Mâu thuẫn này là tất yếu của thời kì đầu, khi mà chúng ta mới bắt đầu triển khai hình thức BOT. Nhưng tôi tin cái gì rồi cũng sẽ có cách giải quyết.

Dù đúng sai thế nào thì cũng tôi tin rằng, việc VEC từ chối phục vụ một số phương tiện do cố tình vi phạm các quy định của họ cũng làm cho những người tử tế hoan hỉ. Chỉ có một số ít kẻ là la toáng lên vì bị "tịch thu phương tiện gây rối".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét