Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2019

Vụ tài xế quậy BOT Bến Thủy, lao xe vào người thi hành công vụ ở Nghệ An: ĐÂY LÀ HÀNH VI CỐ Ý GIẾT NGƯỜI

Ong Bắp Cày

Tôi đang theo dõi vụ tài xế xe ô tô con BKS 47A-130.89 cố tình đâm hỏng barie, cọc tiêu phản quang tại trạm thu phí Bến thủy 2 gây mất an ninh trật tự trong những ngày đầu năm mới. Sau khi thuyết phục không có kết quả, Công an tỉnh đã yêu cầu lực lượng CSGT Trạm CSGT Diễn Châu và Công an Nghi Lộc đưa phương tiện và người về trụ sở để xử lý. 

Tại trụ sở Công an huyện Hưng Nguyên, tài xế bất hợp tác rồi lên ô tô, đóng kín cửa, cố thủ bên trong, buộc công an Hưng Nguyên phải mời Viện kiểm sát tới để phá cửa đưa tài xế ra ngoài. Sau 3 tiếng thuyết phục bất thành, tài xế này đã bất ngờ nổ máy, rồ ga đâm thẳng vào lực lượng chức năng. Rất may, các cán bộ công an, Viện kiểm sát và những người chứng kiến đã nhảy tránh kịp. Ngay sau đó, lực lượng công an đã phải khống chế, bắt giữ tài xế.

Sáng nay thông tin từ báo chí cho hay, thượng tá Phạm Ngọc Thanh, Phó trưởng Công an huyện Hưng Nguyên cho biết cơ quan điều tra công an huyện này đã khởi tố vụ án, tạm giữ hình sự tài xế tên Tuy (49 tuổi, trú tỉnh Đắk Lắk) để điều tra về hành vi Chống người thi hành công vụ.

Với cáo buộc gây rối trật tự công cộng, hay chống người thi hành công vụ là rất rõ ràng nhưng cũng rất có thể đối tượng này sẽ phải đối mặt với cáo buộc cố ý giết người do cố tình lái xe ô tô, tăng ga, lao thẳng vào lực lượng chức năng ở Nghệ An.

Việc không chấp hành mệnh lệnh của lực lượng công an và điều khiển phương tiện đâm thẳng vào lực lượng đang thi hành công vụ được coi là hành vi cố ý giết người. Bởi hơn ai hết, lái xe ý thức rõ, việc rồ ga lao thẳng vào các cán bộ công an, Viện kiểm sát và những người chứng kiến khiến họ có thể chết do không phản xạ kịp. Việc những người thi8 hành công vụ không chết là nằm ngoài ý muốn chủ quan của tên lái xe. 

Luật sư Nguyễn Văn Thế (Hà Nội) khẳng định, trường hợp này là hành vi cố ý giết người, bởi đây là hành vi trái pháp luật gây ra bởi lỗi cố ý, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là những người thi hành công vụ, người chứng kiến có thể chết. Tài xế đã biết được nhưng người này đang đứng trước đầu xe là nằm trong tình thế nguy hiểm đến tính mạng, nhưng tài xế đã không xuống xe mà cố tình rồ ga nhằm đâm thẳng vào đám đông với tốc độ cao và biết rõ họ có thể sẽ chết. Ở đây, tài xế đang điều khiển xe ô tô con là sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ. Hành vi cố ý nổ máy, rồ ga lao thẳng vào đám đông là lỗi cố ý đến hậu quả rất nghiêm trọng. Việc không có ai bị thương là nằm ngoài ý muốn chủ quan của tài xế. Vì thế phải xác định và xem xét tội giết người chứ không phải là tội khác liên quan.

Luật sư Phạm Ngọc BÌnh cho rằng, rõ ràng hành vi của tài xế là cố ý, bất chấp tình mạng, sức khỏe của người khác. Hậu quả dù không có ai không thiệt mạng là ngoài ý muốn của tài xế Tuy. Bởi trong hoàn cảnh ấy tài xế buộc phải nhận thức được đây là tình huống rất nguy hiểm phải dừng xe lại để bảo vệ tính mạng cho người thi hành công vụ. Hành vi cố ý của tài xế là vi phạm pháp luật hình sự, hậu quả là thiệt hại nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng của người thi hảnh công vụ. Do đó phải xem xét xử lý nghiêm bằng tội giết người.

Thưa các anh chị, hành vi cố ý giết người của lái xe mang biển kiểm soát 47A-130.89 cần phải bị lên ánh mạnh mẽ và cần phải bị trừng trị thích đáng, nếu không, một ngày nào đó chính chúng ta sẽ là nạn nhân tiếp theo.

Thực ra đây là vụ phá hoại có tổ chức do một kẻ tự xưng là phóng viên của Tạp chí Làng mới, có tên là Trương Châu Hữu Danh cầm đầu. Đề nghị công an Nghệ An điều tra mở rộng vụ án và xử lý tên cầm đầu này.

***
Điều 123. Tội giết người

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Điều 125. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

1. Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét