Thứ Tư, 19 tháng 2, 2020

Đồng Tâm: Lê Đình Kình đã cướp đất quốc phòng và biến thành khủng bố như thế nào?


Nhiều anh chị hỏi tôi về chuyện Lê Đình Kình cướp đất quốc phòng như thế nào và tự biến mình thành một tên khủng bố ra làm sao. Tôi xin lược qua thế này.

Nhắc đến vụ Đồng Tâm là nhắc đến khu đất Đồng Sênh, là cái mà đám sâu bọ gọi là khu đất tranh chấp giữa quân đội và HTX Đồng Tâm. Thực tế không hề có tranh chấp nào giữa quân đội và người dân, mà chỉ có Lê Đình Kình và đồng bọn lấn chiếm và cướp.

Trước tiên phải khẳng định ngoài 14 hộ dân có danh sách đang cư trú, canh tác thuộc diện được nhà nước hỗ trợ, bồi thường di dời đi nơi khác thì gia đình Lê Đình Kình và các thành viên tổ Đồng Thuận không có bất cứ liên quan nào tới khu đất Đồng Sênh (có văn bản ghi là Đồng Xênh). Khu đất này có 14 hộ dân cư trú, canh tác từ trước với lý do mượn, hoặc chuyển nhượng bất hợp pháp, trong đó có 1 hộ được chính Lê Đình Kình ký giấy cấp đất.

Khi Hà Nội có triển khai đo đạc để thực hiện chủ trương bồi thường hỗ trợ tái định cư 68.785.4 m2 với 14 chủ hộ đang sử dụng tại khu vực này thì Lê Đình Kình mới nhảy vào nhằm kiếm chác.

Ngày 13/6/2016 Hội đồng bồi thường... triển khai đo đạc thì Lê Đình Kình cùng với Nguyễn Văn Thiệu, Hoàng Thị Thăng huy động khoảng 30 người khác cản trở, khiến tổ đo đạc phải dừng công việc.

Tiếp theo, ngày 21/6/2016, Lê Đình Kình cùng Bùi Văn Nhạc và một nhóm thảo khấu kéo đến Trụ sở ban tiếp dân của TP Hà Nội ra yêu sách hủy bỏ văn bản: (1) Thông báo 162 và (2) Quyết định số 1012. UBND TP đã ban hành Kết luận số 47/KL-UBND vào ngày 31/10/2016, khẳng định: Nội dung công dân tố cáo là sai và một số công dân thôn Hoành xã Đồng Tâm tố cáo UBND huyện Mỹ Đức và có hành vi gây mất ổn định tình hình an ninh chính trị và cản trở dự án quốc phòng". Tất nhiên, với Lê Đình Kình phản đối Kết luận này và tuyên bố: "Nếu các đồng chí làm sẽ gây xung đột", "nếu huyện tiếp tục giải tỏa 6,8 ha thì nhân dân xã Đồng Tâm sẽ có biến động chống lại việc giải tỏa".

Ngày 15/11/2016, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tiếp tục triển khai kiểm đếm thì Lê Đình Kình, Bùi Văn Nhạc, Hoàng Thị Thăng huy động khoảng 120 người dân ra cản trở, buộc Hội đồng phải dừng lại.

Đáng chú ý, ngày 15/2/2017, Kình, Nhạc và Thăng và 2 người khác đã tự ý xông vào khu đất thuộc Dự án A1 của sân bay Miếu Môn, giật và cắt dây căng cảnh báo khu vực quân sự với dòng chữ "Khu vực cấm" rồi mang đến UBND xã Đồng Tâm để trình bày, tự giao nộp một đoạn dây dài 500m.

Táo tợn hơn, ngày 19/2/2017, Lê Đình Kình, Bùi Văn Nhạc, Bùi Văn Vệ, Nguyễn Văn Thiệu kéo theo 20 "đầu gấu" xông vào khu vực A1 nói trên tự ý đo đạc, cắm cọc phân lô với mục đích giao đất chia cho các hộ dân đi cùng. Kể từ đây, Kình tổ chức cho đám thảo khấu Đồng Thuận canh gác ngày đêm, sẵn sàng đe dọa bất kể ai đến gần khu vực này.

Xin hỏi các anh chị, hành vi trên là gì nếu không phải là cướp đất quốc phòng?

Lạ lùng là sau khi cắm mốc phân lô tạm thời, thì ngày 22/2/2017 Lê Đình Kình tự xưng là "đại diện Tổ Đồng Thuận chống tham nhũng" trực tiếp UBND xã Đồng Tâm gửi đơn xin khai hoang đất Đồng Sênh bỏ hoang (Đất đang thực hiện dự án A1 sân bay Miếu Môn).

Thưa các anh chị, hành vi này là gì nếu không phải là tìm cách hợp thức hóa số đất đã cướp được từ tay Bộ quốc phòng?

Đến ngày 27/2/2017, Lê Đình Kình tiếp tục tiến thêm một bước mới nguy hiểm hơn. Kình huy động 5 máy cày, 1 máy xúc vào cày, san gạt diện tích đã chia lô trong khu đất thuộc Dự án A1. Sau khi san ủi:

- Nguyễn Văn Thiệu được chia 240 m2. Diện tích này được Thiệu cho người khác thuê canh tác. Thiệu đóng 100 ngàn để sới cỏ.

- Hoàng Thị Thăng được chia khoảng 200 m2. Thăng ủng hộ 200 ngàn và cho người khác thuê.

- Lê Đình Kình được chia 600 m2. Kình cùng gia đình trồng ngô, khoai lang. Ngay sau đó, Kình huy động người nhà xây dựng 1 căn nhà cấp 4 rộng 12 m2 lợp tôn.

Cùng với quá trình xây dựng bất hợp pháp, Kình chỉ đạo đánh một con đường nhỏ, rải đá răm, 2 bên cắm cờ tổ quốc và cho người canh gác suốt ngày đêm. Không chỉ thế, Kình ra lệnh cho đám con cháu cắt đường dây truyền thanh của xã, thay vào đó là phát loa vu cáo chính quyền chiếm đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm. Đồng thời khuếch trương thanh thế tổ Đồng Thuận, đe dọa bất cứ ai chống lại chúng và lên tiếng thách thức chính quyền.

Phản ứng trước việc làm của Lê Đình Kình, ngày 28/2/2017, UBND xã Đồng Tâm có Thông báo số 07 trả lời Lê Đình Kình, trong đó khẳng định vị trí đất mà Lê Đình Kình nêu trong đơn không thuộc đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm, không do UBND xã Đồng Tâm quản lý mà Bộ quốc phòng đang quản lý. Tuy nhiên, đây là phản ứng yếu ớt của chính quyền xã trong điều kiện bị đám thảo khấu Đồng Thuận do Lê Đình Kình, Lê Đình Công thao túng.

Như vậy, ngay UBND xã Đồng Tâm cũng khẳng định, khu đất Đồng Sênh là đất quốc phòng không thuộc diện quản lý của xã và đương nhiên hành vi tự ý san gạt, phân lô chia chác nhau của 3 cá nhân nêu trên là vi phạm pháp luật mà bản chất là cướp đất quốc phòng.

Cần nhắc lại là gia đình Lê Đình Kình và tổ Đồng Thuận không có quyền và lợi ích gì dính dáng đến Đồng Sênh. Do đó tất cả các việc làm trên và sau này là gạ gẫm tìm cách mua lại đất của 14 hộ dân nói trên chỉ là để chứng minh rằng, gia đình nhà Kình có liên quan nên có khiếu kiện mà thôi.

Thực ra, vụ Đồng Tâm ban đầu chỉ xuất phát đơn thuần từ lòng tham, thói đố kỵ khi mà 14 hộ dân cư trú, canh tác bất hợp pháp trên đất quốc phòng được bồi thường, hỗ trợ di dời đến nơi tái định cư của cha con nhà Lê Đình Kình. Từ chỗ tham lam, cơ hội nên Lê Đình Kình bày trò can dự, "dây máu ăn phần" để kiếm chác và cách tốt nhất là bịa ra câu chuyện Đồng Sênh là đất nông nghiệp của HTX Đồng Tâm và lập tổ Đồng Thuận với danh nghĩa chống tham nhũng để huy động được đông đảo người dân tham gia, đồng thời lừa đảo dư luận. Song song với việc làm đơn xin khai hoang thì Kình áo dụng chiến thuật "Nhảy dù" và "Cư trú lỳ" nhằm tạo ra "sự đã rồi" để nhận tiền đền bù. Nhưng sau này, Kình nhận thấy cách này không làm thay đổi tình thế, Kình liền móc nối với đám dân chủ cuội trong và ngoài nước để kiếm chác thông qua việc tài trợ. 

Không may cho Lê Đình Kình, nhận được tài trợ của đám vong quốc và đám chống phá ở trong nước không dễ. Nhận được một đồng thì phải có hành động chống phá tương ứng. Cứ thế Kình kéo theo con cháu và các thành viên tổ Đồng Thuận lấn sâu vào vũng bùn tội lỗi. Từ chỗ chỉ muốn kiếm chác tiền bạc thông qua con đường "đền bù, giải phóng mặt bằng". Dần dần, Kình chuyển tay lái sang chống phá nhà nước và tự biến mình trở thành kẻ khủng bố. Quá trình ấy diễn ra như thế nào, xin được đề cập ở bài tiếp theo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét