Thứ Năm, 12 tháng 12, 2019

Hà Nội: CHỦ TỊCH THÀNH PHỐ TRẢ LỜI CỬ TRI VỀ VIỆC LÀM SẠCH SÔNG TÔ LỊCH

Ong Bắp Cày

Nói về vụ làm sạch nước sông Tô Lịch, chiều qua 6/12/2019, trả lời những đồn đoán, thắc mắc của cử tri về những vấn đề phát sinh xung quanh việc thí điểm xử lý nước thải sông Tô Lịch của tổ chức Nhật Bản, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung không vòng vo: "Không để một ai vào đây làm trò đùa cho cả thiên hạ".

Phát biểu của anh Chung Chủ tịch làm cho đám kền kền, dân chủ lòi trĩ mất hứng. 

Anh Chung công bố thông tin mà đến bây giờ ta mới biết là Tổ chức Xúc tiến thương mại - môi trường Nhật Bản (JEBO) và trực tiếp là Công ty cổ phần Cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE) đã vào để thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch hoàn toàn không xin phép Thành phố. Thành phố Hà Nội cũng không hề mời công ty này. Thực tế họ vào thông qua Công ty Thoát nước Hà Nội. 

Thứ nữa, kể từ khi Tổ chức Xúc tiến thương mại - môi trường Nhật Bản (JEBO) và trực tiếp là Công ty cổ phần Cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE) thí điểm làm sạch sông Tô Lịch, đám kền kền liên tục rỉa rói chính quyền và bịa đặt ra đủ thứ theo thuyết âm mưu làm gia tăng mối hoài nghi vào sự không trong sạch của lãnh đạo thành phố. 

Đỉnh điểm là chuyện khi chuyên gia Nhật đang thử nghiệm xử lý nước thải ở một đoạn sông Tô Lịch, thì xảy ra việc tháo nước từ hồ Tây vào làm ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động thí điểm.

Lũ kền kền nhao nhao lên rằng, việc tháo nước Hồ Tây là không báo trước, ám chỉ việc Thành phố phá hoại công trình thử nghiệm của các chuyên gia Nhật bản. Đi xa hơn, có tay còn ám chỉ việc cạnh tranh không lành mạnh nhằm mở đường cho công ty sân sau bán chế phẩm Redoxy 3C - là sản phẩm của các nhà khoa học Đức đã được sử dụng cho hơn 80 hồ ở nội thành Hà Nội để xử lý ô nhiễm với giá thành rất rẻ.

Trả lời câu hỏi của cử tri Trần Ngọc Toán: Khi chuyên gia Nhật đang thử nghiệm xử lý nước thải ở đoạn sông Tô Lịch, có việc tháo nước từ hồ Tây vào không báo trước không? Hà Nội còn chủ trương cho bơm nước sông Hồng vào hồ Tây, từ đó tháo vào pha loãng sông Tô Lịch không? Chủ tịch Nguyễn Đức Chung trả lời: "Hôm nay các bác vẫn cứ băn khoăn chỗ các chuyên gia Nhật sử dụng công nghệ nano tại sông Tô Lịch, tôi xin nói rõ thế này. Sau một thời gian họ xin thử nghiệm, đơn vị này vào thử nghiệm nhưng không hề xin phép TP mà thông qua Công ty Thoát nước Hà Nội làm ngay tại sông Tô Lịch.

Trong quá trình họ làm, có chuyện hồ Tây hôm đó mưa, nước dâng lớn phải tháo. Về việc tháo nước từ hồ Tây vào sông Tô Lịch có báo cho họ không, tôi khẳng định và hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc mình nói, rằng TP và Công ty Thoát nước Hà Nội đã thông báo đầy đủ cho Tổ chức Xúc tiến thương mại - môi trường Nhật Bản (JEBO) và trực tiếp là Công ty cổ phần Cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE)".

Về việc Hà Nội còn chủ trương bơm nước sông Hồng vào hồ Tây, từ đó bơm ra rửa trôi sông Tô Lịch không, anh Chung nói nay, đây là ý tưởng của một nhóm nhà khoa học phối hợp với Công ty Thoát nước Hà Nội. Họ dự định xây dựng 1 trạm bơm, lấy nước sông Hồng bổ cập cho hồ Tây. Rồi hằng tháng 6-8 lần xả nước từ hồ Tây vào sông Tô Lịch. Vì mới là ý tưởng của một nhóm các nhà khoa học, nên chưa phải chủ trương của Hà Nội.

"Nhưng như các bác nêu, đây cũng chỉ là giải pháp hòa loãng nước sông Tô Lịch, bản chất vẫn phải thu gom, xử lý. Còn nếu hòa loãng rồi vẫn chảy ra sông Hồng, vẫn chảy xuống Hà Nam, Nam Định thì cũng vẫn thế. Vì vậy, đây chỉ là đề xuất, tôi khẳng định chưa trình chính thức việc này", anh Chung nói.

Nói thêm về việc thử nghiệm xử lý nước sông Tô Lịch, anh Nguyễn Đức Chung cho biết ngày 29/10 đã trực tiếp chủ trì buổi làm việc với JEBO và JVE về kết quả thí điểm xử lý làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc hồ Tây bằng công nghệ nano. Sau đó UBND TP Hà Nội đã có thông báo kết luận.

Anh Nguyễn Đức Chung đọc nguyên văn thông báo này cho cử tri nghe, trong đó khẳng định TP luôn hoan nghênh, khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân sử dụng công nghệ tiên tiến thực hiện việc nghiên cứu, đầu tư trên địa bàn TP, nhất là lĩnh vực môi trường. UBND TP đánh giá cao đề xuất thí điểm xử lý làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc hồ Tây bằng công nghệ nano của JEBO. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, tổ chức này và JVE đã không tuân thủ yêu cầu của TP, đặc biệt là việc mời báo chí đưa tin khuếch trương trong khi chưa có kết quả thử nghiệm.

UBND TP đã đề nghị lãnh đạo hai tổ chức này và các cá nhân tham gia nghiêm túc rút kinh nghiệm, nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật Việt Nam và của TP Hà Nội về lĩnh vực môi trường, xử lý ô nhiễm môi trường.

UBND TP yêu cầu JEBO cung cấp hồ sơ, tài liệu về công nghệ nano, năng lực của tổ chức này, danh sách các công trình, dự án đã được xử lý bằng công nghệ trên tại Nhật Bản và các nước khác... 

Việc thí điểm này, theo UBND TP, tới đây có thể thực hiện ở một hồ nước đọng trên địa bàn, do TP giới thiệu, có các đơn vị khoa học độc lập có năng lực, kinh nghiệm tham gia thẩm định.

Sau khi đọc xong thông báo anh Nguyễn Đức Chung nói: "TP này không phải để cho một ông, một công ty vào đây làm trò đùa cho cả thiên hạ, làm bức xúc xã hội, tôi phải nói thật với các bác như thế".

Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết hiện TP đang triển khai dự án nhà máy xử lý nước thải Yên Xá, công suất 270.000m3/ngày đêm, phấn đấu đến quý 2-2022 hoàn thành, khi đó sẽ xử lý được vấn đề nước thải sông Tô Lịch.

Ang Chung khẳng định: "Tôi dù không phải chuyên ngành về lĩnh vực này, nhưng dám khẳng định không có một công nghệ nào không thu gom đưa vào nhà máy xử lý mà xử lý được 180.000m3 nước thải xả vào sông Tô Lịch".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét