Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn hóa - Thể thao. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn hóa - Thể thao. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 21 tháng 3, 2019

He he, ăn cắp ảnh rồi gán cho trường mầm non ở Bắc Ninh

Cuteo@

Truyền thông đang thổi quá mức vụ sán lợn, khiến cho hàng ngàn người dân sợ hãi, khổ sở đưa con đi khám tại Hà Nội thay vì khám tại địa phương. Thậm chí, chính truyền thông đã bịa đặt thông tin, hình ảnh làm người dân hiểu sai về bệnh này. 

Ảnh 1 của VTV (thực chất là ăn cắp trong bài "Bệnh sán lợn (lợn gạo) và các biện pháp phòng bệnh", đăng ngày 7/11/2018, trên trang thông tin của Cục y tế dự phòng, rồi gán cho trường mầm non ở Bắc Ninh).



Ảnh 2 của bài viết "
Bệnh sán lợn (lợn gạo) và các biện pháp phòng bệnh", đăng ngày 7/11/2018, trên trang thông tin của Cục y tế dự phòng.


Tuyên truyền không đúng sự thật, phản khoa học, phản cảm mà ra rả từ sáng đến đêm, thậm chí vào ngay bữa ăn, mà cứ giun mới sán...Phát kinh. Trường hợp VTV là một ví dụ. 

Mới đây, bạn Việt Hoàng đã làm một việc rất có ý nghĩa vào lúc này là bóc phốt VTV đã lấy hình ảnh trong giáo khoa từ năm 2018 để gán cho đó là hình ảnh tại trường mầm non ở Bắc Ninh.

Các bạn VTV.vn cho mình hỏi tí, trong bài viết dưới đây, đăng ngày 16/3/2019 với tiêu đề: Cận cảnh thịt lợn nhiễm sán mà trường mầm non ở Bắc Ninh cho trẻ ăn, có cái ảnh đầu tiên với ghi chú: “Rất nhiều kén trắng trên miếng thịt sống”.

Xin hỏi bức ảnh này từ đâu ra? Chụp cận tại trường mầm non Thanh Khương hả? hehe

Thôi để mình trả lời.

Tấm ảnh này lấy trong bài viết: Bệnh sán lợn (lợn gạo) và các biện pháp phòng bệnh. Bài này, ảnh này đăng ngày 7/11/2018, trên trang thông tin của Cục y tế dự phòng.

Ahihi, sao bài của VTV lấy ảnh, nói rõ là cận cảnh thịt lợn nhiễm sán mà trường mầm non ở Bắc Ninh cho trẻ ăn, đã được đóng logo cẩn thận, lại đc lấy từ website của Cục Y tế dự phòng? 

Các bạn chơi bời kiểu gì vậy?

Mời anh chị em xem link hai bài dưới cm nhé. Để đây chiều mình sẽ bóc tiếp VTV 24 để hỏi xem, clip 41s ghi hình thịt lợn gạo họ lấy từ đâu ra mà dám tuyên bố xanh rờn trên sóng, do cô nuôi của trường/giáo viên của trường ghi lại.

Chuyện con sán

@Bác sĩ Hùng Ngô

Mấy ngày nay tôi im lặng theo dõi phản ứng của truyền thông vụ nhiễm sán này, để xem có bao nhiêu bài báo 1 cách công tâm và tử tế. Đáng tiếc là không. Tất cả tập trung vào nỗi sợ, hoang hết cả mang, khủng hết cả khiếp về cái chuyện bé như lỗ kim. Đó là chuyện ăn bẩn.

Nói đi cũng phải nói lại, vấn đề thực phẩm bẩn hiện nay có nghiêm trọng không: nghiêm trọng

Tất cả lỗi có phải do thức ăn của nhà trường không, có phải do món thịt lợn nghi ngờ bị gạo không: không hẳn.

Tất cả trong 1 cơn lên đồng tập thể, khủng khiếp quá, đáng sợ quá, làm tất cả mọi người đều hoang mang. Đến cả tôi là bác sĩ hàng ngày đọc tin mà còn thấy kinh khiếp. Nhưng sự thật có đáng sợ không: không.

Con số nghe ra rất khủng khiếp, tuy thế xét theo tỉ lệ ở cộng đồng nó chỉ phản ánh con số chả có gì đáng báo động. Nó chỉ đưa ra 1 sự thật là tỉ lệ nhiễm kỹ sinh trùng của Việt nam vẫn còn cao, y như WHO cảnh báo năm nào, tất cả do thói quen vệ sinh của cộng đồng. Vậy nên đổ lỗi cho bữa ăn nhà trường là điều không đúng.

Nang sán có trong thịt lợn, là ấu trùng sán đi lạc và đóng đô ở những mô cơ và trưởng thành tạo thành nang sán. Nếu ăn phải thịt lợn nhiễm sán này (gọi là lợn gạo) chưa nấu chín, nang sán (chứa sán trưởng thành) còn sống đi vào dạ dày rồi chui xuống ruột non cư trú ở đó rồi trưởng thành gây bệnh nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hóa. Chả bao giờ nó chui được vào chỗ khác ở cơ thể như cơ, não...gây bệnh cả.

Trứng sán, sẽ theo phân chui ra môi trường, bám vào đất và thức ăn. Do tập quán canh tác của người dân, đặc biệt các anh chị thuận tự nhiên thích dùng phân nhưng thiếu hiểu biết. Phân chuồng, phân xanh ủ không đúng cách, tưới rau bằng nước tiểu... Sau rồi rửa tay không đúng cách ( giờ làm cái thống kê có khi 80% dân số không rửa tay sau đi ỉa, thật). Trứng sán đi vào dạ dày, nở ra ấu trùng, con ấu trùng này mới chui vào máu chạy lăng quăng rồi lạc chỗ vào não, cơ...gây bệnh cho động vật và người, dân gian gọi là bệnh gạo. Như vậy, ăn rau bẩn còn nguy hiểm hơn thịt bẩn, nói nhanh cho vuông, he he. Nguồn này mới kinh.

Theo các nghiên cứu trích dẫn của tổ chức y tế thế giới, WHO, Việt Nam vẫn là vùng nhiễm ký sinh trùng vào mức cao của Đông Nam Á, dù có giảm theo từng năm nhưng vẫn còn hết sức cao. Nói ra lại bảo xấu, 1 thống kê tại 1 tỉnh phía Bắc, gần Hà Nội cho thấy, 39% người lớn và trẻ em nhiễm ký sinh trùng. Có những nơi con số này lên đến 44 và 50%. Còn 1 số tỉnh nông nghiệp còn đến...80%. Choáng chưa.

Quay lại vụ ầm ĩ này, các cháu nhỏ làm xét nghiệm miễn dịch chẩn đoán sán, kết quả dương tính có nghĩa là cơ thể hoặc đã từng tiếp xúc với ký sinh trùng là con sán, hoặc có thể đang mắc sán. Tỉ lệ nói chung không cao so với thống kê của WHO, như vậy chả có gì ghê gớm cả. Chỉ là 1 con số.

Và, nhiễm sán kiểu này dễ chữa không. Dễ, uống 1 liều thuốc duy nhất là hết. Có gì phải ầm hết cả ĩ lên. Có nhiều thứ còn đáng kinh hoàng hơn chuyện con sán này vạn lần.

Để khỏi hoang mang và truyền thông khỏi tìm mọi cách lái đến lương tâm và sự sợ hãi. Cần làm sàng lọc ký sinh trùng cho các cháu nhỏ và cả gia đình của chúng là biết ngay nguồn lây từ đâu. Nếu bố mẹ cũng bị, và tỉ lệ của người lớn tương đương trẻ em, thì là do cả xã hội ăn bẩn, chả phải trường học. Nhở.

Nói chung, làm gì thì cũng đừng có làm quá lên như thế, nhân dân người ta sợ.

Bác sĩ Hung Ngo

Cuối cùng đồng bọn cánh hẩu cũng phát ngôn, thế chứ lị!

Ai đã tạo ra "KHỦNG HOẢNG GIUN SÁN", gieo rắc sợ hãi trong cộng đồng?

Gieo rắc sợ hãi cộng đồng kiếm viral qua vụ khủng hoảng giun sán hiện nay- trách nhiệm thuộc về truyền thông bẩn và lũ kền kền đần độn.



Lứa phụ huynh và kền kền hiện nay, đa số thuộc lứa 7x 8x 100% đéo đứa nào không có trải nghiệm tối tối chổng đít cho người lớn soi đèn dầu bắt giun kim. Đứa đéo nào cũng cả bụng giun nhung nhúc do tập quán tưới tiêu rau màu bằng phân sống.

Đéo thấy ai phiền.

Giờ, để chó đàn nện một trường học kiếm like, chúng đang đẩy hiểm họa giun sán lên ngang các hiểm họa diệt vong thế kỷ. Dân tình bị kền dắt như nghé cũng rồ loạn mẹ lên. Một số anh chị kền mặt lồn lên các diễn đàn kêu gọi nhà nước và xã hội phải gánh trách nhiệm. Thay vì giải độc truyền thông bằng các ý kiến chuyên môn, ủy bạn tỉnh Bắc Ninh nhanh nhảu chơi dân tuý giải ngân luôn một mớ ngân sách hỗ trợ xét nghiệm theo phương án coi dân là ăn mày!!!

Bi kịch xã hội, đôi khi chỉ bắt đầu từ cái đần độn và nối thành xâu chuỗi như thế!!!!

Bài giải độc dưới đây, cop từ fb một bác sỹ.

Con sán xơ mít

BỆNH SÁN

Bệnh nhân vẻ mặt hoảng sợ đến gặp bác sĩ, tay cầm theo bịch nylon nhỏ đựng cái gì đó trăng trắng. "Thưa bác sĩ, em sợ muốn chết. Em đang ngủ trên giường thấy nhột nhột hậu môn, giở mền ra thì thấy con này. Nó như miếng xơ mít, không đầu không đuôi, ngo ngoe. Ghê quá".

Không cần nói thêm, bác sĩ biết bệnh nhân bị nhiễm sán xơ mít.

Sán xơ mít có 2 loại là sán dãi bò và sán dãi heo.

Bác sĩ hỏi thêm: "Mấy tuần trước đây có ăn thịt sống, thịt tái không?". 

"Dạ có, nhà em hay ăn nem chua, thịt tái".

"Rồi rồi đó. Đồ ăn này làm từ heo gạo, tức là heo chứa nang ấu trùng. Nang vô ruột người thì được lột vỏ thành con sán. Trong bụng của em hiện giờ đang có một con sán, có khi dài cà chục mét. Đầu nó cắm vô ruột để hút máu. Cổ nó sinh đốt sán. Còn đuôi nó dài ngoằng gồm nhiều đốt như xe lửa. Đốt cuối chứa đầy trứng chín rớt ra ngoài theo hậu môn. Trứng này lây cho heo, bò, người ta. Đây là đơn thuốc, điều trị không quá khó, đừng lo. Khi ngồi bô nước ấm sẽ bắt được nguyên con".

Đó là câu chuyện về sán xơ mít. Người ta ăn phải kén sán thì sẽ bị dính một con sán trong ruột. Nếu kén sán này bị nấu chín rồi thì thôi, nó không thể nở thành con sán được.

Đó mới chỉ là nửa chu trình từ cái kén thành con sán. Còn nửa chu trình khác ghê hơn, đó là từ trứng thành kén.

BỆNH GẠO

Như câu chuyện ở trên, đốt sán rớt ra ngoài phóng thích hàng ngàn cái trứng ra môi trường. Phân người chứa trứng sán được đem đi bón rau. Ăn rau không rửa sạch (làm sao mà sạch được?) thì trứng sán sẽ vô bao tử, vô ruột, xuyên ruột vô gan và hòa vào dòng máu chu du khắp cơ thể. Những cái trứng bé con đó tìm được nơi trú ngụ thích hợp sẽ bị vôi hóa thành cái kén gọi là gạo. Hàng ngàn cái trứng vào ruột sẽ sinh hàng ngàn cái kén chi chít khắp cơ thể gọi là bệnh gạo. Cả heo, bò và người đều bị gạo như nhau. Chụp phim X quang lên sẽ thấy "gạo" chi chít, rải rác khắp nơi. Những hột gạo đó nếu trong thịt heo, bị người ta ăn và trở thành con sán như chu trình kể trên. Còn nếu là gạo người thì gây bệnh ở những nơi nó trú ngụ, nguy hiểm nhất là não, mắt.

ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA

Con sán trong ruột có thể bị trục xuất nó ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng bằng cách uống thuốc. Còn đám gạo này thì vô phương.

Do vậy, ăn heo gạo còn ít nguy hiểm hơn ăn rau sống. 

- Ăn heo gạo thì bị mắc bệnh sán, uống thuốc được. 

- Ăn rau sống thì bị bệnh gạo, đành bó tay. 

Nhưng mà người ta nhìn miếng thịt có gạo thì ấn tượng hơn là nhìn bó rau chứa trứng sán.

Xét nghiệm phân tìm trứng sán và đốt sán để xác định nhiễm sán và điều trị gấp. Đây là xét nghiệm bắt tại trận, có giá trị tìm thủ phạm đang ẩn nấp trong ruột, ngày đêm rút rỉa dinh dưỡng.

Xét nghiệm huyết thanh tìm kháng thể chống ấu trùng thì để tham khảo chơi cho vui chứ chẳng nói lên được điều gì. Khi xét nghiệm huyết thanh thì không xác định được bị nhiễm từ hồi nào hay ấu trùng đó còn sống hay không.

Trong vụ thịt có gạo ở một trường học vừa qua, người ta cho các em bé đi xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán nhiễm ấu trùng và phát hiện một số lượng không nhỏ các cháu bé có xét nghiệm huyết thanh dương tính. Điều này để nói rằng các cháu bé đã ăn phải trứng sán từ trong rau hay thức ăn bẩn chứ không phải xét nghiệm dương tính vì bé ăn heo gạo. Không có mối quan hệ nào giữa xét nghiệm dương tính và miếng thịt heo bị gạo kia. Bố mẹ hoang mang một đường, thầy thuốc chỉ định xét nghiệm một nẻo sẽ dẫn đến hoang mang thêm và sẽ quy kết nhân-quả sai, tốn kém chi phí xét nghiệm không cần thiết.

Bác sĩ PHAN XUÂN TRUNG.

Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2019

Trọng tài V-League đang có vấn đề

Cuteo@

Ba trận lượt đi của V.League 2019 đã có nhiều sai sót của các trọng tài, mà chưa thấy Trưởng ban Dương Văn Hiền lên tiếng.

Lượt trận thứ 2, HAGL thua tức tưởi 1-3 Sài Gòn FC trên sân Pleiku. Đây là trận đấu đội bóng phố núi bị trọng tài bỏ qua 2 tình huống để bóng chạm tay trong vòng cấm của cầu thủ Sài Gòn FC.

Ở lượt 3, Hà Nội FC thắng Viettel 2-0, nhưng tình huống mở tỉ số cho đội bóng của bầu Hiển, ngoại binh Omar được xác định đã để bóng chạm tay. Trọng tài Trần Đình Thịnh đã bỏ qua, quyết định công nhận bàn thắng bất chấp phản ứng của các cầu thủ Viettel.

Cũng ở trận đấu này, phía Viettel còn không được thực hiện lại quả phạt 11m cho dù ở tình huống sút phạt trước đó, thủ môn Văn Công của Hà Nội FC đã mắc lỗi.

Thực tế cho thấy, chất lượng giải đấu đã được nâng lên nhiều. Khán giả đến sân đông hơn. Chỉ tiếc là công tác trọng tài vẫn vậy, chưa có bất kể tiến bộ nào.

Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2019

Thứ Tư, 27 tháng 2, 2019

THÚC CHÍN SẦU RIÊNG BẰNG "HÓA CHẤT" ETHOPHON CÓ ĐỘC HAY KHÔNG?

Khoai@

Nói đến sầu riêng ủ hóa chất ai cũng sợ. Tất nhiên thôi, vì cứ nói đến 2 từ "Hóa chất" dân ta mặc nhiên coi là độc hại. 

Mấy hôm trước xem dân mạng truyền nhau những clip các cơ quan chức năng "bắt quả tang nông dân nhúng sầu riêng vào một xô nước có màu vàng ở Lâm Đồng, Đăk Lăk...kèm theo những cảnh báo mà cười không nhặt được mồm. Ngay cả những clip trên VTV hiện còn tồn tại trên Youtube cũng chỉ nói khơi khơi chứ không đưa ra hay trích dẫn được một căn cứ khoa học nào chứng minh sâu riêng đước thúc chín bằng hóa chất đó là độc hại.

Thức nước màu vàng mà ta nhìn thất trong các clip được xác nhận là hóa chất Ethophon. Ethephon (Ethrel) là chất điều hoà sinh trưởng thực vật, nhưng nông dân quen gọi là phân hóa học hay phân bón lá.

Thực tế, Sầu riêng sử dụng hóa chất Ethephon để thúc chín đều bán tràn lan và chúng ta vẫn sử dụng bình thường. Hoàn toàn không có bất cứ một bằng chứng khoa học nào xác nhận loại sầu riêng được thúc chín bởi hóa chất Ethephon gây hại cho sức khỏe con người. Trái lịa, đã có những kết luận khoa học xác định nó vô hại. 

Còn nhớ năm ngoái, anh Hà Đạt đã phải lên tiếng rằng, "xin báo chí đừng giết người nông dân" để phản anh tình trạng báo chí (ở đây là báo Tuổi trẻ) bịa đặt việc nông dân trồng sầu riêng, sử dụng hóa chất độc hại để ngâm ủ sầu riêng chín.

Ngày 01/09/2016, Báo Tuổi Trẻ Online lại đăng một bài viết về việc phát hiện một "hang ổ" (từ của Tuổi Trẻ Online) ngâm hoá chất cho sầu riêng chín. Bài viết này sử dụng các từ ngữ ẩn dụ mang tính cách buộc tội, hạ uy tín doanh nghiệp và gây tâm lý hoang mang ra thị trường. Đó là bài "Kinh hoàng "hang ổ" sầu riêng nhúng hóa chất" như link dưới:


Còn VTV đăng clip: Nhẫn tâm dùng hóa chất ép chín sầu riêng.  (Bấm vào lin k này để xem).

Ngay sau khi báo đài đăng, người tiêu dùng lập tức phản ứng bằng cách mách bảo nhau không mua sầu riêng. Doanh nghiệp chết 1 và người nông dân trồng sầu riêng chết 10.

Sự thật là ở Di linh, Lâm Đồng, hay Đawk Lăk có việc nhúng sầu riêng vào chất Ethephon. Theo các nhà khoa học, chất nhúng này không độc và việc báo đăng tin như trên có thể là do tác động bởi cuộc tranh mua (thu gom) sầu riêng xuất đi Trung Quốc.

Tìm hiểu được biết, Ethephon (Ethrel) là chất điều hoà sinh trưởng thực vật thuộc nhóm phosphonate - có tác dụng kích thích sự rụng lá và phóng thích etylen. Etylen là hormon nội sinh của thực vật, từ sự hình thành của etylen sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều quá trình hoạt động của thực vật. Ở Việt Nam, Ethephon thường được dùng để giấm chín trái cây.

Ethephon có tên thương phẩm Ethrel (Mỹ), hoặc Flodimex (Đức) hoặc Ethephon (Nga)….

Ethephon hoàn toàn không độc, không ảnh hưởng đối với chuột, thỏ, lợn, mèo. Không kích thích da mắt, không gây dị ứng, không liên kết chặt chẽ trong mô cây trồng và có thể loại bỏ dễ dàng bằng cách rửa.

Tại hội thảo khoa học diễn ra ngày 28/12/2015, do Hiệp hội Doanh nghiệp Trang trại Nông nghiệp Nông thôn Việt Nam và Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao tổ chức tại TP HCM, các nhà khoa học đã làm rõ tính chất không độc của "Phân bón lá Ethephon". Theo đó, "xem xét các nghiên cứu khoa học trên thế giới thì không có báo cáo nào về độc tính của Ethylen đối với con người hay động vật đối với các nguồn phơi nhiễm. Cơ quan quốc tế về nghiên cứu ung thư (IARC) kết luận không có bằng chứng chứng về khả năng gây ung thư của Ethylen". 

GS.TS Nguyễn Quang Thạch, chủ tịch Hội đồng khoa học Viện sinh học khuyên người trồng nên giấm chín trái cây bằng Ethephon thay vì đất đèn.

TS Nguyễn Đăng Nghĩa, GĐ Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Nông nghiệp nhiệt đới khẳng định "hợp chất Ethephon không độc như mọi người nghĩ. Chất này đã được thế giới sử dụng phổ biến trong trồng trọt, có tác dụng điều hòa sinh trưởng cây trồng, thúc hoa quả chín nhanh, chín đều, qua đó giảm mạnh được công và chi phí thu hoạch".

Mời các anh chị xem một video mà nội dung là "các nhà khoa học muốn minh oan cho chất làm chín trái cây":




Trong câu chuyện này, người chịu thiệt thòi lớn nhất là nông dân. Chỉ một bài báo của PV thiếu tâm, thiếu hiểu biết mà cả ngàn nông dân méo mặt.

Đau đớn lắm thay

Thứ Năm, 14 tháng 2, 2019

TRƯỜNG HÍP QUẨY TẠI BURIRAM UNITED

Xuân Trường ăn diện sặc sỡ trong đêm tiệc ở Buriram


Kết thúc chuỗi hoạt động ngoại khóa, Xuân Trường trong trang phục bắt mắt đóng góp một tiết mục nhảy hài hước ở buổi tiệc vui chơi thư giãn của CLB Buriram United.


CLB Buriram United vừa trải qua chương trình "phá băng" ngắn ngày trước thềm mùa giải mới nhằm mục đích thử thách thể lực, tư duy và kỹ năng mềm của mỗi cầu thủ, đồng thời giúp toàn đội tăng cường khả năng làm việc tập thể và phối hợp ăn ý với nhau.

Sau khi hoàn thành hàng loạt thử thách "phá băng" ngoài trời đầy khó khăn và khắc nghiệt, các cầu thủ của CLB Buriram United đã tham dự một đêm tiệc giải trí vào tối 14/2 với nhiều tiết mục đặc sắc. Xuân Trường cùng với hai đồng đội bên cạnh là những người đã chuẩn bị trang phục độc đáo, vui nhộn để lên sân khấu khuấy động chương trình.

Tiền vệ của đội tuyển Việt Nam dường như trở thành tâm điểm của đêm tiệc khi diện một bộ trang phục đầy màu sắc bắt mắt. Anh thậm chí còn đội thêm một bộ tóc xù và đeo kính màu hồng để tăng thêm phần hài hước.


Trường "híp" quẩy cực sung trong đêm tiệc của đội bóng mới. Không ít CĐV Việt Nam tỏ ra bất ngờ trước độ "nhí nhố" của chàng tiền vệ đội trưởng U23 Việt Nam vốn luôn được xem là nghiêm túc, chững chạc này.

Vũ điệu hài hước của Trường "híp" mang đến những tràng cười đầy giải trí cho các đồng đội. Trong chuỗi hoạt động tập thể trước đó, anh luôn thể hiện sự xông xáo, tháo vát khi cùng các thành viên vượt qua nhiều thử thách khó nhằn như xin đi nhờ xe, nấu cơm, đu dây trên không, kết bè vượt hồ nước.

Xuân Trường cười rạng rỡ bên cạnh cậu bạn thân tại Buriram, tiền vệ Sasalak Haiprakhon. Dù thi đấu xa quê hương, tân binh số 21 của nhà vô địch Thái Lan vẫn luôn nhận được sự quan tâm và ủng hộ của người hâm mộ Việt Nam. Các CĐV gửi những lời chúc Xuân Trường sớm thích nghi với đội bóng mới và khẳng định được tài năng của mình trong lần thứ 2 xuất ngoại.

Trong đêm tiệc, các cầu thủ Buriram cũng bày ra không ít trò vui như đội tóc giả, mặc váy.

Cầu thủ chạy cánh Sasalak, người giúp Xuân Trường nhanh chóng hòa nhập với CLB Buriram còn bị vẽ đầy son lên mặt. Hậu vệ có biệt danh là "Pee" này kém Xuân Trường 1 tuổi, thi đấu cho Buriram từ năm 2018 và từng cùng đội tuyển U23 Thái Lan đăng quang tại SEA Games 2017.

Anh đội tóc giả bắt mắt và luôn hòa vào những trò vui của cả đội. Trong mọi hoạt động ngoại khóa ở Buriram, Sasalak luôn đồng hành bên cạnh Xuân Trường và giúp đồng đội mới hòa nhập với văn hóa bóng đá của xứ sở chùa vàng.

Một cầu thủ khác trong trang phục du hành vũ trụ khuấy động bữa tiệc của nhà đương kim vô địch Thái Lan. Thai League mùa giải mới 2019 sẽ chính thức khởi tranh vào ngày 22/2 tới.

Ảnh: Buriram United

Đàm Vĩnh Hưng: VIỆT NAM CÁI GÌ CŨNG CÓ, SƯỚNG HƠN Ở NƯỚC NGOÀI NHIỀU

Đàm Vĩnh Hưng: 'Việt Nam cái gì cũng có, sướng hơn ở nước ngoài nhiều'

'Ông hoàng nhạc Việt' cho rằng sống ở Việt Nam là sung sướng nhất, cái gì cũng có từ người giúp việc, tài xế riêng,...

Tối (30/11), Đàm Vĩnh Hưng thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng khi chia sẻ quan điểm của mình về sự khác biệt khi sống ở Việt Nam và nước ngoài trên trang cá nhân. Cụ thể, anh cho rằng, hàng hóa hay máy móc gì của Việt Nam cũng hiện đại và có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng, thậm chí còn phục vụ rất chu đáo.

"Đi nhiều nơi mới thấy Việt Nam mình tiện lợi hơn rất rất nhiều. Muốn thứ gì cũng có. Bar, club gì cũng đẹp. Máy bay thì toàn máy bay to. Ra máy bay trễ còn có loa đọc tên và mời lên, có khi còn phải đi kiếm khách xem đang ngồi ở đâu.

Xe thì loại nào mới ra là có nhập về Việt Nam liền. Điện thoại, điện máy, mỹ phẩm, thời trang, công nghệ... thứ gì cũng có mà còn chơi đồ hạng nhất mới chịu" - nam ca sĩ bộc bạch.

Đàm Vĩnh Hưng từng đi rất nhiều nơi trên thế giới. Ảnh: Internet

Ngoài ra, giọng ca Say tình cũng cho biết cuộc sống ở Việt Nam dễ chịu hơn nhiều so với các nước anh từng đi qua. "Ở Việt Nam thì có thể ngồi cafe sáng chiều hay nhậu nhẹt bất chấp thời gian. Nước ngoài thì miễn có vụ này nha. Ở Việt Nam thất nghiệp cả năm cũng có người nhà lo.

Ra nước ngoài thất nghiệp đi rồi tự biết phải làm sao. Việt Nam thì có thể có tài xế riêng, trong nhà thì 2 - 3 người giúp việc. Ở nước ngoài tự bơi nhé. Trong nước máy bay delay là chửi thôi rồi. Ra nước ngoài delay thì ngoan ngoãn tìm chỗ nào ngồi chơi Facebook đợi mà không dám ho he tiếng nào.

Nói nhiêu đó thôi. Phải ra nước ngoài và đối diện với mọi thứ tất tần tật đi rồi sẽ tự thấy và tự có câu trả lời. Tôi không bênh ai vì chẳng nhận lương của ai. Chỉ chia sẻ chút kinh nghiệm và cảm nhận của bản thân với các fan của tôi thôi" - anh nói.

Quan điểm của Đàm Vĩnh Hưng nhanh chóng nhận được nhiều sự quan tâm và chia sẻ từ phía cộng đồng mạng. Trong đó, hầu hết khán giả đều đồng tình với chia sẻ "ở Việt Nam sướng hơn nước ngoài nhiều" của nam ca sĩ. Ảnh: Internet

Đăng Dương (TH

Thứ Năm, 31 tháng 1, 2019

UAE GỬI ĐƠN KIỆN LÊN AFC ĐÒI LOẠI QATAR KHỎI CHUNG KẾT ASIAN CUP 2019

LĐBĐ UAE (UAEFA) đã chính thức gửi đơn khiếu nại lên LĐBĐ châu Á (AFC) cho rằng 2 cầu thủ nhập tịch của Qatar là Almoez Ali và Bassam Al Rawi không đủ tư cách thi đấu, vì không sinh sống ở nước này trên 5 năm từ 18 tuổi.

Vụ việc này từng được nhà báo Scott McIntyre chuyên về bóng đá châu Á điều tra, sau khi có một số thông tin ngờ vực về tính hợp lệ của 2 cầu thủ ngôi sao của Qatar trên.

Tuy nhiên, trước khi trận bán kết Asian Cup 2019 giữa Qatar và UAE diễn ra hôm 29.1 (Qatar thắng 4-0 vào chung kết gặp Nhật Bản), thì những thắc mắc của Scott McIntyre không được AFC giải thích thoả đáng, và còn đề xuất nên hỏi thêm từ LĐBĐ Qatar.

Theo đó, một số nguồn tin từ Qatar cho rằng mẹ của 2 cầu thủ Almoez Ali và Bassam Al Rawi đều sinh ra ở Qatar, nên họ đủ điều kiện thi đấu theo quy định của LĐBĐ thế giới (FIFA).

Tưởng chừng sự vụ đã êm xuôi. Nhưng sau khi UAE thua sốc Qatar ở bán kết, thì UAEFA đã phát đơn kiện cũng như công bố nhiều tài liệu chứng minh 2 cầu thủ trên không đủ tư cách thi đấu cho tuyển Qatar.

UAEFA cho rằng họ có đầy đủ tài liệu chứng minh đầu tiên là mẹ của 2 cầu thủ này đều không sinh ra ở Qatar như báo chí và LĐBĐ Qatar nói.

Cụ thể, mẹ của cầu thủ Almoez Ali là người Sudan, còn mẹ của cầu thủ Bassam Al Rawi là người Iraq và sinh ra ở Baghdad. Nên 2 cầu thủ này không thể theo khai sinh của mẹ để nhập tịch Qatar. Trong đó, UAEFA còn khẳng định Almoez Ali sinh ra ở Khartoum, Sudan, còn Bassam Al Rawi cũng sinh ra ở Baghdad, Iraq.

Nhiều nguồn tin cho rằng, có rất nhiều cầu thủ Qatar không đủ điều kiện thi đấu cho đội tuyển nước này vì lý lịch không rõ ràng, trong đó đáng chú ý 2 ngôi sao xuất sắc nhất hiện nay là tiền đạo Almoez Ali (22 tuổi) và hậu vệ Bassam Al-Rawi (21 tuổi).

UAEFA cũng cho rằng, LĐBĐ Qatar đã “phù phép” để nhập tịch 2 cầu thủ này, cũng như "biến hoá" luôn điều kiện cả 2 đều không sinh sống ở Qaatr trên 5 năm từ 18 tuổi.

Từ đó, UAEFA đề nghị AFC phải mở cuộc điều tra để làm rõ sự thật và nếu sự thật có gian lận về việc nhập tịch 2 ngôi sao Almoez Ali và Bassam Al Rawi, thì UAEFA muốn AFC phải xử thắng cho họ trận bán kết Asian Cup 2019.

Tuy nhiên, cho đến nay khi chỉ còn 1 ngày nữa sẽ diễn ra trận chung kết Asian Cup 2019 giữa Qatar và Nhật Bản, AFC vẫn “án binh bất động”, ngoại trừ xác nhận có nhận đơn kiện của UAEFA.

Theo báo chí UAE, để chuẩn bị cho World Cup 2022 trong tư cách chủ nhà, hơn 10 năm nay Qatar đã tiến hành nhập tịch hàng loạt cầu thủ từ Ai Cập, Sudan, Yemen, Algeria, Ma Rốc, Tanzania, Iraq và cả Bồ Đào Nha.

Tại Asian Cup năm nay, Almoez Ali và Bassam Al Rawi là 2 ngôi sao chính giúp Qatar thắng tiến vào chung kết với thành tích toàn thắng, chưa lọt lưới bàn nào. Tiền đạo Almoez Ali còn đang dẫn đầu giải Vua phá lưới với 8 bàn.

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2019

THẦY PARK TÍNH BỎ U23, CHỈ NẮM TUYỂN QUỐC GIA?

Thầy Park "bỏ" U23 Việt Nam: Đúng bậc thầy trò chơi!

HLV Park Hang Seo muốn "bỏ" U23 Việt Nam để chỉ nắm ĐTQG Việt Nam, một toan tính khôn ngoan, đúng bậc thầy trò chơi của chiến lược gia người Hàn Quốc...

Khôn ngoan...

Vừa đặt chân về đến quê nhà Hàn Quốc, trước sự chào đón nồng nhiệt của đông đảo báo giới, HLV Park Hang Seo chia sẻ ông bị quá tải khi cùng lúc nắm nhiều đội, nên dự tính "bỏ" U23 Việt Nam, chỉ dẫn dắt ĐTQG Việt Nam.

Đây không phải điều gì quá mới mẻ, bởi như đã phân tích trước đó việc chiến lược gia người Hàn Quốc phải “phân thân” với nhiều đội bóng khác nhau cũng như gánh nhiều mục tiêu rất cao đủ làm ông thầy 60 tuổi khó có thể đảm đương.

Không chỉ nằm ở lý do quả tải, và bất hợp lý, cái cách HLV Park Hang Seo muốn thôi dẫn dắt U23 Việt Nam ở các giải đấu trong năm 2019 cũng có nguyên nhân của nó. Và không điều gì lớn hơn là việc lứa cầu thủ hiện tại ở U23 Việt Nam thực sự khá ít tiềm năng so với các đàn anh.

Chỉ cần theo dõi một trận giao hữu của U22 Việt Nam (sẽ là nòng cốt của vòng loại Olympic Tokyo, U23 châu Á, SEA Games 30) với Ulsan Hyundai ở sân Hàng Đẫy, ông thầy người Hàn Quốc đủ sức nhận ra mình sẽ khó khăn thế nào nếu nắm đội bóng này.

Bởi thực tế, dù cũng có khá nhiều tuyển thủ U20 từng dự U20 World Cup, rồi cả lực lượng từ tuyển Việt Nam kéo xuống như Quang Hải, Văn Hậu, Đình Trọng... đi chăng nữa cũng khó cho HLV Park Hang Seo với hàng loạt mục tiêu cao ở năm 2019.

Càng phải nhớ rằng, nhiều khả năng những cái tên đã kể trên cũng chỉ xuống đội U22 tham dự SEA Games mà thôi khi còn tập trung ở tuyển Việt Nam, CLB đá V-League, AFC Champions League... chứ khó theo đủ trong hành trình ở năm tới.

đến toan tính của HLV Park Hang Seo

Như đã từng nói, chiến lược gia người Hàn Quốc rõ ràng là rất giỏi, tuy nhiên cũng cần có thêm chất xúc tác đặc biệt khi bóng đá Việt Nam đang sở hữu những cầu thủ giỏi nhất trong khoảng 10 năm qua để HLV Park Hang Seo mang về thành công như đã thấy.

Bởi vậy không ngạc nhiên khi ông Park dành sự quan tâm đặc biệt cho tuyển Việt Nam với những toan tính ở thì tương lai khi những Quang Hải, Đình Trọng, Duy Mạnh, Văn Hậu... hoàn toàn đủ sức chinh phục thêm 1-2 chức vô địch AFF Cup, hoặc gần hơn là vòng loại World Cup 2022.

HLV Park Hang Seo thừa khôn ngoan để sẵn sàng "né" và mong muốn tập trung cho tuyển Việt Nam với hàng loạt mục tiêu cao trong năm 2019

Giành vé đến Qatar dự World Cup 2022 thực sự là không thể, nhưng HLV Park Hang Seo và các học trò hoàn toàn có thể đi đến vòng đấu loại cuối cùng ở khu vực châu Á – một thành tích cũng sẽ là vô tiền khoáng hậu khác nữa của bóng đá Việt Nam.

Kể cả khi không hoàn thành được mục tiêu như mong muốn, HLV Park Hang Seo cũng chẳng có gì phải mất bởi dù sao những gì đã mang về cho bóng đá Việt Nam đã là quá đủ trong bản hợp đồng mà ông thầy người Hàn ký với BĐVN.

HLV Park Hang Seo thừa hiểu trong bóng đá luôn có khái niệm “chu kỳ thành công” để đã tỏ ra khá khôn ngoan cũng như có tính toán về tương lai của mình với bóng đá Việt Nam ở năm 2019 tới.

Những tính toán của thuyền trưởng tuyển Việt Nam có vẻ như sẽ khiến người hâm mộ hay VFF buồn lòng. Nhưng cần phải hiểu cho ông thầy người Hàn Quốc, với HLV chuyên nghiệp điều quan trọng nhất vẫn là thành công chứ không phải mạo hiểm rồi gánh thất bại...

Mai Anh