Hiển thị các bài đăng có nhãn Thư Giãn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thư Giãn. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 3 tháng 3, 2020

Về mỡ trong cơ thể

Bài của thầy Nguyên Khanh

Sau tết, lướt một vòng face sẽ thấy các chị em than phiền về cân nặng. Hôm nay A3 biên vài dòng về “mỡ” để tránh những ngộ nhận mà 96,69% chị em mắc phải.

Ngộ nhận thứ nhất, Mỡ thật xấu xa?

Bọn kền kền cắn tiền của công ty dược hay nổ về vấn đề này, chúng định hướng người đọc ác cảm với mỡ. Tuy nhiên, sự thật mỡ lại là vệ sĩ của cơ thể đồng bào khi bảo vệ các mô, cơ quan của cơ thể, củng cố hệ miễn dịch, vừa là nhà máy cung cấp năng lượng, vừa là trưởng ban hòa giải cho hormone và protein làm việc cùng nhau để giữ cho cơ thể luôn hoạt động đúng hướng… bấy nhiêu thôi đã thấy đồng chí Mỡ vĩ đại như thế nào.

Nhưng như A3 thường nói: Vui thôi, đừng vui quá vì nếu lạm phát mỡ dẫn đến rất nhiều bệnh như đột quỵ, tim mạch, cao huyết áp… Mỡ tích lũy trong cơ thể chúng ta có thể tạm phân chia thành 2 dạng: mỡ dưới da và mỡ ở các cơ quan (tạng) trong cơ thể.

Mỡ dưới da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, nhưng ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Các anh ngồi nhậu hay khoe cái bụng ra chứng tỏ ta đây là dân chơi, dân nhậu chuyên nghiệp – chúng mình hay gọi với cái tên rất dễ thương “bụng bia”, thật ra khi vòng 2 to ra tức là mỡ đã vây quanh nội tạng cơ thể.

Nội tạng bị mỡ vây quanh có khó chịu không? Trời mùa hè 38 độ C, anh chị cứ lấy áo bông ra mặc rồi đi một vòng quanh sân bóng sẽ hiểu cảm giác của nội tạng khi bị mỡ vây quanh. Tim, gan, phèo phổi phải hoạt động trong một môi trường rất khó chịu khi bị mỡ vây quanh như vậy thì “độ bền và tuổi thọ” có suy giảm hay không? Hỏi là đã trả lời.

Ngộ nhận thứ hai, muốn giảm mỡ chỗ nào thì tập hoặc đeo đai mat-xa xông nóng chỗ đó.

Hehe, cái này bọn PT trong các trung tâm thể dục hay nói nhất, ngay sau khi đọc bài này, anh chị hãy đề nghị chúng nó tạm khép loa, trật tự cho các anh chị tập. Phải nói rõ với nhau rằng, gập bụng không làm giảm mỡ bụng, gập đùi không làm giảm mỡ đùi, cấm cãi. Tuy nhiên, vùng cơ chỗ ấy sẽ săn chắc và phát triển (điều này khá tốt). Các quảng cáo mất dạy về máy mat-xa đánh tan mỡ chỉ có tác dụng duy nhất là đánh tan ví tiền của các anh chị. Mỡ trong cơ thể luôn di chuyển và nếu giảm mỡ tức là giảm TOÀN THÂN (các anh chị đã hiểu vì sao tập GYM một thời gian là vú và đít lép lại chưa?). Ngay cả khi hút mỡ thì mỡ chỗ khác cũng sẽ bù đắp vào sự thiếu hụt đó nếu không có chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Ngộ nhận thứ ba, thuốc giảm cân?

Hãy google và anh chị sẽ được bơi trong một biển quảng cáo thuốc, hãy nghe A3, trong thiên hạ chưa có bất cứ nghiên cứu nào, chứng tỏ dùng thuốc có thể giảm tích lũy mỡ ở những vùng như bụng, eo, đùi… Một số công ty cò con ở Mỹ cũng công bố thuốc này thuốc nọ nhưng Mỹ người ta vẫn không cấp phép vì nó hầu như không hề có tác dụng.

Ngộ nhận thứ tư, tế bào mỡ sẽ sinh ra trong cơ thể?

Thật sự 1 người trưởng thành có tầm 50 tỷ tế bào mỡ và nó KHÔNG HỀ được nhân giống lên. Vậy mỡ thừa ở đâu ra? Đó là tự tế bào mỡ tăng kích thước (có thể lên đến 20 lần). Tế bào mỡ hoàn toàn không SINH RA, vậy tế bào mỡ có CHẾT ĐI hem? Xin thưa tin buồn là nó bất cmn tử, nó chỉ co lại chứ không chết đi (trừ trường hợp hút mỡ), tuy nhiên sau hút nếu không có chế độ tập, ăn hợp lý thì các tế bào còn lại sẽ phát triển bù vào thể tích thiếu hụt. Mà thường sau hút mỡ các anh chị lại hạn chế vận động – mèo lại hoàn mèo. À quên, lợn lại hoàn heo.

Nhắc đi nhắc lại cho các anh chị hiểu “giảm cân” là phải GIẢM KÍCH THƯỚC TẾ BÀO MỠ chứ không phải giảm trọng lượng cơ thể đơn thuần. Nhiều anh chị quất thuốc giảm cân ỉa chảy nguyên tuần sút 4-5 ký lô nhưng hốc hác, mệt mỏi – đó là mất nước chứ không phải giảm cân lành mạnh. Chỉ số cơ thể BMI (Body Mass Index- chỉ số khối cơ thể) cũng chỉ để tham khảo, 1 kg cơ và 1 kg mỡ sẽ chiếm thể tích khác biệt trong cơ thể, bọn thể hình chuyên nghiệp nhìn nó teo teo nhưng rất nặng cân, nếu mà chơi BMI là dính béo phì ngay do cơ nhiều, mỡ ít.

Tóm lại, cốt tử của việc giảm kích thước tế bào mỡ trên cơ thể nằm ở đâu: đó là DINH DƯỠNG và VẬN ĐỘNG. Bác sĩ nổi tiếng người Việt gốc Cây tên là Xiaolin Khanhnguyen có nói một câu chân lý không ai có thể cãi được: “Khi năng lượng đưa vào cơ thể nhiều hơn năng lượng tiêu hao thì ta sẽ tăng cân. Còn nếu năng lượng đưa vào ít hơn năng lượng tiêu hao thì sẽ giảm cân”.

Một chế độ ăn hạn chế đường, tinh bột, một số loại trái cây chứa đường rất lớn, nhiều người nhầm tưởng giảm cân là quất trái cây thoải mái nên càng ăn càng nản luôn, hehe. Tập thì lựa các bài tập vận động nhanh, chậm kết hợp (đạp xe, chạy bộ, vận động sức bền…) và uống đủ nước thậm chí nên uống nhiều hơn 1 tí so với nhu cầu. Muốn giảm số đo cơ thể (tăng cơ, giảm mỡ) thì làm ơn nghe A3, vứt mẹ cái cân vào tủ và khóa lại, đừng bao giờ để cân nặng ám ảnh các anh chị, hãy dùng thước đo các vòng và ghi lại, sau một tháng hãy đo tiếp để tránh suy nghĩ nản lòng. Không có sức khỏe là không có gì hết, hãy nhớ điều đó, chúng mình là toàn là soái ca và nữ chính, có ăn có chịu, ăn được thì tập được và nếu bản lĩnh hãy ăn ít hơn tập, thành quả sẽ tới.

KHÔNG MỘT AI giảm năng lượng đầu vào, tăng năng lượng đầu ra mà không giảm mỡ cả, điều đó là phi khoa học – nên đừng lấy lý do “cơ địa” của tao khó giảm cân. Dũng cảm lên vì nếu cân nặng sau tuổi 20 mà tăng dần đều thì khả năng các anh chị sẽ ăn bữa sinh nhật cuối cùng vào tuổi trung niên.

Người viết bài này đã giảm số đo vòng bụng từ 108cm xuống còn 86cm (cân nặng 95 ký còn 79 ký) trong vòng 50 ngày, đứa nào nói láo làm chóa ăn kít luôn. Nên không có gì là không thể xảy ra.

Suy cho cùng khi mà xã hội đảo điên đến mức bọn lều báo ngu học dám cả gan đi soi mói hồ sơ khoa học của người Việt Nam duy nhất hiện nay thỉnh giảng 2 nhiệm kỳ của ĐH Oxford và được trao Huân chương Bắc đẩu bội tinh của Pháp, thì có việc gì trên đời này không thể xảy ra. Giảm cân là cái gì mà không làm được, phải không?


Ảnh minh họa thể tích mỡ và cơ khi cùng khối lượng / quả tim khỏe mạnh và quả tim bị mỡ vây quanh.

Share đi ạ, kiến thức giàu lên là nhờ sự sẻ chia

Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2019

Chuyện cuối tuần: MỘT VỤ CƯỚP VÀ...

Trong vụ cướp ngân hàng một tên cướp hét lên: "Tất cả nằm xuống, nên nhớ Tiền thuộc về nhà nước, còn mạng sống thuộc về các người". Mọi người trong ngân hàng nghe xong liền im lặng nằm xuống....!!!!!! 

Điều này gọi là "Cách thức khai tâm - thay đổi những suy nghĩ theo lối mòn".

Có cô nhân viên nằm trên bàn trong tư thế khêu gợi, một tên cướp hét lên: " Làm ơn cư xử văn minh, chúng tôi là cướp chứ không phải những kẻ h.i.ế.p d.â.m!".

Điều này gọi là "Hành xử chuyên nghiệp - chỉ tập trung vào công việc mà bạn được huấn luyện !".

Khi tên cướp quay lại, một tên cướp trẻ hơn (có bằng MBA) nói với tên cướp già hơn (kẻ mới tốt nghiệp phổ thông): "Đại ca, có phải đếm xem chúng ta cướp được bao nhiêu tiền không ?". 

Tên cướp già gằn giọng: "Mày ngu lắm, bao nhiêu tiền, đếm thế nào được ? Đợi đi, tối nay TV sẽ nói chúng ta cướp được bao nhiêu !".

Điều này được gọi là: "Kinh nghiệm - ngày nay thì kinh nghiệm quan trọng hơn bằng cấp sách vở"

Sau khi băng cướp rời khỏi, giám đốc chi nhánh định gọi báo cảnh sát. Kế toán trưởng vội vã chạy đến, thì thầm vào tai ngài. "Đợi đã, hay để số tiền chúng ta biển thủ vào trong số bị băng cướp lấy mất !".

Điều này được gọi là: "Bơi theo dòng nước - chuyển đổi những tình huống bất lợi thành thuận lợi"

Người giám đốc tự nhủ: "Vậy thật tuyệt nếu cứ mỗi tháng lại có một vụ cướp !".

Điều này được gọi là: "Hãy loại bỏ những điều khó chịu - Hạnh phúc là điều quan trọng nhất"

Ngày hôm sau TV đưa tin 100 triệu đã bị cướp ở nhà băng. Những tên cướp đếm đi đếm lại thì chỉ có 20 triệu. Chúng rất giận dữ: "Chúng ta đã mạo hiểm mạng sống của mình chỉ để lấy 20t, bọn chó đó chỉ ngồi chơi mà cướp được 80triệu. Đúng là học hành, có bằng cấp thì chúng nó được ngồi cái ghế ấy, cướp tiền siêu đẳng hơn chúng ta!".

Điều này giải thích tại sao: "Kiến thức giá trị như ...vàng. 

Ps: Bài ăn cắp từ Mr Tru

Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2019

Thứ Năm, 14 tháng 2, 2019

Trần Lệ Xuân - VTV và vẻ đẹp Việt

Bài chép của anh Đạo Sĩ Chăn Gà Nguyễn Thanh Tùng để chia sẻ cùng các bạn.

****

Đầu năm thì nói chuyện Xuân và chuyện Đẹp là chuẩn rồi nhưng riêng Đài truyền hình quốc gia (VTV) lại bị cộng đồng mạng chửi túi bụi. Lý do là VTV vì dám đưa hình ảnh Trần Lệ Xuân lên sóng truyền hình như một minh chứng cho “vẻ đẹp Việt". Xét thấy “vẻ đẹp nằm trong mắt kẻ si tình” chứ làm gì có 1 vẻ đẹp chung cho tất cả nên trộm nghĩ biết đâu VTV cũng có lý của họ. Vậy thì, vẻ đẹp của Trần Lệ Xuân như thế nào để được VTV tôn lên như một đại diện của “vẻ đẹp Việt”?

XÉT VỀ NGOẠI HÌNH

Trần Lệ Xuân thừa hưởng nét đẹp quý phái từ mẹ, quận chúa Thân Thị Nam Trân, người được cho là có nhan sắc tuyệt mỹ đến độ người Pháp đã đặt cho bà biệt danh “Viên ngọc trai Á châu”. Có thể ở thời kỳ đó, vẻ đẹp của Trần Lệ Xuân – nhất là khi nó đồng hành cùng địa vị xã hội của bà này – là một chuẩn mực của xã hội nhưng nếu so với bây giờ thì nhan sắc ấy cùng chiều cao hạn chế & vòng một khiêm tốn cũng chỉ là “bình thường thôi”!

Điều làm cho Trần Lệ Xuân thường được nhắc đến mỗi khi người ta bàn về nhan sắc Sài Gòn trước 1975 là vì sự nổi bật của bà này trong lĩnh vực thời trang. Một bà “Đệ nhất phu nhân” chói lòa trong nữ trang đắt tiền và áo váy gợi cảm, ở trên tột đỉnh thượng lưu giữa lúc tuyệt đại đa số người dân còn đang lầm than trong cảnh chiến tranh trường kỳ thì đương nhiên là nổi bật và chả có gì có thể nổi bật hơn. Nó có khác gì việc tôi cưỡi con Harley thần thánh lượn lờ giữa bạt ngàn bang chúng Cái bang, bố bảo thiên hạ cũng không dám không trầm trồ!

XÉT VỀ TÀI NĂNG

Trần Lệ Xuân được đánh giá là thông minh, sắc sảo nhất trong số 3 chị em của gia đình quý tộc này, lại được theo học tại các trường danh giá nhất đất nước bấy giờ nên khi mới 16 tuổi, bằng con mắt tinh đời, nàng đã quyết định trao thân gửi phận cho Ngô Đình Nhu, một trí thức tây học gần gấp đôi tuổi vì biết đây chính là cơ hội của đời mình.

Tuy nhiên, không có tài liệu nào cho thấy sự thông minh của bà Nhu được thể hiện trong việc kinh bang tế thế cho tương xứng với vị trí của mình. Điều người ta nhớ nhất về đóng góp của bà "đệ nhất phu nhân" chỉ là sự cách tân bộ áo dài truyền thống bằng cách khoét cổ áo cho thêm phần mát mẻ, vốn là để tiếp sức cho tài năng lớn nhất của mình: "đong trai".

Chuyện bà Nhu hoang dâm thì cả thế giới đều biết nhưng lạ kỳ là bà vẫn bình an và nhởn nhơ trong một gia đình quyền lực nổi tiếng hà khắc và gia giáo kiểu Đông – Tây kết hợp. Có lẽ vì từ ông anh tổng thống trở xuống đều hiểu rằng sự hoang dâm đó là tài năng kiệt xuất của bà & thực sự thì ngôi vị của gia đình họ Ngô cũng hưởng lợi từ điều đó. Tháng 9/1954, tướng Nguyễn Văn Hinh, viên tướng Việt quyền lực nhất bấy giờ của cái gọi là “Quốc gia Việt Nam” bao vây dinh Norodom đòi lật đổ thủ tướng Diệm. Chính nàng dâu của họ Ngô đã “một mình một bướm”, xông vào tổng hành dinh của tướng Hinh để bắt tướng này “xụi súng”. Sau này, Hinh tâm sự với mấy viên tá cấp dưới: “Ngay từ lần đầu gặp gỡ, moa đã thấy em duyên dáng, dễ thương, nhạy cảm, có ma lực thu hút phái nam. Ngồi nói chuyện với moa, chân cẳng em thay đổi hoài. Đàn bà như vậy ghê lắm. Mấy con đầm cũng vậy. Thằng chồng mà thiếu bản lĩnh thế nào cũng bị nó cho mọc sừng”.

“Tài năng” của bà Nhu “phủ sóng” thì vô cùng tận, từ vua Bảo Đại cho đến thứ dân, từ tướng tá võ biền cho đến nghệ sĩ hào hoa, từ gián điệp đến phóng viên,…, tóm lại là với bất cứ ai khiến bà nổi hứng hoặc có thể lợi dụng được để củng cố vị thế cho gia đình họ Ngô. Sự “cống hiến” của nàng dâu họ Trần cho họ Ngô đâu chỉ là những rên siết trên giường mà đôi khi còn suýt phải đánh đổi bằng tính mạng. Chẳng hạn như có lần bà vợ của tướng Trần Văn Đôn đạp cửa phòng nơi tướng Đôn & Nhu phu nhân đang hành lạc, giương súng nhắm bắn “con bướm xinh, con bướm đa tình” của bà Nhu ai dè lại bắn chệch lên vai. Suýt chút nữa thì thế gian mất đi một kỳ quan về bướm!

Có một điều mỉa mai là tên thánh của Trần Lệ Xuân là Lucy, theo tên nữ thánh Lucia, người đã chọn giữ mình đồng trinh thay vì lấy một kẻ ngoại giáo, nhưng Xuân lại chọn con đường ngược lại: muốn giữ cho mình tất cả trừ “con bướm” được tung bay muôn nơi!

Tài năng của “cái mồm dọc” của bà Nhu giúp đỡ cho ngôi vị của họ Ngô nhiều bao nhiêu thì cái mồm ngang của bà lại phá hoại bấy nhiêu. Nếu như những cuộc khẩu chiến trên nghị trường, những phát ngôn bạt mạng trên báo chí chỉ dừng lại ở mức xì-căng-đan và làm trò cười cho nhân dân lầm than có cái mà chọc ngoáy nhà Ngô tổng thống thì những phát ngôn ngông cuồng, hung hăng, cay nghiệt và ngu xuẩn (về chính trị) trong sự kiện đàn áp Phật giáo năm 1963 chính là góp phần đẩy chế độ nhà Ngô xuống mồ. Chính Kennedy sau này đã giải thích việc Hoa Kỳ đưa ra quyết định loại bỏ gia đình họ Ngô có một phần không nhỏ là vì những hành vi khiến tình hình thêm rối loạn của Trần Lệ Xuân. Kennedy nói về Trần Lệ Xuân như sau: “Con chó cái chết tiệt đó (That goddamn bitch), nó phải chịu trách nhiệm... Con chó cái đó đã bị tắc mũi, nó không ngửi thấy mùi gì cả, và làm rối tung tất cả mọi chuyện lên!”.
Chẳng biết Diệm – Nhu khi nằm trong xe 113 có hối hận vì đã không bắt bà Xuân khép mồm dọc được mà cũng chẳng thể bịt nổi mồm ngang của bà ấy?

“Tài năng” & “danh tiếng” của bà Nhu nổi tiếng toàn cầu đến mức báo chí phương tây đặt cho bà cái “hỗn danh” là Dragon Lady mà báo chí Việt sau này dịch ra thành một “mỹ danh” là Phu nhân Rồng, Quý bà rồng (như cuốn sách Finding the Dragon Lady: The Mystery of Vietnam's Madame Nhu được dịch thành "Madam Nhu - Trần Lệ Xuân - Quyền lực bà Rồng"). Nên nhớ, Rồng ở phương Tây (dragon) là một loại quái vật, khác hoàn toàn với Rồng ở phương Đông là linh vật biểu tượng cho quyền lực hoàng gia.

Trong ngôn ngữ phương Tây, “dragon lady” có tính cách miệt thị, thường dùng để ám chỉ một khuôn mẫu phụ nữ Á Châu nguy hiểm và quyến rũ, mạnh mẽ, hống hách, ngang ngược và đam mê quyền lực. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bấy giờ là McNamara, đã khẳng định điều đó như sau: “Giống như hầu hết những người Mỹ đến đất nước này, và theo tôi, cả nhiều người Việt nữa, tôi thấy bà Nhu là một người sáng sủa, mạnh mẽ và xinh đẹp, nhưng cũng độc ác và mưu mô - một mụ phù thủy thực sự”. Chính vì vậy, “Dragon lady” Trần Lệ Xuân dịch ra tiếng Việt phù hợp nhất phải là “Bà chằn”, là “Cọp cái”,... còn nếu muốn bám sát chữ “rồng” trong nguyên mẫu thì chỉ có “Rồng lộn” là chính xác chứ chẳng thể là một “Long nữ” như cách dịch “bốc thơm” của truyền thông Việt!

XÉT VỀ NHÂN PHẨM

Sự dâm loạn của Trần Lệ Xuân là mảnh ghép hoàn hảo để tạo nên một hình ảnh gia tộc bạo chúa họ Ngô như một bức tranh phản ánh hiện thực xã hội thời tao loạn: đầy rẫy bạo lực, lừa lọc, nghiện ngập và đĩ điếm. Nếu như sự lăng loàn của Xuân là nguyên nhân gây bất hòa trong đại gia đình Ngô tổng thống thì sự ngông cuồng, lộng quyền và tàn ác của Xuân trong vụ đàn áp Phật giáo cũng là dấu chấm hết cho tình cảm với cha mẹ ruột của mình.
Để phản đối vụ đàn áp, ông bà nhạc của Nhu là Trần Văn Chương (đại sứ tại Mỹ) và Thân Thị Nam Trân (một quan sát viên của chế độ Diệm tại Liên Hiệp Quốc) đã từ chức. Khi Diệm – Nhu còn đang bối rối thì Trần Lệ Xuân đề nghị giải pháp xuyên tạc sự thật bằng cách “sửa sai” hai chữ “từ chức” thành “bãi chức”, để đối phó với cha mẹ mình. Trước sự ngỗ ngược của con gái, ông bà Trần Văn Chương đã tuyên bố từ con và tiếp tục lên tiếng công kích Diệm - Nhu, nghiêm khắc phê phán Trần Lệ Xuân vô lễ, mất tư cách và mất nhân tính. Để đáp trả, Nhu phát biểu trên báo chí: "Tôi sẽ cắt đầu lão ta. Tôi sẽ treo lão ta ở giữa quảng trường và để lão ấy treo lủng lẳng ở đó. Vợ tôi (Trần Lệ Xuân) sẽ thắt nút treo cổ vì cô ấy tự hào là người Việt Nam và cô ấy là một người yêu nước"!
Thật là một gia đình hạnh phúc!

Với “đạo hạnh” như thế, người ta bảo Trần Lệ Xuân đã chịu quả báo khi liên tiếp sau đó phải chứng kiến những thảm họa trong gia đình: Chồng và anh em thì bị giết trong đảo chính, con gái yêu nhất Lệ Thủy (nhìn rất giống Trần Lệ Xuân) thì chết vì tai nạn xe khi mới 27 tuổi, bố mẹ ruột thì bị chính em trai Trần Văn Khiêm giết chết; bản thân thì vơ vét được tài sản khổng lồ hàng tỷ USD nhưng khi lưu vong thì lại chẳng còn gì, phải kiếm tiền bằng cách trả lời phỏng vấn báo giới.
Trần Lệ Xuân tưởng như là may mắn khi không bị lính đảo chính giết chết hoặc bị đám đông cuồng nộ treo cổ vào ngày 1/11/1963 định mệnh vì khi đó bà cùng con gái Lệ Thủy đang “công cán” tại Mỹ, nhưng phải chăng số phận bắt bà ta phải sống để chứng kiến sự sụp đổ thảm hại của gia đình mình?

Cái Đẹp của VTV

Với một hình tượng Trần Lệ Xuân như thế lại nghiễm nhiên trở thành một biểu tượng “vẻ đẹp Việt” trong con mắt của VTV, dẫu bỏ qua yếu tố chính trị, phải chăng tiêu chí về Đẹp của VTV có khác người quá chăng? Nhưng ngẫm kỹ thì thấy, chả phải là trong xã hội kim tiền thời nay, có thiếu gì kẻ tiến thân bằng con đường như Trần Lệ Xuân đâu, đặc biệt là trong giới báo chí truyền thông và showbiz? Chả phải nhan sắc bấy lâu nay đã trở thành món hàng mua bán đại trà trên các “hội chợ sắc đẹp” núp bóng "Cuộc thi sắc đẹp" ngày càng nở rộ? Chả phải các cô gái “ngành” cũng vẫn nghiễm nhiên “chiếm sóng” nhà đài & tung tăng trên mặt báo đó thôi? Ngay tại VTV, mới đây cũng có một “bà rồng”, người làm cái phóng sự “eo ơi” ở Syria, phải giã từ sự nghiệp đang lên như diều gặp gió hay sao? Giữa môi trường văn hóa như vậy, (nói về văn hóa, hình như VTV cũng có cô BTV gì đó bị “bệnh tâm thần” nhưng vẫn thường xuyên làm các chương trình về văn hóa của đài), nên có lẽ các cán bộ nhà đài có cái nhìn lệch lạc về “Vẻ đẹp Việt” cũng là điều dễ hiểu!

Mà nếu đưa yếu tố chính trị vào, biết đâu đó, nhà đài muốn “dựng” hình ảnh Trần Lệ Xuân dậy, qua đó gián tiếp lôi nhà Ngô ra, để cho bàn dân thiên hạ có cái mà đàm tiếu, chửi rủa?! Kẻ làm việc xấu đã chết đi rồi thì phần thưởng lớn nhất cho họ và con cháu họ là bị người đời lãng quên, chứ như VTV nói riêng và truyền thông Việt nói chung, lâu lâu lại lôi họ dậy để "xức dầu thơm", có khác gì để làm bia cho miệng đời tiếp tục phỉ nhổ!? Thâm vậy thì thâm quá, nhà đài ơi!

2/2019
Xem thêm: Trần Lệ Xuân - VTV và Vẻ Đẹp Việt | Tùng bloghttp://www.nguyenthanhtung.me/…/tran-le-xuan-vtv-va-ve-dep-…

Thứ Ba, 12 tháng 2, 2019

Bia, rượu...


Hôm hổm nghe tin thàng bạn học đh đột ngột thình lình ra đi sau một chầu diệu vã linh đình tất niên cty mà bàng hoàng hết cả ông người. Ngẫm cái sự uống diệu ở xứ sở nài mà rùng hết cả khấu đuôi dồn lên đến não.

An-nam ta ngoài việc giỏi đánh đuổi đế cuốc sml ra nhẽ vô địch về uống diệu cmnl. Xung quanh mình, bạn tôi 10 thàng thì có đến 8 mạng uống theo kiểu tỉu sáng – trà trưa – tối đò đưa quán nhậu. Thẳng tiến Quỷ môn quan đến phân nửa khi chưa qua đẫn 40. Kinh hãi vcl.

Thời hoa niên zái mới mọc lông măng, tôi cũng là một thành viên iu tú và tích cực trong công cuộc hăng say uống diệu của nước nhà. Dăm ba con ốc mút là đủ để hai ba sinh viên – tương lai của tổ cuốc bú hết can cồn Nếp Mới 1.5l. Công cuộc bán gan đổi niềm vui mỗi lúc hoàng hôn tắt nắng chỉ chấm dứt khi chứng kiến ông chú ruột cùng thàng em họ đột tử sau khi rời bàn nhậu. Ngẫm mà kinh hãi rất quá.

Ông bạn vàng mới die cũng như hầu hết liền ông tộc Lừa này lấy rượu làm niềm vui và lẽ sống, nhưng diệu An nam ta trích xuất nguồn gốc thì thiên về cái sự thủ công da truyền mang theo vẻ huyền bí mọi rợ như thưở sơ khai loài người. Với phương thức nấu và pha phách kiểu thêm tí thuốc sâu cho tăng độ phê pha, đại khái vại thì độc tố dạng an đê hít vẫn còn đến quãng bảy tám mươi phần tăm.. Bú nhiều theo kiểu trường kỳ kháng chiến đều như vắt chanh thì nhất định thành công sớm trong công cuộc phấn đấu ngồi lên cao ngắm gà khoả thân vs chuối cả nải. Có vừa đủ say thì cũng rất mệt và ong cmn hết cả thủ, mồm mép người ngợm sau cơn say nhẽ hà hơi cũng chín chuối, ngáp nhẹ ố mẹ đỉnh màn, chả khác đéo bể phốt. Khác với diệu Tây bương chính cống, nguồn gốc dõ dàng, qui trình sản xuất chuẩn chỉ, bú say mềnh màng du dương sâu lắng, người ngợm mồm mép thơm như môi gái đồng trinh. Cơ mà dcm giá thành với cái sự lươn lẹo zan thương xứ Lừa khiến cho toàn zân được thưởng thức dòng diệu nài thường xuyên hàng ngày nhẽ còn nhiều mùa xa ngái lắm lắm. Đa phần mất xèng bú đồ giả. Hị hị.

Nhà tôi nói đến diệu ai cũng hay, từ thời thởi ông cố nội à cơ mặc dù cả nhà di truyền bệnh cao huyết áp đến tận đời con cháu như tôi. Hậu quả là bác ruột cùng ông chú đột tử thình lình sau khi nhậu khi chưa kịp qua đẫn 4 sọi. Ông chú còn lại sau mấy lần tai biến dai dẳng vs quyết liệt vì diệu cũng niết bàn trực chỉ sau chưa đến 50 mùa diêu bông thụ phấn.

Đến đời tôi cũng đéo tránh được. Thời hoa niên mài đít trên giảng đường, say mê đỏ mắt đọc Kim Dung vs Cổ Long khiến cái sự uống diệu có thêm phần thi vị ở cái nết thủ dâm tinh thần. Đèo mẹ.

Trong các trước tác của Cổ Long, chả có nhân vật đéo nào mà không diệu vã như thần cả. Lục Tiểu Phụng bốn hàng lông mày có thú nằm trên giường bú diệu, đặt chung ở ngực, vận công đẩy diệu thành vòi chảy thẳng vào miệng. Diệp Khai, truyền nhân duy nhất của Tiểu lý phi đao Lý Tầm Hoan, cả thày lẫn trò, đều diệu như nước lã. Đạo soái Sở Lưu Hương, đi đến đâu vương mùi hương, vương hương tình đến đấy, lãng tử ghẹo gió chơi trăng, phong hoa tuế nguyệt chả thua sút gì họ Lục, cũng là một vò diệu di động... Kiêu bạc lãnh ngạo như thần kiếm Tây Môn Xuy Tuyết trước khi giết người là trai giới 3 hôm liền, cũng chưa bao giờ chối từ diệu và cũng chả thấy say bao giờ... Và trên hết, chính bản thân Cổ Long cũng là một con sâu diệu, và… 

Ông chết khi mới ngoài 50 tuổi, chết vì diệu. Dcmbtsvcl.

Nói về diệu thì về cấu trúc văn chương hay ngữ cảnh của Cổ Long không chi tiết tỉ mỉ thâm hậu như Kim Dung, nhưng lại có đầy nét hào sảng của bậc anh hùng hảo hán rất gần gũi đời thường, lắm tài thì nhiều tật.

Mấy nét phác họa trên, bởi tuy là diệu, là anh hùng, nhưng với các nhân vật của Kim Dung, có lẽ văn hóa tỉu ẩm đã được ông đưa lên mức thượng thừa. Đơn cử như nét anh hùng hào sảng đẫm chất bi ca của Tiêu Phong tại Tụ Hiền Trang, khi chỉ vì muốn cứu A Châu, mà chấp nhận đơn thân phó hội, mạo hiểm tính mạng, sau mỗi bát diệu tuyệt dao ân tình là trường gió tanh mưa máu làm kinh hãi võ lâm Trung Nguyên trong cơn cuồng nộ của đại anh hùng. Bi ca của hùng chí tại Tụ Hiền Trang lại khác với hào sảng thống khoái tại thành Vô Tích, khi Tiêu Phong kết nghĩa với Đoàn Dự. Thiên kết bạn của cặp anh hùng này cũng là một sự đặc sắc của Kim Dung. Diệu tạo nên tình bạn, nhưng nét hào sảng thì ngút trời, đẹp vô ngần khi Tiêu Phong nâng bát uống diệu kết nghĩa với Đoàn Dự như chưa từng bao giờ được uống trong sự thống khoái tột cùng như gái tơ lần đầu on-top.

Hào khí anh hùng của diệu cũng được nói đến khi ở chùa Thiếu Lâm, một lần nữa Tiêu Phong lại bị vây hãm bởi quần hùng 2 đạo hắc bạch, khi 36 túi da dê đựng rượu của Tiêu Phong được mang ra uống cùng Đoàn Dự thì tên trọc Hư Trúc cũng nhảy ra đòi bú cùng bằng được. Sự kết bái giữa Tiêu Phong với Hư Trúc ngay tại chiến địa, trước mặt quần hùng cũng là 1 sự hào khí, kệ mẹ thân phận nhà sư là cấm tỉu, bố cũng vẫn cứ bú như thường slgb. Diệu kết bái đã làm thành 1 chiến trận hy hữu, Tiêu Phong tóm gáy Cô Tô Mộ Dung như nắm cổ mèo, Hư Trúc vận Bắc minh thần công cấy Sinh tử phù bằng rượu vào kẻ đại gian Đinh Xuân Thu, Đoàn Dự dùng Lục mạch thần kiếm phạng cho Mộ Dung Phục thở ra bằng đít...

Rất, rất nhiều những chi tiết như vậy khi nói về diệu trong các tác phẩm của Kim Dung, nhưng độc nhất vô nhị về tỉu ẩm, là khi ông tả về chuyện Tổ Thiên Thu vì muốn cứu Lệnh Hồ Xung mà vẽ ra chuyện chày nào cối đó aka uống diệu thì diệu nào phải là chén ấy.

Lệnh Hồ Xung vốn là kẻ quý diệu như quý tính mạng, nên dù đang mang trọng bệnh đến mất hết cả công lực, nhưng khi nghe nói rằng, có 8 thứ rượu và 8 loại chén cùng sự thách thức từ Tổ Thiên Thu thì nộ khí xung thiên, y uống sạch. Nguyên Tổ Thiên Thu ăn cắp diệu và chén bởi muốn cứu Lệnh Hồ Xung mà thôi, nhưng hắn lại đéo rành về y lý. Họ Lệnh Hồ bị khí âm hàn trong khi 8 loại thuốc Tổ Thiên Thu ăn cắp lại là thuốc âm tính trị bệnh suy dinh dưỡng, thì khác cặc gì nước đã đầy cốc lại muốn rót tràn thêm, nên mới có chuyện như vậy.

Nhưng nghe tả: Danh sĩ uống diệu, phàm là phải biết diệu nào chung nấy, chứ không thể phàm tục được. Ví như diệu trắng là phải uống trong sừng trâu, lấy mùi tanh của sừng để chế ngự mùi nồng của men diệu; diệu Trúc Diệp Thanh phải uống trong chén Dương chi bạch ngọc, mà lại phải Dương chi bạch ngọc đời bắc Tống; lại diệu bồ đào thì phải uống trong chung dạ quang; diệu Bách thảo mỹ tửu, được chế từ 100 loại hoa cỏ thơm, phải uống với chung bằng trúc thì diệu mới thơm hơn... vân vân vs mây mây 

Với văn phong tiêu sái nài, văn hóa diệu đã được Kim Dung đưa lên hàng tửu đạo cmnr. Thánh chứ đéo phải phàm nhân. Khú khú

Và cũng ở truyện của Kim Dung, tên các loại diệu nổi tiếng cũng được biết đến như: Thiệu Hưng Nữ Nhi Hồng, Trúc Diệp Thanh, Bồ đào tửu, Thiệu Hưng Trạng nguyên hồng, Mai quế lộ, Bách thảo tửu, Biên bái tửu, Hầu nhi tửu, Ngũ gia bì, Kim tước tửu... Mỗi loại đều được Kim Dung giải nghĩa tỉ mỉ rõ ràng rành mạch như checker rì-viu trên Liên xô chống Mĩ.

Về diệu trong Kim Dung, khai thác ra có lẽ thành mẹ một trường thiên dài như cà vạt phò hiu trí. Và vãi lol nhất là nó tăng thêm sự thống khoái mà hân hoan tự tìm đến diệu cho các fan tuổi trẻ mà nông cạn như tôi hồi hoa niên hoạ mi mới lột bao qui đầu. Bú nhiệt tình thống khoái trong sự thủ zâm tinh thần bất biết đó là diệu hay cồn pha nước lã, dmvcl.

Nhưng, lại nhưng, nếu để ý kĩ thì Kim Dung phóng bút về diệu hay vậy nhưng đời thường trong cuộc sống ông lại khá là mực thước nghiêm cẩn, không lấy diệu làm trọng, cũng chả lấy diệu làm niềm vui và lẽ sống. Và… ông thọ đến 94 tuổi. Nghe vậy mà không phải vậy. Vl chưa chi bộ hehe. Khôn như ông, quê tôi xích đầy hiên nhà, còn huyền đề đốm lưỡi nữa à cơ 🤣.

'' Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch
Duy hữu ẩm giả lưu kỳ danh ''

Tạm dịch: Xưa nay thánh hiền đều lặng lẽ
Chỉ người uống diệu mới còn danh.

Lý Bạch, vốn là một nhà thơ nổi tiếng thời thịnh Đường bên Khựa, đã viết 2 câu thơ trên. Cổ thi này, có lẽ là luôn luôn đúng ở xứ sở nài. Chỉ người uống diệu mới còn danh, dưng mà danh trên BIA MỘ. hị hị

Tết năm nay, nhà em đéo dám bán diệu, sợ ai đó bú quá đà lăn quay ra thì mình cũng áy náy lắm lắm. 
BÁN BIA THÔI. 
Đơn giản
CHẾT VÌ DIỆU chứ có đéo ai nói CHẾT VÌ BIA đâu nhề. Hế hế.

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2019

Chuyện H'hen Nie trở thành hoa hậu đẹp nhất thế giới 2018 và chuyện anh Đào Tuấn

Ong Bắp Cày

Tối hôm qua, 28/1/2019, chuyên trang sắc đẹp Missosology đã chính thức công bố H’Hen Niê là người giành chiến thắng giải thưởng Timeless Beauty - Vẻ đẹp vượt thời gian, trở thành Hoa hậu đẹp nhất thế giới 2018. 

Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, người đẹp Việt giành được vị trí này.

Như vậy, vượt qua những đối thủ mạnh trong top 5, H’Hen Niê giành giải thưởng Timeless Beauty với 4.576 điểm. Đây là tổng điểm trung bình từ 4.318 điểm cho vẻ đẹp và sức hấp dẫn vượt thời gian, 4.636 cho các phần trình diễn và 4.773 điểm cho sức ảnh hưởng toàn cầu. Đứng sau H’Hen Niê là Hoa hậu Quốc tế 2018 Mariem Velazco.

Hiện tại, H'Hen Niê còn đang nằm trong top 20 Hoa hậu của các Hoa hậu do chuyên trang sắc đẹp Global Beauties bình chọn.

Khi công bố kết quả, chuyên trang Missosology đã trích đăng lại câu nói truyền cảm hứng nổi tiếng của H’Hen Niê: "Ngày hôm nay, tôi đứng ở đây, tôi làm được, các bạn cũng làm được".

Thành công của H'Hen Niê trước hết có từ vẻ đẹp tự nhiên của cô và sau nữa là sự cố gắng, lao động không mệt mỏi của cô cùng sự yêu mến của bạn bè không chỉ ở trong nước dành cho cô.











Đến đây chợt nhớ, ngay ngày đầu tiên cô đăng quang Hoa Hậu Hoàn Vũ Việt Nam vào đêm 6/1/2018 ở Nha Trang, cô đã bị phóng viên Đào Tuấn của báo Lao Động miệt thị nặng nề trên trang Facebook cá nhân của anh này chỉ vì cô là người Ê-đê. Về câu chuyện này, trước áp lực của dư luận, anh Đào Tuấn đã có lời xin lỗi gửi tới Hoa hậu H'Hen Niê.

Anh Đào Tuấn, hôm 7/1, viết trên trang Facebook cá nhân với lời lẽ miệt thị rằng: “H’hen Niê, gọi tắt là Cô Hen, cô gái có làn da thâm màu b** d** (từ chỉ bộ phận sinh dục đàn ông) đã đăng quang kịch tính để trở thành hoa hậu thứ 21 trong năm con Gà. Cảm giác ban đầu không cần đuôi để có thể đàng hoàng vào rừng hú mà không bị kiện bản quyền.”

Anh Tuấn sau đó đã lập tức sửa lại status và ghi thêm rằng “Tôi edit status của mình sau khi check inbox cũng như đọc cái comment của mọi người. Có thể những từ ngữ ‘hạ đẳng,’ cay nghiệt phía trên sẽ là vô văn hóa nếu dành cho bất cứ người phụ nữ nào trừ hoa hậu. Khi bước chân ra sân khấu, đội lên đầu vương miện, có nghĩa mặc nhiên các cô ấy đã chấp nhận sự phát xét của dư luận…”

Tuy vậy, đến chiều cùng ngày, anh Tuấn đã xóa status nêu trên.

Phóng viên Đào Tuấn là một Facebooker có 27,203 lượt người theo dõi trên mạng xã hội, và là cây bút nổi tiếng của báo Lao Động về các vấn đề chính sự, xã hội.

Hồi cuối năm 2016, Báo Lao Động và anh Đào Tuấn đã phải ngưng chuyên mục “Tin Khó Tin” chuyên bình luận về các vấn đề thời sự trên tờ báo này mà Ban Tuyên Giáo và Bộ Thông Tin-Truyền Thông cho rằng có nội dung “nhạy cảm.”

Cũng trong hôm 7/1, tay dâm chủ Hoàng Dũng đặt biệt danh “b** d**” cho Đào Tuấn trên Facebook và ra điều kiện “Status này sẽ chỉ gỡ bỏ khi nào Đào Tuấn chính thức xin lỗi cô gái kia một cách thành thật.”

Lời lẽ miệt thị nặng nề trên trang Facebook cá nhân của anh Tuấn đã gây làn sóng phẫn nộ trên mạng xã hội facebook.

Một số nhà báo khác đăng status nói bình phẩm của ông Tuấn về tân hoa hậu là “thiếu tế nhị” và “vô văn hóa,” và không thiếu nhiều người gọi Đào Tuấn là “kỳ thị sắc tộc” một cách vô học và bẩn thỉu.

Trên website của Trung Tâm Nghiên Cứu Truyền Thông Phát Triển (http://red.org.vn) hiện vẫn còn đăng một tham luận của anh Đào Tuấn bàn về trách nhiệm của nhà báo khi đưa tin, bình luận trên truyền thông xã hội. Trong tài liệu này, anh Tuấn viết: “Mỗi một nhà báo viết blog đang chịu trách nhiệm bằng hai thứ: Kỷ luật hành chính, tại cơ quan, với tổ chức chủ quản, và trách nhiệm trước pháp luật, với tư cách mà một công dân. Đôi khi trách nhiệm trước pháp luật có thể chưa bị xử lý, nhưng kỷ luật hành chính đã được áp dụng. Một công dân viết blog chỉ có thể bị xử lý hình sự hoặc xử phạt hành chính về tội vu khống, thông tin không đúng sự thật. Nhưng một nhà báo thì đôi khi bị xử lý vì đã viết những entry mà một số người cho đó là “nhạy cảm” hoặc “gây ảnh hưởng không tốt.”


***
Nói về chuyện này, FB Hoàng Nguyên Vũ viết như sau"

"Tôi lấy làm xấu hổ khi một nhà báo lại có thê dùng từ ngữ thiếu văn hóa đê chê bai tân hoa hậu người dân tộc chỉ vì da bạn ấy không trắng ngư anh ta kỳ vọng".

Miệt thị hoa hậu người dân tộc da như bộ phận sinh dục, ông này có còn xứng đáng làm người không, chứ chưa nói cầm bút viết báo?

Tôi không tưởng tượng được, những dòng này được viết ra từ một nhà báo có tiếng. Và nhân vật này đang làm việc ở một tờ báo khá lớn - báo Lao động. Còn trước đây, anh ta làm ở báo Đại đoàn kết.

Và ông này phải thấy rõ việc bình phẩm khác với xúc phạm người khác, nên hiểu điều đó, nên hiểu cái gì được pháp luật cho phép, cái gì không.

Với những ngôn ngữ như thế này, thì cá nhân mình đánh giá ông này là loại hạ đẳng. Bởi, không thể chấp nhận được một thể loại đàn ông nào nói về làn da phụ nữ giống bộ phận sinh dục. Cái này là xúc phạm người khác chứ không phải "nhân danh công chúng" để có quyền phán xét người của công chúng.

Hơn nữa, là một nhà báo, ông Tuấn nên hiểu rằng, việc đụng đến vấn đề tôn giáo và dân tộc nhạy cảm đến thế nào. Bao năm làm báo Đại đoàn kết để trưởng thành mà giờ ông ta ngang nhiên dùng ngôn ngữ đạp lên 3 chữ đó như thế thì cũng đến tài thật. Hơn nữa, người văn minh không ai đi miệt thị dân tộc đến mức độ như vậy. Việc làm đó chỉ có ở phường vô học và dân đầu đường xó chợ mà thôi.

Có thể cô ấy trong mắt ông chưa xứng đáng là hoa hậu, cũng như trong mắt tôi, tôi mong đợi một hoa hậu đẹp hơn cô ấy. Nhưng nên nhớ rằng, ông không có quyền chà đạp lên một cô gái như vậy.

Xin được hỏi, ông có thấy tởm khi dùng những ngôn ngữ như thế kia không? Ông có thấy mình đủ tư cách cầm bút để viết cho công chúng đọc nữa không khi nét bút nó tanh tưởi và bẩn đến thế này?

Người đàn ông có chữ, phải khác một giống đực, Đào Tuấn ạ!".