Thứ Tư, 13 tháng 3, 2019

Bê bối gian lận thi cử rúng động nước Mỹ: HAI NGÔI SAO HOLLYWOOD BỊ FBI SỜ GÁY

Bê bối gian lận thi cử rúng động nước Mỹ: Hai ngôi sao Hollywood bị FBI ‘sờ gáy’ 

Hàng loạt ông bố, bà mẹ giàu có ở Mỹ, trong đó có hai nữ minh tinh Felicity Huffman và Lori Loughli, đã bị Cục Điều tra Liên bang (FBI) buộc tội đưa hối lộ và gian lận để con vào được trường đại học danh giá. 

Felicity Huffman và Lori Loughli bị cáo buộc chi tiền để mua suất học cho con gái. Ảnh: AFP

Theo báo SCMP, chiến dịch điều tra mang tên “Varsity Blues" đã lật tẩy hành vi của ít nhất 50 người bao gồm các phụ huynh và cán bộ trường học trong một đường dây gian lận thi cử đã tồn tại từ lâu. 

FBI cho biết các vụ gian lận xảy ra từ năm 2011 và các bị cáo đã sử dụng “hối lộ và các hình thức gian lận khác để tạo điều kiện cho con được nhập học” vào những trường đại học hàng đầu quốc gia như Georgetown, Yale, Stanford…

Các cáo buộc do Bộ Tư pháp Mỹ đưa ra ngày 12/3 bao gồm gian lận bài kiểm tra đầu vào cũng như hối lộ các nhân viên trong trường để mua “suất”.

Trong đó, các phụ huynh thuộc tầng lớp giàu có và nổi tiếng đã chi số tiền lớn để con họ gian lận thi cử bằng cách thuê sinh viên giỏi làm bài, cung cấp đáp án bài thi trước hoặc sửa bài. 

Luật sư tại văn phòng công tố Massachusetts, ông Andrew Lelling công bố các tình tiết trong bê bối gian lận thi cử chấn động của giới nhà giàu ngày 12/3 tại Boston. Ảnh: AP

Những trường hợp khác lại hối lộ huấn luyện viên đội thể thao và các nhà quản lý trong trường đại học để xếp loại thí sinh thành dạng “tuyển thẳng nhờ năng khiếu thể thao” bất chấp việc các sinh viên này không hề biết chơi môn thể thao đó. Theo cáo trạng tòa án, một trong những nhân chứng hợp tác là cựu huấn luyện trưởng đội bóng đá nữ trường Yale. Bà nhận tội từ cách đây gần một năm và đã giúp FBI thu thập bằng chứng. 

John Vandemoer, cựu huấn luyện viên đội tuyển chèo thuyền tại Đại học Stanford, đã nhận tội tại tòa án liên bang Boston liên quan đến đường dây gian lận thi cử trên. Vandemoer khẳng định trước tòa không bỏ túi số tiền được chia chác mà dùng nó để mua thiết bị mới cho đội tuyển.

Bê bối trên đã vẽ nên một hình ảnh xấu xí của những nhân vật nổi tiếng. Trong số bị cáo có nữ diễn viên Felicity Huffman, nổi tiếng với vai diễn trong “Desperate Housewives” và nữ diễn viên Lori Loughlin trong bộ phim “Full House”.

Loughlin cùng chồng – nhà thiết kế Mossimo Giannulli - bị buộc tội đút lót 500.000 USD (khoảng 11,5 tỷ đồng) để hai con gái được tuyển vào Đại học Sothern California (USC) dưới tư cách thành viên đội thể thao mặc dù hai người này chưa từng tham gia thi đấu cho đội. Một phần tiền được chuyển cho cán bộ quản lý vận động viên trong USC là Donna Heinel và phần còn lại nộp vào quỹ nhà trường. Ban giám hiệu USC cho biết đang phối hợp với FBI và sẽ đưa ra báo cáo riêng. 

Trong khi đó, Felicity Huffman bị buộc tội chi 15.000 USD – dưới dạng tiền từ thiện – cho tổ chức giáo dục Key Worldwide Foundation để cô con gái lớn có thể gia nhập trường mong muốn. Một người cung cấp thông tin bí mật đã khai với các nhà điều tra rằng anh ta từng gợi ý với diễn viên Huffman rằng anh ta có thể bố trí người sửa bài thi của con gái cô ấy trong kỳ SAT (bài kiểm tra đánh giá năng lực chuẩn hóa được sử dụng rộng rãi cho xét tuyển đại học trong hệ thống giáo dục Mỹ). Cuối cùng, ái nữ nhà Huffman đã đạt được số điểm cao hơn tới 400 điểm so với bài thi SAT một năm trước đó.

Trong số bị cáo còn phải kể đến William McGlashan, Giám đốc điều hành kiêm nhà sáng lập một công ty cổ phần tư nhân và Jane Buckingham, Giám đốc điều hành một công ty tiếp thị ở Los Angeles.

Giới chức điều tra nghi đường dây gian lận thi cử vừa bị lật tẩy trên chủ yếu do sự móc nối của Key Worldwide Foundation dưới mác tổ chức phi lợi nhuân, song theo FBI, tổ chức này thực tế là đường dẫn để hối lộ nhân viên trường đại học để con em nhà giàu được vào trường danh tiếng. 

Tháng 6 năm ngoái, Jane Buckingham đã đồng ý “tặng từ thiện” 50.000 USD cho Key Worldwide Foundation để có người làm hộ bài thi đầu vào cho con trai vào tháng sau đó. 

FBI đã bí mật ghi âm cuộc hội thoại giữa Buckingham và người dàn xếp thi cử. Trong đoạn băng, nữ CEO nói: “Tôi biết việc này thật điên rồ. Và tôi cần anh giúp thằng bé vào được trường USC”. 

William Rick Singer trước cửa tòa án. Ảnh: WHDH

Theo CNN, trung tâm của bê bối này chính là William Rick Singer, Giám đốc điều hành Key Worldwide Foundation. Ông Singer, 58 tuổi, vừa nhận tội với 4 cáo buộc: âm mưu kiếm tiền phi pháp, rửa tiền, gian lận thuế và cản trở công lý. Singer hiện phải đối mặt với tối đa 65 năm tù và 1,25 triệu USD tiền phạt. 

Hoàng Trang/Báo Tin tức

NỐI GÓT "ĐẦM BẦU MAMI", ANH ĐOÀN CƯỜNG DÍNH CHƯỞNG

Khoai@

Mới hôm kia, một mẹ bỉm sữa chủ trang Fanpage "Đầm bầu thời trang Mami" đã bị xử lý phạt hành chính 20 triệu vì đăng tải thông tin, hình ảnh sai sự thật về việc chế biến, bày bán lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi tại Hà Nội và kêu gọi tẩy chay thịt lợn vì có thể lây sang người, thì hôm nay đến lượt anh Đoàn Hùng Cường ở Quảng Ninh dính đòn. 

Tôi nghĩ có thể anh Cường tay to hơn thủ cấp nên không phân biệt được thật giả, vì quá lo lắng cho sức khỏe đồng loại nên nhặt được tút vãng lai của đám bán hàng online trên mạng, nên anh mang về treo lên tường lấy like, ra cái điều ta đây cũng tử tế, cũng thức thời, hiện đại, nắm được nhiều thông tin trên mạng. 

He he, đéo ngờ...trước anh thì đã có chị mẹ bỉm sữa đã phải bùi ngùi xóa tút, đăng lời xin lỗi và dĩ nhiên nộp phạt 20 củ theo quy định. Luật pháp vốn công bằng và vô cảm nên mẹ bỉm nộp bao nhiêu, tất nhiên anh sẽ phải chịu như thế. 

Chơi facebook tốt thôi, nhưng cũng đéo đùa được với pháp luật. Tối 10/3/2019, anh Cường tí táu tí mẻ thế nào vớ được quả ảnh thịt lợn thối, anh liền post lên tút và chua thêm dòng: "Mọi người cảnh giác nhé… trưa hôm nay cô mình mua thịt lợn ở chợ Hà Lầm về nấu ăn, về nhà thái thịt ra thì nó như thế này đây… Mọi người cảnh giác cao vì đã có dịch tả lợn về đến chợ Hà Lầm, Hạ Long rồi nhé". Dĩ nhiên, tút của anh được nhiều sự quan tâm của dân mạng và trở thành nguồn phát tán. Kể từ đây, anh chăm chỉ tương tác và hoan hỉ lắm lắm. Nhưng anh đéo ngờ cũng vì tút này mà anh bắt đầu vướng vòng lao lý.

Cũng là dân chơi facobook nhưng nhiều người không ngu, họ có kiến thức và nhanh chóng phát hiện tin của anh là thất thiệt, là phản khoa học và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp nuôi, chế biến và cung cấp thịt lợn ở trong và ngoài nước. Vậy là anh bị Sở 4T Quảng Ninh thông báo và yêu cầu đến cơ quan làm việc. Vào chiều 11/3 anh đã buộc phải gỡ nội dung thông tin sai phạm nêu trên khỏi tài khoản của mình.

Chỉ sau 1 ngày, vào chiều 12/3/2019, công an tỉnh phối hợp với Sở 4T đã làm việc và anh buộc phải công nhận đã đăng tải thông tin sai sự thật, vi phạm quy định tại Điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng và Điều 8 Luật An ninh mạng. 

Đối diện với cáo buộc với đầy đủ chứng cứ này, nối gót mẹ bỉm sửa "Đầm bầu thời trang Mami", anh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 20 triệu đồng, theo khoản 3 Điều 64 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.

Ngay sau buổi làm việc, anh Đoàn Cường Quảng Ninh đã đăng đính chính thông tin sai sự thật, đồng thời đăng tải thư xin lỗi những người theo dõi trên trang này. Anh cũng đề nghị những ai đã chia sẻ thông tin trên thì thu hồi lại để tránh gây mất an ninh trật tự xã hội, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp, gây hoang mang trong cần lao và không vi phạm quy định về việc sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng xã hội như anh.

Như vậy đã có 2 Fbker dính đòn khi tung tin thất thiệt trên mạng xã hội. Nghe đâu còn một FBker khác quê tận Cà Mau đang đóng face trốn biệt. Nhưng tôi dự là không thể thoát.

CSGT được làm gì khi người vi phạm chống đối?

Cuteo@ 

Tôi đã đọc bài "Tài xế vi phạm kháng cự, CSGT được làm gì?" trên tờ Pháp Luật. Bài báo đặt vấn đề: Thời gian gần đây xảy ra hàng loạt vụ việc tài xế không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của CSGT. Một số còn cố tình nhấn ga, liên tục đẩy CSGT đi trên đường, thậm chí tông thẳng vào lực lượng chức năng. Nhiều người đặt câu hỏi: Trong các tình huống này, lực lượng CSGT được quyền và nên làm gì?

Tôi ngạc nhiên khi biết ý kiến của các chuyên gia là CSGT cần khéo léo, không được... làm gì và... chuyển vụ việc cho lực lượng khác giải quyết sau (các anh chị cứ vào đọc thử sẽ thấy, tôi không nói điêu).

Các anh chị lắm chữ nên tôi chỉ nói gọn thế này: CSGT cũng như cảnh sát khác, cần 2 thứ (1) là thân thiện với dân và (2) nghiêm khắc với các hành vi vi phạm pháp luật của dân. Tất nhiên, khi "dân" có hành vi chống đối thì đương nhiên đéo phải là dân mà là tội phạm. 

Cái này các anh chị mồm dọc, thậm chí ngay cả một số người đại diện cho cử tri cũng hay nhầm lẫn hoặc cố tình nhầm để chửi CSGT. Dân đéo gì mà hở ra cái là vi phạm, bị tóm thì hạ mình xin xỏ, khi không được thì giở bài quay phim ghi hình đe dọa, tung lên mạng hạ nhục người khác để thỏa mãn cái tôi. Thậm chí có loại "dân" còn lôi buồi dái từ trong mồm ra và tung cước vào mặt cảnh sát...

Rau nào sâu nấy, dân như thế thì đòi hỏi gì ở CSGT?

Cảnh sát tây lông được làm việc trong môi trường văn minh, thượng tôn pháp luật và họ luôn được luật pháp bảo vệ. Ở đó các anh chị sẽ chỉ phải tuân thủ mọi hiệu lệnh của cảnh sát mà không được vặn vẹo to mồm. Chỉ cần có biểu hiện chống cự thì ngay lập tức bộ nhá của bạn sẽ bị bay bởi dùi cui sắt, hay tệ hơn là một viên đạn 9mm sẽ giúp bạn thanh thản phiêu diêu về miền cực lạc. 

Chống cảnh sát tức là tội phạm, mà tội phạm thì làm gì có quà ơ kìa? 

Khác với tây lông, cảnh sát ta, lương thấp, quần chúng manh động, mọi rợ, sẵn sàng xuống tay giết người vì một cái nhìn đểu, vô pháp vô thiên không coi luật pháp ra gì, và luôn phải đối mặt với nguy cơ trở thành nạn nhân của nền báo chí kền kền rác rưởi. 

Cách đây không lâu, một đôi nam nữ không mũ bảo hiểm, không bằng lái giấy tờ, phóng xe máy vào đêm khuya trong trạng thái say xỉn đã bỏ chạy khi bị cảnh sát cơ động gọi vào kiểm tra, người nam lạc tay lái khiến cô gái ngồi sau đập đầu vào gốc cây ven đường tử nạn. Với truyền thống 4000 năm đóng khố mới quá độ lên Âu phục chưa lâu, nhân dân Việt Nam đủ thành phần từ già trẻ gái trai đã nhảy vào chửi bới đòi xử tội 2 anh cảnh sát cơ động vì tội "truy đuổi nghi phạm". Vậy mới thấy bảo vệ luật pháp ở nước ta không hề đơn giản. Cộng đồng bebe lên rằng 2 anh cơ động đạp ngã đôi nam nữ kia (còn là nghi vấn) là hành vi không thể chấp nhận được. 

Tôi thì không nghĩ thế, khi anh bỏ chạy, cảnh sát có quyền nghi anh có gì cần che dấu, có thể là 3kg đá hay tang vật của một vụ cướp ngân hàng, tiệm vàng anh vừa thực hiện, họ có quyền truy đuổi và dừng anh lại bằng mọi biện pháp, kể cả là nổ súng. 

Cũng năm ngoái, tại Ninh Bình, một viên Trung úy giao thông đứng bên đầu xe lập biên bản vi phạm thì bị gã lái xe tên Vương giật giấy tờ, nổ máy rồ ga phóng đi mang theo anh CSGT trên nắp capo tay túm cần gạt nước với quãng đường 30 km từ TP Ninh Bình đến thị trấn Nho Quan trong cái lạnh teo trym. May mắn là anh không bị hất xuống đường, tim chưa nhảy ra khỏi lồng ngực và đéo chết. 

Tôi chê anh CSGT đã phí phạm sinh mạng của mình vì một thằng giẻ rách, chó dại. Tôi cũng rất chê luật pháp không cho phép anh hoặc đồng đội anh nổi súng loại bỏ tên cố ý giết người.

Sự việc xảy ra, kền kền nhảy vào dè bỉu và chê bôi anh CSGT tên Linh và hỏi, việc gì phải làm như thế và sao không bắn vỡ sọ thằng chó dái lái xe.

Ở xứ tây lông, gặp trường hợp như thế, anh Vương lái xe sẽ nhanh chóng giá hạc quy tiên. Vậy cảnh sát Tây lông dừng phương tiện vi phạm chạy trốn hoặc những nghi phạm tháo chạy, mà đa phần là ô tô, bằng cách nào? 

Cảnh sát dùng cái Police Spike Strip (PSS) để dừng phương tiện mà chủ nhân của nó chống lệnh cảnh sát. Về cơ bản, nó được phát triển từ một thứ gọi là "Bàn Chông" mà nguyên mẫu được bê về từ Tây Nguyên thời đánh Pháp đuổi Mỹ hoặc lấy cảm hứng từ chiếc lưới đánh cá thời dzô tá dzô tà mạn tít đâu tận Thanh Hóa.

Cảnh sát mai phục ven đường, khi xe nghi phạm gần tới nơi, họ sẽ quăng lưới theo cách mà CSGT Thanh Hóa đã từng. Một PSS với gai nhọn 1,5-3 inches bằng thép, dài tới vài mét, đủ để phong tỏa một làn đường. Những chiếc xe đang bỏ chạy với vận tốc >100km/h bị nổ tung lốp và mất lái trong khoảng thời gian cực ngắn chỉ 1/10 giây, anh chị nào chuyên lái xe có thể tưởng tượng ra phần còn lại. 









Và đây là 2 clip khuyến mại để các anh chị tận mắt thấy Cảnh sát phương Tây thao tác Spike strip như thế nào:

https://youtu.be/VafH1yN4FsY




https://www.youtube.com/watch?v=IbgkcOKQRAE




Tôi cho rằng những biện pháp mạnh để trấn áp tội phạm trên đường phố là cực kỳ cần thiết, nước ta không thích hợp với tuyên truyền, thuyết phục, mà cần chút bạo lực cụ thể minh họa sinh động bằng hình ảnh những anh chị chống đối đang nằm xiêu vẹo, be bét đỏ lòm trong những cỗ quan ngoài Văn Điển, phương pháp này sẽ hiệu quả hơn, tin tôi đi. 

Tôi ủng hộ anh thiếu úy CSGT ở Thanh Hóa nổ súng vào tên tội phạm côn đồ cố giằng lại xe tang vật vi phạm khi bị bắt giữ. Điều sai sót của anh họa chăng đó là anh dùng đạn cao su và bắn vào bụng, trong khi chính ra phải là đạn thật và bắn vào đầu. 

Vụ này, anh chị kền kền bebe lên rằng cần xử lý bằng biện pháp nhân đạo hơn. Nhẽ CSGT phải quỳ xuống và xin thằng tội phạm đang ngang nhiên giằng xe vi phạm để cho nó sợ và dừng lại chăng? 

Mỗi năm có hàng trăm CSGT bị túm áo giật ngã, tổng sỉ vả, có hàng trăm CSGT bị đâm, nhẹ thì trầy xước, nặng thì vỡ gan lòi ruột, nhưng có vẻ tình trạng trên vẫn không được cải thiện. Và tình trạng chống đối, kháng cự (thực chất là chống lại luật pháp) vẫn không thuyên giảm. Nếu còn nương tay với các hành vì trên, sẽ không có CSGT nào dám đại diện cho pháp luật thể hiện sự nghiêm khắc đi kèm sự thân thiện.

Đã đến lúc cần học tập kinh nghiệm trong cách tác nghiệp của cảnh sát tây lông, nếu không muốn xã hội hỗn loạn thêm. Để làm được điều đó, hẳn nhiên cần có những điều kiện nhất định, và điều kiên tiên quyết là đấm vỡ mõm lũ kền kền thối tha chuyên xúc xiểm người dân chống đối cảnh sát, cổ súy cho các hành vi vô pháp vô thiên.

Thứ Ba, 12 tháng 3, 2019

TIN GIẢ NHAN NHẢN, ĐÀ NẴNG LÃNH HẬU QUẢ NẶNG NỀ

Tin giả nhan nhản, Đà Nẵng lãnh hậu quả nặng nề

LĐO | 13/03/2019 | 08:00

Giám đốc Sở Thông tin truyền Thông Đà Nẵng - ông Nguyễn Quang Thanh cho biết, tin giả xuất hiện ngày càng nhiều tại TP.Đà Nẵng, không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cá nhân, cơ quan, tổ chức, mà còn gây ra hậu quả nặng nề về kinh tế, xã hội.

Tuy nhiên, xử lý tin giả trên mạng Internet hiện nay vẫn là câu chuyện nan giải.

Ngoài việc giả mạo các văn bản hành chính nhà nước, những công văn của Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, Quảng Nam và các quận huyện phụ cận về các dự án xây dựng hạ tầng, đầu tư du lịch, chia tách - sát nhập chính quyền cơ sở,... để thổi giá bất động sản, vụ lợi,... thì gần đây tin giả còn nhắm vào cá nhân lãnh đạo, làm hạ uy tín cơ quan nhà nước.

Đầu năm 2019, tại Đà Nẵng, xuất hiện văn bản giả mạo công văn Chủ tịch UBND TP Huỳnh Đức Thơ về việc đồng ý chủ trương xây mới cầu qua sông Hàn, nối đường Bùi Tá Hán với khu đô thị Hòa Xuân, dù Sở Thông tin Truyền Thông ra công văn bác bỏ ngay lập tức, nhưng thị trường bất động sản cả khu đô thị mới Nam Việt Á và Hòa Xuân đã tăng giá điên đảo. Nhiều giao dịch mua bán đã hoàn tất, "cò đất", môi giới đã hưởng lợi. Chỉ dân, nhà đầu tư và TP là chịu thiệt.

Tiếp đó, giới "cò đất" còn tung tin về việc chia tách huyện Hòa Vang, sáp nhập huyện Điện Bàn (Quang Nam), thị trấn Lăng Cô (TT-Huế) vào TP.Đà Nẵng,... gây nên cơn sốt đất vùng ngoại ô chẳng thua kém.

Chính quyền các địa phương Hội An, Điện Bàn, Quảng Nam, Hòa Vang, Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng đã phản ứng rất nhanh, ra văn bản bác bỏ tin đồn. Nhưng việc điều tra, xử lý người tung tin giả thì gần như chưa giải quyết được một trường hợp nào.

Ông Nguyễn Quang Thanh khẳng định, tin giả nhưng hậu quả là rất nặng nề. Tuy vậy, các văn bản hướng dẫn dưới luật vẫn khó áp dụng để xử lý. Ví dụ, quy định là đối tượng (cá nhân, tổ chức) bị hại phải có đơn, chứng minh mình bị thiệt hại thì cơ quan nhà nước mới có cơ sở xử lý. Trong khi đó, tin giả để thổi giá bất động sản của "cò đất" ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội, thị trường, song không có ai làm đơn cho rằng mình bị thiệt hại. 

Hoặc nóng nhất, tin giả đồn thổi lãnh đạo TP.Đà Nẵng chuẩn bị "vào lò". Trong khi Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đang được Thường vụ Thành ủy cử đi Hà Nội tham gia "lớp kiến thức quốc phòng và an ninh" tập trung 25 ngày dành cho đối tượng 1 tại Học viện Quốc phòng, thì trên một Facebook nổi tiếng lại tung tin giả một cách ác ý: "Thơ ơi ta bảo Thơ này, Thơ ra Hà Nội trình bày với trên..."


Quyết định của Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng cử ông Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ đi dự lớp bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng, an ninh.

Vấn đề là vài năm gần đây, Đà Nẵng đã liên tục bị thanh kiểm tra, khởi tố các vụ án liên quan đến sai phạm đất đai. Đặc biệt, có ít nhất 2 cựu Chủ tịch UBND TP bị khởi tố. Cá nhân ông Huỳnh Đức Thơ cũng bị kỷ luật bởi trách nhiệm liên đới đến các sai phạm của Thường vụ Thành ủy (theo kết luận của Ủy ban kiểm tra Trung ương hồi 2018).

Vì vậy, tin giả dù không nêu đích danh Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ, nhưng các bình luận thì không ngần ngại chỉ rõ địa chỉ "Đà Thành", thậm chí chửi bới lãnh đạo một cách ngang nhiên.

Nhiều tổ chức, cá nhân, nhà đầu tư tỏ ra lo ngại. Những thiệt hại này là nghiêm trọng và có thật, nhưng hiện chưa có biện pháp ngăn chặn và xử lý hiệu quả.

THANH HẢI

Chủ tịch Hà Nội: CHUYỂN CÔNG AN NẾU CÓ DẤU HIỆU HÌNH SỰ VỤ RAPPER ĐỐT SÁCH VỞ QUAY MV

Chủ tịch Hà Nội: Chuyển công an nếu có dấu hiệu hình sự vụ rapper đốt sách vở quay MV

(NLĐO)- UBND TP Hà Nội vừa có văn bản gửi Sở GD-ĐT yêu cầu kiểm tra xử lý thông tin báo chí nêu về việc ê-kíp nhóm rapper có tên "LOCOBoiz" lấy sách vở học của sinh trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam từ ngăn bàn ra đốt để quay MV.

Ngày 12-3, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội, đã ký văn bản gửi Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), yêu cầu kiểm tra xử lý thông tin báo chí nêu về việc ê-kíp nhóm rapper có tên "LOCOBoiz" đốt sách vở học sinh trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam để quay MV.

Một đoạn trong MV được cho là đốt sách vở của học sinh để quay của nhóm rapper có tên "LOCOBoiz" - Ảnh cắt từ clip

Theo văn bản, ngày 11-3, 1 tờ báo đăng bài viết "Rapper Việt đốt sách vở học sinh trường Amsterdam để phục vụ quay MV", với nội dung phản ánh vào ngày 24-2, tại trường THPT Chuyên Hà Nội-Amsterdam, trong lúc quay một cảnh cho MV mới, vì thiếu đạo cụ, ê-kíp nhóm rapper có tên "LOCOBoiz" đã lấy sách vở từ trong ngăn bàn ra đốt.

"Sáng hôm sau, khi đến lớp, nhiều học sinh khẳng định mình bị mất sách vở. Các học sinh cũng cho biết nhóm rapper này đến trường không xin phép và đột nhập vào trường để quay MV" - văn bản nêu rõ.

Về vấn đề này, UBND TP Hà Nội yêu cầu Giám đốc Sở GD-ĐT chỉ đạo kiểm tra, làm rõ thông tin báo nêu; xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật, chuyển cơ quan công an điều tra xử lý nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự.

Đồng thời, Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan đến vụ việc. Báo cáo Thành ủy, UBND TP Hà Nội kết quả kiểm tra, xử lý trước ngày 20-3 tới; đồng thời thông tin trả lời báo chí theo quy định.

Huy Thanh

KẾT QUẢ PHÚC THÂM: Y ÁN VỚI PHAN SÀO NAM VÀ NGUYỄN VĂN DƯƠNG

Khoai@

Chiều 12/3/2019, TAND cấp cao tại Hà Nội tuyên án đối với các bị cáo có đơn kháng cáo và bị kháng nghị trong vụ án đánh bạc nghìn tỷ của Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam.

Xét nội dung kháng nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Phú Thọ đối với “hành vi phạm tội có tổ chức”, HĐXX nhận định đây là hình thức phạm tội có đồng phạm, số lượng phải có từ 2 người trở lên. Trường hợp có đồng phạm phải phân biệt được đồng phạm giản đơn và đồng phạm có tổ chức.

Vụ án có nhiều đối tượng tham gia, trong đó Nguyễn Văn Dương (cựu Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Công nghệ cao – CNC) đóng vai trò quan trọng nhất, lợi dụng danh nghĩa công ty bình phong của Bộ Công an để che chắn cho tổ chức game bài; lôi kéo nhiều đối tượng tham gia cùng thực hiện. Vì vậy, HĐXX không chấp nhận nội dung kháng nghị này.

Đối với nội dung kháng nghị “người phạm tội tự nguyện khắc phục hậu quả”, HĐXX cho rằng khách thể bị xâm phạm là trật tự công cộng nên việc xem xét nội dung khắc phục hậu quả là không có cơ sở.

Số tiền các bị cáo nộp lại đều được xác định là tiền do các bị cáo phạm tội mà có nên số tiền bị tịch thu là hoàn toàn có căn cứ. Tuy nhiên, các bị cáo có ý thức tự nguyện giao nộp tài sản cũng thể hiện sự ăn năn, hối cải.

Cho rằng bản án sơ thẩm đối với các bị cáo là có cơ sở, nên HĐXX phiên tòa phúc thẩm không chấp nhận nội dung kháng nghị này.

Xét nội dung kháng nghị “không tịch thu tiền sung công quỹ nhà nước của các bị cáo phạm tội đánh bạc”, HĐXX nhận định việc tòa sơ thẩm tuyên phạt các bị cáo là có căn cứ.

Xét kháng cáo của các bị cáo, HĐXX đã phân tích hành vi của các bị cáo, có những bị cáo xuất trình được những giấy tờ, tài liệu mới, có thêm được những tình tiết giảm nhẹ đáng kể có đủ cơ sở xác nhận. Do vậy, HĐXX cũng xem xét cho một số bị cáo.

Như vậy, HĐXX cấp phúc thẩm quyết định chấp nhận kháng cáo của một số bị cáo và không chấp nhận toàn bộ kháng nghị của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Phú Thọ; y án 10 năm tù đối với Nguyễn Văn Dương, 5 năm tù đối với Phan Sào Nam.

Ngoài ra, HĐXX cũng nêu lại nội dung kiến nghị trong bản án sơ thẩm: Kiến nghị CQĐT tiếp tục điều tra giai đoạn 2; làm rõ đối với Công ty cổ phần tập đoàn Đèo Cả (Công ty mua lại dự án BOT Bắc Giang – Lạng Sơn từ Công ty UDIC của Nguyễn Văn Dương; Công ty Bất động sản Khu Đông (Công ty có nhiều căn hộ, biệt thự được bán cho Phan Sào Nam và người nhà, nhằm hợp thức hóa việc rửa tiền), nếu có hành vi vi phạm thì xử lý theo pháp luật...

Thứ Hai, 11 tháng 3, 2019

BẮT VẠ 400 TRIỆU SAU TAI NẠN GIAO THÔNG: LỖI THUỘC VỀ NẠN NHÂN, TÀI XẾ VÔ CAN

Bắt vạ 400 triệu đồng sau tai nạn chết người ở Lào Cai: Lỗi thuộc về nạn nhân, tài xế ô tô vô can

(VTC News) - Công an kết luận trong vụ tai nạn ở Lào Cai, thiếu niên lái xe máy sai hoàn toàn, 2 tài xế ô tô không phải chịu trách nhiệm về cái chết của nạn nhân.

Liên quan đến vụ việc cả làng kéo đến bắt vạ 2 tài xế ô tô 400 triệu đồng sau tai nạn chết người ở Lào Cai, sáng 12/3, trả lời VTC News, ông Trần Ngọc Sơn, Chánh văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh Lào Cai cho biết, đã có kết luận điều tra về nguyên nhân vụ tai nạn.

Qua điều tra, Công an huyện Sapa xác định nguyên nhân vụ tai nạn thuộc về lỗi của nạn nhân Hạng A Câu (15 tuổi, trú tại xã Sa Pả, huyện Sapa, Lào Cai).

Rất đông người dân bản kéo đến hiện trường vụ tai nạn để bắt vạ 2 tài xế ô tô.

Theo đó, vào 12h06 ngày 1/3, Hạng A Câu lái xe máy BKS 24B - 150.50 lấn sang đường ngược chiều và vượt xe không đảm bảo an toàn rồi đâm vào xe ô tô BKS 24A - 029.19. Cú đâm khiến Câu ngã ra đường, sau đó thanh niên này bị xe ô tô BKS 29B – 613.99 chèn qua người dẫn đến thiệt mạng.

"Tại cuộc họp của tỉnh Lào Cai, Công an huyện Sapa kết luận Hạng A Câu đã sai hoàn toàn, Câu đã đi lần làn đường và lái xe khi chưa đủ tuổi", ông Sơn cho hay.

Bên cạnh đó, ông Sơn cho biết theo kết quả khám nghiệm hiện trường, anh Nguyễn Trọng Nghĩa (lái xe ô tô BKS 24A - 029.19) và Nguyễn Đức Phương (lái xe ô tô BKS 29B - 613.99) có đầy đủ giấy tờ, không vi phạm Luật Giao thông đường bộ nên không phải chịu trách nhiệm về cái chết của Hạng A Câu.

"Hạng A Câu đáng nhẽ phải bị khởi tố tuy nhiên vì nạn nhân đã chết nên chỉ xem xét xem vụ việc có dấu hiệu tội gây rối trật tự không, việc ép buộc để lấy tiền có không", ông Sơn nhấn mạnh.

Chánh văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh Lào Cai cho rằng cần tiếp tục làm rõ trách nhiệm của chính quyền sở tại trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân chấp hành các quy định của pháp luật.

“Xem xét lại lực lượng CSGT thực thi công vụ thế nào? Có hay không có việc gây rối trật tự. Nếu không có, tại sao lại để ùn tắc giao thông suốt 5 tiếng đồng hồ và tại sao lại báo cáo với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia là gây rối trật tự?”, ông Sơn nhấn mạnh.

Về việc cả làng kéo đến đòi tài xế ô tô bồi thường sau tai nạn khiến Hạng A Câu thiệt mạng, tỉnh Lào Cai yêu cầu chính quyền địa phương phải họp với già làng, trưởng bản. Sau đó, Bí thư chi bộ, đoàn thể lãnh đạo địa phương làm rõ vụ việc, giải quyết việc nhận tiền và đề ra phương án giải quyết.

Ông Sơn cũng cho hay, việc Hạng A Câu đi xe máy đến trường và giấu xe ở ngoài, nhà trường không biết. Vì vậy, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai đang yêu cầu kiểm điểm nhà trường và cả giáo viên chủ nhiệm vì không phát hiện ra vụ việc này.

"Sở Giáo dục và Đào tạo đã ký kết giữa nhà trường với phụ huynh học sinh, cam kết không được giao xe cho học sinh dưới 16 tuổi cầm lái, vi phạm pháp luật", ông Sơn cho hay.

Vào 12h06 ngày 1/3, Hạng A Câu (15 tuổi, trú tại xã Sa Pả, Sapa, Lào Cai) lái xe máy BKS 24B2 - 15050 chạy trên quốc lộ 4D hướng Lào Cai - Sapa. Khi đi đến Km 108+600 (đoạn qua xã Sa Pả, Sapa), xe máy tông vào xe ô tô con do anh Nguyễn Trọng Nghĩa (30 tuổi, trú tại TP Lào Cai) cầm lái đang đi chiều ngược lại. 

Cú va chạm khiến thiếu niên trên ngã ra đường và bị xe khách Sao Việt đi cùng chiều tông chết. 

Nhận được tin, người nhà nạn nhân và cả người dân trong làng đã kéo xuống hiện trường. Tại đây, họ yêu cầu 2 tài xế phải nộp 400 triệu đồng thì mới đưa thi thể nạn nhân đi. 

Khi cơ quan chức năng đến khám nghiệm hiện trường, nhiều người quá khích vẫn không rời đi mà nhất quyết đòi tài xế phải bồi thường ngay. 

Sau khi 2 tài xế thỏa thuận đền bù với gia đình tổng cộng 200 triệu đồng thì sự việc mới được giải quyết. Đến khoảng 18h30 cùng ngày, đoạn đường qua đây đã được thông xe trở lại.

LINH MỤC GIUSE TRẦN ĐÌNH LONG BỊ TỐ LỪA ĐẢO GIÁO DÂN, LẤY TÌN MUA BIỆT THỰ

Tung tin làm phép lạ: Linh mục Giuse Trần Đình Long bị tố lừa đảo giáo dân nhẹ dạ để lấy tiền mua biệt thự

Thỉnh thoảng xuất hiện những bài viết “ca ngợi” và “biện minh” về cha Giuse Trần Đình Long, do những trang Website không chính danh được lập ra nhằm quảng cáo cho Linh mục Giuse Trần Đình Long làm trò hề và bôi bác đạo Công giáo. Những trang Website này được lập ra nhằm để đưa những thông tin không được kiểm chứng và không biết liên hệ ai là chủ nhân hay do cơ quan nào chịu trách nhiệm, nhưng chúng ta tin ý một chút thì sẽ thấy trang website cố tình thiết kế và đặt tên miền để đánh lừa giáo dân, làm nhiều người nhầm lẫn tưởng là trang báo Công giáo và Dân Tộc, không khó để nhận ra nguồn gốc và loại tác giả đứng sau bài viết đó mục đích đánh lừa lòng nhẹ dạ của giáo dân Công giáo.

Lại nữa, chuẩn bị tới đây, có ngày Lễ cao điểm về Lòng Thương Xót ở Trung tâm Mục vụ Sài Gòn, nhưng các đấng các bậc của Giáo Hội bị coi là “quên” mất cha Long, người mà đang bị nhiều kẻ “đánh lộn con đen” cho rằng cha Long được bổ nhiệm đặc trách về Lòng Thương Xót của Tổng Giáo Phận, trong khi sự thật là cha Long đang phải đi thử thách ở Giáo điểm Tin Mừng với thời hạn 5 năm, nhằm giúp ngài hối cải để được gia nhập Linh mục đoàn của Giáo phận, cũng có nghĩa là lúc này cha Long đang bị loại ra khỏi linh mục đoàn.

Xin đưa ra một vài nhận định sau đây:

1. Cẩn trọng coi chừng lôi kéo những người nhẹ dạ rơi vào lạc giáo. 

Lịch sử hơn 2000 năm của Hội Thánh Công Giáo, những lạc giáo luôn dung việc đạo đức, nhưng cuối cùng đều dẫn người theo đến chỗ thần tượng họ và quay sang nói xấu các phẩm trật trong Hội Thánh. Gần đây nhất là “sudieptutroi” dùng chuyện đạo đức về sự đau khổ của Chúa Giêsu, nhưng lại lên án Đức Thánh Cha, các Giám Mục và các Linh Mục. na ná như vậy, chuyện cha Long chưa biết đúng sai thế nào, nhưng biết bao nhiêu người vì thần tượng cha mà lên án nói xấu các vị bề trên, nói xấu các đấng bậc và các linh mục trong giáo phận và cho rằng các vị đã ganh ghét trù dập ngài. Trong lịch sử tuy có một vài vị như thánh Gioan thánh giá, đã theo lý tưởng để lập nền linh đạo mới, nhưng các ngài vâng phục các đấng bản quyền và làm hiệp nhất Giáo hội, chứ không gây chia rẽ với hàng giáo phẩm.

2. Phải chăng là một sự nhạo báng Chúa? 

Đối với tất cả các dòng tu, các thành viên đều khấn giữ các lời khuyên Phúc Âm (quen gọi là Lời Khấn Dòng). Lời khấn thuộc “nhân đức thờ phượng” công khai trước mặt Thiên Chúa, “kêu danh” Thiên Chúa làm chứng cho lời cam kết, trước sự chứng dám của “vị đại diện Chúa” là bề trên với sự hiện diện hiệp thông cầu nguyện của cộng đoàn và tín hữu. Bây giờ bất phục, lỗi lời khấn, thì cùng lúc lỗi hai giới răn đầu tiên của luật Thiên Chúa: Giới răn thứ nhất về thờ phượng, đặc biệt là giới răn thứ hai “kêu tên thiên Chúa vô cớ”. Ngày trước đem Chúa ra làm chứng để thề thốt, bây giờ lại bỏ lời khấn đó, thì là một sự ‘nhạo bang Thiên Chúa cách công khai”. Vậy trước khi đi lo về “Lòng Thương Xót Chúa” sao lại “phản bội Chúa và nhạo báng Chúa”? Lại nữa, dù có dời non lấp biển mà không có đức vâng phục thì là không phải việc của Chúa rồi. đó là điều chắc chắn khi chúng ta dựa vào Lời Chúa để phân biệt đâu là Thần Khi Chúa đâu là “thần khí xấu”.

3. Vấn đề lien quan đến “tiền bạc” hay những “chứng nhân lạ”. Xin không bàn ở đây nữa, vì nhiều người biết rồi.

4. Vấn đề đối tượng được ơn “lạ”. Cái lạ ở đây là tại những nơi chính Giáo xứ hay Giáo điểm mà cha Long làm về LTX, chưa có một bệnh nhân nào được khỏi cả, mà toàn là những người lạ từ nơi khác đến. Cứ hỏi người của Giáo xứ Chí Hòa trước đây, hay tại Giáo điểm hiện nay thì biết. Có ai ở sở tại được chữa lành chưa? Người có hiểu biết và có đời sống cầu nguyện xin hãy sáng suốt hơn một chút để suy nghĩ…

5. Vấn đề với thế quyền. Ai cũng biết, chính quyền Việt Nam, cứ hễ nơi đâu có tụ tập đông người là họ theo dõi sít sao vì lý do an ninh. Vậy trong chúng ta, có ai đặt vấn đề là: tại sao bao nhiêu năm trời, chính quyền “vui vẻ’ để mọi người tụ tập với cha long đôi khi con số lên tới hơn chục ngàn vậy? Phải chăng Linh mục Giuse Trần Đình Long đang lừa giáo dân Công giáo nhẹ dạ và phù phép sao để cán bộ địa phương làm ngơ cho ông ấy làm trò hề mang danh Linh mục Công giáo.

Nguồn: Dương Gia

Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông: MỘT SO SÁNH TRÌ ĐỘN

Ong Bắp Cày

Chủ đề "Đường sắt trên cao" Cát Linh - Hà Đông được hâm nóng trở lại khi hầu hết các hạng mục của dự án đã hoàn thành, tàu cũng đã chạy thử nghiệm và chuẩn bị đi vào khai thác và như thường lệ đám bất lương không từ bất cứ một thủ đoạn nào, kể cả những xuyên tạc rất ngây ngô để tấn công chính quyền Hà Nội

Sau vụ "Thẻ lên tàu" được in bằng tiếng Trung Quốc và tiếng Việt bị lôi lên để chỉ trích chính quyền, thì này lũ cặn bã xã lại tiếp tục lôi chuyện giá cả của công trình lên để xuyên tạc, lừa bịp, dắt mũi những người lười suy nghĩ. Dưới đây là so sánh của chúng về giá thành tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông và giá thành cầu nối Mỹ - Cuba. Đây không phải lần đầu có so sánh này.

Trên FB của Phạm Thành, tức Blogger Bà Đầm Xòe vừa treo một status có nội dung:
"Đường sắt Cát Linh - Hà Đông 13km = 868 triệu USD
Cầu nối Mỹ - Cuba 143km = 120 triệu USD"
Kèm theo Status này là bài viết cực kỳ mất dạy của TS Nguyễn Ngọc Chu (Viện Toán) có tựa đề "CÓ NÊN BẮN HẾT NHỮNG KẺ LÀ TÁC GIẢ ĐƯỜNG SẮT TRÊN CAO CÁT LINH – HÀ ĐÔNG?". Trelangblog sẽ có bình luận về status này ở bài tiếp theo. 

Trở lại câu chuyện so sánh giá thành, năm ngoài đã có 1 kỹ sư kinh tế, khơi mào cho cộng đồng đấu tố chính quyền bằng một status. Nguyên văn như sau:
"HÃY SO SÁNH
Cầu trên biển Mỹ – Cu Ba: 120 triệu usd/143 km.
Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông: vốn đầu tư xây dựng 868,04 triệu usd/13,05 km.
Nên nhớ điều kiện thi công trên biển khó khăn khắc nghiệt hơn nhiều.
Tại sao đất nước này nghèo mạt là vậy. Nợ công cứ phình ra là vậy."
Kèm stt trên theo là một đường link một bài báo tiếng Việt có đoạn: “Một hợp đồng trị giá 120 triệu USD vừa được ký kết trong thỏa thuận xây dựng do chính quyền Mỹ đề xuất vào năm ngoái…”.

Đương nhiên, status này thu hút được đông đảo bạn đọc nhảy vào chửi chính quyền tham nhũng. Đa số bình luận theo hướng "giá thành xây cầu ở Mỹ rất thấp, giá thành xây cầu, đường ở Việt Nam quá cao, cao hơn hàng chục lần, tham nhũng thật khủng khiếp, nợ công cao, đất nước nghèo là ở đây".

Đáng chú ý, chỉ một so sánh ất ơ đó mà đã có rất nhiều nhà văn, nhà báo bị dắt mũi như trâu cày và trở thành kẻ tiếp tay truyền bá những thứ rác rưởi này trên mạng. Stt dưới đây của đám cặn bã được chia sẻ trên mạng. Xin trích nguyên văn: 

"Kinh hãi chưa ???

Một cây cầu được nối từ Cu Ba sang Mỹ dài 143 km, trị giá 120 triệu USD, khởi công 2016 hoàn thành 2021, cầu sẽ được thiết kế chống lại bão và các dòng hải lưu mạnh. 

Trong khi đường sắt Cát Linh – Hà Đông dài 13,05 km, tổng mức đầu tư ban đầu là 552,86 triệu usd chưa xong. Lại vừa đội vốn lên 250 triệu usd vay của TQ thành 868,04 triệu USD, khởi công 2013 - hoàn thành chưa biết. 

Ai chịu trách nhiệm trước tiền thuế của dân đóng đây hả zời? Chúng đớp như cá tra đớp shit như thế này bảo sao Việt Nam ko tàn mạt ? ". Hết trích. Xem ảnh chụp màn hình.

Phó Tổng giám đốc FPT Đỗ Cao Bảo (ảnh bên) đã phân tích và chỉ ra rằng người Việt đang lười suy nghĩ, dễ bị dắt mũi và đầy định kiến. Và quan trọng là thông tin trên là không chính xác, có mục đích, ý đồ xấu.

Có đúng cây cầu nối Mỹ - Cuba có giá chỉ 120 triệu USD?

Ông Bảo phân tích: "giá thành xây cầu trên biển dài 143 km mà chỉ hết có 120 triệu USD là không đúng (840.000$/km)". Bài chỉ nói 1 hợp đồng 120 triệu USD được ký kết trong thoả thuận xây dựng cây cầu nối Floria và Cu Ba chứ không hề nói hợp đồng xây dựng cây cầu hết 120 triệu USD. Trong khi đó, biển từ Floria đến Cuba có đoạn độ sâu lên đến 3000 mét. Việc xây dựng cầu trên biển có độ sâu như vậy là rất tốn kém, không thể có giá 840.000$/km được.

Hơn nữa thông thường một thoả thuận đầu tư quốc tế được ký kết thì người ta cần làm các công việc sau: (1) Nghiên cứu tiền khả thi; (2) Thiết kế kỹ thuật tổng dự toán; (3) Đấu thầu; (4) Thi công.

Như vậy bây giờ cầu nối Cu Ba và Mỹ mới đang ở bước 1, bước nghiên cứu tiền khả thi, chưa thiết kế, chưa tính tổng dự toán nên chưa thể biết xây cây cầu ấy hết bao nhiêu tiền.

Theo ông Bảo, số tiền 120 triệu USD chỉ là số tiền đầu tư để nghiên cứu tiền khả thi (đến tháng 4 năm 2016 vẫn nhiều chuyên gia tranh cãi cho rằng việc xây cầu ở độ sâu nước biển 3000 mét là không khả thi và không hiệu quả). Số tiền thiết kế chắc chắn còn lớn hơn nhiều lần, còn số tiền để thi công chắc chắc còn lớn hơn hàng chục hàng trăm lần.

Giá thành xây dựng cầu trên biển hết bao nhiêu?

Ông Đỗ Cao Bảo tìm hiểu thông tin về giá thành xây dựng cầu trên biển và tìm được 2 tham chiếu là cầu PENANG 2 Malaysia và cầu OAKLAND Mỹ. Đây là một số thông tin tham khảo:

- Cầu Panang 2 (Malaysia) có giá 91,6 triệu USD/km

Cây cầu Panang 2 của Malaysia nối Batu Kawan với Batu Maung dài 16,37 km với 2 làn xe ô tô, 1 làn xe máy, khởi công năm 2009, khánh thành năm 2014 với giá thành 4,5 tỷ RM tương đương 1,5 tỷ USD.

Như vậy giá thành cầu Panang 2 là 91,6 triệu USD/km, cao hơn 109 lần giá 840.000$. 

- Cầu Oakland Bay Francisco (Mỹ) có giá 272 triệu USD/km

Cầu trên biển Oakland Bay xây trên vịnh San Francisco (Mỹ) khánh thành năm 1936: (1) Cầu Oakland xây trên vịnh San Francisco (nông hơn biển Floria Cu Ba); (2) Cầu dài 14 km, trong đó 5,924 km 2 nhịp chính, 5 làn xe; (3) Giá thành xây cầu là 79,5 triệu USD thời giá năm 1936 (5,68 triệu USD/km); (4) Giá vàng năm 1936 25$/ounce, năm 2017 1.200$/ounce (cao gấp 48 lần).

Như vậy giá thành cầu Oakland là 272 triệu USD/km, cao hơn 324 lần giá 840.000$.

Như vậy đã rõ, không thể có chuyện xây cây cầu nối Mỹ - Cuba dài 140 km chỉ hết 840.000$. Rẻ hơn xây dựng cầu Panang 2 (Malaysia) 109 lần, và cũng rẻ hơn xây dựng cầu Oakland (Mỹ) tới 324 lần.

Đáng tiếc, người đăng thông tin thất thiệt đó lên facebook, khơi mào cho những kẻ chống phá dắt theo bầy đàn vào chửi chính quyền tham nhũng lại là một kỹ sư kinh tế. Kỹ sư kinh tế mà tính toán như thế thì đất nước không nghèo mới lạ.

MƯỜI NĂM SAU VỤ THẢM SÁT Ở WINNENDEN - THÀNH PHỐ TƯỞNG NIỆM CÁC NẠN NHÂN

Hồ Ngọc Thắng

Mười năm sau vụ thảm sát ở Winnenden - Thành phố tưởng niệm các nạn nhân

Đó là tên bài viết của trang mạng WEB.DE, đăng ngày 11-3-2019. Trong đó có đoạn:

Vụ giết người tại trường trung học Albertville ở Winnenden đánh dấu mốc mười năm. Người thân tỏ ra thương tiếc tại một lễ tưởng niệm. Hành động làm một học sinh chết và 15 người bị giết gây ra một cuộc tranh luận về việc siết chặt luật về vũ khí.

Vào lúc 9:33 sáng ngày 11-3-2009, cảnh sát đã nhận được cuộc gọi khẩn cấp đầu tiên, sau khi Tim K. bắn vào bạn cùng lớp và giáo viên tại trường trung học Albertsville ở Winnenden. Chàng trai 17 tuổi ban đầu đã giết chết 15 người, sau đó là chính mình.

Hôm nay, vào ngày tưởng niệm lần thứ mười của vụ thảm sát ở Winnenden, các nạn nhân được tưởng nhớ lại ở đó một lần nữa. Vào lúc 9:33 sáng thứ Hai tuần này, như những năm trước, tất cả tiếng chuông nhà thờ vang lên ở thị trấn nhỏ gần thành phố Stuttgart.

Theo báo cáo, phó chủ tịch công đoàn cảnh sát ông Jorg Radek nói: "Các nạn nhân nhắc nhở chúng ta rằng, bạo lực và vũ khí không phải là giải pháp cho các vấn đề". Ông ta đã yêu cầu, cần có một luật nghiêm khắc về vũ khí, để vũ khí không rơi vào tay kẻ xấu.

Ảnh minh họa của trang mạng WEB.DE, đăng ngày 11-3-2019:

https://web.de/…/jahre-amoklauf-winnenden-stadt-erinnert-op…

BỊ PHẠT 20 TRIỆU ĐỒNG VÌ TUNG TIN ĐỒN NHẢM VỀ DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI TRÊN FACEBOOK

Ong Bắp Cày

Hôm 8/3/2019, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đã ký văn bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông kiến nghị xử lý một số cá nhân đã đăng tải thông tin sai sự thật về dịch tả heo châu Phi, trong đó có trang fanpage "Đầm bầu thời trang Mami". Trang này đã đăng tải thông tin, hình ảnh sai sự thật về việc chế biến, bày bán lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi tại Hà Nội và kêu gọi tẩy chay thịt lợn vì có thể lây sang người. 

Kết quả điều tra, xác minh cho thấy những hình ảnh trên fanpage này là "lấy lại từ nhiều báo điện tử; cụ thể là hình ảnh về bệnh sán dây ở lợn xảy ra tại Bình Phước vào tháng 11/2018" nhưng lại được gán cho trend "Dịch tả lợn châu Phi", gây hoang mang cho người dân và làm ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp thực phẩm.

Về "Dịch tả lợn chaia Phi", Bộ NN&PTNT khẳng định: theo các nhà khoa học "Dịch tả lợn châu Phi không lây sang người".

Trang Fanpage "Đầm bầu thời trang Mami" là Fanpage chính thức của cửa hàng thời trang Mami có gần 300.000 lượt like, chủ yếu người theo dõi là các bà mẹ bầu và đang nuôi con nhỏ. Ảnh bên là chủ sở hữu trang này.

Làm việc với Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) chiều 11/3/2019, chủ sở hữu trang Facebook "Đầm bầu thời trang Mami" đã ký vào biên bản vi phạm hành chính với mức phạt 20 triệu đồng.

Ông Lê Quang Tự Do - Phó Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử cho biết, chủ sở hữu trang Facebook "Đầm bầu thời trang Mami" đã rất hợp tác trong việc phối hợp làm việc với Cục. Tại buổi làm việc, đại diện tài khoản này hiểu được hành vi sai trái của mình là do nhận thức kém, mục đích chỉ chia sẻ thông tin để cảnh báo cho các bà mẹ có bầu. Cục ghi nhận thái độ thành tâm khắc phục hậu quả, và đây cũng là vi phạm lần đầu tiên.

Sau khi gỡ thông tin sai sự thật về dịch tả lợn châu Phi vào ngày 4/3, đến ngày 10/3, chủ Fanpage đã viết một bài đính chính đăng trên Facebook của mình khuyến cáo các mẹ bầu cần cẩn thận khi tiếp nhận và chia sẻ thông tin về dịch tả lợn châu Phi. Xem ảnh bên.

Chủ sở hữu trang Facebook Đầm bầu thời trang Mami đã chấp thuận ký vào biên bản vi phạm hành chính với mức phạt 20 triệu đồng, căn cứ theo các quy định trong Nghị định 174. Dự kiến, Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử sẽ ra quyết định xử phạt trong vài ngày tới.

THỈNH NGUYỆN THƯ CỦA NHỮNG KIẾP ĐỜI NÔ LỆ NGOẠI BANG

Toàn văn thư của Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu gửi Tổng thống Mỹ Pho ( Ford ) cầu xin Vay tiền.

Ảnh, toàn văn Thư thỉnh nguyện của cái gọi là "văn đoàn độc lập" gửi Tổng thống Mỹ Trump, nhân dịp ông sang dự Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ- Triều.





Về nội dung tuy có khác nhau, nhưng giọng điệu thì y chang "tương cùng một giuộc".

"Thưa Ngài Tổng thống,

Tôi đề nghị Ngài yêu cầu Quốc hội (Mỹ) đồng ý cho chúng tôi vay dài hạn lần cuối cùng số tiền 3 tỉ Mỹ kim được phân chia trong 3 năm và kỳ hạn hoàn trả là 10 năm, với mức lãi suất do Quốc hội Mỹ tự quyết định.

Tiềm năng về dầu hỏa và nguồn lợi về nông nghiệp của chúng tôi sẽ thế chấp cho món nợ này. Số tiền vay này được gọi là "Freedom Loan", sẽ cho phép chúng tôi có một cơ hội để được tồn tại... Trong giờ phút vô cùng khẩn thiết này, chúng tôi mong muốn Ngài thúc giục Quốc hội xem xét dễ dàng và cấp bách lời yêu cầu được vay "số tiền vì tự do" nêu trên của chúng tôi. Đây là hành động cầu xin cuối cùng mà chúng tôi, một người bạn đồng minh, gửi đến nhân dân Mỹ".

Đúng là đám hủi nô mang dạng người.