Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2014

XÃ ĐẢO SINH TỒN, HUYỆN TRƯỜNG SA ĐÃ CÓ TRƯỜNG TIỂU HỌC

Xã đảo Sinh Tồn, huyện Trường Sa đã có trường tiểu học

NDĐT - Chiều 19-4, chương trình “Vì học sinh Trường Sa thân yêu” do Quỹ Học bổng Vừ A Dính, báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh, Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh kêu gọi ủng hộ, tổ chức lễ khánh thành trường tiểu học Sinh Tồn, tại xã Sinh Tồn, huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa).

Ngôi trường được xây hai tầng, sáu phòng học, trên diện tích hơn 300 m2 với tổng kinh phí 12,5 tỷ đồng.

Dự lễ có nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Hòa; Phó Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Sơn Minh Thắng; Chuẩn đô đốc, Chính ủy Quân chủng Hải quân Đinh Gia Thật; cùng đông đảo cán bộ, chiến sĩ, nhân dân, học sinh và thầy cô giáo trên xã đảo Sinh Tồn…

Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, Trưởng Ban chỉ đạo chương trình “Vì học sinh Trường Sa thân yêu” bày tỏ tin tưởng: Từ mái trường này, các em sẽ lớn lên, sẽ trở thành những công dân vừa hồng vừa chuyên, như mong ước của Bác Hồ kính yêu, nối tiếp xứng đáng truyền thống yêu nước của cha ông…

Trường tiểu học xã Sinh Tồn là trường thứ hai của huyện đảo Trường Sa được khánh thành. Trước đó, tháng 3-2013, trường tiểu học thị trấn Trường Sa đã được đưa vào sử dụng.

Đây là hai ngôi trường được kết tinh bằng tình yêu thương đặc biệt và sự kỳ vọng của hàng triệu tấm lòng của người dân nước Việt cả ở trong và ngoài nước đối với Trường Sa, đối với những người chủ tương lai của đất nước ở nơi đầu sóng ngọn gió này.

NGỌC THANH

ĐƯỜNG ĐẾN CHỢ TÌNH KHAU VAI

Khoai@ sưu tầm:


Cung đường lãng mạn và hiểm trở đến địa đầu Tổ quốc

Chạy xe máy trên con đường nhỏ, với núi cao, vực thẳm, nhưng mỗi người đều cảm thấy rất phấn chấn, bởi khung cảnh đẹp như tranh vẽ của thung lũng nắng vàng và sự hùng vĩ của cao nguyên đá.

Hà Giang luôn là niềm đam mê của các tín đồ phượt và dân chơi ảnh miền Bắc. Trong những ngày cuối tháng 4, đầu tháng 5, bầu trời Hà Giang trong xanh vời vợi, nắng vàng rực rỡ bao phủ những ngọn núi, làng mạc, ruộng lúa... rất nhiều bạn trẻ đã phượt từ Hà Nội để đến với Lũng Cú (thuộc huyện Đồng Văn điểm cực Bắc của Việt Nam).

Dưới đây là hình ảnh những cung đường, những dãy núi hùng vĩ trong hành trình đến với mảnh đất địa đầu Tổ quốc:


Thung lũng với ruộng bậc thang nằm yên bình với núi non, mây trời.


Hà Giang là vùng đất khắc nghiệt với địa hình chủ yếu là núi đá. Người dân trồng ngô trên những kẽ núi là chủ yếu.


Những ngôi nhà bé nhỏ nằm bên ruộng bậc thang. Tuy nhiên, do ít mưa nên không phải lúc nào cũng có lúa.


Con đường duy nhất đến với Lũng Cú, cực Bắc của Việt Nam uốn lượn theo núi non Hà Giang.


Rất nhiều đoạn xe phải chạy trên đường một bên là núi cao bên là vực thẳm.




Đường nhỏ, nhiều khúc cua đầy mạo hiểm, nhưng đổi lại là cảm giác phiêu.


Đâu đó, những ngọn núi thuộc dãy Hoàng Liên Sơn trở nên hùng vĩ, trầm mặc vì sự khô cằn, trơ trọi.


Dưới những dãy núi cao là sông Nho Quế


Tháng 5, bầu trời Lũng Cú trong xanh, khá đông bạn trẻ phượt đến nơi này.

Phía dưới tấm bia chủ quyền dân tộc là núi non trùng điệp, xóm làng bình yên.

Chinh phục điểm cực Bắc của đất nước, chụp ảnh cùng cột cờ Lũng Cú là niềm khát khao của người trẻ.

CÓ CÒN KHÔNG MÀ KÊU MẤT?

Khoai@: 


Hehe, trên báo cần lao có bài này hay: "Có còn không mà kêu mất ?". Đọc và suy ngẫm xem có tiêu cực quá không nhé. 

Ông ấy nói với mấy nhà báo: "Có gì các ông góp ý nội bộ, đừng đưa lên báo làm mất uy tín của tổ chức".

Nghe tường thuật lại câu ông ấy đề nghị, mọi người thấy rõ bọn người tiêu cực rất sợ công khai hành vi của chúng trên báo vì lên báo nghĩa là cả làng cùng biết vừa thúc đẩy việc xét xử theo luật pháp vừa tạo ra tòa án dư luận phán xét hành vi của họ.

Nhưng còn vấn đề là uy tín của ông ta và tổ chức của ông ta ?

Xã ông ta là một xã bị thiệt hại lớn trong cơn bão. Ông là người phụ trách tổ chức cơ sở được trao nhiệm vụ phân phối tiền và hàng cứu trợ của đồng bào cả nước cho vùng bị thiên tai. Một việc làm tình nghĩa trao vào tay một cơ quan thấm đẫm tình người. Thế mà các ông ấy đã phụ lòng nhân dân dám cắt xén tiền cứu trợ. Tưởng rằng có thể giấu nhẹm được nhưng "cái kim bọc giẻ" rồi cũng lòi ra. Mọi người căm phẫn. Có người nói: "Hành vi tham ô nào cũng đáng ghét, nhưng bọn ăn cắp tiền cứu trợ, ăn cắp tiền chính sách của những người có công, những người gặp khó khăn thì không những đáng khinh mà còn cần xử tội nặng hơn".

Với việc làm xấu xa của họ thì không những chỉ mất uy tín trong nhân dân mà còn bị nhân dân khinh bỉ. Uy tín của họ có còn không mà kêu mất !.

NHÂN NGHĨA/NHÂN DÂN

TRÊN BẢO DƯỚI KHÔNG NGHE - PHẢI XỬ

“Trên bảo dưới không nghe”: Phải xử


Những người tiếp dân phải đặt mình vào vị trí của dân mới giải quyết thấu tình đạt lý.

Ngày 18-4, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi làm việc với Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước về giải quyết các vụ việc khiếu kiện phức tạp, kéo dài. Hàng loạt vấn đề nóng bỏng liên quan đến nội dung này đã được đặt ra cùng các giải pháp để xử lý vấn đề trên một cách hiệu quả hơn.

Khiếu kiện đông người gia tăng

Theo báo cáo của Trụ sở tiếp công dân của Trung ương, những năm gần đây, tình hình khiếu nại, tố cáo tại trụ sở có chiều hướng gia tăng và ngày càng diễn biến phức tạp. Nhất là các khiếu nại, tố cáo vượt cấp, đông người trong các vụ việc liên quan đến dự án xây dựng các khu đô thị, khu công nghiệp... Vụ trưởng Vụ Tiếp dân và xử lý đơn thư Nguyễn Hồng Điệp cho hay đã xuất hiện các vụ khiếu nại, tố cáo đông người mang tính cực đoan, manh động, cố chấp, gây khó khăn cho việc tiếp, giải thích và hướng dẫn công dân.

Một thông tin rất đáng lưu tâm được Thiếu tướng Bùi Mậu Quân, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục An ninh 2 (Bộ Công an), cho biết là “trên 70% khiếu kiện có liên quan đến đất đai và khiếu kiện đúng là nhiều”. Cũng theo ông Quân, những vụ việc này liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân nên khi không được giải quyết thỏa đáng dễ dẫn đến hệ lụy khó lường.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Chúng ta phải đặt mình vào vị trí người dân đi khiếu nại để thấu hiểu dân hơn. Ảnh: ND

Theo ông Nguyễn Đức Hạnh, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, một trong những vướng trở hiện nay trong việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo là “Nếu làm tốt cho dân thì mất lòng chính quyền”. Theo ông, công tác tiếp dân là một mắt xích vô cùng quan trọng trong quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tuy nhiên, tại khâu này, hiện nay lại vướng một số điều bất cập, nhất là vấn đề thời hạn giải quyết rất khó được đảm bảo khiến người dân phải khiếu kiện vượt cấp. Cũng theo ông Hạnh, chất lượng tiếp công dân, giải quyết tại địa phương rất thấp, chưa đạt yêu cầu đề ra.

Cấp dưới "lờ" cả kết luận của Thủ tướng (!)

Bà Nguyễn Thị Bích Ngà, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cho biết có những vụ việc kéo dài đến cả 30 năm. “Và có một điều khó chấp nhận là có những đơn đã có kết luận, thậm chí Thủ tướng, Phó Thủ tướng kết luận nhưng cấp dưới không thực hiện” - bà Ngà cho hay. Ngoài nguyên nhân khách quan dẫn tới việc này, bà Ngà cho rằng có những nơi bảo thủ “phép vua thua lệ làng”, nghĩ rằng mình không thực hiện thì cũng không ai biết. Bà Ngà yêu cầu phải làm rõ những trường hợp này, phải công khai trên thông tin đại chúng các chủ tịch UBND thiếu trách nhiệm trong giải quyết những vụ việc đã có kết luận của trung ương. “Nếu không thì sẽ trở thành “chúng ta nói chúng ta nghe””- bà Ngà nói.

Đại diện Công an TP Hà Nội cũng công nhận có một số nơi dù đã sai nhưng cả khi có kết luận của cấp trên mà vẫn không sửa quyết định của mình, làm người dân bức xúc. “Chính vì vậy mà người dân mới muốn lên gặp cấp trên, muốn gặp Văn phòng Chính phủ, muốn gặp đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, là vậy” - vị này nói.

“Đặt mình vào vị trí người dân để xử lý”

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng công nhận có chuyện chuyển đơn thư yêu cầu các địa phương giải quyết nhưng địa phương lại làm không tốt.

Phó thủ tướng yêu cầu lãnh đạo Chính phủ trong sáu tháng ít nhất phải một lần đi thăm, khảo sát việc tiếp dân. Tổng Thanh tra Chính phủ và Văn phòng Chính phủ cần tăng cường tiếp công dân thường xuyên. Bên cạnh đó, cần thành lập đoàn kiểm tra đột xuất một số tỉnh về việc thực hiện kết luận của thanh tra Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. “Một số nơi bảo thủ không thực hiện hay do lý do gì đó sẽ bị xử lý” - ông Phúc cho hay.

Phó thủ tướng yêu cầu: “Cán bộ phải biết dân vận, chia sẻ, đặc biệt là phải có tinh thần trọng dân, lắng nghe ý kiến người dân”. Nơi tiếp nhận khiếu nại, tố cáo phải là nơi hướng dẫn làm đúng pháp luật, nơi đôn đốc kiểm tra; đề xuất chính sách pháp luật và tạo nên những chuẩn mực từ phong cách đến thái độ tiếp dân. Với những vụ khiếu kiện kéo dài, ông lưu ý có thể mời cả hai bên cùng làm việc và cả hệ thống chính trị vào cuộc để giải quyết một cách hiệu quả nhất cho dân. Tuy nhiên, cũng cần phòng ngừa những người lợi dụng việc này để kích động những người khiếu kiện quá khích. “Nhưng trước hết, những người tiếp dân phải đặt mình vào vị trí của dân, phải thương yêu người dân thì mới giải quyết thấu tình đạt lý nhất” - phó thủ tướng nhấn mạnh.

NGUYỄN DÂN

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH CẦN RÚT KINH NGHIỆM



Vụ rút đăng cai ASIAD 18: Bộ VHTT&DL cần rút kinh nghiệm!

“Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần phải nghiêm túc rút kinh nghiệm, muốn quyết định vấn đề gì phải tính toán, học hỏi người đi trước, nếu không thì sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam”, bà Khá nói.

Liên quan đến việc Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng quyết định rút đăng cai ASIAD 18, trao đổi với Infonet sáng 18/4, bà Nguyễn Thị Khá, Ủy viên thường trực Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết: Qua việc rút đăng cai ASIAD 18 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) cần phải nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc tính toán kinh phí để tổ chức đăng cai thế vận hội Châu Á.

Thưa bà, qua việc rút đăng cai AISAD 18, phải chăng ban đầu Bộ VHTT&DL đã quá vội vàng, không tính toán kỹ?

Trước hết, tôi phải khẳng định quyết định dừng đăng cai ASIAD 18 của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng là rất kịp thời. Mình cũng muốn giữ thể diện cho Việt Nam nhưng mình cũng phải cân nhắc nền kinh tế của mình hiện nay đang khó khăn trong khi đó vùng sâu vùng xa học sinh còn không có cầu để đi học, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, bệnh viện còn quá tải. Vì vậy để chi cho văn hóa, đó cũng là mặt tinh thần, thì cần phải cân đối, thận trọng để tính toán giữa đầu tư với hiệu quả sau đầu tư.

Trong khi đất nước mình đang khó khăn mà mình lại đầu tư quá nhiều tiền để đăng cai thế vận hội Châu Á là không phù hợp. Do vậy, việc Thủ tướng quyết định dừng đăng cai ASIAD là rất kịp thời, đúng đắn, tôi rất tán thành với quyết định này. Thủ tướng cũng đã cân nhắc đến việc việc nào làm trước việc nào làm sau, do còn quá nhiều việc cần thiết hơn vấn đề đăng cai ASIAD 18.

Bà Nguyễn Thị Khá (Ảnh: Xuân Hải)

Ban đầu kinh phí để tổ chức đăng cai ASIAD 18 Bộ VHTT&DL chỉ tính có 150 triệu USD sau đó tính toán lại thì con số lớn hơn nhiều, trong khi đó trước đây Trung Quốc để đăng cai thế vận hội Châu Á đã phải đầu tư 17 tỷ USD, Hàn Quốc là 2,9 tỷ USD... bà có ý kiến gì về việc này?

Theo tôi, mỗi khi muốn tổ chức đăng cai bất cứ việc gì thì trước tiên phải tính toán một cách thận trọng và chi tiết, nhưng thường là do các nơi muốn thuyết phục các cơ quan chức năng nên chỉ tính một cái tổng thể con số thấp hơn nhiều so với thực tế. Đến khi triển khai thì số vốn đầu tư lại đội lên ít nhất cũng phải phân nửa, thậm chí gấp đôi so với dự kiến ban đầu.

Cho nên, tôi nghĩ rằng Bộ VHTT&DL khi đăng cai hay đầu tư việc gì cần phải tính toán một cách chi li, cẩn thận và phải có tầm nhìn hoặc học hỏi các nước đi trước mình họ đã làm như thế nào, đầu tư bao nhiêu, mình có đủ tiền để tổ chức đăng cai thế vận hội này không.

Một điều nữa là cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ ngành và các địa phương liên quan đến tổ chức thế vận hội ASIAD 18 như Hà Nội để phối hợp đầu tư.

Bên cạnh đó mình cũng phải tính đến phương án xây dựng để phục vụ ASIAD xong thì công trình đó sẽ được sử dụng làm cái gì, tức là phải tận dụng được, chứ không phải cứ đầu tư là xong rồi để đấy không sử dụng được vào việc gì trong khi đất nước mình đang còn rất là nghèo, cần cầu cho học sinh, người dân miền núi, bệnh viện thì đang quá tải, đời sống nhân dân còn khó khăn...

Qua vụ ASIAD 18, Bộ VHTT&DL cần phải rút kinh nghiệm gì thưa bà?

Đáng lẽ trước khi đăng cai ASIAD 18, Bộ VHTT&DL cần phải tính đến việc nào cần thiết hơn, có kinh phí để tổ chức không. 

Qua việc rút đăng cái ASIAD theo tôi VHTT&DL cần phải nghiêm túc rút kinh nghiệm và thận trọng hơn, đặc biệt là muốn quyết định vấn đề gì phải học hỏi người đi trước, chứ nếu không thì sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam. Không phải là Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch muốn đăng cai ASIAD thì đăng cai, muốn rút thì lại rút, còn vì màu cờ sắc áo của Việt Nam nữa chứ.

Xin trân trọng cảm ơn bà!

Xuân Hải (thực hiện)

FBI ĐIỀU TRA VỤ "HITLER DÙNG TÀU NGẦM TRỐN SANG ARGENTINA"

FBI điều tra vụ "Hitler dùng tàu ngầm trốn sang Argentina"


Trùm phátxít Đức Adolf Hitler (Nguồn: Getty)

Những tài liệu mới được giải mật của Cục điều tra liên bang Mỹ FBI đã tiết lộ, cơ quan này từng cử đặc vụ sang Argentina truy tìm dấu tích Adolf Hitler vì cho rằng trùm phát xít Đức đã sử dụng tàu ngầm tẩu thoát thành công sang Nam MỸ.

Những thông tin trong tập tài liệu này cho biết Mỹ từng nghi vấn Hitler sống trong một trang trại được canh gác cẩn mật cuối Thế chiến thứ 2, thay vì tự sát trong căn hầm tại Berlin năm 1945 như sử sách ghi lại. Theo đó, Hitler đã phải chống chọi với căn bệnh hen suyễn và viêm loét dạ dày khi sống tại đây.

Một tập tài liệu thậm chí còn cho rằng, J Edgar Hoover, vị giám đốc huyền thoại của FBI đã nghi ngờ rằng Hitler không hề chết như lầm tưởng suốt hàng thập kỷ qua.Chi tiết đáng kinh ngạc nhất là việc một nhân chứng người Argentina thừa nhận đã giúp đỡ Hitler chạy thoát và ông này còn miêu tả lại quá trình đó. 

Ngoài Hitler, còn có những người Đức khác cùng lên chiếc tàu ngầm chạy trốn sang Nam Mỹ trong khoảng thời gian 2 tuần rưỡi sau khi Berlin sụp đổ tháng 4 năm 1945.

Hitler và những người đồng hành của mình đã cưỡi ngựa lên chân núi ở phía nam Andes. Họ lập một kế hoạch chi tiết cho việc sinh hoạt cùng các gia đình người Đức ở những ngôi làng xung quanh đó. 

Người đàn ông Argentina đó đã cung cấp những thông tin quan trọng đó cho chính quyền Mỹ với hy vọng có thể giúp những người tị nạn khác trở lại quê hương họ. 

Ông này còn miêu tả hình dáng Hitler cho một nhà báo của tờ Los Angeles Examiner ngày 29 tháng 7 năm 1945 và nói rằng trùm phát xít đang bị hen suyễn nặng, viêm loét dạ dày, cạo hàng râu dài và chỉ để lại một chỏm quen thuộc ở nhân trung.

Nhân chứng này còn cung cấp những thông tin về nơi ở của Hitler: “Nếu bạn đến một khách sạn ở San Antonio, Argentina, tôi sẽ giúp bạn gặp một người biết rõ nơi mà Hitler đã ở. Nó được canh gác rất cẩn mật. Và nếu chẳng may bạn lạc vào, bạn sẽ rất dễ bị nguy hiểm đến tính mạng”.

Tuy nhiên, trong một tập tài liệu khác ngày 21 tháng 9 năm 1945 có tên “Bí ẩn Hitler”, những người chịu trách nhiệm đã thêm vào vài dòng chữ: “Do thiếu thông tin đầy đủ, những nỗ lực tiếp tục tìm kiếm nơi ở của Hitler là không thể”.

Một số thông tin khác của FBI thì lại nghi ngờ Hitler rời đến New York, và một lần nữa, đã cạo râu. Những tiết lộ này được đưa ra chỉ vài tuần sau khi bức ảnh Hitler được cho là chụp cùng một phụ nữ da đen ở Brazil được tung ra. 

Theo phân tích của một sinh viên tên Simoni Renee Guerreiro Dias, trùm phát xít chết ở tuổi 95 tại đất nước này. 

Trước đó, ông ta đã trốn chạy sang Paraguay, Argentina rồi mới chuyển đến sống ở một ngôi làng nhỏ thuộc bang Mato Grosso. Trong thời gian này, ông thay tên thành Adolf Leipzig, được 12,000 người dân sinh sống tại Nossa Senhorra do Livramento gọi với biệt danh thân mật: “Người Đức già”.

VỤ KIỀU NỮ HẢI DƯƠNG - VÌ SAO BÁO NGƯỜI ĐƯA TIN VỘI VÃ GỠ BÀI?

LâmTrực@

Chiều nay vào báo Người Đưa Tin, đọc được bài này: "Đã có trả lời về vụ kiều nữ Hải Dương". Thế nhưng, không hiểu sao, tối nay vào dã thất bản báo gỡ bỏ bài. Tuy nhiên, bài vẫn được các trang mạng khác đăng tải lại. 

Vụ Kiều nữ Hải Dương đã làm dư luận nóng lên một thời khi các phóng viên của Báo Người Đưa Tin đã có những bài viết kiểu như vu cáo, thóa mạ một nhân vật nữ hiện đang ở Mỹ, có gốc gác Hải Dương.

Bị kiện, bản báo hôm nay mới có bài phản hồi. Nhiều bạnh đọc đã tỏ ra nghi ngờ bài báo ngày hôm nay. Và càng nghi ngờ hơn khi bài báo đã nhanh chóng bị gỡ xuống.

Có lẽ, bản báo đang có vấn đề?

Sau đây là bài báo đã bị gỡi xuống:

Phòng CSĐT Tội phạm về TTXH Công an tỉnh Hải Dương vừa đưa ra kết quả xác minh ban đầu về nội dung đơn của bà Phạm Ngọc Thị Thanh (tức Ngọc - người tự nhận là kiều nữ Hải Dương).

Báo Người đưa tin xin đăng tải toàn bộ nội dung Thông báo số 22 của Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Hải Dương trả lời đơn của bà Phạm Ngọc Thị Thanh (tức Ngọc):

Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Hải Dương nhận được đơn đứng tên bà Pham Ngoc Thi Thanh (tên khác Phạm Thị Thanh Ngọc) SN 1974, Quốc tịch Hoa Kỳ, địa chỉ cư trú: số 1614 SANIBEL LANE, ARILINGTON TX 76018, USA đề ngày 10/01/2014 do đ/c Phó giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra – Công an tỉnh Hải Dương chuyển đến.

Thông báo số 22 của Phòng CSĐT TP về TTXH Công an tỉnh Hải Dương trả lời đơn của bà Phạm Ngọc Thị Thanh (tức Ngọc)

Nội dung đơn: Tố cáo phóng viên Diệu Nam và phóng viên Sa Hà báo Người đưa tin và các tài xế lái xe taxi có tên Bối, Q, N và K thuộc hãng taxi Mai Linh đã cung cấp tin và viết bài đưa tin bà Thanh (tức Ngọc) là nữ dâm tặc, kẻ cuồng dâm chuyên đi dụ dỗ, cho tài xế uống thuốc kích dục để ép buộc các tài xế lái taxi quan hệ tình dục trái ý muốn của họ. Bà Thanh (tức Ngọc) cho rằng các nội dung trên được đăng trên báo điện tử Người đưa tin là bịa đặt, dựng chuyện làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của bà Thanh (tức Ngọc) và đề nghị các cơ quan hữu quan truy tố những người này về tội vu khống quy định tại Điều 122 Bộ luật hình sự.

Qua xem xét nội dung đơn và kết quả xác minh ban đầu xác định: Trong các bài báo “Hoang mang kiều nữ có sở thích … cưỡng hiếp lái xe taxi”, “Lết khỏi nhà kiều nữ, tài xế lẩy bẩy nhập viện” và “Diện kiến kiều nữ thích lạm dụng tài xế taxi trong phòng ngủ” do phóng viên Diệu Nam, Sa Hà viết đăng trên báo điện tử Người đưa tin các ngày: 26, 28, 31 tháng 12 năm 2013 phản ánh về một hiện tượng, vụ việc xảy ra trên địa bàn tỉnh Hải Dương, nhân vật được gọi là “nữ dâm tặc”, “kẻ cuồng dâm” trong bài viết không bị nêu đích danh họ tên, địa chỉ cụ thể.

Do đó không có cơ sở cho rằng phóng viên Sa Hà và Diệu Nam viết bài xâm phạm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của bất cứ cá nhân nào, vì vậy không có dấu hiệu của tội vu khống theo điều 122 Bộ luật hình sự.

Vậy, Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Hải Dương thông báo để bà Pham Ngoc Thi Thanh (tức Phạm Thị Thanh Ngọc) và người bị tố cáo biết.

Đoàn Tân