Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2019

Ý KHÔNG CÔNG NHẬN GUAIDO LÀ TỔNG THỐNG LÂM THỜI CỦA VENEZUELA

Ý không công nhận Guaido là Tổng thống lâm thời của Venezuela

Thứ trưởng Ngoại giao Ý Manlio Di Stefano - Ảnh: Internet

Thứ trưởng Ngoại giao Ý Manlio Di Stefano hôm 31.1 tuyên bố Ý không công nhận nhà lãnh đạo phe đối lập kiêm Chủ tịch Quốc hội Venezuela, ông Juan Guaido, là tổng thống lâm thời của quốc gia Nam Mỹ này.

"Ý không công nhận ông Guaido vì chúng tôi hoàn toàn phản đối việc một quốc gia hay một nhóm các nước thứ ba có thể can thiệp những chính sách nội bộ của một nước khác. Đây được coi là nguyên tắc không can thiệp và đã được Liên Hợp Quốc thừa nhận", ông Di Stefano phát biểu trên đài truyền hình Tv2000 vào thứ năm.

Thứ trưởng Ngoại giao Stefano cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tránh làm bùng nổ xung đột quân sự, tương tự kịch bản như cuộc chiến tại Lybia, ở Venezuela.

Trong khi đó, một Thứ trưởng Ngoại giao khác của Ý, ông Guglielmo Picchi, đã viết trên mạng xã hội Twitter hôm 31.1 bày tỏ quan điểm đảng của ông tin rằng thời gian cầm quyền của Tổng thống Maduro sẽ chấm dứt đồng thời kêu gọi một cuộc bầu cử mới sẽ được tổ chức tại Venezuela với sự tham gia của các bên quan sát độc lập.

Ngoại trưởng Ý Enzo Moavero Milanesi hôm thứ tư nhấn mạnh đất nước của ông chia sẻ quan điểm của Liên minh châu Âu về cuộc khủng hoảng chính trị tại Venezuela, kêu gọi bầu cử tự do và minh bạch tại nước này.

Trước đó, Đại diện đối ngoại của EU bà Federica Mogherini tuyên bố thành lập một nhóm liên lạc quốc tế về cuộc khủng hoảng của Venezuela. Bà Mogherini cho biết nhóm này sẽ được Liên minh châu Âu điều phối và sẽ hoạt động trong khung thời gian giới hạn là 90 ngày.

Hoàng Vũ

ĐẠI SỨ QUÁN VIỆT NAM TẠI INDONESIA THĂM HỎI NGƯ DÂN BỊ TẠM GIỮ

Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia thăm hỏi ngư dân đang bị tạm giữ

HẢI NGỌC (TTXVN/VIETNAM+) 

Ngư dân trình bày nguyện vọng với Đại sứ Phạm Vinh Quang tại Trung tâm giam giữ thuộc cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Tanjung Pinang, Indonesia. (Ảnh: Hải Ngọc/Vietnam+)

Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia mới đây đã đến thăm hỏi, chúc Tết các ngư dân Việt Nam đang bị phía Indonesia tạm giữ tại Trung tâm giam giữ thuộc cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Tanjung Pinang trước thềm Năm mới 2019.

Cũng như bao người con Việt Nam xa quê hương trên đất khách quê người, hơn 200 ngư dân Việt Nam tại đây đang mong mỏi từng ngày, từng giờ được trở về nhà đoàn tụ.

Những ngày qua, Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia đã nỗ lực liên hệ với các cơ quan hữu quan sở tại nhằm thúc đẩy việc trao trả ngư dân trong thời gian sớm nhất với mong muốn các ngư dân Việt Nam được về nhà đón Tết cùng gia đình, song các trường hợp này vẫn tiếp tục phải chờ đợi phía Indonesia hoàn thành các thủ tục cần thiết.


Theo cơ quan chức năng Indonesia, trong số ngư dân của nhiều quốc gia bị tạm giữ tại đây, ngư dân Việt Nam luôn chấp hành tốt các nội quy của nơi tạm giữ cũng như luật pháp của Indonesia.

Luật pháp của Indonesia không xử phạt những người làm thuê trên tàu cá vi phạm mà chỉ xét xử và phạt tù những đối tượng là thuyền trưởng, máy trưởng khi họ điều khiển tàu vi phạm vùng biển của Indonesia. Tuy nhiên, số ngư dân này vẫn bị tạm giữ để làm chứng khi tòa án xét xử thuyền trưởng, máy trưởng.

Cũng theo cơ quan chức năng Indonesia, khó khăn lớn nhất trong việc giải quyết vấn đề ngư dân Việt Nam bị tạm giữ tại đây là hầu hết họ thiếu giấy tờ tùy thân, nên khâu xác nhận nhân thân mất nhiều thời gian. Đây là một trong những lý do khiến cho quá trình trao trả ngư dân cho phía Việt Nam mất nhiều thời gian hơn dự kiến.

Cơ quan chức năng Indonesia và Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia sẽ tăng cường trao đổi thông tin để thúc đẩy nhanh quá trình trao trả ngư dân trong thời gian tới./.

Viết cho Ngày 3/2 - Chó sủa Trăng...

Viết cho Ngày 3/2 - Chó sủa Trăng...

Hôm nay, Ngày 3/2/2019 là ngày kỉ niệm 89 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Và như một tất yếu, trong những ngày này, những kẻ ganh ghét, ghen ăn tức ở lại tìm cách vu vạ, nói xấu, thậm chí thóa mạ, chửi bởi để cố gắng hạ tuy tín của Đảng, để cố gắng đánh vào niềm tin của các tầng lớp nhân dân với Đảng.

Tiêu biểu là các trang mạng như RFA, VOA, BBC, hay trang của Việt Tân, Dân làm báo, rồi là các gương mặt như Phạm Đình Trọng, Nguyễn Đình Cống… Điển hình như trong bài viết mới đâu trên trang mạng của Việt tân và RFA với tựa đề “ Đảng Cộng sản đã cản trở sự phát triển hiện nay của Việt Nam” như thế nào, tác giả và các nhà đài kết luận rằng: “Hằng năm cứ đến dịp kỷ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3 tháng 2, bộ máy tuyên truyền trong nước liên tục tung hô công lao của đảng trong việc dẫn dắt dân tộc đi tới tương lai tươi sáng.Trong khi đó lâu nay, nhiều người từng lên tiếng cần phải xóa bỏ chế độ độc đảng và theo hướng dân chủ, đa nguyên, đa đảng thì mới có thể giúp đất nước phát triển được hết mọi tiềm năng và tránh khỏi bao trì trệ như lâu nay.”

Còn đây là ý kiến của ông Phạm Đình Trọng:

“Từ khi đảng ra đời đã gây nhiều tội ác cho dân tộc, đã dìm dân tộc vào cuộc bạo loạn Xô viết Nghệ Tĩnh tháng 9 năm 1930, là khởi đầu của máu và nước mắt của dân tộc Việt Nam. Và suốt gần một thế kỷ, với việc đấu tranh gia cấp của đảng đã dìm dân tộc Việt Nam vào máu và lửa, đã bịt mọi con đường giải phóng dân tộc bằng đường lối hòa bình.”

Và đây là ý kiến của ông giáo sư tự phong suy thoái Nguyễn Đình Cống:

“Đảng chủ trương theo đường lối cộng sản, chủ nghĩa Mác Lênin. Rồi họ đánh thắng Pháp, chiến thắng miền Nam, họ nhầm tưởng rằng là nhờ chủ nghĩa Mác Lênin nên họ thắng, nên bây giờ họ kiên trì theo chủ nghĩa Mác Lênin. Tôi cho đó là nhầm lẫn rất lớn, là vì cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin là đấu tranh giai cấp, công hữu hóa… Không phải đảng cộng sản nhờ những cái ấy mà thắng lợi. Vì mỗi lần bày ra những chuyện đó là đảng đều thất bại, đem lại tai họa cho dân tộc, ví dụ như cải cách ruộng đất. Nhầm là nhầm như thế nào, trong chiến tranh, nhờ là nhờ vào người dân, lòng yêu nước của dân, chứ không phải nhờ chủ nghĩa Mác Lênin.”

Tôi gọi đây là những con chó sủa trăng bởi những gì họ viết ra chẳng có gì mới, không dựa trên cơ sở lý luận, thực tiễn nào mà chỉ xuất phát từ ý thức thù địch sâu sắc với Đảng Cộng sản nên viết theo lối viết bừa, nói bậy.

Đảng có làm được gì cho dân tộc hay không, có cản trở sự phát triển của đất nước nay không, cứ nhìn vào thực tiễn sẽ có câu trả lời.

Từ khi Đảng ra đời mới giải quyết được câu chuyện khủng hoảng đường lối cứu nước và dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng, chỉ 15 năm sau khi ra đời, Đảng đã lãnh đạo toàn dân làm nên tổng khởi nghĩa tháng Tám, dẫn tới sự ra đời của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức thực dân, phong kiến, đưa dân tộc Việt Nam vào kỷ nguyên độc lập, tự do.

Sau cách mạng tháng Tám, Đảng đã lãnh đạo toàn dân làm nên hai cuộc kháng chiến thần thánh, đánh thắng hai cuộc chiến tranh xâm lược của hai nước lớn Pháp, Mĩ, bảo vệ độc lập, tự do và sự toàn vẹn lãnh thổ cho đất nước.

Không chỉ bảo vệ bờ cõi, bước vào thời kì đổi mới, Đảng đề ra đường lối đổi mới đúng đắn, giải phóng sức lao động, sản xuất, đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh theo con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Những thành tựu mà Việt Nam đạt được thời gian vừa qua là vô cùng to lớn và ấn tượng như tốc độ tăng trưởng GDP năm 2018 đạt 7,08%, tỷ lệ lạm phát kiểm soát dưới 4%, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, từ có cơm ăn, áo mặc sang ăn ngon, mặc đẹp, quan hệ đối ngoại rộng mở, vị thế Việt Nam lên rất cao trên trường quốc tế.

Thế nên nếu hỏi Đảng đã làm gì cho dân tộc này, có lẽ rất đơn giản và ngắn gọn để trả lời: Đảng đã đưa lại độc lập, tự do cho dân tộc và hạnh phúc cho nhân dân.

Dù còn một vài điểm tồn tại, hạn chế nhưng những gì Đảng đã làm cho dân tộc là không thể phủ nhận.

Thế nên những tiếng nói của đài RFA hay Việt tân kia chỉ là như chó sủa trăng mà thôi.

TQĐ.

Nhất Lác đang ở đâu?

Bài chép từ: Nghĩ Nhanh nói thẳng

Thứ 6 tuần trước, ngày 25/1/2019, Trương Duy Nhất được nhìn thấy lần cuối tại văn phòng Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) tại Bangkok, Thái Lan.

Nhất đã tới đó để xin tị nạn chính trị sau khi rời Việt Nam vào đầu tháng. Nhất đã ở Thái Lan khoảng 21 ngày, và liên tục ra vào Đại sứ quán Mỹ, Đức, Anh, Canada... tuy nhiên không nơi nào có hồi đáp về đơn và Nhất thì lại không có Visa Thái.

Theo xác nhận từ Chính phủ Thái thì Nhất không bị giam giữ bởi Trung Tâm Giam Giữ Người Nhập Cư Thái Lan (IDC), Đại sứ quán Việt Nam ở Thái cũng đã đề nghị Chính quyền Thái quan tâm, kiểm tra và tìm kiếm thông tin về Nhất bởi số điện thoại của Trương Duy Nhất ở Thái Lan không bị tắt, nhưng không ai trả lời các cuộc gọi.

Về phía gia đình thì vợ và con gái đang rất lo lắng cho sự an toàn của Trương Duy Nhất.

Nói thêm thì lúc ở Việt Nam đòi chống phá, lật đổ dữ lắm. Đến khi ra nước ngoài có chuyện thì "gia đình" lại chạy đi nhờ Chính quyền Cộng sản cứu, giúp! 

Còn đám dân chủ ngáo thì cứ đã làm được gì chưa ?

P/s: Lưới trời lồng lộng tuy thưa nhưng khó thoát! Thằng ngồi kế bên cẩn thận nhé, năm 2019 rồi đó!

Bão Lữa

Báo chí tung hô tội phạm?

Ngọc Anh Trần

Mấy ngày nay trên báo và cư dân mạng lùm xùm vụ cướp 100 triệu đồng đem trả lại và viết thư xin lỗi bị hại. Được báo chí tung hô đem tên cướp ra so sánh nhiều vấn đề hết sức vớ vẩn. Định ngủ trưa mà đọc mấy tờ báo mạng mà thấy ấm ức muốn viết vài dòng để gửi tới mấy thằng ngu Luật đang tự xưng "nhà báo".

- Điều đầu tiên cần phải hiểu đúng vấn đề. Theo thông tin báo chí, một chị gái nào đó ở Bình Dương bị giật mất một giỏ xách bên trong có chứa 107 triệu đồng và 2 chiếc điện thoại nhãn hiệu iPhone. Như vậy ở trường hợp này có thể cấu thành tội cướp giật tài sản theo điều 171 Bộ luật hình sự hiện hành (Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2017 và có hiệu lực đầy đủ năm 2018) chứ không phải tội cướp tài sản theo điều 168 Bộ luật hình sự hiện hành. Vì vậy lều báo gọi "cướp" là sai.

- Thứ hai, cướp giật tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác một cách công khai, nhanh chóng có thể bằng các hành vi như giật lấy tài sản,... nhanh chóng tẩu thoát là đấu hiệu phổ biến chứ không phải dấu hiệu đặc trưng (đứng yên một chỗ vẫn có thể phạm tội cướp giật ví dụ như đứng dưới nhà ga giật đồ của khách trên tàu chẳng hạn). Tội cướp giật tài sản là tội cấu thành hình thức, tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội thực hiện hành vi trong mặt khách quan của tội phạm. Như vậy, trong trường hợp này hành vi phạm tội đã hoàn thành, tài sản chiếm đoạt được là cái túi và toàn bộ tài sản có trong cái túi (kể cả cái túi cũng phải định giá để xác định giá trị). Tổng giá trị tài sản trên 50 triệu đồng nhưng có thể dưới 200 triệu đồng (vì 2 chiếc điện thoại và cái túi chưa định giá) như vậy đã cấu thành tăng nặng theo điểm c khoản 2 của điều luật có khung hình phạt là phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.

- Thứ ba, hành vi sau đó trả lại tài sản, xin lỗi bị hại của đối tượng có thể được xem là các tình tiết giảm nhẹ theo điều 51 của Bộ luật hình sự hiện hành như: người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả; ăn năn hối cải. Đó chỉ là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự chứ không phải là tình tiết để miễn trách nhiệm hình sự hay miễn hình phạt. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, đủ năng lực hành vi mà phạm tội cướp giật tài sản theo cấu thành tăng nặng quy định trong khoản 2, 3, 4 của điều luật đều phải trách nhiệm hình sự. Tội danh này cũng không phải là những tội danh chỉ khởi tố theo yêu cầu của bị hại nếu cấu thành theo khoản 1 của điều luật nên chị gái kia có yêu cầu cơ quan điều tra không khởi tố cũng chẳng có giá trị pháp lý gì (mà ở đây là cấu thành theo khoản 2).

Từ ba vấn đề nêu trên khẳng định lại nếu đối tượng đủ 14 tuổi trở lên và đủ năng lực hành vi thì dù có trả lại tài sản, có xin lỗi, bị hại có đơn xin không truy cứu thì vẫn xử lý hình sự như bình thường.

Tội phạm và hình phạt luôn đi đôi với nhau, thực hiện hành vi phạm tội như thế nào với các tình tiết ra sao thì có khung hình phạt tương ứng. Mọi người đều bình đẳng trước Pháp luật không ai được đứng trên Pháp luật. Và quan trọng nhất, tội phạm là hiện tượng tiêu cực của Xã hội cần phải đấu tranh, lên án và phê phán. Trong thư xin lỗi của đối tượng có đại ý rằng cướp giật được tài sản thấy có giá trị lớn nên đem trả lại cho bị hại, như vậy đặt ra câu hỏi nếu tài sản nhỏ thì lấy sao? Cướp giật tài sản cấu thành không phụ thuộc vào định lượng tài sản như đã nêu trên, dù chiếm đoạt được 200 đồng hay 200 triệu đồng thì cũng là cướp giật. Hành vi đó cần phải lên án chứ không phải tung hô, khen ngợi rằng đối tượng biết hối cải hướng thiện. Một người chỉ được xem là có tội khi có bản án của Tòa án nhân dân. Còn các tình tiết giảm nhẹ sẽ được Tòa án xem xét khi lượng hình.

Bức xúc từ việc báo chí nắm bắt sai tinh thần của Pháp luật, thậm chí đem ra những so sánh phiến diện vô hình chung đã định hướng lệch lạc dư luận về bản chất của vụ việc.

Mọi tội phạm đều phải bị trừng trị nghiêm minh trước Pháp luật. Tất nhiên Nhà nước sẽ khoan hồng, ân giảm, cải tạo người thực hiện hành vi phạm tội trở thành công dân tốt đó là tính ưu việt của Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa./.

HKCTCMĐ.

Chuyện không vui của anh Lương bạn tôi.

Cuteo@

Chuyện không vui của anh Lương bạn tôi.

Anh Lương bạn tôi lái xe gây tai nạn, làm chết vài người và thế là anh vướng vòng lao lý. Khác với thời điểm này mọi năm anh đào quất, áo mới cho con. Năm nay, anh liên tục hầu tòa và kêu mình oan uổng.

Chuyện là sau khi dùi mài kinh sử rồi cống hiến cho xã hội, anh dành dụm được chút đỉnh và tậu được chiếc ô tô. Cả nhà anh cùng vui, bạn bè hoan hỉ.

Bữa nọ, xe anh trục trặc và buộc phải đưa vào hãng sửa chữa. Chờ lâu, thấy xe đỗ ở đó, anh hỏi cô nhân viên bán hàng xinh đẹp của hãng và được cô này nói rằng "xong rồi". Thế là anh leo lên, nổ máy và phóng đi. Hậu quả là xe anh lao vào đám đông, làm nhiều người giá hạc quy tiên. Tôi R.I.P họ. 

Kể từ đây anh vướng vòng lao lý.

Ra tòa, anh thực hiện quyền bảo vệ của mình. Anh nói rằng: Tôi chỉ được đào tạo lái xe để chở người và chờ hàng chứ không được đào tạo để sửa chữa xe. Xe mất phanh, kẹt chân ga dẫn đến tai nạn không mong muốn là trách nhiệm bên sửa chữa. Do đó tai nạn làm nhiều người chết là trách nhiệm của bên Gara sửa chữa. Tôi vô can.

Dĩ nhiên các luật sư bảo vệ anh, bạn bè, báo chí yêu mến anh và ngay cả một số người thân của nạn nhân cũng ủng hộ anh.

Phía Gara của hãng nói: Anh Lương là người ký giấy đề nghị sửa chữa. Hợp đồng sửa chữa còn đây. Phía hãng chúng tôi nhận sửa chữa theo hợp đồng và việc sửa chữa vẫn chưa xong. bằng chứng là chưa thanh lý hợp đồng, chưa có biên bản nghiệm thu, và chúng tôi vẫn chưa bàn giao xe cho anh Lương bằng văn bản. Xe chưa sửa xong mà anh Lương đã leo lên lái rồi gây tai nạn là trách nhiệm của anh, sao lại chối bỏ? 

Anh cũng không thể nghe một cô nhân viên bán hàng, không có trách nhiệm, không có năng lực kiểm tra, đánh giá xe nói rằng "xong rồi" bằng miệng rồi cứ thế leo lên lái được.

Anh bàn giao xe cho chúng tôi sửa bằng văn bản thì đương nhiên chúng tôi cũng sẽ bàn giao lại xe cho anh bằng văn bản chứ không thể nói mồm được. Thực tế là chúng tôi sửa chữa chưa xong nên chưa bàn giao...

Sự tôn nghiêm của pháp luật không có chỗ cho tình thương cảm tính. Tòa sơ thẩm tuyên phạt anh Lương 42 tháng tù ngồi do lỗi vô ý làm chết người. 

Dĩ nhiên, phán quyết của Tòa vẫn gây ra những phản ứng trái chiều. Anh Lương cũng tuyên bố sẽ kháng cáo.

Chưa biết kết quả kháng cáo ra sao, nhưng tôi vẫn xin được chia buồn cùng anh.

Chiêu bài "dân chủ, nhân quyền"?


Sau khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, các thế lực thù địch cho rằng, cơ hội “ngàn vàng” đã đến để xóa bỏ các nước chủ nghĩa xã hội còn lại.

Thay cho gây chiến tranh đối với những nước có thực lực quân sự mạnh, “diễn biến hòa bình” với các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập”… được phương Tây coi là những “miếng đánh”, được đưa vào các chương trình nghị sự, trở thành điểm “then chốt” của chiến lược đối ngoại thời hậu “Chiến tranh lạnh” và là phương thức hữu hiệu để họ áp đặt các giá trị dân chủ thời thượng, nhân quyền tư sản “kiểu phương Tây” vào Việt Nam và một số nước trên thế giới, với toan tính chuyển hóa các nước từng là XHCN đi theo quỹ đạo của họ, tạo thuận lợi để họ xếp đặt lại trật tự thế giới sau khi chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ.

Quả thật, Mỹ và phương tây tự cho mình quyền “đứng trên người khác”, là đỉnh cao của nền dân chủ tư sản, có quyền ban phát cái gọi là “dân chủ, nhân quyền” kiểu tư sản cho nhân loại vốn đa số là vô sản, nông dân và tiểu tư sản,...Thực hiện công việc “nhân đạo” là có quyền nem bom để đi “khai hóa văn minh” cho các dân tộc, mà theo họ là “lạc hậu”, “kém cỏi”, “chậm tiến”... như kiểu chủ thuyết "định mệnh hiển nhiên" thời người Anglo saxon xâm chiếm Bắc Mỹ của người da đỏ bản xứ.

Và nếu quốc gia, dân tộc nào làm trái ý họ, muốn trượt ra ngoài “vòng cương tỏa” của họ, thì lập tức bị đưa vào danh sách “các nước còn nhiều hạn chế về quyền tự do, dân chủ”, là đối tượng “cần theo dõi”, “chỉnh đốn”... Làm việc đó, họ ngang nhiên tự cho mình là đại diện chân chính cho nền dân chủ, nhân quyền, là hình mẫu của sự phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học và công nghệ..., mà các quốc gia, dân tộc khác cần phải làm theo.

Hơn thế, họ còn trắng trợn can thiệp vào công việc nội bộ của các nước có độc lập, chủ quyền, ép buộc các nước “quay theo vòng xoáy”, thực hiện sự sắp đặt của họ, ràng buộc bằng những điều khoản cam kết về “viện trợ kinh tế”, “giúp đỡ nhân đạo”, mà bất đắc dĩ, các nước nghèo phải chấp nhận.

Họ không hề quan tâm đến sự khác biệt giữa các quốc gia, dân tộc, vùng miền; giữa các nước ở phương Đông và phương Tây, cũng như đặc điểm văn hóa, chính trị, kinh tế, phong tục, tập quán của mỗi quốc gia, dân tộc, vùng miền.

Bằng văn hóa và lối sống thực dụng phương Tây, họ đang muốn phủ lên các quốc gia, dân tộc “làn sóng văn hóa dân chủ, nhân quyền phương Tây”, buộc mọi người phải thừa nhận rằng, chỉ có văn hóa dân chủ, nhân quyền phương Tây mới là hình mẫu chuẩn mực nhất.

Sự giáo đầu về lý luận ấy đã và đang hợp lý hóa các hành vi bạo lực “đánh trước”, “đánh phủ đầu” nhằm “phòng, chống, ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố để bảo vệ các giá trị dân chủ, nhân quyền phương Tây”, kể cả chiến lược "diễn biến hòa bình".

Họ đã và đang tung ra luận thuyết “dân chủ không biên giới", “nhân quyền cao hơn chủ quyền” và coi đó là chuẩn mực để thực hiện “chủ nghĩa can thiệp mới” và sẵn sàng đổi trắng thay đen. Iraq, Apganistan, Libya, Syria, Ucraina,… là kết quả của những cuộc thử nghiệm đó. Tuy nhiên, điều mà họ hứa hẹn là đem đến cho các nước này nền dân chủ, quyền sống làm người, tự do, độc lập, thì sau nhiều năm can thiệp chẳng thấy đâu, chỉ thấy ở các quốc gia, dân tộc mà họ đến, máu đổ thêm nhiều, đầy đau thương, tang tóc, ly khai cát cứ, chẳng có một ngày yên ả, hòa bình.

Trên thực tế, kẻ đi phân phát dân chủ, nhân quyền lại chính là kẻ đang cướp đi quyền làm chủ, quyền sống của những người dân vô tội; giày xéo lên độc lập, chủ quyền của các nước mà họ cho là đi thực hiện sứ mệnh “khai hóa, giáo hóa”.

Với Việt Nam, họ tìm mọi phương cách nhằm kích động những phần tử phản động, bất mãn với Đảng, Nhà nước, chế độ XHCN; tập hợp, tạo dựng phe cánh, gây “điểm nóng” về xung đột sắc tộc và tôn giáo, gây rối loạn tình hình chính trị, xã hội và khi có điều kiện thì tổ chức bạo loạn lật đổ. Việc can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta thể hiện ở việc, họ họp bàn, thông qua “đạo luật dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam” với các màn kịch nhiều hồi, nhiều lớp, với lý do “chăm lo cho xây dựng nền dân chủ mà không cần có độc lập thực chất cho người dân Việt Nam”.

Vì vậy, cần phải hiểu rằng, chiêu bài “dân chủ, nhân quyền” chỉ là một trong những âm mưu, thủ đoạn mà các thế lực thù địch đã và đang áp dụng nhằm xóa bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam, tiến tới thực hiện chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, xóa bỏ chế độ XHCN ở nước ta, biến VN thành một nước chư hầu lệ thuộc hoàn toàn vào Mỹ. Thậm chí họ còn bịa ra VN đang là chư hầu của TQ để ly gián xã hội VN.

Hai trong nhiều vấn đề then chốt của các học thuyết “dân chủ, nhân quyền kiểu phương Tây cần áp dụng đối với Việt Nam” là xóa bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng và vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam của Đảng Cộng sản. Họ sử dụng chiêu bài “dân chủ, nhân quyền” nhằm mục đích từng bước phá hoại Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN ở nước ta, không thừa nhận chế độ XHCN mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang đồng tâm gắng sức xây đắp nên.

Họ cũng cố tình xuyên tạc, vu cáo Việt Nam "thiếu nền dân chủ", “vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”, lấy đó làm cớ để tuyên truyền sai lệch, nhằm kích động những phần tử bất mãn, phản động chống đối Đảng, Nhà nước ta, tiến tới phủ nhận con đường, mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH mà Đảng, Bác Hồ, nhân dân và lịch sử VN đã lựa chọn.

Nhân dân Việt Nam đã đi qua hai cuộc chiến tranh thần thánh để tự bảo vệ mình, tự giải phóng mình nên càng thấu thế nào là độc lập thực chất, thế nào là toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, thế nào là tự do thực sự. Vì vậy đương nhiên, nhân dân Việt Nam sẽ biết nhìn nhận ai là bạn, ai là thù.

Sự thật, bản thân nó chứa đựng chân lý, không ai có thể dùng ý muốn chủ quan mà xoay chuyển được. Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước ở Việt Nam do Đảng Cộng sản khởi xướng và lãnh đạo hơn 30 năm qua đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.

Vị thế của đất nước Việt Nam ngày càng được nâng cao, đời sống của gần 96 triệu người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện. Khách quốc tế, bạn bè khắp năm châu đến Việt Nam đều thấy một sự thật: Đất nước Việt Nam đã thay da đổi thịt; đời sống đa phần người dân thực sự khá giả hơn dù còn nhiều việc phải làm, song chính trị-xã hội của đất nước luôn ổn định, cuộc sống thật sự có hòa bình, tự do, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, nhân dân thực sự là chủ nhân của đất nước.

Những điều giản dị ở Việt Nam là làm cho "nước ta được độc lập, đồng bào ta được tự do, ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành" như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã và đang được khẳng định. Đó là đạo lý, là lẽ sống giản dị, chân tình của người dân Việt Nam.

Xin ai tự cho rằng mình có lương tâm, biết sống vì con người thì đừng làm những điều sai trái, phản dân, hại nước, cản trở sự tiến bộ của lịch sử. Ai đó lên lớp về “dân chủ, nhân quyền” ở VN, xin hãy nghiên cứu kỹ lưỡng lịch sử hàng nghìn năm đánh giặc để dựng nước và giữ nước của dân tộc VN; hãy đến thăm và tận mắt chứng kiến đất nước Việt Nam đổi thay, phát triển, hòa bình, an toàn và thân thiện hiếu khách.