Thứ Tư, 6 tháng 2, 2019

CÔNG LÝ CHO AI?


Hôm 3-2-2019, tôi đọc một bài viết đăng trên trang mạng LOA PHƯỜNG liên quan đến một chủ đề đạng được bàn luận sôi nổi trên mạng xã hội xoay quanh câu hỏi CÔNG LÝ. Trong đó có đoạn: „Kền kền bu đến để "đâm bị thóc chọc bị gạo", bóp méo, lồng ghép, đơm đặt, hướng lái bản chất vụ việc sang hướng khác, mục tiêu không ngoài công kích chế độ chính trị hiện nay mà họ không từ bất cứ thủ đoạn nào để chống và phá“. 

CÔNG LÝ CHO AI? Đó cũng là một chủ đề mà hiện nay báo chí và mạng xã hội ở Đức tranh luận sôi nổi. Như đài phát thanh và truyền hình công cộng MDR và các tờ báo lớn ngày 30.01.2019 đưa tin, ở bang Bavaria, hai nữ sinh viên cuối tháng 1-2019 phải hầu tòa ở Fürstenfeldbrank. Tội của họ là lấy thực phẩm hết hạn để ăn mà siêu thị đã đổ vào thùng rác. Theo luật Đức, thùng rác còn nằm ở sân của siêu thị nên rác thải vẫn còn là tài sản của ông chủ siêu thị. Chỉ sau khi công ty xử lý rác thải vận chuyển các thùng rác và đổ vào bãi rác công cộng thì quyền sở hữu của siêu thị mới bị mất. Vì lẽ đó, hai nữ sinh viên bị kháng cáo vì tội ăn cắp. Tòa án cấp huyện Amtsgericht Fürstenfeldbruck muốn đình chỉ thủ tục xét xử, nếu hai bị cao chấp thuận nộp 1.200 Euro. Nhưng họ muốn được xử trắng án. Cuối cùng tòa tuyên án họ bằng hình phạt tiền, mỗi người 225 Euro và chịu án phí.

Nhiều người rất phẫn nộ bởi vì các sưu thị hàng ngày hủy một lượng lớn thực phẩm hết hạn bán, chỉ một phần rất nhỏ họ cho tổ chức từ thiện „Tafel“, trong khi rất nhiều người sống trong nghèo khổ và thiếu lương thực, thực phẩm. Trang mạng của Đài phát thanh Đức Deutschlandfunk, trong một bài viết đăng tải 31.10.2018 cho biết thực trạng đáng buồn. Lời dẫn của bài viết: „Khoảng 15,5 triệu người ở Đức đang bị đe dọa bởi nghèo đói hoặc loại trừ khỏi xã hội. Đó là gần một phần năm dân số. Nhiều người phải tranh đấu để chống lại tình trạng thiếu tiền, và để không bị mất mặt“. Còn tờ Tagesspiegel, ngày 13.12.2018 viết: „Mặc dù sự bùng nổ kinh tế đang diễn ra ở Đức. Nhưng 800.000 người vô gia cư“.

Nhiều người phê phán bản án của tòa Fürstenfeldbrank vì cho rằng, bản án này quá nghiêm khắc và hơn nữa, mức quá tải của ngành tư pháp Đức đang ở mức báo động. Câu hỏi, CÔNG LÝ CHO AI tiếp tục được tranh cãi. Các ông chủ của các tập đoàn tư bản chỉ quan tâm, tài sản của họ phải được bảo vệ dù đó là rác thải đổ đi, còn lại là „sống chết mặc bay!“.

Nguồn ảnh và tin: trang mạng đài MDR, phát tán hôm 30.01.2019
Link bài viết của Đài phát thanh Đức Deutschlandfunk đăng tải hôm 31.10.2018:
Link bài viết của báo Tagesspiegel đăng ngày 13.12.2018:

Nóng: TRẠM THU PHÍ DẦU GIÂY BỊ CƯỚP

Khoai@

Nhóm cướp tỏ ra rất liều lĩnh, hung bạo, kề dao, súng vào cổ nhân viên, đánh và uy hiếp nhân viên trạm thu phí Dầu Giây thuộc cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây trước khi tẩu thoát cùng số tiền cướp được.

Sáng nay, 7/2/2019, tức ngày mùng 3 Tết Kỷ Hợi, Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam (VEC E) đã có thông tin nhanh về vụ cướp xảy ra tại Trạm thu phí Dầu Giây thuộc Đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.

Theo báo cáo nhanh từ VEC E, lúc 7 giờ ngày 7/2/2019, đã xảy ra vụ cướp có vũ khí tại Trạm thu phí Dầu Giây thuộc đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.

Hai tên cướp trang bị súng, dao đã xông vào phòng Kế toán vé thẻ (phòng có két sắt đựng tiền thu phí) trong lúc nhân viên thực hiện xong công tác giao nhận ca (lúc này két sắt đang được mở để cất tiền thu phí vừa thu được trong ca 3, ngày 6.2).

Hình ảnh camera ghi lại vụ cướp

Hai tên cướp đã khống chế các nhân viên kế toán, thủ quỹ và giám sát để cướp tiền trong két sắt. 

Qua cung cấp của nhân viên có mặt tại hiện trường, tên cướp tỏ ra rất táo tợn, kê dao và súng vào cổ nhân viên, uy hiếp nhân viên, đánh nhân viên trạm thu phí trước khi rút đi.

Sau khi cướp được một lượng tiền khá lớn, hai tên cướp đã nhanh chân tẩu thoát khỏi hiện trường. 

Hiện tại, lực lượng công an đã phong tỏa hiện trường vụ cướp để phục vụ công tác điều tra.

Thứ Hai, 4 tháng 2, 2019

LỜI CHÚC TẾT CỦA TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH NƯỚC NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Khoai@

Đón năm mới Xuân Kỷ Hợi - 2019, Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng đã có lời chúc Tết gửi tới đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước. Báo Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn: Lời chúc Tết Xuân Kỷ Hợi - 2019 của Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng. 

***

Thưa đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước,

Một mùa xuân mới tràn đầy niềm vui, niềm tin và hy vọng lại đang về trên đất nước thân yêu của chúng ta!

Vào thời khắc thiêng liêng hết sức có ý nghĩa này, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tôi thân ái gửi tới toàn thể đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và cộng đồng người Việt Nam ta ở nước ngoài những tình cảm thân thiết và lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất. Tôi cũng xin gửi tới bạn bè năm châu, nhân dân các nước trên thế giới lời chúc hoà bình, hữu nghị, phồn vinh và hạnh phúc.

Nhìn lại năm Mậu Tuất - 2018 vừa qua, chúng ta vui mừng nhận thấy, với sự đoàn kết thống nhất, chung sức đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, đất nước ta đã vượt qua không ít khó khăn, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực. Không phải ngẫu nhiên mà một không khí phấn khởi, tin tưởng ngày càng lan toả sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, tác động tích cực mạnh mẽ trên khắp cả nước và được nhiều bạn bè quốc tế ghi nhận.

Bước vào năm Kỷ Hợi - 2019, một năm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và hướng tới Đại hội XIII của Đảng, với niềm tin mới, khí thế mới, động lực mới, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tiếp tục đoàn kết, thống nhất, phát huy những thành tích, kết quả đã đạt được, nỗ lực phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, từng bước xây dựng đất nước ta ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như Bác Hồ kính yêu hằng mong muốn.

Chúc mỗi gia đình, mỗi người dân Việt Nam một năm mới nhiều sức khoẻ, niềm vui, hạnh phúc và thành công.

Mừng Xuân mới, thắng lợi mới, học theo thơ Bác Hồ tôi cũng xin nôm na có mấy vần:

Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua

Thắng lợi tin vui khắp nước nhà

Cả nước hân hoan mừng Xuân mới

Khải hoàn ta viết tiếp bài ca.

Chào thân ái!

Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2019

CÓ NÊN "ĐÒI CÔNG BẰNG" CHO HOÀNG CÔNG LƯƠNG BẰNG CÁCH ĐE DỌA TƯ PHÁP, KHỦNG BỐ XÃ HỘI?

Có nên "đòi công bằng" cho Hoàng Công Lương bằng cách đe dọa tư pháp, khủng bố xã hội?

Sau 7 tháng điều tra bổ sung, 11 ngày xét xử và 5 ngày nghị án, hôm 30/01/2019, Tòa án Nhân dân thành phố Hòa Bình đã tuyên án 7 bị cáo liên quan đến sự cố chạy thận làm 9 người chết ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình. Trong đó, bác sĩ Hoàng Công Lương, người ký y lệnh chạy thận, bị tuyên 42 tháng tù vì tội "Vô ý làm chết người", theo Khoản 2, Điều 98 Bộ luật Hình sự 1999. Trong suốt 2 tuần xét xử và nghị án, dư luận trong và ngoài ngành Y, ngành Luật đã liên tục tranh cãi về việc ông Lương có phải chịu trách nhiệm trong vụ việc hay không. Sau khi bản án được tuyên, nhiều tổ chức, cá nhân chống đối đã lợi dụng cuộc tranh luận để tuyên truyền rằng tòa án Việt Nam "không có công lý".

Cuộc tranh luận vừa nêu xoay quanh một vụ việc hồi tháng 05/2017. Thừa lệnh Trưởng khoa, bác sĩ Hoàng Công Lương đã ký đề xuất sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống máy lọc nước RO số 2, dùng cho chạy thận. Nhận đề xuất, ông Đỗ Anh Tuấn - Chủ tịch công ty Thiên Sơn, người ký hợp đồng liên kết khai thác hệ thống máy chạy thận nhân tạo với Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình - đã thuê Bùi Mạnh Quốc tiến hành bảo dưỡng máy lọc nước RO số 2. Trong quá trình bảo dưỡng, Quốc đã sử dụng 2 hóa chất chưa được Bộ Y tế cấp phép dùng cho mục đích khử khuẩn trang thiết bị y tế, là HF và HCl. Quốc không sục xả hết lượng hóa chất đã dùng, để tồn dư 1 lượng HF vượt quá mức an toàn trong máy lọc nước. Trong quá trình đó, ông Trần Văn Sơn - cán bộ Phòng Vật tư của Bệnh viện Hòa Bình, người được giao quản lý, sửa chữa thiết bị y tế của đơn nguyên lọc nước - đã không giám sát Quốc, và nhận lại máy dù không có kết quả xét nghiệm nước và biên bản bàn giao. Ông Sơn nói với điều dưỡng viên Đỗ Thị Điệp rằng máy đã sửa xong, và bà Điệp nói việc này với bác sĩ Hoàng Công Lương, khiến ông Lương ra y lệnh dùng máy để điều trị cho 18 bệnh nhân vào ngày 29/05/2017 - chỉ 1 ngày sau ngày sửa máy. Kết quả là 9 bệnh nhân tử vong, số còn lại bị ảnh hưởng sức khỏe.

Trong 7 bị cáo liên quan đến vụ việc, có 5 bị cáo bị tuyên án vì tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". Họ bao gồm:

_ Trương Quý Dương, nguyên Giám đốc Bệnh viện Hoà Bình, nhận 30 tháng tù. Ông Dương ký các hợp đồng liên kết chạy thận, sửa chữa máy móc liên quan đến chạy thận, song trong một thời gian dài đã không bổ nhiệm kỹ sư, kỹ thuật viên để quản lý hệ thống. Dù biết công ty Thiên Sơn không lấy mẫu nước đi xét nghiệm sau khi sửa chữa, ông Dương vẫn ký thanh lý hợp đồng cho xong thủ tục.

_ Trần Văn Thắng và Hoàng Đình Khiếu, hai người phụ trách Phòng Vật tư Bệnh viện Hoà Bình, nhận 36 tháng tù cho mỗi người. Là người trực tiếp phụ trách các thiết bị y tế, bao gồm máy lọc nước RO, hai bị cáo đã không làm tròn trách nhiệm trong việc xây dựng quy trình quản lý, bảo dưỡng các thiết bị này, khiến trong một thời gian dài các máy lọc nước RO được đem vào sử dụng ngay sau khi sục rửa, dù chưa tiến hành xét nghiệm chất lượng nước.

_ Trần Văn Sơn nhận 42 tháng tù, vì trách nhiệm đã nêu.

_ Đỗ Anh Tuấn, Chủ tịch công ty Thiên Sơn, nhận 30 tháng tù, do không làm tròn trách nhiệm khi để Quốc tự ý mua nguyên vật liệu sửa máy.

Bên cạnh đó, có 2 bị cáo bị tuyên án vì tội "Vô ý làm chết người", là Bùi Mạnh Quốc và Hoàng Công Lương. Tòa cho rằng dù theo quy chế của khoa lọc máu, ông Lương không phải chịu trách nhiệm về nguồn nước, thì với tư cách một bác sĩ được đào tạo chuyên môn và có chứng chỉ hành nghề, ông vẫn phải biết tầm quan trọng của chất lượng nước đối với việc chạy thận. Vì vậy, khi ông Lương đưa máy lọc nước vào sử dụng dù chưa được ai bàn giao, chưa biết chắc hệ thống đã đảm bảo an toàn, tòa kết luận rằng ông đã "cẩu thả, làm việc theo thói quen và tự tin vào kinh nghiệm của bản thân".

Tại tòa và trước dư luận, 10 luật sư đại diện cho ông Lương đã đưa ra 2 luận điểm bào chữa.

Thứ nhất, họ cho rằng ông Lương không phải chịu trách nhiệm về chất lượng nước chạy thận, vì theo Quy chế Bệnh viên do Bộ Y tế ban hành năm 1997, thì bác sĩ chạy thận không có trách nhiệm giám sát nguồn nước hay lo về văn bản, giấy tờ.

Thứ hai, họ cho rằng biên bản kiểm tra chất lượng thiết bị mà 3 ông Thắng, Sơn và Lương cùng ký vào ngày 20/04/2017 đã bị sửa để buộc tội ông Lương. Cụ thể, đó vốn là biên bản sửa chữa máy lọc nước RO số 1, chứ không phải máy số 2 như Viện Kiểm sát khẳng định.

Khi tranh luận trước tòa, đại diện của Viện Kiểm sát trả lời rằng cần tiếp tục điều tra để biết biên bản ngày 20/04/2017 có bị làm giả hay không. Tuy nhiên, kết quả điều tra không ảnh hưởng đến bản chất của vụ án, vì dù sao ông Lương cũng thừa nhận rằng ông là người đề xuất sửa chữa máy lọc nước RO số 2, và ông biết máy được sửa vào ngày 28/05/2017.

Khoảng tháng 04/2018, gia đình Hoàng Công Lương và nhiều người trong ngành Y đã phát động một chiến dịch lớn để kêu gọi cộng đồng ký tên ủng hộ ông. Đến giữa tháng 12/2018, họ thu được 16 nghìn chữ ký giấy và 20 nghìn chữ ký điện tử, bao gồm chữ ký của gia đình 18 bệnh nhân bị tử vong hoặc ảnh hưởng. Ngoài ra, họ cũng sắp xếp để gia đình số bệnh nhân này tặng hoa cho ông Lương trước ống kính phóng viên. Nhờ các hoạt động truyền thông rầm rộ đó, trong 2 tuần diễn ra phiên tòa, dư luận ủng hộ ông Lương đã nổi lên một cách gay gắt. Ngoài việc nhắc lại 2 lập luận của luật sư bào chữa, luồng dư luận này cũng có một số biểu hiện cực đoan. Chẳng hạn, bác sĩ Phan Xuân Trung viết trên Facebook rằng "Từ nay tôi từ chối khám chữa bệnh cho bất cứ ai trong ngành tư pháp Việt Nam cho đến khi bác sĩ Hoàng Công Lương được tuyên vô tội". Nick Nha khoa Vũ Anh, tự xưng là Chủ nhiệm Bộ môn tại Bệnh viện 103 - Học viện Quân y, viết trên Facebook rằng "Tất cả nhân viên ngành Y hãy để cho bọn Kiểm sát viên và Tòa án tỉnh Hòa Bình chết trong bệnh tật, đừng cứu chúng". Nick Vũ Thị Đà, "học bác sĩ Nội-nhi tổng quát tại Đại học Y Thái Bình", đã comment rằng "Sự ngu dốt và thất đức của mày sẽ phải trả giá bằng tính mạng con mày" khi thấy một người trong ngành Y ủng hộ việc ông Lương phải chịu trách nhiệm hình sự... Theo một bài viết trên RFA tiếng Việt, thì nhiều bác sĩ khác cũng công khai đe dọa rằng họ sẽ không chữa bệnh cho những người không nghĩ Hoàng Công Lương vô tội. Họ chụp mũ những người bất đồng là "người nhà của công an, viện kiểm sát, tòa án TP Hòa Bình", là "ăn tiền của phe bên kia để cố đẩy bác sĩ Hoàng Công Lương vào tù", là "có hận thù cá nhân với bác sĩ Hoàng Công Lương", hoặc "không làm trong ngành y mới có thể suy nghĩ như vậy".

Trong tuần qua, các tổ chức, cá nhân chống đối đã đồng loạt hùa theo bên bào chữa và luồng dư luận cực đoan vừa nêu, để tuyên truyền rằng tòa án Việt Nam "không có công lý". Để củng cố cho thông điệp này, Trương Huy San so sánh việc Hoàng Công Lương lĩnh 42 tháng tù với việc hai cựu Thứ trưởng Bộ Công an chỉ lĩnh 30 và 36 tháng tù trong vụ "Vũ Nhôm", lại được đón bởi "xe sang" sau khi ra khỏi tòa án. Bài của San được 12 nghìn lượt Like và 2,8 nghìn lượt Share.

Ở chiều ngược lại, cũng có một phần nhỏ của dư luận phi chính thống cho rằng kết luận của Tòa án Nhân dân thành phố Hòa Bình có phần hợp lý. Chẳng hạn, trên blog RFA, Nguyễn Trang Nhung lưu ý rằng lỗi "vô ý do cẩu thả" trong khoa học hình sự được xác định dựa vào 2 điều kiện. Thứ nhất, người phạm tội phải thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, do các quy tắc về sự thận trọng trong đời sống, nghề nghiệp, chuyên môn... Thứ hai, trong hoàn cảnh của vụ việc và với khả năng cá nhân, người phạm tội có thể thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Vì trong hoàn cảnh của vụ việc, bác sĩ Hoàng Công Lương vừa biết rõ rằng máy lọc nước RO được sửa chỉ 1 ngày trước ngày chạy thận; vừa có lý do và năng lực để hành động một cách thận trọng hơn (dựa trên những gì đã được học và nguyên tắc của nghề Y), tòa có lý do để kết luận rằng ông Lương phạm tội "vô ý do cẩu thả".

Trên Facebook cá nhân, Trang Nhung cũng phàn nàn rằng những người ủng hộ bác sĩ Hoàng Công Lương đang xâm phạm quyền tự do ngôn luận khi nguyền rủa, đe dọa những người khác chính kiến.

Sau khi xem xét, chúng tôi xin đưa ra 3 nhận xét về vụ việc này.

Thứ nhất, chúng tôi đồng ý với quan điểm của Nguyễn Trang Nhung, rằng tòa có lý do để khép ông Lương vào tội "vô ý làm chết người". Vì ông Lương biết rằng máy lọc nước RO được sửa vào ngày 28, và thợ sửa không có văn bản bàn giao, ông phải biết rằng máy chưa được xét nghiệm độ an toàn trước khi đem vào sử dụng vào ngày 29. Mặt khác, là một bác sĩ chuyên khoa đã được đào tạo, ông phải biết rằng chất lượng nước chạy thận rất quan trọng với sức khỏe của bệnh nhân, dù vấn đề này có hay không được nêu trong quy trình. Như vậy, ông cũng nằm trong số những người vô ý gây ra vụ việc vì hành xử cẩu thả.

Thứ hai, chúng tôi tin rằng khi các bác sĩ ủng hộ Hoàng Công Lương dọa không chữa bệnh cho gia đình của những người trong ngành tư pháp và những người tin rằng ông Lương có tội, để tìm cách tác động vào quyết định của tòa, họ đang đe dọa sự độc lập, công tâm của tòa án và xâm phạm quyền tự do ngôn luận. Bên cạnh đó, họ cũng không làm tròn trách nhiệm của người bác sĩ, được quy định bởi pháp luật và đạo đức nghề Y.

Thứ ba, theo nguyên tắc tố tụng, tòa án không thể khép tội tham nhũng cho 2 cựu Thứ trưởng Bộ Công an, trừ phi có đủ bằng chứng vững chắc để khẳng định rằng họ phạm tội này. Khi Trương Huy San tung ra một "thuyết âm mưu" không có bằng chứng cụ thể để ám chỉ họ có tội và tòa xử sai, San có thể bị kiện vì tội vu cáo.

LP.

P/S: Tôi định xoá các còm mạt sát tôi nhằm bảo vệ BS Lương bằng cảm tính, không dựa trên các luận cứ pháp lý,... Nhưng thôi, vì phần lớn họ xuất thân từ ngành Y, cái nghề mà tôi ước mơ từ nhỏ,... Đôi khi cũng phải cảm tính vậy).

LUẬT SƯ MIỄN PHÍ CHUYÊN ĐÁ ĐỂU CHÍNH QUYỀN, ANH LÀ AI?



Luật sư miễn phí chuyên đá đểu chính quyền, anh là ai?

Nói ra ngại quá, về khoa học pháp lý Anh Ba không phải chuyên thường mà là chuyên x 3,14 luôn.

Hai chữ “miễn phí” trong bất cứ ngành dịch vụ nào đều chưa bao giờ đạt được ý nghĩa tuyệt đối của nó và dịch vụ luật sư cũng không nằm ngoài chân lý này.  

Với số lượng cấp mới trung bình trong 1 năm là hơn 1000 chứng chỉ hành nghề đã tạo ra môi trường cạnh tranh khốc liệt, áp lực doanh thu đối với mỗi luật sư để có cái bỏ vào mồm tương đương KPI các em vẫy giành khách khung giờ vàng ở Trần Duy Hưng.

Thủ tục hành chính của Việt Nam còn nhiều bất cập, rườm rà nên các công ty luật, phòng luật sư mọc lên như nấm sau mưa. Một bộ phận lớn trong số ấy đã không ngừng hoàn thiện và phát triển, các luật sư tiếp cận nhanh với quy trình, xu thế, nắm bắt được quy luật thị trường tư vấn pháp lý cho các công ty lớn trong và ngoài nước với mức phí hợp lý đã mang lại niềm tin cho khách hàng và doanh thu ổn định cho người làm nghề luật. Đặc điểm của các anh chị luật sư có trình độ, thành công trong nghề là không bao giờ rêu rao “miễn phí” :)) nói nhanh luôn cho tam giác.

Thị trường thì luôn khắc nghiệt, không ít các anh luật sư ở Việt Nam học hành thì ngu quá lợn nhưng nhờ thầy thương, cô đỡ nên cũng có được tấm chứng chỉ hành nghề để đú với đời.

Đặc điểm bọn này là hay làm màu, một ngày mà chúng nó không phơi mặt trên Facebook khoe đang ở toà này, đang tìm hiểu vụ việc nọ kia thì tối về ngủ không ngon, cơm ăn không đủ 9 bát. Sở trường nói gì cũng ngu chỉ có nói ngu là giỏi nên chúng nó luôn tạo ác cảm với lực lượng công an, viện kiểm sát và cả toà án. Tất nhiên, thân chủ nào mà lọt vào tay chúng nó cãi thì không mút khung cũng kịch trần án phạt.

Vì lẽ đó nên văn phòng luật của bọn này thường xuyên đuổi ruồi vì ế khách. Bài toán đặt ra là phải làm thế nào cho khách hàng mò tới?

Năng lực - không có
Tiền quảng cáo - không có
Mối quan hệ - không có
Thủ đoạn bẩn thỉu - quá có luôn.

Thế là chúng online, kiếm tìm những vụ án xâm phạm an ninh quốc gia, án trọng điểm mà khách thể bị xâm hại nhạy cảm, những vụ việc gây xôn xao dư luận để nhảy vào xin “bào chữa miễn phí”. Vỗ tay. Chuyện vui bắt đầu.

Đôi khi chúng ngu thật và đôi khi chúng giả ngu rất thật. Khi cầm được hồ sơ vụ án trong tay thì Facebook chúng nó sẽ lên stt với tần suất 69p/1 shot để khoe.

Chúng câu nước mắt đám đông chưa hiểu rõ sự tình bằng những stt sến sẩm và mất dạy. Chúng làm ầm lên như thể ta đây là luật sư do trời ban xuống nhân gian cứu độ chúng sanh. Và khi ra toà, chúng vô học đến mức dầy mặt lai-chym không chừa một phút.

Chúng được gì?

Một là, Báo chí và mạng xã hội với cần lao chơi face ngu học sẽ là người quảng cáo miễn phí cho văn phòng, công ty luật đang ế như háng phò hiu trí.

Hai là, nếu chúng cãi mà may mắn trùng hợp giảm được chút hình phạt so với cáo trạng (thật ra cái này là việc quá bình thường trong xét xử) thì chúng như là anh hùng cứu thế giới luôn. Quả này chúng nó sẽ nổ còn hơn rắm nín 3 ngày.

Ba là, nếu án tuyên nặng hơn dự đoán, chúng sẽ rơi vài giọt lệ ngậm ngùi ngụ ý rằng tôi đã làm hết sức nhưng án này là “án bỏ túi” tuyên theo ý chí chính quyền, bào chữa giỏi mấy cũng thế thôi. Nhân dân lại thêm một phen xúc động với tấm lòng bồ tát của chư vị luật sư. Điều quan trọng là thân chủ phải câm mồm, miễn phí cơ mà, kêu gì mà kêu?

Tóm lại, cửa nào cũng ăn.

Sau tuyên bố “bào chữa miễn phí” cộng thêm chi phí vài cuốc grab bike đến cơ quan công an nghiên cứu án thì một văn phòng luật từ lúc ế đến mức chó không thèm ỉa vì sợ mạng nhện quấn đít bỗng trở nên nổi tiếng khắp nơi. Lỗ hay lãi? Tính vội cũng biết ngay.

Đó là lý do không phải vụ án nào quý anh luật sư mất nết cũng miễn phí, lựa miếng ngon mà gắp chứ người ơi. Thật ra dân trong nghề, nhất là các luật sư giỏi họ nhìn bọn luật sư cuội suốt ngày ra rả đá đểu chính quyền bằng ánh mắt dành cho loài chó dại, họ khinh bỉ lũ câu nước mắt người thiếu hiểu biết bằng thủ đoạn đê tiện để đú fame. Và họ xấu hổ khi có loại đồng nghiệp mạt hạng như thế.

Loại luật sư vô liêm sỉ ấy cái gì cũng giỏi... trừ luật vì vậy quý anh chị nào dính án mà nghe có luật sư miễn phí mò đến thì tập xác định coi như kiếp này trọn nghiệp, bào chữa xong một phát thì nó lên mạng đếm likes còn anh chị vào kho đếm kiến, cứ nó đạt nghìn likes thì anh chị xác định án mình lên nghìn năm ngừng quang hợp.

Có những tình tiết báo chí không kịp (hoặc không thích) thông tin rộng rãi dẫn đến các câu nói úp mở của bọn mất dạy chống chính quyền luôn kích thích sự tò mò của người dân quan tâm. Bi kịch ở chỗ quần chúng đặt niềm tin vào lũ súc sanh mà ngỡ rằng chúng là chân lý. Sau từng vụ việc như thế ai là người được lợi nhất nếu không phải quý anh thợ cãi toàn thua?

Một số đứa đã bị vạch mặt như anh luật sư gì ở Phú Yên mình không nhớ tên giờ bị đuổi về vác cày theo trâu rất phù hợp năng lực. Còn một số vẫn nhởn nhơ, hàng ngày vẫn hăng say up stt chửi chính quyền kèm theo tấm ảnh chân dung mà nếu ai có khiếu nấu ăn chỉ muốn cắt cái mặt nó đem đi xào khế.

Thôi thì mong các anh còn chút lương tri sống cho tử tế, cái gì đến sẽ đến. Tâm ý thế nào thì tương lai thế ấy. Các anh chơi với luật pháp thì dễ chứ không chơi được với luật nhân quả đâu.

Trên đời cái gì cũng có giá của nó, kể cả sự miễn phí.

Và biết đâu đấy, độ hamlone của luật sư đôi khi lại chính là tình tiết tăng nặng đáng để toà lưu tâm nhất.

- Tham luận kết thúc đề nghị đồng bào Tym và share-

THẢO KHẤU TRUYỀN THÔNG "NHỚP"


Cái tít đặt cho phần viết này hàm súc nghĩa cho tút. 

Sau khi ra tù, đám lau nhau San vẩu, Xuân Nguyên, Kỳ Trung, Lê Dien, Lê Hải... hồ hởi khi có thêm hảo bằng hữu. Nhất ngay lập tức xây dựng cho mình một bộ mặt "tù lương tâm" số má chào mời giới dân chủ chống phá.

Vũ nhôm, nhóm cơ hội làng báo Đà Nẵng có phần ngại nhưng vẫn thậm thụt "qua lại" làm hàng với nhau. Số cốt cán "Văn đoàn độc lập", "Hội Nhà báo độc lập" nhanh chóng tiếp cận. Nhưng, Nhất khôn, không vồn vã mà cứ túc tắc, ra vẻ ngạo đời vì biết sa vào nhanh quá là chết ngay!

Du hí vài hôm trên đất Mỹ, nhận kèo hắn về nước "đóng cửa" âm thầm kết nối với hàng loạt cơ quan truyền thông chống cộng bên ngoài ra rả lên sóng chống theo đơn hàng đặt sẵn. Đám con nhang Lê Hải, Lê Diện... xuất hiện bị Nhất coi thường ra mặt, bây không có vé, chả đẳng cấp như anh, nhóe!

Sét kèo cho con gái du học, xong trách nhiệm hắn rủ bỏ vai trò làm chồng, bán nhà bỏ vợ bơ vơ, bơi vào thế giới chống phá. Nhất nghĩ rồi đây, bọn bên Tây rất cần ta. Nhưng hắn quên mất, chúng chỉ lợi dụng nhau mà thôi. Tin cuội mất bò, gia đình, sự nghiệp tan nát, hắn bơi trong đám bả hư danh mà bọn nhặng, cuội tung hô.

Hàng trăm cuộc phỏng vấn trên các kênh chống phá có mặt Nhất tham gia, đánh thế nào, phá thế nào về đất nước hắn không từ. Giới truyền thông chân chính thở dài nhận xét: Thảo khấu truyền thông là đây.

Tiền hải ngoại bơm về, đám phá hoại trong nước tuồn vào túi Nhất ào ạt. Hắn đê mê tận hưởng phần chia của quan thày và cũng ngầm tính nước cuốn gói chuồn ra nước ngoài sau khi Vũ nhôm bị tóm, xử trị.

Và rồi, tự dưng hắn lủi không sủi tăm, bọn con nhang nháo nhào.... Đám BBC chỏ mũi đánh hơi, trang TheVietNamese của con nầu Đoan Trang và nhóm vàng vẩu Caliphot nhanh nhẩu tung tin làm mồi cho RFA, VOA ẳng, sủa mấy ngày nay.

Để biết thêm thông tin xin kiên nhẫn chờ thêm. Có hứng....sẽ viết tiếp!

Bằng Lăng kính phím!

CÓ ĐÁNG XÓT THƯƠNG HAY KHÔNG?

Khoai@

Tôi xem clip này và cũng thấy có vài hình ảnh xảy ra từ năm ngoái, nhưng nó không làm thay đổi sự thật. Clip phản ánh hiện tượng có thật và nhiều báo tỏ vẻ thông cảm, xót xa cho thân phận của nhưng con buôn này. Nhưng tôi thì khác. 

Người bán quất cảnh trên các con phố Hà Nội chủ yếu là tiểu thương thời vụ, còn người trồng thì rất ít. 

Người trồng là nông dân thường bán cả vườn cho thương lái. Vì thế cách hành xử bằng cách đập phá như ta thấy mang màu sắc của con buôn nhiều hơn là người nông dân chân chất.

Nhìn động tác của những người đập phá tôi nhận ra họ hằn học quá đáng. Điều này làm tôi mất cảm tình.

Mới hôm kia, tôi mua một cây quất cắm cóong sành giá 1 triệu 8. Nhưng chiều qua quả rụng gần hết. Lúc này tôi mới biết người bán đã gắn những quả đó vào cây bằng keo. Lên mạng tìm đọc và tôi cũng không dám dùng quả quất đó để ăn vì biết rằng thương lái và kể cả nông dân cũng đã phun đủ các loại thuốc vào cây trái. Đành đổ đi.

Ai đi mua quất mới biết, 1 cây quất giá và chục họ quát tiền triệu làm người mua lắc đầu ngao ngán. Nói thật là người bán quất khá lưu manh, hét giá trên mây, cù cưa đủ kiểu. Già néo đứt dây, người tiêu dùng bỏ đi, hàng ế là tất nhiên. Khi hàng không bán được, họ hành xử như côn đồ, đập phá, chửi bậy, làm bẩn môi trường, rồi hậm hực lên xe bỏ đi, để lại sau lưng cả đống rác, làm khổ công nhân vệ sịnh môi trường....

Nếu như các bạn nông dân, các thương lái làm ăn tử tế, có kế hoạch, không a dua cảm tính, bán hàng có văn hóa... tôi tin hàng không bao giờ ế.

Đã đến lúc báo chí không nên thương vay khóc mướn như thế này nữa.

Xin hỏi lúc họ mua 50 ngìn 1 cây, bán ra 1 triệu một cây thì các anh chj có khóc thương cho họ không ?

***.
https://baomoi.com/bi-khach-ep-gia-qua-dang-nguoi-dan-ong-tu-tay-chat-quat-tha-mat-tet-con-hon-ban-voi-gia-re/r/29567619.epi