Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2019

Vụ tài xế quậy BOT Bến Thủy, lao xe vào người thi hành công vụ ở Nghệ An: ĐÂY LÀ HÀNH VI CỐ Ý GIẾT NGƯỜI

Ong Bắp Cày

Tôi đang theo dõi vụ tài xế xe ô tô con BKS 47A-130.89 cố tình đâm hỏng barie, cọc tiêu phản quang tại trạm thu phí Bến thủy 2 gây mất an ninh trật tự trong những ngày đầu năm mới. Sau khi thuyết phục không có kết quả, Công an tỉnh đã yêu cầu lực lượng CSGT Trạm CSGT Diễn Châu và Công an Nghi Lộc đưa phương tiện và người về trụ sở để xử lý. 

Tại trụ sở Công an huyện Hưng Nguyên, tài xế bất hợp tác rồi lên ô tô, đóng kín cửa, cố thủ bên trong, buộc công an Hưng Nguyên phải mời Viện kiểm sát tới để phá cửa đưa tài xế ra ngoài. Sau 3 tiếng thuyết phục bất thành, tài xế này đã bất ngờ nổ máy, rồ ga đâm thẳng vào lực lượng chức năng. Rất may, các cán bộ công an, Viện kiểm sát và những người chứng kiến đã nhảy tránh kịp. Ngay sau đó, lực lượng công an đã phải khống chế, bắt giữ tài xế.

Sáng nay thông tin từ báo chí cho hay, thượng tá Phạm Ngọc Thanh, Phó trưởng Công an huyện Hưng Nguyên cho biết cơ quan điều tra công an huyện này đã khởi tố vụ án, tạm giữ hình sự tài xế tên Tuy (49 tuổi, trú tỉnh Đắk Lắk) để điều tra về hành vi Chống người thi hành công vụ.

Với cáo buộc gây rối trật tự công cộng, hay chống người thi hành công vụ là rất rõ ràng nhưng cũng rất có thể đối tượng này sẽ phải đối mặt với cáo buộc cố ý giết người do cố tình lái xe ô tô, tăng ga, lao thẳng vào lực lượng chức năng ở Nghệ An.

Việc không chấp hành mệnh lệnh của lực lượng công an và điều khiển phương tiện đâm thẳng vào lực lượng đang thi hành công vụ được coi là hành vi cố ý giết người. Bởi hơn ai hết, lái xe ý thức rõ, việc rồ ga lao thẳng vào các cán bộ công an, Viện kiểm sát và những người chứng kiến khiến họ có thể chết do không phản xạ kịp. Việc những người thi8 hành công vụ không chết là nằm ngoài ý muốn chủ quan của tên lái xe. 

Luật sư Nguyễn Văn Thế (Hà Nội) khẳng định, trường hợp này là hành vi cố ý giết người, bởi đây là hành vi trái pháp luật gây ra bởi lỗi cố ý, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là những người thi hành công vụ, người chứng kiến có thể chết. Tài xế đã biết được nhưng người này đang đứng trước đầu xe là nằm trong tình thế nguy hiểm đến tính mạng, nhưng tài xế đã không xuống xe mà cố tình rồ ga nhằm đâm thẳng vào đám đông với tốc độ cao và biết rõ họ có thể sẽ chết. Ở đây, tài xế đang điều khiển xe ô tô con là sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ. Hành vi cố ý nổ máy, rồ ga lao thẳng vào đám đông là lỗi cố ý đến hậu quả rất nghiêm trọng. Việc không có ai bị thương là nằm ngoài ý muốn chủ quan của tài xế. Vì thế phải xác định và xem xét tội giết người chứ không phải là tội khác liên quan.

Luật sư Phạm Ngọc BÌnh cho rằng, rõ ràng hành vi của tài xế là cố ý, bất chấp tình mạng, sức khỏe của người khác. Hậu quả dù không có ai không thiệt mạng là ngoài ý muốn của tài xế Tuy. Bởi trong hoàn cảnh ấy tài xế buộc phải nhận thức được đây là tình huống rất nguy hiểm phải dừng xe lại để bảo vệ tính mạng cho người thi hành công vụ. Hành vi cố ý của tài xế là vi phạm pháp luật hình sự, hậu quả là thiệt hại nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng của người thi hảnh công vụ. Do đó phải xem xét xử lý nghiêm bằng tội giết người.

Thưa các anh chị, hành vi cố ý giết người của lái xe mang biển kiểm soát 47A-130.89 cần phải bị lên ánh mạnh mẽ và cần phải bị trừng trị thích đáng, nếu không, một ngày nào đó chính chúng ta sẽ là nạn nhân tiếp theo.

Thực ra đây là vụ phá hoại có tổ chức do một kẻ tự xưng là phóng viên của Tạp chí Làng mới, có tên là Trương Châu Hữu Danh cầm đầu. Đề nghị công an Nghệ An điều tra mở rộng vụ án và xử lý tên cầm đầu này.

***
Điều 123. Tội giết người

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Điều 125. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

1. Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

SÒNG PHẲNG VỚI LỊCH SỬ KHÔNG PHẢI LÀ KÍCH ĐỘNG HẬN THÙ

Trelangblog trân trọng giới thiệu bài viết của bà Nguyễn Thị Bình - nguyên Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 của quân và dân ta. Xin trân trọng gửi đến độc giả.

***

Chiến tranh biên giới phía Bắc là một câu chuyện buồn trong lịch sử, một câu chuyện buồn trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc.

Dẫu vậy, nó vẫn là lịch sử.

Và đã là lịch sử thì phải nhìn nhận nó với sự thật đầy đủ.

Sẽ không thể không nhắc đến ngày 17/2/1979, ngày mà cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc đã nổ ra; ngày mà hàng ngàn con em chúng ta đã hy sinh để bảo vệ biên cương của Tổ quốc.

Nhắc để dân ta nhớ, biết ơn và tôn vinh những chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh để bảo vệ biên cương Tổ quốc, như chúng ta đã và sẽ vẫn tôn vinh bao nhiêu anh hùng liệt sĩ trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.

Không những dân ta cần hiểu, mà nhân dân Trung Quốc cũng như nhân dân các nước cũng phải hiểu đúng: đâu là sự thật, đâu là lẽ phải và coi đó là bài học. Không thể quên lãng nó.

Nhiều người dân Trung Quốc đã hiểu sai cơ bản về cuộc chiến tranh biên giới đó. Nhưng tính chính nghĩa của Việt Nam trong cuộc chiến đó là sự thật không thể chối cãi.

Ảnh tư liệu: TTXVN

Có thể nào nghĩ rằng Việt Nam vừa ra khỏi cuộc chiến tranh vô cùng ác liệt kéo dài 30 năm, đang tập trung hàn gắn vết thương chiến tranh và đứng trước vô vàn khó khăn lại có thể khiêu khích Trung Quốc, một nước lớn, một nước xã hội chủ nghĩa đã ủng hộ và giúp đỡ mình trong cuộc chiến tranh cứu nước vừa qua?

Thực tế là quân dân Việt Nam khi đó đã phải chống lại một cuộc chiến tranh biên giới to lớn để bảo vệ biên cương Tổ quốc.

Theo tôi, không chỉ đưa vào sách giáo khoa những sự thật lịch sử về Hoàng Sa, Trường Sa mà ngay cả cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc cũng cần được nhắc đến đầy đủ.

Con em chúng ta cần biết và có quyền biết lịch sử, biết những gì mà ông cha đã làm, để tự hào và tiếp nối truyền thống.

Tôi muốn nhấn mạnh rằng: Ta tôn trọng lịch sử, sòng phẳng với lịch sử không có nghĩa là chúng ta kích động hận thù.

Chúng ta biết sự thật, để hiểu đâu là lẽ phải và để rút ra bài học cho các mối quan hệ quốc tế trong bối cảnh phức tạp ngày nay.

Tôi ủng hộ con đường ngoại giao khôn ngoan, mềm mỏng, tôn trọng các nguyên tắc quốc tế.

Kinh nghiệm trong đấu tranh, né tránh hay im lặng đều không có lợi, vì như vậy chúng ta không làm rõ được sự thật, phải trái, đúng sai, có khi còn khuyến khích đối phương, khiến họ cho rằng ta yếu thế và ngày càng lấn tới.

Tuy nhiên không bình tĩnh cân nhắc trong ứng xử cũng sẽ khiến cho tình hình thêm phức tạp, không có lợi cho sự nghiệp.

Vậy bài học rút ra từ quá khứ mất mát của chúng ta là gì đây? Việt Nam là một dân tộc hòa hiếu.

Xưa đến nay, ta rất chú trọng xây dựng quan hệ láng giềng tốt với Trung Quốc dù trong lịch sử hai nước đã có bao lần xung đột.

Trong tình hình hiện nay, chúng ta cần một môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước và cần những bạn bè tốt để hợp tác nên Việt Nam càng coi trọng quan hệ hữu nghị với Trung Quốc – một nước lớn đang có những bước phát triển thần kỳ.

Nhưng như bất cứ dân tộc nào, chủ quyền quốc gia đối với Việt Nam là thiêng liêng và chúng ta sẽ kiên quyết bảo vệ bằng mọi giá, đồng thời chúng ta chủ trương mọi tranh chấp lãnh thổ được giải quyết bằng phương pháp hòa bình, có sự tôn trọng lẫn nhau.

Trong đấu tranh, chúng ta đã làm đúng theo lời dạy của Bác Hồ: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, luôn giữ vững lập trường nguyên tắc độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, nhưng vẫn linh hoạt, mềm dẻo trong sách lược.

Tôi tin vào sức mạnh của chính nghĩa, của lẽ phải, tin vào sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân và tin ở sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân thế giới.

Ta cần hành động theo tinh thần đó.

Nhưng tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng sẽ khó để bảo vệ chủ quyền nếu đất nước không có nội lực, không có nền tảng vững chắc về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng với đoàn kết dân tộc mạnh mẽ.

Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất mà chúng ta cần phấn đấu.

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình

TẠM GIỮ HÌNH SỰ TÀI XẾ CỐ TÌNH ĐÂM BARIE, CỌC TIÊU, CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ Ở NGHỆ AN

Khoai@

Tin vui là kẻ cố tình lái xe đâm vào barie trạm thu phí, chống đối người thi hành công vụ đã bị công an tỉnh Nghệ An tạm giữ. 

Ngoài cáo buộc gây rối trật tự công cộng, rất có thể đối tượng này sẽ phải đối mặt với cáo buộc cố ý giết người do cố tình lái xe ô tô, tăng ga, lao thẳng vào lực lượng chức năng ở Nghệ An.

Thực ra đây là vụ phá hoại có tổ chức do một kẻ tự xưng là phóng viên của Tạp chí Làng mới, có tên là Trương Châu Hữu Danh cầm đầu.

Ảnh: Chiếc xe 47A-130.89

Hôm nay, 10/2/2019, Công an tỉnh Nghệ An đã giao Công an huyện Hưng Nguyên tiếp tục điều tra làm rõ và yêu cầu tạm giữ hình sự, xử lý nghiêm đối với các đối tượng có hành vi chống đối người thi hành công vụ.

Một nguồn tin từ Công an tỉnh Nghệ An cho hay, sau khi tiếp nhận thông tin xe ô tô con BKS 47A-130.89 cố tình đâm hỏng barie, cọc tiêu phản quang tại trạm thu phí Bến thủy 2 gây mất an ninh trật tự trong những ngày đầu năm mới, Công an tỉnh đã yêu cầu lực lượng CSGT Trạm CSGT Diễn Châu, Công an Nghi Lộc tổ chức đón dừng phương tiện và đưa về trụ sở để xử lý.

Tuy nhiên, sau gần 3 tiếng tuyên truyền thuyết phục, tài xế điều khiển xe ô tô con BKS 47A-130.89 và nhóm người đi cùng vẫn không chấp hành hiệu lệnh của lực lượng chức năng, buộc lực lượng thực thi pháp luật phải áp tải phương tiện đưa về trụ sở Công an huyện Hưng Nguyên để xử lý theo quy định.

Ảnh cắt từ clip: chiếc xe 47A-130.89 không mua vé, cố tình đâm vào barie, cọc tiêu phân làn tại trạm thu phí Bến Thủy 2.

Tại trụ sở Công an huyện Hưng Nguyên, khi đang làm việc với công an, tài xế đột ngột bỏ ra xe ô tô, đóng kín cửa trong thời gian dài. Do lo sợ tài xế ngồi trong xe không nổ máy có thể nguy hiểm đến tính mạng, Công an huyện Hưng Nguyên đã tuyên truyền vận động, đồng thời mời Viện kiểm sát tới để tiến hành phá cửa đưa tài xế ra ngoài. 

Tuy nhiên, tài xế này đã không những không chấp hành mà còn nổ máy, tăng ga đâm thẳng vào lực lượng chức năng. Rất may, các cán bộ công an, Viện kiểm sát và những người chứng kiến đã nhảy tránh kịp. Ngay sau đó, lực lượng công an đã phải khống chế, bắt giữ tài xế.

Hiện tại, xe ô tô BKS 47A-130.89 vẫn đang bị tạm giữ tại trụ sở công an huyện. Đại diện Viện kiểm sát, công an huyện đang phối hợp khám nghiệm hiện trường, giám định phương tiện, điều tra làm rõ vụ việc. 

Sau khi xảy ra sự việc nêu trên, Công an tỉnh Nghệ An cũng đã chỉ đạo các lực lượng tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xây dựng các phương án đảm bảo an ninh trật tự cho người dân đi lại thuận lợi sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Lực lượng Công an các địa phương cũng được yêu cầu tăng cường đảm bảo ANTT, TTATGT trên địa bàn không để các phần tử xấu lợi dụng, kích động gây mất ANTT trong những ngày đầu năm mới.

BĂNG NHÓM ĐOAN TRANG CAY CÚ GỌI ĐÁM CỜ BA QUE LÀ "BÒ VÀNG"

Băng nhóm Đoan Trang cay cú đám cờ vàng, gọi "bò vàng"!?!

Vụ Trương Duy Nhất bị mất tích ở Thái Lan đang trở thành chủ đề nóng trong giới zân chủ, khiến nội bộ giới này nghi ngờ, chụp mũ loạn cho nhau vì cho đến nay vẫn chưa xác định được nguyên do khiến Trương Duy Nhất mất tích. Hiện họ đều tình nghi đổ cho chính quyền VN bắt Nhất về nước vì đến Trịnh Xuân Thanh ở Đức còn bị bắt về nữa là ở Thái Lan. Theo hướng đó, họ đổ vấy cho những thành phần được Nhất liên hệ để giúp ông ta chạy trong và làm thủ tục xin tỵ nạn là Kami (cộng tác viên của RFA), Bạch Hồng Quyền (tay zân chủ xúi bạo loạn vụ Formosa bị Công an Hà Tĩnh truy nã) và một nhân vật có ảnh hưởng trong giới bảo kê xin tỵ nạn cho zân chủ Việt ở Thái Lan. Trong số đó, Kami là kẻ bí ẩn, không rõ tung tích, chưa bao giờ lộ diện, công khai danh tính, chủ trang Tin tức hàng ngày bị họ nghi là tay sai mật vụ bán tin và phá hoại phong trào!





Trong bối cảnh "nhạy cảm" đó, một số fb cờ vàng tung tin Kami chính là Nguyễn Đăng Cao Đại, bồ kiêm bảo vệ của cựu nhà báo Đoan Trang. Hành động tung tin nhắm vào Nguyễn Đăng Cao Đại (fb Nguyễn Đại) khiến cả băng nhóm Đoan Trang xù lông, và với tác phong quen thuộc, họ lôi tên cờ vàng ra thoá mạ bằng chính văn phong chửi bới. Đoan Trang nhân dịp đó quy kết giới cờ vàng "ngu như bò" kiểu này đang hành động giống "bò đỏ" (ám chỉ giới dư luận viên cho Đảng)

Xui cho tay cờ vàng dám đụng vào tổ kiến lửa Đoan Trang. Mới đây, bà chủ trang Tiếng Dân Đinh Ngọc Thu đã lỡ lời xúc phạm danh dự của Nguyễn Đăng Cao Đại đã bị băng nhóm Đoan Trang tổng sỉ vả không chút sĩ diện và tôn trọng tối thiểu nào, khiến chị này im bặt, thanh minh khắp nơi, uy tín trong làng truyền thông chống cộng bị tổn thất rất nặng nề.

Ai cũng biết, dây vào Đoan Trang và dàn băng nhóm zân chủ này rõ là chọc tổ kiến lửa vì ảnh hưởng của cô này trong giới truyền thông lề trái, "vuốt mặt không nể VOICE", cũng như sự bảo kê từ Dòng Chúa cứu thế Kỳ Đồng và các quỹ zân chủ trong nước. Bởi Đoan Trang vốn được xem là bậc thầy truyền thông của giới zân chủ trong nước, người có tiếng nói chi phối VOICE - thế lực đang khuynh đảo phong trào zân chủ bằng phân phối dự án trong nước. Kẻ dám tấn công Nguyễn Đăng Cao Đại rõ ràng nhắm vào Đoan Trang vì giới zân chủ ai cũng tường tận mối quan hệ già nhân ngãi của cặp đôi này.

Năm 2018, Đoan Trang lấy uy danh ĐSQ Mỹ ra để chấn chỉnh trào lưu chạy theo băng đảng Đào Minh Quân của đám zân chủ trong nước; lên án cả giới trí thức lão thành zân chủ chỉ biết mỗi việc bày đặt trò ký tên nhàm chán trên mạng; chỉ trích đám zân chủ trong nước ngày càng vô dụng, chẳng làm trò trống gì ngoài chụp nón cối cho nhau và tranh giành nguồn tiền tài trợ từ nước ngoài. Mở Đầu năm 2019, cô này lại vất vả đối phó tín đồn nhạy cảm nhắm vào người thân cận của mình, không chừng màn trả đũa giữa các băng nhóm zân chủ với nhau khi họ dám "vuốt mặt" băng nhóm nữ đại ca truyền thông này. Chắc chắn đây sẽ là năm vất vả với nhóm Đoan Trang khi vừa lo trốn chạy truy lùng của công an vừa lo đối phó với các băng nhóm zân chủ, cờ vàng "ngu như bò" khác

LP.

ĐÂU LÀ SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TƯ PHÁP ĐỨC & TƯ PHÁP VIỆT NAM


Nước Đức được coi là một quốc gia có luật pháp nghiêm ngặt, hệ thống tư pháp và hành pháp hoàn chỉnh. Điều đó không sai sự thực, nhưng chỉ là một mặt của sự thực. Nếu nghiên cứu kỹ thực tế hoạt động của ngành tư pháp Đức, trong nhiều năm qua, kết quả sẽ cho thấy một thực trạng khác. Đó là sự chậm trễ, rườm rà, thiếu hiệu quả của các cơ quan hữu quan: cảnh sát điều tra, viện kiểm sát và tòa án. Một số thủ tục xét xử hình sự trong vài tháng qua là những bằng chứng sinh động, thí dụ:

1. Ngày 24-7-2010 tại TP Duisburg xảy ra thảm họa tại Cuộc diễu hành tình yêu 2010 làm 21 người thiệt mạng, 650 người khác bị thương nặng, ít nhất sáu người sống sót sau thảm họa đã tự sát do căng thẳng tinh thần. Vào tháng 2-2014, Viện kiểm sát đệ trình Bản cáo trạng đối với 10 người, nhưng Tòa án tiểu bang ở Duisburg đã từ chối mở các thủ tục tố tụng qua nghị quyết ngày 30-3- 2016, lý do nêu ra là „sự thiên vị có thể có của giám định viên và những thiếu sót về nội dung trong bản giám định“. Viện kiểm sát đã nộp đơn khiếu nại nên Tòa thượng thẩm tiểu bang ngày 18-4-2017 quyết định, phải tiến hành các thủ tục tố tụng hình sự đối với những người đã bị điều tra. Tám năm rưỡi sau thảm họa, ngày 6-2-2019, Tòa án tiểu bang ở đã đưa ra cách giải quyết là muốn đình chỉ thủ tục xét xử nếu mỗi bị cáo nộp một khoản tiền 10.000 euro. Bảy bị cáo đã đồng ý và coi như là không bị trừng phạt, như vậy không bị coi có tiền án. Ba bị cáo không đồng ý nên phải tiếp tục hầu tòa. Khái niệm „đình chỉ“ nói rằng, bị cáo không bị phạt nhưng cũng không vô tội vì vậy „đình chỉ“ có thể hiểu là „xí xóa“. Thủ tục điều tra và xét xử trong vụ này bị phê phán vì làm việc chậm trễ, mâu thuẫn sâu sắc giữa các cơ quan hữu quan. 

2. Vào ngày 3-3-009, khi xây dựng tuyến đường sắt đô thị ở TP Cologne, tổ hợp tòa nhà và hai tòa nhà dân cư liền kề bị sụp đổ. Kho lưu trữ thành phố Cologne nằm trong đó cũng bị sụp đổ và hai cư dân đã thiệt mạng. Tờ Frankfurter Rundschau, ngày 12-10-2018 đưa tin, tòa án đã tuyên án trắng cho ba bị cáo, một giám sát viên xây dựng đã bị tuyên án 8 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Vụ án này cũng bị phê phán vì chậm trễ, do nguy cơ hết thời hạn truy cứu nên thủ tục xét xử được tiến hành có tính chất hình thức.

3. Đài phát thanh và truyền hình SWR ngày 31-1-2019 đưa tin: Một người đàn ông 35 tuổi bị tố cáo, khi cãi nhau với người yêu đã ném con gái hai tháng tuổi ra khỏi cửa sổ ở nhà cao tầng vào tháng 5-2016 và bị truy tố vì tội cố tình giết người. Bị cáo đã bị giam giữ hai năm rưỡi mà thủ tục xét xử không thể kết thúc được vì một thẩm phán bị ốm. Vì vậy ông ta được thả tự do và ngồi nhà chờ sự khởi động lại từ đầu của thủ tục xét xử. Luật sư của người mẹ đứa bé bị giết cho biết, thân chủ của mình bị sốc và lo sợ vì bị cáo đã đe dọa cô trước đó. Ngoài sự chậm chạp, sự thờ ơ với mất mát và nỗi lo của nạn nhân là những điều bị chỉ trích gay gắt.

4. Tờ Merkur, ngày 18-1-2019 đưa tin về vụ án Peggy Knobloch. Vào ngày 7-5-2001, bé gái Peggy Knobloch, sinh năm 1992, biến mất, có thể đã bị đã bị giết chết vào ngày mất tích. Bộ xương của nạn nhân được phát hiện 15 năm sau, vào ngày 2-7-2016, trong một khu rừng cách nhà 12 km. Ulvi Kulaç, người bị thiểu năng trí tuệ đã bị bắt giữ và buộc tội giết người. Phiên tòa gây tranh cãi đã kết thúc vào ngày 30-4-2004 với bản án tù chung thân. Hơn 10 năm ngồi tù, ngày 14-5-2014, Tòa án tiểu bang ở Bayreuth đã hủy bản án trước đó và anh ta được ra tù vào cuối tháng 7-2015. Vào tháng 10 -2016, cảnh sát điều tra tìm thấy ở xác chết của Peggy Knobloch dấu vết DNA của tên khủng bố cánh hữu Uwe Böhnhardt đã chết. Sau một thời gian, nguyên nhân mới được phát hiện ra là dấu vết còn lại bám trên dụng cụ đã dùng trước đó khi điều tra vụ án Uwe Böhnhardt. Vào ngày 11-12-2018, nghi phạm Manuel S. đã bị cảnh sát bắt giữ vì tìm thấy dấu vết ở hiện trường xác chết có liên quan đến ngôi nhà của anh ta. Anh ta khai, trước đây có người trao xác chết Peggy Knobloch và nhờ đem đi phi tang. Nhưng khi tòa kiểm tra lại lệnh bắt giam, anh ta đã rút lại lời khai ở cảnh sát và được thả tự do. 




Foto 1: Ảnh minh họa của trang mạng đài ARD, đăng hôm 6-2-2019 về vụ án Cuộc diễu hành tình yêu 2010https://www.tagesschau.de/inl…/loveparade-verfahren-101.html
Foto 2: Ảnh minh họa của tờ Frankfurter Rundschau, đăng hôm 12-10-2018
Foto 3: Đài truyền hình công cộng SWR đăng hôm 31.01.2019 ảnh chụp nơi đứa bé qua đời khi rơi xuống vỉa hè
Foto 4: ảnh bé gái Peggy Knobloch, tờ Merkur đăng ngày 18-1-19

CẦN KHỞI TỐ NHÓM PHÁ HOẠI GÂY ÁCH TẮC GIAO THÔNG DO TRƯƠNG CHÂU HỮU DANH CẦM ĐẦU

Chiều 09/2/2019, một tài xế xe hơi mang biển kiểm soát Đắk Lắk cố tình đâm vào barie và cọc tiêu phản quang để vượt trạm thu phí cầu Bến Thủy 2.

Tối 9-2 (Mùng 5 tết), ông Võ Nghệ Sỹ - giám đốc Chi nhánh BOT tuyến tránh TP Vinh, Nghệ An - cho hay, đơn vị này đã lập biên bản sự việc xử lý một chiếc xe con cố tình đâm vào cọc tiêu nhựa để vượt trạm thu phí cầu Bến Thủy 2.

Trước đó, chi nhánh BOT tuyến tránh TP Vinh nhận được thông tin từ các đơn vị quản lý trạm thu phí BOT quốc lộ 1 ở Quảng Đông (Quảng Bình) và Cầu Rác (Hà Tĩnh) thông báo về một nhóm người đi ôtô có hành vi được cho là gây rối khi cố tình chây ì, kéo dài thời gian trả phí đường bộ tại các trạm.

Đặc biệt, nhóm người còn quay video clip phát trực tiếp lên mạng xã hội.





Đến khoảng 15h chiều 9-2, đoàn xe này đi tới trạm thu phí cầu Bến Thủy 2.

Lúc này, tài xế ôtô mang biển số 47A-130.xx cố tình không mua vé bằng cách lấy các lý do "tôi hết tiền và đề nghị ghi nợ" và "tôi quẹt thẻ ATM để trừ phí". Sau đó, người này lái ôtô đâm gãy cọc tiêu nhựa phản quang tại làn 5, rồi vượt trạm thu phí.

Ngay khi sự việc xảy ra, chi nhánh BOT tuyến tránh TP Vinh đã báo cáo sự việc cho các cơ quan chức năng và đề nghị Công an tỉnh Nghệ An vào cuộc, xử lý nghiêm hành vi coi thường pháp luật của tài xế.

Đến khoảng 17h30 cùng ngày, lực lượng CSGT đã đón dừng và yêu cầu tài xế ôtô mang biển số 47A-130.xx về trụ sở Công an huyện Hưng Nguyên để làm rõ sự việc.

Được biết, kẻ cầm đầu toán lái xe phá hoại từ Nam ra Bắc không ai khác chính là cái gọi là "nhà báo" Trương Châu Hữu Danh. Chưa nói về câu chuyện đúng sai của BOT, tuy nhiên, hành vi bất chấp pháp luật, hành xử như một tên giang hồ của nhà báo Trương Châu Hữu Danh thật khó chấp nhận. Không chỉ lập nhóm đi gây rối ở nhiều tỉnh thành, nhà báo Danh còn cố tình dàn dựng, tổ chức các tình huống phá hoại, chống người thi hành công vụ, quay phim đăng tải và cung cấp cho bọn phản động như Le Dung VoVa đăng tải lên các kênh truyền thông phản động để bôi nhọ uy tín các cá nhân, cơ quan, tổ chức. Dưới góc nhìn pháp luật, hành vi của Trương Châu Hữu Danh là hành vi phá hoại, chà đạp, xem thường kỷ cương phép nước. Dưới góc nhìn báo chí, hành động của Trương Châu Hữu Danh với những thủ đoạn cò con, khôn lõi gián tiếp phết những vết nhơ lên bức tranh ngành báo và cũng chính hành vi đó, Trương Châu Hữu Danh tự liệt mình vào hàng những tên lưu manh, vô học.

Có thể thấy, quá trình quẩy phá của Trương Châu Hữu Danh không chỉ riêng gì tại Trạm thu phí Bến Thủy 2 mà diễn ra một cách có hệ thống, trong một thời gian dài với tính chất chống đối cao. Thừa nhận rằng, tình trạng BOT có nơi còn tồn tại nhiều bất cập song bất cập đó không thể và không bao giờ là cái cớ hợp pháp để bất cứ một cơ quan, tổ chức, hay cá nhân nào được quyền cho phép mình hành xử vượt trên pháp luật, xem thường kỷ cương phép nước.

Thiết nghĩ, cơ quan chức năng, đặc biệt là các cơ quan thực thi pháp luật cần vào cuộc, điều tra khởi tố vụ án phá hủy tài sản; chống người thi hành công vụ; cố tình gây ách tắc giao thông; truyền đưa thông tin cơ quan, cá nhân, tổ chức lên không gian mạng với mục đích xấu của nhóm tài xế... nhằm đảm bảo đúng người, đúng tội, giữ nghiêm kỷ cương phép nước. Đồng thời sớm có giải pháp giải quyết triệt để những bất cập, tồn tại diễn ra tại một số BOT.

HTV.

Vụ bắt 2 tên cướp Trạm thu phí: NHẬN ĐỊNH CHÍNH XÁC CỦA NHỮNG NGƯỜI PHÁ ÁN

Vụ bắt 2 tên cướp Trạm thu phí: Nhận định chính xác của những người phá án

Vừa trở về sau một đêm thức trắng cùng đồng đội truy bắt với hai kẻ cướp táo tợn tại Trạm thu phí cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, sáng mùng 4 Tết, Thượng tá Lại Quang Huấn, Phó Trưởng phòng 6, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an vẫn không quên thông báo cho phóng viên Báo CAND để có những thông tin kịp thời, chính xác nhất về vụ án.

Thượng tá Lại Quang Huấn, kể lại: “Được sự phân công của lãnh đạo cấp trên, chúng tôi nhanh chóng phối hợp cùng Công an tỉnh Đồng Nai có mặt tại hiện trường vụ án để tổ chức khám nghiệm, truy tìm thủ phạm theo dấu vết nóng. Từ các thông tin ban đầu thu thập được cho thấy, thủ phạm rất tinh vi và ma mãnh. Quá trình gây án đã có sự chuẩn bị chu đáo về công cụ, phương tiện, kể cả việc xóa dấu vết như súng, dao, khăn bịt mặt, găng tay... Bọn chúng đột nhập qua tường rào phía sau, khu vực không có camera an ninh ghi lại hình ảnh, nên nhân viên trạm thu phí không kịp thời phát hiện để báo động. Lúc đầu, quá trình điều tra gặp không ít khó khăn”.

Cơ quan công an lấy lời khai của đối tượng.

Tuy nhiên, “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”, chính do quá trình gây án hoàn hảo của chúng đã để lộ “điểm huyệt”, đó là thông thuộc đường đi nước bước ở trạm thu phí. Bởi lẽ, chỉ có người quen mới biết được địa điểm đột nhập thiếu camera; thời điểm cướp cũng là lúc nhân viên mở két sắt cất tiền… 

Từ nhận định trên, các trinh sát, điều tra viên dày kinh nghiệm phá trọng án thuộc Cục Cảnh sát hình sự và Công an tỉnh Đồng Nai đã nhanh chóng xác định được 2 đối tượng nghi vấn Trần Tuấn Anh (26 tuổi, quê Tiền Giang) và Nguyễn Vũ Hoàng Nam (29 tuổi, quê tỉnh Nam Định), mà tổ chức truy bắt.

Trinh sát N.T, Cục Cảnh sát hình sự, cho biết thêm: “Tôi cùng đồng đội nhanh chóng có mặt tại khu vực Bến xe Miền Đông và ga Sài Gòn. Anh em tỏa ra nhiều hướng khu vực bên trong và ngoài bến xe, nhà ga, vì nhận định hai đối tượng sẽ tẩu thoát ra Bắc. Do tính chất đặc biệt nghiêm trọng của vụ án, anh em luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, có người còn quên cả ăn trưa và chiều. Tôi đã mua tạm bánh mỳ và nước suối để lót dạ. Ngày Mùng 3 Tết nhưng lượng khách xuất phát từ bến xe, nhà ga đi chơi ở các địa điểm du lịch rất đông. Nhiều lần, anh em lên xe kiểm tra nhưng vẫn chưa thể phát hiện đối tượng”.

Cũng theo trinh sát T, đến chiều tối ngày mùng 3 Tết, trinh sát đã phát hiện được một đối tượng ở khu vực ga Sài Gòn. Tuy nhiên, trinh sát vẫn phải đeo bám di biến động của đối tượng. Có thể, đồng bọn của chúng có thể xuất hiện phía sau và bất ngờ sử dụng súng, dao chống trả quyết liệt Công an. Sự nguy hiểm đối với lực lượng truy bắt và hành khách rất cao. Do vậy, phương án vây bắt “chín mùi” nhất khi cả hai đối tượng gặp nhau để mua vé đón tàu ra Bắc lẩn trốn. Đúng như kế hoạch phá án, khi cả hai đang chuẩn bị mua vé thì các trinh sát ập vào khống chế. Tuy bất ngờ nhưng các đối tượng rất ma mãnh truy hô “Cướp, cướp…” và chống trả khiến Thượng tá Lại Quang Huấn bị xây xát ở tay để hòng thoát thân. Với tinh thần dũng cảm truy bắt tội phạm, Thượng tá Huấn đã cùng đồng đội đã khóa trói được hai đối tượng di lý về trụ sở cơ quan Công an.

Như Báo CAND đã đưa tin, chỉ sau 16 giờ tích cực phá án, Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an cùng các đơn vị khác thuộc Bộ Công an, Công an tỉnh Đồng Nai, Công an TP Hồ Chí Minh, Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã điều tra làm rõ vụ cướp táo tợn đã xảy ra tại Trạm thu phí cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây. 

Trước đó, Nam tỏ ra bất hợp tác với cơ quan Công an. Khi đưa về cơ quan Công an, đối tượng đã giả vờ ngáo đá như, sùi bọt mép, co giật người… để cán bộ Công an không thể lấy lời khai. Cán bộ điều tra đã lấy nước cho Nam uống, đồng thời kiểm tra sức khỏe của Nam. Qua đó, Công an xác định, đối tượng có sức khỏe ổn định. Lúc này, Nam mới chịu ngẩng đầu để làm việc với cơ quan điều tra.

Đức Mừng