Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2019

ĐẢNG HAY CHÍNH PHỦ QUYẾT ĐỊNH MỌI CHÍNH SÁCH CỦA ĐẤT NƯỚC


Một trong những thủ đoạn của các cá nhân thiếu thiện chí và thế lực thù địch với Việt Nam luôn rêu rao là Đảng cộng sản Việt Nam chuyên quyền và định đoạt mọi chính sách. Không biết các cá nhân và thế lực đó ngu dốt hay họ cố tình phớt lờ thực tế, ngay ở các quốc gia tự nhận là dân chủ nhất của phương Tây, chính đảng nắm quyền đều hoạch định các chính sách phù hợp với chương trình nghị sự mà ban lãnh đạo đảng thông qua.

Ở Ðức, trang mạng của Trung tâm giáo dục chính trị Liên bang (Bundeszentrale für politische Bildung - bpb) mới đây nhận đjnh, khoảng độ 60 triệu cử tri có quyền đi bầu cử Quốc hội Đức mới vào mùa thu năm 2021. Chưa biết bao nhiêu người trong số họ sẽ đi bầu cử. Lần bầu cử trước vào tháng 9-2017 25% cử tri không đi bầu cử. Về nguyên tắc, Quốc hội sẽ quyết định định hướng chính trị quan trọng của đất nước, nhưng các dân biểu đều là đảng viên và thông qua họ các nghị quyết của đảng sẽ được biến thành chính sách của chính phủ thông qua biểu quyết trong quốc hội và trở thành luật. Hiện nay, các đảng lớn đang phải đối đầu với hai vấn đề hệ trọng: suy giảm số lượng đảng viên và sự mất tín nhiệm với cử tri. Thí dụ số đảng viên của SPD (Dân chủ xã hội Ðức) năm 2018 chỉ còn 442.814, như vậy từ năm 1990 tới thời điểm đó SPD giảm một nửa đảng viên, đảng CDU (Cơ đốc giáo Ðức) còn có 444.400 đảng viên (giảm 2,9% so với 2017). Kết quả thăm dò dư luận công bố trong tháng hai 2019 cho thấy, nếu chủ nhật tới bầu cử Quốc hội, đảng SPD chỉ thu được khoảng 14%-16% lá phiếu, và CDU/CSU 30%-32%. Để chặn nguy cơ tiếp tục mất lá phiếu của cử tri, đồng nghĩa với việc mất số ghế dân biểu trong quốc hội Đức, các đảng lớn ở Đức trong những tuần qua đề nghị thay đổi một loạt chính sách.

Tờ Thế giới (WELT) ngày 10-2-2019 qua bài Cải cách xã hội 2025 cho biết, SPD quyết định sẽ bỏ chế độ trợ cấp thất nghiệp II (tiếng Đức Hartz-IV-System). Ban lãnh đạo đảng SPD đã quyết định về kế hoạch cải cách nhà nước phúc lợi do chủ tịch đảng, bà Andrea Nahles đề xuất. Với nội dung tương tự, tờ RP ONLINE, ngày 10-2-2019 đăng bài SPD quyết định rời khỏi hệ thống Hartz IV. Các tờ báo lớn và Đài phát thanh Đức Deutschlandfunk trong những ngày qua liên tục đưa tin về kế hoạch thay đổi chính sách về người tị nạn của đảng CDU. Đài phát thanh Đức Deutschlandfunk, ngày 13-2-2019 đăng bài phỏng vấn Nhà khoa học chính trị Oskar Niedermayer. Ông nhận định, liên minh chính phủ bao gồm đảng CDU, CSU và SPD có thể tan vỡ trong mùa thu tới. 

Những gì đã và đang xảy ra ở Đức và cuộc khủng hoảng đang xảy ra tại Pháp, Hoa Kỳ … cho thấy, đảng cầm quyền ở phương Tây thay đổi chính sách trước tiên là vì lo mất quyền lực. Đó là điều khác biệt giữa hệ thống chính trị của Việt Nam và hệ thống chính trị phương Tây. Ở Việt Nam, sự thay đổi mọi chính sách trước hết vì lợi ích của nhân dân. Một trong những vô vàn sự thực chứng minh cho sự khác biệt đó là chi tiết sau: Ngày 14-2-2019, tại Thái Bình, dự lễ khởi công dự án Tuyến đường bộ ven biển tỉnh Thái Bình và công bố quy hoạch, triển khai thực hiện dự án Khu công nghiệp chuyên phục vụ nông nghiệp Đồng bằng Bắc Bộ tại tỉnh Thái Bình, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chia sẻ khát vọng của người dân Thái Bình qua hai câu đối: „Tống cựu nghinh tân mừng Xuân mới - Quốc kế dân sinh kiến Thái Bình“.

Thật vậy, đối với Đảng và Nhà nước Việt Nam, „Quốc kế dân sinh“ là động lực của mọi hoạt động.

Đài phát thanh Đức Deutschlandfunk, đăng ngày 11-2-2019, CDU thay đổi chính sách về người tị nạn 

Bài của Merkur đăng 11.02.2019 về thay đổi chính sách về người tị nạn của đảng CDU

Bài của RP Online, đăng ngày 10-2-2019 về hội nghị của ban lãnh đạo SPD quyết định bỏ chế độ trợ cấp thất nghiệp II

Tờ Thế giới (WELT) ngày 10-2-2019 bài CẢI CÁCH XÃ HỘI của SPD 

Bài của po-Online.de, đăng 14-2-20
19, liên minh CDU và CSU sẽ thay đổi chính sách về người tị nạn

Foto: ảnh minh họa bài của Deutschlandfunk, 11-2-2019, về bước đi đầu tiên làm tan vỡ chính phủ liên minh

Bài của Đài phát thanh Đức Deutschlandfunk, ngày 13-2-2019 đăng bài phỏng vấn Nhà khoa học chính trị Oskar Niedermayer. 

SAU ÔNG BÙI VĂN THÀNH, CỰU THỨ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN TRẦN VIỆT TÂN KHÁNG CÁO

Sau ông Bùi Văn Thành, cựu Thứ trưởng Bộ Công an Trần Việt Tân cũng kháng cáo

SGGPO Thứ Sáu, 15/2/2019 16:41

Ngày 15-2, Tòa án nhân dân TP Hà Nội thông tin, sau cựu Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Thành kháng cáo thì ông Trần Việt Tân cũng nộp đơn không chấp nhận bản án sơ thẩm được tuyên hôm 30-1. 

Theo đó, trong đơn, ông Trần Việt Tân không chấp nhận hình phạt của tòa sơ thẩm về nội dung cũng như hình phạt 3 năm tù đối với ông. Ông Tân đề nghị được tòa cấp phúc thẩm xem xét giải quyết, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình theo quy định của pháp luật.

Trước đó, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cáo buộc ông Trần Việt Tân trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2016, là Tổng Cục trưởng Tổng cục V sau đó là Thứ trưởng Bộ Công an, được giao trực tiếp phụ trách Tổng cục V. Sau khi được các cán bộ dưới quyền tham mưu, đề xuất, ông Trần Việt Tân đã ký phát hành 7 văn bản gửi các cơ quan, tổ chức đề nghị cho các công ty bình phong do Phan Văn Anh Vũ làm Chủ tịch HĐQT được thuê các nhà đất phục vụ công tác nghiệp vụ ngành Công an, gồm: Nhà, đất tại số 16 Bạch Đằng, thành phố Đà Nẵng; Nhà, đất tại số 15 Thi Sách và Nhà, đất tại số 8 Nguyễn Trung Trực, Quận 1, TPHCM.

Sau khi ký các văn bản liên quan đến 3 dự án nêu trên, ông Trần Việt Tân đã thiếu trách nhiệm trong việc quản lý, chỉ đạo đối với Tổng cục V; không kiểm tra, giám sát chặt chẽ; dẫn đến việc không kịp thời phát hiện và ngăn chặn được các hành vi vi phạm của Phan Văn Anh Vũ. Do đó, đã để Phan Văn Anh Vũ lợi dụng danh nghĩa công ty bình phong và các văn bản của Bộ Công an, của Tổng cục V để được thuê các nhà, đất công sản tại thành phố Đà Nẵng và TPHCM theo hình thức chỉ định không qua đấu giá, gây thiệt hại đặc biệt lớn cho Ngân sách Nhà nước, số tiền là hơn 155 tỷ đồng.

Với sai phạm của mình ông Tân và ông Thành bị tuyên phạt tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại khoản 2, Điều 285 Bộ luật Hình sự năm 1999.

Kết thúc phiên xét xử sơ thẩm, Toà án nhân dân TP Hà Nội tuyên ông Bùi Văn Thành 30 tháng tù; ông Trần Việt Tân 36 tháng tù. Như vậy 2 cựu thứ trưởng Bộ Công an đã kháng cáo, đề nghị tòa phúc thẩm xem xét lại bản án sơ thẩm với 2 ông.

GIA KHÁNH

40 năm Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: KHÁT VỌNG NƠI BIÊN CƯƠNG

40 năm Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: Khát vọng nơi biên cương

Có khát vọng thẳm sâu trong mỗi người dân Việt Nam, đó là Hòa Bình. Khát vọng ấy càng cháy bỏng nơi biên cương, trong trái tim biết bao thế hệ đánh đổi xương máu để giành, giữ từng tấc đất thiêng liêng của đất nước qua nhiều cuộc chiến tranh vệ quốc.

Bốn mươi năm kể từ ngày 17 tháng 2 năm 1979, ký ức của những người đi giữ đất nơi địa đầu phía Bắc của Tổ quốc lại dội về. Vừa ẩn chứa những đau thương, mất mát, vừa tự hào về ý chí kiên cường, trái tim kiêu hãnh của một dân tộc yêu chuộng Hòa Bình, ký ức đó còn gợi nhắc nơi bên kia biên giới, về giá trị, cách xây dựng niềm tin cho hòa bình, hữu nghị.

Hướng tới Kỷ niệm 40 năm Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu chùm 3 bài: “Khát vọng nơi biên cương”.

Bài 1: Nén hương tháng Hai

Lực lượng công an vũ trang dũng cảm chiến đấu tại khu vực Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Tạ Hải/ TTXVN

Nghĩa trang liệt sĩ Mường Khương nằm cách thành phố Lào Cai khoảng 55km, trên vùng núi cao cheo leo, hiểm trở. Sa mộc mọc xanh ngắt ba phía chung quanh Đài Tổ quốc ghi công. Dưới bóng loài cây lá kim là mộ phần hàng trăm người con anh dũng nằm lại đất này những ngày tháng 2 năm 1979…

Sáng tháng Hai, chị Nguyễn Thị Thanh Tính đứng như hóa đá trước phần mộ chồng mình - Liệt sĩ Nguyễn Văn Lợi, trong Nghĩa trang Liệt sĩ Mường Khương. Vai gầy rung lên, người phụ nữ tóc đã pha sương bưng mặt, những giọt nước ứa ra từ đôi mắt đỏ hoe.

Rạng sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, sau những loạt đạn pháo hạng nặng nện xuống mảnh đất Mường Khương là “biển người” cùng xe tăng từ bên kia biên giới phía Bắc tràn sang. Biên phòng, bộ đội địa phương cùng người dân anh dũng giáng trả. Trận chiến ấy, nhiều người đã ngã xuống để chặn bước tiến của quân thù, trong đó có chồng chị Tính, Liệt sĩ Nguyễn Văn Lợi.

Trân trân nhìn làn khói mỏng bay lên từ những nén hương trước phần mộ của chồng, chị Tính nghẹn ngào: Để ngăn địch theo cầu Sao Đỏ tấn công vào thị trấn của huyện Mường Khương, “anh ôm mìn định giật sập cầu thì trúng đạn quân thù rồi hy sinh”. Hai ngày sau, chị nhận được tin dữ từ đồng đội anh ở Huyện đội Mường Khương báo về.

Cách không xa người đàn bà góa là một cựu chiến binh tóc đã bạc màu, lặng lẽ đặt bó hoa hồng trắng trước Đài Tổ quốc ghi công. Tại những phần mộ ghi “Liệt sĩ chưa biết tên”, ông ngồi lại rất lâu như trò chuyện, nhắn nhủ với đồng đội của mình hãy yên lòng an nghỉ.

Dừng bước trước một phần mộ, bàn tay người cựu chiến binh run run cắm một nén nhang vào bát hương. Ông lặng lẽ bảo, tên ông là Lê Văn Định. Người nằm dưới mộ là đồng đội của ông tại Đồn Biên phòng Mường Khương - Liệt sĩ Đỗ Văn Bảy, quê ở Thái Bình. “Cậu ấy trẻ lắm, hy sinh khi mới 17 tuổi. Chúng tôi hay đùa, bảo sẽ để Bảy về quê. Cậu ấy thật thà nói, em mới ra trường, không biết đường đâu, em đi lạc đấy. Bảy nằm xuống khi trúng đạn giặc”, ông Định trầm mặc nói.

Chiến sĩ Đoàn 368 pháo binh tỉnh Hoàng Liên Sơn dội bão lửa trừng trị quân địch, ngày 10/3/1979. Ảnh: Phùng Triệu/TTXVN

Người cựu chiến binh quê gốc Nam Định này đã nhiều đêm không ngủ, trong ông lại dội về tiếng rít của đạn pháo, tiếng xích xe tăng nghiến lên mảnh đất biên giới và tiếng súng của quân dân Lào Cai anh dũng giáng trả, chặn bước tiến của địch. “Rạng sáng 17 tháng 2, hai chiếc xe tăng cùng rất đông, phải đến 1 trung đoàn địch tiến về hướng cửa Đồn. Chiến sĩ Vũ Văn Minh ôm khẩu B40 nhắm bắn chiếc xe tăng đi trước thì bị trúng đạn từ khẩu 12 ly 7 của địch từ dốc Choán Ván quạt xuống. Một chiến sĩ biên phòng tên là Tình nổ phát súng B40 khác, trúng đích. Chiến sĩ của Đồn cùng dân và lực lượng bộ đội địa phương bắn chặn chiếc còn lại. Xe tăng tiếp viện cùng đám lính ào tới. Tôi bảo, tất cả nằm xuống. Tôi lấy khẩu trung liên rê một nhát hết luôn cả dây, nhiều tên gục xuống, một đám thấy thế liền bỏ chạy”, ông Lê Văn Định kể lại.

“Ở đồn Mường Khương, ta với đối phương giành giật nhau từng điểm cao. Dù bị bao vây, lực lượng họ đông gấp nhiều lần nhưng chúng tôi vẫn giữ vững trận địa. Đến khi gần hết đạn, lương thực dần cạn kiệt, khó có thể bám trụ chiến đấu lâu dài, đơn vị được lệnh rút lui để bảo toàn lực lượng”, ông Định hồi nhớ.

Trời Mường Khương sáng tháng Hai sương phủ trắng. Gió núi biên viễn thổi ào ạt. Người phụ nữ góa bụa và người cựu chiến binh đi giữa những làn khói mỏng bay lên từ hai hàng mộ chí liệt sĩ như sự kết nối hiện tại với quá khứ. Kết nối đó khắc ghi vào lịch sử dân tộc: Mảnh đất Lào Cai chỉ là một trong sáu tỉnh biên giới có những người lính ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc trước hơn nửa triệu quân cùng hàng nghìn xe tăng, xe cơ giới từ bên kia biên giới tràn qua hồi mờ sáng ngày 17 tháng 2 bốn mươi năm trước. “Biển người” đó đồng loạt tấn công từ Pa Nậm Cúm - Lai Châu đến Pò Hèn - Quảng Ninh trên chiều dài 1.200 km, với những cái cớ tự tạo ra là, nhằm “dạy cho Việt Nam một bài học”.

Cầu Hồ Kiều ở thị xã Lào Cai, tỉnh Hoàng Liên Sơn (nay thuộc tỉnh Lào Cai) bị địch dùng thuốc nổ phá sập khi rút lui, cuối tháng 3/1979. Ảnh: Nguyễn Trân/TTXVN

Như tại mặt trận Hoàng Liên Sơn, hai Quân đoàn 13, 14 cùng xe tăng, xe bọc thép, pháo binh địch chia làm hai cánh đánh vào Hữu ngạn và Tả ngạn sông Hồng. Cánh tiến công theo Hữu ngạn sông Hồng đánh vào thị xã Lào Cai và thị xã Cam Đường. Cánh còn lại theo Tả ngạn sông Hồng đánh vào Mường Khương, Bản Phiệt, Phố Lu. Từ ngày 19/2 đến ngày 5/3, chúng lần lượt tiến được vào thị xã Lào Cai, thị xã Cam Đường, Cốc San, Phố Lu, Sa Pa. Nhưng có tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam được 40km, quân thù cũng không còn khả năng để tiếp tục tiến công do bị dân và quân địa phương ta chặn đánh. Vấp phải sự kháng cự quyết liệt của dân và quân địa phương Việt Nam ở nơi biên ải Tổ quốc, bị thiệt hại nặng nề, đối phương buộc phải chấp nhận thất bại cay đắng, tuyên bố rút quân vào ngày 5/3/1979.

Nhớ lại thời điểm này, Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm, nguyên Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Sư trưởng Sư đoàn 316 – người tham gia chiến đấu trực tiếp trong giai đoạn 1979 -1989 nói: Đất nước vừa ra khỏi hai cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, lại đang chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở phía biên giới Tây Nam, Việt Nam mong muốn hòa bình, dù lúc đó, các quân đoàn chủ lực từ biên giới Tây Nam về đã cơ động lên biên giới phía Bắc và vào vị trí chiến đấu, sẵn sàng tiêu diệt quân xâm lược. 

Mặc dù nói rút quân, song thực tế sau ngày 18/3/1979 phía đối phương vẫn chiếm đóng một số điểm cao ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên. Tháng 4 năm 1984 đến tháng 5 năm 1989, hàng chục vạn quân từ bên kia biên giới lại tràn sang đánh chiếm biên giới Vị Xuyên. Cả dân tộc Việt Nam lại oằn mình bước vào cuộc chiến chống xâm lấn biên giới.

Bài 2: Tiếng gọi Tổ quốc

Hạnh Quỳnh (TTXVN)

CHIÊU TRÒ CỦA “GIA ĐÌNH DÂN OAN” ĐOÀN THANH GIANG & TRƯƠNG THỊ QUÝ


Nói về gia đình khiếu kiện Trảng Bom, Đồng Nai, không ai là không biết đến gia đình khiếu kiện Đoàn Thanh Giang, Trương Thị Quý cùng danh tiếng của Đoàn Trương Vĩnh Phước, Đoàn Trương Anh Thư - 2 đứa con gái của ông bà tuổi còn nhỏ nhưng đã nổi danh khắp trong và ngoài nước về chiêu trò kiếm tiền.

Gia đình khiếu kiện này xuất hiện tại đâu thì đều vu vạ chính quyền cướp phá nhà của gia đình khiến họ mất nhà mất cửa, phải tha lôi con mới được mấy ngày tuổi ra Hà Nội lang bạt từ năm 2004, thậm chí đứa cháu nội mới được hơn tháng cũng được đưa từ Đồng Nai ra giao cho Đoàn Trương Vĩnh Phước bế tham gia biểu tình gây rối an ninh trật tự tại Hà Nội năm 2016 để gây khó khăn trong việc xử lý của cơ quan công an. Gia đình này không từ bất cứ thủ đoạn gì miễn là kiếm được tiền, nhất là những đồng đôla được gửi từ hải ngoại về.

Trước đây, Đoàn Thanh Giang không ra mặt, để Đoàn Trương Vĩnh Phước tuổi trẻ, nhanh nhạy về công nghệ thông tin, đứng ra nhận và điều hành các công việc liên quan đến tài trợ của các đối tượng chống đối cho số khiếu kiện, từ đó chỉ huy một phần hoạt động tổ chức người dân khiếu kiện tại trụ sở tham gia các hoạt động tuần hành biểu tình cùng với số đối tượng chống đối khác trong các dịp phát động. Tuy nhiên do ăn quá tham và dày nên Đoàn Trương Vĩnh Phước và đồng đảng đã bị lột trần, Phước phải bán xới đi nơi khác, không còn cư ngụ tại Hà Nội. Lúc này Đoàn Thanh Giang đành phải lộ diện, dưới nhiều facebook khác nhau, Giang tiếp tục trên nền móng cũ của con gái, đăng bài viết có nội dung bôi xấu chính quyền, cung cấp danh sách “dân oan” để nhận và phát tài trợ từ bên ngoài, thể hiện vai trò “điều phối”, hầu hết số nào muốn tài trợ đều phải thông qua Giang. Với sự giúp sức của con gái nhỏ Đoàn Trương Anh Thư, Đoàn Thanh Giang ngồi nhà mà vẫn chém được các thông tin người dân đi kiện tại nhà riêng các đồng chí Lãnh đạo, cơ quan Trung ương như thế nào để đăng lên kêu gọi tiền tài trợ.

Đoàn Thanh Giang, Trương Thị Quý nhẫn tâm với cả con đẻ của mình. Từ khi còn nhỏ, Đoàn Trương Anh Thư đã bị tha lôi ra Hà Nội từ khi còn đỏ hỏn, gia đình này đã lợi dụng sự non nớt của một đứa trẻ để kiếm ăn. Tiếp tới giờ, khi mà Phước không kiếm hời từ những đồng đôla từ Hải ngoại về nữa thì Đoàn Thanh Giang lại tiếp tục biến con gái bé bỏng của mình thành công cụ kiếm tiền. Khi Thư đang được đưa về Đồng Nai học cái chữ ở tuổi l2 thì Phước bị “tai nạn” nghề nghiệp, Anh Thư phải bỏ học ra Hà Nội lấp chỗ trống của Phước, kiếm tiền cho gia đình. Đáng lý phải trang bị cho con nhận thức đầy đủ về xã hội ở cái độ tuổi đang dậy thì này thì ông bà Giang Quý lại coi trọng việc kiếm tiền hơn việc nuôi Anh Thư thành người đàng hoàng. Ngày ngày, ngoài việc cùng mẹ đi ra các cơ quan kêu la, ăn vạ, rồi tiếp xúc với nhiều thanh niên choai choai, Anh Thư nhà gia đình Giang Quý khiến dư luận dân khiếu kiện đồn thổi về chuyện tuổi còn nhỏ mà yêu đương, lừa trai lấy cả mớ tiền. Bà mẹ sung sướng khi con mang tiền về lại dung túng hết con chị Phước đến con em, con chị đã bị người ta tìm tận nơi để đánh ghen, con em tý tuổi đầu không biết sau này sao nữa!!!

Với con mình dứt ruột đẻ ra, ông bà Giang Quý sẵn lòng biến thành công cụ kiếm tiền thì đối với người ngoài, ông bà này chắc chẳng từ thủ đoạn gì, miễn sao có được tiền!!!

Dư luận Trung Quốc về Chiến tranh Tháng 2 năm 1979: "MỘT CUỘC CHIẾN PHI NGHĨA, KỲ QUẶC VÀ THẢM BẠI (PHẦN 3)

Dư luận Trung Quốc về Chiến tranh Tháng 2 năm 1979: 'Một cuộc chiến phi nghĩa, kỳ quặc và thảm bại' (Phần 3)

VietTimes

'Một cuộc chiến tranh vô nghĩa, kỳ quặc' là tiêu đề bài báo của một cựu binh đăng trên báo điện tử Thiết Huyết (Tiexue.net) ngày 18.7.2013. Tác giả viết: 'Chiến tranh Triều Tiên chúng ta đạt được lợi ích là kiềm chế quân Mỹ ở phía Nam vĩ tuyến 38. Chiến tranh Giải phóng, chúng ta giải phóng được Trung Quốc Đại lục. Tôi thực sự không hiểu trong cuộc chiến tranh kỳ quặc năm 1979, rốt cuộc Trung Quốc đạt được cái gì? Chẳng được gì cả!'.

Ảnh: 1 Lính Trung Quốc bị thương cõng nhau chạy trốn. Ảnh tư liệu Trung Quốc.

Dưới đầu đề “Nhìn lại Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam”, tác giả Thường Thanh viết trên báo mạng “Botanwang.com” ngày 30.5.2013: “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam” có lẽ là cuộc chiến khiến mọi người Trung Quốc hiểu biết sự thật khó mở miệng nhất trong mọi cuộc chiến tranh với bên ngoài kể từ năm 1949…

Ngay khi đó đã có rất nhiều người nghĩ khác (với chính quyền) về giá trị của cuộc chiến tranh ấy. Lúc đầu, khi người ta nhìn thấy trên màn hình tivi hàng ngũ trùng điệp những binh lính Trung Quốc tuổi 18 - 20 kéo ra tiền tuyến, không khỏi cảm thán. Ít lâu sau lại thấy cảnh hàng vạn ngôi mộ liệt sĩ xếp hàng ngay ngắn trong các nghĩa trang ở biên giới Tây Nam, sự đau xót khó nói thành lời. Một bạn học của tôi nói: “Trung Quốc chết toàn những nam nhi trai tráng đang tuổi thanh niên, còn phía Việt Nam toàn dân làm lính, cả trẻ già, gái trai. Sự đánh đổi thật không tương xứng”. Nhưng sự kinh dị còn ở phía sau: khi chiến tranh kết thúc chẳng ai biết, cũng không có cảnh cả nước ăn mừng thắng lợi, chỉ biết nó đã kết thúc rồi…

Ảnh 2: Một nghĩa địa chôn thi thế lính Trung Quốc bị chết trong Chiến tranh Tháng 2.1979. Ảnh tư liệu Trung Quốc.

Tôi nghĩ, sở dĩ nó kết thúc mà khó mở miệng nói được là vì khó nói rõ ngọn ngành cho quốc dân về tính chất của cuộc chiến tranh đó. Nói trắng ra, cái gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam” thực tế là áp dụng kế “Vây Ngụy cứu Triệu” để giải cứu quân đội Khmer Đỏ đang bị Việt Nam đánh… Tính chất của cuộc chiến tranh đó được quyết định bởi tính chất của Khmer Đỏ! Khmer Đỏ là học trò của Đại cách mạng Văn hóa Trung Quốc, nhưng còn “Xanh hơn cả Xanh”, sự tàn bạo của họ đối với chính dân tộc mình đã đạt đến đỉnh cao trong lịch sử loài người. Đảng Cộng sản Campuchia thành lập năm 1950, sau được gọi là Khmer Đỏ. Họ chiếm Phnom Penh ngày 17.4.1975, dựng lên “Cộng hòa Campuchia Dân chủ”, người lãnh đạo là Polpot đã áp dụng một chính sách khủng bố, diệt chủng tàn bạo….

Theo tính toán bảo thủ nhất, có khoảng 1,2 đến 3 triệu người Campuchia bị chết dưới sự cai trị của Khmer Đỏ, chiếm 1/4 dân số cả nước. Trong đó, có 215.000 người Campuchia gốc Hoa và gần như toàn bộ 20.000 người Campuchia gốc Việt. Tháng 5.1978, nội bộ Khmer Đỏ xảy ra phản loạn, những người nổi dậy do sư đoàn trưởng, Bí thư tỉnh ủy Heng Somrin cầm đầu đã chạy sang Việt Nam thành lập Mặt trận Dân tộc đoàn kết cứu nước Campuchia. Ngày 25.12.1978, dưới sự dẫn dắt của Heng Somrin, 100.000 quân tình nguyện Việt Nam đã phát động tấn công Campuchia. Một trong những lý do để Việt Nam tấn công khi đó là để cứu kiều dân nước họ. Nhân dân Campuchia khi đó không những không chống trả mà còn dẫn đường cho quân đội Việt Nam. Như vậy là, chỉ mất 2 tuần, vào ngày 7.1.1979, quân đội Việt Nam đã công chiếm Phnom Penh, lật đổ ách thống trị tàn bạo Khmer Đỏ. Điều đó cho thấy rõ ràng chế độ Khmer Đỏ không chiếm được nhân tâm.

Ảnh 3: Lính Trung Quốc bị thương sau một trận đánh. Ảnh tư liệu Trung Quốc.

Hơn một tháng sau, Trung Quốc phát động “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam”. Cái cớ xuất quân của Trung Quốc khi đó không phải là đi Campuchia để cứu viện chế độ Khmer Đỏ đã tàn sát và bức hại mấy chục vạn đồng bào người Hoa, mà là lấy cớ “Quân đội Việt Nam khiêu khích biên giới Trung Quốc và xâm lược Campuchia”. Dĩ nhiên, người Trung Quốc, trong đó có cả tôi (tác giả) khi đó đều không biết rốt cục Khmer Đỏ đã làm những gì. Báo thù cho Khmer Đỏ thì mọi người Trung Quốc khi đó không rõ sự thật đều chấp nhận, vì Khmer Đỏ là anh em và chiến hữu của Trung Quốc mà!

Nhưng điều khiến người Trung Quốc không hiểu được là thái độ đối xử của người Campuchia đối với quân đội Việt Nam. Ngày 7.1.2009, hơn 40.000 người CPC tụ họp ở Sân vận động Olympic quốc gia nhiệt liệt chào mừng kỷ niệm 30 năm ngày thoát khỏi chế độ thống trị Khmer Đỏ. Thủ tướng Hun Sen và nhiều nhà lãnh đạo, các đảng viên cũng tham dự. Chủ tịch Quốc hội Chea Seam phát biểu: ngày kỷ niệm này đánh dấu sự kết thúc trang đen tối nhất trong lịch sử Campuchia. Ông Chea Seam đặc biệt cám ơn nước láng giềng Việt Nam đã cứu vớt Campuchia, đánh giá cao sự hy sinh của quân đội Việt Nam để tiêu diệt chế độ tàn bạo Khmer Đỏ, kịp thời ngăn chặn cuộc diệt chủng lớn hơn. Thì ra hiệu quả khách quan của cuộc “xâm lược Campuchia” của quân đội Việt Nam lại là như thế....

Ảnh 4: Một lính Trung Quốc bị thương nặng sau trận đánh. Ảnh tư liệu Trung Quốc.

Một người bạn từng tham gia cuộc “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam” đã tranh luận với tôi, phê phán tôi đừng nên vô lễ với “những anh hùng đã cống hiến cho tổ quốc”, nói “những chiến sĩ từ mặt trận cuộc chiến này trở về đều là những anh hùng”. Tôi không có ý kiến gì, nhưng cần hiểu như thế nào về tính chất cuộc chiến tranh này? Cuộc chiến tranh khiến người Mỹ mất mặt nhất là Chiến tranh Việt Nam hồi những năm 1970. Năm 2004, khi G.Bush con và John Kerry tranh cử Tổng thống, ứng cử viên Đảng Dân chủ J.Kerry đã nói: “Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh vô nghĩa, nhưng chúng ta không thể nói những binh sĩ tham gia cuộc chiến ấy không có cống hiến cho quốc gia”. Đó là một lời an ủi, có lẽ cũng thích hợp với những tướng sĩ Trung Quốc đã tham gia “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam”.

“Một cuộc chiến thảm bại”

Để tiến hành cuộc chiến tranh 17.2.1979, Trung Quốc đã chuẩn bị kỹ lưỡng, huy động một lực lượng không lồ gồm những quân đoàn chủ lực tinh nhuệ, được coi là thiện chiến nhất khi đó. Theo tiết lộ chính thức trên báo chí Trung Quốc gần đây thì việc tiến hành cái gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam” được quyết định tại Hội nghị Quân ủy Trung ương ngày 7.12.1978 và mệnh lệnh được ban hành vào ngày 8.12. (Điều này đã bác bỏ luận điệu của Bắc Kinh rêu rao họ tiến hành “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam” là trừng phạt việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia. Bởi ngày 25.12.1978 quân tình nguyện Việt Nam mới phối hợp với lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia phản công lật đổ chế độ diệt chủng Polpot).

Theo Nhân dân Nhật báo, cánh quân phía Quảng Tây do Hứa Thế Hữu chỉ huy gồm các quân đoàn 41, 42, 43, 54, 55 và 50 (thiếu sư 149); cánh phía Vân Nam do Dương Đắc Chí chỉ huy gồm các quân đoàn 11, 13, 14 và sư 149/quân đoàn 50 và lực lượng biên phòng, dân binh với tổng số quân hơn 500.000, số tràn qua biên giới là 202.000. Chỉ kéo dài 1 tháng (Trung Quốc tính từ 17.2 đến 16.3.1979), nhưng tổng cộng đã tiêu hao mất 1,06 triệu quả đạn pháo, 23,8 ngàn tấn đạn, 55 triệu viên đạn nhọn, 268 xe quân sự, 48 xe tăng bị phá hủy, hư hỏng; bị chết 8.531 người, bị thương hơn 23.000, bị bắt làm tù binh 239, bình quân mỗi ngày có 1 trung đoàn bị loại khỏi vòng chiến.

Ảnh 5: Đặng Tiểu Bình khi sang thăm Mỹ ngày 28.1.1979 đã tuyên bố "Trung Quốc sẽ dạy cho Việt Nam một bài học". Ảnh tư liệu.

Thương vong lớn ngoài dự đoán là một trong những nguyên nhân khiến Trung Quốc phải kết thúc sớm cuộc chiến. Trong 2 ngày đầu, Trung Quốc đã mất hơn 4.000 quân, đến mức quân y không kịp trở tay, nhiều người bị thương chết cho mất máu vì không được cấp cứu. Theo tài liệu nội bộ của Trung Quốc mới được công bố: bước vào giai đoạn tác chiến giằng co, tỷ lệ thương vong rất cao, thường là 90% đối với các đại đội xung kích, những đại đội này khi rút quân chỉ còn hơn chục người sống sót, mỗi tiểu đội chỉ còn 1-2 người.

Cuộc chiến phi nghĩa theo ý đồ một cá nhân

Trang web Honggehui của Trung Quốc ngày 25/2/2014 đăng bài “35 năm Chiến tranh Trung – Việt: ai là người thắng?”.

Tác giả bài báo bày tỏ nghi ngờ về luận điệu tuyên truyền Trung Quốc tiến hành chiến tranh đánh Việt Nam là để “Phản kích tự vệ”, cho rằng: “Mấy chữ Phản kích tự vệ sử dụng khi đó có lẽ rất không thiết thực. Đánh nhau, mọi người đều biết, cần phải tránh đánh cả hai phía, đó là việc lớn mà binh gia phải xét đến đầu tiên. Vì sao Việt Nam lại vừa giúp lực lượng nổi dậy của Hun Sen đánh Polpot, lại đồng thời khiêu khích Trung Quốc ở biên giới? Điều này rất không hợp lẽ thường!"

Khi đó tuyên truyền Việt Nam gây bao nhiêu vụ khiêu khích? Cứ cho là tuyên truyền hoàn toàn có thực đi chăng nữa thì họ cũng đâu có đánh sang đất ta? Sự việc hoàn toàn có thể giải quyết thông qua các con đường ngoại giao, chính trị. Lẽ nào chúng ta chỉ vì người hàng xóm đổ nước rửa chân trước cửa nhà mình mà dỡ nhà người ta, đốt nhà họ? Lẽ nào chỉ vì người bạn học thụi mình một quả mà mang dao ra đâm họ mười mấy nhát? Phát động một cuộc chiến tranh, đi “dạy một bài học” cho người bạn nhỏ không hề xâm lược nước mình, liệu có thể gọi đó là “tự vệ” được sao?...

Trên thực tế, cuộc chiến tranh năm 1979 hoàn toàn là phóng đại sự việc cho thích ứng với nhu cầu của người Mỹ, chỉ gây thiệt hại đau khổ mà không hề có chút lợi gì cho nhân dân hai nước Trung - Việt... Cuộc chiến tranh này khiến Trung Quốc cởi bỏ sự ràng buộc của ý thức hệ, một cuộc chiến đã khiến (Trung Quốc) được ngả vào hệ thống kinh tế thế giới do phương Tây chủ đạo, giành được cơ hội phát triển hiếm có. Xét về ý nghĩa đó, cuộc “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam” không có gì khác là bản báo công. Thậm chí có tin đồn nói, ông X. (ám chỉ Đặng Tiểu Bình) chạy sang Mỹ nói sẽ “dạy cho Việt Nam một bài học”, nói nào là “trẻ con không vâng lời, phải quất vào mông”. Đó là những lời lẽ gì vậy? Chỉ vì Trung Quốc nước lớn hơn Việt Nam thì có tư cách dạy dỗ nước nhỏ sao?...

Thực ra, ý đồ thực sự của người nào đó dạy dỗ người bạn nhỏ Việt Nam vốn không nằm ở chỗ “tự vệ”. Đánh xong, quân quyền đã nắm được, Hoa Quốc Phong, Uông Đông Hưng đều bị rớt đài. Đối ngoại làm hài lòng người Mỹ, đối nội thì di chuyển được mâu thuẫn xã hội, loại bỏ được những người khác chính kiến, thế thì ngu gì mà không đánh... Như lời tướng Lưu Á Châu đã nói: phát động chiến tranh Trung - Việt là vì “cần phải xác lập quyền uy tuyệt đối trong đảng. Muốn đánh nhau, muốn cải cách thì phải có quyền uy. Biện pháp xác lập quyền uy nhanh nhất là đánh nhau”. Cuộc chiến tranh này là đánh vì người Mỹ. Vả lại, người nào đó quả thật còn rất thích dạy dỗ người khác”.

Ảnh 6: iến sĩ Cao Thiện Văn: “Tiến hành cái gọi là 'Chiến tranh phản kích tự vệ' đánh Việt Nam khi xưa là bản lập công về ngoại giao để Mỹ chấp nhận Trung Quốc”.

Đồng tình với quan điểm này, Tiến sĩ Cao Thiện Văn, nhà phân tích hàng đầu của Công ty “An Tín Chứng khoán” Thiên Tân (Essence Securities) ngày 28.7.2018 đã có bài diễn thuyết trong hơn 70 phút với chủ đề chính là quan hệ Trung - Mỹ và Chiến tranh thương mại Trung - Mỹ được đưa lên Youtube và được nhiều trang mạng đăng lại.

Đáng chú ý, trong bài nói này, Tiến sĩ Cao Thiện Văn đã công khai nói: “Tiến hành cái gọi là 'Chiến tranh phản kích tự vệ' đánh Việt Nam khi xưa là bản lập công về ngoại giao để Mỹ chấp nhận Trung Quốc”. Ông nói: “Đặng Tiểu Bình sau khi được phục hồi đã làm một việc rất quan trọng, đó là quyết định đánh Việt Nam, ảnh hưởng đến mấy chục năm lịch sử sau đó của Trung Quốc. Trước năm 1979, Trung Quốc đã bỏ nhiều công sức giúp Việt Nam đấu tranh chống Mỹ. Trong một thời gian dài quan hệ Trung - Việt như anh em một nhà. Đặng Tiểu Bình từng nói, Trung Quốc mở cửa đối ngoại là mở cửa với Mỹ, không mở với Liên Xô hay châu Âu, cũng chẳng với Mỹ La tinh. Vấn đề là ở chỗ, tiền đề mở cửa với Mỹ là phải được Mỹ chấp nhận. Giữa Trung Quốc và Mỹ tồn tại rất nhiều vấn đề, bao gồm viện Triều chống Mỹ, giúp Việt Nam, làm sao Mỹ có thể chấp nhận Trung Quốc?

Đặng Tiểu Bình đánh Việt Nam chính là lập công dâng lên Mỹ, khiến Mỹ vui vẻ giang rộng vòng tay và chấp nhận Trung Quốc. Sau khi Đặng Tiểu Bình thăm Mỹ và hội đàm với Tổng thống Jimmy Carter, đã nói với Carter: chúng tôi quyết định đánh Việt Nam. Sau đó, Mỹ đưa cho một bản danh mục liệt kê những thứ trang bị quân sự Mỹ cung cấp cho Trung Quốc để đánh Việt Nam. Đẳng cấp của số viện trợ quân sự Mỹ giành cho Trung Quốc vượt quá đẳng cấp những thứ Mỹ dành cho các đồng minh của họ khi đó. Mỹ nhanh chóng nâng cấp Trung Quốc thành quan hệ hữu hảo phi đồng minh, cho Trung Quốc được hưởng đãi ngộ cao hơn cả các nước đồng minh trên nhiều phương diện.

Vì sao Mỹ lại làm như thế? Có hai nguyên nhân: Một là, Mỹ bị xơi quả đắng ở Việt Nam nên căm thù. Hai là, Mỹ và Liên Xô nước lửa không dung nhau về ý thức hệ, Việt Nam là anh em của Liên Xô. Trung Quốc đánh Việt Nam cho thấy sự cắt đứt hoàn toàn của Trung Quốc với Liên Xô và chuyển hướng sang Mỹ. Điều này đã đặt cơ sở nền móng cho cải cách mở cửa của Trung Quốc. Vì vậy cải cách mở cửa của Đặng Tiểu Bình không phải được quyết định sau khi suy nghĩ giản đơn, mà là xem xét toàn diện cục diện toàn cầu và có sự mạo hiểm nhất định. Liên Xô không động binh với Trung Quốc bởi vì binh lực của họ bố trí ở biên giới Trung - Xô rất mỏng. Kỳ thực, Liên Xô không hiểu rõ về quan hệ Trung - Mỹ, sợ ném chuột vỡ bình quý, không dám ra tay hành động. Về phía Trung Quốc mà xét, đó là Đặng Tiểu Bình đem vận nước ra đánh cược, rất mạo hiểm”.

(Còn nữa)

Thu Thủy

Cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc: VIỆT NAM TỰ VỆ CHÍNH ĐÁNG

Cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc: Việt Nam tự vệ chính đáng


Quân và dân Việt Nam không có còn con đường nào khác là phải dùng quyền tự vệ chính đáng để đánh trả để bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc.

Lịch sử dân tộc mãi khắc ghi những ngày tháng oanh liệt cách đây 40 năm (17/2/1979 – 17/2/2019) khi quân và dân ta đã anh dũng, kiên cường chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc.

Trên mặt trận Cao Bằng

Trung Quốc huy động 600.000 quân tấn công Việt Nam

3h30 phút ngày 17/2/1979, quân Trung Quốc sử dụng pháo binh bắn phá một số mục tiêu trong lãnh thổ của nước ta, sau đó huy động 600.000 quân tấn công toàn tuyến biên giới Việt Nam. Số quân Trung Quốc tham chiến lúc này được cho nhiều hơn các đạo quân xâm lược trước đó (thời điểm cao nhất, quân Mỹ huy động trên chiến trường Việt Nam gần 550.000 quân, Pháp 250.000 quân...).

Ngay từ những năm đầu Việt Nam thống nhất đất nước, Trung Quốc đã tăng cường các hoạt động quân sự, khiêu khích vũ trang, xâm lấn đất đai gây tình hình căng thẳng, phức tạp trên vùng biên giới phía Bắc Việt Nam.

Từ tháng 5/1978, Trung Quốc vô cớ dựng lên “sự kiện nạn kiều”, thực chất là dụ dỗ, đe dọa, lần lượt cưỡng ép gần 20 vạn Hoa Kiều đang sống yên ổn ở Việt Nam về nước. Tiếp đó, Trung Quốc trắng trợn vu cáo Việt Nam ngược đãi, khủng bố xua đuổi Hoa Kiều, rút chuyên gia, gây ra tình hình hết sức căng thẳng.

Cùng với đó, Trung Quốc tăng cường làm đường cơ động, xây dựng căn cứ, hệ thống kho trạm, vận chuyển tập kết vật chất, sơ tán nhân dân về phía sau. Đồng thời, thực hiện các hoạt động nghi binh, đề ra kế hoạch “dạy cho Việt Nam một bài học” và chuẩn bị chiến tranh “trừng phạt Việt Nam”.

Họ tuyên bố lừa mị dư luận trong nước và quốc tế rằng chỉ sử dụng lực lượng “Bộ đội biên phòng” để thực hiện “phản kích tự vệ”, bởi Việt Nam gây ra xung đột “lấn chiếm đất đai”, “quấy rối biên cương” phía Nam. Thực tế, trên vùng biên giới Việt-Trung không có lực lượng vũ trang nào của Việt Nam được triển khai gây sức ép đến mức buộc Trung Quốc phải “tự vệ”, chỉ có phía Trung Quốc chuẩn bị lực lượng quy mô lớn đánh Việt Nam.

Quân và dân Việt Nam phải dùng quyền tự vệ chính đáng

Trước diễn biến căng thẳng trên vùng biên giới phía Bắc, Đảng và Nhà nước ta kiên trì chủ trương giải quyết bằng biện pháp hòa bình, đồng thời, khẩn trương tăng cường lực lượng, đẩy mạnh xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc trên phạm vi cả nước, nhất là khu vực Quân khu 1, Quân khu 2.

Ảnh tư liệu về cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc.

Bất chấp nỗ lực bằng con đường hòa bình của ta, dưới sự chỉ đạo của nhà cầm quyền Trung Quốc, từ 3h30 phút ngày 17/2/1979 quân Trung Quốc sử dụng pháo binh bắn phá một số mục tiêu trong lãnh thổ của nước ta, sau đó huy động lực lượng lớn (hơn 600.000 quân) tiến công sang lãnh thổ của Việt Nam. Hướng tấn công chủ yếu là Lạng Sơn và Cao Bằng; hướng quan trọng là Lào Cai (Hoàng Liên Sơn); hướng phối hợp là Phong Thổ (Lai Châu); hướng nghi binh, thu hút lực lượng ta là Quảng Ninh và Hà Tuyên.

Mở đầu cuộc tiến công, trên mặt trận Lạng Sơn, đối phương sử dụng các Quân đoàn 43, 55, và 54 (dự bị), có 160 xe tăng, xe bọc thép, 350 pháo cơ giới, chia làm nhiều mũi đánh vào Bản Chắt (Đình Lập), Chi Ma, Ba Sơn (Lộc Bình), Tân Thanh, Tân Yên (Văn Lãng) và khu vực thị trấn Đồng Đăng. Trên mặt trận Cao Bằng, phía Trung Quốc huy động 3 quân đoàn (trong đó một quân đoàn làm lực lượng dự bị), hai trung đoàn địa phương, 4 trung đoàn độc lập, 225 xe tăng, xe bọc thép, hơn 300 pháo cơ giới,...

Trước cuộc tiến công quy mô lớn của Trung Quốc, Chính phủ ta đã ra tuyên bố nêu rõ: Nhà cầm quyền Trung Quốc đã đi ngược lại lợi ích của nhân dân, phá hoại nghiêm trọng tình hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước và khẳng định “Quân và dân Việt Nam không có còn con đường nào khác là phải dùng quyền tự vệ chính đáng của mình để đánh trả”.

Với tinh thần “không có gì quý hơn độc lập, tự do”, quân và dân ta, nhất là ở các tỉnh Việt Bắc, Tây Bắc một lần nữa phát huy cao độ truyền thống cách mạng, sát cánh cùng các lực lượng vũ trang, kiên quyết chiến đấu, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.

Bẻ gãy nhiều mũi tiến công

Trải qua hơn 10 ngày chiến đấu, lực lượng vũ trang Quân khu 1, Quân khu 2 và nhân dân 6 tỉnh biên giới phía Bắc đã anh dũng đánh trả quyết liệt các đợt tiến công của quân Trung Quốc.

Ta đã bẻ gãy nhiều mũi tiến công, tiêu diệt nhiều sinh lực và phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh, làm chậm ý đồ đánh nhanh, chiếm nhanh các mục tiêu theo kế hoạch ban đầu, buộc quân Trung Quốc phải đưa lực lượng dự bị chiến lược hỗ trợ, cứu nguy cho lực lượng bị bao vây, cô lập ở Cao Bằng, Lạng Sơn và Lào Cai.

Từ ngày 17/2/1979 đến 18/3/1979 khi Trung Quốc rút quân, nhiều bản làng dọc biên giới phía Bắc bị tàn phá nặng nề. (Ảnh Tư liệu)

Do không đạt được mục đích đề ra, bị quân và dân các tỉnh biên giới giáng trả mạnh mẽ, bị tổn thất nặng nề, đồng thời bị dư luận tiến bộ trên thế giới và trong nước lên án mạnh mẽ, ngày 5/3/1979, Trung Quốc buộc phải tuyên bố rút quân trên tất cả các hướng. Đến ngày 18/3/1979 về cơ bản Trung Quốc đã rút quân khỏi nước ta.

Tuy nhiên, mặc dù tuyên bố rút quân, nhưng trên thực tế từ sau ngày 18/3/1979, phía Trung Quốc vẫn chiếm đóng trái phép một số điểm cao thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên có nơi sâu từ 200 đến 500m, thường xuyên gây xung đột vũ trang làm cho tình hình luôn căng thẳng, kéo dài đến năm 1989.

Từ tháng 4/1984 đến tháng 5/1989, Trung Quốc đã đưa hơn 500.000 quân đánh chiếm biên giới Vị Xuyên. Mặt trận Vị Xuyên- Hà Tuyên trở thành vùng chiến sự ác liệt nhất trong cuộc chiến chống xâm lấn biên giới. Đến giữa năm 1984, quân Trung Quốc lần lượt chiếm đóng trái phép nhiều cao điểm của Việt Nam thuộc tỉnh Hà Giang.

Tháng 7/1984 về sau, Vị Xuyên tiếp tục là mặt trận ác liệt, hai bên giành giật nhau từng vị trí trên các điểm cao. Đỉnh điểm diễn ta vào đầu năm 1985, có ngày quân Trung Quốc bắn tới 30.000 quả đại bác vào Vị Xuyên trong khoảng rộng 5km, sâu 3km

Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc (tính từ 17/2 đến ngày 18/3/1979), quân và dân ta đã gây tổn thất cho 9 quân đoàn chủ lực, loại khỏi vòng chiến đấu hàng vạn quân, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn, 18 tiểu đoàn, bắn cháy và phá hủy 550 xe quân sự, trong đó có 280 xe tăng và xe bọc thép, phá hủy 115 khẩu pháo và cối hạng nặng, thu nhiều vũ khí và đồ dùng quân sự. Cuộc chiến đấu anh dũng ở khu vực biên giới phía Bắc của tổ quốc đã chứng minh một sự thật lịch sử: Nhân dân Việt Nam không bao giờ chịu quỳ gối trước bất kỳ thế lực xâm lược ngoại bang nào./.

Bài học kinh nghiệm:

Thường xuyên tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối vơi Quân đội và sự nghiệp quốc phòng, quân sự, trọng tâm là củng cố xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân vững mạnh.

Nhạy bén trong phân tích, đánh giá tình hình, nhận rõ đối tác, đối tượng của cách mạng, luôn nên cao tinh thần cảnh giác cách mạng, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống, quyết tâm bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển KT-XH vơi củng cố, tăng cường tiềm lực, thế trận quốc phòng, an ninh, nhất là ở những địa bàn trọng yếu, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Chú trọng xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có sức mạnh tổng hợp ngày càng cao, làm nòng cốt cùng toàn dân bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

Củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; tăng cường quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc.

PV/VOV.VN

Thứ Năm, 14 tháng 2, 2019

LỆNH TỔNG ĐỘNG VIÊN CHỐNG QUÂN BÀNH TRƯỚNG BẮC KINH XÂM LƯỢC NGÀY 5/3/1979

LỆNH TỔNG ĐỘNG VIÊN CHỐNG QUÂN BÀNH TRƯỚNG BẮC KINH XÂM LƯỢC NGÀY 5/3/1979


Ngày 5/3/1979, trong tình thế cấp bách chống lại hơn nửa triệu quân Trung Quốc xâm lược biên giới phía Bắc, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng đã ra lệnh tổng động viên toàn quân, toàn dân kháng chiến.

"Hỡi đồng bào và chiến sĩ yêu quý! Quân thù đang giày xéo non sông, đất nước ta. Độc lập, tự do, chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta đang bị xâm phạm. Hòa bình và ổn định ở Đông Nam châu Á đang bị đe dọa. Dân tộc Việt Nam ta phải ra sức chiến đấu để tự vệ... Toàn thể đồng bào các dân tộc anh em trong cả nước, các tôn giáo, các đảng phái, già, trẻ, gái, trai hãy phát huy truyền thống Diên Hồng, triệu người như một, nhất tề đứng lên bảo vệ tổ quốc".