Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2019

TRẦN LỆ XUÂN BỊ TỔNG THỐNG KENNEDY GỌI LÀ "CON CHÓ CÁI NGẠT MŨI" VÀ "Ả BỊ BỊNH ĐÁI ĐƯỜNG" !


Trong cuốn Finding the Dragon Lady của Tác giả Monique Brinson Demery có đoạn:

"…Vào tháng 11 năm 1963, Ngô Đình Diệm và em trai Ngô Đình Nhu đã bị xử tử dã man trong một cuộc đảo chính do Chính phủ Mỹ tổ chức và hỗ trợ. Tổng thống Kennedy sau đó đã giải thích với người bạn thân của mình Paul Red Fay rằng, lý do Hoa Kỳ đưa ra quyết định định mệnh để loại bỏ gia đình độc tài họ Ngô, do một phần không nhỏ vì Đệ nhất phu nhân - Madame Nhu. Kennedy nói “Con chó cái chết tiệt đó”, - Fay nhớ lại lời của Tổng thống Kennedy, “nó phải chịu trách nhiệm ... Con chó cái đó đã bị bịnh tắc mũi, nó không ngửi thấy mùi gì cả, và làm sôi sục toàn bộ tình hình lên…"

Không ngẫu nhiên mà Kennedy nói vậy, vì khi Diệm Nhu tiến hành tiêu diệt Phật giáo bắt đầu vào Lễ Phật Đản 1963, Mỹ thấy lo lắng cho danh dự của Hoa Kỳ vì đã có những “đứa con nuôi hư hỏng” nên Washington dọa cắt viện trợ kinh tế và quân sự cho chính quyền Sài Gòn. Lo lắng không cần thiết, vì đó chỉ là lời đe dọa của một người bố với đứa con hư, nhưng Diệm tưởng thật bèn sai người “có tài ăn nói” sang Mỹ để vận động.

Đến nơi, ngày 17/9/1963, trước một cuộc họp khoán đại của Quốc hội Mỹ, Trần Lệ Xuân lớn tiếng: ”Người ta nói Cộng Sản là xấu, nhưng Hoa Kỳ còn đê tiện hơn nhiều !…” và “Các cố vấn Quân sự Mỹ tại miền Nam chỉ là những tên mê gái, và tham vật chất, giỏi hối lộ và đê tiện, vì đã báo cáo sai về gia đình họ Ngô…” (Ngầm chỉ đại sứ Cabologde, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert McNamara và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Tướng Maxwell Taylor).

Khi nói về Phật giáo trước QH Mỹ Xuân nói, “Đàn áp Phật giáo ư ?, không, chúng tôi chỉ giết nhưng bọn côn đồ khoác áo cà sa mà thôi…!”

Cuộc đảo chính đánh dấu sự sụp đổ của chính quyền Diệm và trở thành tâm điểm cho việc Hoa Kỳ can thiệp sâu vào cuộc xung đột kéo dài hàng thập kỷ tại Việt Nam. Cái chết của Kennedy và sự tàn bạo của cuộc chiến sau đó đã che mờ ký ức về Madame Nhu, với sự pha trộn đáng sợ của bà ấy vừa khốc liệt và vẻ đẹp. Nhưng vào thời điểm đó, David Halberstam nhớ lại, bà ta là một nữ độc tài, một đứa ham tình dục, xinh đẹp, nhưng lại mắc bệnh tiểu đường… còn Malcolm Browne đã gọi bà ta là kẻ thù nguy hiểm nhất của phái đàn ông nếu dại dột dan díu phải !!!

Bản chất của Trần Lệ Xuân đã như vậy…Ấy thế mà Trần Bình Minh ,Võ Văn Thưởng, Nguyễn Mạnh Hùng và đồng lõa tìm cách suy tôn “con chó cái” trên VTV là “Vẻ Đẹp Việt !”

TƯỞNG NIỆM HAY GÂY SỰ?

Tưởng niệm hay gây sự?


Có tâm thì ở đâu cũng được thấu hiểu! còn với cáo, dù tinh vi đến đâu thì cũng dấu đầu lòi đuôi.

Hôm qua, 14/02, người dân sống quanh nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên – Hà Giang không khỏi bức xúc trước việc một đám lố nhố chẳng rõ từ đâu đến với đủ loại máy ảnh, điện thoại chuyên nghiệp như đoàn làm phim đến chụp ảnh, tự nhận là người yêu nước để thắp hương, chụp ảnh, làm láo loạn cả sự yên tĩnh, tôn nghiêm của nghĩa trang. Đáng chú ý, những người này đã gây sự với các chiến sĩ bộ đội biên phòng đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, hướng dẫn người dân đến tri ân các liệt sĩ đã hi sinh cho đất nước theo trật tự. Tìm hiểu kỹ, đám này không ai khác chính là một số nhà dâm trủ viên bờ hồ mà người dân Hà Nội đã chán ngấy như Trương Văn Dũng, Nguyễn Thúy Hạnh, Đặng Bích Phượng, Nguyễn Đình Hà, Lê Hoàng, Nghiêm Vietanh, Nguyễn Kim Chi,…

Với vài ba tấm ảnh, clip cầm hương với vẻ mặt giả tạo cố tỏ ra buồn rầu khấn vái sì sụp làm trò hòng đánh lừa người dân rằng chúng tôi yêu nước, chúng tôi tiếc thương, biết ơn các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đã ngã xuống vì độc lập dân tộc… Những ai theo dõi sự kiện này cảm thấy nực cười là những nghĩa trang đường 9, nghĩa trang Trường Sơn là nơi yên nghỉ của những chiến sĩ đã ngã xuống vì sự nghiệp đánh đuổi giặc Mỹ và đám tay sai ngụy quyền Sài Gòn thì chẳng bao giờ đám này có một dòng chữ vinh danh, thậm chí còn chửi rủa, xúc phạm cuộc chiến này là “vô nghĩa”, “đánh đuổi đi các nền văn minh”, … nhưng với cuộc chiến phía Bắc thì chúng hết bày trò xuyên tạc từ việc nói chính quyền “hèn với giặc, ác với dân”, chỉ đạo báo chí không dám hé răng nói về kẻ thù. Đến khi truyền thông nước ta đưa tin thì bọn này lại nói rằng đây là trò mị dân, không chỉ mang dấu ấn của báo hay báo dám đi ngược sự chỉ đạo của Đảng… Than ôi, những bộ não xú uế với những đồng đô la của chúng thì chẳng có gì là lạ.

Và chẳng ai khác chính chúng đã tự lòi đuôi cáo khi tung video chống đối lại lực lượng bộ đội biên phòng đang làm nhiệm vụ bảo vệ, hướng dẫn người dân đến thắp hương tưởng niệm tại nghĩa trang Vị Xuyên, hình ảnh cãi cọ với các chiến sĩ bộ đội biên phòng, những chiến sĩ đêm ngày chắc tay súng để bảo vệ chủ quyền của đất nước là đủ thấy sự kính trọng các chiến sĩ cộng sản của đám này nó ở mức nào rồi. Cái mặt Trương Văn Dũng lăng xăng hả hê cầm điện thoại dí vào mặt đồng chí bộ đội là đủ biết đám No U, “Minh Triết” yêu nước thế nào!

Ai tin chúng yêu nước, tiếc thương này kia chứ tôi chẳng tin vì những kẻ sống nhờ vào nguồn viện trợ của đám quan thầy Mỹ, phương Tây, cờ vàng , hàng ngày kêu gọi lật đổ chế độ, xuyên tạc chế độ là bán nước mà lại rơi được nước mắt trước những người chiến sĩ cộng sản ngã xuống thì đó chính là những giọt nước mắt cá sấu. Việc tưởng niệm chỉ để chúng khuếch trương thanh thế, gây sự với chính quyền mà thôi, lòe bịp dư luận mà thôi.

Tùng Lâm

CỰU CHIẾN BINH VỊ XUYÊN TỐ NGUYỄN THÚY HẠNH ĐIÊU CHÁC, BỊA ĐẶT

Chủ quỹ 50K Nguyễn Thúy Hạnh bị cựu chiến binh Vị Xuyên tố điêu chác, bịa đặt

Loa Phường

Dịp kỷ niệm 40 năm cuộc chiến tranh Biên giới phía Bắc, để chứng minh bản thân “thực tâm” tưởng niệm các liệt sỹ Chiến tranh Biên giới trước luồng dư luận công kích đám zân chủ chuyên chọn tượng đài Vua Lý Thái Tổ để trình diễn “tưởng niệm” nên đợt này Nguyễn Thúy Hạnh dẫn theo dàn bậu xậu các “biểu tình viên chuyên nghiệp” lên tận Nghĩa trang Vị Xuyên để tưởng niệm. Tại đây, Nguyễn Thúy Hạnh phát hiện thấy nhiều ngôi mộ liệt sỹ không tên liên chộp lấy đăng lên facebook kèm theo lời khẳng định “Có cả ngàn ngôi mộ không tên như thế này ở Nghĩa trang Vị Xuyên” để oán thán tội ác của quân đội Trung Quốc, những thể hiện ý đồ trách cứ chính quyền hiện nay bỏ mặc cho các anh “vô danh” như vậy.



Ngay lập tức, ông Nguyễn Đình Thắng, Cựu chiến binh Vị Xuyên, người trực tiếp nhiều lần tham gia các đoàn tìm mộ, xác định hài cốt đồng đội, chăm bón từng ngôi mộ ở Nghĩa trang Vị Xuyên đã lên tiếng vạch trần bản trân “điêu là truyền thống của bọn này” (ám chỉ Nguyễn Thúy Hạnh và đồng bọn), vì thực tế ở nghĩa trang này chỉ có chừng 200 ngôi mộ liệt sỹ “vô danh” như vậy, lấy đâu ra “cả ngàn ngôi mộ” qua sự bốc đồng của Hạnh.

Nói về bà chủ quỹ 50k đang “ăn lên làm ra”, thao túng toàn bộ nguồn tài chính trợ cấp cho giới chống đối trong nước này, kể từ ngày đầu tư tạo thương hiệu cho quỹ này, bà ta tích cực tổ chức, hô hào, truyền thông quảng bá, khóc thương cho đám zân chủ từ khủng bố cho đến đám xã hội đen chơi lầy ở Bình Thuận sa cơ, tất cả đều được bà này đánh đồng thành “người yêu nước”, “nạn nhân cộng sản”, “tù nhân lương tâm” để quảng bá, để vận động tài chính. Cũng từ đó, không tuần chay nào, không sự vụ nào không có gương mặt của bà, kể cả xông ra đứng đơn độc giữa đường, một mình một khẩu hiệu, bà chủ quỹ 50K cũng phải thể hiện cho được “tinh thần chống cộng kiên cường, bất khuất” của mình như là “cam kết” đảm bảo cho các nhà đầu tư yên tâm dốc túi vào chỗ của bà.

Còn nhớ hai năm về trước, bà Hạnh cùng ekip zân chủ Bờ Hồ hiện nay đã bu vào đánh hội đồng Mai Xuân Dũng, triệt bằng được kẻ đang chủ quỹ phát tài nhất trong làng zân chủ, ăn trên ngồi trốc, sống phè phỡn, xa xỉ nhờ nghề quyên góp và phân phối tiền. Nay Dũng đã chết hẳn cùng mấy quỹ của ông ta thì Hạnh và ekip nhóm No-U còn lại đã dần dần thay thế ekip của Mai Xuân Dũng.

Thế mới thấy, để lấy lòng các nhà đầu tư, Nguyễn Thúy Hạnh bất chấp thủ đoạn, thì mấy trò điêu toa, thổi số ngôi mộ lên gấp 5 lần để khóc lóc tổ trác kiểu này xi nhê gì. Đến trước anh linh của các liệt sỹ linh thiêng mà còn dám giở trò kiếm ăn được thì còn cái gì chúng không dám làm nữa chứ. Thật đáng sợ!

VÌ SAO XUÂN NÀY HUỲNH MINH TÂM KHÔNG VỀ?

Vì sao xuân này Huỳnh Minh Tâm không về?

Loa Phường
Ngày 01/01/2019, một nhóm chống đối sống quanh khu vực TP.HCM đã phát tán "Cương lĩnh Chính trị 2019", còn gọi là "Chính nhân Cương lĩnh", trong đó họ kêu gọi lật đổ chế độ chính trị hiện nay của Việt Nam. Nhóm này có thể bao gồm 5 nick Facebook thường tag, share bài của nhau - là Lý Đông Nhân, Huỳnh Trí Tâm (tức Huỳnh Minh Tâm), Selena Zen (tức Huỳnh Tố Nga), Người Đà Lạt Xưa và Anh Hai Thanh. Trong bản cương lĩnh có màu sắc mê tín này, họ trích dẫn tư tưởng của "Thái Dịch Lý Đông A" Nguyễn Hữu Thanh - một nhân vật nửa chính trị, nửa tôn giáo từng sáng lập đảng chống Cộng mang tên "Trường Việt Duy Dân Ðảng" trước năm 1945.

Ngày 23/01, nhóm này tiếp tục phát tán bản "Thông điệp Hoạch định Hành động", trong đó họ hướng dẫn các cảm tình viên lập từng nhóm không quá 10 người, để hoạt động nhằm lật đổ chế độ. Khi cần, những nhóm nhỏ này sẽ phối hợp với nhau để thực hiện các chiến dịch lớn.

8h sáng ngày 26/01, Huỳnh Minh Tâm bị bắt và khám nhà; tin này được Huỳnh Tố Nga đưa trên Facebook lúc 18h ngày hôm sau. Đến 15h ngày 28/01, đến lượt Huỳnh Tố Nga "mất tích"; tin này được Anh Hai Thanh và Người Đà Lạt Xưa đưa lên Facebook.

Ngày 05/02, Người Đà Lạt Xưa kêu gọi giới chống đối quan tâm đến 6 gương mặt bị bắt hoặc "mất tích" trong dịp Tết Nguyên đán, là Huỳnh Minh Tâm, Huỳnh Tố Nga, Trần Văn Quyền, Dương Thị Lanh, Trần Ngọc Phúc, Trương Duy Nhất. Người viết tuyên bố rằng 6 gương mặt trên bị bắt "chỉ vì tiếng nói theo lương tâm và tấm lòng yêu thương quê hương đất nước của họ". Ngoài ra, người viết cũng kêu gọi hướng về "129 tù nhân lương tâm" bị bắt hoặc kết án trong năm 2019.

Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi thấy lời kêu gọi của Người Đà Lạt Xưa có 2 điểm sai sự thật.

Thứ nhất khi Huỳnh Minh Tâm và Huỳnh Tố Nga tham gia nhóm "Chính nhân Cương lĩnh", họ có dấu hiệu phạm tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", quy định tại Điều 109 Bộ luật Hình sự 2015. Vì vậy, Tâm bị bắt theo đúng luật, chứ không phải chỉ bị bắt "chỉ vì tiếng nói theo lương tâm và tấm lòng yêu thương quê hương đất nước".

Thứ hai, phần lớn các gương mặt bị bắt và kết án trong năm 2019 là những người tham gia bạo động. Những người phạm tội đó không được coi là "tù nhân lương tâm", ngay cả theo tiêu chuẩn của các nước phương Tây.

Qua việc nhóm "Chính nhân Cương lĩnh" phát tán các văn kiện mang màu sắc hận thù, đem nhiệt tình tôn giáo đi làm chính trị, và ca ngợi các đối tượng bạo động, có thể thấy hoạt động của nhóm này đe dọa an ninh, trật tự của xã hội Việt Nam. Hoạt động của họ vượt ra ngoài phạm vi mà nhân quyền có thể bào chữa.

ĐẢNG HAY CHÍNH PHỦ QUYẾT ĐỊNH MỌI CHÍNH SÁCH CỦA ĐẤT NƯỚC


Một trong những thủ đoạn của các cá nhân thiếu thiện chí và thế lực thù địch với Việt Nam luôn rêu rao là Đảng cộng sản Việt Nam chuyên quyền và định đoạt mọi chính sách. Không biết các cá nhân và thế lực đó ngu dốt hay họ cố tình phớt lờ thực tế, ngay ở các quốc gia tự nhận là dân chủ nhất của phương Tây, chính đảng nắm quyền đều hoạch định các chính sách phù hợp với chương trình nghị sự mà ban lãnh đạo đảng thông qua.

Ở Ðức, trang mạng của Trung tâm giáo dục chính trị Liên bang (Bundeszentrale für politische Bildung - bpb) mới đây nhận đjnh, khoảng độ 60 triệu cử tri có quyền đi bầu cử Quốc hội Đức mới vào mùa thu năm 2021. Chưa biết bao nhiêu người trong số họ sẽ đi bầu cử. Lần bầu cử trước vào tháng 9-2017 25% cử tri không đi bầu cử. Về nguyên tắc, Quốc hội sẽ quyết định định hướng chính trị quan trọng của đất nước, nhưng các dân biểu đều là đảng viên và thông qua họ các nghị quyết của đảng sẽ được biến thành chính sách của chính phủ thông qua biểu quyết trong quốc hội và trở thành luật. Hiện nay, các đảng lớn đang phải đối đầu với hai vấn đề hệ trọng: suy giảm số lượng đảng viên và sự mất tín nhiệm với cử tri. Thí dụ số đảng viên của SPD (Dân chủ xã hội Ðức) năm 2018 chỉ còn 442.814, như vậy từ năm 1990 tới thời điểm đó SPD giảm một nửa đảng viên, đảng CDU (Cơ đốc giáo Ðức) còn có 444.400 đảng viên (giảm 2,9% so với 2017). Kết quả thăm dò dư luận công bố trong tháng hai 2019 cho thấy, nếu chủ nhật tới bầu cử Quốc hội, đảng SPD chỉ thu được khoảng 14%-16% lá phiếu, và CDU/CSU 30%-32%. Để chặn nguy cơ tiếp tục mất lá phiếu của cử tri, đồng nghĩa với việc mất số ghế dân biểu trong quốc hội Đức, các đảng lớn ở Đức trong những tuần qua đề nghị thay đổi một loạt chính sách.

Tờ Thế giới (WELT) ngày 10-2-2019 qua bài Cải cách xã hội 2025 cho biết, SPD quyết định sẽ bỏ chế độ trợ cấp thất nghiệp II (tiếng Đức Hartz-IV-System). Ban lãnh đạo đảng SPD đã quyết định về kế hoạch cải cách nhà nước phúc lợi do chủ tịch đảng, bà Andrea Nahles đề xuất. Với nội dung tương tự, tờ RP ONLINE, ngày 10-2-2019 đăng bài SPD quyết định rời khỏi hệ thống Hartz IV. Các tờ báo lớn và Đài phát thanh Đức Deutschlandfunk trong những ngày qua liên tục đưa tin về kế hoạch thay đổi chính sách về người tị nạn của đảng CDU. Đài phát thanh Đức Deutschlandfunk, ngày 13-2-2019 đăng bài phỏng vấn Nhà khoa học chính trị Oskar Niedermayer. Ông nhận định, liên minh chính phủ bao gồm đảng CDU, CSU và SPD có thể tan vỡ trong mùa thu tới. 

Những gì đã và đang xảy ra ở Đức và cuộc khủng hoảng đang xảy ra tại Pháp, Hoa Kỳ … cho thấy, đảng cầm quyền ở phương Tây thay đổi chính sách trước tiên là vì lo mất quyền lực. Đó là điều khác biệt giữa hệ thống chính trị của Việt Nam và hệ thống chính trị phương Tây. Ở Việt Nam, sự thay đổi mọi chính sách trước hết vì lợi ích của nhân dân. Một trong những vô vàn sự thực chứng minh cho sự khác biệt đó là chi tiết sau: Ngày 14-2-2019, tại Thái Bình, dự lễ khởi công dự án Tuyến đường bộ ven biển tỉnh Thái Bình và công bố quy hoạch, triển khai thực hiện dự án Khu công nghiệp chuyên phục vụ nông nghiệp Đồng bằng Bắc Bộ tại tỉnh Thái Bình, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chia sẻ khát vọng của người dân Thái Bình qua hai câu đối: „Tống cựu nghinh tân mừng Xuân mới - Quốc kế dân sinh kiến Thái Bình“.

Thật vậy, đối với Đảng và Nhà nước Việt Nam, „Quốc kế dân sinh“ là động lực của mọi hoạt động.

Đài phát thanh Đức Deutschlandfunk, đăng ngày 11-2-2019, CDU thay đổi chính sách về người tị nạn 

Bài của Merkur đăng 11.02.2019 về thay đổi chính sách về người tị nạn của đảng CDU

Bài của RP Online, đăng ngày 10-2-2019 về hội nghị của ban lãnh đạo SPD quyết định bỏ chế độ trợ cấp thất nghiệp II

Tờ Thế giới (WELT) ngày 10-2-2019 bài CẢI CÁCH XÃ HỘI của SPD 

Bài của po-Online.de, đăng 14-2-20
19, liên minh CDU và CSU sẽ thay đổi chính sách về người tị nạn

Foto: ảnh minh họa bài của Deutschlandfunk, 11-2-2019, về bước đi đầu tiên làm tan vỡ chính phủ liên minh

Bài của Đài phát thanh Đức Deutschlandfunk, ngày 13-2-2019 đăng bài phỏng vấn Nhà khoa học chính trị Oskar Niedermayer. 

SAU ÔNG BÙI VĂN THÀNH, CỰU THỨ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN TRẦN VIỆT TÂN KHÁNG CÁO

Sau ông Bùi Văn Thành, cựu Thứ trưởng Bộ Công an Trần Việt Tân cũng kháng cáo

SGGPO Thứ Sáu, 15/2/2019 16:41

Ngày 15-2, Tòa án nhân dân TP Hà Nội thông tin, sau cựu Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Thành kháng cáo thì ông Trần Việt Tân cũng nộp đơn không chấp nhận bản án sơ thẩm được tuyên hôm 30-1. 

Theo đó, trong đơn, ông Trần Việt Tân không chấp nhận hình phạt của tòa sơ thẩm về nội dung cũng như hình phạt 3 năm tù đối với ông. Ông Tân đề nghị được tòa cấp phúc thẩm xem xét giải quyết, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình theo quy định của pháp luật.

Trước đó, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cáo buộc ông Trần Việt Tân trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2016, là Tổng Cục trưởng Tổng cục V sau đó là Thứ trưởng Bộ Công an, được giao trực tiếp phụ trách Tổng cục V. Sau khi được các cán bộ dưới quyền tham mưu, đề xuất, ông Trần Việt Tân đã ký phát hành 7 văn bản gửi các cơ quan, tổ chức đề nghị cho các công ty bình phong do Phan Văn Anh Vũ làm Chủ tịch HĐQT được thuê các nhà đất phục vụ công tác nghiệp vụ ngành Công an, gồm: Nhà, đất tại số 16 Bạch Đằng, thành phố Đà Nẵng; Nhà, đất tại số 15 Thi Sách và Nhà, đất tại số 8 Nguyễn Trung Trực, Quận 1, TPHCM.

Sau khi ký các văn bản liên quan đến 3 dự án nêu trên, ông Trần Việt Tân đã thiếu trách nhiệm trong việc quản lý, chỉ đạo đối với Tổng cục V; không kiểm tra, giám sát chặt chẽ; dẫn đến việc không kịp thời phát hiện và ngăn chặn được các hành vi vi phạm của Phan Văn Anh Vũ. Do đó, đã để Phan Văn Anh Vũ lợi dụng danh nghĩa công ty bình phong và các văn bản của Bộ Công an, của Tổng cục V để được thuê các nhà, đất công sản tại thành phố Đà Nẵng và TPHCM theo hình thức chỉ định không qua đấu giá, gây thiệt hại đặc biệt lớn cho Ngân sách Nhà nước, số tiền là hơn 155 tỷ đồng.

Với sai phạm của mình ông Tân và ông Thành bị tuyên phạt tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại khoản 2, Điều 285 Bộ luật Hình sự năm 1999.

Kết thúc phiên xét xử sơ thẩm, Toà án nhân dân TP Hà Nội tuyên ông Bùi Văn Thành 30 tháng tù; ông Trần Việt Tân 36 tháng tù. Như vậy 2 cựu thứ trưởng Bộ Công an đã kháng cáo, đề nghị tòa phúc thẩm xem xét lại bản án sơ thẩm với 2 ông.

GIA KHÁNH

40 năm Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: KHÁT VỌNG NƠI BIÊN CƯƠNG

40 năm Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: Khát vọng nơi biên cương

Có khát vọng thẳm sâu trong mỗi người dân Việt Nam, đó là Hòa Bình. Khát vọng ấy càng cháy bỏng nơi biên cương, trong trái tim biết bao thế hệ đánh đổi xương máu để giành, giữ từng tấc đất thiêng liêng của đất nước qua nhiều cuộc chiến tranh vệ quốc.

Bốn mươi năm kể từ ngày 17 tháng 2 năm 1979, ký ức của những người đi giữ đất nơi địa đầu phía Bắc của Tổ quốc lại dội về. Vừa ẩn chứa những đau thương, mất mát, vừa tự hào về ý chí kiên cường, trái tim kiêu hãnh của một dân tộc yêu chuộng Hòa Bình, ký ức đó còn gợi nhắc nơi bên kia biên giới, về giá trị, cách xây dựng niềm tin cho hòa bình, hữu nghị.

Hướng tới Kỷ niệm 40 năm Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu chùm 3 bài: “Khát vọng nơi biên cương”.

Bài 1: Nén hương tháng Hai

Lực lượng công an vũ trang dũng cảm chiến đấu tại khu vực Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Tạ Hải/ TTXVN

Nghĩa trang liệt sĩ Mường Khương nằm cách thành phố Lào Cai khoảng 55km, trên vùng núi cao cheo leo, hiểm trở. Sa mộc mọc xanh ngắt ba phía chung quanh Đài Tổ quốc ghi công. Dưới bóng loài cây lá kim là mộ phần hàng trăm người con anh dũng nằm lại đất này những ngày tháng 2 năm 1979…

Sáng tháng Hai, chị Nguyễn Thị Thanh Tính đứng như hóa đá trước phần mộ chồng mình - Liệt sĩ Nguyễn Văn Lợi, trong Nghĩa trang Liệt sĩ Mường Khương. Vai gầy rung lên, người phụ nữ tóc đã pha sương bưng mặt, những giọt nước ứa ra từ đôi mắt đỏ hoe.

Rạng sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, sau những loạt đạn pháo hạng nặng nện xuống mảnh đất Mường Khương là “biển người” cùng xe tăng từ bên kia biên giới phía Bắc tràn sang. Biên phòng, bộ đội địa phương cùng người dân anh dũng giáng trả. Trận chiến ấy, nhiều người đã ngã xuống để chặn bước tiến của quân thù, trong đó có chồng chị Tính, Liệt sĩ Nguyễn Văn Lợi.

Trân trân nhìn làn khói mỏng bay lên từ những nén hương trước phần mộ của chồng, chị Tính nghẹn ngào: Để ngăn địch theo cầu Sao Đỏ tấn công vào thị trấn của huyện Mường Khương, “anh ôm mìn định giật sập cầu thì trúng đạn quân thù rồi hy sinh”. Hai ngày sau, chị nhận được tin dữ từ đồng đội anh ở Huyện đội Mường Khương báo về.

Cách không xa người đàn bà góa là một cựu chiến binh tóc đã bạc màu, lặng lẽ đặt bó hoa hồng trắng trước Đài Tổ quốc ghi công. Tại những phần mộ ghi “Liệt sĩ chưa biết tên”, ông ngồi lại rất lâu như trò chuyện, nhắn nhủ với đồng đội của mình hãy yên lòng an nghỉ.

Dừng bước trước một phần mộ, bàn tay người cựu chiến binh run run cắm một nén nhang vào bát hương. Ông lặng lẽ bảo, tên ông là Lê Văn Định. Người nằm dưới mộ là đồng đội của ông tại Đồn Biên phòng Mường Khương - Liệt sĩ Đỗ Văn Bảy, quê ở Thái Bình. “Cậu ấy trẻ lắm, hy sinh khi mới 17 tuổi. Chúng tôi hay đùa, bảo sẽ để Bảy về quê. Cậu ấy thật thà nói, em mới ra trường, không biết đường đâu, em đi lạc đấy. Bảy nằm xuống khi trúng đạn giặc”, ông Định trầm mặc nói.

Chiến sĩ Đoàn 368 pháo binh tỉnh Hoàng Liên Sơn dội bão lửa trừng trị quân địch, ngày 10/3/1979. Ảnh: Phùng Triệu/TTXVN

Người cựu chiến binh quê gốc Nam Định này đã nhiều đêm không ngủ, trong ông lại dội về tiếng rít của đạn pháo, tiếng xích xe tăng nghiến lên mảnh đất biên giới và tiếng súng của quân dân Lào Cai anh dũng giáng trả, chặn bước tiến của địch. “Rạng sáng 17 tháng 2, hai chiếc xe tăng cùng rất đông, phải đến 1 trung đoàn địch tiến về hướng cửa Đồn. Chiến sĩ Vũ Văn Minh ôm khẩu B40 nhắm bắn chiếc xe tăng đi trước thì bị trúng đạn từ khẩu 12 ly 7 của địch từ dốc Choán Ván quạt xuống. Một chiến sĩ biên phòng tên là Tình nổ phát súng B40 khác, trúng đích. Chiến sĩ của Đồn cùng dân và lực lượng bộ đội địa phương bắn chặn chiếc còn lại. Xe tăng tiếp viện cùng đám lính ào tới. Tôi bảo, tất cả nằm xuống. Tôi lấy khẩu trung liên rê một nhát hết luôn cả dây, nhiều tên gục xuống, một đám thấy thế liền bỏ chạy”, ông Lê Văn Định kể lại.

“Ở đồn Mường Khương, ta với đối phương giành giật nhau từng điểm cao. Dù bị bao vây, lực lượng họ đông gấp nhiều lần nhưng chúng tôi vẫn giữ vững trận địa. Đến khi gần hết đạn, lương thực dần cạn kiệt, khó có thể bám trụ chiến đấu lâu dài, đơn vị được lệnh rút lui để bảo toàn lực lượng”, ông Định hồi nhớ.

Trời Mường Khương sáng tháng Hai sương phủ trắng. Gió núi biên viễn thổi ào ạt. Người phụ nữ góa bụa và người cựu chiến binh đi giữa những làn khói mỏng bay lên từ hai hàng mộ chí liệt sĩ như sự kết nối hiện tại với quá khứ. Kết nối đó khắc ghi vào lịch sử dân tộc: Mảnh đất Lào Cai chỉ là một trong sáu tỉnh biên giới có những người lính ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc trước hơn nửa triệu quân cùng hàng nghìn xe tăng, xe cơ giới từ bên kia biên giới tràn qua hồi mờ sáng ngày 17 tháng 2 bốn mươi năm trước. “Biển người” đó đồng loạt tấn công từ Pa Nậm Cúm - Lai Châu đến Pò Hèn - Quảng Ninh trên chiều dài 1.200 km, với những cái cớ tự tạo ra là, nhằm “dạy cho Việt Nam một bài học”.

Cầu Hồ Kiều ở thị xã Lào Cai, tỉnh Hoàng Liên Sơn (nay thuộc tỉnh Lào Cai) bị địch dùng thuốc nổ phá sập khi rút lui, cuối tháng 3/1979. Ảnh: Nguyễn Trân/TTXVN

Như tại mặt trận Hoàng Liên Sơn, hai Quân đoàn 13, 14 cùng xe tăng, xe bọc thép, pháo binh địch chia làm hai cánh đánh vào Hữu ngạn và Tả ngạn sông Hồng. Cánh tiến công theo Hữu ngạn sông Hồng đánh vào thị xã Lào Cai và thị xã Cam Đường. Cánh còn lại theo Tả ngạn sông Hồng đánh vào Mường Khương, Bản Phiệt, Phố Lu. Từ ngày 19/2 đến ngày 5/3, chúng lần lượt tiến được vào thị xã Lào Cai, thị xã Cam Đường, Cốc San, Phố Lu, Sa Pa. Nhưng có tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam được 40km, quân thù cũng không còn khả năng để tiếp tục tiến công do bị dân và quân địa phương ta chặn đánh. Vấp phải sự kháng cự quyết liệt của dân và quân địa phương Việt Nam ở nơi biên ải Tổ quốc, bị thiệt hại nặng nề, đối phương buộc phải chấp nhận thất bại cay đắng, tuyên bố rút quân vào ngày 5/3/1979.

Nhớ lại thời điểm này, Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm, nguyên Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Sư trưởng Sư đoàn 316 – người tham gia chiến đấu trực tiếp trong giai đoạn 1979 -1989 nói: Đất nước vừa ra khỏi hai cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, lại đang chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở phía biên giới Tây Nam, Việt Nam mong muốn hòa bình, dù lúc đó, các quân đoàn chủ lực từ biên giới Tây Nam về đã cơ động lên biên giới phía Bắc và vào vị trí chiến đấu, sẵn sàng tiêu diệt quân xâm lược. 

Mặc dù nói rút quân, song thực tế sau ngày 18/3/1979 phía đối phương vẫn chiếm đóng một số điểm cao ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên. Tháng 4 năm 1984 đến tháng 5 năm 1989, hàng chục vạn quân từ bên kia biên giới lại tràn sang đánh chiếm biên giới Vị Xuyên. Cả dân tộc Việt Nam lại oằn mình bước vào cuộc chiến chống xâm lấn biên giới.

Bài 2: Tiếng gọi Tổ quốc

Hạnh Quỳnh (TTXVN)