Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2019

NGHỆ THUẬT CHỈ ĐẠO ĐẤU TRANH TRONG CUỘC CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ BIÊN GIỚI PHÍA BẮC

Nghệ thuật chỉ đạo đấu tranh trong Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc

Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 đã khẳng định sức mạnh, bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam trước những thử thách ngặt nghèo.

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm diễn ra sự kiện lịch sử đặc biệt này, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) xin trân trọng giới thiệu bài viết: “Nghệ thuật chỉ đạo đấu tranh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc năm 1979” của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hồ Khang, nguyên Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

Bộ Chỉ huy mặt trận Lạng Sơn cùng chỉ huy Đoàn 327 bàn phương án tác chiến tại hang Chùa Tiên (thị xã Lạng Sơn). Ảnh: Văn Bảo/TTXVN

Đầu năm 1979, khi Quân đội nhân dân Việt Nam tiến công đánh đổ tập đoàn phản động Pol Pot, giúp đỡ nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng, Chính phủ Trung Quốc cùng một số nước phương Tây ra sức tuyên truyền xuyên tạc sự xuất hiện của Quân tình nguyện Việt Nam trên lãnh thổ Campuchia, đồng thời liên tục gây sức ép hạ uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Mục đích của họ muốn chống phá cách mạng Việt Nam, mưu toan áp đặt lợi ích nước lớn trên bán đảo Đông Dương.

Sau khi gây sức ép về chính trị, ngoại giao mà không đạt được mục đích đề ra, ngày 17/2/1979, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã động huy động khoảng 60 vạn quân cùng hàng trăm xe tăng, xe bọc thép; hàng ngàn khẩu pháo các loại... mở cuộc tiến công trực diện vào lãnh thổ Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc từ Phong Thổ (Lai Châu) đến Móng Cái (Quảng Ninh).

Nhân dân Việt Nam đứng trước thử thách to lớn: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kết thúc chưa lâu (1975), hậu quả để lại còn rất nặng nề; lại vừa kết thúc Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam (12/1978) và đang làm nhiệm vụ quốc tế giúp đỡ nhân dân Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot, thực hiện công cuộc hồi sinh đất nước. Mặt khác, kinh tế gặp rất nhiều khó khăn do cấm vận của Mỹ; các thế lực phản động trong và ngoài nước vẫn ra sức hoạt động chống phá... Bên cạnh đó, cuộc đụng đầu lịch sử này có tác động rất lớn đến tâm lý, tình cảm của nhân dân hai nước bởi Trung Quốc là nước đã ủng hộ, giúp đỡ to lớn cả về chính trị, vật chất lẫn tinh thần cho Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến cứu nước (chống Pháp, chống Mỹ) trước đây.

Trước thử thách to lớn ấy, vấn đề chỉ đạo đấu tranh như thế nào được Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương Việt Nam thảo luận rất kỹ. Yêu cầu đề ra là: Vừa phát huy sức mạnh tổng hợp, kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; đồng thời nêu cao tính chính nghĩa và thiện chí mong muốn hòa bình, khôi phục quan hệ hữu nghị hai dân tộc; vừa không để bị ảnh hưởng đến các nhiệm vụ chiến lược khác, nhất là nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia; tiếp tục tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của dư luận quốc tế.

Thực hiện phương châm đề ra, từ ngày 17/2/1979, Chính phủ Việt Nam ra tuyên bố nêu rõ: Nhà cầm quyền Trung Quốc đang đi ngược lại lợi ích của nhân dân, phá hoại nghiêm trọng tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, đồng thời khẳng định nhân dân Việt Nam không có con đường nào khác là thực hiện quyền tự vệ chính đáng của mình để đánh trả.

Về chỉ huy tác chiến, phía Việt Nam chủ trương chưa đưa lực lượng dự bị chiến lược vào quyết chiến sớm, cũng không vội rút đại quân từ Campuchia về nước, dễ gây nên sự xáo trộn bất ngờ mà phát huy sức mạnh tổng hợp chiến tranh nhân dân địa phương, sử dụng lực lượng tại chỗ của Quân khu 1, Quân khu 2 là chính, có sự bổ sung một bộ phận lực lượng từ tuyến sau lên tăng cường. Đồng thời, xây dựng kế hoạch điều động dần các binh đoàn dự bị chiến lược của Bộ sẵn sàng thực hành phản công khi cần thiết, chuẩn bị cho nhân dân cả nước bước vào đối phó với tình huống chiến tranh mở rộng.

Dưới sự chỉ đạo của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, quân dân Việt Nam trên tuyến đầu biên giới kịp thời đánh trả, tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của quân Trung Quốc, buộc đối phương phải tung lực lượng dự bị chiến lược vào tham chiến. Với ưu thế quân đông, nhiều vũ khí trang bị kỹ thuật, quân Trung Quốc lần lượt chiếm được một số địa bàn, thị xã quan trọng như: Lào Cai (19/2), Cao Bằng (24/2), Cam Đường (25/2), Lạng Sơn (5/3)...

Trước tình hình cấp bách đó, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương Việt Nam quyết định điều động lực lượng dự bị chiến lược kết hợp cùng lực lượng tại chỗ chuẩn bị mở những đòn phản công quy mô lớn binh chủng hợp thành.

Thực hiện chủ trương đó, đầu tháng 3/1979, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng ra lệnh cho Quân đoàn 2 (cơ bản đã hoàn thành nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia) nhanh chóng chuyển toàn bộ lực lượng về phía Bắc Hà Nội tập kết, đồng thời ra quyết định thành lập Quân đoàn 5 (ngày 2/3/1979) ngay tại mặt trận biên giới (gồm 4 sư đoàn bộ binh: 3, 338, 327, 337 cùng một số đơn vị kỹ thuật và bảo đảm khác). Ngoài ra, các đơn vị chủ lực của Quân đoàn 1, Quân chủng Phòng không - Không quân và các binh chủng kỹ thuật khác sẵn sàng tham gia chiến đấu.

Chiến sĩ xe tăng Trung đội 1, Đại đội 2, Đoàn 407 truy kích quân địch ở thị xã Lạng Sơn. Ảnh: Thế Thuần/TTXVN

Để phát huy sức mạnh tổng hợp, ngày 4/3/1979, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra lời kêu gọi quân dân cả nước phát huy khí thế cách mạng, hăng hái thi đua lao động sản xuất, chi viện nhiều nhất cho tiền tuyến, quyết tâm giữ vững biên cương Tổ quốc.

Tiếp đó, ngày 5/3, Chủ tịch nước công bố Lệnh tổng động viên. Cả nước cùng đồng lòng hướng về mặt trận. Hàng triệu thanh niên nam, nữ viết đơn tình nguyện đi chiến đấu. Dự trữ vật chất hậu cần phục vụ chiến đấu do đó tăng lên nhanh chóng.

Quyết tâm của Bộ Chỉ huy tối cao Việt Nam, đặc biệt là động thái chuẩn bị mở đòn phản công chiến lược đã tác động mạnh đến tương quan cục diện cuộc chiến và tâm lý của các nhà cầm quyền Trung Quốc, tạo niềm tin sắt đá cho nhân dân cả nước và bạn bè thế giới, nhất là nhân dân Campuchia vừa được Quân tình nguyện Việt Nam giúp đỡ thoát khỏi họa diệt chủng, đang ra sức bảo vệ chính quyền non trẻ. Các nước xã hội chủ nghĩa, các lực lượng tiến bộ cùng nhân dân yêu chuộng hòa bình, công lý trên thế giới tiếp tục lên án mạnh mẽ hành động chiến tranh phi nghĩa của Trung Quốc và kêu gọi ủng hộ Việt Nam.

Chịu tổn thất nặng nề mà chưa đạt được mục tiêu cơ bản đề ra, lại bị dư luận quốc tế lên án mạnh mẽ, ngày 5/3/1979, chính quyền Trung Quốc tuyên bố rút quân khỏi lãnh thổ Việt Nam. Với truyền thống nhân nghĩa, lấy đại cục làm trọng, mong muốn củng cố hòa bình, khôi phục quan hệ hữu nghị giữa hai nước, Trung ương Đảng, Chính phủ Việt Nam chỉ thị cho các lực lượng vũ trang và nhân dân trên mặt trận biên giới phía Bắc ngừng mọi hoạt động quân sự để quân Trung Quốc rút về nước. Đến ngày 18/3/1979, Trung Quốc hoàn thành việc rút quân khỏi Việt Nam.

Thắng lợi của quân dân Việt Nam trong Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 được tạo nên từ nhiều nguyên nhân khác nhau: Đó là tinh thần chiến đấu kiên cường, anh dũng vì độc lập, tự do và sự vẹn toàn lãnh thổ; sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của bè bạn quốc tế; thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc được xây dựng, củng cố qua thời gian; là Quân đội nhân dân tinh nhuệ với đội ngũ tướng lĩnh tài ba đã được rèn luyện, thử thách qua các cuộc chiến tranh... Nhưng bao trùm lên tất cả chính là nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh độc lập, tự chủ, đúng đắn của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nghệ thuật ấy chính là sự vận dụng sáng tạo nghệ thuật đánh giặc truyền thống của cha ông (“lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều”, “tránh thế ban mai, đánh lúc chiều tà”...) và nghệ thuật chiến tranh hiện đại (kết hợp chặt chẽ chiến tranh du kích, chiến tranh chính quy; xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc trên tất cả các mặt chính trị - kinh tế - quốc phòng - an ninh; phát huy sức mạnh chiến tranh nhân dân địa phương, đặc biệt là sức mạnh của lực lượng vũ trang tại chỗ, sức mạnh hậu phương cả nước); đồng thời biết khai thác, phát huy tư tưởng nhân văn “lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”, kết hợp với chủ anh hùng cách mạng Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.

TTXVN/Báo Tin tức

Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2019

TRI ÂN NHỮNG NGƯỜI CÓ CÔNG TRONG CUỘC CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ BIÊN GIỚI PHÍA BẮC

Tri ân những người có công trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc

Đã 40 năm sau cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, nhưng với nhiều người thân của các liệt sĩ, nỗi đau về sự mất mát vẫn hiện hữu. Dù vậy, những gia đình người có công vẫn luôn nỗ lực vươn lên, vượt qua khó khăn. Bên cạnh đó, các chính sách đối với người có công cũng được quan tâm, trong đó có những người đã tham gia cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, ngày càng đầy đủ hơn.

Lực lượng công an vũ trang dũng cảm chiến đấu tại khu vực Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Tạ Hải/TTXVN

Tại cuộc gặp mặt đại biểu thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sỹ tiêu biểu nhân kỷ niệm 40 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc mới đây, bà Vũ Thị Mỹ (70 tuổi), xã Đông Côn, huyện Tiên Minh, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng cho biết: Chồng bà là liệt sĩ Vũ Văn Thơm đã hy sinh tại cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc đúng ngày 17/2/1979. Khi cán bộ trên đơn vị về thăm và trao lại kỷ vật của chồng, chỉ còn chiếc chăn và cái bút bi.

“Chồng tôi đi bộ đội từ những năm 1961. Thời còn tại ngũ, thỉnh thoảng ông ấy cũng viết thư động viên tôi và các con nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. Sau khi ông ấy mất, tôi vẫn luôn nỗ lực vươn lên với sự giúp đỡ của bà con lối xóm, sự quan tâm của Đảng, chính quyền địa phương nên đời sống cũng đã được cải thiện. Nay 3 con tôi đã trưởng thành và luôn chăm lo cho tôi. Công tác quan tâm tới các gia đình thương binh, liệt sĩ cũng ngày càng tốt hơn”, bà Vũ Thị Mỹ chia sẻ.

Còn ông Bùi Văn Tuấn, xã Đại Đồng, Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) cho biết: Anh trai ông là liệt sĩ Bùi Văn Liên hy sinh tại đồi 400, bản Hòa Mục, xã Xuân Hòa, Hà Quảng (Cao Bằng) vào ngày 19/2/1979. Kỷ vật còn lại là lá thư chúc Tết gia đình đúng năm 1979. Theo lời mẹ ông Tuấn kể lại, đây là thư cuối cùng trước khi hi sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc. Trong bức thư là những lời nhớ thương, quan tâm, lo toan tới gia đình ở quê nhà dịp giáp Tết. Kết thúc bức thư, người chiến sĩ biên cương gửi gắm biết bao hứa hẹn, sự lạc quan “thư sau con viết nhiều”, “bao giờ được nghỉ phép về…”.

Cứ Tết đến, vào đúng những ngày tháng 2 lịch sử, gia đình ông Bùi Văn Tuấn lại đem lá thư đó ra để đọc cho con cháu nghe như là một lời nhắc nhở cũng như thương nhớ về người đã khuất.

Tay run run, đôi dòng lệ ngắn dài, ông Tuấn chậm rãi đọc thư: “Hà Quảng, 10/1/1979. Cha mẹ kính quý, các em thương nhớ! Cha mẹ ạ, lâu quá con không nhận được thư gia đình. Lòng con buồn không hiểu vì sao. Thư con đã gửi về cho cha mẹ tính đến nay đã hơn 2 tháng rồi. Con cứ đợi mãi không thấy tin gia đình. Ngồi buồn nhớ nhà, hơn nữa năm hết Tết đến. Năm nay chúng con ăn Tết tại đơn vị và có khả năng là ăn trước Tết… Nhớ cha mẹ và các em, vội cầm ngọn bút thay lời hỏi thăm sức khỏe của cha mẹ và các em. Vui sang năm mới con chẳng biết nói gì hơn, con kính chúc cha mẹ và các em cùng toàn thể trong đại gia đình có sức khỏe thật tốt, sản xuất và học tập thu được nhiều thắng lợi. Phần con mong cho cha mẹ và các em được biết vẫn mạnh giỏi bình an. Cha mẹ không phải lo nghĩ gì đến phần con nhiều miễn làm sao lo đủ cho các em con được ăn học là con vui nhiều”.

Bà Nguyễn Thị Sửu (áo đỏ) tại buổi gặp mặt đại biểu thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sỹ tiêu biểu nhân kỷ niệm 40 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc. Ảnh: TL

Còn bà Nguyễn Thị Sửu, quê xã Quế Lâm, Đoan Hùng (Phú Thọ), 59 tuổi, vợ liệt sĩ Hoàng Trọng Thúy chia sẻ: "Đám cưới của tôi diễn ra vào mùng 4 Tết năm 1980. Ngay sáng mùng 5 Tết, ông Thúy đã phải về lại Trường Quân chính (Tuyên Quang). Sau đó, năm 1984, ông Thúy được điều động lên bảo vệ biên giới phía Bắc tại Vị Xuyên, Hà Giang. Ngày 20/6/1987, ông Hoàng Trọng Thúy đã hy sinh tại Vị Xuyên".

“Phải 50 ngày sau, tôi mới nhận được tin chồng hy sinh tại Hà Giang. Đây là mất mát to lớn nhưng tôi vẫn luôn nhìn vào các con để nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. Lấy nhau 7 năm nhưng hai vợ chồng ở cạnh nhau chưa đầy 6 tháng. Liên lạc với nhau duy nhất là những lá thư. Bức thư cuối cùng ông ấy viết khi con đầu mới vào học lớp 1. Trong thư ông ấy dặn dò con học lớp 1 thật giỏi để lên lớp 2 thì khi về bố mua quà. Tuy nhiên, lời hứa đó vẫn chưa được thực hiện. Đồng đội của chồng tôi là ông Đào Đắc Điểm hàng năm vẫn đến tặng quà là chiếc cặp, cuốn sách… để động viên các con tôi”, bà Nguyễn Thị Sửu chia sẻ.

Cũng theo bà Sửu, mỗi lần nhìn di ảnh của chồng, bà thầm nói với chồng mong ông siêu thoát phù hộ cho vợ con. Vì lúc ông Thúy còn sống, mỗi lần bận đi công tác, bà thường nói với chồng cứ yên tâm công tác, mọi việc ở nhà đã có gia đình... Giờ ông Thúy đã hy sinh vì Tổ quốc, bà Sửu đã thay chồng vừa là mẹ vừa là cha chăm sóc hai con khôn lớn, trưởng thành…


Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy, nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 2 cho biết: “Cuộc chiến đã kết thúc, tuy nhiên còn nhiều hài cốt của liệt sĩ vẫn nằm dọc biên giới. Bây giờ chúng ta phải có trách nhiệm quy tập đưa các đồng đội về các nghĩa trang và quê mẹ…, nếu không vài chục năm nữa thi hài các chiến sĩ sẽ thành nước, thành đá… Thông tin Bộ Chỉ huy quân sự Hà Giang thành lập đơn vị quy tập các hài cốt liệt sĩ vẫn còn nằm lại trên điểm cao của chiến trường xưa cần sớm triển khai ”.

Còn Thứ trưởng Bộ LĐTBXH, Lê Tấn Dũng cho biết, trong những năm tới, công tác tìm kiếm, quy tập mộ liệt sĩ sẽ tiếp tục được quan tâm hơn nữa; việc rà soát bom, mìn sót lại sau chiến tranh sẽ tập trung ở những nơi có địa hình hiểm trở, nhất là ở các cao điểm trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, trong đó có huyện Vị Xuyên (Hà Giang). Việc giải quyết tồn đọng sau chiến tranh, xác nhận người có công với cách mạng cũng được triển khai quyết liệt, khẩn trương, trách nhiệm.

Đáng chú ý, những điểm chưa hợp lý trong quá trình triển khai chính sách ưu đãi người có công đang được các cơ quan chức năng nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung.

Theo ông Đào Ngọc Lợi, Cục trưởng Cục Người có công (Bộ LĐTBXH), Pháp lệnh ưu đãi người có công hiện nay chưa quy định chế độ ưu đãi đối với người tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, bị địch bắt sau ngày 30/4/1975; mức trợ cấp một lần cho đối tượng hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế còn thấp… Những nội dung này được đề xuất điều chỉnh, bổ sung cũng có nghĩa là các chính sách dành cho người có công trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc sẽ ngày càng đầy đủ, hoàn thiện hơn.

Trong những năm qua, các cấp, ngành chức năng luôn quan tâm đến người có công nói chung, người có công trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc nói riêng bằng những việc làm cụ thể, thiết thực và bằng những tình cảm, trách nhiệm cao nhất.

XM/Báo Tin tức

VENEZUELA - TIN GIẢ PHỤC VỤ TUYÊN TRUYỀN CHIẾN TRANH CỦA HOA KỲ


Venezuela - Tin giả phục vụ tuyên truyền chiến tranh của Hoa Kỳ

Đó là tên bài mà trang mạng ở Đức NachDenkSeiten - kritische Website đăng ngày 15-2-2019. Trong đó có đoạn viết:

"Một cây cầu đã trở nên nổi tiếng vào cuối tuần này. Hầu như tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng Đức đã sử dụng hình ảnh của cầu La Tienditas trên biên giới Colombia-Venezuela để minh họa cuộc xung đột giữa đại diện phe đối lập "tốt" Guaidó và Tổng thống "xấu xa" Maduro. Theo đó, người đầu tiên muốn ngăn chặn một "thảm họa nhân đạo" bằng cách muốn được cung cấp viện trợ, trong khi người sau ngăn cản điều này bằng cách chặn cây cầu đó. Đây là một câu chuyện "đẹp", nhưng „đáng tiếc“ là không đúng sự thật. Cầu La Tienditas đã bị chặn từ năm 2016 bởi Colombia để ngăn cản người tị nạn Venezuela. Huyền thoại mới này về cây cầu được phát tán rộng rãi bởi Ngoại trưởng Hoa Kỳ ông Pompeo. Mặc dù từ hôm thứ Bảy, ngày 9-2-2019 đã rõ ràng, đây là một tin vịt tuyên truyền, nhưng phương tiện truyền thông Đức vẫn chưa cải chính việc họ đưa tin sai sự thực …"

Một trong những địa chỉ truyền thông tham gia phát tán tin giả này là Đài truyền hình công cộng số 1 ARD của Đức. Bản tin thời sự Tagesschau, ngày 07.02.2019 đưa tin sau: „Cuộc đấu tranh quyền lực ở Venezuela - Với những rào cản để chặn hàng cứu trợ. Tổng thống lâm thời tự bổ nhiệm của Venezuela Guaidó đã yêu cầu viện trợ. Nhưng đối thủ của ông trong cuộc đấu tranh quyền lực, Tổng thống Maduro, không cho hàng cứu trợ vào nước này. Ông đã cho quân đội chặn cây cầu biên giới“.

Xin nói thêm, trang mạng ở Đức NachDenkSeiten-kritische Website là một phần của báo chí nghiêm chỉnh ở Đức. Chủ biên trang mạng là ông Albrecht Müller, sinh ngày 16-5-1938 là một nhà kinh tế học, nhà báo và cựu chính trị gia, trước đây là đảng viên SPD. Ông là là Giám đốc Kế hoạch trong văn phòng Thủ tướng Liên bang dưới thời Thủ tướng Willy Brandt và Helmut Schmidt, dân biểu Quốc hội Đức từ 1987 đến 1994 cho SPD. Từ năm 2003 ông là chủ biên, tác giả và đồng biên tập của NachDenkSeiten.

Link của NachDenkSeiten-kritische Website, 15-2-2019

Bài của Đài truyền hình công cộng số 1 ARD Tagesschau, ngày 07.02.2019

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia tiếng Đức viết về ông Albrecht Müller:

Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2019

TRẦN LỆ XUÂN BỊ TỔNG THỐNG KENNEDY GỌI LÀ "CON CHÓ CÁI NGẠT MŨI" VÀ "Ả BỊ BỊNH ĐÁI ĐƯỜNG" !


Trong cuốn Finding the Dragon Lady của Tác giả Monique Brinson Demery có đoạn:

"…Vào tháng 11 năm 1963, Ngô Đình Diệm và em trai Ngô Đình Nhu đã bị xử tử dã man trong một cuộc đảo chính do Chính phủ Mỹ tổ chức và hỗ trợ. Tổng thống Kennedy sau đó đã giải thích với người bạn thân của mình Paul Red Fay rằng, lý do Hoa Kỳ đưa ra quyết định định mệnh để loại bỏ gia đình độc tài họ Ngô, do một phần không nhỏ vì Đệ nhất phu nhân - Madame Nhu. Kennedy nói “Con chó cái chết tiệt đó”, - Fay nhớ lại lời của Tổng thống Kennedy, “nó phải chịu trách nhiệm ... Con chó cái đó đã bị bịnh tắc mũi, nó không ngửi thấy mùi gì cả, và làm sôi sục toàn bộ tình hình lên…"

Không ngẫu nhiên mà Kennedy nói vậy, vì khi Diệm Nhu tiến hành tiêu diệt Phật giáo bắt đầu vào Lễ Phật Đản 1963, Mỹ thấy lo lắng cho danh dự của Hoa Kỳ vì đã có những “đứa con nuôi hư hỏng” nên Washington dọa cắt viện trợ kinh tế và quân sự cho chính quyền Sài Gòn. Lo lắng không cần thiết, vì đó chỉ là lời đe dọa của một người bố với đứa con hư, nhưng Diệm tưởng thật bèn sai người “có tài ăn nói” sang Mỹ để vận động.

Đến nơi, ngày 17/9/1963, trước một cuộc họp khoán đại của Quốc hội Mỹ, Trần Lệ Xuân lớn tiếng: ”Người ta nói Cộng Sản là xấu, nhưng Hoa Kỳ còn đê tiện hơn nhiều !…” và “Các cố vấn Quân sự Mỹ tại miền Nam chỉ là những tên mê gái, và tham vật chất, giỏi hối lộ và đê tiện, vì đã báo cáo sai về gia đình họ Ngô…” (Ngầm chỉ đại sứ Cabologde, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert McNamara và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Tướng Maxwell Taylor).

Khi nói về Phật giáo trước QH Mỹ Xuân nói, “Đàn áp Phật giáo ư ?, không, chúng tôi chỉ giết nhưng bọn côn đồ khoác áo cà sa mà thôi…!”

Cuộc đảo chính đánh dấu sự sụp đổ của chính quyền Diệm và trở thành tâm điểm cho việc Hoa Kỳ can thiệp sâu vào cuộc xung đột kéo dài hàng thập kỷ tại Việt Nam. Cái chết của Kennedy và sự tàn bạo của cuộc chiến sau đó đã che mờ ký ức về Madame Nhu, với sự pha trộn đáng sợ của bà ấy vừa khốc liệt và vẻ đẹp. Nhưng vào thời điểm đó, David Halberstam nhớ lại, bà ta là một nữ độc tài, một đứa ham tình dục, xinh đẹp, nhưng lại mắc bệnh tiểu đường… còn Malcolm Browne đã gọi bà ta là kẻ thù nguy hiểm nhất của phái đàn ông nếu dại dột dan díu phải !!!

Bản chất của Trần Lệ Xuân đã như vậy…Ấy thế mà Trần Bình Minh ,Võ Văn Thưởng, Nguyễn Mạnh Hùng và đồng lõa tìm cách suy tôn “con chó cái” trên VTV là “Vẻ Đẹp Việt !”

TƯỞNG NIỆM HAY GÂY SỰ?

Tưởng niệm hay gây sự?


Có tâm thì ở đâu cũng được thấu hiểu! còn với cáo, dù tinh vi đến đâu thì cũng dấu đầu lòi đuôi.

Hôm qua, 14/02, người dân sống quanh nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên – Hà Giang không khỏi bức xúc trước việc một đám lố nhố chẳng rõ từ đâu đến với đủ loại máy ảnh, điện thoại chuyên nghiệp như đoàn làm phim đến chụp ảnh, tự nhận là người yêu nước để thắp hương, chụp ảnh, làm láo loạn cả sự yên tĩnh, tôn nghiêm của nghĩa trang. Đáng chú ý, những người này đã gây sự với các chiến sĩ bộ đội biên phòng đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, hướng dẫn người dân đến tri ân các liệt sĩ đã hi sinh cho đất nước theo trật tự. Tìm hiểu kỹ, đám này không ai khác chính là một số nhà dâm trủ viên bờ hồ mà người dân Hà Nội đã chán ngấy như Trương Văn Dũng, Nguyễn Thúy Hạnh, Đặng Bích Phượng, Nguyễn Đình Hà, Lê Hoàng, Nghiêm Vietanh, Nguyễn Kim Chi,…

Với vài ba tấm ảnh, clip cầm hương với vẻ mặt giả tạo cố tỏ ra buồn rầu khấn vái sì sụp làm trò hòng đánh lừa người dân rằng chúng tôi yêu nước, chúng tôi tiếc thương, biết ơn các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đã ngã xuống vì độc lập dân tộc… Những ai theo dõi sự kiện này cảm thấy nực cười là những nghĩa trang đường 9, nghĩa trang Trường Sơn là nơi yên nghỉ của những chiến sĩ đã ngã xuống vì sự nghiệp đánh đuổi giặc Mỹ và đám tay sai ngụy quyền Sài Gòn thì chẳng bao giờ đám này có một dòng chữ vinh danh, thậm chí còn chửi rủa, xúc phạm cuộc chiến này là “vô nghĩa”, “đánh đuổi đi các nền văn minh”, … nhưng với cuộc chiến phía Bắc thì chúng hết bày trò xuyên tạc từ việc nói chính quyền “hèn với giặc, ác với dân”, chỉ đạo báo chí không dám hé răng nói về kẻ thù. Đến khi truyền thông nước ta đưa tin thì bọn này lại nói rằng đây là trò mị dân, không chỉ mang dấu ấn của báo hay báo dám đi ngược sự chỉ đạo của Đảng… Than ôi, những bộ não xú uế với những đồng đô la của chúng thì chẳng có gì là lạ.

Và chẳng ai khác chính chúng đã tự lòi đuôi cáo khi tung video chống đối lại lực lượng bộ đội biên phòng đang làm nhiệm vụ bảo vệ, hướng dẫn người dân đến thắp hương tưởng niệm tại nghĩa trang Vị Xuyên, hình ảnh cãi cọ với các chiến sĩ bộ đội biên phòng, những chiến sĩ đêm ngày chắc tay súng để bảo vệ chủ quyền của đất nước là đủ thấy sự kính trọng các chiến sĩ cộng sản của đám này nó ở mức nào rồi. Cái mặt Trương Văn Dũng lăng xăng hả hê cầm điện thoại dí vào mặt đồng chí bộ đội là đủ biết đám No U, “Minh Triết” yêu nước thế nào!

Ai tin chúng yêu nước, tiếc thương này kia chứ tôi chẳng tin vì những kẻ sống nhờ vào nguồn viện trợ của đám quan thầy Mỹ, phương Tây, cờ vàng , hàng ngày kêu gọi lật đổ chế độ, xuyên tạc chế độ là bán nước mà lại rơi được nước mắt trước những người chiến sĩ cộng sản ngã xuống thì đó chính là những giọt nước mắt cá sấu. Việc tưởng niệm chỉ để chúng khuếch trương thanh thế, gây sự với chính quyền mà thôi, lòe bịp dư luận mà thôi.

Tùng Lâm

CỰU CHIẾN BINH VỊ XUYÊN TỐ NGUYỄN THÚY HẠNH ĐIÊU CHÁC, BỊA ĐẶT

Chủ quỹ 50K Nguyễn Thúy Hạnh bị cựu chiến binh Vị Xuyên tố điêu chác, bịa đặt

Loa Phường

Dịp kỷ niệm 40 năm cuộc chiến tranh Biên giới phía Bắc, để chứng minh bản thân “thực tâm” tưởng niệm các liệt sỹ Chiến tranh Biên giới trước luồng dư luận công kích đám zân chủ chuyên chọn tượng đài Vua Lý Thái Tổ để trình diễn “tưởng niệm” nên đợt này Nguyễn Thúy Hạnh dẫn theo dàn bậu xậu các “biểu tình viên chuyên nghiệp” lên tận Nghĩa trang Vị Xuyên để tưởng niệm. Tại đây, Nguyễn Thúy Hạnh phát hiện thấy nhiều ngôi mộ liệt sỹ không tên liên chộp lấy đăng lên facebook kèm theo lời khẳng định “Có cả ngàn ngôi mộ không tên như thế này ở Nghĩa trang Vị Xuyên” để oán thán tội ác của quân đội Trung Quốc, những thể hiện ý đồ trách cứ chính quyền hiện nay bỏ mặc cho các anh “vô danh” như vậy.



Ngay lập tức, ông Nguyễn Đình Thắng, Cựu chiến binh Vị Xuyên, người trực tiếp nhiều lần tham gia các đoàn tìm mộ, xác định hài cốt đồng đội, chăm bón từng ngôi mộ ở Nghĩa trang Vị Xuyên đã lên tiếng vạch trần bản trân “điêu là truyền thống của bọn này” (ám chỉ Nguyễn Thúy Hạnh và đồng bọn), vì thực tế ở nghĩa trang này chỉ có chừng 200 ngôi mộ liệt sỹ “vô danh” như vậy, lấy đâu ra “cả ngàn ngôi mộ” qua sự bốc đồng của Hạnh.

Nói về bà chủ quỹ 50k đang “ăn lên làm ra”, thao túng toàn bộ nguồn tài chính trợ cấp cho giới chống đối trong nước này, kể từ ngày đầu tư tạo thương hiệu cho quỹ này, bà ta tích cực tổ chức, hô hào, truyền thông quảng bá, khóc thương cho đám zân chủ từ khủng bố cho đến đám xã hội đen chơi lầy ở Bình Thuận sa cơ, tất cả đều được bà này đánh đồng thành “người yêu nước”, “nạn nhân cộng sản”, “tù nhân lương tâm” để quảng bá, để vận động tài chính. Cũng từ đó, không tuần chay nào, không sự vụ nào không có gương mặt của bà, kể cả xông ra đứng đơn độc giữa đường, một mình một khẩu hiệu, bà chủ quỹ 50K cũng phải thể hiện cho được “tinh thần chống cộng kiên cường, bất khuất” của mình như là “cam kết” đảm bảo cho các nhà đầu tư yên tâm dốc túi vào chỗ của bà.

Còn nhớ hai năm về trước, bà Hạnh cùng ekip zân chủ Bờ Hồ hiện nay đã bu vào đánh hội đồng Mai Xuân Dũng, triệt bằng được kẻ đang chủ quỹ phát tài nhất trong làng zân chủ, ăn trên ngồi trốc, sống phè phỡn, xa xỉ nhờ nghề quyên góp và phân phối tiền. Nay Dũng đã chết hẳn cùng mấy quỹ của ông ta thì Hạnh và ekip nhóm No-U còn lại đã dần dần thay thế ekip của Mai Xuân Dũng.

Thế mới thấy, để lấy lòng các nhà đầu tư, Nguyễn Thúy Hạnh bất chấp thủ đoạn, thì mấy trò điêu toa, thổi số ngôi mộ lên gấp 5 lần để khóc lóc tổ trác kiểu này xi nhê gì. Đến trước anh linh của các liệt sỹ linh thiêng mà còn dám giở trò kiếm ăn được thì còn cái gì chúng không dám làm nữa chứ. Thật đáng sợ!

VÌ SAO XUÂN NÀY HUỲNH MINH TÂM KHÔNG VỀ?

Vì sao xuân này Huỳnh Minh Tâm không về?

Loa Phường
Ngày 01/01/2019, một nhóm chống đối sống quanh khu vực TP.HCM đã phát tán "Cương lĩnh Chính trị 2019", còn gọi là "Chính nhân Cương lĩnh", trong đó họ kêu gọi lật đổ chế độ chính trị hiện nay của Việt Nam. Nhóm này có thể bao gồm 5 nick Facebook thường tag, share bài của nhau - là Lý Đông Nhân, Huỳnh Trí Tâm (tức Huỳnh Minh Tâm), Selena Zen (tức Huỳnh Tố Nga), Người Đà Lạt Xưa và Anh Hai Thanh. Trong bản cương lĩnh có màu sắc mê tín này, họ trích dẫn tư tưởng của "Thái Dịch Lý Đông A" Nguyễn Hữu Thanh - một nhân vật nửa chính trị, nửa tôn giáo từng sáng lập đảng chống Cộng mang tên "Trường Việt Duy Dân Ðảng" trước năm 1945.

Ngày 23/01, nhóm này tiếp tục phát tán bản "Thông điệp Hoạch định Hành động", trong đó họ hướng dẫn các cảm tình viên lập từng nhóm không quá 10 người, để hoạt động nhằm lật đổ chế độ. Khi cần, những nhóm nhỏ này sẽ phối hợp với nhau để thực hiện các chiến dịch lớn.

8h sáng ngày 26/01, Huỳnh Minh Tâm bị bắt và khám nhà; tin này được Huỳnh Tố Nga đưa trên Facebook lúc 18h ngày hôm sau. Đến 15h ngày 28/01, đến lượt Huỳnh Tố Nga "mất tích"; tin này được Anh Hai Thanh và Người Đà Lạt Xưa đưa lên Facebook.

Ngày 05/02, Người Đà Lạt Xưa kêu gọi giới chống đối quan tâm đến 6 gương mặt bị bắt hoặc "mất tích" trong dịp Tết Nguyên đán, là Huỳnh Minh Tâm, Huỳnh Tố Nga, Trần Văn Quyền, Dương Thị Lanh, Trần Ngọc Phúc, Trương Duy Nhất. Người viết tuyên bố rằng 6 gương mặt trên bị bắt "chỉ vì tiếng nói theo lương tâm và tấm lòng yêu thương quê hương đất nước của họ". Ngoài ra, người viết cũng kêu gọi hướng về "129 tù nhân lương tâm" bị bắt hoặc kết án trong năm 2019.

Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi thấy lời kêu gọi của Người Đà Lạt Xưa có 2 điểm sai sự thật.

Thứ nhất khi Huỳnh Minh Tâm và Huỳnh Tố Nga tham gia nhóm "Chính nhân Cương lĩnh", họ có dấu hiệu phạm tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", quy định tại Điều 109 Bộ luật Hình sự 2015. Vì vậy, Tâm bị bắt theo đúng luật, chứ không phải chỉ bị bắt "chỉ vì tiếng nói theo lương tâm và tấm lòng yêu thương quê hương đất nước".

Thứ hai, phần lớn các gương mặt bị bắt và kết án trong năm 2019 là những người tham gia bạo động. Những người phạm tội đó không được coi là "tù nhân lương tâm", ngay cả theo tiêu chuẩn của các nước phương Tây.

Qua việc nhóm "Chính nhân Cương lĩnh" phát tán các văn kiện mang màu sắc hận thù, đem nhiệt tình tôn giáo đi làm chính trị, và ca ngợi các đối tượng bạo động, có thể thấy hoạt động của nhóm này đe dọa an ninh, trật tự của xã hội Việt Nam. Hoạt động của họ vượt ra ngoài phạm vi mà nhân quyền có thể bào chữa.