Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2019

NGUYÊN THỦ QUỐC GIA JUAN GUAIDÓ LÀ SẢN PHẨM CỦA LÒ SẢN XUẤT KẺ LẬT ĐỔ CHẾ ĐỘ


Đó là tên bài báo mà trang mạng ở Đức NachDenkSeiten-kritische Website đã đăng. Thực ra, đây là bài dịch từ nguyên bản tiếng Anh của trang mạng The Grayzone. Dưới đây là phần chuyển ngữ cấp tốc của tôi. Do thời gian có hạn, tôi dịch đoạn đầu quan trong nhất:

Juan Guaidó là một sản phẩm của hơn mười năm chế tạo, được điều phối bởi các huấn luyện viên lật đổ chế độ của giới thượng lưu Washington. Ông ta khoe mình là một người ủng hộ dân chủ, trong thực tế ông ta đứng đầu chiến dịch gây bất ổn tàn bạo.

Trước ngày 22 tháng 1 định mệnh, thậm chí, một trong năm người Venezuela chưa từng nghe nói về Juan Guaidó. Chỉ một vài tháng trước, người đàn ông 35 tuổi này còn là một nhân vật mơ hồ của một nhóm chính trị cực hữu nằm ngoài rìa nhưng có liên quan chặt chẽ với những cuộc chiến đường phố tàn khốc. Ngay cả với đảng của mình, Guaidó chỉ có một vị trí bình thường trong Quốc hội do phe đối lập thống trị, hiện đang bị Hiến pháp Venezuela khinh miệt.

Nhưng sau một lời kêu gọi của Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence, Guaidó tự tuyên bố mình là Tổng thống Venezuela. Được Washington nâng lên làm lãnh đạo đất nước, một người đàn ông cho đến khi đó chưa được mấy ai biết đến vì hoạt động chính trị bỗng dưng trở thành Tổng thống của Quốc gia với trữ lượng dầu lớn nhất thế giới và nay lộ diện dưới ánh sáng của đèn sân khấu quốc tế.

Đồng thuận với Washington, các biên tập viên của New York Times đã chào đón Guaidó là "đối thủ đáng tin cậy" của ông Maduro với "phong cách mới mẻ và tầm nhìn muốn đưa đất nước tiến lên". Các biên tập viên của Bloomberg News đã hoan nghênh ông vì "khôi phục nền dân chủ" và Tạp chí Phố Wall tuyên bố ông là "một nhà lãnh đạo dân chủ mới". Giữa chừng, Canada, nhiều quốc gia châu Âu, Israel và khối các chính phủ Mỹ Latinh cánh hữu, được gọi là nhóm Lima, đã công nhận Guaidó là nhà lãnh đạo hợp pháp của Venezuela.
Từ không có gì dường như đã thành hiện thực, Guaidó thực sự là sản phẩm của hơn một thập kỷ nuôi dưỡng nhiệt tình bởi các lò sản xuất kẻ lật đổ chế độ của giới thượng lưu Washington. Guaidó được xây dựng lên từ đội ngũ các nhà hoạt động là sinh viên cánh hữu để phá hoại chính quyền xã hội chủ nghĩa của Venezuela, gây bất ổn đất nước và muốn một ngày nào đó nắm quyền. Mặc dù không có vai trò gì đáng kể trong chính trị Venezuela, nhưng nhiều năm, ông ta đã ngấm ngầm thể hiện giá trị của mình đối với giới quyền lực ở Washington.

"Juan Guaidó là nhân vật được tạo ra cho tình huống này", ông Marco Teruggi, một nhà xã hội học người Argentina và là người ghi chép về chính trị Venezuela, đã nói như thế với The Grayzone. "Như công việc ở trong phòng thí nghiệm - Guaidó giống như là một hợp chất của các thành phần khác nhau đã hợp nhất lại thành một nhân vật, nói thẳng thắn thì đó là một nhân vật giao động giữa sự lố bịch và điều đáng lo ngại."

Ông Diego Sequera, một nhà báo người Venezuela và là tác giả của tạp chí điều tra Misión Verdad, có đồng quan điểm, "Guaidó được biết đến nhiều hơn ở bên ngoài Venezuela, đặc biệt là trong giới tinh hoa của trường Đại học tổng hợp Ivy League và ở Washington." Ông Sequera nói với Grayzone: "Ở đó, anh ta được biết đến như một nhân vật, có thể nhận đoán được là người của phe cánh hữu và được coi là người trung thành với chương trình."

Trong khi Guaidó hiện nay được rêu rao là một bộ mặt tái thiết dân chủ, nhưng ông ta đã xây đựng sự nghiệp của mình trong nhóm đối lập tàn bạo nhất của Venezuela và đi đầu trong một số chiến dịch gây bất ổn. Đảng của ông đã bị mất uy tín ở Venezuela và bị đổ lỗi một phần vì đã chia rẽ phe đối lập đã suy yếu. "

"Những nhà lãnh đạo cực đoan này chỉ đạt được ít hơn 20% kết quả trong các cuộc thăm dò dư luận", Luis Vicente León, nhà nghiên cứu dư luận hàng đầu của Venezuela viết như vậy. Theo ông Leon, đảng của ông Guaidó bị cô lập trong phần lớn dân số, bởi vì phần lớn dân số "không muốn có chiến tranh. Những gì họ muốn là giải pháp. "

Nhưng đó chính xác là lý do Guaidó được Washington chọn lọc: không ai mong chờ ông ta sẽ dẫn dắt Venezuela đến dân chủ, nhưng sẽ gây bất ổn cho đất nước bởi vì trong hai thập kỷ, đất nước này là một pháo đài chống lại quyền bá chủ của Hoa Kỳ. Sự gia tăng đáng chú ý của ông ta đánh dấu đỉnh cao của một dự án đã kéo dài hai thập kỷ hòng đập tan một thí nghiệm xã hội chủ nghĩa ổn định.

Kể từ cuộc bầu cử của ông Hugo Chávez năm 1998, Mỹ đã làm tất cả để giành lại quyền kiểm soát đối với Venezuela và trữ lượng dầu mỏ khổng lồ. Các chương trình xã hội chủ nghĩa của Chávez đã phân phối lại sự giàu có của đất nước và đưa hàng triệu người thoát nghèo, nhưng Mỹ đã biến ông thành mục tiêu.

Năm 2002, phe đối lập cánh hữu của Venezuela với sự với sự hỗ trợ của Mỹ đã tìm cách lật đổ ông Chavez, nhưng quân đội phục hồi ông sau một cuộc vận động quần chúng. Trong nhiệm kỳ của Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush và Barack Obama, ông Chávez đã sống sót qua vô số vụ ám sát trước khi ông qua đời vì bệnh ung thư vào năm 2013. Người kế vị ông Nicolas Maduro sống sót sau ba vụ ám sát…

Foto: ảnh minh họa của trang mạng The Grayzone

Đường link của trang mạng ở Đức NachDenkSeiten-kritische Website:

Tin ăn cướp: MỸ BÍ MẬT ĐIỀU TRỰC THĂNG CHỞ 40 TẤN VÀNG CỦA IS RỜI KHỎI SYRIA

Mỹ bí mật điều trực thăng chở hơn 40 tấn vàng của IS khỏi Syria

Tháng 12/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khiến các đồng minh và cả thế giới “ngã ngửa” với quyết định bất ngờ rút hết quân khỏi Syria với lý do nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã bị đánh bại. Phải chăng Washington đang hiện thực hóa tuyên bố này?

Ảnh minh họa. Nguồn: Sputnik

Hãng thông tấn nhà nước Syria SANA ngày 17/2 dẫn nguồn đáng tin cậy tại địa phương cho biết quân đội Mỹ đã điều các máy bay trực thăng tới vận chuyển nhiều chiếc thùng kích thước lớn đựng “chiến lợi phẩm của cuộc chiến chống IS” khỏi khu vực Dashisha tại tỉnh Hasaka, miền Nam Syria.

Các nguồn tin giấu tên khẳng định những chiếc thùng này chứa đầy vàng mà lực lượng IS đã cất giấu bí mật tại thành phố miền Đông al-Shadadi. Hãng SANA khẳng định trong thời gian chiến sự và kiểm soát những vùng lãnh thổ rộng lớn ở Syria, IS đã vận chuyển tới al-Dashisha khoảng 40 tấn vàng thỏi mà chúng cướp và chiếm đoạt tại thành phố Mosul của Iraq và nhiều khu vực khác tại Syria.

Các trực thăng quân sự đã bí mật tới khu vực Hajun tại tỉnh Deir ez-Zor và Dashisha ở Hasaka để vận chuyển các tay sung IS đã đầu hàng quân đội Mỹ và sau đó chỉ điểm cho Mỹ các nơi cất giấu vàng mà nhóm phiến quân này cất giấu. Đây được coi là một thỏa thuận ngầm, theo đó Washington “miễn tội cho hàng trăm thủ lĩnh và chuyên gia của IS”.

Washington chưa bình luận gì về thông tin nói trên.

Hãng SANA cho rằng quân đội Mỹ đã dùng trực thăng để sơ tán các thủ lĩnh IS cùng với gia đình chúng, hoặc vận chuyển các phần tử khủng bố này tới các trại huấn luyện. Tuy nhiên, Washington trước đó cũng cáo buộc nhiều quốc gia đang tìm cách sơ tán các tay súng IS.

Hai tháng trước, Hãng thông tấn Tasnim dẫn lời Chủ tịch Quốc hội Iran Ali Larijani nói rằng Mỹ đã đưa nhiều tay súng IS từ Syria tới Afghanistan. Ông Ali Larijani nêu rõ: “Năm qua, Mỹ đã đưa một số lượng lớn phần tử khủng bố IS đến Afghanistan, động thái có thể một lần nữa gây ra những hỗn loạn tại một số khu vực ở châu Á”.

Tháng 9/2018, hãng SANA đưa tin liên quân do Mỹ đứng đầu đã thành lập một “chiến dịch không vận” ở các khu vực ngoại ô al-Marashida nhằm đưa các thủ lĩnh khủng bố tới một địa điểm không xác định.

Sau khi thất thủ tại Syria, tàn quân khủng bố IS hiện co cụm và cố thủ lại trong một khu vực rộng chỉ 700 m2, chống đỡ những đợt tấn công của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do Mỹ hậu thuẫn.

Đầu tháng này, SDF đã mở chiến dịch tổng tấn công nhằm quét sạch quân khủng bố khỏi hang ổ cuối cùng ở Syria, trong một thị trấn nhỏ mang tên Baghouz ở miền đông nước này.

CNN dẫn lời Tư lệnh chiến dịch của SDF, Tướng Chia Kobani cho biết, với sự hậu thuẫn của lực lượng Mỹ, SDF hiện đã bao vây hang ổ cuối cùng của nhóm khủng bố, nhưng vẫn phải tiến thận trọng để tránh gây thương vong tới hàng nghìn thường dân đang bị IS giữ làm lá chắn sống.

Hầu hết các tay súng IS đã tháo chạy khỏi Syria. Theo CNN, ít nhất 1.000 phần tử IS có thể đã rút vào vùng núi và sa mạc miền Tây Iraq trong vòng 6 tháng qua. Chúng có thể mang theo tới 200 triệu USD.

Đầu tháng này, Tướng Joseph Votel phụ trách các chiến dịch quân sự của Mỹ ở Trung Đông, ước tính có 20.000 tới 30.000 tay súng IS còn lại, phù hợp với con số mà Liên hợp quốc đưa ra từ tháng 8.

Báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ từ mùa hè cho rằng có từ 15.500 đến 17.100 tay súng IS ở Iraq và thêm 14.000 tay súng ở Syria. Trái với các dòng tweet của Tổng thống Mỹ Donald Trump, một quan chức ngoại giao Mỹ cấp cao tỏ ra hoài nghi về định nghĩa IS bị đánh bại.

Theo quan chức này, Mỹ chỉ mới đánh bại được các mạng lưới IS, phá được các nguồn tài chính của IS, các mạng lưới cung cấp vũ khí và những người cung cấp nơi trú ẩn cho chúng.

Trước đó, Tổng thống Trump ngày 15/2 cho biết ông hy vọng IS sẽ bị đánh bại trong vòng 24 giờ. Các tổ chức nhân quyền đã kêu gọi nhà lãnh đạo Mỹ không tăng tốc tấn công để bảo vệ dân thường ở Baghouz.

IS từng kiểm soát phần lớn miền Đông Syria và phía Bắc Iraq và bị SDF cùng lực lượng Iraq đẩy lui. Tại Syria, lực lượng Syria và phe đối lập Syria cũng chống IS dưới sự hậu thuẫn lần lượt của Nga và Mỹ.

Thanh Tuấn/Báo Tin tức

GỬI MC PHAN ANH - TỪ "NHỤC" CHỈ DÀNH CHO KẺ THOÁI HÓA BIẾN CHẤT, COI 3 QUE LÀM BỐ


Gửi MC Phan Anh.

Sáng ra thấy anh chị em yêu nước trên mạng xã hội kịp thời thông não cho chú, tuy nhiên khi vào trang của chú anh thấy rằng chú cần phải có thuốc liều cao thì mới có thể trị bệnh hiệu quả được. Tiện đây anh gửi chú mấy lời sau khi đọc stt của chú:


Có một điều tất yếu đó là hàng triệu năm sau nữa thì Việt Nam và Trung Quốc vẫn là hàng xóm, làng giềng. Chiến tranh đã lùi sâu 40 năm, những vết thương cũng đã liền sẹo; cái cốt yếu bây giờ là tập trung mọi nguồn lực để xây dựng đất nước chứ không phải là khơi lại thù hằn, sách động chiến tranh. Cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc biên giới phía bắc mãi mãi được mọi thế hệ người Việt khắc cốt ghi tâm, tri ân sâu sắc đến những anh hùng, liệt sỹ đã ngã xuống vì đất mẹ Việt Nam; đó là bản hùng ca bi tráng, là chiến thắng của một dân tộc anh hùng trước kẻ thù xâm lược.

Cũng nhắc cho chú nhớ rằng muôn đời người Việt Nam không sợ người TQ nhưng Phan Anh ạ, chú phải hiểu rằng, chiến tranh xảy ra thì ngọc đá đều tan, đó không phải là cái phúc của xã tắc.

Đất nước đang trên đà phát triển mạnh như vũ bão; Việt Nam giờ đây đã có một vị thế đáng nễ trên trường quốc tế và những người đang được hưởng thành quả đó là nhân dân ta, trong đó chú là thằng được hưởng rất nhiều đấy; chú có vợ đẹp, con ngoan, nhà cao, cửa rộng và đó là thứ mà hàng triệu người phải mơ ước đấy.

Anh đồng ý với việc chú dùng từ NHỤC nhưng không phải dùng trong trường hợp này, mà nó phải dành cho chú, một kẻ được đào tạo, ăn học bài bản, là MC truyền hình nhưng tư tưởng thái hóa, biến chất; chú nhận giặc làm bạn, nhận bọn dân chủ giả cầy làm anh em; luận điệu xuyên tạc của chú chỉ có thể hợp với lũ cô hồn vùng 5 chiến thuật Cali và bọn bán hồn cho cái thây ma VNCH thôi vì lũ bò vàng ba sọc đỏ đó nó luôn có tư tưởng phò ngoại bang, manh động và sẵn sàng bán nước bất cứ lúc nào nên chúng ra sức kích động chiến tranh Việt - Trung để chúng đục nước béo cò mà thôi. Chú đang có tất cả, đừng để một ngày có hối cũng không kịp.

Kinh Dương Vương. (18/02/2019|).

NGHỆ THUẬT CHỈ ĐẠO ĐẤU TRANH TRONG CUỘC CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ BIÊN GIỚI PHÍA BẮC

Nghệ thuật chỉ đạo đấu tranh trong Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc

Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 đã khẳng định sức mạnh, bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam trước những thử thách ngặt nghèo.

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm diễn ra sự kiện lịch sử đặc biệt này, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) xin trân trọng giới thiệu bài viết: “Nghệ thuật chỉ đạo đấu tranh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc năm 1979” của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hồ Khang, nguyên Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

Bộ Chỉ huy mặt trận Lạng Sơn cùng chỉ huy Đoàn 327 bàn phương án tác chiến tại hang Chùa Tiên (thị xã Lạng Sơn). Ảnh: Văn Bảo/TTXVN

Đầu năm 1979, khi Quân đội nhân dân Việt Nam tiến công đánh đổ tập đoàn phản động Pol Pot, giúp đỡ nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng, Chính phủ Trung Quốc cùng một số nước phương Tây ra sức tuyên truyền xuyên tạc sự xuất hiện của Quân tình nguyện Việt Nam trên lãnh thổ Campuchia, đồng thời liên tục gây sức ép hạ uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Mục đích của họ muốn chống phá cách mạng Việt Nam, mưu toan áp đặt lợi ích nước lớn trên bán đảo Đông Dương.

Sau khi gây sức ép về chính trị, ngoại giao mà không đạt được mục đích đề ra, ngày 17/2/1979, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã động huy động khoảng 60 vạn quân cùng hàng trăm xe tăng, xe bọc thép; hàng ngàn khẩu pháo các loại... mở cuộc tiến công trực diện vào lãnh thổ Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc từ Phong Thổ (Lai Châu) đến Móng Cái (Quảng Ninh).

Nhân dân Việt Nam đứng trước thử thách to lớn: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kết thúc chưa lâu (1975), hậu quả để lại còn rất nặng nề; lại vừa kết thúc Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam (12/1978) và đang làm nhiệm vụ quốc tế giúp đỡ nhân dân Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot, thực hiện công cuộc hồi sinh đất nước. Mặt khác, kinh tế gặp rất nhiều khó khăn do cấm vận của Mỹ; các thế lực phản động trong và ngoài nước vẫn ra sức hoạt động chống phá... Bên cạnh đó, cuộc đụng đầu lịch sử này có tác động rất lớn đến tâm lý, tình cảm của nhân dân hai nước bởi Trung Quốc là nước đã ủng hộ, giúp đỡ to lớn cả về chính trị, vật chất lẫn tinh thần cho Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến cứu nước (chống Pháp, chống Mỹ) trước đây.

Trước thử thách to lớn ấy, vấn đề chỉ đạo đấu tranh như thế nào được Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương Việt Nam thảo luận rất kỹ. Yêu cầu đề ra là: Vừa phát huy sức mạnh tổng hợp, kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; đồng thời nêu cao tính chính nghĩa và thiện chí mong muốn hòa bình, khôi phục quan hệ hữu nghị hai dân tộc; vừa không để bị ảnh hưởng đến các nhiệm vụ chiến lược khác, nhất là nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia; tiếp tục tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của dư luận quốc tế.

Thực hiện phương châm đề ra, từ ngày 17/2/1979, Chính phủ Việt Nam ra tuyên bố nêu rõ: Nhà cầm quyền Trung Quốc đang đi ngược lại lợi ích của nhân dân, phá hoại nghiêm trọng tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, đồng thời khẳng định nhân dân Việt Nam không có con đường nào khác là thực hiện quyền tự vệ chính đáng của mình để đánh trả.

Về chỉ huy tác chiến, phía Việt Nam chủ trương chưa đưa lực lượng dự bị chiến lược vào quyết chiến sớm, cũng không vội rút đại quân từ Campuchia về nước, dễ gây nên sự xáo trộn bất ngờ mà phát huy sức mạnh tổng hợp chiến tranh nhân dân địa phương, sử dụng lực lượng tại chỗ của Quân khu 1, Quân khu 2 là chính, có sự bổ sung một bộ phận lực lượng từ tuyến sau lên tăng cường. Đồng thời, xây dựng kế hoạch điều động dần các binh đoàn dự bị chiến lược của Bộ sẵn sàng thực hành phản công khi cần thiết, chuẩn bị cho nhân dân cả nước bước vào đối phó với tình huống chiến tranh mở rộng.

Dưới sự chỉ đạo của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, quân dân Việt Nam trên tuyến đầu biên giới kịp thời đánh trả, tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của quân Trung Quốc, buộc đối phương phải tung lực lượng dự bị chiến lược vào tham chiến. Với ưu thế quân đông, nhiều vũ khí trang bị kỹ thuật, quân Trung Quốc lần lượt chiếm được một số địa bàn, thị xã quan trọng như: Lào Cai (19/2), Cao Bằng (24/2), Cam Đường (25/2), Lạng Sơn (5/3)...

Trước tình hình cấp bách đó, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương Việt Nam quyết định điều động lực lượng dự bị chiến lược kết hợp cùng lực lượng tại chỗ chuẩn bị mở những đòn phản công quy mô lớn binh chủng hợp thành.

Thực hiện chủ trương đó, đầu tháng 3/1979, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng ra lệnh cho Quân đoàn 2 (cơ bản đã hoàn thành nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia) nhanh chóng chuyển toàn bộ lực lượng về phía Bắc Hà Nội tập kết, đồng thời ra quyết định thành lập Quân đoàn 5 (ngày 2/3/1979) ngay tại mặt trận biên giới (gồm 4 sư đoàn bộ binh: 3, 338, 327, 337 cùng một số đơn vị kỹ thuật và bảo đảm khác). Ngoài ra, các đơn vị chủ lực của Quân đoàn 1, Quân chủng Phòng không - Không quân và các binh chủng kỹ thuật khác sẵn sàng tham gia chiến đấu.

Chiến sĩ xe tăng Trung đội 1, Đại đội 2, Đoàn 407 truy kích quân địch ở thị xã Lạng Sơn. Ảnh: Thế Thuần/TTXVN

Để phát huy sức mạnh tổng hợp, ngày 4/3/1979, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra lời kêu gọi quân dân cả nước phát huy khí thế cách mạng, hăng hái thi đua lao động sản xuất, chi viện nhiều nhất cho tiền tuyến, quyết tâm giữ vững biên cương Tổ quốc.

Tiếp đó, ngày 5/3, Chủ tịch nước công bố Lệnh tổng động viên. Cả nước cùng đồng lòng hướng về mặt trận. Hàng triệu thanh niên nam, nữ viết đơn tình nguyện đi chiến đấu. Dự trữ vật chất hậu cần phục vụ chiến đấu do đó tăng lên nhanh chóng.

Quyết tâm của Bộ Chỉ huy tối cao Việt Nam, đặc biệt là động thái chuẩn bị mở đòn phản công chiến lược đã tác động mạnh đến tương quan cục diện cuộc chiến và tâm lý của các nhà cầm quyền Trung Quốc, tạo niềm tin sắt đá cho nhân dân cả nước và bạn bè thế giới, nhất là nhân dân Campuchia vừa được Quân tình nguyện Việt Nam giúp đỡ thoát khỏi họa diệt chủng, đang ra sức bảo vệ chính quyền non trẻ. Các nước xã hội chủ nghĩa, các lực lượng tiến bộ cùng nhân dân yêu chuộng hòa bình, công lý trên thế giới tiếp tục lên án mạnh mẽ hành động chiến tranh phi nghĩa của Trung Quốc và kêu gọi ủng hộ Việt Nam.

Chịu tổn thất nặng nề mà chưa đạt được mục tiêu cơ bản đề ra, lại bị dư luận quốc tế lên án mạnh mẽ, ngày 5/3/1979, chính quyền Trung Quốc tuyên bố rút quân khỏi lãnh thổ Việt Nam. Với truyền thống nhân nghĩa, lấy đại cục làm trọng, mong muốn củng cố hòa bình, khôi phục quan hệ hữu nghị giữa hai nước, Trung ương Đảng, Chính phủ Việt Nam chỉ thị cho các lực lượng vũ trang và nhân dân trên mặt trận biên giới phía Bắc ngừng mọi hoạt động quân sự để quân Trung Quốc rút về nước. Đến ngày 18/3/1979, Trung Quốc hoàn thành việc rút quân khỏi Việt Nam.

Thắng lợi của quân dân Việt Nam trong Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 được tạo nên từ nhiều nguyên nhân khác nhau: Đó là tinh thần chiến đấu kiên cường, anh dũng vì độc lập, tự do và sự vẹn toàn lãnh thổ; sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của bè bạn quốc tế; thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc được xây dựng, củng cố qua thời gian; là Quân đội nhân dân tinh nhuệ với đội ngũ tướng lĩnh tài ba đã được rèn luyện, thử thách qua các cuộc chiến tranh... Nhưng bao trùm lên tất cả chính là nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh độc lập, tự chủ, đúng đắn của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nghệ thuật ấy chính là sự vận dụng sáng tạo nghệ thuật đánh giặc truyền thống của cha ông (“lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều”, “tránh thế ban mai, đánh lúc chiều tà”...) và nghệ thuật chiến tranh hiện đại (kết hợp chặt chẽ chiến tranh du kích, chiến tranh chính quy; xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc trên tất cả các mặt chính trị - kinh tế - quốc phòng - an ninh; phát huy sức mạnh chiến tranh nhân dân địa phương, đặc biệt là sức mạnh của lực lượng vũ trang tại chỗ, sức mạnh hậu phương cả nước); đồng thời biết khai thác, phát huy tư tưởng nhân văn “lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”, kết hợp với chủ anh hùng cách mạng Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.

TTXVN/Báo Tin tức

Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2019

TRI ÂN NHỮNG NGƯỜI CÓ CÔNG TRONG CUỘC CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ BIÊN GIỚI PHÍA BẮC

Tri ân những người có công trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc

Đã 40 năm sau cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, nhưng với nhiều người thân của các liệt sĩ, nỗi đau về sự mất mát vẫn hiện hữu. Dù vậy, những gia đình người có công vẫn luôn nỗ lực vươn lên, vượt qua khó khăn. Bên cạnh đó, các chính sách đối với người có công cũng được quan tâm, trong đó có những người đã tham gia cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, ngày càng đầy đủ hơn.

Lực lượng công an vũ trang dũng cảm chiến đấu tại khu vực Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Tạ Hải/TTXVN

Tại cuộc gặp mặt đại biểu thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sỹ tiêu biểu nhân kỷ niệm 40 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc mới đây, bà Vũ Thị Mỹ (70 tuổi), xã Đông Côn, huyện Tiên Minh, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng cho biết: Chồng bà là liệt sĩ Vũ Văn Thơm đã hy sinh tại cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc đúng ngày 17/2/1979. Khi cán bộ trên đơn vị về thăm và trao lại kỷ vật của chồng, chỉ còn chiếc chăn và cái bút bi.

“Chồng tôi đi bộ đội từ những năm 1961. Thời còn tại ngũ, thỉnh thoảng ông ấy cũng viết thư động viên tôi và các con nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. Sau khi ông ấy mất, tôi vẫn luôn nỗ lực vươn lên với sự giúp đỡ của bà con lối xóm, sự quan tâm của Đảng, chính quyền địa phương nên đời sống cũng đã được cải thiện. Nay 3 con tôi đã trưởng thành và luôn chăm lo cho tôi. Công tác quan tâm tới các gia đình thương binh, liệt sĩ cũng ngày càng tốt hơn”, bà Vũ Thị Mỹ chia sẻ.

Còn ông Bùi Văn Tuấn, xã Đại Đồng, Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) cho biết: Anh trai ông là liệt sĩ Bùi Văn Liên hy sinh tại đồi 400, bản Hòa Mục, xã Xuân Hòa, Hà Quảng (Cao Bằng) vào ngày 19/2/1979. Kỷ vật còn lại là lá thư chúc Tết gia đình đúng năm 1979. Theo lời mẹ ông Tuấn kể lại, đây là thư cuối cùng trước khi hi sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc. Trong bức thư là những lời nhớ thương, quan tâm, lo toan tới gia đình ở quê nhà dịp giáp Tết. Kết thúc bức thư, người chiến sĩ biên cương gửi gắm biết bao hứa hẹn, sự lạc quan “thư sau con viết nhiều”, “bao giờ được nghỉ phép về…”.

Cứ Tết đến, vào đúng những ngày tháng 2 lịch sử, gia đình ông Bùi Văn Tuấn lại đem lá thư đó ra để đọc cho con cháu nghe như là một lời nhắc nhở cũng như thương nhớ về người đã khuất.

Tay run run, đôi dòng lệ ngắn dài, ông Tuấn chậm rãi đọc thư: “Hà Quảng, 10/1/1979. Cha mẹ kính quý, các em thương nhớ! Cha mẹ ạ, lâu quá con không nhận được thư gia đình. Lòng con buồn không hiểu vì sao. Thư con đã gửi về cho cha mẹ tính đến nay đã hơn 2 tháng rồi. Con cứ đợi mãi không thấy tin gia đình. Ngồi buồn nhớ nhà, hơn nữa năm hết Tết đến. Năm nay chúng con ăn Tết tại đơn vị và có khả năng là ăn trước Tết… Nhớ cha mẹ và các em, vội cầm ngọn bút thay lời hỏi thăm sức khỏe của cha mẹ và các em. Vui sang năm mới con chẳng biết nói gì hơn, con kính chúc cha mẹ và các em cùng toàn thể trong đại gia đình có sức khỏe thật tốt, sản xuất và học tập thu được nhiều thắng lợi. Phần con mong cho cha mẹ và các em được biết vẫn mạnh giỏi bình an. Cha mẹ không phải lo nghĩ gì đến phần con nhiều miễn làm sao lo đủ cho các em con được ăn học là con vui nhiều”.

Bà Nguyễn Thị Sửu (áo đỏ) tại buổi gặp mặt đại biểu thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sỹ tiêu biểu nhân kỷ niệm 40 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc. Ảnh: TL

Còn bà Nguyễn Thị Sửu, quê xã Quế Lâm, Đoan Hùng (Phú Thọ), 59 tuổi, vợ liệt sĩ Hoàng Trọng Thúy chia sẻ: "Đám cưới của tôi diễn ra vào mùng 4 Tết năm 1980. Ngay sáng mùng 5 Tết, ông Thúy đã phải về lại Trường Quân chính (Tuyên Quang). Sau đó, năm 1984, ông Thúy được điều động lên bảo vệ biên giới phía Bắc tại Vị Xuyên, Hà Giang. Ngày 20/6/1987, ông Hoàng Trọng Thúy đã hy sinh tại Vị Xuyên".

“Phải 50 ngày sau, tôi mới nhận được tin chồng hy sinh tại Hà Giang. Đây là mất mát to lớn nhưng tôi vẫn luôn nhìn vào các con để nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. Lấy nhau 7 năm nhưng hai vợ chồng ở cạnh nhau chưa đầy 6 tháng. Liên lạc với nhau duy nhất là những lá thư. Bức thư cuối cùng ông ấy viết khi con đầu mới vào học lớp 1. Trong thư ông ấy dặn dò con học lớp 1 thật giỏi để lên lớp 2 thì khi về bố mua quà. Tuy nhiên, lời hứa đó vẫn chưa được thực hiện. Đồng đội của chồng tôi là ông Đào Đắc Điểm hàng năm vẫn đến tặng quà là chiếc cặp, cuốn sách… để động viên các con tôi”, bà Nguyễn Thị Sửu chia sẻ.

Cũng theo bà Sửu, mỗi lần nhìn di ảnh của chồng, bà thầm nói với chồng mong ông siêu thoát phù hộ cho vợ con. Vì lúc ông Thúy còn sống, mỗi lần bận đi công tác, bà thường nói với chồng cứ yên tâm công tác, mọi việc ở nhà đã có gia đình... Giờ ông Thúy đã hy sinh vì Tổ quốc, bà Sửu đã thay chồng vừa là mẹ vừa là cha chăm sóc hai con khôn lớn, trưởng thành…


Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy, nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 2 cho biết: “Cuộc chiến đã kết thúc, tuy nhiên còn nhiều hài cốt của liệt sĩ vẫn nằm dọc biên giới. Bây giờ chúng ta phải có trách nhiệm quy tập đưa các đồng đội về các nghĩa trang và quê mẹ…, nếu không vài chục năm nữa thi hài các chiến sĩ sẽ thành nước, thành đá… Thông tin Bộ Chỉ huy quân sự Hà Giang thành lập đơn vị quy tập các hài cốt liệt sĩ vẫn còn nằm lại trên điểm cao của chiến trường xưa cần sớm triển khai ”.

Còn Thứ trưởng Bộ LĐTBXH, Lê Tấn Dũng cho biết, trong những năm tới, công tác tìm kiếm, quy tập mộ liệt sĩ sẽ tiếp tục được quan tâm hơn nữa; việc rà soát bom, mìn sót lại sau chiến tranh sẽ tập trung ở những nơi có địa hình hiểm trở, nhất là ở các cao điểm trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, trong đó có huyện Vị Xuyên (Hà Giang). Việc giải quyết tồn đọng sau chiến tranh, xác nhận người có công với cách mạng cũng được triển khai quyết liệt, khẩn trương, trách nhiệm.

Đáng chú ý, những điểm chưa hợp lý trong quá trình triển khai chính sách ưu đãi người có công đang được các cơ quan chức năng nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung.

Theo ông Đào Ngọc Lợi, Cục trưởng Cục Người có công (Bộ LĐTBXH), Pháp lệnh ưu đãi người có công hiện nay chưa quy định chế độ ưu đãi đối với người tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, bị địch bắt sau ngày 30/4/1975; mức trợ cấp một lần cho đối tượng hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế còn thấp… Những nội dung này được đề xuất điều chỉnh, bổ sung cũng có nghĩa là các chính sách dành cho người có công trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc sẽ ngày càng đầy đủ, hoàn thiện hơn.

Trong những năm qua, các cấp, ngành chức năng luôn quan tâm đến người có công nói chung, người có công trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc nói riêng bằng những việc làm cụ thể, thiết thực và bằng những tình cảm, trách nhiệm cao nhất.

XM/Báo Tin tức

VENEZUELA - TIN GIẢ PHỤC VỤ TUYÊN TRUYỀN CHIẾN TRANH CỦA HOA KỲ


Venezuela - Tin giả phục vụ tuyên truyền chiến tranh của Hoa Kỳ

Đó là tên bài mà trang mạng ở Đức NachDenkSeiten - kritische Website đăng ngày 15-2-2019. Trong đó có đoạn viết:

"Một cây cầu đã trở nên nổi tiếng vào cuối tuần này. Hầu như tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng Đức đã sử dụng hình ảnh của cầu La Tienditas trên biên giới Colombia-Venezuela để minh họa cuộc xung đột giữa đại diện phe đối lập "tốt" Guaidó và Tổng thống "xấu xa" Maduro. Theo đó, người đầu tiên muốn ngăn chặn một "thảm họa nhân đạo" bằng cách muốn được cung cấp viện trợ, trong khi người sau ngăn cản điều này bằng cách chặn cây cầu đó. Đây là một câu chuyện "đẹp", nhưng „đáng tiếc“ là không đúng sự thật. Cầu La Tienditas đã bị chặn từ năm 2016 bởi Colombia để ngăn cản người tị nạn Venezuela. Huyền thoại mới này về cây cầu được phát tán rộng rãi bởi Ngoại trưởng Hoa Kỳ ông Pompeo. Mặc dù từ hôm thứ Bảy, ngày 9-2-2019 đã rõ ràng, đây là một tin vịt tuyên truyền, nhưng phương tiện truyền thông Đức vẫn chưa cải chính việc họ đưa tin sai sự thực …"

Một trong những địa chỉ truyền thông tham gia phát tán tin giả này là Đài truyền hình công cộng số 1 ARD của Đức. Bản tin thời sự Tagesschau, ngày 07.02.2019 đưa tin sau: „Cuộc đấu tranh quyền lực ở Venezuela - Với những rào cản để chặn hàng cứu trợ. Tổng thống lâm thời tự bổ nhiệm của Venezuela Guaidó đã yêu cầu viện trợ. Nhưng đối thủ của ông trong cuộc đấu tranh quyền lực, Tổng thống Maduro, không cho hàng cứu trợ vào nước này. Ông đã cho quân đội chặn cây cầu biên giới“.

Xin nói thêm, trang mạng ở Đức NachDenkSeiten-kritische Website là một phần của báo chí nghiêm chỉnh ở Đức. Chủ biên trang mạng là ông Albrecht Müller, sinh ngày 16-5-1938 là một nhà kinh tế học, nhà báo và cựu chính trị gia, trước đây là đảng viên SPD. Ông là là Giám đốc Kế hoạch trong văn phòng Thủ tướng Liên bang dưới thời Thủ tướng Willy Brandt và Helmut Schmidt, dân biểu Quốc hội Đức từ 1987 đến 1994 cho SPD. Từ năm 2003 ông là chủ biên, tác giả và đồng biên tập của NachDenkSeiten.

Link của NachDenkSeiten-kritische Website, 15-2-2019

Bài của Đài truyền hình công cộng số 1 ARD Tagesschau, ngày 07.02.2019

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia tiếng Đức viết về ông Albrecht Müller:

Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2019

TRẦN LỆ XUÂN BỊ TỔNG THỐNG KENNEDY GỌI LÀ "CON CHÓ CÁI NGẠT MŨI" VÀ "Ả BỊ BỊNH ĐÁI ĐƯỜNG" !


Trong cuốn Finding the Dragon Lady của Tác giả Monique Brinson Demery có đoạn:

"…Vào tháng 11 năm 1963, Ngô Đình Diệm và em trai Ngô Đình Nhu đã bị xử tử dã man trong một cuộc đảo chính do Chính phủ Mỹ tổ chức và hỗ trợ. Tổng thống Kennedy sau đó đã giải thích với người bạn thân của mình Paul Red Fay rằng, lý do Hoa Kỳ đưa ra quyết định định mệnh để loại bỏ gia đình độc tài họ Ngô, do một phần không nhỏ vì Đệ nhất phu nhân - Madame Nhu. Kennedy nói “Con chó cái chết tiệt đó”, - Fay nhớ lại lời của Tổng thống Kennedy, “nó phải chịu trách nhiệm ... Con chó cái đó đã bị bịnh tắc mũi, nó không ngửi thấy mùi gì cả, và làm sôi sục toàn bộ tình hình lên…"

Không ngẫu nhiên mà Kennedy nói vậy, vì khi Diệm Nhu tiến hành tiêu diệt Phật giáo bắt đầu vào Lễ Phật Đản 1963, Mỹ thấy lo lắng cho danh dự của Hoa Kỳ vì đã có những “đứa con nuôi hư hỏng” nên Washington dọa cắt viện trợ kinh tế và quân sự cho chính quyền Sài Gòn. Lo lắng không cần thiết, vì đó chỉ là lời đe dọa của một người bố với đứa con hư, nhưng Diệm tưởng thật bèn sai người “có tài ăn nói” sang Mỹ để vận động.

Đến nơi, ngày 17/9/1963, trước một cuộc họp khoán đại của Quốc hội Mỹ, Trần Lệ Xuân lớn tiếng: ”Người ta nói Cộng Sản là xấu, nhưng Hoa Kỳ còn đê tiện hơn nhiều !…” và “Các cố vấn Quân sự Mỹ tại miền Nam chỉ là những tên mê gái, và tham vật chất, giỏi hối lộ và đê tiện, vì đã báo cáo sai về gia đình họ Ngô…” (Ngầm chỉ đại sứ Cabologde, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert McNamara và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Tướng Maxwell Taylor).

Khi nói về Phật giáo trước QH Mỹ Xuân nói, “Đàn áp Phật giáo ư ?, không, chúng tôi chỉ giết nhưng bọn côn đồ khoác áo cà sa mà thôi…!”

Cuộc đảo chính đánh dấu sự sụp đổ của chính quyền Diệm và trở thành tâm điểm cho việc Hoa Kỳ can thiệp sâu vào cuộc xung đột kéo dài hàng thập kỷ tại Việt Nam. Cái chết của Kennedy và sự tàn bạo của cuộc chiến sau đó đã che mờ ký ức về Madame Nhu, với sự pha trộn đáng sợ của bà ấy vừa khốc liệt và vẻ đẹp. Nhưng vào thời điểm đó, David Halberstam nhớ lại, bà ta là một nữ độc tài, một đứa ham tình dục, xinh đẹp, nhưng lại mắc bệnh tiểu đường… còn Malcolm Browne đã gọi bà ta là kẻ thù nguy hiểm nhất của phái đàn ông nếu dại dột dan díu phải !!!

Bản chất của Trần Lệ Xuân đã như vậy…Ấy thế mà Trần Bình Minh ,Võ Văn Thưởng, Nguyễn Mạnh Hùng và đồng lõa tìm cách suy tôn “con chó cái” trên VTV là “Vẻ Đẹp Việt !”