Ong Bắp Cày
Thật ra vụ "Cô Gái Điện Biên" đám lều báo không xót thương gì nữ nạn nhân, nhưng lại lợi dụng sự vụ để tấn công ngành công an, mà thực chất là tấn công chế độ. Thật tiếc đám bất lương dắt mũi được nhiều người a dua, kém hiểu biết, trong đó có cả nhà báo, nhân sĩ, trí thức và cựu chiến binh.
Báo nào đó đăng những bài theo kiểu, "Nhận thưởng là ăn mừng trên nỗi đau của gia đình nạn nhân" đều là báo lệch lạc về chính trị. Tôi cũng để ý thấy những tờ này có xu hướng tấn công bới móc chính quyền nhiều hơn là xây dựng.
Về vụ này, tôi cho rằng, lực lượng công an, từ cơ quan Bộ tới các địa phương, từ lãnh đạo tới cán bộ chiến sĩ tham gia vụ này trước hết là vì nhiệm vụ và cũng không phải họ phá án để mong được khen thưởng. Họ nỗ lực phá án là để tìm ra thủ phạm, để sẻ chia, làm vơi đi nỗi đau của gia đình nạn nhân, để phòng ngừa, ngăn chặn các vụ việc phạm tội tiếp theo. Và những nỗ lực đêm ngày của họ đã được đền đáp. Sau 72 giờ các đối tượng đã bị bắt. Tôi cũng cho rằng những nỗ lực tiếp theo vẫn còn dai dẳng.
Với kết quả trên, trong bối cảnh Tết nguyên đán và tính chất mức độ nghiêm trọng của vụ việc, lực lượng tham gia phá án xứng đáng nhận được sự khen thưởng không chỉ từ nhân dân mà còn từ cơ quan thi đua.
1. Tại thời điểm tiếp nhận trình báo mất tích tối 30 tết, các cấp Công an đều tập trung cao độ cho việc bảo vệ trật tự tại các địa điểm công cộng, duy trì trật tự trị an chung cho mọi người. Việc gia đình không liên lạc được với cô gái, chưa nói lên điều gì, vì có thể bị tai nạn hoặc sự cố nào đó.... Chưa biết là chuyện gì, có phải án hay không, địa bàn rửng núi, đi lại khó khăn như vậy mà đòi tập trung lực lượng truy tìm ráo riết, là điều không thể.
Cấn nói rõ để các anh chị làm báo hiểu rằng, khác với các anh chị, công an địa phương phải duy trì 100% quân số trực làm nhiệm vụ bảo vệ ANTT đêm giao thừa.
2. Ngay sau khi phát hiện tử thi, xác định có dấu hiệu tội phạm, 100% quân điều tra hình sự của các huyện, xã đã được huy động vào cuộc, tổ chức rà soát hơn 1.000 người để tìm ra Vương Văn Hùng.
Đó là nỗ lực rất lớn xuyên ngày tết, vượt ra khỏi địa danh hành chính của tỉnh, vào tận TP Hồ Chí Minh và 3 tỉnh Tây Nguyên, căng sức giám sát dọc tuyến biên giới Việt Lào đề phòng đối tượng trốn... để có được kết quả hôm nay. Xin không nói ra những quãng đường họ đã phải đi bằng đôi chân xuyên rừng để thực thi nhiệm vụ.
Chừng ấy thời gian, họ hầu như không ngủ, không được về nhà ăn bát cơm đoàn tụ, hy sinh cái Tết riêng của gia đình vì nhiệm vụ chung. Phải có sự tập trung cao độ cho các hoạt động điều tra thì mới có kết quả như đã thấy. Rõ ràng họ xứng đáng được biểu dương, khen ngợi về trách nhiệm công vụ.
3. Các anh chị ác ý cho rằng lực lượng công an đã nhận tin cô gái bị giết mà không vào cuộc điều tra ngay là sai, là thiếu hiểu biết và cũng là tận cùng của sự khốn nạn.
Ngay khi nhận tin cô gái đi giao gà chưa thấy về nhà vào tối 30 Tết, dù chưa biết đó có phải là vụ mất tích hay giết người hay không, lực lượng tiếp nhận đã phải liên hệ với các đơn vị nghiệp vụ, các địa bàn, các cơ sở trong dân để nắm tình hình. Việc làm này được tiến hành liên tục trong suốt ngày mồng 1 và mồng 2 Tết.
Khi nhận được tin phát hiện xác chết của một cô gái, lực lượng công an đã ngay lập tức tổ chức bảo vệ hiện trường (bước cơ sở để tiến hành điều tra) và mở rộng công tác nắm tình hình. Đồng thời xác minh số điện thoại người gọi điện, nhắn tin cho nạn nhân và người thân trong gia đình và triển khai các chốt dẫn ra biên giới và các ngả đường dẫ tới các địa phương khác. Lực lượng công an ở biên giới được lệnh giám sát kỹ càng và phối hợp chặt chẽ với bộ đội Biên phòng. Lực lượng ở Bộ cũng được báo cáo và ngay lập tức được tăng cường lên Điên Biên phối hợp điều tra.
Đã có vài chục cán bộ công an ở Bộ và Điện Biên mất tết, phải xa gia đình thực hiện nhiệm vụ. Chưa có một cán bộ chiến sĩ nào kêu ca phàn nàn về điều này. Điều này nói lên cái gì nếu không phải là ý thức trách nhiệm trước công việc?
Công sức, trách nhiệm của họ như vậy mà các anh chị báo chí không những xổ toẹt mà còn quay lại cào phím kết tội họ "thiếu trách nhiệm" với những lập luận ngây ngô.
Tôi cho đó là tột cùng của sự khốn nạn. Đó là thứ tư duy rác rưởi tởm nôn.
4. Những người làm trong ngành công an, Viện Kiểm sát sẽ không có ai muốn chứng kiến cảnh Khai quật lại tử thi để pháp y lại. Về cảm quan, đó là cực hình mà cực chẳng đã, vì yêu nghề, vì trách nhiệm mà họ phải làm. Phải mổ lại một tử thi đang phân hủy vào dịp Tết nguyên đán có lẽ là việc làm khó khăn ngay cả với nhà báo tới chứng kiến vụ việc.
Tôi cũng cam đoan rằng, không ai muốn gia đình nạn nhân thêm một lần đau vì phải khai quật để pháp y lại. Nếu không vì mục đích tìm ra hung thủ, làm rõ bản chất vụ án, thì cũng chẳng ai muốn làm việc đó.
Nói thẳng, việc khai quật lại đã làm cho nỗi đau của gia đình nạn nhân tăng một, thì việc khai tác quá mức vụ việc khiến cho nỗi đau của gia đình nạn nhân nhan lên gấp bội. Tin tức vụ việc đau lòng nhan nhản trên các mặt báo mà nội dung không có gì mới được nhai đi nhai lại, sao chép của nhau, có bổ sung vài giả thiết vớ vẩn thể hiện trình độ cũng như trải nghiệm nghèo nàn của phóng viên.
Với nỗ lực ấy, việc khen thưởng là lời động viên khích lệ lực lượng phá án, biểu dương sự hy sinh quên mình của họ vì nhiệm vụ.
Kẻ nào làm báo mà viết rằng, "công an nhận thưởng là ăn mừng trước nỗi đau của dân" chính là kẻ táng tận lương tâm, không đủ tài đức làm báo. Dư luận không khó nhận ra thái độ hằn học của họ với công an không phải xuất phát từ niềm thương cảm với nữ nạn nhân mà vì thái độ thù địch với xã hội.
5. Dù mới chỉ tiếp cận thông tin qua báo chí tử tế và chủ yếu là qua các nguồn cá nhân, nhưng tôi cho rằng, xét về thời gian và phương pháp điều tra của lực lượng công an rất xứng đáng được khen.
Đây là vụ phạm tội có tổ chức, nghĩa là các đối tượng có sự bàn bạc, phân công vai trò, vị trí, nhiệm vụ cho các đối tượng cụ thể và sau khi giết nạn nhân, chúng còn nhiều lần gặp nhau để bàn bạc việc chối tội, đánh lừa dư luận. Thủ đoạn gây án khá tinh vi ngay từ việc tính toán sử dụng SIM điện thoại đã cho thấy tính chất khó khăn của vụ án. Vì là phạm tội có tổ chức nên tính chất nguy hiểm cũng như khó khăn trong điều tra được nhân lên gấp bội.
Được biết, ban chuyên án đã nhận định, đánh giá đúng về tính chất vụ án, diện đối tượng gây án, từ đó đưa ra giả thuyết thủ phạm là người địa phương, thành phần bất hảo để tổ chức truy xét rất đúng hướng; hoạt động rà soát làm rộng và sâu. Đã có hơn 1.000 người được đưa vào diện nghiên cứu, tổ chức xác minh và giải nghi là việc làm rất thận trọng, đảm bảo không sót lọt, oan sai... Việc tổ chức xác minh diện rộng như vậy đòi hỏi óc tổ chức điều tra cực tốt và đương nhiên là nỗ lực và trách nhiệm của mỗi cán bộ chiến sĩ.
Không phải ngẫu nhiên mà cả 5 đối tượng đều lần lượt bị tóm mà không kịp, không thể chạy trốn. Và khi bị bắt, dù chúng cực kỳ ngoan cố, chỉ khai nhỏ giọt...nhưng cuối cùng thì ý chí chống đối của chúng từng được củng cố khi bàn bạc với nhau trước khi bị bắt đã bị bẻ gãy. Từng đối tượng đã phải khai báo đúng với thực tế, phù hợp với những tài liệu, chứng cứ mà lực lượng công an thu thập được. Nhờ đó vụ án được phá.
Thật nực cười khi một số nhà báo lâu năm cũng be be lên rằng công an có sai xót trong nghiệp vụ điều tra. Và nực cười hơn nữa những lập luận ngây ngô của những bộ não khuyết tật ấy lại được đăng trên những tờ báo có tiếng.
Nhân vụ việc này, tôi đang cảm thấy lo lắng về trình độ, đạo đức và thái độ làm báo của một số phóng viên hiện nay. Họ là ai xin hãy đọc những bài về cùng chủ đề này trên báo sẽ biết.