Thứ Tư, 27 tháng 2, 2019

ĐẬP TAN ÂM MƯU LỢI DỤNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH

FB Bình Minh

Trong thời gian qua, đã xuất hiện một số cá nhân lợi dụng chủ trương của Đảng, Nhà nước về chính sách đối với người có công, mạo danh, lợi dụng tên tuổi của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội để thành lập “Ban Liên lạc người có công với cách mạng Việt Nam” hoạt động trái phép và tìm cách phát triển tổ chức, tuyên truyền, lôi kéo người tham gia, trong đó có cả cựu sỹ quan, tướng lĩnh quân đội, cán bộ cấp cao đã nghỉ hưu, trí thức, hội viên các hội quần chúng…

Với tính chất hoạt động phức tạp, tinh vi của “Ban Liên lạc người có công với cách mạng Việt Nam” (Ban liên lạc) do ông Nguyễn Ngọc Luận, sinh năm 1942, là Thượng sỹ quân đội, nguyên giáo viên quân sự Trường Cao cấp nghiệp vụ ngân hàng đã nghỉ hưu nhưng tự xưng là Giáo sư, Tiến sỹ, Đại tá quân đội, đã đứng ra thành lập trên địa bàn Thành phố Hà Nội đầu năm 2018.

Ban liên lạc có ý đồ mở rộng phạm vi hoạt động ra các địa phương trên cả nước nên đã ra văn bản số 01/BLL gửi tới các Tỉnh ủy, Thành ủy, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với nội dung giới thiệu về tôn chỉ, mục đích hoạt động về đề nghị tạo điều kiện quan tâm, giúp đỡ để triển khai thành lập các “Ban Liên lạc người có công với cách mạng Việt Nam” ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Kèm theo văn bản này là một số tài liệu, trong đó đáng chú ý có nội dung: “Năm 2018, Thường trực Ban liên lạc người có công với cách mạng Việt Nam tiếp tục hướng dẫn để người có công trên toàn quốc đăng ký hội viên sáng lập Hội người có công Việt Nam, ra mắt Ban liên lạc người có công trên toàn quốc…”.

Tại Hà Nội đã xuất hiện “Ban liên lạc Thành phố Hà Nội” và một số “Ban liên lạc” tại quận Hai Bà Trưng, huyện Thanh Oai, Đông Anh, Sóc Sơn.

Hoạt động của một số kẻ cầm đầu “Ban liên lạc người có công với cách mạng Việt Nam” có nhiều dấu hiệu lừa đảo, tính chất phức tạp nhằm trục lợi, lợi dụng tên tuổi của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội để hoạt động. Ngày 6/1/2018, “Ban liên lạc” ra văn bản có nội dung “Tôn vinh đồng chí Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng là trưởng ban liên lạc danh dự” và công bố danh sách 89 người tham gia, trong đó có Thượng tướng Nguyễn Thế Trị, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Giám đốc Học viện Quốc Phòng; Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tư lệnh Quân khu IV; Thiếu tướng Nguyễn Thành Định, nguyên Phó Tư lệnh, Bộ Tư lệnh Công binh; ông Dương Minh Đỗ, nguyên Phó Cục trưởng Cục người có công, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Tuy nhiên, thực tế, các đồng chí trên đều không biết và không tham gia “Ban liên lạc người có công với cách mạng Việt Nam”.

Qua đấu tranh, cơ quan công an đã làm rõ cơ cấu tổ chức, tính chất hoạt động của “Ban liên lạc người có công với cách mạng Việt Nam” là tổ chức tự xưng, chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật. Ông Nguyễn Thành Luân đã thừa nhận hành vi sai trái của mình và của “Ban liên lạc” để tuyên bố giải tán, chấm dứt hoạt động của “Ban liên lạc” ở các cấp, xóa bỏ các chức danh tự phong, giao nộp con dấu của “Ban liên lạc” cho cơ quan công an.

Đến nay, tổ chức của “Ban liên lạc người có công với cách mạng Việt Nam” trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã bị phá rã, không thực hiện được ý đồ mở rộng phạm vi hoạt động, thành lập các tổ chức tại các địa phương khác trên cả nước./.

DÂN BIỂU ÚC BẢO KÊ CHO KHỦNG BỐ - HÀNH ĐỘNG NGU XUẨN, TRƠ TRẼN

Khoai@

Tôi thực sự khong hiểu nổi tại sao một số người là dân biểu của Úc lại có thể đi bảo kê cho một tên khủng bố. Có lẽ là lấy le, đánh bóng tên tuổi, ra cái điều vì dân để kiếm phiếu chăng. Nếu thế thì hành vi ấy chả khác gì một cô cave đầu đường Trần Duy Hưng nhờ ông chú bên Thiên Địa quảng cáo hàng họ. 

Trên trang mạng của tổ chức khủng bố Việt Tân liên tục đưa tin về chuyện một số dân biểu Úc viết thư yêu cầu phía Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ông Châu Văn Khảm. Có thể kể ra một vài cái tên như Milton, Luke Donnallen, Anne Ally...

Lạ là, một số dân biểu này lại lớn tiếng "yêu cầu phía Việt Nam phải trả tự cho Ngô Văn Khảm". 

Cô dân biểu Anne Aly viết:

“Tôi viết thư để bày tỏ mối quan tâm của tôi về tình hình của ông Châu, một công dân Úc hiện đang bị giam giữ tại Việt Nam. Tôi đã được một thành viên của Việt Tân thông báo rằng ông Châu − năm nay 69 tuổi − là một người đấu tranh cho dân chủ, đã bị bắt tại Sài Gòn vào ngày 13/1/2019 và các điều kiện giam giữ có thể đang ảnh hưởng đến sức khỏe của ông.

Ông Châu đã bị bắt trong khi gặp một nhà hoạt động xã hội dân sự Việt Nam. Chính phủ Việt Nam cáo buộc ông ta đã phạm tội và vì thế ông đã không được phép tiếp xúc với luật sư. Tôi cảm thông với những lo lắng của gia đình ông Châu về các vấn đề sức khỏe của ông trong thời gian bị giam giữ này. 

Chính vì thế, tôi mong bà − trong phạm vi có thể − quan tâm đến những việc như sau:

− những hành động mà Bộ Ngoại giao và Thương mại (DFAT) đang thực hiện để bảo đảm việc trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ông Châu.". Hết trích.

Ở Việt Nam, hành vi của dân biểu Anne Aly được gọi là bảo kê. Kẻ bảo kê cho tội phạm khủng bố cũng xứng đáng bị pháp luật Việt Nam và quốc tế trừng trị.

Châu Văn Khảm là thành viên của tổ chức phản động, khủng bố Việt tân. Trước thềm tết Nguyên đán, nhận nhiệm vụ của Việt Tân, Châu Văn Khảm đã xâm nhập vào Việt Nam để thực hiện các hoạt động khủng bố nhưng đã bị Công an Việt Nam phát hiện và bắt giữ.

Việc các dân biểu Úc ra mặt công khai bênh vực, ủng hộ cho Châu Văn Khảm theo yêu cầu của Việt tân là việc làm dại dột bởi nó anh hưởng ngay đến uy tín, danh dự của các dân biểu. 

Chuyện các dân biểu Úc lớn tiếng yêu cầu Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Châu Văn Khảm là trơ trẽn và ngu xuẩn. Nó một mặt cho thấy não trạng chậm tiến của các dân biểu này và mặt khác là đi ngược nguyên tắc tôn trọng và không can thiệp công việc nội bộ của Việt Nam. 

Việt Nam là quốc gia độc lập, có chủ quyền, có hệ thống luật pháp, và bằng hệ thống luật pháp ấy, Việt Nam sẽ trừng trị mọi loại tội phạm bất kể là tôi phạm mang quốc tịch nào. Đến điều đơn giản như thế mà các dân biểu không hiểu thì nói gì đến đại diện cho dân?

Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2019

ÔNG NGUYỄN BÁC SON CHỈ ĐẠO, QUYẾT ĐỊNH NHIỀU NỘI DUNG TRÁI QUY ĐỊNH

Ông Nguyễn Bắc Son chỉ đạo, quyết định nhiều nội dung trái quy định

TPO - Liên quan đến thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần AVG, theo cơ quan chức năng, ông Nguyễn Bắc Son đã trực tiếp chỉ đạo và quyết định nhiều nội dung liên quan đến Dự án không đúng quy định…

Cảnh sát khám nhà ông Nguyễn Bắc Son

Ngày 23/2, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam hai cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông là ông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn vì liên quan đến sai phạm trong thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần AVG.

Cả hai bị can nêu trên đều bị khởi tố về tội danh “Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Điều 220 Bộ luật hình sự năm 2015. Các quyết định tố tụng của cơ quan điều tra đã được Viện KSND Tối cao phê chuẩn.

Trước đó, tại kết luận thanh tra dự án MobiFone mua 95% cổ phần AVG, Thanh tra Chính phủ (TTCP) xác định Bộ TT&TT với vai trò, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp và quản lý nhà nước về thông tin, truyền thông song đã thiếu trách nhiệm, có dấu hiệu cố ý làm trái các quy định của pháp luật trong việc quyết định phê duyệt dự án.

Dấu hiệu vi phạm pháp luật của một số cán bộ lãnh đạo Bộ TT&TT được TTCP chỉ rõ: “Tuy dự án đầu tư chưa được Thủ tướng chấp thuận chủ trương, nhưng ngày 21/12/2015, Bộ TT&TT đã ban hành Quyết định số 236: Phê duyệt Dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của MobiFone, vi phạm Luật Ðầu tư; Phê duyệt Dự án đầu tư khi chưa phê duyệt chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm, vi phạm Luật số 69/2014/QH13; chưa phê duyệt dự án đầu tư thuộc danh mục dự án nhóm A, vi phạm Nghị định số 99/2012/NÐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ”.

Liên quan đến những sai phạm trong thương vụ chuyển nhượng cổ phần trị giá hơn 8.000 tỷ đồng nêu trên, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã họp, xem xét, kết luận việc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng Bộ TT&TT trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện dự án này.

Theo đó, UBKT xác định: ông Nguyễn Bắc Son, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư BCSĐ, nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của BCSĐ nhiệm kỳ 2011-2016.

Ông Son đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; có biểu hiện áp đặt, thiếu dân chủ trong lãnh đạo, chỉ đạo, không bàn bạc, thảo luận trong tập thể BCSĐ, trực tiếp chỉ đạo và quyết định nhiều nội dung liên quan đến Dự án không đúng quy định; ký văn bản trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án và giao cho cấp dưới ký một số văn bản liên quan đến Dự án có nội dung trái quy định, không đúng nhiệm vụ được phân công; thiếu chỉ đạo, kiểm tra quá trình thực hiện Dự án, để xảy ra nhiều vi phạm. 

Sai phạm của hai cựu bộ trưởng rất nghiêm trọng

“Những vi phạm của BCSĐ Bộ TT&TT, đồng chí Nguyễn Bắc Son, đồng chí Trương Minh Tuấn, đồng chí Phạm Đình Trọng, của Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng công ty Mobifone và các đồng chí Lê Nam Trà, Cao Duy Hải là rất nghiêm trọng, vi phạm của đồng chí Phạm Hồng Hải là nghiêm trọng, đã làm thất thoát lớn tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến hoạt động và quá trình cổ phần hóa của Tổng công ty Mobifone, đến uy tín của tổ chức đảng và Bộ Thông tin và Truyền thông, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật", thông báo của UBKT T.Ư nêu rõ.

Sau khi xem xét đề nghị của UBKT Trung ương, Bộ Chính trị đã họp, xác định những vi phạm của Nguyễn Bắc Son là rất nghiêm trọng và đề nghị Ban Chấp hành Trung ương xem xét thi hành kỷ luật nghiêm minh đối với ông Nguyễn Bắc Son theo thẩm quyền…Đến tháng 10/2018, ông Nguyễn Bắc Son đã bị các cấp có thẩm quyền kỷ luật bằng hình thức: Cách chức Uỷ viên Trung ương Đảng khoá XI và Bí thư Ban cán sự đảng Bộ TT&TT nhiệm kỳ 2011-2016; xóa tư cách nguyên Bộ trưởng Bộ Bộ TT&TT nhiệm kỳ 2011-2016.

Còn ông Trương Minh Tuấn bị kỷ luật cảnh cáo; cho thôi chức Bí thư Ban cán sự đảng Bộ TT&TTnhiệm kỳ 2016-2021. Sau đó, ông Tuấn bị miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ TT&TT và được phân công giữ chức Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.

Trước đó, tại kết luận thanh tra dự án MobiFone mua 95% cổ phần AVG, Thanh tra Chính phủ (TTCP) xác định Bộ TT&TT với vai trò, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp và quản lý nhà nước về thông tin, truyền thông song đã thiếu trách nhiệm, có dấu hiệu cố ý làm trái các quy định của pháp luật trong việc quyết định phê duyệt dự án.

Dấu hiệu vi phạm pháp luật của một số cán bộ lãnh đạo Bộ TT&TT được TTCP chỉ rõ: “Tuy dự án đầu tư chưa được Thủ tướng chấp thuận chủ trương, nhưng ngày 21/12/2015, Bộ TT&TT đã ban hành Quyết định số 236: Phê duyệt Dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của MobiFone, vi phạm Luật Ðầu tư; Phê duyệt Dự án đầu tư khi chưa phê duyệt chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm, vi phạm Luật số 69/2014/QH13; chưa phê duyệt dự án đầu tư thuộc danh mục dự án nhóm A, vi phạm Nghị định số 99/2012/NÐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ”.

DI RỜI BÁT HƯƠNG TRƯỚC TƯỢNG ĐỨC THÁNH TRẦN HƯNG ĐẠO ĐỂ TÔN TẠO, TU SỬA

Di dời bát hương trước tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo để tôn tạo, tu sửa

Bà Trần Kim Yến, Bí thư Quận ủy quận 1, TP Hồ Chí Minh, ngày 18/2 cho biết, việc di dời bát hương trước tượng đài Đức thánh Trần Hưng Đạo tại Công trường Mê Linh (quận 1, TP Hồ Chí Minh) là để tôn tạo, tu sửa, trang trí nơi đây thành một địa điểm phục vụ cho người dân và du khách đến tham quan.

Sau khi di dời bát hương tại tượng đài Trần Hưng Đạo để thực hiện công tác tôn tạo, tu sửa... việc dâng hương ở tượng đài là không phù hợp nên bát hương sẽ được đưa về đền thờ Đức thánh Trần ở số 36 Võ Thị Sáu, phường Tân Định (quận 1).

Tượng đài Trần Hưng Đạo tại Công trường Mê Linh (quận 1).

Theo Văn phòng UBND TP Hồ Chí Minh, trong tháng 10/2018, Sở Văn hóa - Thể thao TP Hồ Chí Minh đã có văn bản báo cáo UBND TP Hồ Chí Minh về thực trạng, đề xuất tu sửa và tôn tạo 2 tượng đài trên địa bàn quận 1 là tượng Trần Hưng Đạo và Thánh Gióng và đã được UBND TP Hồ Chí Minh chấp thuận, đồng ý cho tu sửa, tôn tạo từ ngày 14/2/2019.

Tượng đài Trần Hưng Đạo nằm tại Công trường Mê Linh có chiều cao 4m, đặt trên bệ hình 3 cạnh cao 12m, ốp đá màu nâu, 3 mặt đế tượng có 6 mảng phù điêu diễn tả các trận đánh tiêu diệt giặc ngoại xâm. Tượng đài Thánh Gióng nằm ở vòng xoay Ngã 6 đường Cách Mạng Tháng 8. Tượng và bệ tượng cao 6m, ngoài tô đá rửa và được quét sơn nhiều lần, được xây dựng trước năm 1975 bằng chất liệu bê tông. Cả 2 tượng có quá trình lịch sử hình thành, gắn với người dân TP Hồ Chí Minh nhưng đều trong tình trạng xuống cấp, cần được tu sửa để đảm bảo an toàn và cảnh quan trung tâm TP Hồ Chí Minh.

Tin, ảnh: Hoàng Tuyết/Báo Tin tức

Cực nóng: KHỞI TỐ, BẮT TẠM GIAM ĐỂ ĐIỀU TRA ĐỐI VỚI ÔNG NGUYỄN BẮC SON VÀ ÔNG TRƯƠNG MINH TUẤN

Khởi tố, bắt tạm giam để điều tra đối với bị can Nguyễn Bắc Son và bị can Trương Minh Tuấn

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đang điều tra mở rộng vụ án Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tổng Công ty viễn thông Mobifone và các đơn vị có liên quan theo Quyết định khởi tố vụ án số 26/C46-P13 ngày 10/7/2018.

Ông Nguyễn Bắc Son và ông Trương Minh Tuấn

Căn cứ kết quả điều tra mở rộng và tài liệu, chứng cứ thu thập được, ngày 23/02/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã ra các Quyết định: 

1. Quyết định Khởi tố bị can; Lệnh bắt bị can để tạm giam; Lệnh khám xét đối với Nguyễn Bắc Son, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, về tội “Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Khoản 3 Điều 220 Bộ luật hình sự năm 2015.

2. Quyết định Khởi tố bị can; Lệnh bắt bị can để tạm giam; Lệnh khám xét đối với Trương Minh Tuấn, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, về tội “Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Khoản 3 Điều 220 Bộ luật hình sự năm 2015.
Cùng ngày, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 3) đã phê chuẩn các Quyết định và Lệnh nêu trên. 

Ngày 23/02/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã thi hành các Quyết định và Lệnh nêu trên đối với 02 bị can đảm bảo an toàn, đúng quy định của pháp luật.

Hiện nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đang tập trung lực lượng đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý nghiêm đối với các bị can và những người có liên quan theo đúng quy định của pháp luật.

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2019

"ĐỤNG" ĐẾN CỰU ỦY VIÊN BỘ CHÍNH TRỊ, BÁO MẠNG BỊ ĐÌNH BẢN 3 THÁNG !?!

Báo mới chả chí, mất dạy và ngu xuẩn đến thế là cùng.

“Đụng” đến cựu Ủy viên Bộ Chính trị, báo mạng bị đình bản 3 tháng!?!

Loa Phường

Đây là tiêu đề “xách mé” của VOA khi đưa tin về vụ việc báo Người Tiêu Dùng vừa bị Cục Báo chí - Bộ TT&TT đã ban hành Quyết định số 17/QĐ-XPVPHC, xử phạt vi phạm hành chính do đưa thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng trong 02 bài báo:

Bài thứ nhất “Nhìn cấp dưới bị bắt giam và kỷ luật nặng, bao giờ ông Lê Thanh Hải và Lê Hoàng Quân “vào lò”?” đăng trên Báo điện tử Người tiêu dùng ngày 27/12/2018. Hành vi này bị xử phạt 15 triệu đồng và buộc Báo phải cải chính, xin lỗi đối với thông tin sai sự thật.

Bài thứ hai, “Nhiều cấp dưới bị bắt giam và kỷ luật nặng, bao giờ ông Lê Thanh Hải và Lê Hoàng Quân “vào lò”?” thể hiện rõ ý đồ quy kết tội danh khi chưa có văn bản của Tòa án, sai sự thật gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Hành vi này bị xử phạt 50 triệu đồng. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 65 triệu đồng.

Ngoài ra báo này còn chịu hình phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động báo điện tử số 141/GP-BTTTT ngày 23/3/2016 do Bộ TT&TT cấp cho Báo điện tử Người tiêu dùng trong thời gian ba tháng, kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực. Báo điện tử Người tiêu dùng phải cải chính, xin lỗi đối với thông tin sai sự thật.

Cũng như kiểu giật tít, thay vì chỉ ra nguyên nhân khiến Người Tiêu dùng bị xử phạt thì VOA tập trung “biên lại” nội dung bài báo của Người Tiêu Dùng và xoáy vào “nhân thân” ông Lê Thanh Hải – mục tiêu bị báo Người Tiêu dùng tấn công, “kết án khi chưa có văn bản của Tòa”. Kiểu đưa tin “khách quan” như trên của VOA tự cho thấy cái động cơ của trang này không khác gì mấy với sai phạm của báo Người Tiều Dùng và kỹ năng nghiệp vụ báo chí của VOA sánh ngang với mấy trang tin trình độ lá rác như Việt tân, Dân làm báo, Nhật ký yêu nước…

Rõ ràng nguyên nhân khiến báo Người Tiêu dùng bị xử lý không liên quan gì đến “nhân thân” của người đề cập mà hoàn toàn xuất phát từ việc “kết án”, “kết tội” ông Lê Thanh Hải khi những sai phạm (nếu có) của ông này chưa có cơ sở kết luận, cũng như chưa có cấp chính quyền nào công bố, càng chưa có cơ quan tư pháp nào xét xử. Hành vi này rõ ràng đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của nạn nhân, đồng thời thể hiện sự nghi ngờ sự bao che, không điều tra, xử lý ông Lê Thanh Hải của các cấp chính quyền, khiến người dân hoang mang vào cuộc chiến chống tham nhũng do Đảng lãnh đạo.

Nếu đối tượng bị báo Người Tiêu dùng xâm hại không phải là ông Lê Thanh Hải mà là bất cứ người dân bình thường nào thì với sai phạm đến mức như vậy hoàn toán đáng bị xử lý, xử phạt; nếu cơ quan quản lý báo chí không xử lý thì chắc chắn bị chính nạn nhân kiện, tố giác. Trong vụ này, gia đình ông Lê Thanh Hải hoàn toàn có thể kiện cho báo trên đền bù sập tiệm. Tuy nhiên giới quan chức Việt Nam chưa có thói quen hành xử như kiểu các nước phương Tây do xuất phát từ truyền thông văn hóa, đạo đức… hành xử ăn sâu tiềm thức người Việt, đó là “không chấp kẻ tiểu nhân” nên thực sự ít khi kiện cáo kiểu đôi co thế này.

Kiểu hành xử của VOA cho thấy, tờ báo mang tên gọi “Tiếng nói Hoa Kỳ” và được hưởng ngân sách từ tiền thuế dân Mỹ nuôi mà làm truyền thông không khác gì băng đảng xã hội đen, chuyên đi bảo kê, bảo vệ cho kẻ vi phạm pháp luật, vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Mỗi khi đồng đảng bị xử lý, y như rằng “đại ca” phải tìm cách “rửa hận”, “rửa nhục” theo đúng tinh thần băng đảng vậy

Vụ Nữ sinh Điện Biên: Công an đã truy tìm ngay sau khi nhận tin báo

Khoai@

Thông tin mới nhất về vụ nữ sinh bị sát hại khi đi giao gà ở Điện Biên, Cổng thông tin điện tử Công an tỉnh Điện Biên vừa đăng tải thông cáo báo chí thông tin chính thức quá trình đấu tranh chuyên án 219D.

Theo đó, Công an tỉnh Điện Biên cho biết, vào khoảng 18h30 ngày 4/2 (tức 30 Tết), cháu Cao Mỹ Duyên (SN 1997, đội 5, xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) có sử dụng xe máy BKS 27H1 - 7407 chở 13 con gà đi giao cho một người khách lạ tại khu vực C13, phường Thanh Trường, TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Sau khi cháu Duyên đi khoảng 2 giờ đồng hồ, gia đình đã nhiều lần gọi điện nhưng Duyên không nghe máy, sau đó điện thoại cũng bị tắt nên gia đình đã đến cơ quan Công an trình báo.

Công an tỉnh Điện Biên khẳng định, ngay khi nhận được tin báo, Ban Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh, Công an các huyện, Công an TP Điện Biên Phủ tổ chức truy tìm. Đến 9h sáng ngày 6/2 (tức mùng 2 Tết) phát hiện chiếc xe máy cháu Duyên dùng để chở gà tại khu vực Đội 18, xã Noong Luống, huyện Điện Biên. Đến 10h30p ngày 7/2 (tức mùng 3 Tết) tiếp tục phát hiện thi thể nạn nhân Cao Mỹ Duyên tại ngôi nhà hoang trước cổng Công ty Công trình giao thông thuộc khu vực Đội 11, xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, cách nơi phát hiện chiếc xe máy của nạn nhân khoảng 20km. Qua khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi cơ quan Công an xác định nạn nhân Cao Mỹ Duyên bị chết do siết cổ.

Trao đổi với báo chí, dư luận cho rằng lực lượng Công an Điện Biên không vào cuộc ngay vụ sát hại nữ sinh Cao Mỹ Duyên, đại tá Tráng A Tủa – Phó Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên khẳng định, thông tin như vậy là không đúng với thực tiễn, khách quan lực lượng Công an Điện Biên đã tiến hành.

“Ngay sau khi tiếp nhận thông tin chị Trần Thị Hiền mẹ cháu Duyên vào ngày 30 tết, Công an Thành phố đã báo cáo Ban giám đốc Công an tỉnh, và Ban Giám đốc trực tiếp chỉ đạo cán bộ, chiến sỹ Công an huyện Điện Biên, Công Tp. Điện Biên Phủ, lực lượng Công an các Phường đặc biệt là Phường Thanh Trường, Thanh Bình, khu vực các xã liền kề để cùng với gia đình tổ chức lực lượng truy tìm. Đặc biệt thông báo cho các trạm CSGT phát hiện xem có xe nạn nhân không”, Đại tá Tráng A Tủa nói.

Cũng theo thông cáo báo chí, khi xác định đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng gây chấn động dư luận, Công an tỉnh Điện Biên đã kịp thời báo cáo lãnh đạo Bộ Công an và xác lập chuyên án 219D, tập trung tối đa lực lượng phối hợp với Cục Cảnh sát hình sự, Cục Kỹ thuật nghiệp vụ, Viện Khoa học hình sự Bộ Công an sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ khẩn trương tiến hành điều tra làm rõ. Đồng thời khởi tố vụ án “Giết người” quy định tại Điều 123 BLHS.

Hành trình 72 giờ phá án

Ngay khi phát hiện thi thể nữ sinh Cao Mỹ Duyên vào khoảng 10h30 ngày 7/2-2019 (mùng 3 Tết), đích thân Thiếu tướng Sùng A Hồng, Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên và Đại tá Tráng A Tủa, Phó Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên đã có mặt tại hiện trường, trực tiếp chỉ đạo Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Điện Biên phối hợp với lực lượng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh, Công an thành phố Điện Biên Phủ, Công an huyện Điện Biên, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Trung tâm Pháp y tỉnh tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi và các hoạt động điều tra, truy tìm thủ phạm gây án.

Đến ngày 10/2/2019, Công an tỉnh Điện Biên đã khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Vương Văn Hùng (SN 1984) trú tại khối Tân Thủy, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên về hành vi Giết người, cướp tài sản, hiếp dâm. Bước đầu Vương Văn Hùng khai nhận đã giết nạn nhân để cướp tài sản. Lực lượng Công an đã thu giữ nhiều vật chứng gồm 1 xe máy, thẻ ATM của nạn nhân; 1 giấy Đăng ký xe máy, 8 con gà sống, 1 lồng gà và nhiều vật chứng khác có liên quan được đối tượng cất giấu tại nhiều nơi khác nhau.


Đấu tranh mở rộng vụ án, ngày 11/02/2019, cơ quan Cảnh sát điều tra tiếp tục khám xét khẩn cấp căn nhà của Vương Văn Nghĩa - nhà cậu ruột của Vương Văn Hùng tại Đội 16, xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên (đây là nơi Hùng cư trú từ ngày 02/02/2019 đến khi bị bắt). Qua khám xét tiếp tục phát hiện chiếc điện thoại của nạn nhân Cao Mỹ Duyên và 01 sim điện thoại đối tượng đã sử dụng để liên lạc với nạn nhân yêu cầu giao gà vào chiều 30 Tết.

Ngày 12/2/2019, Ban Chuyên án tiếp tục khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Bùi Văn Công (SN 1975) trú tại Đội 11, xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên về hành vi Giết người, hiếp dâm, cướp tài sản, tàng trữ chất ma túy và giữ người trái pháp luật.

Ngày 15/2/2019, Ban Chuyên án đã khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Phạm Văn Nhiệm (SN 1976) trú tại Đội 19, xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên về hành vi Giết người, hiếp dâm.

Ngày 16/02/2019, Ban Chuyên án đã khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng gồm: Lường Văn Hùng (SN 1991) trú tại bản Na Hý, xã Hua Thanh, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên và Lường Văn Lả (SN 1993) trú tại bản Mển, xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên về hành vi Giết người. Đến thời điểm này, Cơ quan CSĐT vẫn chưa khởi tố 2 bị can Lường Văn Hùng và Lường Văn Lả về tội Hiếp dâm vì cần tiếp tục củng cố thêm chứng cứ, hồ sơ có liên quan.

Quá trình điều tra vụ án, bắt giữ các đối tượng đã khai nhận và phát sinh một số tình tiết mới, ngày 17/2/2019, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Điện Biên phối hợp với Viện kiểm sát, Viện Khoa học hình sự Bộ Công an và phòng Kỹ thuật hình sự đã tiến hành khai quật tử thi Cao Mỹ Duyên để thu thập dấu vết làm sáng tỏ vụ án.

Lật tẩy nhiều thủ đoạn tinh vi để xóa dấu vêt, tẩu tán vật chứng của các nghi phạm

Tại cơ quan Công an, bước đầu các đối tượng khai nhận vào ngày 01/02/2019 (ngày 27 Tết), Bùi Văn Công đã chủ mưu và bàn bạc với Vương Văn Hùng sẽ cùng nhau đi cướp tài sản và chỉ cướp của Cao Mỹ Duyên. Đến 03/02 (tức 29 Tết), Công hẹn Hùng ra chợ Mường Thanh để chỉ mặt Duyên cho Hùng biết và bảo Hùng lấy số điện thoại của Duyên, sau đó hẹn Duyên mang gà ra địa điểm đã chọn để thực hiện hành vi cướp tài sản. Đến khoảng 16h ngày 04/02 (tức 30 Tết), Hùng đi mua gà tại chợ Mường Thanh và làm quen, đồng thời xin số điện thoại của Duyên. Sau khi có số điện thoại của Cao Mỹ Duyên, đến 18h40p cùng ngày, Vương Văn Hùng đã gọi điện thoại cho Duyên để đặt mua 10 con gà và yêu cầu Duyên chở gà xuống chỗ hẹn là một ngôi nhà hoang tại khu vực bờ mương đồi Độc Lập (thuộc Đội 11, phường Thanh Trường, TP Điện Biên Phủ). Tại đây, Vương Văn Hùng đã dùng côn có xích sắt siết cổ Duyên đến khi Duyên ngất đi và đưa vào ngôi nhà hoang, sau đó dắt xe của Duyên ra bãi đất trống trước nhà rồi gọi điện thoại cho Bùi Văn Công.

Sau khi nhận được điện thoại của Vương Văn Hùng, Bùi Văn Công đã rủ thêm Phạm Văn Nhiệm đi cùng đến ngôi nhà hoang. Khi tới nơi, cả ba đối tượng Hùng, Công, Nhiệm đã thay nhau hãm hiếp Cao Mỹ Duyên, sau đó các đối tượng đưa Duyên lên thùng xe tải của Bùi Văn Công, đồng thời Hùng cho quần tất của Duyên cùng quần soóc của mình vào một túi nilon và đem vứt ở vệ đường. Sau đó Vương Văn Hùng đã lấy xe máy của Duyên cùng tất cả tài sản cướp được đi về hướng TP Điện Biên Phủ. Trên đường đi, Hùng vứt một lồng gà không ở vệ đường. Đến khoảng 01 giờ sáng ngày 05/02 (tức ngày mùng 1 Tết), Hùng để chiếc xe của nạn nhân tại khu vực Đội 18, xã Noong Luống, huyện Điện Biên rồi đi về.

Sáng 6/2/2019 (tức mùng 2 Tết), Lường Văn Hùng và Lường Văn Lả đến nhà Bùi Văn Công chơi, sau đó trèo lên thùng xe tải để thực hiện hành vi hiếp dâm Cao Mỹ Duyên. Đến chiều cùng ngày, thấy sức khỏe của Duyên yếu, các đối tượng đã đến nhà Bùi Văn Công bàn bạc giết Duyên để bịt đầu mối. Đến khoảng 12h đêm mùng 2 Tết, Vương Văn Hùng và Bùi Văn Công đã chở Duyên trên thùng xe tải, sau đó điều khiển xe đến khu vực Nghĩa trang Tông Khao, xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên. Tại đây Bùi Văn Công đã dùng côn có xích sắt siết cổ Cao Mỹ Duyên đến chết. Sau đó Bùi Văn Công và Vương Văn Hùng đã mang xác của Cao Mỹ Duyên đến một ngôi nhà hoang tại Đội 11, xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên. Tại đây cả 5 đối tượng Vương Văn Hùng, Bùi Văn Công, Phạm Văn Nhiệm, Lường Văn Hùng và Lường Văn Lả đã cùng khiêng xác của Duyên đến để lên hiện trường. Sau đó, các đối tượng đã về nhà Bùi Văn Công để bàn bạc cách che giấu hành vi phạm tội và cách đối phó với cơ quan chức năng cho đến khi bị bắt giữ. Như vậy chuyên án 219D đã khép lại, nhưng vụ án vẫn đang còn tiếp tục được lực lượng Công an khẩn trương điều tra làm rõ.

***
Xứng đáng được khen thưởng

Trước những chiến công xuất sắc của Công an tỉnh Điện Biên trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, tại buổi thông cáo báo chí đã có 2 tập thể, 14 cá nhân được Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên tặng Bằng khen; 48 cá nhân được Giám đốc Công an tỉnh Điện tặng Giấy khen về thành tích đấu tranh chuyên án 219D trong thời gian qua.

Trả lời báo chí về việc dư luận trên mạng xã hội và một số trang báo điện tử cho rằng, việc khen thưởng ban chuyên án và các cá nhân không xứng đáng, đại tá Tráng A Tủa – Phó Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên nói rằng: “Đúng là lực lượng Công an đảm bảo an ninh trật tự, điều tra, phá án là nhiệm vụ của mình. Nhưng khi có vụ việc xảy ra lực lượng đã làm việc cao hơn bình thường, để đạt được những kết quả cao hơn bình thường thì xứng đáng được khen. Thực hiện Luật thi đua khen thưởng, Công tác thi đua khen thưởng kịp thời, động viên nhiều cán bộ chiến sỹ tham gia chuyên án ở xa làm nhiệm vụ không được về với gia đình”.

Sẽ xử lý những cá nhân, tổ chức đăng thông tin thất thiệt:

Bên cạnh sự ghi nhận những hy sinh, vất vả của lực lượng Công an, vẫn có một số trang báo điện tử, nhất là trên mạng xã hội đã chia sẻ, đăng tải những thông tin bịa đặt, phán xét, suy diễn nội dung xấu không chỉ làm ảnh hưởng đến quá trình điều tra mà còn khiến gia đình nạn nhân càng thêm đau xót. Do vậy, Công an tỉnh Điện Biên cũng đề nghị quần chúng nhân dân cần tiếp nhận thông tin một cách chọn lọc, không để các đối tượng lợi dụng kích động gây mất ANTT. Đối với một số tổ chức, cá nhân đăng tải những thông tin thất thiệt, không có căn cứ gây hoang mang dư luận sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.