Thứ Năm, 12 tháng 12, 2019

VỀ KIẾN NGHỊ CỦA ĐBQH DƯƠNG TRUNG QUỐC HÔM 23/11/2019 (BÀI 1)

Cuteo@

Chết chết, ĐBQH thì cần bình tĩnh mới đúng chứ.

Vừa đọc được bài "CHO TÔI ĐỐI THOẠI VỚI LÃNH ĐẠO HÀ NỘI VÀ TỔNG THANH TRA CP" đăng trên vài trang phản động, thấy anh Dương Trung Quốc có vẻ cay cú. 

Mời đọc link và xem ảnh chụp màn hình:

Hoặc link sau:

Hoặc:





Xin có vài ý thế này.

Nói chung, dù với tư cách là một công dân hay là ĐBQH thì anh Quốc có quyền phát biểu ý kiến của mình. Điều này rất tốt, người dân chúng tôi hoan nghênh. Bài của anh Quốc khá dài, có lẽ tới 4 - 5 trang A4, nhưng xin tóm tắt có mấy nội dung chính và ý kiến sau đây:

(1) Phần mở đầu anh Quốc cho rằng, cuộc đối thoại về vụ việc Đồng Tâm diễn ra tại UBND huyện Mỹ Đức của Chủ tịch Hà Nội (CTHN) và Thanh tra Chính phủ (TTCP) là không dũng cảm. Anh Quốc chỉ ra vài chi tiết như, giấy mời ghi là "Nghe Thông Báo" nhưng tại cuộc họp lại ghi là "Đối Thoại"; anh Quốc, anh Nhưỡng không được mời, nhưng trong cuộc họp lại để người dân lên án 2 anh là "những thủ thuật thấp hèn không xứng đáng với một nhà nước kiến tạo và dân chủ. Nó là bằng chứng về sự xa dân, sợ dân cũng là khinh dân của một số người đại diện cho Nhà nước “của dân, do dân và vì dân” mà chúng ta đang phấn đấu". Do đó, anh đề nghị Thủ tướng cho anh đối thoại với lãnh đạo Hà Nội và Tổng Thanh tra Chính phủ về vụ việc này.

Thưa anh Dương Trung Quốc,

Tại sao phải tổ chức ở UBND huyện Mỹ Đức mà không về Đồng Tâm?

Thưa anh, Đồng Tâm nổi tiếng bất ổn. Khi mới xảy ra vụ việc, họ đã chống lại lực lượng quân đội và bị khởi tố. Sau đó lại bắt giữ 38 cán bộ và CSCĐ, và mới đây lại bắt giữ cả một xe quân sự. Ấy là chưa kể đến việc CTHN cũng bị những kẻ thuộc nhóm ông Kình vây, mặc cả từng chữ ký mới chịu thả các con tin. Vậy về đó có an toàn không hả anh Quốc?

Tiếp nữa, tổ chức cuộc đối thoại này không chỉ để cho dân Đồng Tâm nghe mà cho người dân các xã gần đó nghe, tham gia ý kiến. Nếu tổ chức tại Đồng tâm thì người dân xã khác sẽ không dám tới dự. Cứ nhìn cảnh nhóm nổi loạn bắt giữ xe quân sự thì thấy. Xem xong clip thì đố ai dám về anh nhỉ. 

Mời anh xem clip:


Xin hỏi ngược lại, tại sao những người được mời không dám lên UBND huyện dự dù biết trước là không ai làm gì họ? Hay họ sợ ở đó những cứ pháp lý có quá đầy đủ làm họ mất mặt?

Tiếp về chuyện giấy mời. Anh Quốc điêu vừa thôi, mời anh xem Giấy mời tôi tải về từ trang FB Hà Tây Media của nhóm ông Lê Đình Công để xem họ viết như thế nào. Nguyên văn: UBND xã Đồng Tâm trân trọng kính mời các đại biểu dự buổi làm việc do đồng chí Nguyễn Văn Thanh...".

Xin hỏi anh Quốc, anh viết: "Giấy mời ghi là đến để "Nghe Thông Báo" nhưng tại cuộc họp lại ghi là "Đối Thoại" là đúng hay sai, hả? Làm ĐBQH thì phải biết đọc thông viết thạo và quan trọng là phải trung thực, phải không anh?

Lại tiếp, anh không được mời vì TTCP và CTHN về là để đối thoại với dân Đồng Tâm chứ không nói chuyện với anh. Chuyện này giống như nhà tôi họp đội sản xuất, không liên quan tới anh thì tôi không mời. Không được mời thì đừng hỏi. Nếu còn lý do khác thì anh nên tự hỏi mình đi.

Còn nhớ khi vụ Đồng Tâm mới nổi, anh Quốc đã tự về cơ mà. Dân Đồng Tâm có mời anh đâu, phải không? Cũng chính anh viết rằng anh tự về Đồng Tâm "với tư cách cá nhân nhưng là cá nhân của một đại biểu QH thực hiện đúng quyền hạn và trách nhiệm được luật định" cơ mà. 

Lại tiếp nữa, anh nói "trong cuộc họp lại để người dân lên án 2 anh là "những thủ thuật thấp hèn không xứng đáng với một nhà nước kiến tạo và dân chủ. Nó là bằng chứng về sự xa dân, sợ dân cũng là khinh dân của một số người đại diện cho Nhà nước “của dân, do dân và vì dân” mà chúng ta đang phấn đấu" e là hơi quá. 

Tổ chức cuộc họp thì căn cứ vào đối tượng cần thông báo và đối thoại để tính toán địa điểm. Ở đây người cần được thông báo bao gồm rộng rãi dân Mỹ Đức, và thành phần có nhóm phản đối ở Đồng Tâm. Xã đã có xe đưa đón (Mời anh xem lại giấy mời đã ghi rõ), họ từ chối không dự là quyền của họ. 

Phát biểu về anh Quốc là quyền của cử tri. Cử tri thấy 2 anh thế nào thì phát biểu như thế. Có thể đúng, có thể sai. Đúng sai thì 2 anh nên làm việc với họ để hỏi cho ra nhẽ, không liên quan đến TTCP hay CTHN.

(2) Anh Quốc cho rằng Đơn kiến nghị của 6 đảng viên Đồng Tâm (6ĐVĐT) được gửi cách đây 6 tháng, 22 cơ quan đã nhận được, nhưng anh thì không nhận được và đó là điều khuất tất. Anh cũng cho rằng, đó là đơn tố cáo với sự "thiếu hiểu biết đầy ác ý của “6 đảng viên ĐT” chứ không phải kiến nghị".

Chuyện này tôi đọc trên một số trang lề trái thì thấy 6 ĐVĐT làm kiến nghị gửi 22 cơ quan và không gửi cho anh. Vì thế anh Quốc không nhận được là đúng. 

Tôi đồng tình với anh rằng, đó không phải kiến nghị mà là tố cáo. Đúng là họ tố cáo anh thật.

Tôi thì khen 6 ĐVĐT này vì họ làm việc có tổ chức. Thấy anh không đúng nên họ phải kiến nghị tới các cơ quan xử lý anh, chứ sao lại gửi cho anh được, đúng không?

Dễ hiểu hơn tôi lấy ví dụ: Tôi tố cáo người có hành vi kích động người khác phản đối một kết luận nào đó của cơ quan chức năng thì tôi sẽ phải gửi kiến nghị hoặc tố cáo lên cơ quan chức năng chứ không nhẽ lại gửi cho người bị tố cáo?

(3) Anh Quốc nói anh về Đồng Tâm "với tư cách cá nhân nhưng là cá nhân của một đại biểu QH thực hiện đúng quyền hạn và trách nhiệm được luật định". 

Vậy tôi xin hỏi anh:

- Anh là ĐBQH, vậy anh đi giám sát anh có xin ý kiến cơ quan quản lý là Quốc hội không?

- Anh có kế hoạch được duyệt không?

- Anh có Giấy giới thiệu không?

- Đi giám sát Đồng Tâm về anh có kết quả báo cáo Quốc hội và cử tri không? Nếu có thì cho tôi xem.

Nếu không có 4 thứ tôi gạch đầu dòng ở trên thì xin thưa, anh đã tự về Đồng Tâm với tư cách cá nhân chứ không phải là tư cách ĐBQH đâu. Như vậy là anh đã lạm dụng chức danh ĐBQH đấy.

NỔ SÚNG TẠI CĂN CỨ QUÂN SỰ MỸ Ở TRÂN CHÂU CẢNG, NHIỀU NGƯỜI BỊ THƯƠNG

Giới chức tại căn cứ quân sự Mỹ ở Trân Châu Cảng cho biết nơi này đã bị phong tỏa sau khi diễn ra một vụ nổ súng bất ngờ làm nhiều người bị thương.

(Vietnam+) 05/12/2019 08:49 GMT+7 

Địa điểm xảy ra vụ nổ súng làm nhiều người bị thương. (Nguồn: CNN)

Giới chức tại căn cứ quân sự Mỹ ở Trân Châu Cảng-Hickam cho biết nơi này đã bị phong tỏa sau khi diễn ra một vụ nổ súng bất ngờ làm nhiều người bị thương.

Vụ việc được cho là xảy ra tại Xưởng cạn số 2 trong căn cứ, vào lúc 2h30 chiều, giờ địa phương. Một nhân chứng chia sẻ với phóng viên chương trình truyền hình Hawaii News Now: "Tôi đang ngồi ở bàn thì nghe thấy nhiều tiếng nổ lốp bốp và nhận ra ngay đó là tiếng súng. Tôi nhìn ra ngoài cửa sổ và thấy ba người nằm dưới đất. Tay súng dường như là một thủy thủ, vì anh ta vẫn mặc quân phục, đã tự bắn vào mình."

Theo báo chí địa phương, ít nhất 2 người đang trong tình trạng nguy kịch sau vụ nổ súng. Người thứ ba cũng bị thương. Theo Hawaii News Now, tay súng đã bị "khống chế".

Trung tâm y tế The Queen ở Honolulu thông báo đã nhận một nạn nhân từ vụ nổ súng. CNN nói rằng phát ngôn viên Minna Sugimoto của Trung tâm chỉ cung cấp thông tin trên và không hé lộ bất kỳ chi tiết nào khác.

Binh lính Mỹ không cho bất kỳ ai ra vào căn cứ. (Nguồn: CNN)

Căn cứ quân sự Trân Châu Cảng-Hickam nằm ở bờ phía Nam của Oahu, đảo lớn thứ 3 của Hawaii. Nơi đây được cả Không lực và Hải quân Mỹ sử dụng. Căn cứ nằm đối diện với bến cảng nổi tiếng, nhìn thẳng sang Khu tưởng niệm Quốc gia Trân Châu Cảng. Vào ngày 7/9, khu vực này sẽ kỷ niệm 78 năm ngày diễn ra vụ tấn công chấn động do quân đội Nhật phát động trong Thế chiến thứ hai.

Cuộc tấn công đã khiến hơn 2.300 người Mỹ thiệt mạng và gây thiệt hại nặng cho Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ. Gần như toàn bộ chiến hạm của Hạm đội đang đậu ở cảng trong ngày hôm đó, gồm chiếc Arizona lừng danh - con tàu sau đó đã bị chìm tại cảng. Sự kiện khiến Mỹ phải chính thức tham chiến.

Trân Châu Cảng hiện là đại bản doanh của Hạm đội Thái Bình Dương. Nơi này cũng là bến đỗ của 10 khu trục hạm và 15 tàu ngầm quân sự các loại./.

Thông báo của căn cứ trên Twitter cho biết nơi này đã bị phong tỏa. (Nguồn: Twitter)
(Vietnam+)

CÔNG AN HÀ NỘI CẢNH BẢO VỀ 8 TRANG WEB GIẢ MẠO CÓ MÃ ĐỘC


(HNMO) - Chiều 4-12, Công an thành phố Hà Nội thông tin, qua công tác bảo vệ an ninh hệ thống mạng thông tin, các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an đã phát hiện 8 trang web giả mạo các cổng thông tin điện tử Bộ Công an, Công an Đà Nẵng và Công an thành phố Hà Nội.

Qua điều tra, lực lượng chức năng xác định máy chủ của các trang web này đều đặt tại nước ngoài. Đặc biệt nguy hiểm, nếu người dùng truy cập vào trang web giả mạo và click vào mục “Phần mềm giám sát an toàn” nằm ngay trên giao diện trang chủ thì thiết bị của người truy cập sẽ tự động tải về tệp tin gắn mã độc với tên gọi “vn.apk” hoặc “vn84.apk”... 

Khi được cài đặt lên các thiết bị di động, các tập tin mã độc này sẽ nghe lén cuộc gọi, đánh cắp dữ liệu, tin nhắn, danh bạ điện thoại của người dùng, đồng thời gửi thông tin thu thập được lên máy chủ điều khiển ở nước ngoài.

Công an thành phố Hà Nội khẳng định, Cổng thông tin điện tử của Công an thành phố chỉ sử dụng duy nhất tên miền https://congan.hanoi.gov.vn. Tất cả trang web khác có giao diện giống nhưng không có tên miền như trên đều là trang web giả mạo và lừa đảo.

Do vậy, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân được khuyến cáo tuyệt đối không truy cập vào các web giả mạo này. 

Trường hợp đã tải tệp tin “vn.apk” (phần mềm giám sát an toàn) về thiết bị di động thì nhanh chóng gỡ bỏ, xóa tệp tin mã độc đánh cắp thông tin quan trọng, đọc trộm tin nhắn hoặc giám sát cuộc gọi.

Trung tướng Trần Việt Khoa: " VIỆT NAM SẴN SÀNG VỚI CÁC PHƯƠNG ÁN XẢY RA TRÊN BIỂN ĐÔNG"

Băng Tâm

ANTD.VN - "Để bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, Việt Nam luôn cảnh giác, tỉnh táo và sẵn sàng phương án cao nhất với các tình huống xảy ra", Trung tướng Trần Việt Khoa nhấn mạnh.

Trung tướng Trần Việt Khoa phát biểu trước Quốc hội, sáng 30-10

Tham gia phiên thảo luận tại Quốc hội sáng 30/10, Trung tướng Trần Việt Khoa - Ủy viên Quân ủy Trung ương, Giám đốc Học viện Quốc phòng Việt Nam, đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội - đánh giá năm 2019, tình hình chính trị thế giới có nhiều biến động, các nước lớn đã điều chỉnh chính sách, chiến lược quốc phòng và quân sự, tăng chi ngân sách quốc phòng, tăng cường diễn tập thực binh ở quy mô vừa và lớn. 

Tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tới an ninh an toàn ở khu vực biển có tuyến hàng hải quan trọng bật nhất thế giới này; đe dọa tới an ninh khu vực và an ninh các nước có chung khu vực biển Đông.

Trước tình hình đó, từ tháng 5, khi chúng ta có hoạt động dầu khí trên biển và đặc biệt từ đầu tháng 7 và cuối tháng 10 vừa qua, chúng ta thấy nước ngoài đã đưa lực lượng phản đối chúng ta hết sức phi lý. Ngoài ra, họ còn đưa tàu khảo sát và thăm dò, có thời điểm đưa tới 35-40 tàu tới bảo vệ. 

"Đây là điều mà Việt Nam không thể chấp nhận được", Trung tướng Trần Việt Khoa nhấn mạnh.

Theo Trung tướng, trước tình hình đó, Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Quốc phòng phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao tiến hành ngoại giao, đấu tranh pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam.

Trên thực địa, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo các lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển, Biên phòng, Kiểm ngư thường xuyên bám sát, nắm chắc tình hình, tuyên truyền bằng nhiều thứ tiếng để khẳng định khu vực chủ quyền và quyền chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam theo Công ước Luật Biển năm 1982.

"Dựng nước đi đôi với giữ nước là quy luật tồn tại của dân tộc ta, quy luật đó ngày nay được thể hiện qua hai nhiệm vụ rất rõ là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa", Trung tướng Trần Việt Khoa khẳng định.

Trong tình hình hiện nay, đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp phù hợp để đấu tranh, giữ vững môi trường hòa bình, độc lập để phát triển đất nước.

Năm 2018, sau khi Bộ Chính trị thông qua các Chiến lược quốc phòng, Chiến lược quân sự, Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng, Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đã quán triệt sâu sắc.

Đây là cơ sở để Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng xây dựng, tổ chức biên chế quân đội và mua sắm vũ khí trang bị, đảm bảo theo tinh thần “tinh, gọn, mạnh” đáp ứng các kiểu chiến tranh hiện đại trong điều kiện mới.

"Đất nước ta đã từng trải qua nhiều cuộc chiến tranh, thấy sự tàn khốc và mất mát. Việc bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Việt Nam luôn cảnh giác, tỉnh táo và sẵn sàng phương án cao nhất với các tình huống xảy ra", Trung tướng Trần Việt Khoa nhấn mạnh.

Sửa Luật Báo chí: KHAI THÁC THÔNG TIN SAI SỰ THẬT TRÊN MẠNG XÃ HỘI SẼ BỊ XỬ LÝ


ANTD.VN - Luật Báo chí cần tăng thêm các chế tài xử lý đối với những vi phạm trong hoạt động báo chí như: khai thác thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, không kiểm chứng trước khi đăng tải…

Thứ trưởng Bộ TT-TT Hoàng Vĩnh Bảo (giữa) điều hành hội nghị

Ngày 4-12, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thi hành Luật Báo chí (năm 2016). Ông Lưu Đình Phúc- Cục trưởng Cục Báo chí (Bộ TT-TT) cho biết, sau 3 năm thi hành, Luật báo chí 2016 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật đã tạo hành lang pháp lý để hoạt động báo chí và các hoạt động liên quan đến báo chí phát triển; quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của nhân dân được bảo đảm, phát huy trong khuôn khổ Hiến pháp và Luật định.

Tuy nhiên, thực tế hoạt động báo chí cũng đang phát sinh những vi phạm mới, Luật Báo chí cần sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước.

Theo ông Vũ Văn Tiến- Trưởng Ban Tuyên giáo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, hiện nay, tình trạng văn phòng đại diện, phóng viên thường trú gây bức xúc cho địa phương, doanh nghiệp diễn ra khá thường xuyên. Nguyên nhân xuất phát từ việc cơ quan báo chí buông lỏng quản lý đối với phóng viên, cộng tác viên. Một số cơ quan báo chí lại khoán doanh thu quảng cáo nên xảy ra tình trạng nhiễu doanh nghiệp, gây sức ép ký hợp đồng quảng cáo.

Do đó, ông Vũ Văn Tiến đề nghị: “Các cơ quan quản lý báo chí, tòa soạn báo cần cập nhật đầy đủ, chính xác thông tin của cán bộ, phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên để các đơn vị, địa phương có cơ sở đối chiếu, nhằm ngăn chặn việc mạo danh, lợi dụng danh nghĩa phóng viên, cơ quan báo chí để sách nhiễu doanh nghiệp, địa phương.

Đồng thời, nên thu hồi thẻ nhà báo còn hạn sử dụng đối với những trường hợp đã nghỉ hưu để ngăn chặn tình trạng lạm dụng thẻ”.

Ông Nguyễn Đình Chúc- Phó Tổng biên tập Báo Lao động kiến nghị, nên có chế tài xử phạt phù hợp đối với người phát ngôn chậm cung cấp thông tin cho báo chí. “Nhiều cơ quan hành chính Nhà nước cử người phát ngôn mang tính đối phó. Phóng viên liên lạc với người phát ngôn rất khó, bị né tránh bằng nhiều hình thức. Đặc biệt, với một số vấn đề, sự kiện thời sự, người phát ngôn vẫn đòi hỏi phóng viên phải gửi công văn, câu hỏi bằng văn bản, khi sự kiện đã “nguội” mới trả lời”- đại diện Báo Lao động nêu.

Ảnh hưởng của mạng xã hội đến cộng đồng cũng khiến hoạt động báo chí nảy sinh nhiều vi phạm. Chẳng hạn như tình trạng khai thác thông tin sai sự thật trên mạng, đăng tin theo mạng xã hội mà không kiểm chứng hoặc thông tin báo chí chính thống bị cắt gọt khi đưa lên mạng xã hội, gây bức xúc trong dư luận… cần được xử lý nghiêm khắc, kịp thời.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT-TT Hoàng Vĩnh Bảo đánh giá, việc thực thi Luật Báo chí 2016 về cơ bản được triển khai tích cực. Tuy vậy, có một số trường hợp khi thực thi luật nhưng không hiểu hoặc không nắm rõ luật nên trong khi ứng xử với báo chí không chuẩn, thậm chí cứ nghe đến báo chí là né, là thoả hiệp.

“Bởi vậy, từng cơ quan, đối tượng liên quan của Luật Báo chí từ cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí, địa phương cần tìm hiểu, nghiên cứu kỹ lưỡng Luật Báo chí để kịp thời xử lý những vấn đề đang đặt ra trong thực tiễn.

Hướng sửa Luật Báo chí tới đây sẽ đưa ra Tòa án để phân xử. Các địa phương cần khuyến khích các tổ chức kiện ra toà nếu thông tin sai sự thật, bước đầu đã có doanh nghiệp kiện cơ quan báo chí…” - Thứ trưởng Bộ TT-TT Hoàng Vĩnh Bảo nói.

Hải Phòng: 2 PHỤ NỮ BỊ PHẠT HÀNH CHÍNH VÌ ĐĂNG TIN BỊA ĐẶT

Khoai@

Hai Fbker ở Hải Phòng vừa bị phạt tiền vì đăng tải nội dung sai sự thật về phát biểu của Trưởng phòng GD&ĐT huyện Thủy Nguyên liên quan việc thu chi tiền đóng học đầu năm.

Hôm nay 4/12/12, công an huyện Thủy Nguyên, Tp Hải Phòng cho biết đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Nguyễn Thị Hậu và Đỗ Thị Sặm về hành vi đăng tải thông tin không đúng sự thật lên mạng xã hội.

Ngày 13/9/2019, Nguyễn Thị Hậu đã sử dụng Facebook cá nhân đăng bài viết về việc thu chi tiền quỹ của Trường THCS Mỹ Đồng, huyện Thủy Nguyên. Do liên quan đến vấn đề nóng nên bài viết đã thu hút sự quan tâm của nhiều người. Cũng thông qua Facebook, Nguyễn Thị Hậu đã bàn bạc với Đỗ Thị Sặm về cách khiếu nại, kiến nghị về vấn đề thu chi tiền quỹ của các trường học trên địa bàn.

Ngày 25/10, Nguyễn Thị Hậu thông báo thời gian, địa điểm tổ chức cuộc họp phụ huynh của Trường THCS Mỹ Đồng và yêu cầu Đỗ Thị Sặm đến ghi âm, ghi hình. Đỗ Thị Sặm sau đó sử dụng tài khoản Facebook cá nhân có tên "Gai Nha Ngheo" đăng tải nhiều nội dung sai sự thật về phát biểu của ông Nguyễn Văn Năng, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Thủy Nguyên.

Ngày 2/11/2019, Nguyễn Thị Hậu lại sử dụng tài khoản mạng xã hội của mình để đăng tải bài viết về vấn đề thu chi của Trường THCS Mỹ Đồng, trong đó có nội dung phát biểu của Trưởng phòng GD&ĐT Thủy Nguyên. 

Công an Thủy Nguyên xác định những thông tin trong các bài viết trên là không đúng sự thật.

Ngày 3/12, công an mời Nguyễn Thị Hậu và Đỗ Thị Săm lên để làm việc. Cả 2 người này đã thừa nhận thực hiện những hành vi như trên và khẳng định đã thông tin bịa đặt, không đúng sự thật.

Công an huyện Thủy Nguyên đã ra quyết định xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng đối với Nguyễn Thị Hậu và 5 triệu đồng đối với Đỗ Thị Sặm về hành vi đăng tải thông tin không đúng sự thật lên mạng xã hội. Sau sự việc, cả 2 người phụ nữ này đã trực tiếp xin lỗi ông Nguyễn Văn Năng.

Lặng lẽ SEAGAME

Mồ hôi và nước mắt vẫn rơi hàng ngày trên sàn tập, trong trường đấu. Nhưng không mấy ai nhớ đến, vì họ không phải cầu thủ bóng đá.

Thời còn làm tạp chí, tôi từng giới thiệu rất nhiều vận động viên vừa có tài, vừa có thể hình đẹp để làm bài chân dung. Họ đều bị gạt đi vì "chả ai biết đâu". Mồ hôi của những người đang mơ ngày được đứng trên bục vinh quang vẫn rơi, bất chấp những chấn thương tinh thần và thể xác. Nhưng chúng là những giọt mồ hôi "chả ai biết đâu".

Chủ Nhật, 1/12 vừa qua có lẽ là ngày đáng nhớ nhất trong cuộc đời nữ vận động viên cử tạ Vương Thị Huyền. Vượt qua đối thủ đáng gờm của Indonesia là Lisa Setiawati, vượt qua nỗi ám ảnh chấn thương, vượt qua cả nỗi đau mất cha chỉ hơn chục ngày trước khi lên đường dự SEA Games, Huyền giành chiếc huy chương vàng đầu tiên cho cử tạ Việt Nam ở hạng cân 45 kg.

Đó lẽ ra phải là một câu chuyện ngập tràn cảm hứng. Câu chuyện của một người đã vượt qua nỗi đau của quá khứ, chiến đấu hết mình trong hiện tại và mơ về tương lai, bởi Huyền cũng là một vận động viên được đầu tư trọng điểm cho mục tiêu đoạt huy chương tại Olympic Tokyo 2020. Nó truyền cảm hứng còn bởi cô gái người Bắc Giang đã bật khóc trên bục nhận huy chương, có lẽ vì hạnh phúc, hoặc cũng có lẽ vì đang nhớ về bố mình. Như chính cô đã bộc bạch sau đó với nhà báo. Trước khi thi đấu, cô nói thầm "Bố ơi, hãy tin con".

Nhưng sáng ngày thứ Hai, cô mở điện thoại ra và thấy gì trên các trang báo và mạng xã hội? Duy nhất một chủ đề: Bùi Tiến Dũng và sai lầm của anh. Có gì đó hơi bất công, khi giữa một đại hội SEA Games với đủ các môn thể thao, chúng ta lại biến một trận đấu mới ở vòng bảng thành dòng chủ lưu thời sự, thay vì một trận chung kết tranh huy chương. Chúng ta bỏ qua một tấm gương thành công để mổ xẻ sai lầm của một cá nhân, của một môn chơi tập thể, trong một trận đấu mà ta đã thắng.

Từ sai lầm của Bùi Tiến Dũng, ta cãi nhau tiếp về sự vạ miệng của một bình luận viên trên sóng truyền hình. Facebook bấy lâu nay vẫn thế, kéo tất cả mọi người vào một "hot trend" nào đó và bỏ qua những thông tin đáng chú ý khác. Nhìn vào đó, ta ngỡ như SEA Games chỉ có mỗi môn bóng đá.

Trên thực tế, bóng đá cũng chỉ tranh một bộ huy chương như mọi môn thể thao khác. Các cầu thủ của đội U22 Việt Nam đã tập luyện vất vả, nhưng đừng quên các vận động viên khác cũng thế. Họ cũng vùi mình trong phòng tập, cũng chịu áp lực thành tích và cũng oằn mình với những chấn thương. Mấy ai trong chúng ta nhớ đến những cái tên đã và đang làm rạng danh nền thể thao Việt Nam? Họ là những Đặng Đình Tiến với môn bida, Mai Công Hiếu môn xe đạp, tay bóng bàn Đoàn Kiến Quốc; cầu thủ bóng đá nữ Lưu Ngọc Mai và Đoàn Thị Kim Chi; vận động viên điền kinh Phạm Đình Khánh Đoan; cầu thủ bóng chuyền Kim Huệ; Hải Thảo môn cầu mây, Cao Ngọc Phương Trinh và Văn Ngọc Tú môn Judo, Hoàng Xuân Vinh môn bắn súng, Huyền Diệu và Phan Tấn Đạt với Taekwondo, các vận động viên thể dục dụng cụ Hà Thanh, Trương Minh Sang và Lê Thanh Tùng... và nhiều cái tên khác.

Tôi từng nhận được một câu hỏi thế này từ các bạn sinh viên báo chí: "Trong quá trình làm nghề, anh thấy khó nhất là phỏng vấn kiểu nhân vật nào?". "Khó nhất là phỏng vấn vận động viên thể thao", tôi đáp lời ngay. Bởi họ là những người đã dành cả thanh xuân của mình trong phòng tập. Vấn đề của thể thao Việt Nam là chúng ta luôn chuyên nghiệp hóa những vận động viên từ quá sớm.

Những tài năng thể thao bị kéo ra khỏi gia đình, cũng như bị kéo khỏi mái trường từ quá sớm. Họ bị nhồi vào đầu duy nhất một mục tiêu: mang thành tích về cho địa phương và quốc gia. Đa số họ gặp hạn chế trong giao tiếp, vì họ có quen nói chuyện với ai ngoài đồng nghiệp, huấn luyện viên và các quan chức của bộ môn đâu? Toàn bộ tuổi trẻ của họ chỉ là tập luyện, nghỉ ngơi, thi đấu, cứ thế lặp đi lặp lại. Trong hàng trăm vận động viên của bộ môn cử tạ, có bao nhiêu người được ít ỏi đèn màu chiếu tới như Vương Thị Huyền hay Thạch Kim Tuấn - những người mà xác suất để nhận ra họ giữa đám đông phải kém rất xa một cầu thủ dự bị của đội U22 đang dự SEA Games.

Những phóng sự trên các tạp chí không dành cho họ. Những spot quảng cáo không dành cho họ. Nhiều vận động viên thể thao đỉnh cao của Việt Nam ngày càng bị lãng quên trong khi cơn sốt bóng đá vẫn chưa có dấu hiệu gì hạ nhiệt. Các cầu thủ hiện diện ở mọi nơi trên đường phố. Và khi những cầu thủ hàng đầu kín lịch, các nhãn hàng lại chuyển sang những cầu thủ kém danh tiếng hơn một chút.

Chúng ta tranh luận về sai lầm của một thủ môn. Người thì trách anh mê quảng cáo, mê sàn diễn mà hỏng chuyên môn. Người bênh vực lại nói, anh cũng là con người và đừng quên những cống hiến của anh trong quá khứ. Rồi người ta sẽ lại phát cuồng vì Bùi Tiến Dũng nếu anh cản phá thành công một quả đá phạt hay giữ trắng lưới. Và trên mạng, phe bảo vệ Tiến Dũng lại sẽ có dịp tổng phản công, đồng nghiệp dẫn chương trình của tôi sẽ bị lôi ra giễu cợt. Tất cả đều những con sóng không ngừng, cuốn phăng tất cả.

Trong khi đâu đó trên đất Philippines, có lẽ nhiều người cũng mong mình gặp một cơn khủng hoảng như Bùi Tiến Dũng, cơn khủng hoảng dễ chịu của một người đang được cả nước quan tâm. Đấy là hạnh phúc của kẻ bị ném đá, vẫn tốt hơn là bất hạnh của những thân phận bị lãng quên.

Trần Minh/VnExpress