Thứ Năm, 12 tháng 12, 2019

DỰ ÁN SÂN BAY MIẾU MÔN KHÔNG "CHỈ CÓ MỘT BẰNG CHỨNG DUY NHẤT LÀ BẢN ĐỒ 1992", THƯA ĐBQH DƯƠNG TRUNG QUỐC (BÀI 3)

Cuteo@

Ai muốn biết anh ĐBQH Dương Trung Quốc viết kiến nghị những gì thì xin mời đọc bài "CHO TÔI ĐỐI THOẠI VỚI LÃNH ĐẠO HÀ NỘI VÀ TỔNG THANH TRA CP" đăng trên trang phản động Báo Tiếng Dân theo link sau:


Ở bài 1 (xem ở đây), tôi đã trả lời anh Dương Trung Quốc lý do buổi đối thoại được tổ chức ở Mỹ Đức chứ không phải ở Đồng Tâm, chuyện giấy mời, chuyện anh không nhận được bản kiến nghị của 6 đảng viên Đồng Tâm, chuyện anh bị các cử tri lên tiếng và chuyện anh về Đồng Tâm không thể tiếm danh Đại biểu Quốc hội được. 

Ở bài 2 tôi tôi đã chỉ rõ anh Dương Trung Quốc phát biểu hàm hồ, sai sự thật và có ý vu cáo công an Hà Nội đánh gẫy chân ông Kình. Xem bài 2 ở đây

Hoặc xem link dưới:

Bài 3 này sẽ đến cập đến phát ngôn của anh Dương Trung Quốc, rằng "Tôi chỉ quan tâm đến việc quản lý đất đai của nhà nước. Một dự án với diện tích không nhỏ nhằm mục tiêu quan trọng là mở rộng sân bay. Vậy mà chỉ có một bằng chứng duy nhất sau văn bản cấp đất của người đứng đầu chính phủ vào năm 1980 là một tấm bản đồ (nói đúng là một sơ đồ) vẽ tay do cấp huyện lập với sự xác nhận của mấy vị lãnh đạo xã cam kết không có tranh chấp đất đai".

(8) Xin thưa với ĐBQH Dương Trung Quốc, bất cứ ai biết đọc đều thấy Dự án sân bay Miếu Môn là dự án quân sự, thuộc lĩnh vực Quốc phòng và vì thế nó nằm trong danh mục bí mật nhà nước. Vì thế nhiều người không thể tiếp cận một cách chi tiết. Nếu không có đầy đủ hồ sơ từ Hồ sơ dự án tiền khả thi, đến khả thi thì không ai dám thò bút phê duyệt đâu anh. Và là dự án sân bay thì càng phải được phê duyệt theo quy trình chặt chẽ. 

Là dự án quốc phòng, nhưng lại được cấp đất của địa phương nên sẽ có những quyết định pháp lý làm cơ sở cho việc quyết định triển khai dự án. 

Anh Dương Trung Quốc cố tình cung cấp thông tin sai lệch làm cho người đọc hiểu sai rằng hồ sơ dự án chỉ dựa vào mỗi một tấm bản đồ duy nhất được vẽ tay vào năm 1992 là việc làm không tốt và nói nhẹ hơn là anh quá chủ quan, lười đọc, lười suy nghĩ.

Giọng của anh giống như giọng điệu mà những kẻ cơ hội chính trị đang giăng ra là cố tình thông tin méo mó, lệch lạc về nguồn gốc đất đai và bản chất sự yếu kém trong quản lý đất đai ở khu vực này. Từ đó "đổi trắng thay đen", coi việc một số người dân chiếm đất là hành động cần thiết để "đòi lại" đất, mà cố tình lấp liếm sự thật lịch sử về nguồn gốc đất quốc phòng tại đây.

Thực tế, dự án đó không phải chỉ có một tấm bản đồ 1992 mà nó có đầy đủ các văn bản để cho một dự án có thể ra đời. Ngoài phần chi tiết trong Hồ sơ dự án do Quân đội lập ra và quản lý thì các tài liệu còn lưu trữ cho thấy có nhiều văn bản quan trọng là căn cứ pháp lý cho khu đất này. Xin đơn cử những gì công khai trên báo chí:

- Ngày 14/4/1980, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 113/TTg về việc cấp đất xây dựng đợt một sân bay quân sự Miếu Môn (trên địa bàn xã Đồng Tâm), với diện tích 208ha, trong đó có 47,36 ha đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm, trên đường bao gồm 16 mốc giới (từ mốc số 1 đến mốc số 16).

- Ngày 10//-1981, Ủy ban hành chính tỉnh Hà Sơn Bình có Quyết định số 386/QĐ-UBND giao Quân chủng Phòng không-Không quân đợt 1 là 208 ha. 

- Ngày 22/4/2003, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân có Quyết định số 406/QĐ-PKKQ giao cho Tiểu đoàn 31/Lữ đoàn 28/Quân chủng Phòng không-Không quân được phép bố trí đóng quân trên sân bay Miếu Môn do Lữ đoàn 28 quản lý với diện tích 208 ha. 

Theo bản đồ hiện trạng 1/5000 do Công ty TNHH MTV Trắc địa Bản đồ lập tháng 6/2013, được các xã: Mỹ Lương, Trần Phú, Đồng Lạc (huyện Chương Mỹ) và Đồng Tâm (Mỹ Đức) xác nhận; Cục Bản đồ - Bộ Tổng tham mưu xác nhận ngày 26/6/2014 và Thông báo diện tích số 684/Cty-XNA ngày 26/9/2014 của Công ty TNHH MTV Trắc địa bản đồ, khu đất Lữ đoàn 28 đang quản lý tại các xã nêu trên là hơn 236,7 ha.

Về diện tích tăng thêm, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã đề nghị Lữ đoàn 28 giải trình lý do. Theo đó, “Diện tích đo đạc mới tăng so với Quyết định giao đất khi đóng quân là do trước đây công tác đo đạc, xác định mốc giới bằng thủ công, độ chính xác không cao. Mặt khác, hệ thống mốc giới của điểm giao nhận đất đã có từ trước đến nay không thay đổi… Ranh giới đơn vị quản lý, sử dụng ổn định, không có tranh chấp”.

Trên cơ sở đó, ngày 20/10/2014, UBND thành phố Hà Nội đã có Quyết định số 5383/QĐ-UBND, giao toàn bộ diện tích khu đất theo diện tích đo đạc mới cho Quân chủng Phòng không-Không quân tiếp tục sử dụng. Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã thực hiện thủ tục công nhận quyền sử dụng đất cho Quân chủng Phòng không-Không quân theo đúng quy định của Luật Đất đai 2013 và các Nghị định khác của Chính phủ về đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất cho các tổ chức và theo đúng Điều 11 Quyết định số 25/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND thành phố.

Với các căn cứ pháp lý vừa nêu thì không khó để khẳng định, phần đất được giao cho Quân chủng Phòng không-Không quân hoàn toàn đúng quy định và được quản lý, sử dụng ổn định nhiều năm nay, trong phạm vi mốc giới không thay đổi từ ngày giao đất. Tuy nhiên, do đo đạc trước đây không chính xác nên khi áp dụng đo đạc bằng biện pháp hiện đại, có diện tích tăng thêm (trong mốc giới được giao). Nhưng với các căn cứ hiện hành, không thể có chuyện và không thể chấp nhận hành vi đòi chia phần đất “dôi dư” sau đo đạc, như một số người đang đòi hỏi.

Nói thêm, cho đến nay trên thực địa vẫn còn đầy đủ 57 cột mốc bê tông được các đơn vị quân đội cắm mốc từ những năm 1980. Những mốc giới này nói lên điều gì hả ông Dương Trung Quốc?

Với những dẫn chứng nêu trên, anh Dương Trung Quốc có còn dám nói chứng cứ duy nhất của dự án này chỉ là tấm bản đồ vẽ tay nữa không?

Nói thật, tôi hỏi chỉ để mà hỏi thôi, chứ chuyện Pháp xâm lược Việt Nam mà anh còn dám bẻ lái là "Liên quân Pháp-Tây Ban Nha mượn cớ triều đình nhà Nguyễn cấm đạo để nổ súng xâm lược nhưng mục tiêu không phải là để chiếm Việt Nam mà là để tìm đường vào Trung Quốc" thì chuyện gì anh không dám làm, có phỏng?

(còn nữa)

ĐỂ QUYỀN LỰC TRONG CÔNG TÁC CÁN BỘ THỰC SỰ ĐƯỢC KIỂM SOÁT

Để quyền lực trong công tác cán bộ thực sự được kiểm soát

VOV.VN - Làm thế nào để Quy định số 205 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực thực sự đi vào tổ chức Đảng các cấp là điều hết sức quan trọng.

Ban Tổ chức Trung ương vừa tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Quy định số 205 của Bộ Chính trị về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền. Quy định 205 đã nói trúng những vấn đề nhức nhối trong công tác cán bộ tồn tại suốt nhiều nhiệm kỳ; khi lần đầu tiên một văn bản mang tính pháp quy của Đảng đề cập vấn đề kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống chạy chức, chạy quyền.

Làm thế nào để kiểm soát quyền lực một cách hiệu quả đang là vấn đề rất đáng quan tâm.

Chuyện “mua quan, bán chức”; bỏ ra tiền bạc, vật chất, xu nịnh để được cất nhắc vào vị trí quan trọng trong bộ máy Nhà nước không phải bây giờ mới có, không còn là “râm ran”. Nó đã trở thành cái “lệ” trong công tác cán bộ. Đến nỗi, khi một cán bộ được bổ nhiệm vào vị trí nào là lập tức có dư luận, con ai, cháu ai, thuộc phe nào, cánh hẩu nào? Bao nhiêu tiền mới ngồi vào được chỗ ấy? Điều này tạo ra dư luận xấu, sự phẫn nộ và làm méo mó hình ảnh của người cán bộ trong nhân dân, đặc biệt là với những người giữ vị trí trọng yếu trong tổ chức Đảng, trong hệ thống chính trị.

Không khó lý giải cho câu hỏi, vì sao? Dư luận đã quá quen với chuyện anh, chị, em ruột, dâu, rể, họ hàng; vợ, chồng rồi bố, con cùng làm quan, từ cấp tỉnh, huyện đến cơ sở như ở Hải Dương, Hà Giang, Quảng Nam, Bình Định… Họ không coi là lạ chuyện bổ nhiệm “thần tốc” ở Bộ Công thương, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ; hay bổ nhiệm “không trong sáng” như ở Thanh Hóa; hoặc những cán bộ “có năng lực”, thuộc diện được “quy hoạch” lên vị trí cao hơn, quan trọng hơn mà hàng chục năm sau mới phát hiện ra đang núp dưới cái tên, vỏ bọc khác.

Ngoài chuyện thân hữu, kéo bè kết cánh anh em họ hàng, việc đổi chác xoay quanh “chức, quyền, tiền” là một thực tế không thể phủ nhận trong công tác cán bộ. Ban đầu có thể chỉ là những món quà tưởng như chẳng đáng gì nhân dịp này, dịp khác. Nhiều lần sau, chúng sẽ to hơn, đắt giá hơn, thậm chí lên đến hàng trăm nghìn hoặc hàng triệu USD.

Khi đã bị viên đạn bọc đường là tiền, là quyền, là những món quà lớn nhỏ bắn thủng và chi phối, tất sẽ bỏ qua sai phạm, ưu ái người cùng cánh hẩu, cùng lợi ích nhóm. Các nhóm lợi ích lại móc nối với nhau để tiếp tục lũng đoạn các lĩnh vực hoạt động khác, lũng đoạn công tác cán bộ với mục tiêu chức càng cao, quyền càng lớn, tiền càng nhiều. Điều này phản ánh một thực trạng mà như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nói: “Có những người có thiếu thốn gì đâu, nhưng tham thế, chưa làm gì đã nghĩ đến chấm mút”! Tất cả, là do quyền lực chưa được kiểm soát.

Chuyện “mua quan, bán chức” dường như đã trở thành cái “lệ” trong công tác cán bộ. 

Quy định 205 về Kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ; chống chạy chức chạy quyền, với nhiều điểm rất mới, vượt tầm so với những quy định trước, được xem như thêm một công cụ để kiểm soát quyền lực, mang tính chất căn cơ, gốc rễ để giải quyết những vấn đề lâu nay trong công tác cán bộ.

Quy định đã có, một văn bản có tính “quy phạm” trong Đảng đã được ban hành, nhưng quan trọng hơn là việc tổ chức thực hiện ra sao, con người thực thi quy phạm này như thế nào; cơ chế kiểm soát, giám sát cơ quan, người thực thi, người làm công tác tổ chức cán bộ ra sao. Bởi, dù một hay nhiều quy định và quy định cụ thể, chi tiết đến đâu vẫn có thể bị những kẻ cơ hội, tham nhũng lợi dụng, tìm mọi cách né tránh, chạy chọt đủ thứ miễn là có lợi cho bản thân

Vậy nên, mỗi cán bộ, Đảng viên phải xác định rằng, “vào Đảng, vào Ban Chấp hành và cấp ủy các cấp không phải là vị trí, quyền lực riêng tư của ai, mà vào để cống hiến cho đất nước”. Vậy nên, cần công khai; công tâm, khách quan; vì lợi ích chung; cần kiểm tra, giám sát chặt chẽ, thường xuyên với sự vào cuộc mạnh mẽ của các tổ chức và nhân dân. Lúc đó, Quy định về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống chạy chức, chạy quyền mới thực sự đi vào đời sống tổ chức Đảng các cấp./.

Đàm Hoa/VOV1

CÀO NỒI ĂN VẠ

Khoai@

Chả biết từ bao giờ, hễ CSGT truy đuổi đối tượng vi phạm pháp luật thì báo chí lại hùa nhau gào lên. Nhất là khi các đối tượng cố tình chạy trốn bị ngã, bị thương. Nhiều trường hợp CSGT tình cờ đi qua một vụ tai nạn rồi xuống xe cấp cứu nạn nhân cũng bị gán cho là truy đuổi khiến người dân bị tai nạn. Sau đó là màn cào nồi ăn vạ.

Dân gì mà mất dạy thế. Báo chí gì mà khốn nạn thế.

Đêm 2/12/2019, Tổ tuần tra kiểm soát giao thông thuộc Phòng CSGT gồm 4 người đi mô tô đặc chủng và 1 xe nâng tuần tra trên Đại lộ Bình Dương thuộc địa bàn thành phố Thủ Dầu Một nhận được tin báo có một nhóm thanh niên chạy xe nẹt pô, bốc đầu, dàn hàng ngang gây mất an ninh trật tự, tổ tuần tra đến hiện trường để giải tán. 

Khi nhóm thanh niên bỏ chạy, lực lượng CSGT chia làm hai hướng bám theo. Đến đoạn giao nhau giữa Đại lộ Bình Dương và đường Hoàng Hoa Thám thuộc phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một thì phát hiện vụ tai nạn giao thông. Các thành viên tổ tuần tra dừng lại bảo vệ hiện trường và gọi cấp cứu, song nạn nhân là Trần Mạnh Huỳnh (17 tuổi, trú tại huyện Dầu Tiếng, Bình Dương) đã tử vong do điều khiển xe máy đâm vào cột điện.

Việc dừng lại để đưa nạn nhân đi cấp cứu và bảo vệ hiện trường là nhiệm vụ của CSGT. Kể cả truy đuổi bọn đầu trâu mặt ngựa, bọn trộm cắp, cướp giật hay bọn cướp, bọn buôn bán ma túy cũng là nhiệm vụ của CSGT. Nhưng thật tiếc, một số kẻ đã xuyên tạc, bôi nhọ và vu cáo cho lực lượng này.

Khi mà báo chí chạy theo những lời đồn tầm thường và cũng tỏ ra thích thú khi kết tội CSGT giống như đám tội phạm hoặc đám mọi rợ đường phố thì cũng đồng nghĩa với việc reo rắc nỗi sợ hãi cho lực lượng CSGT trong thực thi nhiệm vụ. Chừng nào vẫn còn diễn trò hề này thì khi đó, trật tự giao thông sẽ tiếp tục gia tăng sự hỗn loạn và tính mạng, tài sản của người dân tiếp tục bị đe dọa.

VỀ MỘT SỐ PHÁT NGÔN CỦA ĐBQH DƯƠNG TRUNG QUỐC HÔM 23/11/2019 (BÀI 2)

Cuteo@

Ai muốn biết anh ĐBQH Dương Trung Quốc viết kiến nghị những gì thì xin mời đọc bài "CHO TÔI ĐỐI THOẠI VỚI LÃNH ĐẠO HÀ NỘI VÀ TỔNG THANH TRA CP" đăng trên vài trang phản động sau:


Mời đọc link:

Hoặc link sau:

Ở bài 1 (xem ở đây), tôi đã trả lời anh Dương Trung Quốc lý do buổi đối thoại được tổ chức ở Mỹ Đức chứ không phải ở Đồng Tâm, chuyện giấy mời, chuyện anh không nhận được bản kiến nghị của 6 đảng viên Đồng Tâm, chuyện anh bị các cử tri lên tiếng và chuyện anh về Đồng Tâm không thể tiếm danh Đại biểu Quốc hội được. Với tư cách cử tri, tôi tiếp tục có vài ý sau.

(4) Anh Dương Trung Quốc đề cập đến chuyện ông Lê Đình Kình bị đánh gẫy chân và anh có đến thăm. Anh Quốc lý giải chuyện anh đến thăm là bình thường và nhờ có anh, biên bản bàn giao mới được ký và như vậy anh Quốc đã góp phần giải cứu các con tin. 

Còn nhớ trong phiên thảo luận sáng 2/11/2017, anh Quốc nhắc lại sự việc xảy ra tại xã Đồng Tâm và khẳng định công an đánh dân và bắt dân sai luật. Anh Quốc phát biểu:  "Chúng tôi tán thành thượng tôn pháp luật, phải xử lý đến cùng. Chúng ta đã khởi tố người dân Đồng Tâm vi phạm nhưng cho đến nay những cán bộ công an đánh dân, bắt dân sai luật vẫn đứng ngoài pháp luật. Điều này gây bức xúc cho người dân". 

Ở đây có 2 nội dung cần làm rõ: Thứ nhất, có hay không chuyện công an đánh dân, và thứ hai, có hay không chuyện công an Hà Nội bắt dân sai luật?

Và ngày 7/11/2017, tại phiên thảo luận tại hội trường, đại biểu Đào Thanh Hải, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội đã hồi đáp những băn khoăn của anh Dương Trung Quốc và khẳng định không có chuyện công an đánh dân, không có việc công an đánh gãy chân ông Lê Đình Kình và cũng không có chuyện bắt dân sai luật.

Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết, khi cơ quan điều tra thực hiện lệnh bắt ông Lê Đình Kình, gia đình ông Kình đã xông vào chống lại lực lượng thi hành nhiệm vụ. Quá trình giằng co giữa 2 bên đã dẫn đến việc ông Lê Đình Kình bị gãy chân. Sau vụ việc này, ông Lê Đình Kình đã tố giác 1 cán bộ công an đã đánh ông gãy chân. Tuy nhiên, qua kiểm tra qua các video thì cán bộ công an này không hề tham gia vào việc bắt giữ nói trên. 

Một người dân chứng kiến vụ việc cho biết, quá trình thực hiện lệnh bắt, ông Kình đã bị đưa lên xe, nhưng con cháu của ông đã xông vào tấn công lại lực lượng công an, đồng thời cố gắng lôi ông xuống. Việc cố gắng kéo, giật ông từ xe ô tô xuống đất đã vô tình làm ông Kình rơi xuống đất, dẫn đến rạn/gãy cổ xương đùi. Nếu công an cố tình đánh ông Kình, thì không thể có vết rạn cổ xương đùi tận trên bẹn của ông được.

Như vậy nội dung thứ nhất đã rõ, ông Dương Trung Quốc đã phát ngôn sai sự thật gây ảnh hưởng tiêu cực tới hình ảnh chính quyền và công an Hà Nội. 

Nội dung thứ hai cần ông Dương Trung Quốc giải đáp, có hay không chuyện "công an bắt dân sai luật" như ông khẳng định tại nghị trường. Xin thưa, tất cả các lệnh bắt đều đã được VKS cùng cấp phê chuẩn. Trường hợp này anh Dương Trung Quốc đã phát ngôn bừa bãi, sai sự thật. 

(5) Anh Dương Trung Quốc có đề cập đến chuyện giải cứu con tin: "tôi đã thực thi đúng trách nhiệm của mình góp phần vào việc giải cứu các chiến sĩ CSCĐ cũng như giải tỏa bước đầu những bức xúc tại Đồng Tâm sau cuộc tiếp xúc của lãnh đạo TP.". Như vậy câu chuyện các CSCĐ, cán bộ huyện và một nhà báo bị một số người bắt giữ trái pháp luật là có thật. Những người bắt giữ CSCĐ đã phạm vào tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật được quy định tại Điều 157 Bộ luật hình sự. Tại sao trên nghị trường anh không yêu cầu các cơ quan chức năng phải thực thi pháp luật trong trường hợp này?


(6) Anh Quốc nói: "Tới nơi, thấy không khí có phần bình thường hơn những gì mình tưởng, tôi vào thăm sức khỏe ông Kình là lẽ bình thường vì cũng biết ông là một trong những người đang có một vai trò trong sự kiện, để tìm hiểu tình hình".

Xin nói thẳng, ông bịa đặt vừa thôi. Lúc này ông Lê Đình Kình đang nằm ở bệnh viện. Vậy ông thăm ông Kình nào thế?


(7) Anh Quốc viết: "Còn lúc đó không biết “6 đảng viên ĐT” viết đơn đề nghị đang ở đâu và làm gì với trách nhiệm của đảng viên cộng sản để góp phần làm ổn đinh tình hình? Vả lại, vào thời điểm ấy, chính quyền xã có còn hoạt động không và đang ở đâu để tôi có thể đến liên hệ, ngoài bà Lan mà sau đó lại bị kỷ luật (?). Tôi rất mong câu hỏi của tôi được các cơ quan có thẩm quyền giải đáp.


Nói luôn, lúc đó nhẽ ra anh phải đủ thông minh để hỏi ngay bà Lan là Bí thư đảng ủy xã xem các đảng viên của mình đi đâu, làm gì chứ.

Xin hỏi anh Quốc, anh hỏi "
vào thời điểm ấy, chính quyền xã có còn hoạt động không" là vô tình công nhận rằng đã có đám cạn bã đang khống chế thống chính quyền cơ sở, khiến anh không thể biết có còn hoạt động hay không. Vậy sao anh không ý kiến gì với Quốc hội, anh đi giám sát cơ mà?

(còn nữa)

Nóng: BỘ CÔNG AN TRIỆT PHÁ CHUYÊN ÁN MA TÚY, THU GIỮ 446 BÁNH HEROIN TRỊ GIÁ 180 TỈ ĐỒNG

Công an bắt giữ 2 đối tượng có quốc tịch Đài Loan cầm đầu đường dây lớn, thu giữ 446 bánh heroin, trị giá hơn 6 triệu USD (khoảng 180 tỉ VNĐ).

Triệt phá chuyên án ma túy, thu giữ 446 bánh heroin có giá hơn 6 triệu USD.

Ngày 5/12, Cục Cảnh sát điều tra về tội phạm ma túy (C04, Bộ Công an) cho biết vừa phối hợp với cảnh sát Đài Loan (Trung Quốc) khám phá thành công đường dây buôn bán ma túy, thu 446 bánh heroin trong một nhà kho ở TP HCM, ước tính trị giá hơn 6 triệu USD (gần 180 tỷ đồng).

Theo Công an, ban chuyên án cũng bắt giữ 2 đối tượng cầm đầu đường dây trên. Hai đối tượng này có quốc tịch Đài Loan. Vụ này nằm trong đường dây vận chuyển 895 bánh heroin tại TP HCM hồi tháng 3 vừa qua.

Tính đến nay, tang vật thu được trong đường dây buôn bán ma túy do người Đài Loan cầm đầu là khoảng hơn 1.300 bánh heroin.

VỀ KIẾN NGHỊ CỦA ĐBQH DƯƠNG TRUNG QUỐC HÔM 23/11/2019 (BÀI 1)

Cuteo@

Chết chết, ĐBQH thì cần bình tĩnh mới đúng chứ.

Vừa đọc được bài "CHO TÔI ĐỐI THOẠI VỚI LÃNH ĐẠO HÀ NỘI VÀ TỔNG THANH TRA CP" đăng trên vài trang phản động, thấy anh Dương Trung Quốc có vẻ cay cú. 

Mời đọc link và xem ảnh chụp màn hình:

Hoặc link sau:

Hoặc:





Xin có vài ý thế này.

Nói chung, dù với tư cách là một công dân hay là ĐBQH thì anh Quốc có quyền phát biểu ý kiến của mình. Điều này rất tốt, người dân chúng tôi hoan nghênh. Bài của anh Quốc khá dài, có lẽ tới 4 - 5 trang A4, nhưng xin tóm tắt có mấy nội dung chính và ý kiến sau đây:

(1) Phần mở đầu anh Quốc cho rằng, cuộc đối thoại về vụ việc Đồng Tâm diễn ra tại UBND huyện Mỹ Đức của Chủ tịch Hà Nội (CTHN) và Thanh tra Chính phủ (TTCP) là không dũng cảm. Anh Quốc chỉ ra vài chi tiết như, giấy mời ghi là "Nghe Thông Báo" nhưng tại cuộc họp lại ghi là "Đối Thoại"; anh Quốc, anh Nhưỡng không được mời, nhưng trong cuộc họp lại để người dân lên án 2 anh là "những thủ thuật thấp hèn không xứng đáng với một nhà nước kiến tạo và dân chủ. Nó là bằng chứng về sự xa dân, sợ dân cũng là khinh dân của một số người đại diện cho Nhà nước “của dân, do dân và vì dân” mà chúng ta đang phấn đấu". Do đó, anh đề nghị Thủ tướng cho anh đối thoại với lãnh đạo Hà Nội và Tổng Thanh tra Chính phủ về vụ việc này.

Thưa anh Dương Trung Quốc,

Tại sao phải tổ chức ở UBND huyện Mỹ Đức mà không về Đồng Tâm?

Thưa anh, Đồng Tâm nổi tiếng bất ổn. Khi mới xảy ra vụ việc, họ đã chống lại lực lượng quân đội và bị khởi tố. Sau đó lại bắt giữ 38 cán bộ và CSCĐ, và mới đây lại bắt giữ cả một xe quân sự. Ấy là chưa kể đến việc CTHN cũng bị những kẻ thuộc nhóm ông Kình vây, mặc cả từng chữ ký mới chịu thả các con tin. Vậy về đó có an toàn không hả anh Quốc?

Tiếp nữa, tổ chức cuộc đối thoại này không chỉ để cho dân Đồng Tâm nghe mà cho người dân các xã gần đó nghe, tham gia ý kiến. Nếu tổ chức tại Đồng tâm thì người dân xã khác sẽ không dám tới dự. Cứ nhìn cảnh nhóm nổi loạn bắt giữ xe quân sự thì thấy. Xem xong clip thì đố ai dám về anh nhỉ. 

Mời anh xem clip:


Xin hỏi ngược lại, tại sao những người được mời không dám lên UBND huyện dự dù biết trước là không ai làm gì họ? Hay họ sợ ở đó những cứ pháp lý có quá đầy đủ làm họ mất mặt?

Tiếp về chuyện giấy mời. Anh Quốc điêu vừa thôi, mời anh xem Giấy mời tôi tải về từ trang FB Hà Tây Media của nhóm ông Lê Đình Công để xem họ viết như thế nào. Nguyên văn: UBND xã Đồng Tâm trân trọng kính mời các đại biểu dự buổi làm việc do đồng chí Nguyễn Văn Thanh...".

Xin hỏi anh Quốc, anh viết: "Giấy mời ghi là đến để "Nghe Thông Báo" nhưng tại cuộc họp lại ghi là "Đối Thoại" là đúng hay sai, hả? Làm ĐBQH thì phải biết đọc thông viết thạo và quan trọng là phải trung thực, phải không anh?

Lại tiếp, anh không được mời vì TTCP và CTHN về là để đối thoại với dân Đồng Tâm chứ không nói chuyện với anh. Chuyện này giống như nhà tôi họp đội sản xuất, không liên quan tới anh thì tôi không mời. Không được mời thì đừng hỏi. Nếu còn lý do khác thì anh nên tự hỏi mình đi.

Còn nhớ khi vụ Đồng Tâm mới nổi, anh Quốc đã tự về cơ mà. Dân Đồng Tâm có mời anh đâu, phải không? Cũng chính anh viết rằng anh tự về Đồng Tâm "với tư cách cá nhân nhưng là cá nhân của một đại biểu QH thực hiện đúng quyền hạn và trách nhiệm được luật định" cơ mà. 

Lại tiếp nữa, anh nói "trong cuộc họp lại để người dân lên án 2 anh là "những thủ thuật thấp hèn không xứng đáng với một nhà nước kiến tạo và dân chủ. Nó là bằng chứng về sự xa dân, sợ dân cũng là khinh dân của một số người đại diện cho Nhà nước “của dân, do dân và vì dân” mà chúng ta đang phấn đấu" e là hơi quá. 

Tổ chức cuộc họp thì căn cứ vào đối tượng cần thông báo và đối thoại để tính toán địa điểm. Ở đây người cần được thông báo bao gồm rộng rãi dân Mỹ Đức, và thành phần có nhóm phản đối ở Đồng Tâm. Xã đã có xe đưa đón (Mời anh xem lại giấy mời đã ghi rõ), họ từ chối không dự là quyền của họ. 

Phát biểu về anh Quốc là quyền của cử tri. Cử tri thấy 2 anh thế nào thì phát biểu như thế. Có thể đúng, có thể sai. Đúng sai thì 2 anh nên làm việc với họ để hỏi cho ra nhẽ, không liên quan đến TTCP hay CTHN.

(2) Anh Quốc cho rằng Đơn kiến nghị của 6 đảng viên Đồng Tâm (6ĐVĐT) được gửi cách đây 6 tháng, 22 cơ quan đã nhận được, nhưng anh thì không nhận được và đó là điều khuất tất. Anh cũng cho rằng, đó là đơn tố cáo với sự "thiếu hiểu biết đầy ác ý của “6 đảng viên ĐT” chứ không phải kiến nghị".

Chuyện này tôi đọc trên một số trang lề trái thì thấy 6 ĐVĐT làm kiến nghị gửi 22 cơ quan và không gửi cho anh. Vì thế anh Quốc không nhận được là đúng. 

Tôi đồng tình với anh rằng, đó không phải kiến nghị mà là tố cáo. Đúng là họ tố cáo anh thật.

Tôi thì khen 6 ĐVĐT này vì họ làm việc có tổ chức. Thấy anh không đúng nên họ phải kiến nghị tới các cơ quan xử lý anh, chứ sao lại gửi cho anh được, đúng không?

Dễ hiểu hơn tôi lấy ví dụ: Tôi tố cáo người có hành vi kích động người khác phản đối một kết luận nào đó của cơ quan chức năng thì tôi sẽ phải gửi kiến nghị hoặc tố cáo lên cơ quan chức năng chứ không nhẽ lại gửi cho người bị tố cáo?

(3) Anh Quốc nói anh về Đồng Tâm "với tư cách cá nhân nhưng là cá nhân của một đại biểu QH thực hiện đúng quyền hạn và trách nhiệm được luật định". 

Vậy tôi xin hỏi anh:

- Anh là ĐBQH, vậy anh đi giám sát anh có xin ý kiến cơ quan quản lý là Quốc hội không?

- Anh có kế hoạch được duyệt không?

- Anh có Giấy giới thiệu không?

- Đi giám sát Đồng Tâm về anh có kết quả báo cáo Quốc hội và cử tri không? Nếu có thì cho tôi xem.

Nếu không có 4 thứ tôi gạch đầu dòng ở trên thì xin thưa, anh đã tự về Đồng Tâm với tư cách cá nhân chứ không phải là tư cách ĐBQH đâu. Như vậy là anh đã lạm dụng chức danh ĐBQH đấy.