Thứ Năm, 12 tháng 12, 2019

ÔNG TRIỆU TÀI VINH BỊ UBKT TRUNG ƯƠNG ĐỀ NGHỊ KỶ LUẬT

Khoai@

Tại kỳ họp 41 tổ chức tại Hà Nội từ ngày 4 đến ngày 6/12/2019, UBKT TƯ đã xem xét, thi hành kỷ luật ông Triệu Tài Vinh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang và ông Nguyễn Văn Sơn, Phó bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang.

Ông Triệu Tài Vinh chịu trách nhiệm người đứng đầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy và ông Nguyễn Văn Sơn chịu trách nhiệm người đứng đầu UBND tỉnh Hà Giang về những vi phạm, khuyết điểm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm trong kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2018 tại tỉnh Hà Giang.

Ông Triệu Tài Vinh và ông Nguyễn Văn Sơn có người thân nhờ nâng điểm trái quy định cho thí sinh trong Kỳ thi nêu trên, vi phạm quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt.

Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm; căn cứ quy định của Đảng về xử lý đảng viên, UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Nguyễn Văn Sơn và đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Triệu Tài Vinh.

Ông Triệu Tài Vinh sinh năm 1968 ở huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Ông Vinh là người dân tộc Dao, trình độ tiến sĩ nông nghiệp, cử nhân lý luận chính trị.

Ông Vinh là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, đại biểu Quốc hội khóa XIV, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang.

Đầu tháng 7 vừa qua, ông nhận quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương. Khi đó, ông Triệu Tài Vinh đang giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang. Theo quết định của Bộ Chính trị, ông Vinh thôi tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và thôi giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang nhiệm kỳ 2015-2020 để đảm nhận cương vị Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương.

THÔNG NHẸ NHÀNG VỀ CÔNG NGHỆ LÀM SẠCH NƯỚC THẢI NINO CỦA QUÝ ANH NHẬT LÙN

Thông nhẹ nhàng về công nghệ làm sạch nước thải Nino của quý anh Nhật 

Sông Tô Lịch thì mình lại quen quá, xưa hehe mình hay lấp mẹ sông với vài anh em, rồi tát, bắt lên 1 lố rô với trê, may mắn thì đc con cá quả.

Sông thời 198x rất sạch, thấy cả đàn cá cờ bơi tung tăng, chị em vĩnh tuy đoài thả rau muống kín cả sông, sáng ra chị em bơi thuyền hái rau, vừa hái, vừa kể chuyện đitnhau với chồng thật là sảng khoái.

Rồi anh em Đông Lào được bỏ cấm vận, mở biên, đời sống giàu lên trông thấy, xe máy đông dần, từ lúc bát phở chỉ là giấc mơ thì giờ húp phở xin thêm nước béo ăn nhờn cả ***.

Nước sông, hỡi ôi, đen dần đều, anh em Đông Lào sx nhỏ nhỏ thì đổ mẹ nó hết ra sông, thành ra dòng sông như cầu vồng, hết màu xanh rồi lại vàng tím đỏ, đôi khi phùi bọt trắng như đitnhau thật đáng kinh ngạc.

Giờ bàn về vụ xin phép hay ko xin phép ?? mình nói *** hề xin, nếu có, hãy đưa sự đồng ý bằng văn bản, nói mồm *** tính. Quý anh Chung con đã chuẩn khi nói anh em Jebo *** phép - Hehe, làm đéo gì có giấy phép. Anh em chú ý cái văn bản bọn Jebo đưa lên mạng chỉ là biên bản cuộc họp, chấp thuận về chủ trương, nó giống như bản ghi nhớ chứ đéo phải giấy phép.

Cái này mình lại dạy anhemnguhọc 1 chút về thơ văn thôi, có thằng nào đó đã ẳng: ko ai có thể tắm 2 lần trên 01 dòng sông.... hay: tất cả các dòng sông đều chảy...

Ý là sông luôn chảy, nếu nghe nhạc, anh em sẽ thấy quý anh vượt biên hụt hay gào: chảy đi sông ơi ...

À tiếp hehe, sông Tô Lịch luôn chảy, công nghệ của anh Nhật là kiềm chế nước tĩnh, mà thôi, chứ nước chảy liên tục thì có kiềm đc cứk.

Mình soi thì anh em làm 5 cái bể tôn, lùa nước vào đó và làm sạch dần, cái bể cuối ae vào tắm để làm trò, đây là nước tĩnh trong bể ae liu ý nhé và với chút hóa chất thì ae nào cũng làm đc thậm chí uống luôn.

MÌnh soi ae Nhật nói chung, về cơ bản, là Xạo, ae mới là thánh hối lộ làm láo làm ẩu, đc cái anh em xin lỗi rạp người thật đáng ngưỡng mộ.

Ví như cái Metro Saigon ae Nhật đang đội vốn gấp 3 và đang dừng vô thời hạn, mọi thứ đang gỉ dần, tốn kém 1 ngày dừng vài triệu đô là thường, mà có thể dừng 10 năm nữa hehe, bà con Đông Lào cứ là lặng đi nhé.

Hay vụ sập mẹ cả cầu Cần Thơ, ae cũng ỉm mẹ đi hehe.

Mình nói ae cuồng Nhật biết mà lắc não, Nhật cũng chả là cc gì nói thế cho nhanh.

Mình soi tiếp anh em Jebo này là 1 công ty con bé xíu vốn 5 triệu yên tức 1 tỷ VND, hỡi ôi số tiền vốn còi cọc này mà anh em nổ là đã làm tới 300 dự án trên khắp thế giới thì xạo quá thể hehe. Và với số vốn này, anh em k0 đủ trình thậm chí xử lí nước bể cá nhà lão phu hehe nói thế cho nhanh.

Vậy đuổi ae xạo là chuẩn rồi, đã hết thời hí lộng quỷ thần, hỡi người anh em Phùtang, Đông Lào giờ k0 ngu nữa đâu.

Và cách hay nhất đễ làm sạch sông là chờ mưa đến, mưa đến là nước trần trề trong xanh bà con vác cần câu cá tuyền con 1 kg về rán ăn bú diệu thật làm cho lòng người phấn khởi, *** cần công nghệ cc, mẹ tự nhiên sẽ làm việc.

Nếu có tiền, anh em bơm mẹ nước hồ tây hay sông hồng vào là ok, hãy nhớ dòng sông luôn chảy thế là lại trong. người Tây phương thu phí xử lí nước thải tính theo đồng hồ nước vào, Hanoi cũng cần thu phí này mới có tiền xây nhà máy xử lí nước thải, ko thì cứ kệconmẹnó cũng xong.

Và anh em Đông LLào sống dọc sông cũng bớt bớt ném cứt đái ra sông, giờ thời đại mới rồi anh em xả rác có ý thức tý cũng hay.

Pín, gõ từ Antrim, bắc Ai len, vương quốc Anh.

( ảnh : mưa đến nước trong xanh anh em câu cá hoan hỉ quá ko cần công nghệ gì )

JEBO LÀ THẰNG NÀO?


Mặc dù rất yêu quý nước Nhật nhưng cũng buộc phải công nhận là nó cũng có những sản phẩm vô cùng ngây ngô.

Sau vụ sập cầu Cân Thơ chết hơn 50 người và vụ tàu điện ngầm Sài gòn đội vốn từ 26 nghìn tỷ lên 48 nghìn tỷ thì giờ là vụ 1 công ty vớ vấn "lừa" Hà Nội.

Công ty Jebo (株式会社 日本環境ビジネス機構) thành lập 9/2017 với vốn là 5.000.000JPY (tương đương 1 tỷ VND)

Dịch tạm ra tiếng Việt thì tên cty này là: Công ty cổ phần Tổ chức thương mại môi trường Nhật Bản (dịch ra tiếng Anh là Japan Enviroment Business Organization Joint Stock Company), và giám đốc là 1 người chuyên tham gia các hoạt động tình nguyện xã hội (tư vấn ly hôn, thừa kế, bắt nạt, đeo bám ...), nghiên cứu xã hội, thị trường; tư vấn mua bán sát nhập; bán và tư vấn 1 số sản phẩm về môi trường.

Công ty này hoàn toàn khác với JAEB, 一般社団法人日本環境ビジネス推進機構, dịch ra tiếng Anh là Japan Agency for Environmental Business, dịch ra tiếng Việt sẽ là Tổ chức Xúc tiến thương mại - môi trường Nhật Bản (đúng như từ mà báo Tuổi trẻ và 1 số báo khác dùng 1 cách cố tình hay cũng bị lừa nốt?). JAEB là 1 tổ chức với chairman là Yamamoto Rouichi, giáo sư môi trường của đại học Tokyo.

Còn mấy cái công nghệ Nano-Bioreactor làm sạch chất thải, nuôi sống cá gì gì đấy thì các bạn có thể tham khảo thêm ở các sản phẩm.

nói chung là nhiều lắm ...

Từ các thông tin tiếng Việt mà Jebo đưa ra thì có thể thấy sản phẩm mà các bạn Nhật đưa vào là bột Bakture của công ty tư vấn RBC https://rbc-kk.co.jp/
Có thể coi như là 1 loại men vi sinh xử lý nước made in Japan.

Công ty RBC này và toàn bộ công ty liên quan (có mấy cty, tổ chức con chuyên bán và phổ biến bột Bakture) có tổng cộng 8 nhân viên (thời điểm tháng 11/2019). Doanh thu 3/2018 đến 2/2019 là tầm 30 tỷ VND (cho cả bán bột và các công việc tư vấn xử lý nước)

Bột Bakture được bán trên các trang thương mại điện tử của Nhật như là Amazon, Rakuten với mục đích rửa bể cá, khử mùi toilet.

Sản phẩm dùng cho bể cá có giá bán trên Amazon là 3800JPY (750.000VND) cho 60lit nước

Cho các phần nước với thể tích lớn thì RBC có sản phẩm với giá 5500 (1.000.000VND) cho 60gram bột, dùng được với 2 tấn nước. Sản phẩm này được kinh doanh với đối tượng là các hồ cá cảnh, hồ công viên.

Chắc cũng là 1 sản phẩm tốt, quan trọng có đủ tiền để dùng hay không thôi. Vì sông Tô Lịch 1 ngày hình như là 150.000 m3 nước (coi như 150.000 tấn). Và giả sử có thừa tiền thì e là năng lực sản xuất cũng khó, vì cả năm 2018 thì RBC tính giỏi lắm mới xử lý được cho 60.000 tấn nước.

BIOAQUA.VN

Với thành phần chất mang là muối biển (Dendrite salt) có chỉ số hòa tan 100%, kết cấu tinh thể và mịn giúp phân bố vi sinh đồng đều trong quá trình pha trộn, ít bị đóng vón, không phản ứng với các thành phần của vi khuẩn/enzyme và ổn ....

ĐẢO NHÂN TẠO PHI PHÁP CỦA TRUNG QUỐC SẮP CHÌM?

Loa Phường

Từ nguồn báo chí nước ngoài, báo Việt Nam những ngày qua hồ hởi đăng thông tin về việc đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc khó trụ vững trước thời tiết khắc nghiệt, bão tố trên Biển Đông. Cơ sở nào cho nhận định nêu trên? Liệu chúng ta có nên vui mừng và đặt hy vọng vào nó?

Hình ảnh Trung Quốc cải tạo và bồi lấp trái phép đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh đăng bài trích dẫn quan điểm của chuyên gia quân sự David Axe thuộc tạp chí The National Interest, cho từ một số nguồn tin nội bộ tiết lộ một số chi tiết nền của các thực thể này bắt đầu có dấu hiệu suy yếu và phần móng bắt đầu "mỏng ra như xốp" dưới tác động của thời tiết. "Một cơn bão mạnh là đủ để thổi bay các công trình này"


Trước đó RFI cũng có bài báo cho biết, trong một bản báo cáo công bố trên tạp chí công nghệ quốc phòng Trung Quốc Defence Technology Review, giáo sư Hồ Kì Cao thuộc Đại Học Công Nghệ Quốc Phòng Trung Quốc ở Hồ Nam, đã nêu bật các vấn đề mà đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông đang gặp phải. Đó là vì Trung Quốc quá vội vàng trong việc bồi đắp, xây dựng các hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông trong giai đoạn 2013-2015, cho nên đầy rẫy vấn đề đã nẩy sinh. Bản báo cáo ghi rõ: “Vì những lý do lịch sử, nước ta (tức là Trung Quốc) đã không nghiên cứu đầy đủ môi trường tự nhiên ở Biển Đông cũng như tác động của môi trường trên các cấu trúc kỹ thuật được xây dựng. Việc thiết kế và xây dựng các đảo đá đã được tiến hành theo lịch trình gò bó mà không có được những đánh giá khoa học sâu sát, dài hạn”.

Theo ông Hồ Kì Cao, các nhân tố tác hại bao gồm nhiệt độ, độ ẩm cao, sương mù, nồng độ muối trong không khí và bức xạ nhiệt lớn. Tốc độ hao mòn của các trang thiết bị và vật liệu đưa ra Biển Đông khiến Quân Đội Trung Quốc phải ngạc nhiên. Trong bản báo cáo, ông viết: “Các cấu trúc bê tông bắt đầu bị rã ra sau chưa đầy 3 năm, và các trang thiết bị bằng kim loại ngừng vận hành sau khoảng 1 năm do bị ăn mòn”. Những vấn đề trên đã gây ra lo ngại về an toàn và về khả năng các cơ sở của Trung Quốc đứng vững được trước những thảm họa tự nhiên như bão và sóng thần.


Dù vậy, thông tin trên không đủ để Bắc Kinh chùn bước trong tiến hành nâng cấp và cải tiến khả năng quân sự của các thực thể này.

Kể từ năm 2013, Trung Quốc đã phá huỷ hàng loạt môi trường và cảnh quan tự nhiên của các quần thể san hô ở khu vực biển Đông để xây dựng trái phép bảy thực thể nhân tạo (gọi là đảo nhân tạo). Các thực thể nhân tạo này đều được trang bị đầy đủ các công trình quân sự, sân bay, hải cảng và nhiều hệ thống vũ khí và radar. Giới lãnh đạo quân sự Trung Quốc tuyên bố đây là những "tàu sân bay không thể chìm" nhằm củng cố tham vọng chủ quyền của nước này trên biển Đông. Trong số đó, các thực thể Trung Quốc ngang ngược xây trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam khu vực đá Vành Khăn, Subi và Chữ Thập được Bắc Kinh đánh giá là mang tầm quan trọng chiến lược. 

Đến năm 2018, sau khi hoàn tất quá trình bồi đắp đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa, tổng diện tích bồi đắp các đảo hoàn toàn nhân tạo trên các đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc chiếm đóng đã lên tới khoảng 13,21 km2 

Tuyên bố mục đích xây dựng các đảo nhân tạo này, Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh, công bố vào ngày 9/4/2015 nhằm "phòng vệ quân sự và cung cấp dịch vụ dân sự có lợi cho các nước xung quanh"

Sau khi Hội nghị Cấp cao ASEAN ra Tuyên bố Chủ tịch ngày 28/4/2015 bày tỏ quan ngại về hoạt động xây dựng các đảo của Trung Quốc, người Phát ngôn Hồng Lỗi ra tuyên bố nói Trung Quốc phản đối cá biệt nước ASEAN như PhilippinesViệt Nam… tiến hành hoạt động xây dựng trái phép các đảo ở Nam Sa của Trung Quốc”. Ông Hồng Lỗi tố cáo Việt Nam đang xây bến tàu, đường băng cho sân bay, vị trí cho tên lửa, khách sạn… trên 20 đảo và bãi cạn như bãi cạn Phúc Nguyên và bãi Đất.

Hiện Mỹ vẫn thường xuyên điều tàu chiến di chuyển qua khu vực xung quanh các đảo nhân tạo này của Trung Quốc với danh nghĩa “thực thi quyền tự do hàng hải”

Như vậy, những nguồn tin nói trên chưa đủ cơ sở cho ta đánh giá và đặt hy vọng nhiều, các bạn đọc nên xem như đây là thông tin tham khảo bởi chắc chắn Trung Quốc sẽ tìm cách gia cố và củng cố các đảo nhân tạo này, thậm chí sẽ tiếp tục xây dựng, phát triển đảo nhân tạo– chiêu bài chiến lược cho dã tâm hiện thực hóa đường lưỡi bò trên Biển Đông, nếu như không gặp phải sự ngăn cản mạnh mẽ cũng như sự đoàn kết mạnh của thế giới và các nước trong khu vực

À THÌ JEBO

Mấy ngày qua, báo chí ,mạng xã hội ầm ầm đưa tin về việc Tổ chức xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản (JEBO) cho biết sẵn sàng đầu tư 100% chi phí xử lý toàn bộ sông Tô Lịch, Hồ Tây bằng công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản, thành công thì cho Hà Nội thuê, rồi chuyển giao cho Hà Nội quản lý, vận hành.

Trước đó, Công ty Cổ phần Cải thiện Môi trường Nhật Việt (JVE, là công ty Việt Nam 100%, chả có tý Nhật nào ngoài cái tên cả) từng xử lý thí điểm hồ điều hòa Ao Cá ở Hạ Long bằng cái công nghệ trên, cũng giống như cách mà Tổ chức Xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản (JEBO) đề nghị Hà Nội, tức là xử lý (làm màu) miễn phí sau đó - cho thuê công nghệ nhưng mà không thấy thông tin về hợp đồng sau thí điểm, kết luận sau 1 năm thử nghiệm là không thuê được.

Mà JEBO là cái tổ chức rất binh ẩn. Google không thấy có mấy thông tin JEBO là tổ chức nào cũng như TS. Tadashi Tamamura - chủ tịch cái tổ chức ấy là ông nào, thông tin hoàn toàn từ các trang mạng tiếng Việt sao chép y nhau về nội dung. Sau khi 500 anh em thiện lành mất mấy tháng Google mới phát hiện JEBO là một Tổ chức thành lập năm 2017 với vốn đăng ký 5 triệu Yên. He he thế mà cam kết làm sạch sông Tô thì quả công nghệ quá đỉnh của đỉnh!

Danh sách các đơn vị, tổ chức đối tác của JVE thì lại không hề có tên JEBO. Vậy hai đơn vị này là gì của nhau? Mà JVE đã ngăn một đoạn ngắn sông Tô để thử nghiệm cái công nghệ trên. Mấy bạn Nhật trong thử nghiệm này là dạng đi xuất khẩu lao động, bị bắt lội sông thối với tắm nước cống là kiểu bị mấy bạn tư bản Việt của JVE ép thôi chứ sướng gì. Rồi thả cá chưa có được 48 tiếng đồng hồ chết cá thì đổ tại phá hoại.

Tại buổi làm việc với Hà Nội, thành phố đề nghị JEBO cung cấp: hồ sơ, tài liệu tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến công nghệ trên, có bản thuyết trình toàn bộ về công nghệ, có giấy chứng nhận công nhận công nghệ của Chính phủ Nhật bản hoặc cơ quan có thẩm quyền xác nhận; hồ sơ giới thiệu năng lực của JEBO, danh sách các công trình, dự án đã được xử lý bằng công nghệ trên tại Nhật Bản và tại các nước khác... Cuối cùng JEBO này có cái gì để chứng minh mà đòi Hà Nội thuê lại sau thí nghiệm giá trên trời?

Trên đời, chẳng ai cho không ai cái gì, dân Nhật còn đầy người thất nghiệp, không nhà cửa, các ông bà lớn tuổi còn đang phải lái taxi kiếm ăn, làm thêm để trang trải cuộc sống thì chẳng tự nhiên có mấy ông thần, Phật Nhật Bản nào vứt đi vài triệu USD cho mấy ông bà cách mấy vạn cây số cả. Một đoạn sông ngắn còn chưa xong, huống hồ một dòng sông với 280 cửa xả thải trên khắp thành phố thì có làm sạch bằng mắt.

Để xử lý được nước thải sông Tô, cần cấm đái ỉa và phóng uế ra sông. Sông Tô không thể sạch trước khi hiện đại hóa thoát nước toàn bộ lưu vực, tách nước thải ra khỏi nước mưa. Hiện tại mương máng nông thôn còn thối nữa là sông Tố .

Có một điều ít công dân mệnh biết tới và lều báo thì lờ đi, là Hà Nội đã làm gần xong nhà máy xử lý nước thải Yên Xá TRƯỚC KHI đổ ra sông Tô, đây là việc hết sức bài bản căn cơ mang tính bền vững và lâu dài. Nhà máy làm bằng vốn ODA của Nhật và đương nhiên dùng công nghệ Nhật.

Mấy bạn cuồng Nhật có thể nhớ đến nhịp dẫn cầu Cần Thơ. Nơi nén bạc (Yên) đâm toạc công lý.

CỰU LUẬT SƯ LĨNH ÁN VÌ CHIẾM ĐOẠT TIỀN THỪA KẾ CỦA THÂN CHỦ

Trong tất cả các phiên tòa, nam luật sư bị tố lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt gần 1 tỷ đồng của thân chủ đều kêu oan. Tuy nhiên, các chứng cứ đều chống lại bị cáo này.

Luật sư hầu tòa vì không trung thực với thân chủ

Một ngày cuối tháng 11, TAND tỉnh Bến Tre mở phiên tòa xét xử sơ thẩm lần 2 vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đối với bị cáo Trần Hữu Kiển (SN 1981, nguyên Trưởng chi nhánh Văn phòng luật sư BT, đoàn Luật sư tỉnh Bến Tre).

Bị cáo Kiển bị cáo buộc là đã lạm dụng sự tín nhiệm, chiếm đoạt gần 1 tỷ đồng của thân chủ của mình là bà Trương Thị Thu Thủy, ngụ xã Vĩnh Hòa, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.

Cáo trạng xác định, ông Nguyễn Thơ và bà Trương Thị Là (vợ ông Thơ) là bị đơn trong vụ án tranh chấp quyền sở hữu nhà và đòi nhà với nguyên đơn là bà Trần Thị Ngọc Trang, SN 1983, ngụ quận Gò Vấp, TP.HCM.

Hai lần xử sơ thẩm bị cáo Kiển đều bị tuyên án 12 năm tù. 

Trải qua 2 phiên tòa xét xử của 2 cấp tòa (TAND TP.HCM và TAND Cấp cao tại TP.HCM), cuối cùng, tòa tuyên bà Trang phải có trách nhiệm trả tiền công sức gìn giữ, duy trì 2 căn nhà số 22F và 24 đường Phan Đăng Lưu (phường 6, quận Bình Thạnh, TP.HCM) hỗ trợ di dời cho gia đình ông Thơ số tiền 6 tỷ đồng.

Trước khi được thi hành án, ông Thơ và bà Là đã mất nên số tiền 6 tỷ đồng được chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ hai của hai bên. 11 người thuộc hàng thừa kế thứ hai phía ông Thơ ủy quyền cho ông Trần Quang Thuần nhận tiền theo luật thừa kế. Bà Trương Thị Thu Thủy (em ruột bà Là) được chia toàn bộ di sản của bà này.

Ngày 19/8/2014, bà Thủy làm giấy ủy quyền cho Kiển làm người đại diện cho bà tham gia việc chia thừa kế. Sau đó, Kiển đến cục Thi hành án dân sự TP.HCM tham gia thương lượng với ông Thuần về việc chia số tiền 6 tỷ đồng. Sau nhiều lần thỏa thuận, ông Thuần và Kiển thống nhất chia cho bà Thủy 1,4 tỷ đồng.

Ngày 29/12/2014, ông Thuần đã chuyển số tiền gần 1,4 tỷ đồng vào tài khoản cá nhân của Kiển. Theo hợp đồng, Kiển phải trả tiền cho bà Thủy ngay và thanh lý hợp đồng. Tuy nhiên, Kiển đã rút toàn bộ số tiền trên nhưng không trả cho bà Thủy. Kiển còn nói dối bà Thủy là chưa thỏa thuận được với ông Thuần về việc chia tiền thừa kế.

Sau khi tìm hiểu, bà Thủy biết Kiển gian dối nên ngày 25/11/2016, bà chấm dứt, hủy bỏ ủy quyền đối với Kiển đồng thời tố cáo hành vi chiếm đoạt tài sản của Kiển với Công an tỉnh Bến Tre. Ngày 29/3/2018, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bến Tre đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với bị cáo Kiển.

Tại tòa, bị cáo Kiển cho rằng, khi nhận được tiền, bị cáo đã thông báo cho bà Thủy. Do việc thực hiện thỏa thuận hợp đồng giữa Kiển và bà Thủy chưa thành nên Kiển chưa giao tiền cho bà Thủy chứ không chiếm đoạt.

Theo Kiển, ngày 29/12/2014, Kiển và ông Thuần (là một trong 12 người thừa kế cùng với bà Thủy) có ký tờ thỏa thuận với nội dung là ông Thuần chỉ đồng ý cho bà Thủy nhận 1 tỷ đồng với các điều kiện bà Thủy phải giao quyền thực hiện các thủ tục giám đốc thẩm và tài sản đòi được cho Kiển và ông Thuần.

Với tư cách người làm chứng, ông Thuần khẳng định, do ông nôn nóng chia tiền cho các đồng thừa kế nên mới ký vào văn bản ngày 29/12/2014 do Kiển đưa cho. Bản thân ông cũng không biết hợp đồng thỏa thuận giữa Kiển và bà Thủy, cũng như không ký bất cứ thỏa thuận dân sự nào với Kiển liên quan đến việc giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án của TAND Cấp cao tại TP.HCM như đã nêu trên.

Nhận 12 năm tù

Tại tòa, bà Thủy khẳng định, sau khi nhận được gần 1,394 tỷ đồng từ ông Thuần, Kiển không hề thông báo cho bà biết. Sau khi yêu cầu bà Thủy ký thỏa thuận ba bên không thành, Kiển tiếp tục tìm cách kéo dài thời gian. Cuối cùng, Kiển đặt vấn đề mua hồ sơ thừa kế của bà Thủy với giá 750 triệu đồng.

Theo bà Thủy, bị cáo Kiển đề nghị bà Thủy bán hồ sơ cho Kiển để Kiển toàn quyền thực hiện việc giám đốc thẩm với giá 750 triệu đồng và bà đồng ý. Lý giải điều này, bà Thủy cho rằng, bà không biết 1,394 tỷ đồng đã chuyển về tài khoản của Kiển. Nếu biết, bà đã không bán hồ sơ, bởi khi bán, bà mất trắng 200 triệu đồng.

Trong thời gian từ ngày 7/7/2015 đến 22/1/2016, Kiển đã ký với bà Thủy 3 hợp đồng mua hồ sơ thừa kế với nội dung như nhau. Trong đó, bản hợp đồng mua thừa kế cuối cùng, giữa Kiển và bà Thủy thỏa thuận với nội dung Kiển đồng ý trả cho bà Thủy 750 triệu đồng tiền mua hồ sơ thừa kế, được trả thành 10 lần, mỗi lần 75 triệu đồng.

Mặc dù bà Thủy đã đồng ý bán hồ sơ cho Kiển, nhưng Kiển vẫn chây ì không chịu trả tiền. Mặc dù bị cáo Kiển không thừa nhận tội, nhưng trong phần đề nghị của mình, đại diện VKS cho rằng, bị cáo Kiển đã có hành vi gian dối, cố tình kéo dài thời gian trả tiền cho bà Thủy nhằm mục đích chiếm đoạt. Từ đó, đại diện VKS đề nghị tuyên bị cáo Kiển mức án từ 12 – 14 năm tù.

Tham gia tranh luận, các luật sư bào chữa cho bị cáo Kiển cho rằng, bị cáo không có bất kỳ hành vi gian dối nào để chiếm đoạt tiền của bà Thủy. Do mới chỉ đạt được thỏa thuận tạm thời với ông Thuần nên chưa chuyển cho bà Thủy chứ không phải không trả. Bị cáo chỉ rút tiền về, chờ đưa cho bà Thủy chứ không có ý định chiếm đoạt nên bị cáo không có tội.

Là người duy nhất bảo vệ quyền lợi cho bị hại Thủy, luật sư Nguyễn Đình Hải (đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai) cho rằng, các chứng cứ xác định việc thỏa thuận về việc chia thừa kế giữa ông Thuần và bị cáo Kiển đã đạt được và kết thúc vào ngày 29/12/2014. Điều đó thể hiện ở việc cục Thi hành án dân sự TP.HCM đã chuyển trả số tiền thi hành án vào tài khoản chung giữa Kiển và ông Thuần.

Ông Thuần cũng chuyển 1,394 tỷ đồng vào tài khoản của Kiển, số tiền còn lại (trong khoản 5,9 tỷ đồng) cũng được ông Thuần chia cho các đồng thừa kế. Như vậy, số tiền 1,394 tỷ đồng là tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của bà Thủy kể từ ngày 29/12/2014.

Sau khi nhận được tiền, bị cáo Kiển đã không thông báo cho bà Thủy biết, mà thực hiện các hành vi gian dối, nói với bà Thủy là việc thương lượng chia thừa kế chưa xong rồi rút ra sử dụng cá nhân. Khi bị phát hiện và tố giác, Kiển nói số tiền trên vẫn còn nguyên, việc chưa đưa tiền là vì bà Thủy chưa ký vào bản thỏa thuận 3 bên ngày 29/12/2014.

Tuy nhiên, lời khai này là gian dối vì các bản sao kê do ngân hàng cung cấp cho cơ quan điều tra, cho thấy mệnh giá mà Kiển rút về so với mệnh giá mà Kiển nộp cho cơ quan điều tra là không trùng hợp.

Ngoài ra, 3 bản thỏa thuận Kiển ký với bà Thủy trong việc mua hồ sơ thừa kế của bà Thủy với giá 750 triệu đồng đã phủ nhận lời khai của bị cáo, khi cho rằng tờ thỏa thuận ngày 29/12/2014 là bị cáo soạn theo yêu cầu của ông Thuần. Theo luật sư Hải, bị cáo Kiển đang là đại diện của bà Thủy, nhưng lại ký vào bản thỏa thuận ngày 29/12/2014 ở mục “Người làm chứng”, nhưng nội dung tờ thỏa thuận này thể hiện Kiển được hưởng quyền lợi, nghĩa là bị cáo đang giao dịch với chính mình. Điều này trái quy định pháp luật, do đó văn bản đã bị vô hiệu ngay từ khi mới xác lập.

Tiến hành đối đáp, đại diện VKS thực hành công tố cho rằng, hành vi của bị cáo Kiển đã cấu thành khi bị cáo nhận được tiền từ ông Thuần, nhưng không thông báo, không trả cho bà Thủy mà tìm cách kéo dài. “Việc bị cáo sử dụng các hành vi gian dối làm cho bị hại (bà Thủy – PV) mất quyền kiểm soát, định đoạt tài sản của mình là bị cáo đã chiếm đoạt”, đại diện VKS nêu.

Đại diện VKS cũng bác các quan điểm bào chữa của các luật sư bào chữa cho Kiển, giữ nguyên quan điểm thể hiện bị cáo Kiển có hành vi gian dối, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Nói lời sau cùng, bị cáo Kiển đề nghị HĐXX xem xét đánh giá văn bản thỏa thuận của bị cáo và ông Thuần ngày 29/12/2014. Bị cáo cũng mong HĐXX tuyên mình không phạm tội.

Sau nhiều ngày nghị án, HĐXX đã bác toàn bộ lời kêu oan của bị cáo Kiển. Theo HĐXX, sau khi Kiển nhận được tiền thừa kế vào tài khoản cá nhân, hợp đồng đã chấm dứt vì đã thỏa thuận xong. Nghĩa vụ của bị cáo là phải trả tiền thừa kế lại cho thân chủ như đã cam kết. Tuy nhiên, Kiển đã dùng nhiều thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt 950 triệu đồng của bà Thủy.

Hành vi của Kiển là nguy hiểm cho xã hội, cần tuyên mức án đủ sức răn đe. Từ đó, HĐXX đã tuyên phạt Kiển 12 năm tù giam. Ngoài ra, Kiển phải có trách nhiệm bồi thường 950 triệu đồng cho bà Thủy.

Công Thư