Thứ Năm, 12 tháng 12, 2019

TS. Nguyễn Hồng Vũ: VỤ CẮT ĐÔI QUE THỬ VÀ TRỘN MÁU Ở BỆNH VIỆN XANH PÔN

TS. Nguyễn Hồng Vũ

Xì-căng-đan lừa đảo của bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội trong quá trình làm kiểm nghiệm HIV và viêm gan B (HBV) đang làm bà con từ tức giận chuyển sang lo lắng… tức giận vì hành động sai trái ăn xén, ăn bớt vật liệu kiểm nghiệm và lo lắng vì các kết quả âm tính kia có tin tưởng được hay không và sẽ ảnh hưởng như thế nào…

Bài viết hôm nay của mình sẽ giải thích rõ cơ chế của các kiểm nghiệm đó và đánh giá các việc làm sai trái trên ảnh hưởng như thế nào đến kết quả thực tế.

Có 2 điểm sai được nhấn mạnh trong xì-căng-đan này là

👉 Xét nghiệm sử dụng phương pháp “que thử” và que bị cắt làm đôi.

👉 Xét nghiệm sử dụng phương pháp “Elisa” và trộn 4 mẫu máu của 4 người để thử 1 lần.

Trước hết chúng ta nên hiểu tổng quát cơ chế của cả 2 phương pháp trên là phát hiện “kháng nguyên” của virus HIV hoặc virus HBV có trong máu người bệnh bằng các “kháng thể” tương ứng được gắn sẵn trên “que thử” hoặc “đĩa xét nghiệm Elisa”. Kết quả phát hiện các virus trong máu người bệnh dựa trên sự bám của “kháng nguyên” vào “kháng thể” trong các xét nghiệm.

1️⃣ Trước hết mình nói về phương pháp “que thử” (cơ chế cũng giống như que thử thai) như sau:

- Mẫu thử sẽ được nhỏ lên vị trí màu vàng bên tay trái (hình trên cùng, bên trái), mẫu thử này sẽ thấm dần qua bên phải theo lực mao dẫn (có thể có sự hỗ trợ của một số loại dung dịch đệm để mẫu chạy tốt hơn).

- Khi mẫu qua khu vực có chứa kháng thể thứ 1 (màu đỏ) nếu trong dịch của bệnh nhân có chứa kháng nguyên virus thì kháng nguyên này sẽ bám vào kháng thể thứ 1 và phức hợp kháng nguyên-kháng thể này sẽ bám tiếp vào kháng thể thứ 2 tại vạch thử nghiệm “test line”.

- Ngoài ra, vì lượng kháng thể 1 ở vùng màu đỏ đã được nhà sản xuất tính toán và cho nhiều hơn số lượng kháng nguyên có thể có trong dung dịch thử nên sẽ có một số lượng kháng thể thứ 1 trôi một mình (không có kháng nguyên) và bám vào kháng thể khác ở vạch đối chứng “control line”.

- Trên kháng thể 1 thường đã được gắn sẵn với một enzyme có khả năng làm chuyển màu hóa chất được để sẵn ở vạch thử “test line” và vạch đối chứng “control line” khi kháng thể này được cố định tại vị trí vạch đó trong một khoảng thời gian (thường là 10-15 phút).

- Theo nguyên tắc thì vạch đối chứng "control line" phải nhìn thấy được” thì chứng tỏ điều kiện thử nghiệm ok, kết quả ở vạch thử "test line" mới tin tưởng.

Quay lại xì-căng-đan ở Xanh Pôn thì tất nhiên là việc đọc 1 que thử nguyên vẹn vẫn dễ dàng và rõ ràng hơn việc đọc 1 que thử bị cắt làm đôi vì kích thước của các vạch sẽ to hơn và rõ ràng hơn. Khi cắt que thử làm đôi, kỹ thuật viên chỉ đọc sai kết quả khi họ không thấy “vạch đối chứng” (control line) mà vẫn đọc kết quả (điều này khó xảy ra) hoặc “mắt kém” không nhìn được vạch nhỏ có kích thước phân nữa vạch bình thường (xác xuất này cũng nhỏ). Tuy giải thích này có thể làm các bạn bớt lo về xác xuất kết quả sai trong xét nghiệm que thử bị cắt đôi nhưng cũng không thể là lời bào chữa cho xì-căng-đan này vì bệnh nhân đã trả đủ tiền để làm một xét nghiệm “đúng tiêu chuẩn” nhưng các kỹ thuật viên lại tự ý hạ tiêu chuẩn này xuống! Việc này giống như 1 người trả tiền để ở khách sạn 5 sao nhưng lại được cho vào nhà trọ lụp xụp! Chuyện này vẫn phải nên được xem là lừa đảo và cần được trừng trị bởi pháp luật.

2️⃣ Nói tiếp sang chuyện xét nghiệm thứ 2 sử dụng phương pháp “Elisa”. Trong trường hợp này kháng thể được phủ đều trên bề mặt của từng giếng thí nghiệm trong đĩa (mỗi đĩa có 96 giếng).

- Khi bỏ mẫu thử nghiệm của bệnh nhân vào nếu có càng nhiều kháng nguyên virus bám lên kháng thể trên đĩa thì khi đến giai đoạn cuối của quá trình giếng thí nghiệm đó sẽ chuyển màu vàng càng đậm.

- Độ vàng đậm của giếng thí nghiệm sẽ được đọc bằng máy để ra những con số cụ thể và sẽ dựa trên các “con số chuẩn” để biết được mẫu đó là dương tính (có virus) hay âm tính (không có virus).

Do vậy, việc trộn 4 mẫu máu của 4 bệnh nhân để làm 1 xét nghiệm là một sai lầm nghiêm trọng vì sẽ làm mẫu máu của mỗi bệnh nhân bị pha loãng đi 4 lần. Nếu cả 4 người đều dương tính thì lượng kháng nguyên virus trong mẫu hỗn hợp còn dễ thấy được nhưng nếu chỉ 1 người dương tính trong 4 người thì tín hiệu sẽ rất thấp và dễ xảy ra hiện tượng “âm tính giả” (nhiễm bệnh nhưng xét nghiệm không ra!). Với sai lầm nghiêm trọng này mình nghĩ cách tốt nhất là bệnh viện nên sắp xếp kiểm tra lại cho tất cả những người đã nhận kết quả âm tính từ các xét nghiệm Elisa có tính chất "lừa đảo" này!

Nói chung, mỗi loại xét nghiệm lâm sàng hiện nay thường được thực hiện bằng những bộ kít mua từ các công ty nổi tiếng và có uy tín trên thế giới. Các công ty này để ra được các sản phẩm thương mại hóa và có độ tin cậy trên toàn thế giới họ đã phải chuẩn tất cả các thông số và các bước trong quá trình làm rất cẩn thận. Họ luôn đề nghị người sử dụng không được thay đổi quy trình (nhất là trên người) để ra được kết quả chính xác. Do vậy, việc tự ý thay đổi những bước trong xét nghiệm của phòng xét nghiệm bệnh viện Xanh Pôn khi người bệnh nhân đã đóng đủ tiền để được xét nghiệm "đúng tiêu chuẩn" là hành động không thể chấp nhận được, có khả năng đem lại những nguy cơ khôn lường với những trường hợp “âm tính giả”!

Các bạn đã từng nghe câu nói “Ðã SIDA còn xông pha đi hiến máu” thì các bạn có thể hình dung được hậu quả của những việc lừa đảo y tế như thế này rồi đó!

TS. Nguyễn Hồng Vũ,
Viện Nghiên cứu ung thư, City of Hope, California, USA
Cố vấn khoa học Ruy Băng Tím

Tài liệu tham khảo:





BOSTERBIO.COM
ELISA Fundamental Principle, How ELISA Works - Immunoassays | Boster

Quảng Bình: CHÁNH ÁN QUAN HỆ TÌNH DỤC VỚI KẾ TOÁN NGAY TẠI PHÒNG LÀM VIỆC

Cuteo@

Quả này ông Xướng lại khổ rồi.

Chánh án Tòa án nhân dân huyện Minh Hóa đang quan hệ tình dục với nữ kế toán cơ quan tại phòng làm việc, thì bị một người phát hiện và quay clip.

Ngày 10/12, Huyện ủy huyện Minh Hóa, xác nhận Tỉnh ủy Quảng Bình vừa có thông báo cách hết các chức vụ về mặt Đảng đối với ông Đinh Lâm Xướng - Huyện ủy viên, Chánh án TAND huyện Minh Hóa vì vi phạm kỷ luật. Các chức vụ bị cách gồm Huyện ủy viên, Bí thư chi bộ Tòa án nhân dân huyện.

Sau khi cắt hết chức vụ trong Đảng, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình cũng đang hoàn tất các quy trình để gửi Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra các quyết định cách chức chánh án Tòa án nhân dân huyện về mặt chính quyền đối với ông Đinh Lâm Xướng. 

Trước đó, ông Đoàn Ngọc Lâm - Bí thư Huyện ủy Minh Hóa nhận được 1 video tố cáo ông Xướng đang quan hệ bất chính với một nữ kế toán của TAND huyện Minh Hóa ngay tại phòng làm việc của ông Xướng trong giờ hành chính. 

Huyện ủy Minh Hóa đã tiến hành xác minh và giám định đó là hình ảnh không cắt ghép chỉnh sửa. Bước đầu, ông Xướng và nữ kế toán đã thừa nhận sự việc. Ông Xướng đổ lỗi là do say rượu, không làm chủ được bản thân.

164 DU HỌC SINH VIỆT NAM "BIẾN MẤT" Ở HÀN QUỐC


Cơ quan nhập cư Hàn Quốc đang điều tra vụ 164 sinh viên Việt Nam học ngoại ngữ tại Viện Ngôn ngữ Hàn Quốc, Đại học Quốc gia Incheon, bất ngờ biến mất.

Theo SBS, 164 trong tổng số 1.900 sinh viên Việt Nam theo học tại Viện Ngôn ngữ Hàn Quốc của trường Đại học Quốc gia Incheon đang mất tích.

Sau khi đến Hàn Quốc cho khóa học ngoại ngữ ngắn hạn vào đầu năm 2019, các sinh viên biến mất chỉ sau 3-4 tháng theo học. 

Trường thông báo với cơ quan chức năng Hàn Quốc về vụ việc vào ngày 10/12. Họ cho biết 164 du học sinh Việt Nam mất tích đã 15 ngày qua, theo Korea Times. 

Các du học sinh Việt Nam đăng ký khóa đào tạo ngôn ngữ Hàn Quốc bắt đầu từ tháng 8. Cảnh sát nghi ngờ những du học sinh trên đã bỏ trốn, với hy vọng tìm được việc làm chỉ sau một thời gian ngắn học tiếng Hàn.

Nhiều sinh viên Việt Nam "mất tích" bí ẩn khi theo học tiếng Hàn tại Đại học Quốc gia Incheon. Ảnh: Yonhap.

Một đoàn công tác liên ngành, với sự tham gia của Bộ Tư pháp và Bộ Giáo dục Hàn Quốc, ngày 10/12 tiến hành đánh giá lại hệ thống đào tạo của trường và quản lý sinh viên nước ngoài, theo SBS. Chủ tịch trường đại học, Cho Dong Sung, cũng có cuộc làm việc với nhân viên quản lý trung tâm đào tạo ngôn ngữ.

Số du học sinh Việt Nam đăng ký khóa học ngôn ngữ ngắn hạn tại Đại học Quốc gia Incheon năm 2017 chỉ có 43 người, sang năm 2018 nhảy vọt lên 951 người còn năm nay là gần 1.900 người, theo trang Hankyung.

Mỗi lần tuyển sinh của Viện Ngôn ngữ Hàn Quốc thuộc Đại học Quốc gia Incheon cách nhau chỉ 3 tháng, mỗi năm tổ chức 4 học kỳ. Du học sinh nước ngoài chịu mức học phí 1,2 triệu won/học kỳ và 4,8 triệu won cho một năm học.

Số lượng du học sinh tăng đột biến nhưng trường Incheon không đầu tư thêm cho nhân sự quản lý khiến việc giám sát lưu trú học sinh nước ngoài trở nên lỏng lẻo.

Theo Hankyung, chỉ có 2 nhân sự cấp cao của trường đại học chịu trách nhiệm chăm sóc và đảm bảo gần 2.000 du học sinh theo học đầy đủ mỗi học kỳ. Đơn vị đối tác tập hợp du học sinh tại Việt Nam và gửi họ đến các trường ở Hàn Quốc sẽ chịu trách nhiệm sắp xếp cho du học sinh ở gần trường.

Hiện nay, phần lớn du học sinh ngoại ngữ người Việt Nam đang sống ở các địa điểm bên ngoài trường, khiến họ dễ bị dụ dỗ bỏ học hoặc ở lại làm việc trái phép. Tháng 11, một du học sinh trao đổi ngoại ngữ người Việt đã bị phát hiện làm việc trong quán rượu sau giờ học. Người này buộc phải chấm dứt khóa học và về nước.

Theo Bộ Tư pháp Hàn Quốc, số lượng du học sinh nước ngoài cố tình bỏ trốn, ở lại quá thời hạn dành cho thị thực trao đổi ngôn ngữ D-4 đã tăng gấp 3 lần trong 3 năm qua, từ 4.294 trường hợp được ghi lại vào năm 2015 tới 12.526 trường hợp trong năm 2018. Có tới 70% số lượng người nhập cư trái phép vào Hàn Quốc qua chương trình thị thực D-4 (đào tạo ngôn ngữ) là đến từ Việt Nam.

Trước tình trạng đó, kể từ tháng 3, du học sinh Việt Nam đến nước này học tập theo các chương trình trao đổi ngôn ngữ ở bậc đại học sẽ phải đối mặt với các yêu cầu khắt khe hơn về tài chính. Hồi tháng 4, Bộ Giáo dục Hàn Quốc đã gửi thư cho các trường đại học trên toàn quốc, yêu cầu siết chặt việc quản lý du học sinh. Nhóm được lưu ý là du học sinh Việt Nam.

https://news.zing.vn/164-du-hoc-sinh-viet-nam-bat-ngo-bien-mat-o-han-quoc-post1023645.html

CẮT ĐÔI QUE THỬ HIV?


Cắt dọc 1 que thử HIV và viêm gan B để làm cho 2 bệnh nhân. Xét nghiệm ELISA chẩn đoán HIV và viêm gan B bằng cách trộn lẫn máu của 4 bệnh nhân rồi cho vào 1 giếng hóa chất, thay vì mẫu máu của mỗi bệnh nhân 1 giếng, nếu kết quả âm tính thì trả chung cho cả 4 bệnh nhân, chỉ khi dương tính mới làm lại.

Sự việc được cho là vừa xảy ra ở Bv Saint Paul (Hà Nội).

Nội dung được ghi lại tỉ mỉ trong phóng sự VTV24 của Đài Truyền hình Việt Nam, phát sóng vào ngày hôm qua (9/12). Báo chí sau đó đồng loạt đăng tin, bệnh viện ngay lập tức đình chỉ công tác 3 cán bộ liên quan, dư luận cả trong và ngoài ngành y đều hỗn loạn.

Nếu đúng như trong phóng sự thì đó là việc làm sai trái không thể chấp nhận!

Là một bác sĩ công tác 20 năm ở Bv Saint Paul, tôi biết một điều chắc chắn rằng Ban Giám đốc Bv Saint Paul ở bất kì thời điểm nào cũng không cho phép các khoa phòng làm những điều sai trái, nhưng trong thực tế, đã xảy ra câu chuyện như phóng sự của VTV24 phản ánh.

Tôi cũng biết các khoa phòng, hay mỗi nhân viên trong bệnh viện, trong đó có cả khoa Vi sinh, đang cố gắng làm tốt nhất có thể cho người bệnh. Bởi vậy mà sự việc xảy ra như VTV24 và báo chí đăng tải, đã làm cho tôi ngạc nhiên, đồng nghiệp ở các bệnh viện khác cũng rất hoang mang, người dân không tránh khỏi sốc.

Trong lúc chờ cơ quan chức năng làm sáng tỏ vấn đề, tôi xin đưa ra góc nhìn chủ quan của mình, trên cơ sở những hiểu biết và trải nghiệm hạn hẹp của tôi, như một nội dung để ai đó quan tâm có thể tham khảo.

Đầu tiên tôi muốn nói đến là việc cắt dọc que thử HIV và viêm gan B.

Thật khó khăn để tôi hay bất cứ bác sĩ nào có thể lên tiếng trả lời việc cắt dọc que thử HIV và viêm gan B có làm sai lệch kết quả hay không. Phóng sự của VTV24, có thể gây ra một cú sốc lớn cho cả xã hội, nhưng với tôi chỉ có sự ngạc nhiên. Bởi tôi có nghe một vài đồng nghiệp kể lại, y tế ở nước ta những năm 2000 vô cùng khó khăn, trong khi đại dịch HIV/AIDS hoành hành mà que thử nhập về chỉ có hạn, nên một số cơ sở y tế và tổ chức nhân đạo chẳng còn cách nào khác ngoài “sáng kiến” cắt dọc 1 que thử để làm cho 2 bệnh nhân.

Tôi tin chắc cả thế giới này không có đâu làm vậy.

Ở Việt Nam đầu những năm 2000 có thực sự cắt dọc que thử HIV hay không, theo tôi cần phải kiểm chứng thêm, chưa kể có thể làm thực nghiệm cắt một số que để thử trên các mẫu.

Nhìn bằng mắt thường, trên que thử các kháng thể phủ đều đường ngang, có lẽ vì thế mà kinh nghiệm của một số người, một số cơ sở y tế cách đây 20 năm thấy rằng việc họ cắt dọc que thử vẫn cho kết quả “chính xác”.

Tôi cho rằng, y tế hay bất cứ ngành nghề nào cũng vậy, đã trải qua một thời kì quá khó khăn, nhiều những sáng kiến ở thời điểm đó được coi là giải pháp tốt. Nhưng ở thời điểm hiện tại, không có lí do gì để cắt đôi que thử, nếu hành động này xảy ra thì ít nhất đó là gian lận.

Và nếu giả thiết là gian lận, thì tôi thử làm phép tính mỗi que thử giá 30 ngàn, ngày làm 100 test dôi ra được 50 que thử, số tiền thu lại 1,5 triệu đồng chia cho cả khoa; dường như có điều gì đó không hợp lí.

Vấn đề thứ 2 trong phóng sự VTV24 là hành vi trộn 4 mẫu máu làm 1.

Về kĩ thuật, việc trộn máu như vậy không có gì mới, nó chỉ là một phương pháp chẩn đoán sàng lọc dựa trên nguyên tắc toán học đã được thế giới áp dụng từ lâu, với tên gọi là “kiểm tra nhóm – group testing”.

Nguồn gốc phương pháp này xuất phát từ thế chiến 2, quân đội Mỹ tuyển binh với yêu cầu không bị bệnh giang mai, nên bắt buộc phải làm xét nghiệm sàng lọc.

Hàng triệu ứng viên quân dịch, mỗi người một mẫu máu, nếu làm xét nghiệm cho từng người thì sẽ tốn rất nhiều thời gian, rất nhiều công sức, rất nhiều tiền bạc. Giả sử tỉ lệ nhiễm bệnh giang mai trong cộng đồng Mỹ là rất cao, từ 60-70% chẳng hạn, thì việc xét nghiệm cho từng người là bắt buộc. Nhưng thời điểm WW2 đó, 10 ngàn người Mỹ mới có 1 người mắc bệnh giang mai, vậy rõ ràng việc xét nghiệm cho tất cả mọi thanh niên ở độ tuổi tuyển quân là không phù hợp.

Robert Dorfman và David Rosenblatt là hai nhà kinh tế học làm việc cho phòng quản lý giá cả (Office of Price Administration) của Mỹ, họ đã đưa ra lời giải cho vấn đề này rất đơn giản, nội dung được đăng trên “Biên niên sử Thống kê Toán học - The Annals of Mathematical Statistics” số 4 năm 1943.

Ý tưởng của Dorfman và Rosenbatt là trộn lẫn nhiều mẫu máu thành một nhóm rồi làm xét nghiệm 1 lần, nếu âm tính thì trả lời kết quả chung cho tất cả nhóm không bị bệnh giang mai, dương tính thì xét nghiệm riêng từng người trong nhóm.

Bài toán tổng quát được Dorfman và Rosenbatt đặt ra là: Có N mẫu máu, tính theo xác suất thì khả năng có d người dương tính, yêu cầu thiết kế nhóm để sao cho số lần xét nghiệm càng ít càng tốt.

Kể từ năm 1943, sau bài báo của Dorfman và Rosenbatt, môn “kiểm tra nhóm – group testing” ra đời. Lúc đầu nó được xem là môn thiết kế nhóm thống kê. Nhưng càng về sau càng phát triển và ứng dụng rất rộng rãi. Hàng loạt các tác giả đã xây dựng những công thức toán học, cho phép tính toán tối ưu hóa, mang lại hiệu quả vô cùng hữu ích.

Tôi thích công thức của Li xây dựng năm 1962:

T = e/log2(e)xdlog2(N)

Giả sử khoa Vi sinh làm xét nghiệm ELISA cho 100 bệnh nhân, với xác suất mắc HIV là 0,3% trên địa bàn Hà Nội, thì theo công thức số bệnh nhân tối ưu nên trộn lẫn máu để xét nghiệm là 4, chỉ cần thực hiện bước đầu với 25 nhóm. Với nhóm âm tính thì trả lời kết quả chung, nhóm dương tính thì thực hiện xét nghiệm riêng rẽ từng mẫu máu, như vậy sẽ tiết kiệm được đáng kể thời gian, công sức và tiền bạc.

Còn rất nhiều công thức tính khác cũng được cho là tối ưu hóa.

Phương pháp “kiểm tra nhóm – group testing” có nhiều ứng dụng, bao gồm thống kê, sinh học, khoa học máy tính, y học, kỹ thuật và an ninh mạng. Trong y học, ngoài xét nghiệm định tính để sàng lọc những bệnh có độ lưu hành thấp, thì còn ứng dụng trong kiểm định chất lượng thuốc, kiểm định vật tư trang thiết bị y tế, kiểm tra hệ thống bệnh viện.

Nhưng để thực hiện trộn máu làm xét nghiệm theo phương pháp “kiểm tra nhóm - group testing”, bắt buộc phải xây dựng quy trình trên cơ sở các luận cứ khoa học, quy trình đó phải được hội đồng khoa học xem xét, rồi giám đốc bệnh viện phê duyệt.

Vậy có hay không việc tự ý trộn mẫu máu bệnh nhân sai quy trình?

Tôi cho rằng chúng ta chưa thể kết luận vấn đề theo cách một chiều. Vẫn biết gian lận có thể là thói quen, khi một tập thể càng nhiều người hợp lí hóa gian lận, thì nó trở thành văn hóa của sự thiếu trung thực, tạo nên cái vòng luẩn quẩn gây ra những hệ lụy rất nguy hiểm. Bởi vậy mà phản ánh của VTV24 và các báo, tôi cho là rất quan trọng, để tất cả các bệnh viện siết chặt lại quản lí, xây dựng cơ chế ngăn chặn gian lận tránh những hậu quả nguy hiểm cho người bệnh và hệ thống y tế.

Cảm tính từ cá nhân tôi, suốt nhiều năm nay tôi theo dõi khối xét nghiệm nói chung và khoa Vi sinh nói riêng, tôi học được rất nhiều những bài học về cách thức làm việc ở nơi đây; đó là tính chuyên nghiệp, sự vượt khó vươn lên, chưa bao giờ tôi thấy nhân viên khối xét nghiệm lấy tiền của người bệnh, chưa phát hiện những trường hợp cố ý làm sai quy trình (mà ngược lại thấy quy trình làm việc khá chặt chẽ và nghiêm túc).

Tôi cũng tiếp xúc với với Ths Bùi Thị Loan phụ trách khoa qua nhiều chuyến công tác cùng nhau, chúng tôi không thân nhau nhưng tôi thấy đó là một phụ nữ thông minh, có chuyên môn tốt, chịu khó cập nhật kiến thức mới, đam mê công việc và nhiệt tình. Một người phụ nữ như vậy, tôi không tin Ths Loan có sự gian lận, nếu có thì phải là điều gì đó vượt ngoài những quy chuẩn đạo đức người bác sĩ.

Vậy đang có chuyện gì xảy ra ở khoa Vi sinh?

Vụ Sông Tô Lịch: THÔNG CÁO BÁO CHÍ

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Về việc thí điểm xử lý làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản

Ngày 06/12/2019, tại buổi tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm sau kỳ họp HĐND Thành phố lần thứ 11 tại quận Hoàn Kiếm, Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Đức Chung- Đại biểu HĐND Thành phố Tổ bầu cử số 1 đã trả lời cử tri: Thành phố chưa bao giờ cho phép Tổ chức Xúc tiến thương mại - môi trường Nhật Bản (JEBO) thực hiện thử nghiệm xử lý làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản. Việc trả lời này của Chủ tịch UBND Thành phố là hoàn toàn đúng vì:

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại cuộc họp ngày 11/4/2019 về đề xuất của Công ty cổ phần cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE) xin thử nghiệm xử lý làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản. Ngày 9/5/2019 UBND Thành phố đã họp xem xét đề xuất và đã có Thông báo số 142/TB-VP đồng ý cho các chuyên gia Nhật Bản, Công ty cổ phần Cải thiện Môi trường Nhật Việt (JVE) (Địa chỉ: Tầng 26 và tầng 30, tòa tháp Tây, Trung tâm Lotte Hà Nội số 54 đường Liễu Giai, phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà Nội; Chủ tịch HĐQT là ông Nguyễn Tuấn Anh, CMND số 0010810087, HKTT tại Xóm Chùa, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP Hà Nội) tổ chức thực hiện thí điểm xử lý làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản; thời gian thực hiện là 02 tháng, dự kiến bắt đầu từ ngày 16/5/2019. Trong quá trình thực hiện, Chủ tịch UBND Thành phố và Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thế Hùng đã trực tiếp xuống hiện trường kiểm tra, tạo mọi điều kiện để đơn vị thực hiện thử nghiệm. Trong quá trình thử nghiệm, do trời mưa to, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã thông báo cho Công ty cổ phần Cải thiện Môi trường Nhật Việt (JVE) biết trước việc xả nước để đảm bảo điều tiết, vận hành mực nước Hồ Tây theo đúng quy định.

Tại cuộc họp ngày 29/10/2019, UBND Thành phố đã đề nghị đơn vị tổ chức thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch cung cấp các hồ sơ tiêu chuẩn, kỹ thuật liên quan đến công nghệ Nano-Bioreactor (có bản thuyết trình toàn bộ về công nghệ); Giấy chứng nhận công nghệ của Chính phủ Nhật hoặc cơ quan có thẩm quyền xác nhận; Hồ sơ giới thiệu năng lực; danh sách các công trình, dự án đã được xử lý bằng công nghệ Nano-Bioreactor tại Nhật Bản và các nước khác. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, các cơ quan chức năng của Thành phố và UBND Thành phố vẫn chưa nhận được các tài liệu theo yêu cầu.

Sau khi Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Đức Chung- Đại biểu HĐND Thành phố, Tổ bầu cử số 1 trả lời cử tri tại buổi tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm vào ngày 06/12/2019, Công ty JVE đã phát tán Thông báo số 142/TB-VP của Thành phố kèm theo văn bản của JEBO mang danh Tổ chức Xúc tiến thương mại- môi trường Nhật Bản gửi đến nhiều các cơ quan thông tin và trên mạng xã hội.

Qua thông tin bước đầu có được xác định việc JVE và JEBO đã phát tán thông tin sai sự thật là không phù hợp với văn hóa của các doanh nhân, doanh nghiệp và các nhà khoa học; đã gây ra sự hiểu nhầm của dư luận, làm ảnh hưởng đến uy tín của cá nhân Chủ tịch UBND Thành phố cũng như UBND thành phố Hà Nội, và ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác giữa thành phố Hà Nội với các đối tác Nhật Bản.

Đây là việc làm có động cơ, mục đích không bình thường. UBND Thành phố đã chỉ đạo các cơ quan chức năng của Thành phố phối hợp các đơn vị có liên quan tiến hành làm rõ cá nhân Tiến sĩ Tadashi Yamamura có phải là Chủ tịch của Tổ chức Xúc tiến thương mại – môi trường Nhật Bản và JEBO có phải là một đơn vị thuộc Hiệp hội hay Tổ chức trên không? Đơn vị hợp tác với Công ty Cổ phần Cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE) có phải là Tổ chức Xúc tiến thương mại – môi trường Nhật Bản như tự giới thiệu hay không? Có việc mạo nhận xưng danh Tổ chức Xúc tiến thương mại – môi trường Nhật Bản hay không? Năng lực thực sự mà các cá nhân, tổ chức này đã giới thiệu trong thời gian qua? Khi có kết quả, Thành phố sẽ kiến nghị xử lý các cá nhân, đơn vị theo đúng quy định của Thành phố và pháp luật Việt Nam./.

UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI

BÙI ĐỨC HIẾU BỊ PHẠT 5 TRIỆU VÌ TUNG TIN SAI SỰ THẬT VỀ CHẤT THẢI FORMOSA LÊN MẠNG

Thanh tra Sở TT-TT Hà Tĩnh vừa ra quyết định xử phạt 5 triệu đồng đối với Bùi Đức Hiếu (trú huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) vì đưa thông tin sai sự thật về chất thải Formosa lên Facebook gây hoang mang dư luận.

Chiều nay 10-12, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động ông Phạm Văn Báu, Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông (TT-TT) Hà Tĩnh, cho biết đơn vị này vừa ra quyết định xử phạt 5 triệu đồng đối với Bùi Đức Hiếu (SN 1990, trú tại xã Đức Đồng, Đức Thọ) vì đưa lại thông tin sai sự thật về chất thải Formosa trên mạng xã hội.

Bùi Đức Hiếu làm việc với cơ quan chức năng

Trước đó, trên mạng xã hội tồn tại trang Fanpage "Thị xã Kỳ Anh" mạo danh trang thông tin chính thống của Cổng giao tiếp điện tử Thị xã Kỳ Anh đưa thông tin sai sự thật chất thải Formosa được một số đơn vị trên địa bàn Hà Tĩnh dùng san lấp mặt bằng, làm đường gây hoang mang dự luận. Tuy nhiên, theo cơ quan chức năng chất thải trên là xỉ thép được Bộ Xây dựng và các cơ quan chức năng hợp chuẩn làm vật liệu san lấp, đường giao thông, nguyên liệu cho sản xuất xi măng.

Sau khi thấy Fanpage "Thị xã Kỳ Anh" đăng tải thông tin trên, Bùi Đức Hiếu đã lấy lại thông tin đăng trên trang Facebook cá nhân của mình đồng thời kêu gọi mọi người chia sẻ rộng rãi thông tin thất thiệt trên.

Liên quan đến việc trang Fanpage "Thị xã Kỳ Anh" đưa nhiều thông tin sai sự thật, gây hoang mang trong nhân dân UBND thị xã Kỳ Anh và Sở TT-TT đã gửi công văn tới Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử đề nghị hỗ trợ xác minh và xử lý.

Trước đó vào tháng 11-2019, Thanh tra Sở TT-TT Hà Tĩnh vừa ra quyết định xử phạt hành chính 5 triệu đồng đối với ông Võ Hồng Phúc, trú huyện Can Lộc, Hà Tĩnh, người chịu trách nhiệm đối với website: conglyvacuocsong.com về hành vi tự sản xuất tin, bài sai sự thật.

Hải Vũ

HÀ NỘI PHỐI HỢP VỚI ĐẠI SỨ QUÁN NHẬT BẢN XÁC MINH THÔNG TIN VỀ JEBO

Khoai@ 

Tôi có vài bài viết về JEBO trên Trelangblog.com trong đó phản ánh JEBO có rất ít thông tin được công khai trên mạng. Đây là điều cực kỳ khó hiểu với một doanh nghiệp nước ngoài.

Vào sáng nay 10/12/2019, Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Việt Nam cho biết, họ không có thông tin gì về Tổ chức Xúc tiến thương mại - Môi trường Nhật Bản (JEBO).

JETRO là tổ chức, cũng là một pháp nhân hành chính độc lập trực thuộc Bộ Kinh tế và Công nghiệp Nhật Bản. Đây chính là đơn vị trợ giúp các doanh nghiệp của Nhật Bản kinh doanh ở các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Khi một doanh nghiệp của Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam thường thông qua JETRO trước khi thực hiện. 

JETRO cho biết: "JEBO không đăng ký thông tin, có thể họ làm việc trực tiếp với UBND TP. Hà Nội".

Trong một diễn biến khác, các báo Việt Nam dẫn lời Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, Thành phố đang phối hợp với đại sứ Nhật làm rõ sự việc, xác minh người xưng danh của JEBO.

Về phát ngôn của mình trong buổi tiếp xúc cử tri ngày 7/12, Chủ tịc Tp Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết: “Thành phố chỉ cho phép Công ty môi trường Nhật Việt (JVE) chứ không phải cho phép với JEBO.

Thông báo do Phó chủ tịch thành phố Nguyễn Thế Hùng ký cũng khẳng định "cho phép các chuyên gia Nhật Bản phối hợp với Công ty Môi trường Nhật Việt (JVE) thí điểm xử lý làm sạch môi trường nước trên một đoạn sông Tô Lịch và một góc hồ Tây" chứ không phải cho phép JEBO”.

Kết quả tra cứu cho thấy, JVE được thành lập vào đầu tháng 5/2017, có trụ sở tại Q. Ba Đình, TP. Hà Nội. Người đại diện pháp luật của JVE là bà Nguyễn Thị Ngọc Bích, Chủ tịch HĐQT là ông Nguyễn Tuấn Anh. Trong khi đó, thông tin về JEBO ở Việt Nam hầu như không có gì ngoài việc môi giới bán hóa chất làm sạch bể cá cảnh hoặc làm sạch nước thải trong không gian giới hạn, với điều kiện nước tĩnh.