Thứ Năm, 3 tháng 4, 2014

L..CỔ AM, CAM ĐỒNG DỤ, VÚ ĐỒ SƠN

LâmTrực@

Anh sưu tầm và giới thiệu về văn hóa Việt. Các bạn từ từ thưởng thức nhé.

Hôm nọ đi chơi về, nghe được một câu rất hay: "Lồn Cổ Am, Cam Đồng Dụ, Vú Đồ Sơn". Hóa ra đây là một câu phương ngôn của người Hải Phòng, nằm trong kho tàng tục ngữ - dân ca - ca dao Việt Nam hẳn hoi nhá. Nghe có vẻ hơi bầy bậy nhưng có ý nghĩa phết đấy!

Lồn Cổ Am: Thôn Cổ Am thuộc huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng. Đây là nơi có nhiều bà mẹ thông minh và giỏi giang nên đã sinh ra nhiều đứa con học giỏi đỗ đạt. 

Cam Đồng Dụ: Nơi này có giống cam thơm, ngọt và to nỗi tiếng. Ngày xưa, cam vùng này dành để tiến Vua nên còn gọi là cam tiến Vua.

Vú Đồ Sơn: Phụ nữ ở Đồ Sơn thường có chuyên nghề làm cá, chèo thuyền và kéo lưới. Nhờ lao động chăm chỉ (Và có thể còn có gen di truyền), các cô gái Đồ Sơn có những bộ ngực rắn, tròn và rất đẹp.

Tiện thể bàn về chữ "lìn" dưới góc độ ngôn ngữ học một tí. Đây là một từ dùng để chửi bậy, được lớp người bình dân, văn hóa thấp sử dụng nên không được thanh cao cho lắm. Từ này có ý để chỉ "cái cửa mình", để chỉ, để nói về bộ phận sinh dục của người phụ nữ. 

Thông thường, trong sinh họat đời thường thì từ này được sử dụng trong tình huống kể chuyện tục, chuyện tiếu lâm, hoặc để người ta văng tục, chửi thề... theo kiểu thiếu văn hóa. Riêng trường hợp khác, trong câu vè bình dân, câu đố dân gian xa xưa thì danh "cái lồn" hay "lồn" thì từ này không có dụng ý xấu, hay tục tĩu mà là người xưa muốn ám chỉ, nói bóng gió đến hình tượng khác... chứ không phải để để ám chỉ bộ phận sinh dục của người phụ nữ nữa.

Người Việt nhiều khi dùng từ lồn để ví von, ca ngợi:

Đẻ đứa con khôn, mát lồn rười rượi
Đẻ đứa con dại, thảm hại cái lồn

Lồn lá mít, đít lồng bàn

Sồn sồn như lồn phải lá han

Lồn bà bà tưởng lồn ai
Bà cho ông Lý mượn hai tháng liền.

Lồn lá vông, chồng trông chồng chạy
Lồn là mít, chồng hít chồng ngửi
Lồn lá tre, chồng đe chồng đánh

Lồn Cổ Am, Cam Đồng Dụ, Vú Đồ Sơn
Cơm nhà, cháo chợ, lồn vợ, nước sông

Lo co đầu gối, lo rối lông lồn

Lồn chằng ghế đá, lồn vá xe hơi
Đéo mẹ cái lồn

Tuy nhiên, từ này được coi là từ bất lịch sự trong giao tiếp.

Ăn cái lồn: phủ nhận điều gì đó
Có cái lồn: phủ nhận điều gì đó
Thằng/con mặt lồn: chửi bậy
Vãi cả lồn: thán phục điều gì đó, có thể mang nghĩa tiêu cực
Xấu vãi lồn: rất rất xấu
Như cái lồn: chê bai một điều gì đó
Vãi lồn còn được nói trại đi thành vãi lúa hay vãi lờ, hoặc viết thành vl.

Bổ sung cái lồn (nói nhấn mạnh): Nghĩa là không muốn bổ sung gì cả.
Từ lồn đa số mang nghĩa tục tĩu nhưng hiện nay vẫn có nhiều câu đố từ ngày xưa truyền lại trong đó có từ "lồn":

"Bốn cô trong tỉnh mới ra
Cái lồn trắng hếu như hoa ngó cần
Sư ông tẩn ngẩn tần ngần
Cái buồi cửng tếu như cần câu rô."

Đôi khi có những câu đố tuy tục nhưng lời giải lại thanh, ví dụ là câu đố về bộ ấm chén. Nhưng trong một số giao tiếp, tối kỵ dùng từ lồn, đặc biệt là người hơn tuổi, điều đó hết sức bất lịch sự và thô tục.

NHÂN DANH NGHIÊN CỨU ĐỂ CA NGỢI THỨ "THƠ" RÁC RƯỞI

Mõ Làng: Mấy bữa nay, một số trang mạng lãi nhãi câu chuyện Nhã Thuyên với những nhận định võ đoán, với nhưng lời lẽ miệt thị đối với giới nghiên cứu, phê bình văn học và với cả BGH Đại học sư phạm Hà Nội. Liệu họ nói có đúng sự thật hay lại dùng lối hư cấu của văn học? Xin mời bạn đọc xem bài dưới đây của tác giả Cẩm Khê, trên báo Nhân Dân.

Hơn mười năm trước, trên internet xuất hiện loại sản phẩm được gọi là "thơ"của một số người mà sau khi công bố, đã lập tức được định danh là"thơ rác, thơ dơ".

Rồi cùng với thời gian, được vài ba cây bút là người Việt ở nước ngoài cổ vũ, mấy người viết này không dừng lại ở thứ ngôn từ tục tĩu mà đã đi xa hơn, bằng việc sử dụng sản phẩm của họ để công kích một số giá trị cao quý của dân tộc, công kích chế độ xã hội. Và đáng tiếc, tại một trường đại học, thứ "thơ" chủ yếu trôi nổi trên internet ấy lại có người nghiên cứu, ca ngợi, và có thể đã được truyền bá trên giảng đường?

Cuối tháng 12-2011, Trung tâm văn hóa Pháp tại Hà Nội (L’Espace) ra thông cáo báo chí về việc tổ chức cuộc tọa đàm với chủ đề: "Những tiếng nói ngầm: thơ Việt Nam hậu đổi mới" - thảo luận về một xu hướng vận động trong thơ Việt Nam đương đại, trong đó khẳng định: "Buổi thảo luận là một nỗ lực đưa ra những kiến giải về xu hướng vận động của văn chương "ngầm" trong bối cảnh nghệ thuật phi chính thống Việt Nam, một xu hướng đã nổi lên và phát triển như một đối trọng văn hóa đáng kể với văn chương dòng chính trong sự thoái trào của làn sóng Ðổi mới và bối cảnh toàn cầu hóa, từ khoảng những năm 90 của thế kỷ trước đến nay... Nhã Thuyên sẽ trình bày một phần kết quả nghiên cứu trong dự án cá nhân Những tiếng nói ngầm trong thơ Việt Nam hậu đổi mới, trong đó nhấn mạnh vào sự cần thiết của việc hiểu bối cảnh hình thành, phát triển, sự tiếp nối/đứt đoạn của thơ Việt Nam đương đại với truyền thống, quá trình bên lề hóa như một nỗ lực khẳng định những tiếng nói khác trong văn chương, với sự đề cập sâu hơn ở các hiện tượng thơ như nhóm Mở miệng và các nhà thơ bên lề khác". 

Sau đó, dù cuộc tọa đàm không tiến hành thì theo Nhã Thuyên, tạp chí Tia sáng và Không gian sáng tạo Trung Nguyên đã cho chị "cơ hội để công bố một phần kết quả nghiên cứu của mình trong buổi thuyết trình thay thế Một góc thơ Việt Nam đương đại vào ngày 23-6-2012".

Từ sự kiện này, một câu hỏi đặt ra là: Công trình nghiên cứu của Nhã Thuyên có giá trị tới mức nào để L’Espace tổ chức tọa đàm? Câu hỏi này có lẽ chỉ người liên quan mới có thể trả lời. Còn đọcNhững tiếng nói ngầm của Nhã Thuyên công bố trên một trang mạng của người Việt ở nước ngoài và so sánh với Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn (bản hiện lưu tại Thư viện Ðại học Sư phạm Hà Nội có số V-LA1/4784 - Luận văn) của Ðỗ Thị Thoan - tức Nhã Thuyên, do PGS, TS Nguyễn Thị Bình hướng dẫn, bảo vệ năm 2010 tại Trường đại học Sư phạm Hà Nội, với đề tài Vị trí của kẻ bên lề: thực hành thơ của nhóm Mở miệng từ góc nhìn văn hóa sẽ thấy mối khăng khít giữa hai văn bản, nếu không nói Những tiếng nói ngầm thoát thai, mở rộng từ Luận văn. Vì thế, một câu hỏi khác lại được đặt ra: Thơ của nhóm Mở miệng có giá trị như thế nào để Trường đại học Sư phạm Hà Nội thực hiện một luận văn thạc sĩ và bảo vệ thành công với điểm 10/10; và từ góc nhìn văn hóa, Ðỗ Thị Thoan cùng người hướng dẫn đã đánh giá ra sao về các sản phẩm của Mở miệng?

Giữa những năm 90 của thế kỷ trước, một vài trang mạng ở nước ngoài công bố sản phẩm của một số người viết ở trong nước tụ tập trong nhóm tự đặt tên là Mở miệng. Thời kỳ đầu, mấy người này chủ yếu lấy thơ của tác giả khác rồi sửa sang, thêm thắt để biến thành của mình. Như từ bài thơ Thời hoa đỏ của Thanh Tùng, Bùi Chát đã chế tác thành Thời hoa đỏ lè với các câu như: "Dưới màu hoa như lửa cháy khát khao nhậu - Anh nắm tay em bước dọc con đường vắng vẻ..." và có người gán cho công việc đó cái nhãn hiệu mỹ miều là "giễu nhại"! Dần dà, mấy người trong Mở miệng bắt đầu công bố các văn bản chứa đầy thứ ngôn từ tục tĩu mà dẫn lại ở đây sẽ là xúc phạm văn hóa, xúc phạm thơ ca, và chắc chắn cả những người ca ngợi cũng không thể đọc cho con cái họ nghe. Và rồi, Mở miệng không dừng lại ở sự tục tĩu, họ đã dùng "thơ" để công khai bày tỏ thái độ chống đối, phỉ báng một số giá trị cao quý của văn hóa dân tộc. Sự xuất hiện của thứ "thơ" bẩn thỉu này sớm bị phê phán, như đầu năm 2006 báo Công an TP Hồ Chí Minh đăng bàiNhóm "Mở miệng" với thứ rác rưởi được gọi là thơ của Trúc Linh.Về "thơ" của một số người, trong đó có nhóm Mở miệng, nhà thơ Triệu Lam Châu khẳng định: "Tâm hồn chân chính của mỗi bạn đọc yêu thơ cần phải tăng cường sự miễn dịch đối với những loại thơ như vậy hoặc tương tự như thế!". Có thể coi đánh giá của Hoàng Lan trên một website của người Việt ở nước ngoài là phù hợp sản phẩm đó: "Cảm giác chung khi tiếp cận những bài thơ trên là một cảm giác không thoải mái chút nào, không "thơ" chút nào. Người đọc bị cuốn vào một thế giới xô bồ, bực bội, bế tắc, đạp đổ và văng tục vào tất cả... đọc những bài thơ trên đây, người đọc bị choáng trong một thế giới mà ở đó ý thức văn hóa, ý thức về cái đẹp, ý thức về những quan hệ nghĩa tình gia đình, cộng đồng, dân tộc không còn nữa, mà nhường chỗ cho cái tôi cực đoan ít nhiều đã bị tha hóa... đọc những bài thơ ấy người đọc bình thường sẽ bỏ đi. Vì trong khi đối thoại với nhà thơ, họ luôn bị nhà thơ văng tục vào mặt (...), luôn phải hứng chịu những bực bội, những đập phá, những hành vi thiếu văn hóa của nhân vật trong thơ. Ðiều đáng thương là không biết nhà thơ bực bội vì cái gì, muốn văng tục vào cái gì, muốn đạp đổ vào cái gì"!

TẠI SAO “VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP” KHÔNG THU HÚT CÁC NHÀ VĂN ĐỘC LẬP?

“Mục đích của người viết văn là giữ cho nền văn minh không tự hủy diệt” – Albert Camus

Đây không chỉ là mục đích hay trách nhiệm, đây là sứ mệnh của người cầm bút. Trong quá trình tạo dựng một đất nước Công bằng – Dân chủ – Văn minh, thì các nhà văn, nhà thơ, nhà lý luận phê bình thật sự đảm nhiệm 1/3 trách nhiệm. Đó cũng chính là những gì được nhấn mạnh trong bản tuyên bố thành lập Văn đoàn độc lập. Ngay phần đầu của bản tuyên bố thành lập, những người này đã khẳng định: ”Những người viết văn tiếng Việt không thể nói rằng mình hoàn toàn không có phần trách nhiệm về thực trạng đó. Một trong những chức năng quan trọng nhất của văn học là thức tỉnh lương tri và bồi đắp đạo đức xã hội. Trong bước ngoặt lớn này của lịch sử, văn học Việt Nam đã không làm đúng được vai trò của mình”, và họ cũng nhận rằng đây là trách nhiệm của chính những người cầm bút. Bởi vậy, ngay khi được thành lập, “Văn đoàn độc lập” đã thu hút một số cây bút ký tên, nhưng vẫn dừng ở đấy, bởi những cây bút ấy có thực sự đã làm đúng như sứ mệnh mà họ xướng lên?

“Văn đoàn độc lập” mang màu sắc chính trị ?

Trong nhiều năm qua, văn chương không có sáng tác nào có giá trị, lý luận phê bình cũng chỉ lác đác vài cuốn, đa phần là văn học dịch. Hiện tượng này có phải thật sự là do lỗi của chính quyền, rằng các chính sách quản lý văn học nghệ thuật cản trở việc sáng tác? Quản lý và kiểm duyệt nội dung là vấn đề không thể tránh được trong quản trị nhà nước, để đảm bảo tính chính thống của tư tưởng và thái độ xã hội. Kiểm duyệt không có nghĩa là hạn chế tính sáng tạo, bởi vì, trên thực tế, hai điều này không liên quan và song hành với nhau. Nếu vấn đề kiểm duyệt gây cản trở cho sáng tạo nghệ thuật thì những tác phẩm lớn trên thế giới như “Thủy Hử truyện” (Thi Nại Am), “Hamlet” (William Shakespeare), “Những người khốn khổ” (Victor Hugo) hay ngay cả “Số đỏ” (Vũ Trọng Phụng), “Chí Phèo” (Nam Cao), … có lẽ đã chẳng bao giờ tồn tại trên đời. Tính sáng tạo của người cầm bút nằm ở chính bản thân người cầm bút chứ không thể phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài. Ở đâu có áp bức, ở đó văn chương thơ ca càng cất lên những tiếng nói mạnh mẽ. Nhưng ở Việt Nam, lâu lắm rồi không có tác phẩm nào có hơi thở đời sống.

“Văn đoàn độc lập” ra đời với mong muốn phục dựng nền văn học nước nhà, nhiệm vụ mà họ cho rằng Hội nhà văn Việt Nam không làm được. Nhưng thay vì kêu gọi trách nhiệm của người cầm bút, họ lại trút toàn bộ trách nhiệm này lên nhà nước và Hội nhà văn. Bởi thế, “Văn đoàn độc lập” bị nhuốm màu sắc chính trị. Dư luận dễ dàng để nghĩ rằng, đây là một tổ chức li khai và đối kháng với Hội nhà văn Việt Nam. Các chữ ký có trong “Văn đoàn độc lập” đều là của những người đã và đang ở trong Hội nhà văn Việt Nam, hoặc đã từng được giải thưởng của Hội nhà văn. Nguy hiểm hơn, tên tuổi của các nhà văn, nhà thơ, nhà lý luận phê bình có uy tín lớn lại được xếp cạnh những cây viết nghiệp dư chống chính quyền. “Văn đoàn độc lập” được tổ chức như một sự tuyên bố và thách thức, điều này khiến chính bản thân những cây viết độc lập cảm thấy rằng mình không nên dính vào cuộc đấu đá này.

Nhưng sai lầm lớn nhất là, “Văn đoàn độc lập” đã nói một câu dễ làm mất lòng các nhà văn “nghệ thuật vị nghệ thuật”. Trong bản tuyên bố, các cây bút này bị quy kết là “thờ ơ đối với trách nhiệm xã hội, vô cảm trước thời cuộc, quan trọng hơn nữa là thiếu độc lập tư duy, từ đó mà tự hạn chế năng lực sáng tạo”. Văn chương hiện thực không phải là tất cả của nền văn học. Bất cứ ai nghiên cứu văn học thế giới đều biết điều này. Đa số các tác giả lớn đều là những người “vị nghệ thuật”. Các nhà văn trong “Văn đoàn độc lập” đã nhầm lẫn giữa kiểu viết “ôn nghèo kể khổ” và trách nhiệm của văn chương. Văn chương không chỉ đơn thuần mô tả cuộc sống để phơi trần bộ mặt xấu xa của nó (công việc này có thể báo chí làm tốt hơn), văn chương, vĩ đại bởi khả năng hướng con người tới cái đẹp bằng nghệ thuật ngôn từ.

Mọi sự đổi mới cần đến từ chính bản thân tác phẩm

Thời kỳ văn học Phục Hưng được đánh dấu bằng những tên tuổi lớn như Cervantes với “Don Kihote”, các vở kịch về tự do cá nhân của William Shakespeare. Các tác phẩm hiện thực lớn của Balzaq, Charles Dicken, Dostoyevski… đều là những tuyên bố hùng hồn về sự đổi mới, thay đổi, thậm chí là Cách mạng trong thời đại của họ. Không cần các tuyên bố dài dòng về quyền tự do, quyền con người hay lẽ công bằng, bằng chính các biến cố trong tác phẩm của mình. Những ý tưởng đó trong tác phẩm lan tỏa đến các cây viết khác và ảnh hưởng sâu sắc đến người đọc. Từ đó, một cuộc đổi mới bắt đầu diễn ra. Để thực hiện điều đó, những cây bút đứng đầu một phong trào hoặc một nhóm, phải là những cây bút xuất sắc nhất.

Không có điều này ở “Văn đoàn độc lập”! Không có gì ngoài độc nhất một bản tuyên ngôn! Các trào lưu và các nhóm sáng tác trong lịch sử văn học cũng có bản tuyên ngôn của riêng họ, nhưng đó là sau khi các tác phẩm của họ đã đi trước và thuyết phục được xã hội. Nếu không thể chứng minh bằng chính tác phẩm, các bản tuyên ngôn đều chỉ là sáo rỗng, không thể đảm bảo chắc chắn rằng những cây bút đó sẽ có khả năng bảo vệ những người cầm bút khác. Trong khi sự bảo vệ này không đơn thuần chỉ là quyền lợi chính trị, người cầm bút hơn cả thế, cần được xã hội công nhận đúng với tài năng và tư tưởng của mình.

Người cầm bút thật sự có cần đòi hỏi sự “độc lập”?

Hội nhóm, với các tác giả, đôi khi chỉ là chỗ để gặp nhau nói chuyện, giới thiệu tác phẩm, chia sẻ hiểu biết. Ở Việt Nam có rất nhiều nhà văn độc lập, không tham gia bất cứ hội đoàn nào, kể cả Hội nhà văn Việt Nam, nhưng họ vẫn được xuất bản sách, vẫn được báo chí đưa tin, vẫn được diễn thuyết trước công chúng, họ hiện nay vẫn được đảm bảo mọi điều kiện để thể hiện năng lực sáng tác. Họ hoàn toàn chứng minh bản thân, bao gồm tư tưởng và tài năng, bằng chính tác phẩm của mình. Nhà nước không có bất cứ sự cản trở gì đến con đường sự nghiệp của những cây bút này.

Sự phát triển của Internet, Blog, Mạng xã hội… càng tạo điều kiện lớn hơn cho các nhà văn, nhà thơ, nhà lý luận phê bình. Nếu không thích đi theo con đường xuất bản chính thống, bất cứ cây bút nào cũng có thể chia sẻ bài viết của mình trên mạng, không cần kiểm duyệt của nhà nước hay của cơ quan quản lý nghệ thuật. Tác phẩm của họ có đến được với đông đảo công chúng hay không hoàn toàn phụ thuộc vào tài năng của người viết có đủ thuyết phục hay không. Không gian mạng đã cho phép các nhà văn độc lập hơn trong sáng tác. Nhưng vấn đề là, vẫn không có tác phẩm nào lớn. 

Người cầm bút chân chính là những người không chịu bất cứ áp lực nào của thị trường, không ngả nghiêng theo các xu hướng chính trị, hoàn toàn cống hiến mình cho nghệ thuật ngôn từ. Hướng con người tới các giá trị Chân - Thiện – Mỹ mới chính là tạo dựng nền văn minh, giống như nhà văn vĩ đại của Chủ nghĩa Hiện sinh Albert Camus đã nói đến.

Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

BÙI HẰNG CÓ TUYỆT THỰC NHƯ KIỂU CÙ KON VÀ ĐIẾU CÀY?

Dư luận viên Cuteo@


Xem ra câu chuyện tuyệt thực vẫn chưa đến hồi kết, nó vẫn tiếp tục được giới zân chủ cuội ở Việt Nam sử dụng để gây áp lực với chính quyền. Nhưng lu loa tuyệt thực là một chuyện, còn có tuyệt thực thật hay không lại là câu chuyện hoàn toàn khác. 

#1. 
Hẳn các bạn còn nhớ chuyện Nguyễn Thị Dương Hà đã bịa chuyện Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực trong trại giam, làm náo loạn làng zân chủ và cộng đồng cuốc tế. Cho đến khi Nguyễn Thị Dương Hà sang Mỹ cuốc, lúc đó câu chuyện mới vỡ lở, cánh zân chủ lõ đít bên bàn phím mới tá hỏa, bực bội chửi thề. 

Cũng trong vụ Cù Huy Hà Vũ "tuyệt thực", có một con nghiện, nguyên là dân du thủ du thực chuyển tay lái sang làm zân trủ có nick "Người Buôn Gió" đã quá tự tin vào não trạng của mình khi khuyên Dương Hà mang xe tang đi đón chồng từ cổng trại giam Thanh Hóa. Nhưng hóa ra mọi việc không phải như vậy, Vũ không hề tuyệt thực, không thèm ăn cơm tù, mà chén đồ tiếp tế từ ngoài vào và vì thế khi nhà đài công bố video hình ảnh Vũ trong tù béo tốt như con trâu trương thì đến Châu Xuân Nguyễn cũng phải xót xa thốt lên rằng: "chúng ta đã bị lừa bởi một mụ đàn bà". 

Cũng trong vụ này, Phạm Hồng Sơn, Phạm Thanh Nghiên được một phen muối mặt vì tuyệt thực theo Vũ. Nhưng đó chưa phải là nạn nhân cuối cùng bởi lẽ, từ hải ngoại đám cờ ba que, và Việt Tân đã vội vã tuyên bố tuyệt thực đồng hành ủng hộ Cù Huy Hà Vũ. Nực cười nhất là có cả một tay mũi lõ người Úc làm đến chức Thủ tướng mà cũng bị vợ chồng Vũ lừa, vì thế không thể trách Nguyễn Ngọc Già dù đã chia tay Dân luận nhưng cũng cố lên net để đưa một bài tiếp tục ủng hộ Cù Huy Hà Vũ tẩy chay cơm tù.

Sự kiện Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực đểu được dàn dựng bởi đạo diễn "liền bà" mang tên Dương Hà được coi như một cái tát lật mặt cả làng rân trủ nội ngoại. 

#2.
Chắc các bạn cũng không quên vụ Dương Thị Tân theo gương đàn chị Nguyễn Thị Dương Hà tiếp tục cho đám zân chủ leo cây bằng cách phịa chuyện Nguyễn Văn Hải tuyệt thực trong trại giam ở Nghệ An cả tháng. Và rồi thế giới zân chủ mới tá hỏa ra rằng, đó chỉ là chiêu lừa lọc đong xèng của Dương Thị Tân cùng con trai.

Tin về Hải Điếu Cày tuyệt thực làm cánh rân trủ bên ngoài hả hê vì có mồi nhậu, mặc dù sự xác tín coi như bằng không bởi nó được Dương Thị Tân là vợ cũ của Điếu Cày cung cấp. Còn nhớ, Năm 2008, trải qua hai phiên toà sơ thẩm và phúc thẩm, Điếu Cày bị tuyên án 2 năm 6 tháng tù về tội danh “Trốn thuế”. Đầu năm 2011, Điếu cày tiếp tục bị truy tố về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam”. Trong thời gian bị tạm giam, có tin đưa lên mạng nói Điếu Cày bị “mất tay”. Tuy nhiên, tin này là do Dương thị Tân đưa ra theo hướng dẫn của Đỗ Nam Hải (bạn giai của Tân). Mục đích của việc đưa tin này là để tạo dư luận gây áp lực với chính quyền phải cho gia đình thăm gặp. Gây sức ép với chính quyền chỉ là một chuyện, cái chính là nhân chuyện này vay mướn thêm vài ba giọt nước mắt của cuốc tế và đám rân trủ lòi dom cuốc nội.

Tưởng vì chuyện đó mà các nhà rân trủ sẽ cẩn trọng hơn. Vậy mà vẫn có một số kẻ bại não kéo nhau vào tận xứ Nghệ để "biểu tình". Chả trách, dư luận gọi là đám kền kền ăn xác thối. 

Thực tế đó phản ánh năng lực hành vi của đám xôi thịt cả nội lẫn ngoại. 

Nhắc lại chuyện cũ như thế để thấy được mức độ tin cậy của các trang như Ba Sàm, Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Tường Thụy, Tễu (Nguyễn Xuân Diện; Dòng chúa cứu thế Việt Nam, Công lý và tự do.v.v.. củ chuối đến mức độ nào. Và ngay cả các tờ báo tự vỗ ngực là công bằng không thiên vị đến như BBC tiếng Việt, RFA, RFI đều trở nên thoái hóa thảm thương.

Những bài học nhãn tiền như trên thiết nghĩ đã có đủ cho các đám zân chủ giả cầy đủ đau đớn và thấu hiểu. 

Nói chuyện Cù Huy Hà Vũ, hay Điếu Cày tuyệt thực đểu, liên hệ với tin Bùi Hằng tuyệt thực, trong bối cảnh các cơ quan hữu trách chưa có thông tin chính thức để thấy chiến thuật mồm loa mép giải chưa chắc đã là hay.

Ai cũng cần sự thật, Bùi Hằng có tuyệt thực thật hay không cần phải chờ tiếng nói của cơ quan hữu trách. Nhưng nói thị tuyệt thực đến 50 ngày lận thì chắc chắn ai cũng có thể hiểu được bản chất của vấn đề là gì rồi!

Có một điều anh biết chắc, ở Nhật Bản có cô Azumi, một ngôi sao sexy đã có lúc tuyệt thực đến tận phút thứ 31. Quả là công lực thâm hậu!

Các bạn zân chủ xem ảnh này và tự sướng đi

THAM NHŨNG VẶT KHẮP NƠI

TT - Kết quả một cuộc khảo sát được công bố ngày 2-4 cho thấy tình trạng tham nhũng vặt diễn ra phổ biến tại nhiều địa phương, cứ đụng đến thủ tục là người dân phải “lót tay”.


Biểu đồ đánh giá tình hình tham nhũng và hối lộ trong khu vực công (2011-2013) Nguồn: báo cáo của PAPI - Đồ họa: V.Cường

Ngày 2-4, kết quả công bố Chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2013 cho thấy tham nhũng vặt diễn ra phổ biến ở hầu hết địa phương, trong khi người dân bị cán bộ đối xử thiếu tôn trọng...

Theo kết quả công bố, các địa phương được đánh giá cao nhất trong chỉ số PAPI 2013 lần lượt là Quảng Bình, Quảng Trị, Long An, Thái Bình, Hà Tĩnh, Đà Nẵng... Một số TP lớn đều có thứ hạng không cao như TP.HCM (26), Hà Nội (28), Hải Phòng (48)...

Đứng cuối bảng là Bắc Giang, Lai Châu, Quảng Ninh, Hà Giang, Lào Cai, Kon Tum... Đặc biệt, Bắc Giang là địa phương bị người dân đánh giá nhiều chỉ số thành phần đều đứng cuối bảng.

Đụng đến thủ tục là phải “lót tay”
Kết quả khảo sát người dân của PAPI cho thấy tình trạng lót tay để có việc làm trong khu vực nhà nước vẫn diễn ra ở tất cả tỉnh, thành. Các loại tham nhũng vặt cũng đang phổ biến trên cả nước
Ông Đặng Hoàng Giang
Khi được hỏi về tính công khai minh bạch, theo ông Jairo Acuna Alfaro (Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, trưởng nhóm thực hiện PAPI), khoảng 80% người tham gia cuộc khảo sát khẳng định không được biết đến quy hoạch hay kế hoạch sử dụng đất tại địa phương.

Nơi thấp nhất là 1,6% và nơi cao nhất cũng chỉ 50% người dân biết về thông tin này, trong đó chỉ có 19% là nhờ chính quyền thông báo.

Theo ông Jairo Acuna Alfaro, chỉ số này “hầu như không có sự thay đổi tích cực nào từ năm 2011-2013”.

Khảo sát về việc đóng góp tự nguyện, kết quả cho thấy có tới hơn 50% người dân cho biết đã đóng góp để xây mới hay tu sửa các công trình công cộng ở địa phương... là do bị chính quyền vận động hoặc ép buộc.

Đặc biệt, 75% trong số này cho biết đóng góp của họ có được ghi chép vào sổ, riêng tại Lai Châu tỉ lệ này là 36%. Tính chung về chỉ số công khai minh bạch, Quảng Bình đứng đầu, tiếp theo là Đà Nẵng, Thanh Hóa... Ba tỉnh cuối bảng là Kiên Giang, Đồng Tháp và Bắc Giang.

Đánh giá về tình trạng tham nhũng, có 42% người dân cho rằng họ vẫn phải hối lộ khi đi khám bệnh ở bệnh viện tuyến quận, huyện. 30% người dân được hỏi cho rằng có tham nhũng khi làm thủ tục liên quan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 24% cho rằng phải mất thêm tiền khi xin cấp phép xây dựng, 42% nêu có tiêu cực khi xin việc vào cơ quan nhà nước...

Chỉ có 38% người dân cho rằng chính quyền địa phương đã nghiêm túc trong xử lý các vụ tham nhũng được phát hiện. Tiền Giang, Long An, Cần Thơ là các địa phương được đánh giá đứng đầu về kiểm soát tham nhũng trong khu vực công. Hải Phòng và Hà Nội thuộc nhóm cuối bảng trong khi Bắc Giang đứng thấp nhất.

Theo ông Jairo Acuna Alfaro, “kiểm soát tham nhũng trong dịch vụ công” là nội dung được người dân đánh giá có sự tăng điểm lớn nhất trong năm 2013 so với năm 2012, dù mức độ tăng điểm không đáng kể.

Tuy nhiên, theo ông Jairo, chỉ tiêu thành phần “quyết tâm chống tham nhũng ở cấp địa phương” dường như không có biến chuyển nào sau nhiều năm.

Khổ sở với... sổ đỏ

Về thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), hầu hết người dân đều khẳng định gặp nhiều khó khăn, thậm chí “quá khổ”, trong đó gần 20% người dân cho biết phải qua nhiều cửa mới làm xong các thủ tục.

Hệ quả là 6,3% người dân đã phải thuê trung gian thay vì trực tiếp đến bộ phận một cửa. Theo quy định, thời gian giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến sổ đỏ chỉ khoảng 30 ngày, nhưng kết quả khảo sát cho thấy thời gian hoàn tất thủ tục này kéo dài rất nhiều, thậm chí có trường hợp lên đến 700 ngày (tức hai năm).

“Điểm số xếp hạng của dân về thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là thấp nhất trong bốn nhóm dịch vụ hành chính công được đánh giá. Điều đó cho thấy quy trình, thủ tục cấp mới, đổi và chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần được rà soát và đơn giản hóa hơn nữa” - báo cáo của PAPI nhấn mạnh.

Với các câu hỏi cụ thể về công chức có thạo việc không, công chức làm thủ tục này có thái độ lịch sự không, có nhận được kết quả như lịch hẹn không... nhiều người dân khẳng định bị công chức đối xử thiếu tôn trọng. Với thủ tục hành chính cấp xã phường, nguyên nhân chính dẫn đến giảm sự hài lòng của người dân là không trả kết quả đúng hẹn (51%), thái độ thiếu tôn trọng (50%).

Trong khi đó, với câu hỏi “công chức có đối xử lịch sự không?”, kết quả cho thấy nhiều nơi người dân chưa thật sự được đối xử lịch sự. Các địa phương có điểm số này khá thấp là Khánh Hòa, Quảng Ninh, Cao Bằng và Điện Biên, trong khi Hậu Giang, Thanh Hóa được đánh giá tốt nhất. Báo cáo PAPI nêu rõ chính thái độ phục vụ và sự thạo việc của công chức đang kéo chỉ số thủ tục hành chính công xuống, mặc dù hai chỉ số này đã có sự cải thiện thời gian qua.

CẦM VĂN KÌNH

BỖNG NHIÊN THÀNH TỈ PHÚ



Đeo đồng hồ màu vàng chóe. Một tay đeo đến 2 chiếc đồng hồ và nhẫn... Đó là cách làm sang và niềm vui của đồng bào ở huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi sau khi nhận tiền đền bù thủy điện Đắc Rin.

Dự án xây dựng thuỷ điện Đắc Rin được triển khai xây dựng tại huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi và hoàn thành cuối năm 2013.

Tổng cộng 239 hộ đồng bào dân tộc đã nhận được 170,4 tỉ đồng tiền đền bù, chuyển đổi nghề nghiệp, xây dựng nhà cửa. Mỗi hộ nhận được số tiền từ 100 triệu - 3 tỉ đồng. Đợt chi trả cuối cùng vào tháng 12.2013.

Khi “bỗng nhiên” có số tiền lớn trong tay, mà như nhiều đồng bào nói “tiền nhiều như lá rừng”, nhiều người thể hiện đẳng cấp “ăn chơi” theo cách riêng của mình. Người thì xây nhà lầu, người sắm xe hơi xin, người mua đồng hồ đắt tiền…

Có người nói vui, trong thế giới Ả Rập, giàu nhất là Hoàng tử Alwaleed, tổng tài sản 31,2 tỉ USD. Kế đến là Mohamed Bin Issa Al Jaber, người có tổng tài sản gần 13 tỉ USD. Vậy nhưng, nếu thấy cách chơi của đồng bào ở huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi thì hai ông hoàng này cũng phải “ghen tỵ”.

Tuy nhiên, nhiều người lo lắng với kiểu tiêu xài thoải mái của đồng bào như hiện nay, số tiền dù có lớn đến mấy cũng sẽ nhanh chóng hết vèo. 
Từ những người nghèo, giờ có trong tay sổ tiết kiệm với số tiền 10 con số


Anh Đinh Văn Ẩy bảo :446 triệu đồng này "nhiều hơn lá trên rừng”
Trang sức màu hồng, đỏ sặc sỡ luôn được ưa chuộng

Đồng hồ, nhẫn, thứ nào vàng chóe thì đồng bào rất chuộng

Người buôn ùn ùn đổ vào bản làng. Nhưng 2 “thương nhân” này thất vọng vì già làng bảo cái nệm Kim Kim (Kim Đan) lỡ châm vào người thì đau, để nằm nhà sàn

Hà Anh

MC CHƯƠNG TRÌNH CAFE SÁNG NHẦM LẪN TAI HẠI VỀ TẾT HÀN THỰC 3/3

Nam MC chương trình "Cafe sáng" của VTV đã nhiệt tình mời khán giả... ăn rượu nếp và giết sâu bọ vào ngày tết Hàn thực.


Sau khi nói về vườn chuối tiêu hồng tại Hưng Yên, BTV Trung Nghĩa của chương trình Café sángkênh VTV3 đã chuyển chủ đề sang ẩm thực.

Khi MC Minh Hà nói về 1 món ăn đặc biệt mà chương trình khuyến cáo nên ăn vào ngày hôm nay (3/3), Trung Nghĩa vui vẻ nói: “Ngày hôm nay tính theo lịch âm của các nước phương Đông chính là ngày 3/3 hay còn gọi là ngày giết sâu bọ.”

Tiếp tục nhầm lẫn, MC Trung Nghĩa giới thiệu món ăn đã thành “thói quen” của dân tộc trong ngày đặc biệt này, theo anh đó chính là rượu nếp. Anh chúc khán giả 1 ngày làm việc nhiều niềm vui và“giữ đúng tinh thần của ngày 3/3”.

Sự nhầm lẫn của MC đã khiến khán giả xem chương trình vừa ngạc nhiên vừa khó chịu bởi lẽ ngày 3/3 âm lịch là ngày tết Hàn thực. Theo tục truyền, món ăn của ngày tết Hàn thực phải là bánh trôi bánh chay chứ không phải là rượu nếp.

Đoạn nhầm lẫn của MC Trung Nghĩa

Có lẽ MC Trung Nghĩa đã nhầm ngày tết Hàn Thực với ngày tết Đoan Ngọ. Vì ngày giết sâu bọ là tên khác của tết Đoan Ngọ, và món rượu nếp là món ăn cổ truyền dành cho ngày này. Tuy nhiên, tết Đoan Ngọ rơi vào ngày 5/5 âm lịch chứ không phải 3/3.