Thứ Năm, 21 tháng 3, 2019

Thảm họa: 1000 NGƯỜI MOZAMBIQUE CÓ THỂ ĐÃ CHẾT VÌ SIÊU BÃO

1.000 người Mozambique có thể đã chết vì siêu bão


Siêu bão Idai tiến vào thành phố cảng Beira của Mozambique với sức gió lên tới 177 km/h từ ngày 14/3, nhưng phải đến ngày 17/3 các nhân viên cứu hộ mới có thể tiếp cận khu vực này.

Tổng thống CH Mozambique Filipe Nyusi cho biết số người thiệt mạng sau thảm họa thiên nhiên này có thể lên tới con số 1.000, mặc dù con số thương vong chính thức được đưa ra là 84, theo BBC.

Trước đó, cơn bão đã khiến ít nhất 180 người thiệt mạng khi đi qua khu vực miền Nam châu Phi.

Trong chuyến thăm đến khu vực thảm họa, Tổng thống Nyusi cho biết tác động của cơn bão là rất khủng khiếp, ông cũng chia sẻ việc nhìn thấy nhiều thi thể trôi trong nước lũ.

Trước đó, Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC) mô tả thiệt hại là "hết sức to lớn và khủng khiếp". Khoảng "90% thành phố" được cho là đã bị phá hủy. 

Khung cảnh tan hoang trên con đường cơn bão đi qua tại thành phố cảng Beira. Ảnh: AP.

Nhiều người dân được giải cứu khỏi những ngọn cây, người đứng đội đánh giá tình hình của IFRC, Jamie LeSeur cho biết.

"Hầu hết mọi thứ đều bị phá hủy, đường dây liên lạc bị cắt hoàn toàn và các con đường đã bị hỏng. Chúng tôi không thể tiếp cận một số cộng đồng bị ảnh hưởng", ông LeSeur nhận định.

Bộ trưởng Môi trường Mozambique Celso Correia nói với hãng AFPngày 17/3 rằng: "Chúng tôi chắc chắn khi mọi thứ qua đi, số người chết sẽ nhiều hơn".

Beira là thành phố lớn thứ 4 của Mozambique với dân số vào khoảng 500.000 người. Hơn 1.500 người đã bị thương do cây đổ và các mảnh vỡ, trong đó mái tôn, bay khắp mọi nơi trong cơn bão.

Nhiều người mắc kẹt trên mái nhà do nước lũ dâng cao. Ảnh: AFP.

Tổng thống Nyusi cho biết khoảng 100.000 người đang bị ảnh hưởng do nhà cửa bị phá hủy. Ông cho rằng đây là "một thảm họa nhân đạo trên diện rộng thật sự".

Bão Idai đã càn quét qua Mozambique từ giữa tuần trước rồi đổ bộ đến Zimbabwe.

Ở quốc gia láng giềng Zimbawe, 98 người đã thiệt mạng và 217 người đang mất tích ở miền Đông và miền Nam đất nước, quận phía đông Chimanimani bị tàn phá nặng nề nhất khi mưa lũ cuốn trôi nhà cửa và khiến các cây cầu bị phá hủy.

Đào mộ cho những người đã mất hôm 18/3 ở Zimbabwe. Ảnh: Getty.

Tổ chức LHQ tại Zimbabwe cho biết bão Idai ảnh hưởng gần 10.000 người. Tổng thống Zimbabwe Emmerson Mnangagwa đã cắt ngắn chuyến thăm Abu Dhabi để quay về và tuyên bố tình trạng thảm họa quốc gia tại các khu vực bị ảnh hưởng.

Trong khi đó ở Malawi, cơn bão gây mưa lớn, dẫn đến lũ lụt và lở đất, khiến ít nhất 122 người thiệt mạng.

Một con đường bị phá hủy ở Chimanimani phía Đông Zimbabwe. Ảnh: Getty.

Chuyện con sán

@Bác sĩ Hùng Ngô

Mấy ngày nay tôi im lặng theo dõi phản ứng của truyền thông vụ nhiễm sán này, để xem có bao nhiêu bài báo 1 cách công tâm và tử tế. Đáng tiếc là không. Tất cả tập trung vào nỗi sợ, hoang hết cả mang, khủng hết cả khiếp về cái chuyện bé như lỗ kim. Đó là chuyện ăn bẩn.

Nói đi cũng phải nói lại, vấn đề thực phẩm bẩn hiện nay có nghiêm trọng không: nghiêm trọng

Tất cả lỗi có phải do thức ăn của nhà trường không, có phải do món thịt lợn nghi ngờ bị gạo không: không hẳn.

Tất cả trong 1 cơn lên đồng tập thể, khủng khiếp quá, đáng sợ quá, làm tất cả mọi người đều hoang mang. Đến cả tôi là bác sĩ hàng ngày đọc tin mà còn thấy kinh khiếp. Nhưng sự thật có đáng sợ không: không.

Con số nghe ra rất khủng khiếp, tuy thế xét theo tỉ lệ ở cộng đồng nó chỉ phản ánh con số chả có gì đáng báo động. Nó chỉ đưa ra 1 sự thật là tỉ lệ nhiễm kỹ sinh trùng của Việt nam vẫn còn cao, y như WHO cảnh báo năm nào, tất cả do thói quen vệ sinh của cộng đồng. Vậy nên đổ lỗi cho bữa ăn nhà trường là điều không đúng.

Nang sán có trong thịt lợn, là ấu trùng sán đi lạc và đóng đô ở những mô cơ và trưởng thành tạo thành nang sán. Nếu ăn phải thịt lợn nhiễm sán này (gọi là lợn gạo) chưa nấu chín, nang sán (chứa sán trưởng thành) còn sống đi vào dạ dày rồi chui xuống ruột non cư trú ở đó rồi trưởng thành gây bệnh nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hóa. Chả bao giờ nó chui được vào chỗ khác ở cơ thể như cơ, não...gây bệnh cả.

Trứng sán, sẽ theo phân chui ra môi trường, bám vào đất và thức ăn. Do tập quán canh tác của người dân, đặc biệt các anh chị thuận tự nhiên thích dùng phân nhưng thiếu hiểu biết. Phân chuồng, phân xanh ủ không đúng cách, tưới rau bằng nước tiểu... Sau rồi rửa tay không đúng cách ( giờ làm cái thống kê có khi 80% dân số không rửa tay sau đi ỉa, thật). Trứng sán đi vào dạ dày, nở ra ấu trùng, con ấu trùng này mới chui vào máu chạy lăng quăng rồi lạc chỗ vào não, cơ...gây bệnh cho động vật và người, dân gian gọi là bệnh gạo. Như vậy, ăn rau bẩn còn nguy hiểm hơn thịt bẩn, nói nhanh cho vuông, he he. Nguồn này mới kinh.

Theo các nghiên cứu trích dẫn của tổ chức y tế thế giới, WHO, Việt Nam vẫn là vùng nhiễm ký sinh trùng vào mức cao của Đông Nam Á, dù có giảm theo từng năm nhưng vẫn còn hết sức cao. Nói ra lại bảo xấu, 1 thống kê tại 1 tỉnh phía Bắc, gần Hà Nội cho thấy, 39% người lớn và trẻ em nhiễm ký sinh trùng. Có những nơi con số này lên đến 44 và 50%. Còn 1 số tỉnh nông nghiệp còn đến...80%. Choáng chưa.

Quay lại vụ ầm ĩ này, các cháu nhỏ làm xét nghiệm miễn dịch chẩn đoán sán, kết quả dương tính có nghĩa là cơ thể hoặc đã từng tiếp xúc với ký sinh trùng là con sán, hoặc có thể đang mắc sán. Tỉ lệ nói chung không cao so với thống kê của WHO, như vậy chả có gì ghê gớm cả. Chỉ là 1 con số.

Và, nhiễm sán kiểu này dễ chữa không. Dễ, uống 1 liều thuốc duy nhất là hết. Có gì phải ầm hết cả ĩ lên. Có nhiều thứ còn đáng kinh hoàng hơn chuyện con sán này vạn lần.

Để khỏi hoang mang và truyền thông khỏi tìm mọi cách lái đến lương tâm và sự sợ hãi. Cần làm sàng lọc ký sinh trùng cho các cháu nhỏ và cả gia đình của chúng là biết ngay nguồn lây từ đâu. Nếu bố mẹ cũng bị, và tỉ lệ của người lớn tương đương trẻ em, thì là do cả xã hội ăn bẩn, chả phải trường học. Nhở.

Nói chung, làm gì thì cũng đừng có làm quá lên như thế, nhân dân người ta sợ.

Bác sĩ Hung Ngo

Cuối cùng đồng bọn cánh hẩu cũng phát ngôn, thế chứ lị!

HẬN CỘNG SẢN

HẬN CỘNG SẢN


Nghe đồn thời ngụy giàu hơn Sing mà sao cha con cọng hành ăn cắp kinh hồn! Trang 152 của cuốn A Companion to the Vietnam War https://onlinelibrary.wiley.com/doi/book/10.1002/9780470997178 cho biết:

'...Tham nhũng trong hệ thống phân phối thực phẩm cũng là một chuyện thường. Nạn ăn chặn khẩu phần ăn thường dẫn đến việc lính cọng hành phải xa rời nguyên tắc, và chuyện này tạo ra căng thẳng cao giữa họ và cá cố vấn Mỹ. 'Chúng tôi phải đảm bảo rằng họ không làm cho dân ghét vì việc ăn cắp thực phẩm.' một cố vấn Mỹ nói. Một chuyện phải lo khác là những khẩu phần ăn qui định hoàn toàn không đến được lính cọng hành. Theo một báo cáo chính thức của Mỹ, Bộ chỉ huy Mỹ đưa ra một hệ thống cung ứng thiết bị cho hoạt động tác chiến vào 1 tháng 7, 1967 để chống tham nhũng. Những khẩu phần này bao gồm một túi A có 800 gram gạo sấy, và một túi B bao gồm thịt hộp, và một một túi đi kèm có muối, tiêu, và kẹo. Nhưng thực tế cho thấy, 'những khẩu phần này không đến được lính cọng hành. Đa số chúng bị giữ lại ở cấp quân đoàn vì những thủ tục hành chính làm cho chúng khó có thể đến được các đơn vị chiến đấu khi cần...'

Trang 155:

'...Có nhiều vấn đề liên quan đến nhà ở của lính cọng hành: ăn chặn, tham nhũng, những thủ tục về ngân sách, và thiếu hàng...

'...Thật vậy, tham nhũng và những vấn đề về ngân sách đã trói buộc nhiều chương trình nhà ở riêng, làm nghiêm trọng thêm vấn đề về sĩ khí...'

Thử nhìn vào một số chương trình về nhà ở thì thấy ngay những khó khăn mà Bộ chỉ huy Mỹ và cọng hành phải đối mặt. Năm 1965, Vùng IV chiến thuật nhận 10 triệu USD tiền viện trợ từ Mỹ để xây nhà cho gia đình lính cọng hành, nhưng không có một ngôi nhà nào được dựng lên. Các chỉ huy và quan chức chính quyền địa phương bòn rút tiền và vật tư ra để xây dựng nhà cho thuê rồi bỏ túi riêng...'

Mới đọc thử có hai trang mà thấy nó ăn khiếp thật! Khẩu phần ăn, nhà ở của lính chiến đấu bảo vệ chế độ của nó mà nó cũng ăn sạch thì còn cái gì nó chừa đây trời! 

Cha con nó ăn thế này thì không giàu nhất châu Á mới là lạ! Nói như thế cũng là khiêm tốn thôi chứ thật ra ăn như vậy thì đúng ra phải giàu hơn cả Mỹ! Vì có chạy được sang Mỹ thì cũng chỉ xứng tầm làm culi thôi chứ giàu váo mắt! Thảo nào mà cha con nó cứ bảo 'không cần giải phóng!' Suốt ngày mơ về quá khứ ăn cắp làm giàu, hận cộng sản! :v Hèn gì bây giờ cứ chửi 'cộng sản tham nhũng'! :v Tức vì không được ăn, tức vì cộng sản không biết ăn nhiều như mình! :v

Posted by Meo Meo at 5:48 AM

Vụ Vũ Nhôm: TIẾP TỤC KHỞI TỐ 5 BỊ CAN

Cuteo@


Mở rộng điều tra vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” và “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” do Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “nhôm” và đồng phạm thực hiện, cơ quan chức năng vừa khởi tố thêm 5 bị can.

Liên tiếp trong 2 ngày, 17 và 18/3/2019, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố thêm 5 bị can liên quan đến vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” và “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” liên quan tới Phan Văn Anh Vũ. 

Theo đó, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra:

1. Quyết định khởi tố bị can, áp dụng Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và Lệnh khám xét chỗ ở đối với ông Nguyễn Ngọc Tuấn (SN 1958, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, nguyên Giám đốc Sở Xây dựng TP Đà Nẵng) về hành vi “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”, quy định tại Điều 219 và Điều 229 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015

2. Quyết định khởi tố bị can, áp dụng Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và Lệnh khám xét chỗ ở đối với 2 bị can về hành vi “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, quy định tại Điều 219 BLHS năm 2015. Gồm ông Phan Xuân Ít (SN 1954, nguyên Phó Chánh Văn phòng UBND TP Đà Nẵng, trú tại phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng); Ông Lê Anh Tuấn (SN 1959, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Cung ứng tàu biển Đà Nẵng, trú tại phường Thạch Thang, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng).

3. Quyết định khởi tố bị can, Lệnh cấm đi khỏi cư trú và Lệnh khám xét chỗ ở đối với: ông Nguyễn Đình Thống (SN 1954, nguyên Giám đốc Công ty Quản lý và Khai thác đất Đà Nẵng, trú tại phường Thạch Thang, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) về hành vi “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”, quy định tại Điều 229 BLHS năm 2015.

4. Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam và Lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với, ông Phan Minh Cương (SN 1971, nguyên Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn I.V.C, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng 79, trú tạ: phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) về hành vi “Vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, quy định tại Điều 219 BLHS năm 2015.

Các quyết định tố tụng nêu trên đã được Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn theo đúng quy định của pháp luật.

Ai đã tạo ra "KHỦNG HOẢNG GIUN SÁN", gieo rắc sợ hãi trong cộng đồng?

Gieo rắc sợ hãi cộng đồng kiếm viral qua vụ khủng hoảng giun sán hiện nay- trách nhiệm thuộc về truyền thông bẩn và lũ kền kền đần độn.



Lứa phụ huynh và kền kền hiện nay, đa số thuộc lứa 7x 8x 100% đéo đứa nào không có trải nghiệm tối tối chổng đít cho người lớn soi đèn dầu bắt giun kim. Đứa đéo nào cũng cả bụng giun nhung nhúc do tập quán tưới tiêu rau màu bằng phân sống.

Đéo thấy ai phiền.

Giờ, để chó đàn nện một trường học kiếm like, chúng đang đẩy hiểm họa giun sán lên ngang các hiểm họa diệt vong thế kỷ. Dân tình bị kền dắt như nghé cũng rồ loạn mẹ lên. Một số anh chị kền mặt lồn lên các diễn đàn kêu gọi nhà nước và xã hội phải gánh trách nhiệm. Thay vì giải độc truyền thông bằng các ý kiến chuyên môn, ủy bạn tỉnh Bắc Ninh nhanh nhảu chơi dân tuý giải ngân luôn một mớ ngân sách hỗ trợ xét nghiệm theo phương án coi dân là ăn mày!!!

Bi kịch xã hội, đôi khi chỉ bắt đầu từ cái đần độn và nối thành xâu chuỗi như thế!!!!

Bài giải độc dưới đây, cop từ fb một bác sỹ.

Con sán xơ mít

BỆNH SÁN

Bệnh nhân vẻ mặt hoảng sợ đến gặp bác sĩ, tay cầm theo bịch nylon nhỏ đựng cái gì đó trăng trắng. "Thưa bác sĩ, em sợ muốn chết. Em đang ngủ trên giường thấy nhột nhột hậu môn, giở mền ra thì thấy con này. Nó như miếng xơ mít, không đầu không đuôi, ngo ngoe. Ghê quá".

Không cần nói thêm, bác sĩ biết bệnh nhân bị nhiễm sán xơ mít.

Sán xơ mít có 2 loại là sán dãi bò và sán dãi heo.

Bác sĩ hỏi thêm: "Mấy tuần trước đây có ăn thịt sống, thịt tái không?". 

"Dạ có, nhà em hay ăn nem chua, thịt tái".

"Rồi rồi đó. Đồ ăn này làm từ heo gạo, tức là heo chứa nang ấu trùng. Nang vô ruột người thì được lột vỏ thành con sán. Trong bụng của em hiện giờ đang có một con sán, có khi dài cà chục mét. Đầu nó cắm vô ruột để hút máu. Cổ nó sinh đốt sán. Còn đuôi nó dài ngoằng gồm nhiều đốt như xe lửa. Đốt cuối chứa đầy trứng chín rớt ra ngoài theo hậu môn. Trứng này lây cho heo, bò, người ta. Đây là đơn thuốc, điều trị không quá khó, đừng lo. Khi ngồi bô nước ấm sẽ bắt được nguyên con".

Đó là câu chuyện về sán xơ mít. Người ta ăn phải kén sán thì sẽ bị dính một con sán trong ruột. Nếu kén sán này bị nấu chín rồi thì thôi, nó không thể nở thành con sán được.

Đó mới chỉ là nửa chu trình từ cái kén thành con sán. Còn nửa chu trình khác ghê hơn, đó là từ trứng thành kén.

BỆNH GẠO

Như câu chuyện ở trên, đốt sán rớt ra ngoài phóng thích hàng ngàn cái trứng ra môi trường. Phân người chứa trứng sán được đem đi bón rau. Ăn rau không rửa sạch (làm sao mà sạch được?) thì trứng sán sẽ vô bao tử, vô ruột, xuyên ruột vô gan và hòa vào dòng máu chu du khắp cơ thể. Những cái trứng bé con đó tìm được nơi trú ngụ thích hợp sẽ bị vôi hóa thành cái kén gọi là gạo. Hàng ngàn cái trứng vào ruột sẽ sinh hàng ngàn cái kén chi chít khắp cơ thể gọi là bệnh gạo. Cả heo, bò và người đều bị gạo như nhau. Chụp phim X quang lên sẽ thấy "gạo" chi chít, rải rác khắp nơi. Những hột gạo đó nếu trong thịt heo, bị người ta ăn và trở thành con sán như chu trình kể trên. Còn nếu là gạo người thì gây bệnh ở những nơi nó trú ngụ, nguy hiểm nhất là não, mắt.

ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA

Con sán trong ruột có thể bị trục xuất nó ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng bằng cách uống thuốc. Còn đám gạo này thì vô phương.

Do vậy, ăn heo gạo còn ít nguy hiểm hơn ăn rau sống. 

- Ăn heo gạo thì bị mắc bệnh sán, uống thuốc được. 

- Ăn rau sống thì bị bệnh gạo, đành bó tay. 

Nhưng mà người ta nhìn miếng thịt có gạo thì ấn tượng hơn là nhìn bó rau chứa trứng sán.

Xét nghiệm phân tìm trứng sán và đốt sán để xác định nhiễm sán và điều trị gấp. Đây là xét nghiệm bắt tại trận, có giá trị tìm thủ phạm đang ẩn nấp trong ruột, ngày đêm rút rỉa dinh dưỡng.

Xét nghiệm huyết thanh tìm kháng thể chống ấu trùng thì để tham khảo chơi cho vui chứ chẳng nói lên được điều gì. Khi xét nghiệm huyết thanh thì không xác định được bị nhiễm từ hồi nào hay ấu trùng đó còn sống hay không.

Trong vụ thịt có gạo ở một trường học vừa qua, người ta cho các em bé đi xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán nhiễm ấu trùng và phát hiện một số lượng không nhỏ các cháu bé có xét nghiệm huyết thanh dương tính. Điều này để nói rằng các cháu bé đã ăn phải trứng sán từ trong rau hay thức ăn bẩn chứ không phải xét nghiệm dương tính vì bé ăn heo gạo. Không có mối quan hệ nào giữa xét nghiệm dương tính và miếng thịt heo bị gạo kia. Bố mẹ hoang mang một đường, thầy thuốc chỉ định xét nghiệm một nẻo sẽ dẫn đến hoang mang thêm và sẽ quy kết nhân-quả sai, tốn kém chi phí xét nghiệm không cần thiết.

Bác sĩ PHAN XUÂN TRUNG.

Thông tin "CSGT rượt đuổi làm 2 học sinh bị tai nạn: LÀM PHÚC PHẢI TỘI

Cuteo@

Hai học sinh đi xe máy va chạm với nhau rồi tự ngã, khiến cả 2 bị thương. Người dân gọi điện cho CSGT và họ đã nhanh chóng có mặt để cấp cứu, bảo vệ hiện trường phục vụ công tác điều tra. Theo quy định, CSGT phải tạm giữ 2 xe máy để làm rõ nguyên nhân vụ việc, nhưng đám đông bầy đàn lại ngăn cản, thậm chí cướp luôn 2 chiếc xe đó. Nghiêm trọng hơn, họ "tố" CSGT rượt đuổi dẫn đến 2 học sinh bị tai nạn.

Khốn nạn, ngu muội và ác độc đến thế là cùng.

Đây là tin chính thức từ công an Công an Thị xã (TX) Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình:  Khoảng 10h ngày 12/3, tổ công tác của Công an TX Ba Đồn làm nhiệm vụ trên địa bàn xã Quảng Hòa thì được một phụ nữ đi xe mô tô BKS 73N9-9515 báo tin có vụ tai nạn giao thông trên địa bàn thôn Thanh Tân, xã Quảng Hòa (đường phía sau nhà thờ giáo xứ Hòa Ninh), khiến 2 học sinh bị thương nặng. Ngay lập tức, Tổ công tác đã cử 2 CSGT đến xác minh sự việc và cấp cứu người bị nạn. Khi đến hiện trường, nạn nhân đã được đưa đi cấp cứu nên các thành viên Tổ công tác triển khai bảo vệ hiện trường và đề nghị Công an TX Ba Đồn cử cán bộ đến xử lý vụ va chạm giao thông.

Trong quá trình khám nghiệm hiện trường, một số người dân có hành vi cản trở, chống đối không cho Công an tạm giữ 2 xe máy liên quan (BKS 73K1-027.21 và 73K1-033.27) do cho rằng, các nạn nhân trốn chạy sự truy đuổi của CSGT dẫn đến tai nạn. Người dân đã tự ý đưa 2 xe máy này rời khỏi hiện trường.

Qua lời khai của các nạn nhân vụ va chạm giao thông là Đinh Xuân Long (học sinh trường Lê Hồng Phong, điều khiển xe mang BKS 73K1-033.27) và Trần Văn Sáng (ở xã Quảng Sơn, TX Ba Đồn, điều khiển xe mang BKS 73K1-027.21), lực lượng chức năng xác định nguyên nhân là do 2 nam sinh thiếu chú ý quan sát dẫn đến va chạm.

Chị Trần Thị Tuyết (trú tại phường Quảng Thọ, TX Ba Đồn) khẳng định chứng kiến sự việc và điện báo CSGT để yêu cầu giúp đỡ.

"Sự có mặt ngay sau vụ va chạm nói trên của lực lượng CSGT để xác minh tin báo, tổ chức cấp cứu người bị nạn và bảo vệ hiện trường là đúng quy định", Công an TX Ba Đồn khẳng định.

Công an TX Ba Đồn cho rằng, nhiều người dân thiếu sự hợp tác, có những hành vi gây cản trở lực lượng làm nhiệm vụ và tung những thông tin sai sự thật lên mạng xã hội ảnh hưởng đến công tác điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ va chạm xảy ra cũng như hình ảnh của lực lượng Công an.

Cơ quan chức năng hôm nay, 15/3, yêu cầu người dân giao nộp 2 phương tiện hoặc liên hệ theo trực ban Công an TX. Ba Đồn 02323.513.388 để Công an giải quyết sự việc theo đúng quy định và làm rõ nguyên nhân xảy ra.

ĐỀ NGHỊ XỬ LÝ NGƯỜI ĐƯA TIN THẤT THIỆT VỀ TÌNH TRẠNG AN NINH TẠI TRẠM THU PHÍ BẮC THĂNG LONG - NỘI BÀI

Khoai@

Hôm qua, một số thành viên trang FB "Góc nhìn Báo chí - Công dân" đăng thông tin sau:

"BOT Bắc Thăng Long - Nội B: Hiện tại 5 người đã bị bắt: Nguyễn Trần Công, Liên Trần, Bùi Tiến, 1 lái xe của Liên, 1 lái xe nữa hiện tại em chưa biết tên chính xác bạn ý. Xe của Ngô Luyến bị đập, họ dùng cả xà-beng để phá xe.!
Fb: Bong Tuyet"

Người đăng là Nhuong Nguyen và Nguyễn Mạnh Xoan.





Phải khẳng định ngay, đây là thông tin thất thiệt. Hoàn toàn không có tình trạng bắt tài xế, phá xe tại Trạm BOT Bắc Thăng Long – Nội Bài.

Ngày 18/12/2018, hàng trăm lái xe đã tập trung phản đối việc thu phí tại trạm BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài với lý do họ không đi tuyến tránh thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) nên không mua vé. Tuy nhiên, lực lượng chức năng đã kiên trì giải thích và vận động các lái xe chấp hành và đã không hề có xung đột nào xảy ra.

Tuy nhiên, từ sáng sớm đã có một số người đến khu vực trạm, chuẩn bị phương tiện để ghi hình và khi các tài xế phản đối việc thu phí thì số người này vừa xuyên tạc thực tế vừa chửi chính quyền đồng thời phát trực tiếp lên mạng, kích động người dân phản đối. FB Lê Dũng Vova cũng là người phát trực tiếp, vừa phát vừa xuyên tạc.

Theo dõi các clip phát trực tiếp đo, chúng ta hoàn toàn không thấy bất kỳ một hành động trấn áp, bắt người hay đập phá xe nào của người dân.

Ông Lê Văn Duyển, Đội trưởng Đội CSGT số 15 thuộc Công an TP Hà Nội là người trực tiếp phụ trách đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến đường Bắc Thăng Long, nơi đặt Trạm, khẳng định không có sự việc này. Thông tin bắt bớ, đập phá là hoàn toàn bịa đặt.

Theo ông Lê Văn Duyển, sau nhiều tháng trạm BOT này tạm dừng thu phí vì bị các lái xe phản đối, thì đến hôm nay 15/3, trạm bắt đầu hoạt động trở lại. Từ sáng 15/3, Đội CSGT số 15 phối hợp với các đơn vị Cảnh sát cơ động, PCCC, công an cơ sở và các lực lượng khác được huy động để hỗ trợ đảm bảo an ninh khi thu phí trở lại. 

Ông Duyển cũng cho biết, hầu hết các phương tiện qua trạm chấp hành việc mua vé, chỉ có ít lái xe cố tình không mua, khiến nhiều phương tiện lưu thông phía sau bị ùn ứ. Các lực lượng chức năng có mặt đã vận động, nhắc nhở các lái xe và người dân địa phương không tụ tập gây cản trở giao thông và yêu cầu các phương tiện mua vé theo quy định.

Như vậy thông tin trên là bịa đặt, sai thực tế, gây bức xúc trong nhân dân, làm tổn hại đến danh dự, uy tín của chính quyền, doanh nghiệp và lực lượng công an. Chúng tôi yêu cầu những người đăng tin thất thiệt đó phải bị xử lý nghiêm minh trước pháp luật.