Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2016

VÀI NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA TÍNH CÁCH MỸ, VĂN HÓA MỸ

Vài nét đặc trưng của tính cách Mỹ, văn hoá Mỹ

Từ FB Le Thithuthuy

Mỹ là một quốc gia có nền văn hóa đa dạng, được hình thành từ các nhóm cộng đồng khác nhau (sắc tộc, tôn giáo, tầng lớp xã hội, khu vực cư trú). Và so với nhiều quốc gia có lịch sử hình thành hàng nghìn năm như Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp… thì đây chỉ là một quốc gia non trẻ...

Trong quá trình hình thành và phát triển, Mỹ đã xây dựng một hệ thống chính trị ổn định, một nền kinh tế phát triển, cùng với đó là một nền văn hóa vô cùng phong phú…Việc hiểu được những nhân tố đã tập hợp các nhóm cộng đồng bất chấp mọi khác biệt để hình thành nước Mỹ cũng quan trọng không kém việc hiểu được tính đa dạng của chính những nhân tố đó. Mọi người có thể đề cao hoặc phán những yếu tố góp phần làm cho Mỹ trở thành một quốc gia giàu có, từng khiến Mỹ có những hành động phi đạo lý, hay khiến cho Mỹ phải chịu những thất bại đau đớn. Tuy nhiên chúng ta không thể phủ nhận hoặc bỏ qua những yếu tố đó khi nghiên cứu lịch sử, văn hóa Mỹ vì đó là nét đặc trưng riêng tạo nên bản sắc mang tên Hoa Kỳ.

Văn hóa Mỹ là kết quả của mối quan hệ giữa chủ nghĩa tư bản với đạo đức luận Tin Lành.

Văn hóa Mỹ là kết quả của mối quan hệ trao đổi giữa 2 lực lượng lớn “Thế giới mới” và “Thế giới cũ”. Những con người của thế giới cũ đã mang đến thế giới mới thói quen, sức mạnh, giá trị, sự đa dạng, cả những mâu thuẫn để từ đó tiếp nhận, sửa đổi, loại bỏ và đơm hoa kết trái.

Văn hóa Mỹ còn là sự kế thừa của văn hóa châu Âu với ảnh hưởng mạnh của đạo Thiên Chúa.

1. Một xã hội đề cao chủ nghĩa cá nhân:

Khi nói đến tính cách người Mỹ và nền văn hóa Mỹ thì không thể không nhắc đến chủ nghĩa cá nhân. Người Mỹ tin tưởng ở năng lực và đạo đức thánh thiện của từng cá nhân. Trong hoài bão và hy vọng của họ đều liên quan đến chủ nghĩa cá nhân (Mặc dù chủ nghĩa cá nhân làm nảy sinh vấn đề phức tạp, nhưng không thể xóa được vì đó là những đặc điểm điển hình của người Mỹ).

- Chủ nghĩa cá nhân được hiểu theo 2 nghĩa:

+ Có tính chất khác biệt so với người khác, làm mọi việc theo cách riêng của mình.

+ Đề cao vai trò của cá nhân trong xã hội: đó không phải là sự ích kỷ, mà là cơ hội để cá nhân tự phát triển để đưa xã hội cùng tiến lên.

Chủ nghĩa cá nhân ở Mỹ có nguồn gốc liên quan đến các tín điều trong kinh thánh và ý thức cộng dân của chế độ cộng hòa. Dấu ấn của chủ nghĩa cá nhân thể hiện khá rõ ở xã hội và bối cảnh nước Mỹ thời kỳ đầu.(Hình thức định cư nông nghiệp với mô hình trang trại được lập nên ở giữa khu đất rộng và cách vài dặm mới đến nhà láng giềng gần nhất, và thị trấn gần nhất cũng phải mất cả ngày đường, hoàn toàn khác với làng nông nghiệp châu Âu, chủ trang trại không phụ thuộc vào bất cứ ai, chính phủ thì ở quá xa, giao thong chưa phát triển buộc mỗi cá nhân phải tự giải quyết).

Chủ nghĩa cá nhân còn thể hiện ở việc mỗi người, mối nhóm tự nguyện gia nhập cộng đồng nhưng không từ bỏ cá tính và quyền lựa chọn của mình (Thể hiện cho điều này là mối quan hệ giữa Nhà nước Liên bang và các bang của Mỹ).

Chủ nghĩa cá nhân để lại dấu ấn ở các thành phố (Việc áp dụng mô hình bàn cờ để chia thành phố ra thành các khu vực, mỗi người đều có thể chọn 1 mảnh đất tiêu chuẩn để thực hiện ý muốn của mình. Ex: New York).

Do những con người này đi tiên phong trong việc khai phá miền hoang dã và sống với những con người còn trong tình trạng man rợ, bằng những phương tiện đơn giản như rìu, súng săn để tìm hướng đi cho mình. Vì thế những người này thờ ơ với mọi sự quản lý của chính phủ, và trong nhiều trường hợp họ sẽ sử dụng luật pháp của mình bất chấp những quy định của chính phủ.

- Chủ nghĩa cá nhân của người Mỹ còn bao gồm cả tính vị kỷ, thờ ơ với mọi thứ diễn ra xung quanh, với tình hình thế giới. Họ chỉ quan tân đến những gì tác động trực tiếp đến họ đã làm cho mối quan hệ gia đình giữa cha mẹ với con cái cũng không gắn kết sâu đậm như văn hóa phương Đông.

- Ở Mỹ, nhà thờ, trường học, các hiệp hội, tổ chức địa phương khác nhau đã tạo điều kiện cho mỗi cá nhân có điều kiện phát triển tài năng của bản thân , chọn hướng đi cho riêng mình (ex: trong những buổi học , sinh viênđược thử đóng vai lãnh đạo nhằm đưa ra các giải pháp cho vấn đề) chính điều này giúp cá nhân có thể phát huy khả năng tư duy của mình, tự tin hơn. Từ đó thúc đẩy lớp trẻ có ý chí vươn lên trong xã hội, làm cho trẻ nhỏ có khuynh hướng vươn lên, nhưng cũng chính điều này lại làm giảm đi mối quan hệ với cộng đồng, gia đình.

- Đề cao vai trò cá nhân làm cho thanh niên Mỹ không thích nhớ đến thời kỳ thơ ấu, nương tựa vào gia đình.
- Vai trò cá nhân còn xuất phát từ ảnh hưởng sâu đậm của nền văn minh du mục.
- Chủ nghĩa cá nhân tác động đến quan hệ hôn nhân. Họ coi quan hệ gia đình là cùng chia sẽ trách nhiệm…
- Chủ nghĩa cá nhân cũng góp phần chia rẽ các mối quan hệ xã hội.
- Đề cao chủ nghĩa cá nhân, người Mỹ tin rằng “ Chúa đã sàng lọc cả một dân tộc từ nước Anh để có thể chuyển những hạt giống tốt nhất tới mảnh đất hoang dã của Mỹ quốc này”. Họ tin họ là ưu việt so với các dân tộc khác… và có quyền thực hiện mục đích thống trị của mình.

2. Một xã hội không ngừng phân cách đẳng cấp:

Giai đoạn đầu, người Mỹ tin rằng trên đất nước họ không có sự phân chia đẳng cấp (vì lúc này hầu hết thành phần người di cư sang Mỹ chủ yếu là tầng lớp trung lưu, người nghèo, những người bất đồng về chính trị, tôn giáo…). Nhưng với những biến động đã làm cho hệ thống đẳng cấp cũng đã có những thay đổi.

- Xã hội Mỹ phân chia thành 3 giai cấp gắn liền với địa vị xã hội (thượng lưu, trung lưu, hạ lưu)

- Xã hội Mỹ có điểm khác so với châu Âu là không phải trải qua chế độ phong kiến mà gắn liền với nó là tầng lớp quý tộc, đặc quyền đặc lợi như ở châu Âu. Khát vọng của sự sống và làm giàu để bù lại cho những mất mát ở quê hương trước đây.

- Tại một nước Tư Bản và theo Thanh giáo, thì tiêu chuẩn để phần chia đẳng cấp là của cải và sự thành đạt, ai tài giỏi, may mắn sẽ vượt lên người khác. Từ đó họ rất coi trọng đồng tiền và kết quả tất yếu là bên cạnh tầng lớp nghèo khổ sẽ xuất hiện tầng lớp giàu có…

- Nội dung “Tuyên ngôn Mỹ” đặt niền tin cho việc xóa bỏ phân chia đẳng cấp. Nhưng thực tế lại không phải vậy. Cách mạng Mỹ không triệt tiêu cho sự tồn tại của giai cấp, mặc dù người dân có những quyền cơ bản như bầu tham gia vào hệ thống Pháp luật…nhưng thực tế thì quyền lực chính trị lại tập trung vào một nhóm người thuộc giới thượng lưu(đặc biệt là sau ngày cách mạng thành công)

- Thời kỳ “nội chiến Bắc Nam” được coi là thời kỳ của chủ nghĩa quân bình(vì của cải được phân chia công bằng), mọi người Mỹ, ít nhất là tầng lớp da trắng đều được hưởng những phúc lợi như nhau)(Miền Bắc có điều kiện cho phát triển thương mại, miền Nam đất rộng cho việc lập đồn điền), trong giai đoạn này ít có người Mỹ trở thành “con người thành đạt”. Nhưng sang XIX với sự phát triển của CNH, tiêu chuẩn tiền bạc, giai cấp công nhân phát triển, hệ thống máy móc phát triển đã phá vỡ cơ hội đồng đều ở Mỹ. Tầng lớp trung lưu ngày càng nhiều và gặp cản trở trong khi vươn lên đẳng cấp trên, khoảng cách với đẳng cấp trên cũng mở rộng(Con nhà nghèo, người da màu khó có cơ hội học ở những trường nổi tiếng, hoặc thuê giáo viên giỏi về dạy).

- Tuy vậy, hiện nay vẫn không thể có một cuộc cách mạng để lật đổ giai cấp Tư sản (Vì ngay cả tầng lớp nghèo khổ da trắng cũng chưa có một Đảng đủ sức chống lại Tư bản)

- Khác với những nước châu Âu là người nông dân bị bần cùng hóa thì ở Mỹ do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, hầu hết nông dân đều có cơ hội sở hữu ruộng đất, thậm chí là trở thành điền chủ, họ có cơ hội để bóc lột tá điền nhiều hơn.

- Chế độ đồn điền phát triển đã dẫn đến việc tầng lớp tá điền bị bóc lột, và nô lệ thì ngày một phát triển hơn.

- Nhà nước bảo đảm sự bình đẳng cho mọi người nhưng vẫn bảo đảm quyền lợi cho tầng lớp Tư bản kếch xù. Nhưng thực chất là đang bảo vệ cho tầng lớp những người có tiền.

3. Xã hội cạnh tranh cao với những con người đầu óc thực dụng:

- Xã hội Mỹ luôn cạnh tranh cao, xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử của giai đoạn khai phá vùng đất mới, mỗi người phải chấp nhận những khắc nghiệt. Để tồn tại họ phải nhanh chóng điều chỉnh để thích nghi

- Người Mỹ vận dụng thuyết Darwin xã hội để lý giải cho sự “đào thải trong xã hôi”(Theo thuyết này thì con người sống trong xã hội cũng theo quy luật đó, vì bản thân người Mỹ đã được sàn lọc trước khi đến đất Mỹ, tại đây phải là những con người lạc quan, hăng hái, chịu thử thách…).

- Đối với người nghèo đến Mỹ thì họ không có ảo tưởng quá lớn ở vùng đất này là sẽ dễ dàng sinh sống. Họ sang đây là nhằm xây dựng cho mình và gia đình mộtcuộc sống vững chắc nên họ luôn tìm mọi cách vượt lên mọi cản trở.

- Người Mỹ luôn ám ảnh đến kinh doanh và làm giàu để khẳng định địa vị của mình (ảnh hưởng trong việc chọn người lãnh đạo liên bang, Quốc hội, Tổng thống… để xem người đó có giúp và tạo điều kiện cho mình làm giàu không).
- Do sự cạnh tranh cao đã khiến xã hội luôn biến động, và con người cũng biến động, luôn không ngừng nghỉ làm người Mỹ luôn ở trong trạng thái căng thẳng.

- Với đầu óc thực dụng, người Mỹ bỏ qua những thủ tục rườm rà. Họ chỉ đánh giá hiệu quả và năng suất làm việc của mỗi người.

- Người Mỹ thường lên kế hoạch trước đó vài tháng…(gửi giấy mời bạn bè trước cả tháng với hy vọng họ đến dự).Thậm chí trong những bữa ăn, người Mỹ cũng tranh thủ để bàn công việc, lập kế hoạch(thể hiện sự quý trọng thời gian (12h00-14h00 Business lunch; 7h00 Business breakfast).

- Tại các trường học, người Mỹ ít thích học những học thuyết trừu tượng mà chỉ thích học những cái sẽ áp dụng được vào thực tế. Người Mỹ thích vừa học vừa làm để tạo cho mình sự sẵn sàng thử thách cho cuộc sống tương lai.

4. Xã hội với những con người thích tiến lên trước, ưa khám phá và thích ứng với cái mới:

- Khi ở châu Âu, họ sống trong hệ thống xã hội được thiết lập từ nhiều thế hệ trước, vì vậy giữa con người tồn tại ranh giới về giai cấp, chế dộ giàu nghèo, nhưng sang Mỹ thì mọi thứ bị xóa bỏ, họ phải thích nghi với môi trường để sinh tồn và phát triển.

- So với người châu Âu, Á thì người Mỹ cảm thấy ít trói buộc và khá thoảimái trong cuộc sống xã hội và nghề nghiệp.

- Trong số những người bất mãn bỏ quê hương ra đi, có nhiều người xuất thân từ thành phần “gây phiến loạn” ở vùng đất họ sinh ra.Họ sang tân thế giới một phần muốn rời bỏ những cái mà họ không chấp nhậnở xã hội cũ nhưng đồng thời họ cũng muốn thử thách mình với mục đích mới.

- Người Mỹ luôn muốn tiến lên phía trước, đánh dấu bằng việc họ có xu hướng phát triển về phía Tây…(đây là đẩy lùi biên cương, có nghĩa là từ bỏ ảnh hưởng châu Âu, và phát triển một cách vững chắc độc lập theo tính cách của người Mỹ)

- Sự phát triển nhanh của nền nông nghiệp và công nghiệp Mỹ là kết quả của quá trình ưa khám phá nhằm tìm ra những giải pháp cho vấn đề cũ.

- Người Mỹ không ngần nại để học một nghề mới (một giáo sư đại học có thể xin nghỉ việc để làm một công việc khác, sau đó lại xin đi dạy trở lại) đây là điều khác biệt so với phương Đông.

- Yếu tố địa lý, tài nguyên giàu có tạo điều kiện cho Mỹ có thể áp dụng những ý tưởng mới, đôi khi là khá tốn kém. Nhưng bù lại họ lại tìm ra được những cái mới hay hơn, có hiệu quả hơn.

5. Một xã hội dung hợp, đa dạng và phức tạp:

- Liên bang Mỹ được tạo thành bởi những người nhập cư từ nhiều vùng khác nhau trên thế giới, không có người Mỹ thuần khiết và cũng không có nhóm người chiếm đa số để xây dựng một nền văn hóa dân tộc riêng mà đó là sự tổng hợp những đặc tính khác nhau từ những nguồn gốc dân cư khác nhau khi nhập cư vào Mỹ (trong giai đoạn Mỹ thì bố có thể là người Anh, mẹ có thể là người Pháp, con trai của họ có thể có vợ là người Hà Lan…)

- Trong quá trình nhập cư và di cư sang thế giới mới, có nhiều nhóm người đã bị đồng hóa hay gọi là Mỹ hóa để tạo nên một đặc tính của người nhập cư trong lịch sử Mỹ. Họ cố ý bỏ hoặc vô tình quên đi những đặc điểm khác biệt, hòa đồng với nhau, cùng nhau xây dựng và phát triển.

- Mặc dù Mỹ là một quốc gia đa sắc tộc nhưng nó không phải là “một liên bang của các nền văn hóa có tính dân tộc”. những người nhập cư hầu như không đủ khả năng truyền bá, duy trì ngôn ngữ của mình sang thế hệ thứ 3. Những người này hầu như không muốn quay trở về quá khứ để tìm nguồn gốc của mình và cố gắng để mọi người xung quanh không nhận ra mình là ai. Sư pha tạp đó tạo nên đặc tính của người nhập cư trong lịch sử hình thành nước Mỹ.

- Bên cạnh đó, văn hóa Mỹ vẫn mang tính đa bản sắc, do mỗi dân tộc đều muốn bảo vệ bản sắc dân tộc mình, nên trong nền văn hóa Mỹ nói chung còn chứa đựng cả bản sắc riêng của từng dân tộc, cả sự tiếp nhận ảnh hửơng của những nền văn hóa khác, tạo nên sự đa dạng, phức tạp trong văn hóa Mỹ.

Hiện nay, làn sóng di cư sang Mỹ càng nhiều, nước Mỹ phải tiếp nhận thêm nhiều dân tộc, tôn giáo , văn hóa mới. Mỹ cần phải phát triển yếu tố dung hợp nhằm tạo nên sự cố kết trong cộng đồng.

6. Một xã hội cởi mở, những con người chân thành, không cầu kỳ:

Những người ở nước ngoài khi đến Mỹ đều có nhận xét chung rằng người Mỹ khá cỡi mở, và rất thân thiện (mặc dù đôi lúc họ luôn đề cao mình).Điều này xuất phát từ kinh nghiệm của những người định cư đầu tiên và sau đó là những người vùng biên cương. Những người di cư đã bỏ lại sau lưng mọi tước hiệu, đẳng cấp, chấp nhận hòa vào môi trường sống mới của mình, và tại thế giới mới thì không có sự phân biệt đẳng cấp hay đối xử tàn tệ(vì họ đến đây với khao khát xây dựng một cuộc sống mới). Những con người này trở nên cởi mở và chân thành kết hợp với cá tính hiếu khách của người Mỹ bản địa.

- Điều kiện sống khắc nghiệt tạo nên tính cách hiếu khách cởi mở cho người Mỹ (vì giai đoạn đầu mới đến họ không có gì, bị đói,bị thương và phải trú ngụ, nhận sự giúp đỡ từ những người Mỹ bản địa khiến họ rất hiếu khách để cảm ơn lại những tấm long của những con người đã từng cưu mang mình ngày trước).

- Ngoài ra, vì lợi ích kinh tế, vì thế để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn, họ buộc lòng phải hiếu khách, cởi mở. Có như thế mới lôi kéo được nhiều người đi cùng với họ để cùng họ thực hiện những ước mơ.

- Ngoài ra, với những người định cư đầu tiên trên mảnh đất hoang vu này thì khoảng cách là mối đe dọa. Vì thế một người mới đến sẽ không mang lại đe dọa mà sẽ mang đến cho họ những thong tin về thế giới bên kia, về kỷ thuật canh tác…

- Quá trình tây tiến với những khó khăn đã buộc mọi người phải đoàn kết lạo với nhau, xóa bỏ đi mối quan hệ của họ với châu Âu nhằm tạo ra những công cụ lao động mới đáp ứng cho cuộc sống hiện tại.

- Với những trải nghiệm từ cuộc sống khắc nghiệt, khiến người Mỹ luôn đề cao tinh thần sẵn sàng thực hiện những công việc tình nguyện giúp đỡ những người mà họ cho là khó khăn hơn mình (hình thành nhiều tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận).

Người Mỹ vẫn giữ truyền thống tôn trọng những giá trị tự do và độc lập. Từ xưa đến nay những người này vẫn không có lòng tin vào chính phủ và họ cảm thấy thoải mái khi được cùng nhau làm việc trong không khí cộng đồnghơn là dựa vào các cơ quan nhà nước. Vì thế trên đất Mỹ đâu đâu cũng bắt gặp các nhóm, các tổ chức địa phương (cải thiện đời sống của công nhân định cư,chống phân biệt chủng tộc, chống tội phạm, giúp đỡ những người đang chịu thiên tai). Và họ làm tất cả không phải vì họ giàu có mà trên hết xuất phát từ chính tấm lòng mà họ nghĩ mình nhất định phải làm. Người Mỹ nhìn bên ngoài khá lạnh lùng, dè dặt nhưng họ thật sự chân tình và rất tốt.

- Gắn liền với tính cách khắc khổ là sự đơn giản không cầu kỳ (với mục đích tạo nên sự thoải mái trong nói chuyện, xóa đi khoảng cách khiến mọi người dễ dàng cùng nhau làm việc)

7. Một xã hội cơ động:

Mỹ là một xã hội chứa đựng sự biến động về địa điểm lẫn thành phần xã hội.

- Người Mỹ luôn di chuyển chỗ ở, cơ bản để tìm kiếm một tương lai và một chuẩn mực sống cũng như một công việc tốt hơn cho bản thân và gia đình. Vì đó chính là thứơc đo cho từng cá nhân trong xã hội.

- Xã hội Mỹ luôn luôn biến động vì đây là nơi không những tiếp nhận mà còn ngày càng phát triển đa dạng về chủng tộc và thành phần dân cư. Nó khiến họ phải chuyển động để cùng phù hợp với sự thay đổi của xã hội (người Mỹ thường xuyên di chuyển từ nơi này sang nơi khác, từ bang này sang ban khác)

- Cùng với sự hình thành quốc gia, sự phát triển kinh tế và xu hướng đô thị hóa là nguyên nhân thúc đẩy quá trình di chuyển trong lòng nước Mỹ.

8. Một số đặc điểm khác:

- Mỹ được đánh giá là 1 trong 10 quốc gia sùng đạo nhất trên thế giới.

- Mỗi năm người Mỹ đánh bạc khoảng 500 tỉ USD và cũng chừng đó làm từ thiện.

- Người Mỹ đầu tư nhiều cho giáo dục, đặc biệt là các cựu sinh viên.

- 3/4 giải Nobel trên thế giới có chủ nhân là người Mỹ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét