KhanhKim@
VOA Việt Ngữ cho biết, ngày 24/10 Human Rights Watch (HRW) kêu gọi Việt Nam "hủy bỏ tất cả các cáo buộc và phóng thích sinh viên Phan Kim Khánh trước khi diễn ra thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á châu -Thái Bình Dương (APEC) vào đầu tháng tới".
HRW là thằng nào mà dám láo toét tới mức, kêu gọi 1 nhà nước phóng thích tên tội phạm hoạt động nhằm lật đổ chính nhà nước đó?
Ngay và luôn, HRW là 1 tổ chức phi chính phủ do Mỹ đứng sau đỡ đầu, dán mác "theo dõi nhân quyền trên trên thế giới". Bản chất là thông qua nó để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, thậm chí, nó còn là công cụ để thực hiện lật đổ các chế độ khác với Mỹ. Chính vì thế, HRW liên tục bị các nước phản đối, thậm chí cấm cửa.
Với Việt Nam, HRW thường xuyên có những hoạt động chọc ngoáy, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của nhà nước. Thực tế, HRW vẫn thường hà hơi tiếp sức cho hầu hết những kẻ chống phá chính quyền, bao gồm cả đám cờ bạc, trộm cắp, đĩ điếm, hay bảo kê trong tôn giáo.
Mới đây nhất, Human Rights Watch lại can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của người Việt Nam khi kêu gọi "Việt Nam hủy bỏ tất cả các cáo buộc và phóng thích sinh viên Phan Kim Khánh trước khi diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á châu -Thái Bình Dương (APEC) vào đầu tháng tới tại Đà Nẵng".
Nói thẳng, HRW không có tư cách gì và không có quyền phát di lời kêu gọi ấy. HRW có thể be be hay khóc mướn cho Phan Kim Khánh, nhưng điều này không làm thay đổi những quyết định dựa trên cơ sở pháp luật của Việt Nam và quốc tế. Nhà nước Việt Nam có quyền thực thi luật pháp của mình để bảo vệ an ninh quốc gia.
Ngày 25/10, TAND tỉnh Thái Nguyên đã xét xử sơ thẩm công khai bị cáo Phan Kim Khánh (SN 1993, thường trú tại khu 5, xã Yên Tập, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ), bị Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh truy tố về tội "Tuyên truyền chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam" theo quy định tại Điều 88, Bộ Luật hình sự.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Thái Nguyên, từ năm 2015 (khi đang là sinh viên Khoa Quốc tế - Đại học Thái Nguyên), Phan Kim Khánh đã kết nối với một số đối tượng phản động ở hải ngoại lập tài khoản trên mạng xã hội để đăng tải nhiều bài viết có nội dung vu khống, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước; bài viết có nội dung xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng…
Tại phiên toà, bị cáo Phan Kim Khánh đã khai báo thành khẩn, thừa nhận do kém hiểu biết về chính trị, pháp luật nên đã bị các đối tượng phản động lôi kéo, kích động dẫn đến vi phạm pháp luật. Bị cáo Khánh bày tỏ sự hối tiếc về việc làm của mình và đề nghị Hội đồng xét xử cho được hưởng sự khoan hồng của pháp luật để có cơ hội làm lại cuộc đời, báo hiếu cha mẹ, là công dân có ích với đất nước.
Căn cứ các quy định của pháp luật, tình tiết giảm nhẹ, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Phan Kim Khánh 6 năm tù giam. Hình phạt này là thích đáng với bị cáo và đây cũng là bài học, sự cảnh tỉnh đối với những người hay sử dụng mạng xã hội để đăng tải, chia sẻ thông tin nhưng thiếu hiểu biết, để các đối tượng phản động lợi dụng tuyên truyền chống phá Nhà nước và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Việc bắt giữ và xét xử công khai, minh bạch Phan Kim Khánh ngoài ý nghĩa về mặt luật pháp, thì đó chính là hành động tích cực, nhằm bảo vệ quyền con người của người dân Việt Nam, làm cho người dân được hưởng quyền sống trong một xã hội an toàn, có trật tự, lành mạnh, không có tội phạm và được bảo vệ bằng luật pháp. Việc bỏ tù Phan Kim Khánh cũng chính là góp phần đảm bảo quyền làm người tử tế của anh ta, giúp anh ta trở thành người có ích cho gia đình xã hội, tránh được sự lây nhiễm bởi các tư tưởng độc hại.
Sự trơ tráo, đê tiện của Human Rights Watch thể hiện ở chỗ, chính Phan Kim Khánh đã nhận tội, các luật sư bào chữa cũng đã tâm phục khẩu phục và hài lòng với mức án được Tòa tuyên, nhưng HRW vẫn thô bỉ, trơ trẽn đòi phóng thích và còn dọa rằng, sẽ kêu gọi các nhà tài trợ, cùng giới lãnh đạo thế giới hãy gây sức ép "đòi chính quyền Việt Nam phóng thích tất cả tù nhân chính trị trước Hội nghị APEC".
Với những gì HRW đang "cố đấm ăn xôi", dư luận có quyền nghĩ rằng, HRW đang đóng vai trò là một kẻ bảo kê, "gào thuê khóc mướn", chà đạp lên luật pháp và các giá trị đạo đức, nhân văn của xã hội.
Một nạn nhân của quân đội Mỹ bị nhiễm chất độc da cam ở Đà Nẵng nói: "Nếu Human Rights Watch thực sự quan tâm đến nhân quyền của Việt Nam tổ chức này hãy đi tìm công lý trả lại nhân quyền và lẽ công bằng cho nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam, hiện còn đang lay lắt trong đau đớn tủi hờn ở Việt Nam. Nếu tử tế thì hãy lên tiếng đi".
Chị Phan Thị Huệ, một nạn nhân của bom mìn Mỹ còn xót lại sau chiến tranh: "Sao HRW không lên tiếng về trường hợp của tôi và của hàng triệu người Việt Nam bị tàn phế do bom mìn của quân đội Mỹ, mà lại đi bênh vực một kẻ dã tâm chống lại dân tộc này? Chúng tôi không cần HRW, không cần các ông khóc mướn. Hãy bỏ thái độ đạo đức giả đó đi. Sự im lặng của các ông cũng đã là góp phần bảo vệ nhân quyền cho chúng tôi rồi.".
Cô Christine Rowlan, giáo viên Toán tại trường Canyon Springs STEM Academy ở Anthem, bang Arizona (Mỹ) đã nói: "Thực tế nhất là HRW hãy lên tiếng bảo vệ nhân quyền cho người da đen và người khuyết tật ngay trên đất Mỹ. Hãy lên án hành động phi nhân tính của cảnh sát Mỹ với người da màu".
Đáng tiếc, cái việc người dân Việt Nam quan tâm thì HRW lại cố tình lảng tránh, không thể hiện được mục đích, tôn chỉ và vai trò bảo vệ nhân quyền quốc tế như họ thường rêu rao. Trái lại, cái mà Nhà nước Việt Nam đang cố công, gắng sức để bảo vệ nhân quyền cho đại đa số người dân thì HRW lại giở trò đạo đức giả, kèm theo những lời đe dọa núp bóng những điều cao cả.
Người dân Việt Nam không cần HRW, và hãy biến đi nếu còn tự trọng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét