Hiển thị các bài đăng có nhãn Chính trị -Xã hội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chính trị -Xã hội. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 3 tháng 3, 2020

Thông não cho Hoàng Xuân Phú và đồng bọn: Vì sao phải mổ phanh?

CuTeo@

Nhằm bênh vực Kình IS, tay thợ toán Hoàng Xuân Phú viết bài lên án "tội ác man rợ" của chính quyền. Càng đọc, càng thấy buồn cười, vì Phú chả hiểu đéo gì về luật pháp và càng không hiểu gì về các quy phạm pháp luật, quy trình trong khám nghiệm tử thi. Trì độn đến thế mà mang danh giáo sư, tiến sĩ, viện sĩ.

Trích Phú: 
"Chưa hết, thi thể cụ Kình còn bị đem đi và bị mổ dọc từ cổ xuống đáy bụng (xem Ảnh 9).
Thông thường, khi khám nghiệm tử thi, người ta mổ phanh toàn thân nếu cần xác định nguyên nhân cái chết. Trong trường hợp cụ Kình, thì họ đã biết quá rõ tại sao cụ bị chết. Do đó, chẳng cần phải mổ để xác định nguyên nhân.
Nếu mổ để gắp đầu đạn, nhằm phi tang, thì chỉ cần mổ những chỗ bị bắn. Còn nếu mổ để xem cụ Kình có nuốt tài liệu, tang chứng hay không, thì chỉ cần mổ vùng bụng. Mà cũng chẳng cần phải mổ, chỉ cần siêu âm, hay nội soi, thì đã biết rõ là cụ chẳng nuốt gì.
Vậy tại sao lại mổ phanh thây như thế?"
Hết trích.

Chuyện mổ xác Kình già lẽ ra không cần bàn vì đó là quy định của pháp luật ở mọi quốc gia trên thế giới.

Ảnh chụp trang web của Hoàng Xuân Phú.

Theo quy định của Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015, trong trường hợp hiện trường có người chết thì phải tiến hành khám nghiệm tử thi theo quy định tại điều 202. 

Tại điều 3 Quyết định số 170/QĐ-VKSTC ghi mục đích của việc khám nghiệm là nhằm "Xác định có hay không có tội phạm xảy ra để xử lý theo quy định của pháp luật. Mọi trường hợp có người bị giết, nghi bị giết, chết dưới nước, chết do treo cổ, chết do độc tố, do hơi độc, do điện giật, chết do tai nạn giao thông, chết do tai nạn lao động và các trường hợp chết khác chưa xác định được nguyên nhân đều phải tổ chức khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, trưng cầu giám định pháp y và tiến hành xác minh, Điều tra ban đầu tại hiện trường để làm rõ căn cứ xử lý theo quy định của pháp luật". 

Như vậy, việc khám nghiệm tử thi là bắt buộc. Nhờ có nó nên Phú và đồng bọn mới có được những bức ảnh để sử dụng vào mục đích tởm lợm đến thế.

Hoàng Xuân Phú viết: "Thông thường, khi khám nghiệm tử thi, người ta mổ phanh toàn thân nếu cần xác định nguyên nhân cái chết". Viết như vậy là thu hẹp mục đích của việc khám nghiệm tử thi là chỉ để "xác định nguyên nhân cái chết".

Xin nói rõ luôn cho Phú: "Khám nghiệm tử thi là hoạt động điều tra nhằm phát hiện dấu vết tội phạm trên thân thể người chết". Như vậy, khám nghiệm tử thi không chỉ để xác định nguyên nhân chết, mà còn phát hiện các dấu vết tội phạm trên thân thể người chết. 

Trong vụ của Kình già, bằng cảm tính Phú bảo không cần khám nghiệm vì bị đạn bắn vào tim. Đây là phát biểu ngu nhất mà tôi từng thấy. 

Một con chó lên cơn dại, bị người dân úp vào một chiếc lồng sắt và 5 hôm sau nó bị anh dân quân xã cẩn thận bắn một phát vào tim. Như thế chưa chắc con chó đã bị chết vì phát đạn đó, mà có thể chết do bệnh dại, và cũng có thể chết đói do kiệt sức, và có thể chết vì nhiều nguyên nhân khác. Hiểu chưa Phú?

Vụ này, Phú nhìn thấy vết đạn trên ngực Kình và rồi xác định luôn Kình chết do đạn bắn vào tim cũng tương tự như kết luận con chó dại bị bắn chết bởi phát đạn xuyên tim. Nhưng biết đâu đấy, có thể Kình già chết vì bệnh lý nhồi máu cơ tim hoặc chết vì bị bóp cổ hoặc thậm chí chết vì bị dìm xuống cống nước trước khi khi bị bắn vào tim hoặc Kình chết do tự tử, tự bắn súng vào tim....thì sao? 

Để giải đáp các câu hỏi đó, cần khám nghiệm tử thi để xác định nguyên nhân chết dựa trên cơ sở khoa học, chứ không thể cảm tính.

Tiếp theo, việc khám nghiệm tử thi của Kình không chỉ nhằm xác định nguyên nhân cái chết của hắn, mà còn tìm và thu thập dấu vết tội phạm nếu có. Ở đây, là tìm xem liệu rằng có có kẻ nào giết Kình trước khi công an vào đến đó hay không. Cái này liên quan đến các vết bầm trên lưng Kình mà tôi viết hôm qua (xem ở đây). Đó là việc xác định vết hoen tử thi để xác định thời gian Kình chết. Nếu chết vào ngày hôm trước thì câu chuyện sẽ phức tạp hơn và rẽ sang một hướng khác.

Tôi khá buồn khi mà một người manh danh vị là giáo sư, tiến sĩ, viện sĩ... mà lại thể hiện não trạng trì độn khi viết rằng "Nếu mổ để gắp đầu đạn, nhằm phi tang, thì chỉ cần mổ những chỗ bị bắn. Còn nếu mổ để xem cụ Kình có nuốt tài liệu, tang chứng hay không, thì chỉ cần mổ vùng bụng. Mà cũng chẳng cần phải mổ, chỉ cần siêu âm, hay nội soi, thì đã biết rõ là cụ chẳng nuốt gì. Vậy tại sao lại mổ phanh thây như thế?".

Mổ phanh là quy định, là nguyên tắc trong khám nghiệm tử thi và đó cũng là chuẩn mực quốc tế trong khoa học hình sự.

Tôi chưa hề thấy trên thế giới có chuyện khám nghiệm tử thi mà không cần mổ phanh. Cũng không thấy nước nào "chỉ cần mổ chỗ bị bắn" hay "Chỉ cần siêu âm, hay nội soi" cả. Người ta mổ phanh là để khám nghiệm tất cả các cơ quan bên trong của Kình già, từ tim gan phèo phổi cho đến lá lách lòng mề, để xác định đường đạn hay vật nhọn đi qua cơ thể của hắn... thậm chí cả những gì mà hắn đã nốc từ chiều hôm trước. Biết đâu người ta tìm ra hắn chết do đám lâu la đổ thuốc độc vào mồm trước khi bị bắn thì sao? 

Còn nữa, mổ phanh ra để cơ quan tố tụng còn chụp ảnh ghi nhận thực tế để sau này đám mất dạy không thể kiện cáo. Đây là quy định là nguyên tắc trong phẫu thuật tử thi, Phú ạ.

Công nhận giải thích cho thằng ngu như Phú mệt quá. Nhắn Phú, lần sau không biết, không hiểu thì đừng bi bô. Tốt nhất là câm mẹ mõm lại, nghe chưa!

P/s: Các anh chị có thể đọc bài của thằng Phú ở đây.

Ông Vương Đình Huệ làm Bí thư Đảng ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô


Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ vừa được chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, nhiệm kỳ 2015-2020.

Chiều 28/2, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ chủ trì buổi làm việc với Đảng ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội về công tác chuẩn bị, tổ chức đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Tư lệnh Thủ đô nhiệm kỳ 2020-2025.

Theo Quyết định số 8517 năm 2020, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội chỉ định ông Vương Đình Huệ, Bí thư Thành ủy Hà Nội, tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, nhiệm kỳ 2015-2020.

Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Vũ Đức Bảo cũng đã công bố quyết định bổ nhiệm ông Trần Anh Tuấn, Phó chánh Văn phòng Thành ủy, phụ trách tham gia làm thành viên Đoàn công tác số 1 của Ban Thường vụ Thành ủy từ ngày 26/2.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ. Ảnh: Hải Nam.

Tại buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ đề nghị Đảng ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của nhiệm vụ quân sự, quốc phòng của thành phố, từ đó chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội lần thứ III Đảng bộ Bộ Tư lệnh Thủ đô.

Ông yêu cầu giải quyết, xử lý dứt điểm đơn thư khiếu nại, tố cáo còn tồn đọng. Trên cơ sở đó, Đảng ủy chỉ đạo sát sao, bảo đảm 100% đại hội chi bộ trực thuộc cấp ủy cơ sở, đại hội đảng bộ, chi bộ cơ sở được tổ chức thành công.

Bí thư Hà Nội cũng nghe lãnh đạo Bộ Tư lệnh Thủ đô báo cáo về việc tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19. Ông Huệ cho biết thành phố sẽ làm việc với Bộ Quốc phòng để có phương án phối hợp liên tỉnh, đưa công dân cần cách ly về các địa bàn lân cận, giảm tải cho Hà Nội.

Thứ Hai, 2 tháng 3, 2020

Về những vết bầm tím trên lưng Kình già

CuTeo@

Nếu là đám đầu đường xó chợ phát ngôn về các vết bầm tím trên thi thể Lê Đình Kình thì có lẽ mình đã không nói, nhưng đây là Giáo sư, Viện sĩ, Tiến sĩ Hoàng Xuân Phú, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, Trịnh Bá Phương,.. nên đành có đôi lời.

Tôi xếp Phú, Diện bên cạnh Trịnh Bá Phương để thấy trình độ của Phú và Diện cũng chỉ bằng thằng bán cua. 

Hoàng Xuân Phú viết bài "CÁI CHẾT CỦA CỤ LÊ ĐÌNH KÌNH" và được trĩ mồm Nguyễn Xuân Diện chia sẻ (xem ở đây - Chú Tễu), ra cái điều tâm đắc lắm. Nói chính xác, loại trì độn mới tin và tưởng đó là thật. Tôi không hề ngạc nhiên khi gần như cả làng dân chủ tin và hí hửng.

Trích Phú: "Ảnh 8 cho thấy, cụ Kình đã bị tra tấn hết sức dã man" và "Ảnh 8: Dấu tích tra tấn sau gáy, trên lưng và ở đầu gối cụ Lê Đình Kình". Hết trích.

Phải nói thế này đây là bức ảnh mà nhờ sự can thiệp của công nghệ mà những dấu vết dù nhỏ nhất cũng được phóng đại để đảm bảo tương thích với những mô tả của người viết. Ở đây là nhằm tạo ra ấn tượng mạnh mẽ với người xem, nhằm bôi nhọ lực lượng công an Hà Nội và vu cáo chính quyền.

Trước hết phải nói thằng, không ai dỗi hơi đi tra tấn một thằng già như Kình cho bẩn tay. Đặc biệt là trong điều kiện trấn áp tội phạm vào ban đêm tại chính sào huyệt của chúng và hơn ai hết, các chiến sĩ công an ý thức được câu chuyện diễn ra khi mà đám khủng bố Đồng Tâm liên tục phát các clip khoe khoang chuẩn bị các loại vũ khí, sẵn sàng giết chết từ 300 đến 500 công an lên mạng. Chuyện này con nít nó cũng biết.

Dưới ánh sáng của khoa học hình sự, những vết bầm tím đó hoàn toàn dễ hiểu và nó là "VẾT HOEN TỬ THI".

Tiện đây tôi thông não cho Phú và Diện. Tôi không thông não cho Trịnh Bá Phương vì với một thằng bán cua thì nói nữa cũng bằng thừa. Hi vọng Phú và Diện hiểu được tiếng người.

Vết Hoen Tử Thi là hiện tượng ứ máu tĩnh mạch tại những vùng trũng trên cơ thể, tiếp theo có hiện tượng thoát mạch, tan máu rồi thẩm thấu vào các mô xung quanh tạo nên những vết những mảng màu đặc biệt như hồng, tím hồng hay tím nhìn thấy được bằng mắt xuất hiện sau khi ngừng thở, tim ngừng đập. Đó là dấu hiệu của sự chết. 

Vết hoen tử thi giúp nhận biết thời gian chết, nhận định tư thế ban đầu của tử thi và sơ bộ phán đoán nguyên nhân chết và chuẩn đoán.

Về cơ chế, khi tim ngừng đập, máu ngừng chảy và lắng đọng ở những vùng thấp của cơ thể. Hệ thống mao mạch không còn cơ chế sẽ giãn dần, hồng cầu và hemoglobin (Hb) chất cơ bản của hồng cầu - thấm ra ngoài mạch máu, ngấm vào tổ chức và phân hủy.

Hoen tử thi nhanh hay chậm và màu sắc của nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như lượng máu và lượng nước trong cơ thể, thể trạng, nguyên nhân chết ...Vì vậy thời gian xuất hiện và hình thành các giai đoạn hoen tử thi không giống nhau ở những tử thi khác nhau, ngoài ra còn phân biệt hoen tử thi với vết bầm máu do chấn thương, mảng chảy máu trong các bệnh liên quan tới máu .

Các diễn biến của hoen tử thi: (1) Thời kỳ lắng đọng máu; (2) Thời kỳ thoát mạch và (3) Thời kỳ thẩm thấu.

Thời Kỳ Lắng Đọng Máu (hoen tử thi chưa cố định):

- Khoảng 1 - 2 tiếng đến 12 tiếng saụ chết. Một số nguyên nhân chết gây chết đột ngột, hoen tử thi xuất hiện sớm sau 30 phút.

- Trong vòng 6 tiếng đầu sau chết, nếu thay đổi vị trí tư thế tử thi thì các vết hoen đã hình thành dần dần mất đi. Trong khi đó, ở những vị trí thấp trũng mới sẽ lại xuất hiện vết hoen tử thi được gọi là sự chuyển dịch hoen tử thi.

- Ngoài 6 tiếng sau khi chết, nếu có thay đổi tư thế tử thi, những vết hoen đã hình thành, không mất đi trong khi ở những vị trí thấp trũng mới sẽ lại xuất hiện những vết hoen tử thi mới được gọi là hoen tử thi thứ phát.

- Đây là thời kỳ máu đọng vẫn còn nằm trong lòng mạch nên khi ấn ngọn tay vào vết hoen, màu sắc chỗ đó bị nhạt trắng đi do máu đọng bị áp lực đè vào đã di chuyển theo mạch máu đi chỗ khác. Nếu rạch dao qua sẽ thấy máu trong lòng mạch chảy ra liên tục và rửa sạch dễ dàng.

Thời Kỳ Thoát Mạch (hoen tử thi chưa cố định hoàn toàn): Bắt đầu từ 12 tiếng sau chết, đôi khi bắt đầu sớm hơn (khoảng 8 - 10 tiếng). Từ thời điểm này có sự thoát mạch của hồng cầu và huyết tương ra các mô xung quanh đồng thời với hiện tượng dịch của mô xung quanh ngấm vào lòng mạch. Đó là nguyên nhân làm cố định vị trí vết hoen và rất khó xuất hiện hoen tử thi thứ phát khi thay đổi tư thế tử thi. Dấu hiệu ấn ngón tay cũng không rõ ràng, chỉ thấy vết hoen hơi nhạt màu. Nếu rạch qua sẽ thấy máu chỉ còn chảy nhỏ giọt.

Thời Kỳ Thẩm Thấu (hoen tử thi cố định hoàn toàn): Ngoài 18 tiếng sau chết, các mô xung quanh bị máu thấm vào kèm theo hồng cầu bắt đầu phân hủy (tan máu). Nội mạc mạch máu và tổ chức ngầm nhiều hemoglobin. Vết hoen tử thi hoàn toàn cố định. Ấn ngón tay vào vết hoen hoàn toàn không mất máu. Cắt qua vết hoen không còn máu trong lòng mạch còn mô xung quanh ngấm máu màu tím.

VỊ TRÍ CỦA VẾT HOEN TỬ THI

Hoen tử thi luôn luôn khu trú ở những vùng thấp trũng của cơ thể. Thông thường ở tư thế nằm ngửa, hoen xuất hiện ở vùng sau cổ, lưng, mặt sau tay chân trừ vùng bả vai, mông, mặt sau của 1/3 trên cẳng chân là những nơi cơ thể bị tỳ ép vào giường. Trường hợp của Lê Đình Kình là trường hợp này.

Nếu người chết ở tư thế chết treo cổ hoàn toàn, hoen tử thi tập trung ở phần ngọn chi: bàn ngón tay, cẳng tay, vùng bụng dưới và vùng cẳng bàn chân. Trong trường hợp điển hình, đây là một trong những dấu vết tin cậy giúp cho chẩn đoán xác định chết treo cổ.

MÀU SẮC VẾT HOEN TỬ THI

Hoen tử thi bắt đầu có màu hồng nhạt hay tím nhạt, sau chuyển màu tím sẫm, màu xanh lục rồi mất dần đi khi quá trình hư thối bắt đầu.

Màu sắc của vết hoen thực chất là màu của sắc tố máu, sau chuyển màu thay đổi màu sắc khác nhau tùy điều kiện cụ thể. Ở tử thi được bảo quản lạnh hoặc xác chết ở nơi có băng tuyết, vết hoen có màu đỏ sẫm. Tử vong do nhiễm độc oxyt carbon (CO) hoặc HCN vết hoen có màu đỏ “cánh sen”.

Vết hoen rất nhạt màu hoặc không hình thành trong trường hợp chảy máu ngoài với số lượng lớn, hầu như không còn máu đọng đủ để tạo vết hoen.

Cần phân biệt vết hoen tử thi với những mảng sắc tố bất thường có trước trên da nạn nhân ví dụ những đám u máu phẳng, vết bớt.

Đặc biệt phải chẩn đoán phân biệt giữa hoen tử thi và vết bầm tụ máu do chấn thương. Cần rạch qua vết màu đỏ, rửa nước, lau sạch. Nếu vết máu đó mất đi, hoặc máu trong tĩnh mạch chảy ra và trôi đi đó là vết hoen tử thi. Nếu thấy đám chảy máu tụ máu dưới da, mô dưới da lau rửa không sạch đó là chấn thương bầm tụ máu.

Từ những kiến thức trên, chúng ta không hề lạ khi vài ngày sau, đám chó dại thi nhau chụp ảnh vết bầm để tung lên mạng, nhằm tố cáo chính quyền.

Về chuyện 20 thằng mọi Hàn Quốc ăn không nói có

Ong Bắp Cày

Tôi rất bức xúc khi 20 tay khách Hàn Quốc phát ngôn bố láo được Đài truyền hình YTN Hàn Quốc tiếp sức bằng cách đăng tải phóng sự đề cập việc "bị đối xử không tốt khi cách ly phòng dịch Covid-19 ở Đà Nẵng. Và tôi cũng biết rõ rằng, 20 thằng mọi ấy không đại diện cho nhân dân Hàn Quốc. 

Hôm trước tôi đã vỗ tay khi Đà Nẵng đã Không chấp nhận yêu sách cho vào khách sạn cách ly của 22 du khách Hàn Quốc, vẫn thực hiện đưa tất cả 22 khách này vào khu cách ly tập trung của thành phố với đầy đủ tiện nghi và ngay trong tối hôm đó, đã bố trí chuyến bay miễn phí cho họ quay lại Hàn Quốc, nơi họ thuộc về. Việc làm trên là để bảo vệ người dân của chúng ta, bảo vệ các du khách và thể hiện chủ quyền của chúng ta. Khách đến coi thường quy định của chủ nhà thì tất nhiên không thể hoan nghênh.

Hôm nay tôi lại dành lời khen cho Đà Nẵng khi đã có phản ứng kịp thời với thông tin bố láo của Đài truyền hình YTN Hàn Quốc đăng tải phóng sự 2 phút đề cập việc 20 người Hàn Quốc đến Đà Nẵng ngày 24/2 bị đối xử không tốt khi cách ly phòng dịch Covid-19. 

Phóng sự của Đài truyền hình YTN dẫn thông tin từ nhóm khách này cho rằng họ "bị giam cầm, ăn uống tồi tệ", kèm hình ảnh suất cơm được cho là phía bệnh viện cung cấp. Đám này còn ghi hình nhà vệ sinh và khu vực phòng cách ly để kêu ca rằng không đảm bảo điều kiện để cách ly 14 ngày.

Ngay sau khi phóng sự bố láo trên được phát sóng, chúng ta rất bất bình vì thói ăn không nói có, ăn cháo đá bát của nhóm này. Không nói các anh chị cũng biết đã có một làn sóng phản đối mạnh mẽ trên mạng xã hội. Phản ứng là cần thiết, nhưng tôi không đồng tình với những phản ứng thái quá.

Bác sĩ Lê Thành Phúc - Giám đốc BV Phổi Đà Nẵng cho biết ông đã xem video phóng sự của đài truyền hình Hàn Quốc và những hình ảnh do nhóm khách ghi lại và cho biết, những suất cơm phục vụ đoàn khách Daegu được đặt mua ở nhà hàng nổi tiếng về món Hàn Quốc trên đường Hồ Nghinh tại quận Sơn Trà.




Hình ảnh tồi tệ mà nhóm khách Daegu phản ánh.

Suất cơm thực tế được BV mua tại nhà hàng chuyên món Hàn Quốc tại Đà Nẵng

Sự thật thì Đà Nẵng đã rất hiếu khách, rất tôn trọng đoàn khách này. Bs Phúc nói: "Nơi đặt mua các suất cơm cho đoàn này là nhà hàng món Hàn nổi tiếng nhất Đà Nẵng. Tất cả khách Hàn Quốc đến Đà Nẵng luôn chọn nhà hàng đó để ăn. Mỗi phần ăn 200 ngàn gồm cơm, canh hầm xương heo, thịt heo cay... ".

Về hình ảnh nhà vệ sinh, bồn rửa mặt mà video đăng tải, ông Phúc cho biết việc phản ánh này không đúng thực tế tại BV Phổi. Dù các dụng cụ ở đây hơi cũ, nhưng được vệ sinh sạch chứ không tệ hại như những gì trong video đề cập.

"Còn việc BV sử dụng các ổ khóa tại khu vực cách ly là theo đúng nguyên tắc và bảo vệ không để bệnh nhân tự ý ra ngoài”, lời ông Phúc.

Chị Phạm Thị Bích Thuận, đầu bếp chính kiêm quản lý nhà hàng Jin SunDae trên đường Hồ Nghinh cho biết, chị là người trực tiếp đứng bếp nấu 22 suất cơm cho những người khách này. Đó là món canh thịt heo cay, món ăn yêu thích của người Hàn Quốc, đây cũng là đặc sản của nhà hàng.

Chị Phạm Thị Bích Thuận, quản lý nhà hàng 

Chị Thuận cho biết đã xem phóng sự của đài truyền hình YTN Hàn Quốc và khẳng định hình ảnh phần cơm được phản ánh là "suất ăn tồi tệ" không phải là nhà hàng làm.

Bạn tôi ở Đà Nẵng đã chính thức xác nhận nhà hàng Jin SunDae trên đường Hồ Nghinh không có suất cơm nào như trong hình mà nhóm du khách cung cấp cho Đài truyền hình YTN đã phát sóng.

Đến đây, hẳn các anh chị đã rõ, không phải người dân nào, không phải cứ Đài truyền hình của Hàn Quốc là cũng văn minh như đám dân chủ lõ đít vẫn nuối tiếc. Tất nhiên, không phải người dân Hàn Quốc nào cũng mọi rợ, khốn nạn, ăn không nói có như 20 khách kia.

Chúng ta hiếu khách và cũng đúng là chúng ta cần khách du lịch để phát triển kinh tế, nhưng chúng ta cũng không bao giờ chấp nhận loại khách mất dạy kia.

WHO và Mỹ mong muốn Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm phòng chống Covid-19

Khoai@

Nói ra ngại quá đi. Anh em mõm lông rõ ràng không thích nghe chuyện này. Nhất là mấy anh chị thường xuyên bỉ bôi, chê bai việc chúng ta triển khai thực hiện phòng chống dịch Covid-19 trên thực tế. 

Kết quả công tác phòng chống Covid-19 khiến Mỹ phải đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các điểm đến có thể lây lan Covid-19 và công nhận Việt Nam là điểm đến an toàn.

Hôm nay, Tổ chức Y tế Thế giới và ngay cả Mỹ cũng "mong muốn" được Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm. Hehe, xin thì cho thôi, tiếc gì. Cứu độ cả thế giới cơ mà.

Hẳn là các anh chị cuồng Mỹ không còn gì để nghi ngờ về năng lực điều hành của Chính phủ Việt Nam cũng như khả năng to lớn của nền Y tế Việt Nam, vì kết quả đó là do Mỹ điều tra, công bố. Nhẻ?

***

Sáng 28/2, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (COVID-19) đã có buổi làm việc với đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (US CDC) về công tác phòng chống dịch.

Toàn cảnh buổi làm việc - Ảnh: VGP/Đình Nam

Chống dịch là công việc mang tính toàn cầu

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhắc lại, ngày 28 Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, Việt Nam đã có cuộc họp để tham khảo ý kiến góp ý của WHO và US CDC, qua đó ra quyết định triển khai khai báo y tế đối với những người đến từ vùng có dịch, cao hơn khuyến nghị của WHO. Việt Nam xác định phòng, chống dịch bệnh COVID-19 là công việc mang tính toàn cầu, làm tốt ở Việt Nam là đóng góp với thế giới.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, đây là dịch bệnh mới, nhiều diễn biến khó lường nên Việt Nam vừa làm vừa phải rút kinh nghiệm, điều chỉnh những điểm chưa hợp lý. Đến thời điểm hiện tại, diễn biến dịch bệnh trên thế giới đã bước sang giai đoạn mới. Việt Nam đã dự tính một số biện pháp mới nên muốn nghe, tham khảo ý kiến của WHO, CDC trước khi quyết định.

Tại buổi làm việc, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế đã thông tin với đại diện WHO, US CDC về tình hình dịch bệnh trong nước, đồng thời chia sẻ các giải pháp kiểm soát ngăn chặn triệt để nguồn dịch từ bên ngoài vào. Theo đó, Việt Nam đã huy động toàn bộ hệ thống chính trị, toàn dân, toàn quân trong phòng chống dịch bệnh (khác với trước đây việc phòng chống dịch bệnh do ngành y tế là chủ lực). Tất cả các bộ, ngành, địa phương đều quyết liệt vào cuộc phòng, chống theo sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương.

Việt Nam cũng thực hiện phát hiện, cách ly, điều trị theo phương châm “4 tại chỗ” để chủ động ứng phó với dịch bệnh. Về khoanh vùng dập dịch, Việt Nam xác định quy mô dịch bệnh ở mức độ nào thì tổ chức cách ly, khoanh vùng ở mức độ đó. Ví dụ, như ở xã Sơn Lôi, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc, quy mô dịch ở cấp xã thì khoanh vùng toàn xã chứ không khoanh vùng rộng hơn,… Qua đó, tổ chức cách ly theo các vành đai chặt chẽ (cách ly tập trung, cách ly tại nhà…) từ vòng trong ra vòng ngoài để tránh lây nhiễm.

Về chuyên môn, Việt Nam tập trung giám sát phát hiện sớm ca bệnh để điều trị tại chỗ; thực hiện giám sát, xét nghiệm sàng lọc; tổ chức cách ly y tế theo các lớp; điều trị trên toàn tuyến, tránh tình trạng tập trung về Trung ương.

Hiện Việt Nam đã chữa thành công các ca nhiễm COVID-19 cả ở y tế tuyến huyện. Không tập trung quá đông người ở một địa điểm. Phác đồ điều trị của Việt Nam liên tục được cập nhật, bổ sung trên cơ sở rút kinh nghiệm thực tế điều trị và cập nhật kinh nghiệm của thế giới. Việt Nam cũng đã và đang chỉ đạo các đơn vị nghiên cứu phát triển các sinh phẩm để phục vụ cho việc chẩn đoán…

Ông Kidong Park, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam phát biểu tại buổi làm việc - Ảnh: VGP/Đình Nam

Chính phủ Việt Nam đã hành động rất nhanh, rất kiên quyết

Phát biểu tại buổi làm việc, đại diện WHO và CDC đều đánh giá cao công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 của Việt Nam, cho rằng Việt Nam đã phòng chống dịch bệnh với quyết tâm rất cao, các giải pháp đồng bộ, hiệu quả, công khai, minh bạch.

Cập nhật nhanh diễn biến dịch bệnh trên toàn cầu, ông Kidong Park, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, nhấn mạnh thông tin các ca bệnh đang tăng nhanh ngoài Trung Quốc trong những ngày gần đây. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, chúng ta đã hiểu rõ hơn về COVID-19 so với 2 tháng trước đó, cả về đặc điểm dịch tễ học, hệ số lây truyền, đường lây truyền, các giải pháp ngăn ngừa, điều trị, các giải pháp ngăn ngừa lây nhiễm chéo trong bệnh viện, lây nhiễm đối với nhân viên y tế,…

Đại diện WHO cho rằng việc kiểm soát COVID-19 lây lan trên toàn cầu là vô cùng khó khăn, đồng thời bày tỏ, cộng đồng quốc tế cũng mong Việt Nam chia sẻ các bài học kinh nghiệm về tổ chức cách ly, ngăn ngừa, điều trị dịch bệnh.

Ông Kidong Park chia sẻ thêm, WHO đã khuyến cáo các nước cần làm tốt công tác chuẩn bị ứng phó tình trạng COVID-19 lây lan rộng trong cộng đồng. Đại diện WHO ghi nhận Việt Nam đã chuẩn bị tốt công tác này, các kịch bản ứng phó với mọi tình huống đã đặt sẵn ở trên bàn, nhưng vẫn cần tiếp tục phải rà soát lại bởi khả năng này đang tới gần. WHO đánh giá cao nỗ lực và các biện pháp mạnh của Chính phủ Việt Nam trong 2 tháng qua. Việt Nam đã chia sẻ thông tin một cách minh bạch, đặc biệt là công tác cách ly, khoanh vùng, điều trị, để phối hợp cùng với các nước trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên quy mô toàn cầu.

Ông Mathew Moore, đại diện US CDC phát biểu tại buổi làm việc - Ảnh: VGP/Đình Nam

Trong khi đó, đại diện US CDC, ông Mathew Moore nhìn nhận: Chính phủ Việt Nam đã hành động rất nhanh, rất kiên quyết, hiệu quả. Với sự vào cuộc đồng bộ từ Trung ương tới địa phương nên đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chỉ mới có 16 ca nhiễm COVID-19 và đều đã được chữa khỏi. Kết quả này cho thấy “những nỗ lực tuyệt vời của các bạn trong ứng phó với dịch bệnh”, góp phần vào công cuộc ngăn ngừa dịch bệnh của thế giới. US CDC tự hào đã đồng hành cùng Việt Nam trong việc phòng chống dịch bệnh ngay từ đầu.

Đại diện CDC bày tỏ mong muốn Việt Nam tiếp tục chia sẻ thông tin, kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh COVID-19 với cộng đồng quốc tế; chia sẻ thông tin về bản đồ gene của virus gây bệnh ở Việt Nam; đề nghị Chính phủ Việt Nam tiếp tục thực hiện mạnh mẽ các biện pháp để kiểm soát rủi ro; đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục cộng tác chặt chẽ với các cơ quan hữu quan của Việt Nam trong ứng phó dịch bệnh.

Trao đổi tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã trao đổi thêm một số kinh nghiệm của Việt Nam trong việc huy động, tổ chức các lực lượng phòng chống dịch bệnh; phân tuyến cách ly, tổ chức điều trị… Phó Thủ tướng khẳng định, tinh thần của Việt Nam là luôn sẵn sàng ứng phó với tình huống xấu nhất để tình huống xấu không xảy ra. Phó Thủ tướng, cảm ơn và bày tỏ mong muốn WHO, US CDC tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam trong ứng phó dịch bệnh COVID-19./.

Trần Mạnh - Đình Nam